Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Maketing Du lịch Đồ Sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (67.5 KB, 14 trang )

Maketing Du lịch Đồ Sơn
PHẦN MỞ ĐẦU
1.Vấn đề nghiên cứu:
Khu du lịch Đồ Sơn là một điểm du lịch nổi tiếng không chỉ
trong nước mà đối với cả khách du lịch quốc tế. Vấn đề đặt ra là xác
định được những yếu tố chính của tính mùa vụ để rồi đưa ra đề xuất các
biện pháp hạn chế những tác động tiêu cực đến hoạt động du lịch. Chính
vì vậy việc nghiên cứu tính mùa vụ du lịch khơng chỉ có ý nghĩa khoa
học mà cịn có ý nghĩa thực tiễn đối với hoạt động phát triển du lịch của
nước ta.
2.Mục đích nghiên cứu:
Xác lập cơ sở khoa học về ảnh hưởng của tính thời vụ trong hoạt
động du lịch góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh du lịch
ngày càng mở rộng và phát triển.
3.Phương pháp đã sử dụng:
Các phương pháp nghiên cứu chủ yếu được sử dụng bao gồm
- Phương pháp phân tích tổng hợp và nghiên cứu hệ thống
- Phương pháp thu thập và xử lý thông tin: thu thập các tài
liệu liên quan từ nhiều nguồn khác nhau như giáo trình ,sách ,báo ,tạp
chí ,Internet…để có cơ sở phân tích và đánh giá. Thẩm định và bổ sung
nguồn tài liệu đã có, mặt khác kiểm chứng lại kết quả tư liệu sẵn có.

1


PHẦN NỘI DUNG
1.1 Giới thiệu chung về khu du lịch Đồ Sơn
Với 2.450m bờ biển đầy cát mịn làm bãi tắm lí tưởng ,từ lâu Đồ
Sơn đã là một trong những khu nghỉ mát nổi tiếng ở nước ta. Có thể nói
Đồ Sơn đẹp tựa Đà Lạt mộng mơ để du khách thả hồn tận hưởng những
kiệt tác mà thiên nhiên ban tặng. Đến với Đồ Sơn du khách sẽ được đắm


mình trong làn nước biển, nghỉ ngơi để thưởng ngoại cảnh đẹp của một
miền biển nổi danh mang đậm nét truyền thống, lung linh của huyền
thoại. Du khách các nơi về Đồ Sơn, ít người biết ,cách bãi tắm phía
Đơng Nam bán đảo Đồ Sơn chừng 800m có đảo Dáu hoang sơ đến lạ kì.
Người xưa hình tượng hóa Đồ Sơn như đầu rồng đang hướng về phía
viên ngọc(đảo Dáu),đuôi quẫy ra khơi xa thành Bạch Long Vĩ.
1.2 Thời vụ du lịch ở Đồ Sơn
Tại bãi biển Đồ Sơn vào tháng 6, 7, 8 là thời gian tắm biển đẹp
nhất, nhiều người đi tắm nhất (và cũng vì là kỳ nghỉ hè). Vào thời gian
đó số khách đơng nhất, cường độ thời vụ là lớn nhất hoặc gọi là mùa
chính.
Vào tháng 4, tháng 5, tháng 9, tháng 10 nước biển cũng tương đối
ấm, có thể tắm biển được vẫn cịn có khách đến tắm biển, nghỉ ngơi hoặc
trước mùa và sau mùa.
Còn lại các tháng 11, 12, 1, 2, 3 là những tháng ngoài mùa (mùa
chết).
2


Vào những ngày lễ, tết ,hơn thế nữa đó là vào thời điểm đầu
hè(bắt đầu khoảng cuối tháng 5), hàng chục ngàn lượt khách đến Đồ Sơn
đã tạo nên tình trạng khan hiếm phòng nghỉ. Đây là dịp để các nhà nghỉ,
khách sạn mini tăng giá phòng cao gấp 2-4 lần ngày thường, ảnh hưởng
xấu đến uy tín của ngành du lịch. Bình ổn giá phịng vào những ngày
cao điểm là bài tốn khó cho ngành du lịch.
Trong những năm gần đây, tuy số nhà nghỉ, khách sạn tại Đồ Sơn
mọc lên ngày càng nhiều nhưng vẫn không thể đáp ứng nhu cầu lưu trú
cho hàng ngàn du khách vào những ngày cao điểm.
Ngoài những dịp cao điểm trong năm, du lịch Đồ Sơn vẫn có
những giai đoạn thấp điểm. Thời điểm đó thường là sau lễ 2-9 đến hết

tháng 10, lượng khách du lịch đến tham quan, tắm biển chủ yếu chỉ vào
hai ngày cuối tuần.Đặc biệt vào mùa đơng từ tháng 11 đến tháng 3 hầu
hết khơng có khách đến tắm biển ở đây.Tình trạng cháy phịng thay vào
đó là sự vắng bóng ,đìu hiu ,các nhà nghỉ,khách sạn ven biển hầu như
khơng có khách.Tình trạng đó kéo dài cho đến gần hết mùa đơng vì thế
đã làm cho sự phát triển du lịch không nhất quán ,đồng đều làm,cung và
cầu không được đáp ứng một cách tốt nhất.
1.3 Các tác động bất lợi của thời vụ du lịch đến sự phát triển du
lịch ở Đồ Sơn
Tính thời vụ du lịch ảnh hưởng bất lợi đến tất cả các thành phần
của quá trình du lịch – đến dân cư sở tại, đến chính quyền địa phương và
nhất là đến khách du lịch và nhà kinh doanh du lịch.
3


+Các tác động bất lợi đến dân cư sở tại.
Khi nhu cầu tập trung quá lớn gây nên sự mất cân đối, mất ổn
định đối với các phương tiện giao thông đại chúng, đối với mạng lưới
phục vụ xã hội (giao thơng cơng chính, điện nước, mạng lưới thương
nghiệp…), làm ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của nhân
dân địa phương.
Khi nhu cầu giảm xuống và giảm tới mức bằng khơng thì những
người làm hợp đồng theo thời vụ sẽ khơng cịn việc làm. Ngồi ra, ngay
cả những nhân viên cố định ngồi thời vụ cũng có thu nhập thấp hơn.
+Các tác động bất lợi đến chính quyền địa phương
Khi cầu du lịch tập trung quá lớn sẽ gây khơng ít những sự mất
thăng bằng cho việc bảo vệ trật tự an ninh và an toàn xã hội. Ở mức độ
nhất định, tính thời vụ gây ra những khó khăn cho việc quản lý Nhà
nước đối với hoạt động du lịch ở cấp trung ương và cấp địa phương.
Khi cầu giảm xuống và giảm tới mức bằng không thì những

khoản thu nhập thuế và lệ phí do du lịch đem lại cho du lịch cũng giảm
xuống.
Nhiều cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch, bãi giữ xe tăng giá dịch
vụ “chặt chém” du khách, gây bức xúc trong dư luận và những doanh
nghiệp kinh doanh du lịch chân chính.
+Các tác động bất lợi đến khách du lịch
Khi cầu tập trung quá lớn làm hạn chế khả năng tìm chỗ nghỉ
thích hợp với thời gian tự chọn theo ý muốn. Ngoài ra, vào mùa du lịch
4


chính thường xảy ra tình trạng tập trung nhiều khách du lịch trên phương
tiện giao thông, trong các sở lưu trú ở các nơi du lịch. Điều đó làm giảm
tiện nghi khi đi lại, lưu trú của khách. Do vậy dẫn đến sự giảm chất
lượng phục vụ khách du lịch.
Khi đi du lịch vào mùa cao điểm ,khách du lịch cịn mang theo cả
đồ ăn nước uống đi theo vì sợ tình trạng chặt chém q mức do đó làm
giảm nhu cầu dịch vụ trong du lịch.
+Các tác động bất lợi đến nhà kinh doanh du lịch
Các tác động bất lợi khi cầu du lịch vượt quá khả năng cung cấp
của các cơ sở kinh doanh du lịch nhiều lần độ căng thẳng của độ tập
trung cầu du lịch.
Đối với chất lượng phục vụ du lịch
Đối với việc tổ chức và sử dụng nhân lực
Đối với việc tổ chức các hoạt động cung ứng, các ngành kinh tế và
các dịch vụ có lien quan, dịch vụ cơng cộng
Đối với việc tổ chức hạch toán
Đối với tài nguyên du lịch, cơ sở vật chất kĩ thuật
Các tác động bất lợi gây ra khi cầu du lịch giảm xuống, giảm tới
mức bằng không:

Tác động tới chất lượng phục vụ
Tác động tới hiệu quả kinh tế trong kinh doanh
Tác động tới việc tổ chức và sử dụng nhân lực
Tác động tới việc tổ chức hạch toán
5


Đối với tài nguyên du lịch, cơ sở vật chất kĩ thuật
+Các tác động khác
Thời vụ ngắn trong du lịch làm cho việc sử dụng tài nguyên du lịch,
cơ sở vật chất kỹ thuật và lao động không hết công suất gây lãng phí lớn.
Nguồn lao động trong cơ sở du lịch không được sử dụng hết dễ gây sự
chuyển dịch việc làm. Mối quan tâm của nhân viên trong việc nâng cao
trình độ nghiệp vụ bị hạn chế.
Do cơ sở vật chất chỉ được sử dụng ít trong năm nên tỷ trọng chi phí
cố định trong giá thành của sản phẩm, hang hóa dịch vụ du lịch tăng lên,
ảnh hưởng đến chính sách giảm giá thành để tạo lợi thế cạnh tranh.
Đối với du khách, tính thời vụ lảm hạn chế khả năng tìm chỗ nghỉ
thích hợp với thời gian tự chọn theo ý muốn.
Vào mùa du lịch chính, du khách tập trung quá đông tại các điểm du
lịch, vùng du lịch làm giảm chất lượng phục vụ cho du khách.
Việc phân bổ không đồng đều của hoạt động du lịch theo thời gian
cũng gây ảnh hưởng không tốt đến các ngành kinh tế và dịch vụ có liên
quan.
Tác động của tính thời vụ vào hoạt động du lịch là rất lớn, như với
mùa hè du lịch cửa lò, sầm sơn, các du lịch bãi biển rất phát triển, khách
đơng, nhưng đến 3 mùa cịn lại thì rất vắng khách.
1.4 Các đề xuất, giải pháp làm giảm những tác động bất lợi do
tính thời vụ mang lại.
6



Để làm giảm được các tác động bất lợi do tính thời vụ di lịch đem
lại, giải pháp đề ra đó chính là làm cách nào đó tăng mức độ phù hợp tối
ưu giữa cung và cầu, các giải pháp chính được đề ra đó chính là:
+) Chủ động đề ra phương án sử dụng nhân sự và cơ sở kĩ thuật hợp
lý trong mùa thấp điểm.
Năm nào cũng vậy, thông thường sau dịp lễ 2 tháng 9 là khoảng
thời gian thấp điểm trong hoạt động du lịch. Đây tuy là thời điểm khó
khăn trong hoạt động kinh doanh nhưng nếu biết tận dụng, khoảng thời
gian này sẽ trở nên rất có ích cho nhiều cơng ty. Một số những phương
án có thể dùng tranh thủ thời gian nhàn rỗi áp dụng ở các doanh nghiệp
như sau:
*Training:
- Đối tượng: nhân viên (hướng dẫn viên, nhân viên kinh doanh,
nhân viên các bộ phận khác,...), đội ngũ quản lý.
- Mục đích: tạo sự gắn kết giữa các nhân viên trong công ty, tìm
kiếm những nhân tố mới cho hoạt động của cơng ty trong thời gian tới,
trau dồi các kỹ năng có thể hỗ trợ cho công việc tại công ty.
- Nội dung:
+ Với lực lượng hướng dẫn viên: training về kỹ năng giao tiếp, kiến
thức, nghiệp vụ...
+ Với bộ phận kinh doanh (sale): trau dồi kỹ năng giao tiếp, kiến
thức về các hình thức kinh doanh trong du lịch hiện nay,...
+ Các bộ phận khác: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng khám phá bản thân.
7


Để làm được những hoạt động trên bản thân doanh nghiệp có thể sử
dụng chính nguồn lực của cơng ty theo dạng "người đi trước chia sẻ cho

người đi sau", hoặc là mời các chuyên gia về đứng lớp.
Tuy kinh phí có tốn nhưng tác dụng khơng nhỏ.
Theo nghiên cứu, Vietravel, Saigontourist thường chọn khoảng thời
gian này để training cho đội ngũ hướng dẫn viên công ty. Một số công ty
khác lại mở các khóa học về giao tiếp, khám phá bản thân cho nhân viên
tham gia.
*Chăm sóc khách hàng:
- Đối tượng: Các khách hàng quen thuộc của công ty bao gồm:
trưởng phịng nhân sự, tổ trưởng cơng đồn, giám đốc nhân sự,...các
cơng ty đối tác.
- Mục đích: giữa các mối quan hệ hợp tác.
- Nội dung: Các dịp như Sinh nhật, Tết Trung Thu, Giáng Sinh,... là
dịp thuận lợi để bày tỏ sự quan tâm và biết ơn của công ty với khách
hàng.
Một số công ty như Vietravel luôn có một bộ phận riêng để lo việc
"ngoại giao" này: gọi là bộ phận chăm sóc khách hàng.
Chú ý: Quan tâm đến các khách hàng truyền thống là việc phải làm,
đặc biệt là trong thời đại cạnh tranh như hiện nay. Việc chăm sóc khách
hàng là việc cần làm thường xuyên.
*Tiếp tục kinh doanh:

8


- Đối tượng: tất cả các khách hàng truyền thống + tiềm năng của
cơng ty.
- Mục đích: đảm bảo mức doanh thu cho công ty trong mùa thấp
điểm, nhanh tay tiếp cận khách hàng chào bán các chương trình dịch vụ
vào dịp lễ Giáng sinh, Tết Dương lịch, Tết Âm lịch,...
- Nội dung:

+ Tour: Sale các tour khuyến mãi trong dịp thấp điểm, sale các tour
dịp Giáng sinh, năm mới,...
+ Dịch vụ khác: Tổ chức sự kiện dịp Trung thu, booking vé máy
bay, khách sạn,...
Chú ý: cần có một chiến lược cụ thể phù hợp năng lực của công ty.
*Quảng bá:
- Mục đích: Xây dựng mới hoặc tái xây dựng hình ảnh của cơng ty
dưới các hình thức: website, các chương trình khuyến mãi,....
- Nội dung:
+ Xây dựng website (nếu chưa có) hoặc chỉnh trang website lại cho
phù hợp với xu hướng.
+ Quảng bá các dịch vụ của công ty trong thời gian tới trên một số
phương tiện thông tin đại chúng.
*Hợp tác:
- Mục đích: Tăng cường các mối quan hệ hợp tác với các doanh
nghiệp khác (công ty du lịch, khách sạn nhà hàng, vận chuyển,...), cập
nhật lại bảng giá để thuận tiện cho việc tính giá thành các dịch vụ.
9


- Nội dung:
Liên hệ với các đối tác cũ và những đối tác mới để kiểm tra lại chất
lượng, giá cả, chiết khấu mới.
+) Liên kết các đơn vị kinh doanh bên cạnh để hỗ trợ về nguồn
nhân lực lúc quá tải: Khi vào mùa cao điểm cần lưu ý đến vấn đề này để
du khách đến chơi,tắm biển không lo lắng đến vấn đề phịng q tải
khơng có chỗ để nghỉ ngơi.
+) Bình ổn về giá:Tránh các tình trạng giá phòng lên xuống đột
ngột trong mùa cao điểm và thấp điểm du lịch như đưa ra giá phòng
niêm yết vào mùa cao điểm,cịn vào mùa thấp điểm thì giảm giá

phịng,đưa ra các chương trình khuyến mại vào cuối tuần cộng với các
dịch vụ bổ sung kèm theo khi khác có nhu cầu.
+) Làm kéo dài độ dài của thời vụ du lịch
Ngoài việc chú trọng đến vấn đề vệ sinh mơi trường và an tồn
thực phẩm, nhiều khu du lịch cũng đưa vào phục vụ các sản phẩm, dịch
vụ mới và nhiều chương trình khuyến mại cho du khách.
+) Trong suốt mùa hè, cần có thêm các chương trình khuyến mại
giảm 30% giá dịch vụ cho đối tượng là học sinh, sinh viên.
+) có chế độ đãi ngộ cho số lượng khách đi theo đoàn càng nhiều
càng được hưởng nhiều ưu đãi như giảm giá các dịch vụ tắm biển, tổ
chức các trị chơi dân gian,..có chương trình giảm 20% giá phòng cho
mọi đối tượng khách vào những ngày đầu tuần .
10


+) Các tháng 9, 10, 11 hằng năm là mùa thấp điểm của du lịch. Vào
thời điểm này, các doanh nghiệp du lịch một mặt tung ra nhiều chương
trình kích cầu, thu hút khách, mặt khác, tranh thủ đầu tư, cải tạo cơ sở
vật chất, nâng cao chất lượng đội ngũ nhân lực…
Giải pháp được đưa ra cho các nhà làm du lịch là phải tổ chức thực
hiện các chiến lược, kế hoạch có thể thu hút khách nhiều hơn vào mùa
thấp điểm, kéo dài độ dài mùa cao điểm. Theo các doanh nghiệp kinh
doanh du lịch trên địa bàn tỉnh, vào mùa thấp điểm nên giảm từ 30% đến
40%, đặc biệt từ nửa cuối tháng 9 hết tháng 10 để thu hút khách.
+) Chỉnh trang cơ sở vật chất, đào tạo đội ngũ nhân viên
Các doanh nghiệp du lịch ở Đồ Sơn nên tổ chức các khóa trau dồi
kỹ năng liên quan đến nghiệp vụ cho nhân viên; tổ chức các hoạt động
văn thể mỹ nhằm tạo sự gắn kết giữa các nhân viên và tìm kiếm những
nhân tố mới cho hoạt động của doanh nghiệp trong thời gian tới; chăm
sóc khách hàng truyền thống, thăm dị, tìm thị trường khách hàng tiềm

năng; quảng bá hình ảnh của cơng ty qua website và các phương tiện
thông tin đại chúng; tăng cường mối quan hệ hợp tác với các doanh
nghiệp cùng hoặc khác lĩnh vực hoạt động như vận chuyển hành khách,
giặt ủi, thực phẩm…; cập nhật lại bảng giá để thuận tiện cho việc tính
giá thành các dịch vụ…
+) Tăng thêm các loại hình dịch vụ bổ sung
+) Tạo điều kiện cho thời vụ thứ hai

11


Tạo điều kiện cho thời vụ thứ hai hay có thể nói chúng ta tăng thêm
loại hình du lịch mới để giảm sự chênh lệch quá lớn về cung và cầu vào
các thời điểm khách nhau trong năm. Hiện nay một loại hình du lịch
mới được đem vào đàu tư và khai thác đó chính là du lịch MICE
KẾT LUẬN
Chú ý đến những thay đổi về cung kéo theo những thay đổi về số
lượng, như mở thêm cơ sở mới, đóng cửa cơ sở hiện có hoặc mở rộng
hay thu hẹp cơng suất. Thay đổi về cung cũng có thể mang lại những
thay đổi chất lượng như chất lượng môi trường, cơ sở hạ tầng của địa
phương và dịch vụ công để hỗ trợ du lịch hoặc các trạng thái sản phẩm
và dịch vụ du lịch cung cấp trong khu vực.
Đánh giá tác động kinh tế của những thay đổi trong cầu du lịch.
Những thay đổi về dân số, thay đổi về vị trí cạnh tranh trong khu vực,
hoạt động marketing hoặc thay đổi khẩu vị và sở thích của khách hàng
có thể làm thay đổi mức độ hoạt động du lịch, mức độ tiêu dùng và hoạt
động kinh tế kèm theo.
Những nghiên cứu tác động kinh tế cung cấp các thơng tin để giúp
các nhà hoạch định chính sách hiểu rõ hơn về hậu quả của các tác động
khác nhau lên các doanh nghiệp cũng như lên các ngành kinh tế khác.

Giúp chúng ta hiểu tốt hơn về quy mô và cơ cấu doanh nghiệp du lịch
trong vùng nhất định và mối liên kết với các thành phần kinh tế khác.
12


Hiểu biết này mang lại lợi ích trong việc xác định đối tác tiềm năng cho
các doanh nghiệp du lịch.
Với chứng minh rằng du lịch có tác động kinh tế lớn, doanh nghiệp
du lịch có thể thuyết phục các nhà hoạch định chính sách dành nhiều
nguồn lực hơn cho ngành du lịch hoặc thiết lập các chính sách khuyến
khích du lịch.
Du lịch là hiện tượng kinh tế có uy lực lớn trên toàn cầu, là ngành
kinh tế mũi nhọn và là nguồn thu ngoại tệ của nhiều quốc gia đang phát
triển trên thế giới. Nó chính là nền tảng cho sự phát triển của nhiều công
ty đa quốc gia, là một phần đáng kể trong khoản thu nhập ròng hàng
năm của nhiều người dân tại các nước đang phát triển. Du lịch bền vững
hướng tới ba mục tiêu chính: mục tiêu về kinh tế, xã hội, và mơi trường,
trong đó:
Mục tiêu kinh tế (đời sống kinh tế của cộng đồng và doanh nghiệp):
phải đạt sự tăng trưởng của ngành, có lợi nhuận trong kinh doanh, gia
tăng cơ hội việc làm, và tạo các lợi ích tại các điểm đến.
Mục tiêu xã hội (có xét về tác động đến nền văn hóa bản địa & du
khách và lợi ích mà người lao động trong ngành du lịch được hưởng): hệ
thống di sản văn hóa được gìn giữ; có sự tham gia của cộng đồng; dịch
vụ và cơ sở hạ tầng nâng cấp; Chất lượng cuộc sống được cải thiện.
Mục tiêu môi trường (kể cả môi trường tự nhiên và nhân tạo): đảm
bảo tài nguyên tự nhiên được bảo vệ, quản lý sử dụng và kiểm soát được

13



các tác động đến môi trường, truyền thông và giáo dục, xây dựng các
mối quan hệ đối tác vững bền.
Tóm lại, để phát triển du lịch bền vững, bất cứ một quốc gia, một
địa phương hay một nhà kinh doanh du lịch đều phải duy trì sự cân bằng
của ba yếu tố: kinh tế, xã hội và môi trường

14



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×