Tải bản đầy đủ (.docx) (49 trang)

SKKN dạy học hai đứa trẻ theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.95 MB, 49 trang )

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO NGHỆ AN


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
DẠY - HỌC TÁC PHẨM “HAI ĐỨA TRẺ” - THẠCH LAM
THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC

Môn

: Ngữ văn

Tổ bộ môn

: Văn - Sử - Địa - GDCD

Năm học: 2020 - 2021


SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO NGHỆ AN
TRƯỜNG PT HERMANN GMEINER VINH


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
DẠY - HỌC TÁC PHẨM “HAI ĐỨA TRẺ” - THẠCH LAM
THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC

Người thực hiện : Nguyễn Thị Liên
Môn

: Ngữ văn


Tổ bộ môn

: Văn - Sử - Địa - GDCD

Năm học: 2020 - 2021


MỤC LỤC


A. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Việc đổi mới phương pháp dạy học là đòi hỏi tất yếu của giáo dục hiện nay
dạy- học phát triển theo năng lực là xu thế đổi mới. Tuy nhiên, tiếp cận tác
phẩm văn học theo xu hướng đổi mới không phải là dễ, địi hỏi chúng ta phải tìm
tịi, học hỏi để tìm ra một phương pháp tiếp cận tác phẩm tối ưu nhất giúp học sinh
lĩnh hội một cách dễ dàng nhất nhưng đạt hiệu quả cao. Trong những năm gần đây ,
giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục
tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học: từ chỗ quan tâm tới việc
học sinh học được gì đến chỗ quan tâm tới việc học sinh học được cái gì qua việc
học. Để thực hiện được điều đó, nhất định phải thực hiện thành công việc chuyển
từ phương pháp dạy học theo lối “truyền thụ một chiều” sang dạy cách học, cách
vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và phẩm chất, đồng
thời phải chuyển cách đánh giá kết quả giáo dục từ nặng về kiểm tra trí nhớ sang
kiểm tra, đánh giá năng lực vận dụng kiến thức giải quyết vấn đề, coi trọng kiểm
tra đánh giá kết quả học tập với kiểm tra, đánh giá trong q trình học tập để có tác
động kịp thời nhắm nâng cao chất lượng của hoạt động dạy học và giáo dục. Trước
bối cảnh đó cũng như để chuẩn bị cho quá trình đổi mới chương trình sau năm
2018, việc dạy học và kiểm tra, đánh giá theo theo định hướng phát triển năng lực
của người học là cần thiết.

Thời gian qua, toàn thể giáo viên cả nước đã thực hiện nhiều công việc trong
đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá và đã đạt được những thành công
bước đầu, là những tiền đề vô cùng quan trọng để chúng ta tiến tới việc việc dạyhọc và kiểm tra, đánh giá theo theo định hướng phát triển năng lực của người học.
Tuy nhiên, từ thực tế giảng dạy của bản thân cũng như việc đi dự giờ đồng nghiệp
tại trường chúng tôi thấy rằng sự sáng tạo trong việc đổi mới phương pháp dạy
học, phát huy tính tích cực, tự lực của học sinh… chưa nhiều. Việc rèn luyện kỹ
năng còn thiếu được quan tâm hoặc chưa thật hiệu quả. Hoạt động kiểm tra, đánh
giá thiếu khách quan, chính xác (chủ yếu tái hiện kiến thức), chú trọng đánh giá
cuối kì chưa chú trọng đánh giá q trình. Tất cả những điều đó dẫn tới học sinh
học thụ động, lúng túng khi giải quyết các tình huống trong thực tiễn.
Trong tiến trình phát triển của văn học Việt Nam hiện đại, Thạch Lam
chỉ hiện diện chừng non mười năm, nhưng ông vẫn được xem là tác giả văn
xi có tầm vóc. Những sáng tác của ông khá đa dạng về thể loại nhưng truyện
4


ngắn chiếm một vị trí quan trọng. Những sáng tác của ơng khơng chỉ có khẳng
định sự nghiệp văn học của một nhà văn mà nó cịn có ý nghĩa to lớn đối với việc
phát triển của lịch sử văn học nói chung và thể loại truyện ngắn nói riêng.
Trong q trình sáng tác, Thạch Lam đã có một “một lối riêng” trong Tự lực
văn đồn. Ơng cũng là cây bút truyện ngắn hiện đại mà sự độc đáo của phong
cách đến nay vẫn đầy sức hấp dẫn. Điều đó được thể hiện qua nhiều yếu
tố từ nội dung đến hình thức nghệ thuật. Nghiên cứu bài dạy Hai đứa trẻ theo tinh
thần đổi mới chúng tơi muốn góp phần tìm ra cái riêng, cái độc đáo trong phong
cách nghệ thuật của nhà văn và những đóng góp của nhà văn trong văn học Việt
Nam 1930-1945.
Mặt khác trong chương trình ngữ văn THPT, khối lượng truyện ngắn hiện đại
khá lớn nên việc giảng dạy sao cho đạt hiệu quả là điều hết sức cần thiết. Nó có tác
dụng nâng cao trình độ thưởng thức, nâng cao phẩm chất đạo đức, nhân cách cho
học sinh trong thời đại mới. Trong đội ngũ văn nghệ sĩ, các nhà văn lãng mạn có

nhiều đóng góp vào sự phát triển, trưởng thành và cách tân truyện ngắn Việt Nam
1930- 1945. Trong số những cây bút truyện ngắn lãng mạn của VHVN thế kỉ XX
được đưa vào giảng dạy ở trường THPT, khó có thể thiếu vắng tên tuổi của nhà văn
Thạch Lam. Truyện ngắn Hai đứa trẻ của ơng chiếm vị trí quan trọng trong
chương trình lớp 1 cơ bản. Và đây cũng là truyện ngắn tiêu biểu cho phong cách
nghệ thuật và tâm hồn cuả tác giả Thạch Lam.
Xuất phát từ những đóng góp to lớn của ngịi bút Thạch Lam và tấm lịng u
mến, cảm phục, chúng tơi chọn cách tiếp cận Hai đứa trẻ. Hơn nữa, nếu đọc – hiểu
vững vàng tác phẩm này theo định hướng năng lực là các em đã có một lượng kiến
thức, kỹ năng tương đối để trước hết là phục vụ tốt cho kì thi Học sinh giỏi, kì thi
Trung học phổ thơng (THPT) Quốc gia, sau đó là phục vụ cho cuộc sống trong
tương lai.
Là một giáo viên trực tiếp dạy môn Ngữ văn, tôi thấy dạy- học gắn liền với
phát triển năng lực của học sinh thông qua môn Ngữ văn thực sự là một vấn đề quan
trọng và cần thiết. Vì thế, tôi tập trung vào vấn đề : “Dạy - học “ Hai đứa trẻ” theo
định hướng phát triển năng lực cho học sinh ” làm đối tượng nghiên cứu.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Khảo sát thực tế tại đơn vị trường PT nơi tôi thực nghiệm về thực trạng Dạyhọc môn Ngữ văn theo định hướng phát triển năng lực, tôi nhận thấy bản thân tôi
và một số giáo viên đã tiếp cận với việc đổi mới phương pháp song vẫn chưa thực
hiện một cách thuần thục, vẫn còn tồn tại việc dạy –học theo lối truyền thụ một
chiều, chưa phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học. Với
phương pháp tiếp cận đó khiến cho việc học văn trở nên nhàm chán, thiếu tính thực
5


tiễn, các em học sinh thụ động, lười suy nghĩ, khơng có kĩ năng phát triển trước
đám đơng .
Tìm hiểu, vận dụng những biện pháp đổi mới phương pháp dạy học và kiểm
tra, đánh giá theo theo định hướng phát triển năng lực của người học để góp phần
hình thành ở học sinh những năng lực cần hướng đến của môn Ngữ văn cụ thể là:

+ Năng lực giải quyết vấn đề.
+ Năng lực sáng tạo.
+ Năng lực hợp tác.
+ Năng lực tự quản bản thân.
+ Năng lực giao tiếp tiếng Việt.
+ Năng lực thưởng thức văn học/cảm thụ thẩm mỹ.
Chia sẻ kinh nghiệm về “Dạy – học Hai đứa trẻ (Thạch Lam) theo định
hướng phát triển năng lực”, bên cạnh, giúp học sinh thấy được nét đặc sắc chủ yếu
trong nghệ thuật viết truyện ngắn của Thạch Lam ; đồng thời, giáo dục nhân cách,
bồi dưỡng tư tưởng trong sáng, cảm nhận được vẻ đẹp bức tranh thiên nhiên phố
huyện lúc chiều tàn, thể hiện sự đồng cảm, xót thương đối với những kiếp sống
nghèo khổ, quẩn quanh trong tác phẩm cũng như bao mảnh đời bất hạnh xung
quanh mình.
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Trong phạm vi đề tài này – như tên gọi của nó, chúng tơi tập trung nghiên cứu
một số phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá theo theo định hướng phát triển
năng lực của người học để vận dụng vào việc “ Dạy – học tác phẩm Hai đứa trẻ
(Thạch Lam) lớp 11 chương trình chuẩn. Từ đó đưa ra những cách tiếp cận, giảng
dạy các tác phẩm truyện ngắn có hiệu quả làm tiền đề áp dụng rộng rãi hơn cho
những năm sau. Từ đó, xác lập cách dạy truyện ngắn Hai đứa trẻ đạt hiệu quả và
giúp người học:
- Hiểu một số đặc điểm cơ bản của thể loại truyện ngắn từ đầu thế kỉ XX đến
cách mạng tháng Tám năm 1945.
- Biết cách đọc- hiểu một tác phẩm hoặc một đoạn trích tự sự hiện đại theo
đặc trưng thể loại.
IV. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Trong phạm vi một sáng kiến kinh nghiệm, chúng tơi khơng có tham vọng
giải quyết hết những vấn đề về việc dạy học và kiểm tra, đánh giá theo theo định
hướng phát triển năng lực của người học một cách triệt để bởi đây là vấn đề mới.
Chúng tôi chỉ xin tập trung làm rõ một số phương pháp, kỹ thuật dạy học của môn

Ngữ văn theo định hướng năng lực thông qua tác phẩm Hai đứa trẻ (Thạch Lam),
cụ thể như:
6


– Các phương pháp đặc thù của bộ môn:
+ Dạy học đọc – hiểu.
+ Dạy học tích hợp
– Một số phương pháp dạy học tích cực:
+ Phương pháp thảo luận nhóm.
+ Phương pháp đóng vai
+ Phương pháp nghiên cứu tình huống
Từ những thu hoạch này, chúng tôi hi vọng sẽ tìm ra những cách tiếp cận, dạy
– học có hiệu quả theo theo định hướng phát triển năng lực của người học cho
những phần cịn lại của bộ mơn Ngữ văn.
V. KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU:
Nghiên cứu cách tiếp cận tác phẩm Hai đứa trẻ ( Thạch Lam) theo định
hướng phát triển năng lực.
VI. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Nghiên cứu lí luận
Tìm đọc tài liệu về việc dạy- học theo định hướng phát triển năng lực.
2. Nghiên cứu thực tế
Với sáng kiến kinh nghiệm này, chúng tôi vận dụng các phương pháp nghiên cứu:
2.1. Khảo sát thực tế học sinh: Qua hai đợt năm học (2019-2020) và đầu năm
năm học 2020- 2021) để nghiên cứu đề tài.
2.2. Phương pháp quan sát.
2.3. Sử dụng phương pháp thực hành:
2.4. Phương pháp phân tích và tổng hợp kinh nghiệm giáo dục, so sánh.

7



B. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC DẠY- HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TRONG TRƯỜNG THPT
1.1. Cơ sở lí luận của việc dạy- học theo định hướng phát triển năng lực.
1.1.1 Khái niệm năng lực.
Từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên (NXB Đà Nẵng. 1998) có giải
thích: Năng lực là:“ Khả năng, điều kiện chủ quan hoặc tự nhiên sẵn có để thực
hiện một hoạt động nào đó. Phẩm chất tâm lí và sinh lí tạo cho con người khả năng
hồn thành một loại hoạt động nào đó với chất lượng cao”.
Trong tài liệu tập huấn việc dạy học và kiểm tra, đánh giá theo theo định
hướng phát triển năng lực của học sinh do Bộ giáo dục và Đào tạo phát hành năm
2014 thì “Năng lực được quan niệm là sự kết hợp một cách linh hoạt và có tổ
chức kiến thức, kỹ năng với thái độ, tình cảm, giá trị, động cơ cá nhân,… nhằm
đáp ứng hiệu quả một yêu cầu phức hợp của hoạt động trong bối cảnh nhất
định. Năng lực thể hiện sự vận dụng tổng hợp nhiều yếu tố (phẩm chất của người
lao động, kiến thức và kỹ năng) được thể hiện thông qua các hoạt động của cá nhân
nhằm thực hiện một loại công việc nào đó. Năng lực bao gồm các yếu tố cơ bản mà
mọi người lao động, mọi công dân đều cần phải có, đó là các năng lực chung, cốt
lõi” . Định hướng chương trình giáo dục phổ thơng (GDPT) sau năm 2015 đã xác
định một số năng lực những năng lực cốt lõi mà học sinh Việt Nam cần có.
1.1.2. Phân loại năng lực:
– Năng lực làm chủ và phát triển bản thân, bao gồm: Năng lực tự học, năng
lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực quản lí bản thân.
– Năng lực xã hội, bao gồm: năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác.
– Năng lực công cụ, bao gồm: Năng lực tính tốn, năng lực sử dụng ngôn
ngữ, năng lực ứng dụng công nghệ thông tin (ITC)
1.1.3. Các năng lực mà môn học Ngữ văn hướng đến:

- Năng lực giải quyết vấn đề
- Năng lực sáng tạo
- Năng lực hợp tác
- Năng lực tự quản bản thân
- Năng lực giao tiếp tiếng Việt
- Năng lực thưởng thức văn học/cảm thụ thẩm mĩ
8


1.1.4. Chương trình giáo dục định hướng năng lực.
Chương trình giáo dục định hướng phát triển năng lực (định hướng phát triển
năng lực) nay còn gọi là dạy học định hướng kết quả đầu ra được bàn đến nhiều từ
những năm 90 của thế kỷ XX và ngày nay đã trở thành xu hướng giáo dục quốc tế.
Nội dung chương trình gồm:
Mục tiêu giáo dục: kết quả học tập cần đạt được mơ tả chi tiết và có thể quan
sát, đánh giá được; thể hiện được mức độ tiến bộ của HS một cách liên tục
Nội dung giáo dục :lựa chọn những nội dung nhằm đạt được kết quả đầu ra đã
quy định, gắn với các tình huống thực tiễn. Chương trình chỉ quy định những nội
dung chính, khơng quy định chi tiết.
Phương pháp dạy học: GV chủ yếu là người tổ chức, hỗ trợ HS tự lực và tích
cực lĩnh hội tri thức. Chú trọng sự phát triển khả năng giải quyết vấn đề, khả năng
giao tiếp,…;
Hình thức dạy học: - Chú trọng sử dụng các quan điểm, phương pháp và kỹ
thuật dạy học tích cực; các phương pháp dạy học thí nghiệm, thực hành. Tổ chức
hình thức học tập đa dạng; chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu
khoa học, trải nghiệm sáng tạo; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền
thông trong dạy và học.
Đánh giá kết quả học tập của HS: Tiêu chí đánh giá dựa vào năng lực đầu ra,
có tính đến sự tiến bộ trong q trình học tập, chú trọng khả năng vận dụng trong
các tình huống thực tiễn.

Tóm lại, giáo dục định hướng phát triển năng lực nhằm mục tiêu phát triển
năng lực người học.Giáo dục định hướng năng nhằm đảm bảo chất lượng đầu ra
của việc dạy học, thực hiện mục tiêu phát triển toàn diện các phẩm chất nhân cách,
chú trọng năng lực vận dụng tri thức trong những tình huống thực tiễn nhằm chuẩn
bị cho con người năng lực giải quyết các tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp.
Chương trình này nhấn mạnh vai trò của người học với tư cách chủ thể của quá
trình nhận thức.

9


CHƯƠNG 2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA DẠY - HỌC THEO PHÁT TRIỂN
NĂNG LỰC TRONG MÔN NGỮ VĂN Ở TRƯỜNG THPT
2.1 Cơ sở thực tiễn
Việc đổi mới giáo dục Trung học dựa trên những đường lối, quan điểm chỉ
đạo giáo dục của nhà nước, đó là những định hướng quan trọng về chính sách và
quan điểm trong việc phát triển và đổi mới giáo dục Trung học. Điều đó được thể
hiện trong nhiều văn bản: Luật giáo dục số 38/2005/QH11, Điều 28; Nghị quyết
hội nghị trung ương 8 khóa XI; Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011-2020
ban hành kèm theo quyết định 711/QĐ-TTg ngày 13/6/2012 của thủ tướng chính
phủ về đổi mới căn bản tồn diện giáo dục và đào tạo.
Đã hơn nửa thế kỷ trôi qua, những người yêu văn chương vẫn không thể quên
được một dáng hình khiêm nhường, từ tốn "bước những bước thật nhẹ nhàng" vào
làng văn học hiện đại Việt Nam, mang theo những trang văn nồng nàn chất thơ, đó
là nhà văn Thạch Lam. Là một trong những cây bút chính của nhóm Tự lực văn
đồn, song văn phong của Thạch Lam vẫn "chảy" riêng biệt một dòng: Trong trẻo
như nắng sớm, thanh khiết như sương mai ( Vũ Ngọc Phan). Có thể nói, sự nghiệp
sáng tác của Thạch Lam chỉ kéo dài khoảng 5-6 năm, song quãng thời gian ngắn
ngủi ấy cũng đủ để cái tên Thạch Lam trở nên vô cùng sâu đậm trong lòng độc giả.
Một kiếp số mỏng manh, một đời văn ngắn ngủi. Giữa bộn bề ngột ngạt của cuộc

sống hiện đại, đọc lại "Dưới bóng hồng lan", "Hai đứa trẻ", "Cô hàng xén", "Nắng
trong vườn"… của Thạch Lam, ta thấy tâm hồn mình như lắng lại, như được gột
rửa trong sáng hơn, thanh sạch hơn. Văn Thạch Lam ít sự kiện, ít hành động nhưng
đầy ắp những bâng khuâng. Nó cho ta cơ hiểu thấu nghĩa lí sâu xa của cuộc đời
giản dị, qua sự chiêm nghiệm lặng lẽ. Những nét thống nhất và khác biệt ấy thể
hiện rõ qua nhiều tác phẩm và "Hai đứa trẻ" (1938) được đưa vào dạy học trong
chương trình Ngữ văn lớp 11.
2.2. Nội dung Sáng kiến nghiên cứu thực hiện
Phương pháp dạy học là nội dung lớn, được nhiều cơng trình bàn rất kĩ lưỡng.
Việc dạy học và kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực của người
học do Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai năm 2014; trong đó yêu cầu giáo viên
cần vận dụng các phương pháp đặc thù bộ môn kết hợp với các phương pháp
chung một cách phù hợp, cụ thể:
2.3 Các phương pháp dạy học tích cực theo hướng phát triển năng lực
cho học sinh
Dạy học một tác phẩm văn học là việc làm đòi hỏi sự vận dụng linh hoạt các
thao tác, phương pháp dạy học sao cho học sinh cảm nhận thấy hết những vẻ đẹp
về nội dung tư tưởng, giá trị nghệ thuật của tác phẩm. Dạy học theo theo định
10


hướng phát triển năng lực của người học lại cần ứng dụng phương pháp, kỹ thuật
dạy học tích cực để phát huy tối đa việc hình thành các năng lực cho học sinh. Tức
là làm thế nào để học sinh tự học, tự tìm hiểu để hình thành kỹ năng đọc hiểu tất cả
các tác phẩm ngồi chương trình; vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học để giải quyết
các vấn đề trong cuộc sống; đồng thời lại phải vận dụng kiến thức xã hội, kiến thức
các môn học khác để khám phá tác phẩm.
Để hướng tới mục đích đó, chúng tơi đã vận dụng các phương pháp dạy học
tích cực của bộ môn cũng như các phương pháp chung trong từng tác phẩm, đoạn
trích như sau:

2.3.1. Các phương pháp dạy học đặc thù của bộ môn:
2.3.1.1. Dạy học đọc – hiểu:
Dạy học đọc – hiểu là một trong những nội dung cơ bản của đổi mới phương
pháp dạy học Ngữ văn trong việc tiếp nhận văn bản. Vậy thế nào là dạy học đọc
hiểu? Dạy học đọc – hiểu không nhằm truyền thụ một chiều cho học sinh những
cảm nhận của giáo viên về văn bản được học, mà hướng đến việc cung cấp cho học
sinh cách đọc, cách tiếp cận, khám phá những vấn đề về nội dung và nghệ thuật
của văn bản, từ đó hình thành cho học sinh năng lực tự đọc một cách tích cực, chủ
động có sắc thái cá nhân. Hoạt động đọc – hiểu cần được thực hiện theo một trình
tự từ dễ đến khó, từ thấp đến cao, trải qua các giai đoạn từ đọc đúng, đọc thông đến
đọc hiểu, từ đọc tái hiện sang đọc sáng tạo. Khi hình thành năng lực đọc – hiểu của
học sinh cũng chính là hình thành năng lực cảm thụ thẩm mỹ, khơi gợi liên tưởng,
tưởng tượng và tư duy. Năng lực đọc – hiểu cịn là sự tích hợp kiến thức kỹ năng
của các phân môn cũng như kinh nghiệm sống của học sinh.
Quan niệm và phương pháp dạy đọc – hiểu khá tương đồng với cách tiếp cận
đọc – hiểu của PISA. Nhưng dạy đọc – hiểu của ta nhấn mạnh đến việc hình thành
cho học sinh cách đọc văn bản theo các kiểu loại và phương thức biểu đạt.
Môn Ngữ văn không chỉ hình thành năng lực đọc – hiểu ngơn ngữ mà còn
hướng dẫn học sinh cách đọc – hiểu các loại văn bản có hình thức biểu hiện phi
ngơn ngữ (sơ đồ, bản biểu…).
Các nhiệm vụ cơ bản của người học khi đọc – hiểu:
+ Tìm kiếm thơng tin từ văn bản.
+ Giải thích, cắt nghĩa, phân loại, so sánh, kết nối…thông tin để tạo nên hiểu
biết chung về văn bản.
+ Phản hồi và đánh giá thông tin trong văn bản.
+ Vận dụng những hiểu biết về các văn bản đã đọc vào việc đọc các loại văn
bản khác nhau, đáp ứng những mục đích học tập và đời sống.
2.3.1.2. Dạy học tích hợp
11



Để đáp ứng với yêu cầu dạy học Ngữ văn theo hướng hình thành và phát triển
năng lực, cần chú ý đến việc tổ chức dạy học môn Ngữ văn theo hướng tích hợp.
Q trình dạy học tích hợp lấy chủ thể người học làm xuất phát điểm và đích đến,
trong đó tích hợp là việc tổ chức nội dung dạy học của giáo viên(GV) sao cho học
sinh có thể huy động nội dung, kiến thức, kĩ năng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau
nhằm giải quyết các nhiệm vụ học tập, thơng qua đó lại hình thành những kiến
thức, kĩ năng mới, từ đó phát triển được những năng lực cần thiết. Trong mơn học
Ngữ văn, dạy học tích hợp là việc tổ chức các nội dung của các phân môn văn học,
tiếng Việt, làm văn trong các bài học, giúp HS từng bước nâng cao năng lực sử
dụng tiếng Việt trong việc tiếp nhận và tạo lập các văn bản thuộc các kiểu loại và
phương thức biểu đạt. Bởi tác phẩm văn học vẫn luôn được coi là nghệ thuật của
ngôn từ, việc tiếp nhận văn bản văn học trước hết là tiếp xúc với phương tiện biểu
đạt là ngôn ngữ; mặt khác, việc thực hành tạo lập các văn bản thông dụng trong
nhà trường và xã hội cũng sử dụng ngôn ngữ làm công cụ. Như vậy, cả ba nội dung
văn học, tiếng Việt và tập làm văn trong mơn học này đều có điểm đồng quy là
tiếng Việt và đều có mục đích là hình thành cho HS năng lực sử dụng tiếng Việt
trong tiếp nhận và tạo lập văn bản. ,…
Mặt khác, tính tích hợp của CT và SGK Ngữ văn còn thể hiện ở mối liên
thông giữa kiến thức sách vở và kiến thức đời sống (qua việc tìm hiểu các văn bản
văn học, đặc biệt là các văn bản nhật dụng, văn bản hành chính, qua chương trình
dành cho địa phương), liên thơng giữa kiến thức, kĩ năng của môn Ngữ văn với các
môn học thuộc ngành khoa học xã hội nhân văn và các ngành học khác, nhằm giúp
HS có được kiến thức và kĩ năng thực hành tồn diện, góp phần giáo dục đạo đức
công dân, kĩ năng sống, hiểu biết xã hội,… Tích hợp trong mơn học Ngữ văn
khơng chỉ là phối hợp các kiến thức và kĩ năng của tiếng Việt và văn học mà cịn là
sự tích hợp liên ngành để hình thành một “phơng” văn hố cho HS trong việc đọc –
hiểu tác phẩm văn học và tạo lập những văn bản theo các phương thức biểu đạt
khác nhau, có nghĩa là để thực hiện các mục tiêu đặt ra trong môn học Ngữ văn,
HS cần vận dụng tổng hợp những hiểu biết về ngơn ngữ, văn hố, văn học, lịch sử,

địa lí, phong tục, vốn sống, vốn tri thức và kinh nghiệm của bản thân. Điều này
cũng thể hiện rõ một trong những nhiệm vụ của môn học là hướng đến việc cá thể
hoá người học.
Quan điểm dạy học tích hợp cịn gắn với dạy học theo phân hóa. Phân hố là
việc phân chia HS thành các nhóm khác nhau, mỗi nhóm học theo một chương
trình phù hợp với đặc điểm tâm lý, khả năng học tập, nhịp độ học tập, phù hợp nhu
cầu học tập của HS, trên cơ sở đó phát triển tối đa năng lực của từng HS. Trong
môn học Ngữ văn, dạy học phân hóa thể hiện ở việc tạo điều kiện để mỗi HS bộc
lộ thế mạnh và khả năng và sở thích cá nhân trong việc tự kiến tạo kiến thức cho
mình, thơng qua các hoạt động thảo luận nhóm, khuyến khích các tìm tịi cá nhân,
các hướng tư duy và lập luận theo các góc độ khác nhau trong quá trình học tập.
Quá trình tổ chức dạy học này sẽ tạo cho HS một nền tảng kiến thức, kĩ năng,
12


phương pháp học tập bộ môn, đáp ứng với những thử thách được đặt ra trong học
tập và trong cuộc sống.
2.3.2. Các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực
Bên cạnh những phương pháp dạy học theo đặc trưng của bộ môn Ngữ văn,
việc phát huy các phương pháp dạy học tích cực cũng góp phần vào việc đổi mới
phương pháp dạy học Ngữ văn đạt hiệu quả : Thảo ḷn nhóm, Đóng vai, Nghiên
cứu tình huống,… và các kĩ thuật dạy học tích cực được thực hiện trong các hoạt
động dạy học.
2.3.2.1. Thảo luận nhóm
Thảo luận nhóm là một trong những phương pháp dạy học tạo được sự tham
gia tích cực của học sinh trong học tập. Trong thảo luận nhóm, HS được tham gia
trao đổi, bàn bạc, chia sẻ ý kiến về một vấn đề mà cả nhóm cùng quan tâm. Thảo
luận nhóm cịn là phương tiện học hỏi có tính cách dân chủ, mọi cá nhân được tự
do bày tỏ quan điểm, tạo thói quen sinh hoạt bình đẳng, biết đón nhận quan điểm
bất đồng, hình thành quan điểm cá nhân giúp học sinh rèn luyện kỹ năng giải quyết

vấn đề khó khăn.
2.3.2.2. Đóng vai
Đóng vai là phương pháp tổ chức cho học sinh thực hành để trình bày những
suy nghĩ, cảm nhận và ứng xử theo một “vai giả định”. Đây là phương pháp giảng
dạy nhằm giúp học sinh suy nghĩ sâu sắc về một vấn đề bằng cách đứng từ chỗ
đứng, góc nhìn của người trong cuộc, tập trung vào một sự kiện cụ thể mà các em
quan sát được từ vai của mình. Phương pháp đóng vai giúp HS rèn luyện thực hành
những kỹ năng ứng xử và bày tỏ thái độ trong mơi trường an tồn trước khi thực
hành trong thực tiễn; Gây hứng thú và chú ý cho học sinh; HS hình thành kĩ năng
giao tiếp, có cơ hội bộc lộ cảm xúc; Tạo điều kiện làm phát triển óc sáng tạo của
học sinh; Khích lệ sự thay đổi thái độ, hành vi của học sinh theo hướng tích cực;
Có thể thấy ngay tác động và hiệu quả của lời nói hoặc việc làm của các vai diễn.
Ngoài những phương pháp kể trên, còn một số phương pháp và kỹ thuật dạy
học tích cực khác như: nghiên cứu tình huống, dạy học theo dự án; các kỹ thuật
dạy học tích cực như kĩ thuật chia nhóm, kỹ thuật phịng tranh… nhưng trong
phạm vi sáng kiến này chúng tơi khơng có điều kiện đề cập hết, chỉ xin đưa ra
những thu hoạch cá nhân về 4 phương pháp kể bên trên.

13


CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG DẠY – HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT
TRIỂN NĂNG LỰC TRONG MÔN NGỮ VĂN TRƯỜNG THPT.
3.1. Thực trạng Dạy- học theo định hướng phát triển năng lực ở trường
THPT hiện nay
3.1.1 Thuận lợi
Trong sách giáo khoa ngữ văn 11 (ban cơ bản), chỉ có một tác phẩm chính
khóa thuộc truyện ngắn Thạch Lam, dung lượng khơng q dài. Đây lại là tác
phẩm hay trong chương trình, hơn nữa văn bản thường nằm trong nội dung ôn thi
Học sinh giỏi khối 11, tác phẩm cũng liên quan mật thiết với chương trình thi TN

THPT nên các em học sinh cũng quan tâm.
3.1.2 Khó khăn
Dạy học đọc – hiểu chủ yếu vẫn theo hướng truyền thụ một chiều những cảm
nhận của giáo viên về văn bản, chưa hướng tới việc cung cấp cho HS cách đọc,
cách tiếp cận, khám phá những vấn đề về nội dung và nghệ thuật của văn bản. Dạy
học chú trọng đến cung cấp nội dung tư tưởng hơn là hình thành kỹ năng.
Dạy học tích hợp đã được chú trọng trong những năm học gần đây và cũng đã
đạt được một số kết quả bước đầu. Tuy nhiên, dạy học tích hợp vẫn mang tính
khiên cưỡng, thiếu tự nhiên, tức là giáo viên thường áp đặt những nội dung tích
hợp vào bài học như bảo vệ môi trường, giáo dục kỹ năng sống… một cách lộ liễu,
chưa phát huy học sinh huy động kiến thức, kỹ năng của nhiều môn học, nhiều lĩnh
vực… để giải quyết các nhiệm vụ học tập.
Việc vận dụng các phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực vào q trình
dạy- học mơn Ngữ văn:
Trong những năm học vừa qua, nhận thức của đội ngũ giáo viên về tính cấp
thiết phải đổi mới phương pháp dạy học đã thay đổi và có nhiều chuyển biến; việc
áp dụng những phương pháp dạy học tích cực đã được thực hiện. Tuy nhiên cách
thực hiện, hiệu quả giảng dạy để đạt được mục tiêu của nó là chưa cao, cụ thể như:
Phương pháp thảo luận nhóm được tổ chức nhưng chủ yếu vẫn dựa vào một
vài cá nhân học sinh tích cực tham gia, các thành viên còn lại còn dựa dẫm, chưa
thực sự chủ động.
Phương pháp đóng vai thực sự là phương pháp chưa được giáo viên chú
trọng. Nếu có thực hiện thì chỉ là dạng bài viết việc chuyển thể thành kịch bản, xử
lí tình huống giả định, trình bày một vấn đề chưa được quan tâm đúng mức. Vì vậy
mà học sinh ít có cơ hội bày tỏ thái độ, chưa hững thú, chưa hình thành được các
kỹ năng và năng lực của người học. Một số giáo viên vẫn ôm đồm kiến thức, làm
thay việc học sinh khiến giờ dạy thiếu sơi nổi và tính tích cực. Những tồn tại và
14



thiếu sót này đã được chúng tơi nhìn nhận, rút kinh nghiệm và đã và sẽ tiếp tục
khắc phục trong từng giờ giảng .
3.2. Thực trạng Dạy- học theo định hướng phát triển năng lực ở trường
THPT đang khảo sát.
3.2.1. Những kết quả bước đầu của việc đổi mới phương pháp dạy học,
kiểm tra đánh giá
Trong những năm qua, cùng với sự phát triển chung của giáo dục phổ thông,
hoạt động đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá đã được quan tâm tổ
chức và thu được những kết quả bước đầu thể hiện trên các mặt sau đây:
Đối với cơng tác quản lý: Có nhiều quan tâm trong công tác đổi mới phương
pháp dạy học của giáo viên. BGH luôn tạo điều kiện để các giáo viên tham gia các
buổi tập huấn về Dạy- học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo định hướng
phát triển năng lực học sinh. Giáo vụ phụ trách chuyên môn cùng các tổ trưởng dự
giờ đột xuất và dự giờ đánh giá thường xuyên.
Đối với giáo viên: đa phần là giáo viên trẻ, tâm huyết, bám lớp bám trường,
tích cực học hỏi, có ý thức đổi mới phương pháp dạy học, trau dồi chuyên môn
thông qua tài liệu tập huấn, tăng cường dự giờ đồng nghiệp để đúc rút kinh
nghiệm; thiết kế giáo án vai trò chủ thể của người học, sử dụng công nghệ thông
tin và sử dụng phương pháp dạy- học đặc thù của bộ môn.
Tăng cường cơ sở vật chất và thiết bị dạy học: Bố trí tivi, Wifi, bảng phụ cho
mỗi phịng học.
3.2.2 Những mặt hạn chế của hoạt động đổi mới phương pháp dạy học,
kiểm tra đánh giá ở đơn vị áp dụng thể nghiệm:
Bên cạnh những kết quả bước đầu đã đạt được, việc đổi mới phương pháp dạy
học, kiểm tra đánh giá ở trường THPT vẫn còn nhiều hạn chế cần phải khắc phục.
Thực trạng cho thấy nhu cầu xã hội hiện nay, các em học sinh chỉ chú trọng
học những môn mình thi nên với mơn Ngữ văn, nhiều em khơng chú ý đầu tư học
tập, khơng có hứng thú học tập nghiêm túc, chỉ mong qua tốt nghiệp.
Việc dạy học tác phẩm Hai đứa trẻ hiện nay, vì thế cũng gặp đang gặp rất
nhiều khó khăn, giáo viên đang cịn lúng túng trong việc tìm ra câu hỏi, phương

pháp phù hợp nhất để phát huy tính tự học cho học sinh. Từ trước đến nay hầu như
giáo viên còn sử dụng phương pháp truyền thống, các câu hỏi đưa ra chưa có tính
gợi mở nhiều, thậm chí có những câu hỏi khó, u cầu q cao, gây khơng ít trở
ngại cho học sinh....Do vậy, khi tiếp cận với tác phẩm thuộc thể loại này theo
phương pháp mới, các em học sinh gặp nhiều khó khăn trong việc đọc- hiểu tác
phẩm. một số học sinh chưa quen với việc tự học, làm việc theo nhóm, thảo luận,
thuyết trình, tìm tư liệu ở các nguồn, báo chí, internet…, một số học sinh cịn thụ
động, thiếu nhiệt tình, ỷ lại vào các thầy cô…
15


Một thực tế đáng buồn nữa là hiện nay hầu hết học sinh rất thờ ơ với mơn
văn. Có nhiều ngun nhân nhưng tập trung lại có các lí do sau: học sinh coi môn
văn là một môn học thuộc nên không cần phải suy nghĩ, logic trong khi Ngữ văn là
một bộ mơn có tính logic cao, địi hỏi học sinh phải có sức cảm nhận cảm thụ tốt.
Ngồi ra, các em cịn quan niệm rằng: mơn văn khơng có tính ứng dụng nên khơng
thể thấy được lợi ích của môn văn trong đời sống so với các môn tốn, lý, hóa,
tiếng anh. Mặt khác, một số giáo viên cũng chưa làm hết sức mình để bài dạy thu
hút được sự tham gia của đông đảo học sinh. Đấy là chưa kể, sự phát triển của
công nghệ thông tin, đa số học sinh dành thời gian nhiều để vào mạng
Facebook,inta,zalo…. mà khơng chịu tìm kiếm, đọc tài liệu tham khảo. Chính vì
những lẽ trên, sau khi học xong tác phẩm văn học, bao gồm Hai đứa trẻ và Chữ
người tử tù giáo viên vừa ra một vài câu hỏi có chiều sâu thì số đơng khơng trả lời
được. Lý do là các em chưa nắm được thế nào là Chủ nghĩa lãng mạn, đặc trưng
của tác phẩm tự sự. Từ trước đến nay, các em đã hình thành một quy định tác phẩm
tự sự thì chỉ cần nắm được cốt truyện nắm được đặc điểm của nhân vật là đủ. Vì
thế, các em vơ cùng lúng túng khi bắt gặp Hai đứa trẻ là truyện ngắn tâm tình,
khơng có cốt truyện, mà nhân vật chính là chị em Liên cũng khơng hề được tác giả
khắc họa tính cách. Do đó dẫn đến các em gặp khó khăn, lúng túng khi xác định
bố cục để tìm hiểu tác phẩm, khám phá giá trị nội dung và nghệ thuật truyện ngắn.

Trong thực tế giảng dạy của bản thân và việc dự giờ đồng nghiệp, chúng tôi
thấy việc dạy – học các tác phẩm văn học nói chung, tác phẩm truyện ngắn nói
riêng trong chương trình tại đơn vị chưa thật phát huy và khơi dậy tối đa các năng
lực của học sinh. Điều đó, thể hiện ở những tồn tại sau:
+ Hoạt động đổi mới phương pháp dạy học ở trường THPT chưa mang lại
hiệu quả cao. Truyền thụ tri thức một chiều vẫn là phương pháp dạy học chủ đạo
của nhiều giáo viên. Dạy học vẫn nặng về truyền thụ kiến thức lý thuyết. Việc rèn
luyện kĩ năng sống, kĩ năng giải quyết các tình huống thực tiễn cho học sinh thơng
qua khả năng vận dụng trí thức tổng hợp chưa thực sự được quan tâm. Việc ứng
dụng công nghệ thông tin – truyền thông, sử dụng các phương tiện dạy học chưa
được thực hiện rộng rãi, chưa linh hoạt, chưa phù hợp với đặc trưng bộ môn Ngữ
văn nên hiệu quả cao trong các trường THPT.
+ Dạy học chưa gắn liền với đặc trưng thể loại, phong cách nghệ thuật của tác
giả, áp đặt suy nghĩ cho HS.
+ Hoạt động kiểm tra đánh giá chưa bảo đảm yêu cầu khách quan, chính xác,
cơng bằng; việc kiểm tra chủ yếu chú ý đến yêu cầu tái hiện kiến thức, học sinh
học tập thiên về ghi nhớ, ít quan tâm vận dụng kiến thức.
+ Chất lượng đầu vào cũng là một hạn chế khi các em khi thảo luận nhóm cịn
thiếu tính tự giác và hợp tác. Một số em chưa có ý thức làm việc nhóm, nhân cơ
hội đó để làm việc riêng. Bên cạnh đó yếu tố dịch bệnh cũng ít nhiều tác động đến
việc ra ngồi thực tế, trải nghiệm để thay đổi phương pháp day - học văn.
16


Chính vì vậy, tơi đã mạnh dạn lựa chọn đề tài này với mong muốn góp phần
tìm ra một cách thức phù hợp với từng đối tượng học sinh nhằm tạo sự hứng thú
hấp dẫn để từ đó các em u thích mơn học Ngữ văn hơn.
3.3. Đánh giá thực trạng
Việc đổi mới phương pháp dạy- học đã được xã hội quan tâm, đầu tư nhiều
nguồn lực. Tuy nhiên, dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học đã

triển khai nhưng chưa đồng bộ.Vì vậy, quá trình dạy- học chưa phát huy tính tích
cực, chủ động, sáng tạo của người học.
Thực trạng trên đây dẫn đến hệ quả là khơng rèn luyện được tính trung thực
trong học tập,thi cử; nhiều học sinh phổ thơng cịn thụ động trong việc học tập;
khả vận dụng và năng lực vận dụng tri thức đã học để giải quyết các tình huống
thực tiễn cuộc sống cịn hạn chế.
Do đó, việc đổi mới dạy- học theo định hướng phát triển năng lực của học
sinh đang trở thành vấn đề cấp thiết đối với việc đào tạo nguồn nhân lực cho đát
nước trong thời kì hội nhập.

17


CHƯƠNG 4.
VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY – HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT
TRIỂN NĂNG LỰC CỦA HỌC SINH TRONG BÀI: “HAI ĐỨA TRẺ”
(THẠCH LAM).
4.1 Nguyên tắc tiếp cận tác phẩm Hai đứa trẻ (Thạch Lam) theo định
hướng phát triển năng lực.
4.1.1 Dạy – học tác phẩm gắn liền với đặc trưng thể loại.
Chú ý đến đặc trưng của thể loại vừa là một yêu cầu vừa là một nguyên tắc
của quá trình phân tích và giảng dạy tác phẩm văn học. Với thể loại truyện ngắn,
việc tìm hiểu đặc trưng thể loại lại càng có ý nghĩa quan trọng hơn. Nắm vững và
bám sát vào đặc trưng của truyện ngắn, tác phẩm tự sự, người đọc sẽ tìm ra cho
mình chìa khóa để khám phá được cái hay, cái đẹp của tác phẩm. Qua thực tế
giảng dạy, tôi rút ra một số kinh nghiệm cơ bản khi dạy tác phẩm Hai đứa trẻ của
nhà văn Thạch Lam cần có những kiến thức sau:
4.1.1.1 Khái quát chung về tác phẩm tự sự
4.1.1.1.1 Khái niệm về tác phẩm tự sự
Đứng về phương thức phản ánh đời sống, tác phẩm tự sự là loại tác phẩm

phản ánh đời sống trong tính khách quan. Tính khách quan ở đây được hiểu với
nghĩa là nội dung được phản ánh trong tác phẩm mang tính khách quan so với
người kể chuyện. Người kể chuyện, ở một mức độ nào đó đứng ở bên ngồi câu
chuyện được kể. Theo Arixtốt, tự sự là người kể chuyện kể về những gì xảy ra bên
ngồi mình, khác với trữ tình là kể về chính mình với những tình cảm và cảm xúc
của mình, là vì vậy. Do đó, tính khách quan được hiểu như một nguyên tắc tái hiện
đời sống của tác phẩm tự sự.
Theo Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khác Phi thì tự sự được hiểu là:
“ phương thức tái hiện đời sống bên cạnh hai phương diện khác là trữ tình và
kịch được dùng làm cơ sở để phân loại tác phẩm văn học”.
Theo từ điển tiếng Việt: “Tự sự là thể loại văn học phản ánh hiện thực bằng
cách kể lại sự việc, miêu tả tính cách thơng qua cốt truyện, tương đối hồn chỉnh”.
Sách lý luận văn học định nghĩa: “ Tác phẩm tự sự là loại tác phẩm phản ánh quá
trình đời sống, qua con người, hành vi, sụ kiện được kể lại bởi một người kể
chuyện nào đó”.
Theo giáo sư Nguyễn Văn Hạnh, Tiến sĩ Huỳnh Như Phương: “Tự sự là kể
chuyện, trình bày sự việc, sự vật một cách cụ thể, chi tiết, có đầu có đi, tự sự tập
trung chủ yếu vào việc miêu tả thế giới bên ngoài”.
Từ các quan niệm trên đây về tự sự, chúng ta có thể hiểu một cách chung nhất
về thể loại tự sự như sau: Tự sự là thể loại văn học phản ánh cụ thể hiện thực đời
18


sống một cách khách quan bằng cách kể lại sự kiện, miêu tả tính cách nhân vật, chi
tiết… có đầu có đi thơng qua cốt truyện tương đối hồn chỉnh và được kể lại bởi
một người kể chuyện nào đó
4.1.1.1.1 Đặc điểm về tác phẩm tự sự
Về phương diện cấu trúc tác phẩm, tác phẩm tự sự phải có các sự kiện khách
quan xảy ra để tạo thành một câu chuyện hồn chỉnh. Muốn có các sự kiện thì phải
có con người tức các nhân vật hoạt động, cảm xúc và quan hệ với nhau. Tất cả

những con người và sự kiện đó hoạt động và tồn tại trong những khơng gian và
thời gian nhất định. Và phải có một người nào đứng ra để kể các câu chuyện xảy
ra. Cũng như câu chuyện đó phải được kể dưới một góc nhìn, một quan điểm, một
tình cảm nhất định. Điều ấy dẫn đến việc phải có lời văn đặc thù cho từng kiểu kể
chuyện, từng giọng kể chuyện, từng cá nhân kể chuyện. Đó là các yếu tố cơ bản
của cấu trúc tác phẩm tự sự. Có thể điểm qua một số yếu tố cơ bản sau:
- Sự kiện (biến cố): là những sự việc xảy ra trong đời sống, là những hành
động, việc làm, những sự gặp gỡ... có khả năng làm bộc lộ bản chất nhân vật, thay
đổi mối quan hệ người và người, làm thay đổi cảm xúc, tình cảm, nhận thức, thậm
chí số phận nhân vật. Sự kiện thường là cái khơng bình thường (cho nên cịn gọi là
biến cố) trong đời sống nhân vật. Chính vì cái khơng bình thường ấy đã khiến nhân
vật phải suy nghĩ, phải cảm xúc, thậm chí phải đấu tranh, dằn vặt, phải tự ý thức...
để sau đó buộc nhân vật phải có những hành động, ứng xử phù hợp tiếp theo.Cái
khơng bình thường của sự kiện thường xảy ra một cách bất ngờ, đột ngột, có thể
phá vỡ trật tự vốn đang tồn tại, làm cho sự kiện trở thành cái lạ lùng, “ thậm chí
một cảnh tượng xưa nay chưa từng có”, ví như sự kiện cho chữ trong Chữ người tử
tù của Nguyễn Tuân vậy.
- Cốt truyện: Có hai cách hiểu về khái niệm cốt truyện. Một là, cốt truyện là
hạt nhân cơ bản của câu chuyện với trật tự các sự kiện theo tuyến tính. Với nghĩa
này, các nhà nghiên cứu thường gọi đó là khung cốt truyện (fabula). Hai là, cốt
truyện đã được nghệ thuật hóa nằm những mục đích tư tưởng và thẩm mĩ nhất
định: đan xen các tuyến nhân vật, phát triển các thành phần phụ, đảo lộn trật tự
thời gian, lắp ghép các mơtíp, đầu cuối tương ứng... Với nghĩa này, người ta dùng
khái niệm truyện kể (story, siuzhet). Ở đây, chúng ta nói đến cốt truyện là nói đến
cốt truyện đã được nghệ thuật hóa. Cốt truyện là chuỗi sự kiện có tính liên tục
trước sau, có quan hệ nhân quả hoặc có liên hệ về ý nghĩa, vừa có tác dụng biểu
hiện tính cách, số phận nhân vật, vừa xây dựng bức tranh đời sống hiện thực, vừa
là yếu tố gây hấp dẫn cho nguời đọc.Tiến trình các sự kiện sẽ tạo thành cốt truyện.
Bình thường, đứng về cấu trúc cơ bản và truyền thống, cốt truyện thường có các
thành phần cơ bản như: trình bày, thắt nút, phát triển, cao trào, mở nút. Trật tự cốt

truyện thường được kể theo trật tự tuyến tính, theo dịng lịch sử. Trong truyện tự sự
hiện đại, năm thành phần cơ bản này có thế thiếu vắng một thành phần nào đó và
việc kể chuyện có thể khơng theo trật tự trước sau của câu chuyện, mà có sự đảo
ngược, xen lẫn các thành phần.
19


Ngồi ra, cịn có thể có những dạng cốt truyện phổ biến như: truyện lồng
trong truyện, truyện xây dựng trên một mơtíp… Cốt truyện ở đây được xem là sự
tổng hợp các mơtíp theo kế tục thời gian và nhân quả.Cốt truyện trữ tình là câu
chuyện khơng có sự kiện gì đặc biệt mà chủ yếu dựa theo cảm xúc của nhân vật
(Tuyết - Pautốpxki; Dưới bóng hồng lan, Hai đứa trẻ - Thạch Lam). Đó là loại
truyện kể về thế giới nội tâm nên sự kiện chính là sự kiện nội tâm (sự kiện bên
trong sự kiện).
- Nhân vật cũng là yếu tố cơ bản của thể loại tự sự. Đó là loại nhân vật có tên
tuổi, có lịch sử, có q trình, có số phận. Khác với nhân vật trữ tình, nhân vật tự sự
được tập trung khắc hoạ tương đối cụ thể ở nhiều phương diện: ngoại hình, hành
động, nội tâm, và đặc biệt là trong mối quan hệ với các nhân vật khác. Chỉ có trong
mối quan hệ với các nhân vật khác, nhân vật mới bộc lộ hết bản chất của mình,
cũng như những biến đổi trong cuộc đời nhân vật cũng tùy thuộc mối quan hệ này.
Tuy cũng được khắc hoạ nội tâm, nhưng những xung động nội tâm của nhân vật tự
sự chủ yếu là để lí giải nguyên nhân những hành động tiếp theo, dẫn đến những sự
kiện kế tiếp trong cuộc đời nhân vật. Ví như đoạn: Chí Phèo tỉnh dậy sau cơn say,
ta thấy có một đoạn nội tâm dài về nguyên nhân khát khao hạnh phúc. Tiếp đến là
hành động địi quyền được làm người để có cơ may tìm hạnh phúc.
- Người kể chuyện là một loại nhân vật đặc biệt. Đó là người kể chuyện trong
tác phẩm, kể về nhân vật và các sự kiện, biến cố nào đó. Người kể có ngơi kể, vai
kể, điểm nhìn, giọng điệu kể. Nhân vật này có nhiệm vụ phân tích, nghiên cứu, giải
thích, khêu gợi, bình luận, làm sáng tỏ mọi quan hệ phức tạp giữa nhân vật và hồn
cảnh. Thí dụ, người kể chuyện đã giới thiệu, giải thích lai lịch nhân vật trong đoạn

mở đầu truyện Tấm Cám: Tấm và Cám là hai chị em cùng cha khác mẹ. Mẹ Tấm
chết từ hồi Tấm mới biết đi, ít lâu sau, người cha cũng chết. Tấm ở với dì ghẻ là
mẹ của Cám. Nhân vật này có thể lộ diện, nhưng cũng có thể vơ danh, nhưng bao
giờ người đọc cũng cảm nhận được linh hồn của người kể chuyện này một cách rõ
rệt, gần gũi thông qua lời kể, giọng điệu, điểm nhìn, cách dẫn dắt và phân tích, lí
giải cốt truyện... Ngồi ra, theo vị trí quan sát của người kể, cịn có thể phân theo
điểm nhìn kể chuyện như: điểm nhìn bên ngồi, bên trong; điểm nhìn khơng gian
(xa, gần), điểm nhìn di động (từ đối tượng này sang đối tượng khác), điểm nhìn
thời gian (quá khứ, hiện tại, tương lai), điểm nhìn luân phiên (trong, ngồi). Sự
ln phiên điểm nhìn này cho thấy sự linh hoạt của các kiểu tổ chức miêu tả và
bình luận trong cốt truyện.
4.1.1.1.3 Đặc trưng của truyện ngắn lãng mạn.
Ở Việt Nam, ra đời trong bối cảnh nước thuộc địa, sau khi chủ nghĩa lãng mạn
đã có một thời khì phát triển, văn chương lãng mạn xuất hiện với sự ảnh hưởng
của văn học Pháp kết hợp với tinh hoa, “hơi thở” văn học dân gian và văn học cổ
điện của dân tộc. Văn học lãng mạn thuộc loại hình văn học biểu hiện: các nhân
vật, tình huống, hình ảnh được nhà văn sáng tạo ra làm nhằm thỏa mãn yêu cầu
biểu hiện lý tưởng và tình cảm mãn liệt của họ. Cac nhà văn lãng mạn thường tìm
20


kiếm giá trị cao đẹp trong cảnh đời thường tăm tối, khám phá những cao cả trong
số phận bị ruồng bỏ, chà đạp để nhấn mạnh yếu tố phi thường khác lạ. Thạnh Lam
trong Hai đứa trẻ cũng thước dậy khát vọng mãnh liệt ở những mạnh đời nghèo
nàn tăm tối nơi phố huyện nghèo. Từng ấy con người trong bóng tối vẫn kiên nhân
hy vọng “ mong đợi một cái gì tươi sáng cho sự sơng nghèo khổ hằng ngày của
họ.” cái ngày mai ấy những người nơi phố huyện chưa hình dung ra được, chắc
nhà văn cũng chưa mường tượng ra. Nhưng đó vẫn và cái đích để người ta hướng
tới, hi vọng, đợi chờ .
Một đặc điểm khác của văn học lãng mạn là tự do biểu hiện tình cảm cái Tơi

cá nhân, cái tơi tràn đầy tình cảm, cảm xúc, cảm giác. Trong Hai đứa trẻ, tất cả các
chi tiết, sự việc, tâm trạng nhân vật trong bức tranh phố huyện đều được cảm nhận
bằng tấm lịng chia sẻ cảm thơng của nhân vật Liên, một mặt là do cảm xúc nhà
văn hóa thân vào rất tự nhiên, tinh tế.
Thủ pháp tương phản đối lập cũng là một nét nổi bật trong văn học lãng mạn.
Ở Hai đứa trẻ của Thạch Lam có sự tương phản giữa vũ trụ bao la với những kiếp
người nghèo khổ, ánh sáng và bóng tối. Bóng tối càng dày đặc bao nhiêu thì khát
vọng hướng về ánh sáng càng được khắc họa bấy nhiêu. Những cuộc đời trong
bóng tối ấy, cũng như không gian phố huyên kia, dày đặc, tăm tối nhưng vẫn lóe
lên ánh sáng của một thế giới khác. Thạch Lam đã mang đến một thông điệp giàu ý
nghĩ về con người tạo nên giá trị nhân văn cho tác phẩm: hãy tin tưởng và trận
trọng khát vọng của con người.
Mặt khác tác phẩm lãng mạn luôn phát huy cao thượng trí tượng tượng một
cách cao độ, có thể đưa người đọc đến những bên bờ xa lạ, ở đó cuộc sống con
người có khả năng tốt đẹp hơn. Hai đứa trẻ của Thạch Lam thuộc khuynh hướng
lãng mạn vì nó đề cập đến sự nhàm chán thực tại đến cùng cực của chị em Liên.
Từ đó hai chị em luôn nhớ đến cuộc sống tươi đẹp đã từng có khi gia đình ở Hà
Nội. Đồng thời bộc lộ những khát khao hướng tươi một cuộc sống có tương lai
tươi đẹp qua hình ảnh đồn tàu.
Dấu hiệu đầu tiên để phân biệt truyện ngắn lãng mạn với các loại truyện ngắn
khác là tính chất phi cốt truyện. Ở loại truyện này, người sáng tác không nhằm tập
trung xây dựng nhân vật có đời sống nội tâm phức tạp, nhiều mâu thuẫn, biến cố
mà chủ yếu tạo một ấn tượng, một suy nghĩ, cảm xúc hướng người đọc tới những
dịng tâm lý, tâm trạng, những thăng trầm trong tình cảm của nhân vật.
Chi tiết, tình tiết trong truyện ngắn lãng mạn khơng làm thành bước ngoặt để thốt
nút, mở nút mà chủ yếu là làm cơ sở để tạo bối cảnh cho cảm xúc phát triển những
điểm ngôn ngữ thơ và ngơn ngữ văn xi có khác nhau.
Truyện ngắn lãng mạn thì lại giàu chất thơ, chất suy tưởng. Chẳng hạn trong
Hai đứa trẻ chúng ta thấy bức tranh phố huyện hiện lên đầy chất thơ, nhiều màu
sắc, đường nét, âm thanh hài hòa. Đằng sau bức tranh ấy là cả một không gian tăm

tối trong một ngày tàn, phiên chợ tàn với những kiếp người tàn nhưng sâu thẳm
trong tâm hồn họ vẫn ánh lên niềm hy vọng vào một ngày mai tươi sáng. Trong
21


Hai đứa trẻ ta thấy lòng yêu tha thiết những con người nhỏ bé của tác giả. Từ đây
làm nên một thiên truyện thấm đẫm chất trữ tình.
Nhân vật trong truyện ngắn lãng mạn đều có đời sống nội tâm khơng q
phức tạp, khơng rõ ngoại hình, ít hành động, tính cách mờ nhạt, chủ yếu xuất hiện
qua tâm trạng. Qua nhân vật, tác giả khơng nhằm mục đích khái quát tính cách,
bản chất xã hội mà nhằm bộc lộ một tư tưởng mang ý nghĩa nhân sinh sâu sắc. Đi
sâu vào thế giới nội tâm nhân vật trên điểm nhìn nghệ thuật của nhà văn về cơ bản
theo xu hướng nhân vật.
4.1.1.3 Những đặc điểm cơ bản của“Hai đứa trẻ”- Thạch Lam
Hai đứa trẻ mang đặc điểm của một truyện ngắn hiện đại trữ tình. Vì vậy, khi
giảng dạy tác phẩm, giáo viên cần lưu ý một số đặc điểm sau của chủ nghĩa lãng mạn
và thể loại truyện ngắn tâm tình được thể hiện qua tác phẩm Hai đứa trẻ có những
đặc trưng nổi bật sau:
- Truyện ngắn tâm tình là loại truyện nghiêng về cảm xúc, cảm giác và mang
nhiều đặc điểm của thể loại trữ tình. Có nhiều tác giả khẳng định rằng: Cốt truyện
của Thạch Lam rất đơn giản, hầu như khơng cso chuyện gì đáng kể. Trần Ngọc
Dung cho rằng; “ nhiều truyện ngắn của Việt Nam là loại truyện ngắn khơng có
truyện..Truyện khơng có cốt truyện hoặc cốt truyện rất mờ nhạt. Truyện sử dụng
tối giản cốt truyện và lời thuật kể để mở rộng khả năng quan sát cảnh sắc biến động
trong không gian, thời gian và nắm bắt những biến đổi mong manh, bất thường của
tâm trạng nhân vật bằng tài năng miêu tả “dòng tâm tư” nhân vật Liên để làm nổi
bật vẻ đẹp riêng trong nỗi niềm nhân vật.
- Truyện khơng có xung đột kịch tính mạnh mẽ.
- Nhân vật khơng có tính cách rõ ràng.
- Truyện kể giàu cảm xúc, trữ tình, giàu chất thơ được khai thác bởi tâm hồn

giàu cảm xúc, năng lực nhận thức và biểu hiện vẻ đẹp của sự sống ln biến đổi
thống qua, mơ hồ trong cảnh sắc và vẻ đẹp bí ẩn trong tâm hồn, ý thức con người”.
Nguyễn Thành Thi cũng viết: “ Truyện ngắn Thạch Lam rât giàu chất thơ. Chất thơ
ấy man mát trong giọng điệu, ngôn ngữ truyện ngắn của ơng. Thạch Lam hình như
muốn trải tấm long cuả ông, của người trong truyện lên những trang văn. Nhưng ở
đâu, bao giờ , câu văn Thạch Lam vẫn chỉ là thủ thỉ tâm tình bình dị trong sáng.
- Lời kể chuyện nhỏ nhẹ, ân tình, thâm thúy. Giọng điệu chủ đạo trong truyện
ngắn Thạnh Lam là trữ tình sâu lắng. Nguyễn Hồnh Khung khẳng định: “ Với ngịi
bút giạn dị, tinh tế lạ thường, ngơn ngữ đặc biệt trong sáng, đầy chất thơ, Thạch Lam
đã góp phần nnag cao trình độ truyện ngắn Việt Nam lên một bước mới”.
- Cảm xúc của tác giả bộc lộ kín đáo thâm trầm và tinh tế.
Những đặc trưng cơ bản trên đây sẽ là điểm tựa cho chúng ta trong quá trình
dạy - học tác phẩm Hai đứa trẻ cuả Thạch Lam theo đúng đặc trưng thể loại.
22


4.1.2 Dạy – học tác phẩm gắn liền với phong cách nghệ thuật của tác giả
Phong cách nghệ thuật truyện ngắn Thạch Lam, mang một phong cách rất
riêng, không giống với bất cứ nhà văn nào trong Tự lực văn đồn. Đó là một phong
cách nhẹ nhàng, những trang văn giàu cảm xúc, thấm đượm tình người. Ơng có lối
viết đi sâu vào khám phá thế giới tình cảm của con người bằng giọng điệu thủ thỉ
tâm tình, bằng những nỗi cảm thông sâu sắc, bằng niềm thương và bằng tình
người. Cuộc đời ơng gắn bó với sự ra đời và phát triển của Tự lực văn đoàn, bằng
một khuynh hướng khác, một cách nhìn và khám khá cuộc sống theo lối riêng
mình, Thạch Lam đã xác định được giá trị của mình với bạn đọc bằng một phong
cách nghệ thuật riêng,độc đáo.
Mặc dù trong Tự lực văn đồn có tơn chỉ mục đích riêng của các sáng
tác văn chương, nhưng Thạch Lam vẫn tìm cho mình một con đường đi riêng,
một phong cách riêng không lẫn với các nhà văn trong Tự lực văn đồn. Ơng
tham gia sáng tác rất nhiều thể loại: truyện ngắn, tiểu thuyết, bút kí, phê bình

văn học. Truyện ngắn có tập Gió đầu mùa, Nắng trong vườn, Sợi tóc; tiểu
thuyết có Ngày mới; bút kí có Hà Nội băm sáu phố phường; tiểu luận phê
bình Theo dịng. Khơng giống với hai người anh Nhất Linh và Hồng Đạo có
đời sống chính trị phức tạp, Thạch Lam hướng tới một xã hội công bằng và
nhiều u thương. Chính vì vậy mà phong cách nghệ thuật của Thạch Lam
mang một nét riêng biệt so với các nhà văn đương thời và những người anh trong
Tự lực văn đồn.
Những sáng tác của ơng viết về thế giới nội tâm của nhân vật, ông thường chú
ý miêu tả những trạng thái tình cảm, những biến cố tâm lí của nhân vật. Điều này
đã làm cho truyện ngắn của Thạch Lam luôn thu hút người đọc. Truyện Hai đứa
trẻ là một truyện ngắn khơng có cốt truyện, nó diễn tả lại trạng thái cảm xúc của
Liên trong một khoảng thời gian ngắn ngủi buổi chiều đi dần vào đêm tối ở phố
huyện tràn ngập bóng tối. Những truyện ngắn của Thạch Lam đi sâu vào khám các
trạng thái tâm lí của nhân vật, cách tiếp cận khám phá con người trên phương diện
đi sâu vào những thế giới nội tâm, tinh thần của nhân vật đã tạo nên một nét độc
đáo trong thế giới nghệ thuật của Thạch Lam.
Không giống với phong cách của các thành viên trong Tự lực văn đoàn,
Thạch Lam thường viết về những con người có những số phận đau khổ bất
hạnh, những lớp người sống dưới đáy xã hội. Mỗi một kiểu nhân vật ông đều
đi sâu vào khai thác thế giới nội tâm, tinh thần của họ. Những nhân vật của
ông bao giờ cũng thiên về cảm xúc, suy nghĩ. Trong khi những cây bút của Tự lực
văn đoàn đi sâu vào miêu tả thế giới của những con người nghèo khổ bằng cái nhìn
ít thiện cảm, thì Thạch Lam viết về những người nghèo khổ với nỗi lòng thương
cảm. Một dạng nhân vật nữa được nhà văn tập trung miêu tả nhiều đó là những
người phụ nữ. Họ là những người mẹ, người vợ, người chị đảm đang. Ngồi ra
Thạch Lam cịn phát hiện ra ở những con người lam lũ đó những vẻ đẹp trong
tâm hồn của họ. Thạch Lam miêu tả họ và đồng thời thấy được nỗi vất vả của
họ, những truyện ngắn viết về kiểu nhân vật này Thạch Lam dường như thấu
hiểu những nỗi đau của các nhân vật. Đó là mẹ Lê trong Nhà mẹ Lê, Tâm trong
23



Cô hàng xén, Hai cô gái giang hồ trong Tối ba mươi…
Bên cạnh những thành cơng đó, một nét độc đáo trong phong cách nghệ thuật
của Thạch Lam là thành công ở việc sử dụng hệ thống ngôn ngữ văn chương điêu
luyện, trau chuốt, khơng cầu kì, giản dị trong sáng thuần Việt, ít sử dụng chữ
Nho. Đọc văn của Thạch Lam hơm nay ta vẫn thấy nó thật hiện đại, đó khơng
phải là những câu văn của q khứ như một số sáng tác của Tự lực văn đoàn.
Thạch Lam có một lối viết giàu cảm xúc và nhạc điệu, từ ngữ dùng giản dị,
khơng cầu kì. Xuất hiện trên văn đàn cùng thời với rất nhiều nhà văn khác, Thạch
Lam mang một dấu ấn rất riêng. Không trào lộng như Vũ Trọng Phụng, không hài
hước như Nguyễn Công Hoan, không triết lý như Nam Cao. Thạch Lam nhẹ nhàng
và tinh tế. Ngơn ngữ và giọng điệu trữ tình cũng vì thế là đặc trưng cơ bản của
truyện ngắn Thạch Lam. Mỗi truyện ngắn của ông như một bài thơ về những cuộc
đời, những thân phận nhỏ bé, côi cút và bất hạnh, gợi sự thương cảm, xót xa sâu
sắc của tình người. Giản dị mà sâu sắc, chứa chan tình nhân ái, Thạch Lam hướng
người đọc tới sự thanh cao của cái đẹp, cái thiện. Ơng ln đi sâu vào khám phá
đời sống tâm linh của nhân vật bằng một ngòi bút rất tinh tế, rất hiểu sự đời - đó là
những vẻ đẹp lẩn khuất bên trong tâm hồn con người: tình thương, sự cảm thơng,
lịng vị tha giữa người với người, giữa người với vật. Thật cảm động trước tình
thương mà bọn trẻ dành cho lũ chim non trong cơn giông tố, sự sám hối bởi một
phút giận dữ đã gây bất hạnh cho một con người, sự cảm thông với số phận nghèo
khổ của những tấm lòng cao cả, những tâm hồn trong sáng, hồn nhiên của những
em bé nghèo nơi phố huyện… những con người nhỏ bé, bình thường ấy bỗng vút
cao trong tác phẩm Thạch Lam, gợi sự ám ảnh về nhân cách và tình người cao cả.
Ngơn ngữ truyện ngắn Thạch Lam là lối ngơn ngữ dư ba, có sức đọng lớn.
Thạch Lam không gân guốc, không đao to búa lớn mà ln thâm trầm kín
đáo. Và đằng sau những dịng chữ lặng lẽ ấy là bao nhiêu những dằn vặt của sự
thức tỉnh nhân cách con người. Mỗi người ai rồi cũng sẽ có tình huống phải lựa
chọn, những phút giây chống chếnh bên bờ vực của sự sa ngã nhân cách. Nếu

không sáng suốt và bản lĩnh để chiến thắng người ta sẽ ngã, sẽ tự đánh mất mình.
Truyện ngắn Thạch Lam với những lời văn nhẹ nhàng và kín đáo,
Là một thành viên của Tự lực văn đoàn, phong cách Thạch Lam có ảnh hưởng
của trường phái lãng mạn. Song trong cái lãng mạn của Thạch Lam có vẻ tươi sáng
của ngày mai tốt đẹp hơn ngày hôm nay, nó thức tỉnh trong sâu thẳm con người
một chút mơ mộng, một niềm vui sống. Giọng văn Thạch Lam có sức sơi cuốn kỳ
diệu là vì vậy. Càng đọc càng say, càng đọc càng bị cuốn hút. Nó như kiểu “lạt
mềm buộc chặt”, càng đi sâu vào người đọc càng không thể dứt ra. Chất giọng ấy
đã diễn tả một cách tinh tế những cung bậc tình cảm của con người. Một nỗi buồn
khe khẽ, vơ vẩn, mơ hồ của một cô bé trong cảnh chiều tàn nơi phố huyện:
“Chiều. Chiều rồi. Một chiều êm ả như ru, văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ngồi
đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào. Trong cửa hàng hơi tối, muỗi đã bắt đầu vo ve.
Liên ngồi yên lặng bên mấy quả thuốc sơn đen: đơi mắt chị bóng tối ngập đầy dần
vào cái buồn của buổi chiều quê thấm thía vào tâm hồn ngây thơ của chị; Liên
không hiểu sao, nhưng chị thấy lòng buồn man mác trước cái giờ khắc của ngày
24


tàn.” (Hai đứa trẻ). Nhận xét về giọng điệu cuả Thạch Lam, các nhà nghiên cứu đều
khẳng định: giọng điệu chủ đạo trong truyện ngăn Việt Nam là trữ tình sâu lắng.
Mặt khác, điểm mới những tác phẩm truyện ngắn của Thạch Lam là ông đã
rất thành công trong việc sử dụng các hình thức thời gian nghệ thuật để tổ chức tác
phẩm của mình nhằm đạt hiệu quả cao trong việc bộc lộ nội dung tác phẩm.
Truyện ngắn Thạch Lam là sự kết hợp nhịp nhàng, không gượng ép của
các lớp thời gian: Đó là thời gian quá khứ tâm lí của nhân vật, thời gian hiện
tại dẫn truyện, thời gian trong tương lai gợi mở, thời gian trong cảm giác…Từ
đó chúng ta thấy được một phong cách rất tài hoa của nhà văn Thạch Lam.
Như vậy có thể nói Phong cách nghệ thuật truyện ngắn Thạch Lam,
mang một phong cách rất riêng, không giống với bất cứ nhà văn nào trong Tự
lực văn đồn. Đó là một phong cách nhẹ nhàng, những trang văn giàu cảm

xúc, thấm đượm tình người. Ơng có lối viết đi sâu vào khám phá thế giới tình
cảm của con người bằng giọng điệu thủ thỉ tâm tình, bằng những nỗi cảm
thơng sâu sắc, bằng niềm thương và bằng tình người.
Bên cạnh đó, trong những truyện ngắn của Thạch Lam, khơng gian bóng
tối cũng được thể hiện khá nhiều qua các tác phẩm. Bóng tối trở thành nỗi ám
ảnh đè nặng lên cuộc sống của những con người khốn khổ. Đấy là bóng tối
“trên con đường mấp mô chân trâu”. Con đường về nhà của Tâm (Cơ hàng
xén). Đó là “bóng tối khắp nơi dồn lại quãng phố hẽm này” trùm lên cuộc đời
Huệ, Liên – hai cô gái giang hồ trong (Tối ba mươi). Cũng là khoảng tối ngập
đầu trong dãy nhà lụp xụp, thấp lè tè xiêu vẹo trong (Một cơn giận) Khoảng
tối trùm lên khắp phố huyện với ánh sáng le lói tạo nên vẻ “hiu hiu đạm đạm”
trong Hai đứa trẻ… Bóng tối được Thạch Lam sử dụng một cách đầy dụng ý.
Nó như là sự đồng nghĩa với đói, rét, cơ cực, tủi nhục… tạo thành một hiện
thực bủa vây, hành hạ con người và cũng qua đó nhà văn đã tô đậm một mảng
số phận, bi kịch của những con người nghèo khổ trong xã hội.
Văn là người- nó giống như con người lịch thiệp nho nhã tài hoa Thạch
Lam, văn chương của ông hết sức tế nhị, có chừng mực, trang nhã, chính xác
ngắn gọn và tươi đẹp…Là một cái gì bàng bạc nhẹ nhàng. Nó khơng hề là
những luận đề lớn lao, những tư tưởng kỳ lạ, mà vẫn có sức lơi cuốn người
đọc bởi ngơn ngữ trong sáng giản dị và giọng văn nhẹ nhàng, uyển chuyển.
Bằng sự tài tình trong việc sử dụng ngơn ngữ, Thạch Lam đã đóng góp
cho ngơn ngữ văn học dân tộc những giá trị biểu cảm nghệ thuật mới làm giàu
có, phong phú thêm ngơn ngữ văn học Tiếng Việt.
Tiếp cận Hái đứa trẻ cần đặt nó trong dịng chảy sáng tác và phong cách của nhà
văn để có cách tìm hiểu thấu đáo hơn về giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.
4.1.3 Các phương pháp dạy- học theo định hướng phát triển năng lực
trong tác phẩm “Hai đứa trẻ” ( Thạch Lam).
Qua thực tế giảng dạy, tôi rút ra một số phương pháp cơ bản khi dạy tác
phẩm Hai đứa trẻ của nhà văn Thạch Lam như sau:
25



×