Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Tìm hiểu về 3 nhạc sĩ là nghệ sĩ nhân dân (cuộc đời, sự nghiệp, các tác phẩm, được trao tặng nghệ sĩ nhân dân năm bao nhiêu ) Nghệ sĩ nhân dân Cao Việt Bách Nghệ sĩ nhân dân Viễn Châu Nghệ sĩ nhân dân Thanh Hải

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (81.6 KB, 7 trang )

Đề bài: Tìm hiểu về 3 nhạc sĩ là nghệ sĩ nhân dân (cuộc đời, sự nghiệp,
các tác phẩm, được trao tặng nghệ sĩ nhân dân năm bao nhiêu )
BÀI LÀM
1) Nghệ sĩ nhân dân Cao Việt Bách
- Cuộc đời: Ông sinh tại thôn Nhân Dục, xã Hiến Nam, thị xã Hưng
Yên, tỉnh Hưng Yên, trong một gia đình cách mạng. Cha ông là Tỉnh uỷ
viên Đảng Cộng sản Việt Nam, hoạt động từ những năm 1930, đã bị thực
dân Pháp xử tử hình. Năm 1952, ơng được chuyển lên chiến khu Việt Bắc.
Khi 13 tuổi, ông được đưa sang học ở Lư Sơn, rồi đến Quế Lâm (Trung
Quốc). Năm 1954, ông học trường Thiếu nhi Việt Nam ở Moskva. Ngồi
học văn hố, ơng tỏ ra có năng khiếu về âm nhạc. Sau khi học hết phổ
thông, năm 1959 ông vào học Khoa chỉ huy hợp xướng ở Nhạc
viện Gnesin của Moskva. Ngồi ra ơng cịn học thêm cả lí luận và sáng tác.
- Sự nghiệp: Năm 1962, sau khi tốt nghiệp loại ưu và trở về nước, ông
tham gia chỉ huy dàn nhạc tại Đoàn Ca múa Nhân dân Trung ương (nay
là Nhà hát Ca múa nhạc Việt Nam). Năm 1969, ông chuyển sang chỉ huy dàn
nhạc của Đài Tiếng nói Việt Nam cho đến khi về hưu.
Với cương vị nhạc sĩ chỉ huy, ơng có một cá tính chỉ huy rất riêng và rõ
nét. Ông đã điều khiển nhiều dàn nhạc lớn trên sân khấu cũng như trên sóng
phát thanh và trên màn ảnh nhỏ. Đáng kể nhất là nhạc kịch Phiđêliê do Nhà
hát Nhạc vũ kịch Việt Nam dàn dựng. Ông đã nhiều lần chỉ huy dàn nhạc đi
biểu diễn tại nhiều nước như Liên Xô, Cuba, Indonesia, Campuchia... Ơng
cịn chỉ huy nhiều dàn nhạc kèn. Trong liên hoan ca nhạc Nửa thế kỷ bài hát
Việt Nam do Bộ Văn hố Thơng tin, Hội Nhạc sỹ Việt Nam tổ chức vào
năm 1994 tại Nhà hát lớn Hà Nội, ông là người chỉ huy dàn dựng hơn 1/3

1


trong chương trình gồm 80 ca khúc tiêu biểu. Đóng góp lớn nhất của ơng là
việc chỉ huy dàn nhạc của Đài và giới thiệu, dàn dựng các chương trình trên


sóng Đài Tiếng nói Việt Nam. Ơng được trao tặng danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú
năm 1984 và Nghệ sĩ nhân dân năm 2001.
Ngồi cơng việc chỉ huy, ơng cịn là một nhạc sĩ sáng tác nhiều ở cả hai
lĩnh vực: khí nhạc và thanh nhac. Ở khí nhạc, ngồi tác phẩm viết
cho piano và dàn nhạc Bức tranh người Việt cổ, ông chủ yếu viết nhạc cho
múa, sân khấu và điện ảnh.
-Các tác phẩm : ơng có nhiều ca khúc như: Gửi Huế thành phố thép
anh hùng, Mang hình Bác chúng ta lên đường, Vầng trán Bác Hồ, Cung đàn
mùa xuân (thơ Lưu Trọng Lư), đặc biệt là ca khúc: Tiếng hát từ thành phố
mang tên Người (thơ Đăng Trung). Ơng cịn viết một số ca khúc binh vận,
kêu gọi người lính Việt Nam Cộng hồ như Thức tỉnh, Khi người chiến hữu,
Hỏi người lính Cộng hồ... đã được dịch sang tiếng Anh, cùng một số ca khúc
ca khúc thiếu nhi như Gặp bạn, Bé đi sơ tán, Bàn tay em, Hoa điểm 10, Em
u mùa thu... Ơng cịn viết hợp xướng: Mảnh đất quê hương, Rộn ràng tiếng
trống Đông Xuân, Mặt em là quê hương (Hợp xướng không nhạc đệm).
-Vinh danh :Được trao tặng danh hiệu nghệ sĩ nhân dân vào năm 2001.
2) Nghệ sĩ nhân dân Viễn Châu :
- Cuộc đời,sự nghiệp : Ông tên thật là Huỳnh Trí Bá, sinh ngày 21
tháng 10 năm 1924 tại xã Đôn Châu, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh. Xuất thân
trong gia đình vọng tộc, thân phụ là Hương cả[1], là con thứ sáu trong gia đình,
ơng cịn có tên là Bảy Bá theo thông lệ người miền Nam.

2


Thuở nhỏ, ông học quốc văn ở trường làng và học Hán văn với những
bậc túc nho ở tại nhà. Ngồi ra, khi cịn học ở trường, ơng đã mê đờn ca, cả
tân lẫn cổ, thường có mặt trong các buổi đờn ca tài tử, hoặc cùng bạn bè tổ
chức đờn ca. Ơng mày mị những ngón đờn học lỏm qua đĩa hát nhựa cũng
như các nhóm đờn ca tài tử ở làng quê [1]. Đến năm 19 tuổi, ông đàn thạo các

loại đàn tranh, violon, guitar và được nhiều người khen ngợi.
Năm 1942, ông tham gia Ban cổ nhạc Ðài Phát thanh Pháp Á Sài Gòn.
Tuy nhiên, dấu ấn đầu tiên trong sự nghiệp văn hóa nghệ thuật của ông là
truyện ngắn đầu tay “Chàng trẻ tuổi” được đăng trên báo Dân Mới và bài thơ
“Thời mộng” được đăng trên báo Tổng xã mới trong năm đó.
Cuối năm 1943, ông theo đoàn Tố Như lưu diễn. Hai tháng sau, ông
tham gia gánh ca kịch của Năm Châu ra Hà Nội lưu diễn. Trên bước đường
nghệ thuật của mình, ơng có cơ hội tiếp xúc với các nghệ sĩ tài danh bấy giờ
như Năm Châu, Lê Hoài Nở, Trần Hữu Trang, Duy Lân... và học hỏi được
nhiều kỹ năng về tư duy sáng tác.
Tuy nhiên, "chuyến lưu diễn" của ông nhanh chóng kết thúc khi đồn
vừa về tới Sài Gịn thì một người anh kế của ơng là Huỳnh Thanh Tịng bắt
ơng về q, khơng cho theo đồn hát nữa.
Năm 1945, Pháp nổ súng tái chiếm Đông Dương. Bấy giờ, ông đã viết
vở cải lương đầu tay “Hồn chiến sĩ”, với nội dung cổ vũ cho cuộc Kháng
chiến chống Pháp. Vở tuồng đã được Ủy ban Kháng chiến hành chánh quận
Trà Cú (lúc bấy giờ là quận Trần Chí Nam) tổ chức biểu diễn bán vé để góp
quỹ kháng chiến.

3


Năm 1946, Tại Sài Gịn, ơng bí mật hoạt động cho Ban cơng tác thành ở
Sài Gịn. Khơng lâu sau, ông bị người Pháp bắt giữ cùng với 4 người khác để
khai thác. Mặc dù không đủ bằng chứng kết tội, ông vẫn bị giam giữ mà
không xét xử, sau đó bị đày đi an trí ở Cẩm Giang (Tây Ninh).
Mãi đến cuối năm 1949, ông mới được trả tự do. Ơng mới trốn thốt và
trở lại Sài Gịn, lại tìm đến đồn Con Tằm với cái tên mới Trương Văn Bảy.
Năm 1950, ông viết vở cải lương “Nát cánh hoa rừng” với bút danh Viễn
Châu, phóng tác từ truyện đường rừng của Khái Hưng. Đây là vở cải lương

đầu tiên của ơng được đồn Việt kịch Năm Châu trình diễn trên sân khấu đại
ban tại Sài Gòn cũng trong năm 1950, được cơng chúng hoan nghênh nhiệt
liệt.
Từ đó, tên tuổi Viễn Châu bắt đầu được giới mộ điệu chú ý. Các tác
phẩm biểu diễn đàn tranh của ông được nhiều hãng đĩa thu thanh và phát hành
liên tục. Đương thời, ngón đờn tranh Bảy Bá được xem là một trong 3 ngón
đờn cổ nhạc đã được giới mộ điệu đánh giá cao và coi như bậc thầy là Năm
Cơ (đàn sến) - Bảy Bá (đàn tranh) - Văn Vỹ (guitar phím lõm). Ngồi đồn
Việt kịch Năm Châu, ơng cịn cộng tác với các đồn hát.
Sau năm 1975, ơng cộng tác với Đồn Văn cơng (1975), hãng băng Sài
Gịn Audio (1978) và nhiều đoàn hát ở các tỉnh. Năm 1984, ông cùng đoàn
nghệ thuật 284 lưu diễn ở các nước Tây Âu như: Đức, Bỉ, Pháp, Ý.
Cả cuộc đời ông từ năm 1950 trở đi toàn tâm ý dồn hết cho nghệ thuật
cải lương. Mặc dù tuổi cao và bệnh trọng, nhưng ơng vẫn miệt mài sáng tác.
Ơng đang hồn tất quyển hồi ký về cuộc đời và sự nghiệp của mình

4


-Những tác phẩm : Hơn 50 năm sáng tác, ông đã để lại một kho tàng tác
phẩm đồ sộ. Trên 50 vở cải lương đã được trình diễn trên các sân khấu đại
ban và trên 2000 bản vọng cổ đã được các hãng đĩa, băng thu thanh và phát
hành. Toàn bộ tác phẩm đều đã được đăng ký bản quyền.Dưới đây chỉ là một
số tác phẩm tiêu biểu
+)Tuồng cải lương :Nát cánh hoa rừng,Tình mẫu tử,Đời cơ Nga,Sau bức
màn nhung,Bơng ô môi, Chuyện tình Hàn Mặc Tử, Chuyện tình Lan và
Điệp,Quân vương và thiếp, Qua cơn ác mộng.Nợ tình,Hoa Mộc Lan,Con gái
Hoa Mộc Lan,Hai nụ cười xuân,Ai điên ai tỉnh.
+)Bản vọng cổ :Tình anh bán chiếu, Sầu vương ý nhạc,Võ Đông Sơ –
Bạch Thu Hà, Lương Sơn Bá – Chúc Anh Đài,Tần Quỳnh khóc bạn, Lá trầu

xanh, Lịng dạ đàn bà,Lan và Điệp,Hàn Mặc Tử,Tâm sự Mai Đình,Tâm sự
Mộng Cầm, Xuân đất khách,Tu là cội phúc,Gánh nước đêm trăng, Đêm khuya
trông chồng, Mẹ dạy con, Phạm Lãi biệt Tây Thi, Phàn Lê Huê,Tự Đức khóc
Bằng Phi, Ai ra xứ Huế,…..
-Vinh danh : Ông được Nhà nước Việt Nam phong tặng danh hiệu Nghệ
sĩ Ưu tú năm 1988 và Nghệ sĩ Nhân dân năm 2012 để tơn vinh những đóng
góp và thành tựu nghệ thuật của ông.
3) Nghệ sĩ nhân dân Thanh Hải :
- Cuộc đời, sự nghiệp :NSND - nhạc sĩ Thanh Hải tên thật là Nguyễn
Kim Hải, sinh năm 1957, sinh ra và lớn lên tại TP Hải Phòng (1957) trong
một gia đình có truyền thống nghệ thuật, nhưng anh có nhiều cơ hội thành
danh thì ở TPHCM. Sau ngày miền Nam giải phóng, anh theo soạn giả Trần
Nam Dân và nhạc sĩ Trần Kiết Tường vào Nam (Đài TNVN II) cơng tác. Vừa
vào TPHCM, anh tìm đến hai danh cầm cổ nhạc đương thời của miền Nam,
5


nhạc sĩ Văn Vĩ và Văn Giỏi là hai thần tượng của anh và nhiều danh cầm khác
nữa. Anh đã có dịp tiếp cận để học hỏi các danh cầm : NSƯT - nhạc sĩ Bảy Bá
(Tranh), Văn Vĩ, Văn Giỏi (Guitar), Năm Cơ (Sến), Hai Thơm (Violon)... Anh
bắt đầu bước vào SKCL chuyên nghiệp (1978) qua các đoàn : Văn công
TPHCM, 284 rồi về Nhà hát CL Trần Hữu Trang cho đến nay. Anh là một
nhạc sĩ cải lương có khá nhiều biệt tài sáng tạo trong q trình lớn lên với
nghề.
Về tân nhạc (nhạc quãng tám) anh đã tự mày mị học hỏi rồi hịa âm phối
khí nhiều chương trình dân ca và đã sáng tác thành cơng nhạc nền cho hàng
chục vở cải lương: sân khấu, truyền hình, phát thanh, video... Là một trong
những nhạc sĩ đầu tiên đờn vọng cổ, cải lương bằng nhạc khí Organ (sử dụng
cần Pel) rất hiệu quả. Đặc biệt, trong khoảng thời gian (1977-1989) anh và
danh cầm Văn Giỏi kết thành liên danh “Văn Giỏi - Thanh Hải” - trong các

chương trình ca nhạc cải lương của Đài TNND – TPHCM và để lại ấn tượng
đẹp trong lịng cơng chúng cho đến bây giờ. Tiêu biểu nhất là giai điệu Vọng
Kim Lang do anh và nhạc sĩ Văn Giỏi cải biên, nhiều đài phát thanh đã chọn
lớp đầu của giai điệu này để làm nhạc hiệu cho chương trình ca nhạc cải
lương. Từ năm 1984 đến năm 1998, anh còn được mời đi biểu diễn nhiều
nước trên thế giới như : Đức, Pháp, Bỉ, Úc...
Ngồi việc đảm nhận vai trị nhạc sĩ chính của Nhà hát cải lương Trần
Hữu Trang, Thanh Hải còn làm giám khảo cho nhiều cuộc thi cải lương có uy
tín của cả nước. Ngồi ra, anh cũng đảm nhận việc giảng dạy, rèn ca, luyện
nghề những giọng ca trẻ của lớp trung cấp diễn viên thuộc Nhà hát Trần Hữu
Trang, Trường Cao đẳng Văn hóa - Nghệ thuật TP.HCM, Trường ĐH Sân
khấu điện ảnh.
-

Các tác phẩm :

6


Các vở sân khấu cải lương: Đời cô Lựu, Thượng Dương hồng hậu, Lục
Vân Tiên…
Ơng sáng tác khoảng 20 ca khúc mang âm hưởng dân ca, trong đó có các
điệu lý mới như : Lý mỹ hưng, Lý trăng soi, Lý tương phùng, Lý qua cầu, Lý
đêm trăng, Lý bông trang...
- Vinh danh : tài năng của nhạc sĩ Thanh Hải đã được khẳng định với
danh hiệu NSND do Nhà nước trao tặng năm 2012. Tiếng đàn của nhạc sĩ
Thanh Hải điêu luyện qua rất nhiều loại nhạc cụ tân lẫn cổ. Đặc biệt, anh là
một trong những nhạc sĩ đầu tiên của Việt Nam đàn vọng cổ, cải lương bằng
nhạc khí organ (sử dụng cần Pel) rất hiệu quả.


7



×