Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

DeDA Van vao10 HDdot 22012 2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.9 KB, 5 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO</b>
<b>TẠO HẢI DƯƠNG</b>


<b>KÌ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT </b>
<b> NĂM HỌC 2012-2013</b>


<b>MÔN THI : NGỮ VĂN</b>


<b>Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề)</b>
<b>Ngày thi: 14 tháng 7 năm 2012 </b>


Đề thi gồm 01 trang
<b>Câu 1 (2 điểm)</b>


<i>" Tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa.</i>
<i>Đó là tiếng “ba” mà nó cố đè nén trong bao nhiêu năm nay, tiếng “ba” như vỡ tung ra từ</i>
<i>đáy lòng nó, nó vừa kêu vừa chạ xơ tới, nhanh như một con sóc, nó chạy thót lên và dang</i>
<i>hai tay ôm chặt lấy cổ ba nó. Tôi thấy làn tóc tơ sau ót nó như dựng đứng lên ."</i>


a. Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Do ai sáng tác? Sáng tác vào thời gian nào?
b. Người kể chuyện trong đoạn văn trên là ai. Việc lựa chọn người kể như vậy có ý
nghĩa gì?


<b>Câu 2 (3 điểm)</b>
Sự tự tin.
<b>Câu 3 (5 điểm)</b>


Ước nguyện của nhà thơ Thanh Hải trong đoạn thơ sau:
<i>Ta làm con chim hót</i>


<i>Ta làm một cành hoa</i>


<i>Ta nhập vào hòa ca</i>
<i>Một nốt trầm xao xuyến</i>
<i>Một mùa xuân nho nhỏ</i>
<i>Lặng lẽ dâng cho đời</i>
<i>Dù là tuổi hai mươi</i>
<i>Dù là khi tóc bạc</i>


(<i><b>Mùa xuân nho nhỏ</b></i> - Thanh Hải, Sách Ngữ văn 9, tập II, trang 56)


---Hết---Họ và tên thí sinh………..Số báo danh………
Chữ ký của giám thị 1………Chữ ký của giám thị 2………


<b>Gợi ý </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>Năm học 2012 – 2013</b>
<b>Ngày thi: 14 tháng 7 năm 2012 </b>
<b>Câu 1: (2đ)</b>


a. Đoạn văn trên trích trong văn bản “Chiếc lược ngà” do Nguyễn Quang Sáng sáng
tác năm 1966 tại chiến trường Nam Bộ trong thời kỳ cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ
của nhân dân ta đang diễn ra ác liệt.


b. Người kể chuyện trong đoạn văn trên là nhân vật ông Ba – người đã chứng kiến
những cảnh ngộ éo le của cha con ông Sáu. Việc lựa chọn nhân vật kể chuyện như vậy khiến
câu chuyện trở nên đáng tin hơn đồng thời lại miêu tả được khách quan hơn các diễn biến
đối với các nhân vật….


<b>Câu 2: (3đ)</b>
* Yêu cầu chung:



- Kiểu bài nghị luận xã hội
- Vấn đề nghị luận: Sự tự tin.


- Trình bày dưới dạng một bài văn hồn chỉnh, có bố cục mở bài, thân bài, kết bài.
- Học sinh trình bày được những nội dung sau:


- Giải thích khái niệm tự tin. Phân biệt tự tin với tự ti, tự kiêu.
- Trình bày vai trị tác dụng lợi ích của tự tin.


- Liên hệ mở rộng


- Xây dựng phương hướng đúng đắn….
<b>Bài tham khảo:</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

đề trong một bài kiểm tra Văn hay lớn hơn là sự chọn ban ngành, công việc mà chúng ta sẽ
làm trong tương lai, dù là lớn hay nhỏ thì sự tự tin và quyết đoán cũng đều ảnh hưởng đến
kết quả mà chúng ta đạt được sau này. Nếu khơng có sự tự tin thì làm sao chúng ta dám chọn
đề văn khó hơn trong khi chúng ta đủ khả năng làm được, hay là chọn ban ngành mà mình
u thích để mà theo đuổi. Kế đến, người tự tin sẽk hông ngần ngại trước bất cứ một cơng
việc nào dù cơng việc đó có quá sức với họ đi chăng nữa và họ có thể thất bại. Qua đó, ta có
thể thấy được: tự tin như một nguồn động lực giúp cho ta có thể chấp nhận đương đầu với
những thử thách trong cuộc sống, dù thành cơng hay thất bại thì đó cũng là cơ hội để chúng
ta học thêm những kiến thức mới, phát hiện, đào sâu những phẩm chất tồn tại bên trong con
người chúng ta mà bấy lâu naychúng ta không biết. Nếu ta không chịu đứng ra thuyết trình
bài học của mình trước lớp thì làm sao chúng ta có thể biết kĩ năng nói của mình đến đâu để
mà sửa chữa, bồi dưỡng? Quan trọng hơn, sự tự tin sẽ tiếp cho ta thêm sức mạnh và nghị lực
để có thể vượt qua thất bại, khó khăn trước mắt để tiến lên phía trước, đồng thời cũng là chìa
khóa dẫn đến thành cơng trong cơng việc. Điển hình cụ thể hơn: những người nói tiếng Anh
giỏi chắc chắn phải có nhiều lần đứng ra nói chuyện với người khác, người nước ngoài bằng


tiếng Anh, cũng phải vấp những lỗi về ngữ pháp, cách dùng từ, nhưng sự tự tin trong giao
tiếp đã giúp họ vượt qua và đạt được thành công trong việc học ngoại ngữ. Cuộc sống luôn
đầy rẫy những thử thách, nếu chúng ta không tự tin, tin vào chính mình để vượt qua thì thành


cơng sẽ khó mà đến với chúng ta.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

khuyến khích những quyết định riêng tư chính đáng của con cái và biết lắng nghe, động
viên, an ủi chúng khi cần thiết. Về phía nhà trường và xã hội, cần có những buổi hội thảo
dành cho giới trẻ về “sự tự tin”, giáo dục một cách rõ ràng mà không sơ sài chung chung,
gần gũi mà không cứng nhắc và lý thuyết suông, gần gũi với thực tế cuộc sống của chúng
em, chú trọng hơn về việc tư vấn tâm lí tuổi vị thành niên, định hướng tương lai cho học
sinh.


Tự tin là chiếc chìa khóa dẫn đến sự thành đạt trong cuộc sống, vậy chúng ta hãy rèn
luyện nó ngay từ bây giờ để trở thành một con người năng động , bản lĩnh trong xã hội, tồn
tại một niềm tin mãnh liệt vào bản thân trước chông gai cuộc đời.


<b>Câu 3: (5đ)</b>


- Kiểu bài nghị luận về một đoạn thơ.


- Nội dung: Ước nguyện cống hiến của nhà thơ Thanh Hải trong 2 khổ thơ bài “Mùa xuân
nho nhỏ”.


- HS cần có các ý sau:


+ Ước nguyện muốn hóa thân của nhà thơ để tơ điểm cho cuộc đời. HS phân tích các hình
ảnh con chim, cành hoa, nốt trầm.


- Đó là ước nguyện cống hiến chân thành, khiêm nhường khơng ồn ào, phơ trương.


- Phân tích đại từ “ta”, điệp ngữ “ta làm”, hình ảnh ẩn dụ “mùa xuân nho nhỏ”...
- Điệp ngữ “Dù là” nhấn mạnh ước nguyện cống hiến....


=> khẳng định một lẽ sống đẹp của nhà thơ: Sống là cho, là dâng hiến cho đời....
<b>Tham khảo dàn ý:</b>


<b> A- Mở bài :</b>


- Giới thiệu bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”, và đoạn trích hai khổ thơ trên.
- Giới thiệu nhận xét về hai khổ thơ trên (như đề bài đã nêu).


<b> </b>


<b> B- Thân bài :</b>


* Từ cảm xúc về mùa xuân thiên nhiên, mùa xuân đát nước, nhà thơ có khát vọng thiết tha,
làm “mùa xuân nho nhỏ” dâng cho đời.


<b> 1. Ước nguyện được sống đẹp, sống có ích cho đời.</b>


Muốn làm con chim hót, cành hoa, nốt trầm xao xuyến trong bản hồ ca.( Phân tích các
hình ảnh này để thấy vẻ đẹp ước nguyện của Thanh Hải).


- Điệp ngữ “Ta làm…”, “Ta nhập vào…” diễn tả một cách tha thiết khát vọng được hoà
nhập vào cuộc sống của đất nước được cống hiến phần tốt đẹp – dù nhỏ bé của cuộc đời
mình cho cuộc đời chung – cho đất nước.


- Điều tâm niệm ấy được thể hiện một cách chân thành trong những hình ảnh thơ đẹp một
cách tự nhiên giản dị.



+ “Con chim hót”, “một cành hoa”, đó là những hình ảnh đẹp của thiên nhiên. Ở khổ thơ
đầu, vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên đã được miêu tả bằng hình ảnh “một bơng hoa tím
<i>biếc”, bằng âm thanh của tiếng chim chiền chiện “hót chi mà vang trời”. Ở khổ thơ này, tác</i>
giả lại mượn những hình ảnh ấy để nói lên ước nguyện của mình : <i><b>đem cuộc đời mình hồ</b></i>
<i><b>nhập và cống hiến cho đất nước.</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

+ Giữa mùa xuân của đất nước, tác giả xin làm một “con chim hót”, làm “Một cành hoa”.
Giữa bản “hồ ca” tươi vui, đầy sức sống của cuộc đời, nhà thơ xin làm <i>“một nốt trầm xao</i>
<i>xuyến”. Điệp từ “một” diễn tả sự ít ỏi, nhỏ bé, khiêm nhường. </i>


- ý thức về sự đóng góp của mình: dù nhỏ bé nhưng là cái tinh tuý, cao đẹp của tâm hồn
mình góp cho đất nước.


- Hiểu mối quan hệ riêng chung sâu sắc: chỉ xin làm một nốt trầm khiêm nhường trong bản
hoà ca chung.


+ Những hình ảnh con chim, cành hoa, nốt nhạc trầm cuối cùng dồn vào một hình ảnh thật
đặc sắc: “Một mùa xuân nho nhỏ – Lặng lẽ dâng cho đời”. Tất cả là những hình ảnh ẩn dụ
mang vẻ đẹp giản dị, khiêm nhường, thể hiện thật xúc động điều tâm niệm chân thành, tha
thiết của nhà thơ.


+ Bằng giọng thơ nhỏ nhẹ, sâu lắng, ước nguyện của Thanh Hải đã đi vào lòng người đọc,
và lung linh trong ánh sáng của một nhân sinh quan cao đẹp: Mỗi người phải mang đến cho
cuộc đời chung một nét đẹp riêng, phải cống hiến cái phần tinh tuý, dù nhỏ bé, cho đất nước,
và phải không ngừng cống hiến “Dù là tuổi hai mươi – Dù là khi tóc bạc”. Đó mới là ý
nghĩa cao đẹp của đời người.


- Sự thay đổi trong cách xưng hô “tôi” sang “ta” mang ý nghĩa rộng lớn là ước nguyện
chung của nhiều người.



- Hình ảnh “mùa xuân nho nhỏ” đầy bất ngờ thú vị và sâu sắc: đặt cái vô hạn của trời đất
bên cạnh cái hữu hạn của đời người, tìm ra mối quan hệ cá nhân và xã hội.


- Ước nguyện dâng hiến ấy thật đẹp đẽ, lặng lẽ, suốt đời.


<b> </b><i><b>* Khổ thơ thể hiện xúc động một vấn đề nhân sinh lớn lao.</b></i>
<i>“Ôi sống đẹp là thế nào hỡi bạn ?</i>
<i>Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình !”</i>
<i> (Tố Hữu)</i>


Đặt khổ thơ trong mối quan hệ với hoàn cảnh của Thanh Hải lúc ấy, ta càng hiểu hơn vẻ
đẹp tâm hồn nhà thơ.


<b> </b>


<b> C- Kết bài :</b>


- Tất cả đều thật đáng yêu, đáng trân trọng, đáng khâm phục.


</div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×