Tải bản đầy đủ (.docx) (44 trang)

CƠ sở lý LUẬN của VIỆC sử DỤNG TRUYỆN để PHÁT TRIỂN vốn từ VỰNG TIẾNG ANH CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI ở TRƯỜNG mầm NON

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (200.58 KB, 44 trang )

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC SỬ DỤNG TRUYỆN ĐỂ
PHÁT TRIỂN VỐN TỪ VỰNG TIẾNG ANH CHO
TRẺ 5 – 6 TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON

Tổng quan về lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trên thế giới
Có thể tóm lược các nghiên cứu trên thế giới về sự tiếp
nhận ngôn ngữ của trẻ theo các xu hướng sau:
Xu hướng 1: Tiếp nhận ngơn ngữ của trẻ là q trình
trẻ thực hiện các hành vi bắt chước người lớn
Đại diện là O.F.Skiner trong tác phẩm “Hành vi bằng
lời” cho rằng ngôn ngữ của trẻ được hình thành là do thao
tác quyết định, mà quan trọng là sự bắt chước, ngoại ngữ
cũng là một loại ngôn ngữ, những thao tác ngôn ngữ cùng
với sự giúp đỡ của người lớn sẽ giúp trẻ tiếp thu ngoại ngữ
dễ dàng [15].
Theo xu hướng này, cách học tiếng ở giai đoạn mầm
non là học mà chơi, chơi mà học. Học theo kiểu bắt chước
những hình ảnh thấy trên màn hình, bắt chước lời thầy cơ,
bắt chước những tình huống giao tiếp. Muốn vậy, một mặt


cần có chương trình và phương tiện giảng dạy tốt: thật nhẹ
nhàng, sinh động qua những trò chơi, và bài hát thích hợp
với tâm sinh lý trẻ nhỏ. Mặt khác, giáo viên phải được đào
tạo bài bản về chuyên môn cũng như khả năng sử dụng
thông thạo tiếng Anh mới có thể tổ chức hoạt động phát
triển vốn từ vựng tiếng Anh cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm
non một cách hiệu quả.
Xu hướng 2: Tiếp nhận ngôn ngữ là năng lực bẩm
sinh của con người


Theo N. Chomsky, ngôn ngữ con người là một hệ
thống phổ quát. Có mấy ngàn ngôn ngữ tự nhiên và chúng
chỉ khác nhau trên bề mặt, cịn cấu trúc chìm rất giống
nhau. Con người thừa hưởng một năng lực bẩm sinh về
ngôn ngữ được di truyền từ đời này qua đời khác. Trẻ em
dùng năng lực bẩm sinh về ngôn ngữ này để học những
ngôn ngữ cụ thể: học nói sau mới học viết, học các quy tắc
từ vựng, ngữ pháp. Đứa trẻ hình thành một ngơn ngữ qua
q trình tiếp nhận, học tập, sáng tạo nhờ năng lực bẩm sinh
ngôn ngữ. Trẻ bắt chước và lặp lại theo lời người lớn, tự
ghép nối những từ rời theo những quy tắc chúng cảm nhận
được khi nghe người xung quanh nói và được điều chỉnh,
rút kinh nghiệm theo chỉ bảo của người lớn cho đúng với


tình huống dùng. Sau năm năm đầu đời trẻ vơ thức tiếp
nhận được cơ cấu tiếng mẹ đẻ bằng năng lực bẩm sinh ngôn
ngữ và năng lực này vẫn được trẻ dùng để tiếp nhận một
ngoại ngữ khác. Nên tận dụng điều này cho trẻ học bất kỳ
ngoại ngữ nào tùy theo điều kiện và yêu cầu của môi trường
[34].
Xu hướng 3: Tiếp nhận ngôn ngữ là sự trả lời các
phản xạ
Paplop đã nghiên cứu rất nhiều về vấn đề kích thích
(Stimulate- S) và phản xạ (Reflection- R) trong cuộc sống.
Sự trả lời các kích thích khi tác động vào con người tạo
nên những phản xạ với công thức S->R. Mọi hoạt động
của con người là sự trả lời các phản ứng nhằm giúp người
thích nghi với mơi trường.
Khi trẻ sống trong mơi trường ngơn ngữ, trẻ chịu sự

kích thích đó và trẻ tiếp nhận – phát triển (nghe – nói được)
là do phải thích nghi. Điều này là một minh chứng cho giả
thuyết bẩm sinh: biết nói do học hỏi từ bé, học hỏi trong
cộng đồng, chứ không nhất thiết phải biết chữ, biết quy tắc
ngữ pháp. Do đó, đối với một số trẻ nhỏ trẻ có thể nói thành
thạo hai thứ tiếng, thứ tiếng cha mẹ dùng để giao tiếp với


trẻ hàng ngày và thứ tiếng trẻ sử dụng để giao tiếp trong
trường lớp.
Xu hướng 4: Sự phát triển ngôn ngữ trong mối quan
hệ với nhận thức
Theo Piaget, nhận thức phát triển là do trẻ hành động
với các vật thể, có nghĩa khi hoạt động trực quan với đồ vật
trẻ sẽ phát hiện những thiếu sót trong tư duy hiện có, và trẻ
sẽ luyện tập để tạo ra phương thức tư duy phù hợp với hiện
thực mà không cần dùng đến ngôn ngữ. Piaget cho rằng:
năng lực ngôn ngữ bẩm sinh và theo thời gian, năng lực đó
giảm dần và sự khác biệt loại hình ngơn ngữ sẽ ảnh hưởng
đến sự tiếp nhận của người học [2], [24].
Ngược lại, theo quan điểm của trường phái tâm lý –
ngôn ngữ học (L.S Vugotxky, A.M. Shakhnanovich) và
những tác giả có quan điểm gần gũi với trường phái này
như E. Bates, D.Slobn, R.Brown, .v.v. đã nhận định rằng: sự
phát triển khả năng ngôn ngữ của trẻ trải qua các giai đoạn
phát triển kế tiếp nhau, từ thấp đến cao, từ đơn giản đến
phức tạp. Sự phát triển này bị quy định bởi những vấn đề
thần kinh, sinh lý nhất định. Nhưng sự phát triển của các
hoạt động giao tiếp và hoạt động có tính đối tượng là những



yếu tố quyết định các bước phát triển khả năng ngôn ngữ
của trẻ chứ không là “năng lực nhận thức – khả năng tư
duy” đóng vai trị quyết định [2], [12].
Xu hướng 5: Khả năng tiếp nhận ngoại ngữ của trẻ
nhỏ là rất lớn
Thời thơ ấu chính là thời gian lý tưởng để dạy trẻ học
tiếng Anh. Trước khi biết nói, trẻ nhỏ học tập, hình thành
khái niệm, hiểu biết của mình bằng việc quan sát các hành
vi, lắng nghe những âm thanh xung quanh mình. Việc cho
trẻ tiếp xúc với ngoại ngữ thường xuyên sẽ giúp nuôi dưỡng
và phát triển não bộ, nền tảng từ vựng từ đó cũng dần được
hình thành [31].
Trong các nghiên cứu liên quan đến vấn đề song ngữ
các nhóm khoa học gia đa quốc gia (Tiến sĩ Sujin Yang –
Nhà tâm lý học kiêm ngôn ngữ học, TS Suzanne Flynn
thuộc Viện Công nghệ Massachsetts (Mỹ), các nhà khoa
học Đại học Washington (Mỹ), nhóm tâm lý tại Đại học
Bristol đã công bố: "Cấu trúc não bộ và sự phát triển tự
nhiên của trẻ em có thể giúp các trẻ nhỏ từ độ tuổi sơ sinh
đến 7 tuổi có một khả năng học song ngữ dễ dàng. Theo các
nghiên cứu này, khi cho các trẻ nhỏ này tiếp xúc với một


ngôn ngữ khác, khả năng tiếp nhận và phát triển ngơn ngữ
đó nhanh chóng một cách bất ngờ và việc đơn giản nhất là
tạo cho các trẻ có cơ hội nghe nói cả hai ngơn ngữ đồng
thời" [22].
Singapore, Malaysia, Philippines cũng coi tiếng Anh là
ngôn ngữ thứ hai bên cạnh tiếng mẹ đẻ được sử dụng bắt

buộc trong trường học và trẻ học tiếng Anh cùng tiếng mẹ
đẻ ngay từ bậc mầm non. Phương pháp tiếp cận ngôn ngữ
thứ hai ở trường mầm non là được giảng dạy như môn học
hoặc được lồng ghép vào các hoạt động đa dạng của trẻ ở
trường. Trẻ chơi mà học, được phát triển ngôn ngữ thông
qua các hoạt động hát, nhạc, đọc thơ, nghe kể chuyện, chơi
trị chơi, đóng kịch với thời lượng học tiếng Anh khá cao
(3-5 giờ/ngày).
Ở Việt Nam
Ở Việt Nam, nhiều nhà nghiên cứu tâm lý – giáo dục
học quan tâm đến giáo dục mầm non như Nguyễn Huy Cẩn,
Trương Minh Huệ, .v.v. cũng phản đối việc cho học ngôn
ngữ là một hoạt động chính thức như các hoạt động khác
đối với trẻ mầm non nhưng đều cho rằng có thể và nên cho
trẻ chơi với ngôn ngữ ở mức độ tiếp xúc với các hiện tượng


ngơn ngữ của tiếng nước ngồi có sự tương đối đồng nhất
với tiếng mẹ đẻ, sau đó cho trẻ tiếp xúc với những hiện
tượng ngơn ngữ của tiếng nước ngồi khác biệt với tiếng
mẹ đẻ (về ngữ âm, ngữ pháp, vốn từ, .v.v.) [30].
Chương trình giáo dục mầm non Việt Nam quy định
các trường mầm non không được phép tổ chức dạy tiếng
Anh trong giờ học chính khóa ở trường mầm non, mà chỉ
được phép tổ chức ngoài giờ cho trẻ ở lứa tuổi này, phải viết
các chương trình làm quen với tiếng Anh thật nhẹ nhàng,
với truyện tiếng Anh sinh động, vui tươi nhằm giúp trẻ phát
triển năng khiếu ngoại ngữ.
Bà Đỗ Ngọc Thiên Hương – Giám đốc trung tâm đào
tâm đào tạo ngữ âm và văn hóa giao tiếp PSC – số 23 Trần

Duy Hưng–Trung Hòa–Cầu Giấy–Hà Nội nghiên cứu về
việc học ngôn ngữ là một phần của sự phát triển của trẻ.
PSC đã mở lớp học đầu tiên về ngữ âm cho trẻ ở Việt Nam.
Đây là chương trình ngữ âm đầu tiên tại Việt Nam được
thiết kế trên cơ sở giáo trình quốc tế và nguồn học liệu mở
hỗ trợ từ các trường Đại học danh tiếng của nước ngoài và
sự cố vấn của các chuyên gia bản ngữ, được áp dụng trong
phòng học đa phương tiện (video, project, labroom, .v.v.)
[31].


Có nhiều nghiên cứu khác nhau nhưng đa số đều dựa
trên những nghiên cứu của các nhà khoa học nước ngồi và
đưa ra những nhận định về việc có thể cho trẻ học ngôn ngữ
thứ hai từ những năm đầu tiên của cuộc đời bởi khả năng
học ngôn ngữ của trẻ phát triển nhanh chóng khi lên 7 tuổi.
Giai đoạn này nếu trẻ được tiếp xúc với ngôn ngữ thứ hai
một cách thường xun trẻ có thể nói trơi chảy ngơn ngữ
đó. Sau 7 tuổi, việc học ngoại ngữ thường theo kiểu dịch ra
từ tiếng mẹ đẻ và gặp rất nhiều khó khăn.
Một số khái niệm cơ bản
Truyện và truyện dành cho trẻ mẫu giáo
Truyện
Theo từ điển Lạc Việt, “Truyện” là các tác phẩm văn
học miêu tả diễn biến của sự việc, tính cách của nhân vật.
Phần lớn các tác phẩm truyện đều sử dụng nhiều trí
tưởng tượng, óc sáng tạo của tác giả trên cơ sở quan sát, tìm
hiểu cuộc sống và thiên nhiên (nội dung truyện khơng hồn
tồn giống với thực tế); có nhân vật, cốt truyện và lời kể.
Truyện dành cho trẻ mẫu giáo

Truyện dành cho trẻ mẫu giáo là những truyện thiếu
nhi, được sáng tác dành riêng cho trẻ mẫu giáo.


Những đặc điểm của những câu chuyện dành cho trẻ
mẫu giáo đó là:
+ Lời văn ngắn ngọn và rõ ràng.
+ Hình ảnh phong phú, sinh động, lơi cuốn trẻ.
+ Giàu hình ảnh, vần điệu, nhạc điệu.
+ Sử dụng từ ngữ chọn lọc, trong sáng, vui tươi.
Sử dụng
Theo từ điển tiếng Việt thông dụng: “Sử dụng” nghĩa
là được lấy làm phương tiện để phục vụ nhu cầu, mục đích
nào đó” [17].
Hay theo tudien.com, “Sử dụng là dùng một phương
tiện, một đối tượng nào đó nhằm phục vụ nhu cầu, lợi ích
mà mình tiến hành.”
Hoạt động đó có đạt hiệu quả tốt hay khơng chính là
nhờ vào cách dùng/sử dụng đối tượng phù hợp.
Phát triển
Trong lịch sử triết học, quan điểm siêu hình xem sự
phát triển chỉ là sự tăng, giảm thuần túy về số lượng, khơng
có sự thay đổi về chất của sự vật, hiện tượng; đồng thời, nó


cũng xem sự phát triển là quá trình tiến lên liên tục, không
trải qua những bước quanh co, phức tạp.
Phát triển cũng là quá trình phát sinh và giải quyết
mâu thuẫn khách quan vốn có của sự vật, hiện tượng; là q
trình thống nhất giữa phủ định các nhân tó tiêu cực và kế

thừa, nâng cao nhân tố tích cực từ sự vật, hiện tượng cũ
trong hình thái của sự vật, hiện tượng mới.
Theo từ điển Hồng Phê thì “phát triển” được hiểu là
“biến đổi hoặc làm cho biến đổi từ ít đến nhiều, hẹp đến
rộng, thấp đến cao, đơn giản đến phức tạp” [10].
Từ vựng và từ vựng tiếng Anh
Từ vựng
Theo từ điển Tiếng Việt , “vựng” là yếu tố gốc Hán có
nghĩa là cái kho, nơi chứa. Từ vựng là kho từ, vốn từ của
một ngôn ngữ gồm các từ và các đơn vị tương đương với từ.
Từ vựng là một hệ thống hữu hạn, là một bộ phận quan trọng
của hệ thống ngôn ngữ, phát triển liên tục cùng với sự phát
triển của xã hội. Mỗi từ trong hệ thống bao giờ cũng đối lập
với các từ cịn lại, đồng thời chỉ có giá trị khi được xét trong
mối tương quan với các từ khác trong hệ thống. Từ vựng của
một ngơn ngữ thường có thể gồm nhiều trăm nghìn từ.


Việc học từ vựng là một trong những bước đầu tiên của
việc học ngơn ngữ thứ hai.
Có nhiều cách phân loại các loại từ vựng, theo từ điển
bách khoa toàn thư Wikipedia từ vựng được chia thành bốn
loại: Từ vựng đọc, từ vựng nghe, từ vựng viết, từ vựng nói.
Từ vựng tiếng Anh
Từ vựng Tiếng Anh là kho từ, vốn từ của ngơn ngữ
Anh. Nó bao gồm các từ và các đơn vị tương đương với từ.
Từ vựng Tiếng Anh là một hệ thống hữu hạn, là một bộ
phận quan trọng của hệ thống ngôn ngữ Anh, phát triển liên
tục cùng với sự phát triển của xã hội. Mỗi từ trong hệ thống
bao giờ cũng đối lập với các từ cịn lại, đồng thời chỉ có giá

trị khi được xét trong mối tương quan với các từ khác trong
hệ thống. Theo thống kê, số lượng từ vựng tiếng Anh
khoảng hơn một triệu từ, tuy nhiên trên thực tế, lượng từ
tiếng Anh được sử dụng chủ yếu vào khoảng 20.000 từ và
cũng được phân chia thành từ vựng nghe, nói, đọc và viết
Biện pháp
Cho đến nay có rất nhiều quan niệm của các nhà khoa
học, các cơng trình nghiên cứu khoa học xoay quanh vấn đề
biện pháp:


Theo Từ điển Tiếng Việt “Biện pháp là cách làm, cách
giải quyết một vấn đề cụ thể”. [10]
Theo cách hiểu nghiên cứu khoa học thì biện pháp là
con đường, cách thức để truyền tải nội dung.
Trong thực tế, biện pháp được sử dụng theo hai nghĩa:
- Theo nghĩa hẹp: Biện pháp là yếu tố tổ hợp thành
phương pháp, phụ thuộc phương pháp, trong tình huống cụ
thể, phương pháp và biện pháp có thể chuyển hóa cho nhau.
- Theo nghĩa rộng: Biện pháp bao hàm cả nội dung và
cách làm, nó nằm trong thang bậc dưới giải pháp và trên
phương pháp.
Phát triển vốn từ
Ở tuổi mẫu giáo, trẻ phát nắm được một số vốn từ cần
thiết đủ để giao tiếp với bạn bè, người lớn, tiếp thu các tri
thức sơ đẳng ban đầu. Vì vậy, phát triển NN (tích cực hóa
vốn từ) tức là chuyển từ vốn từ thụ động sang vốn từ tích
cực là một nội dung quan trọng của giáo dục ngôn ngữ cho
trẻ.
Phát triển NN được hiểu như một quá trình lâu dài của

việc lĩnh hội vốn từ mà con người đã tiếp thu được trong


lịch sử. Nó bao gồm 2 mặt: tích lũy số lượng (tăng dần về
số lượng từ tích cực) và tích cực hóa vốn từ từ lĩnh hội dần
dần những kinh nghiệm lịch sử xã hội thể hiện phù hợp
trong hoàn cảnh giao tiếp. Như vậy, nhiệm vụ nghiên cứu
PTVT cho trẻ không chỉ là giúp trẻ mở rộng vốn từ, làm
giàu vốn từ về mặt số lượng mà cịn góp phần tích cực hóa
vốn từ trong giao tiếp.
Biện pháp sử dụng truyện để phát triển vốn từ vựng tiếng
Anh cho trẻ mẫu giáo
Cho đến nay, chưa có khái niệm “Biện pháp sử dụng
truyện để phát triển vốn từ tiếng Anh cho trẻ 5-6 tuổi”.
Chính vì vậy, trên cơ sở nghiên cứu các khái niệm “Biện
pháp”,“Sử dụng”,“Truyện”,“Phát triển”, “từ vựng tiếng
Anh”, chúng tôi mạnh dạn đưa ra khái niệm như sau:
Biện pháp sử dụng truyện để phát triển vốn từ vựng
tiếng Anh cho trẻ 5-6 tuổi là tác động có tổ chức, có định
hướng của người giáo viên đối với việc lựa chọn và sử
dụng những sản phẩm văn học có phần lời bằng tiếng Anh,
phù hợp với đặc điểm tâm – sinh lí và khả năng tiếp nhận
ngoại ngữ của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong quá trình dạy
học nhằm mục đích giúp trẻ mở rộng vốn từ vựng của ngôn


ngữ đó.
Đặc điểm của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
Đặc điểm tâm - sinh lí
Cơ quan phát âm của người có cấu tạo rất phức tạp.

Trong đó thanh quản đóng vai trị rất quan trọng trong việc
hình thành lời nói. Bởi khi phát âm, dây thanh đóng kín,
hình dạng dây thanh có thể biến đổi, lúc dày, lúc mỏng, khi
căng dầy, khi căng ít, khi căng nhiều … tuỳ theo nhu cầu
phát âm. Sự phát âm đúng có liên quan chặt chẽ đến sự
phối hợp nhịp nhàng giữa các cơ quan phát âm của trẻ,
đồng thời cũng phụ thuộc vào sự hoàn thiện của bộ máy
phát âm. Ở độ tuổi mẫu giáo lớn, những điều kiện này đạt
ở mức tương đối ổn định, trẻ có khả năng điều chỉnh dây
thanh âm, do dây thanh chưa bị cứng, nếu trẻ có sự luyện
tập, điều chỉnh phù hợp, trẻ có thể phát âm chuẩn ngay từ
nhỏ [19].
Ở đây chúng ta đề cập tới quá trình tâm lý phát triển
mạnh mẽ và đặc trưng nhất, đó là tư duy. Sự phát triển tư
duy ở độ tuổi này mạnh mẽ về kiểu loại, các thao tác và thiết
lập nhanh chóng các mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện
tượng, thông tin giữa mới và cũ, gần và xa .v.v. Trẻ đã biết


phân tích tổng hợp khơng chỉ dừng lại ở đồ vật, hình ảnh mà
ngay cả từ ngữ. Tư duy của trẻ dần dần mất đi tính duy kỷ,
tiến dần đến khách quan, hiện thực hơn. Trẻ dần tư duy được
thực, hư. Đã có tư duy trừu tượng với các con số, không
gian, thời gian, quan hệ xã hội .v.v. Trẻ có ý thức rõ về
những ý nghĩ, tình cảm của mình, trách nhiệm đối với hành
vi. Các phẩm chất của tư duy đã bộc lộ đủ về cấu tạo và chức
năng hoạt động của nó như tính mục đích, độc lập sáng tạo,
tính linh hoạt, độ mềm dẻo .v.v. Ở trẻ 5-6 tuổi phát triển cả 3
loại tư duy, tư duy hành động trực quan vẫn chiếm ưu thế.
Tuy nhiên do nhiệm vụ hoạt động mà cả loại tư duy hình ảnh

trực quan, tư duy trừu tượng dược phát triển ở trẻ. Loại tư
duy này giúp trẻ đến gần với hiện thực khách quan [5].
Nhiều phẩm chất chú ý của trẻ đã được phát triển, trẻ
biết hướng ý thức của mình vào các đối tượng cần cho vui
chơi, học tập hoặc lao động tự phục vụ. Trẻ có khả năng chú
ý có chủ định từ 37 - 51 phút, đối tượng chú ý hấp dẫn,
nhiều thay đổi, kích thích được sự tị mị, ham hiểu biết của
trẻ. Trẻ có thể phân phối được chú ý vào 2, 3 đối tượng
cùng một lúc, tuy nhiên thời gian phân phối chú ý chưa bền
vững, dễ dao động. Di chuyển chú ý của trẻ nhanh, nếu sự
hướng dẫn di chuyển tốt. Sự phân tán chú ý ở trẻ còn mạnh,


nhiều khi trẻ không tự chủ được do xung lực bản năng chi
phối. Ở giai đoạn này ý nghĩa của âm thanh làm cho trẻ đã
chú ý nhiều. Từ âm thanh bên ngoài, trẻ biết chú ý tập trung
vào sự suy nghĩ, cảm xúc bên trong bộ não của trẻ.
Đặc điểm phát triển ngơn ngữ
Sự hồn thiện tiếng mẹ đẻ ở trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thể
hiện theo các hướng:
Nắm vững ngữ âm và ngữ điệu khi sử dụng tiếng mẹ
đẻ:
Trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi, do việc giao tiếp bằng ngôn
ngữ được mở rộng ở những năm trước đây, tai âm vị được
rèn luyện thường xuyên để tiếp nhận các ngữ âm khi nghe
người lớn nói, mặt khác về mặt sinh lý, cơ quan phát âm đã
trưởng thành đến mức trẻ có thể phát ra những âm tương
đối chuẩn, kể cả những âm khó của tiếng mẹ đẻ (ví dụ như
từ “khuềnh khồng”…). Nhờ đó trẻ mẫu giáo lớn đã biết sử
dụng ngữ điệu một cách phù hợp với nội dung giao tiếp hay

nội dung câu chuyện mà trẻ kể. Biết sử dụng ngữ điệu phù
hợp với cảm xúc. Khả năng này được thể hiện khá rõ khi trẻ
kể lại những câu chuyện mà mình thích cho người khác
nghe.


Phát triển vốn từ và cơ cấu ngữ pháp:
Trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi có sự tích lũy phong phú về
mặt vốn từ bao gồm danh từ, động từ, tính từ, liên từ. Vốn
từ của trẻ đủ để diễn đạt các mặt trong đời sống hằng ngày.
Nếu trẻ ở trong điều kiện sống và giáo dục tốt thì ở độ tuổi
này, trẻ đã có thể sử dụng ngữ pháp tiếng mẹ đẻ một cách
thành thạo, mặc dầu q trình đó diễn ra một cách khơng
có ý thức, khác với q trình học ngữ pháp một cách có ý
thức ở trường phổ thông sau này. Sự lĩnh hội ngôn ngữ của
trẻ ở giai đoạn này cịn chịu ảnh hưởng bởi tính tích cực
của bản thân trẻ đối với ngôn ngữ. Đối với những trẻ chủ
động trong giao tiếp, tích cực tìm hiểu các hiện tượng ngôn
ngữ (tức là ngôn ngữ đã trở thành đối tượng của ý thức) thì
trẻ khơng những hiểu được từ ngữ và nắm vững ngữ pháp
một cách vững vàng mà còn “sáng tạo ra những từ ngữ,
những cách nói mới lạ khơng có trong ngơn ngữ của người
lớn”. Trong q trình sử dụng ngơn ngữ, trẻ mẫu giáo từ 56 tuổi đã bắt đầu hiểu được ý nghĩa của từ và nguồn gốc
của nó, trẻ có thể diễn đạt bằng lời ý nghĩa của từ cho
người khác.
Sự phát triển ngôn ngữ mạch lạc:


Trẻ ở độ tuổi này có khả năng nắm được ý nghĩa của
từ vựng thông dụng, phát âm đúng sự phát âm của người

lớn (tuỳ theo địa phương có giọng nói như thế nào thì trẻ sẽ
nói theo như vậy), biết dùng ngữ điệu phù hợp với hoàn
cảnh giao tiếp, và đặc biệt là nói đúng hệ thống ngữ pháp
phức tạp bao gồm những quy luật ngôn ngữ tinh vi nhất về
phương diện cú pháp và về phương diện tu từ, nói năng
mạch lạc thoải mái. Có thể nói trẻ đã thực sự nắm vững
tiếng mẹ đẻ.
Tiếng Anh và việc cho trẻ 5-6 tuổi làm quen với tiếng
Anh
Điểm tương đồng và khác biệt giữa tiếng Anh và tiếng
Việt
Theo chúng tôi, để học tốt một ngơn ngữ nào đó ta cần
phải tìm ra sự liên hệ giữa ngơn ngữ đó với tiếng mẹ đẻ
(những điểm tương đồng và khác biệt giữa tiếng Anh và
tiếng Việt). Đó là việc rất có ích trong việc cho trẻ làm quen
với tiếng Anh.
Tương đồng
Tiếng Việt là ngôn ngữ đơn lập, tiếng Anh là ngôn ngữ
biến hình vì thế có rất ít sự tương đồng giữa hai ngôn ngữ


này. Tuy nhiên, giữa hai ngơn ngữ này vẫn có các điểm
tương đồng sau:
- Cùng sử dụng bằng chữ cái Latinh
- Có một lượng lớn từ vay mượn
- Giàu nhóm từ:
+ Từ đa nghĩa. VD: book (quyển sách/ đặt trước); play
(chơi/ vở kịch).
+ Từ đồng nghĩa: mama, mum, mother (mẹ - má - u)
- Có nhiều từ loại và kiểu từ loại (danh từ, động từ,

tính từ…)
- Trật tự từ vừa chặt chẽ, vừa linh hoạt
- Trong tiếng Việt và tiếng Anh, vị trí các thành phần
câu đều có vai trò quan trọng trong cấu trúc câu. Việc thay
đổi vị trí của vị đối với chủ ngữ, nghĩa là thay đổi trật tự từ
trong cấu trúc câu thường dẫn đến việc nội dung thơng báo
của câu đó bị thay đổi, hơn nữa, có thể dẫn đến sự thay đổi
cả hình thức cấu trúc câu và sắc thái của nó.
- Điểm khác lớn nhất về trật tự các định tố trong một
danh ngữ tiếng Anh và tiếng Việt là: trong tiếng Anh các


tính từ đứng trước danh từ, cịn trong tiếng Việt thì ngược
lại.
- Đọc, viết đều được quy ước từ trái sang phải, từ trên
xuống dưới của dòng và của trang giấy.
Khác biệt
Sự khác biệt giữa tiếng Anh và tiếng Việt
Tiếng Việt

Tiếng Anh

Chữ cái

Gồm 29 chữ cái

Gồm 26 chữ cái

Nguyên
âm


- Có 12 nguyên âm

- 5 nguyên âm

Đơn vị cơ - Tiếng
bản

- Từ

Phụ âm

- Có 21 phụ âm

- Có 17 phụ âm

- Có một âm tắc thanh - Có một âm câm /h/
hầu
Âm đầu

- Phụ âm hoặc nguyên - Phụ âm
âm, là phụ âm, thường nguyên âm
là âm khó nghe

hoặc

Âm cuối

- Phụ âm, nguyên âm - Nguyên âm hoặc
hoặc bán âm:

phụ âm


Tiếng Việt

Tiếng Anh

- 6 phụ âm: m, n, p, k, t - Có một số ít từ
khác có kết thúc là
- có 3 bán âm: ua, ia,
phụ âm: con (với)
ưa
Từ

- Đơn vị cấu tạo từ là - Đơn vị cấu tạo từ là
hình vị
hình vị.
- Từ ít nhất có 1 chữ - Từ có ít nhất 1 chữ
cái, nhiều nhất có 7 cái, và rất nhiều từ
chữ cái
có trên 7 chữ cái.
- Trong một từ có tối - Đa số có 2 nguyên
đa 2 nguyên âm đứng âm đứng liền nhau
liền nhau
trong một từ.

Động từ

- Khơng thay đổi hình - Động từ thay đổi
thái ở các ngơi

hình thái theo các
ngơi
- Các thì khác nhau chỉ
thêm phụ tố
- Thay đổi theo từng
thì
- Khơng có nội và
ngoại động từ
- Có nội và ngoại
động từ

Danh từ

- Danh từ riêng

- Danh từ riêng

- Danh từ chung

- Danh từ chung


Tiếng Việt

Tiếng Anh

- Danh từ tổng thể

- Danh từ tập hợp


- Danh từ đơn thể

- Danh từ trừu tượng

- Danh từ loại thể
Tính từ

- Tính từ mơ tả

- Tính từ riêng

- Tính từ giới hạn

- Tính từ mơ tả

- Tính từ thuộc tính

- Tính từ sở hữu

- Tính từ vị ngữ

- Tính từ số mục

- Tính từ độc lập

- Tính từ giới hạn
- Tính từ chỉ thị
- Tính từ nghi vấn

Trạng từ


- Chỉ cách thức

- Chỉ thể cách

- Chỉ thời gian

- Chỉ thời gian

- Chỉ tần suất

- Sự thường xuyên

- Chỉ nơi chốn

- Chỉ nơi chốn

- Chỉ mức độ

- Chỉ mức độ

- Chỉ số lượng

- Nghi vấn

- Nghi vấn


Tiếng Việt


Tiếng Anh

- Liên hệ
Đại từ

- Đại từ xưng hô chân - Đại từ nhân xưng
chính
- Đại từ bất định
- Đại từ xưng hơ khơng
- Đại từ sở hữu
chân chính
- Đại từ phản thân
- Đại từ phản thân
- Đại từ qua hệ
- Đại từ tương hỗ
(nhau…)
- Đại từ chỉ định
- Đại từ nghi vấn

- Đại từ nghi vấn

- Đại từ thay thế
Giới từ

- Giới từ chỉ nơi chốn
- Giới từ chỉ thời gian
- Giới từ chỉ phạm vi

- Giới từ chỉ thời
gian

- Giới từ chỉ nơi
chốn

- Giới từ chỉ nguyên
- Giới từ chỉ thể cách
nhân, mục đích
- Giới từ chỉ mục
- Giới từ chỉ phương
đích
tiện, cơng cụ
- Giới từ chỉ nguyên
- Giới từ chỉ đối tượng
nhân
- Giới từ chỉ sự


Tiếng Việt

Tiếng Anh
chuyển dịch

Thán từ

Trọng âm

Thán từ được sử dụng
rất nhiều đặc biệt trong
giao tiếp nhằm biểu lộ
tình cảm: phấn khởi,
nghi ngờ, sung sướng,

đau đớn… nhưng khác
với các thán từ tiếng
Anh. Cùng một thán từ
như “Trời ơi!” nhưng
tùy từng trường hợp
mà sắc thái, giọng
điệu, nét mặt mà biểu
hiện ý nghĩa khác
nhau.

- Chỉ sự phấn khởi
- Chỉ sự nghi ngờ
- Gọi ai đó, hỏi han
- Chỉ sự bực mình
- Chỉ sự sung sướng
- Chỉ sự đau đớn
- Chỉ sự do dự
- Chỉ sự ngạc nhiên

- Chỉ có trọng âm của
câu, khơng có trọng
âm của từ (do tiếng
Việt thuộc loại đơn âm
tiết)

- Các từ đều có
nhiều âm tiết nên
việc đọc đúng hay
sai trọng âm mang
tính quyết định đến ý

nghĩa của từ đó. Câu
- Trọng âm của câu
cũng có trọng âm tùy
bao hàm sắc thái tình
thuộc vào dạng câu:
cảm của người nói.
hỏi, cầu khiến…

Cách phát Có thể đánh vần từng Đọc theo giáo viên


Tiếng Việt
âm

Tiếng Anh

kí tự phát âm thành từ. giảng dạy hoặc tra từ
điển, không thể tự
đánh vần.

Tiếng Anh là một ngoại ngữ đối với trẻ em Việt Nam
Ngôn ngữ được coi là ngôn ngữ thứ hai khi ngôn ngữ
được sử dụng thường xuyên, liên tục trong đời sống, người
nói sử dụng ngơn ngữ trong các tình huống giao tiếp tự
nhiên, hàng ngày của đời sống. Ngơn ngữ thứ hai có thể
được tiếp nhận không cần thông qua việc học tại nhà
trường.
Ngôn ngữ được coi là ngoại ngữ khi ngôn ngữ không
được sử dụng thường xuyên trong môi trường của người nói
mà chỉ được xem là một mơn học. Người nói ít hoặc khơng

có cơ hội được sử dụng ngơn ngữ đó trong các tình huống
giao tiếp tự nhiên hàng ngày. Nói cách khác tiếng nước
ngồi khơng có các dạng thức tồn tại và các điều kiện giao
tiếp rộng rãi như tiếng mẹ đẻ hoặc của ngôn ngữ thứ hai
trong các điều kiện song ngữ. Tiếng nước ngoài chỉ tồn tại
trong một số phạm vi hạn chế nhất định (ví dụ như việc


×