Tải bản đầy đủ (.docx) (90 trang)

lich su lop 8 HK1 chuan ktkn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (770.65 KB, 90 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<i><b>Phần một:</b></i>


<b>HỌC THỨC LÀ CHÌA KHĨA MỞ TẤT CẢ MỌI CÁNH CỬA</b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<i><b>* LSTG Cận đại (từ giữa TK XVI đến năm 1917)</b></i>


<i>Chương I: Thời kì xác lập của CNTB (Từ TK XVI đến nửa sau TK XIX)</i>
<i>Tiết 1,2 – Bài 1: Những cuộc CMTS đầu tiên</i>


<i>Tiết 3,4 – Bài 2: CMTS Pháp (1789 – 1794)</i>


<i>Tiết 5,6 – Bài 3: CNTB được xác lập trên phạm vi TG</i>
<i>Tiết 7,8 – Bài 4: PTCN và sự ra đời CN Mác.</i>


<i>Chương II: Các nước TB chủ yếu cuối TK XIX đầu TK XX</i>
<i>Tiết 9 – Bài 5: Công xã Pari 1871</i>


<i>Tiết 10,11 – Bài 6: Các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ cuối TK XIX đầu TK XX</i>
<i>Tiết 12,13 – Bài 7: PTCN Quốc tế cuối TK XIX đầu TK XX</i>


<i>Tiết 14 – Bài 8: Sự phát triển của KT, KH, VH và NT thế kỉ XVIII – XIX.</i>
<i>Chương III: Châu Á giữa TK XVIII – đầu TK XX</i>


<i>Tiết 15 – Bài 9: An Độ</i>


<i>Tiết 16: Làm kiểm tra viết 1 tiết</i>


<i>Tiết 17 – Bài 10: Trung Quốc cuối TK XIX – đầu TK XX</i>


<i>Tiết 18 – Bài 11: Các nước Đông Nam Á cuối TK XIX đầu TK XX</i>
<i>Tiết 19 – Bài 12: Nhật Bản giữa TK XIX đầu TK XX.</i>



<i>Chương IV: Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918)</i>
<i>Tiết 20 – Bài 13: CTTG thứ nhất (1914 – 1918)</i>


A


<i>Tiết 21 – Bài 14: Ôn tập LSTG Cận đại.</i>
<i><b>* LSTGHĐ (Từ năm 1917 đến 1945)</b></i>


<i>Chương I: CM Tháng Mười Nga năm 1917 và công cuộc XDCNXH ở LX</i>
<i>Tiết 22,23 – Bài 15: CM tháng Mười Nga năm 1917 và cuộc đấu</i>


<i>tranh bảo vệ CM (1917 – 1921)</i>


<i>Tiết 24 – Bài 16: LX xây dựng CNXH (1921 – 1941).</i>


<i>Chương II: Châu Au và nước Mĩ giữa hai cuộc CTTG (1918 – 1939)</i>
<i>Tiết 25,26 – Bài 17: Châu Au giữa hai cuộc CTTG (1918 – 1939)</i>
<i>Tiết 27 – Bài 18: Nước Mĩ giữa hai cuộc CTTG (1918 – 1939).</i>
<i>Chương III: Châu Á giữa hai cuộc CTTG (1918 – 1939)</i>


<i>Tiết 28 – Bài 19: Nhật Bản giữa hai cuộc CTTG (1918 – 1939)</i>
<i>Tiết 29,30 – Bài 20: PT độc lập ở châu Á (1918 – 1939)</i>


<i>Tiết 31: Làm bài tập LS.</i>


<i>Chương IV: CTTG II (1939 – 1945)</i>


<i>Tiết 32 – Bài 21: CTTG thứ hai (1939 – 1945).</i>



</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<i>Tiết 35 – Bài 24: Cuộc KC từ năm 1858 đến năm 1873 (Mục I)</i>
<i>Tiết 36: Làm bài kiểm tra HK I</i>


<b>Lớp 8</b>
Cả năm: 37 tuần (52 tiết)


Học kì I: 19 tuần (35 tiết)
Học kì II: 18 tuần (17 tiết)


Kiểm tra 1 tiết : 2 bài (mỗi học kì 1 bài)
Kiểm tra học kì : 2 bài (mỗi học kì 1 bài)


Kết thúc học kì I học hết bài : Bài 23. Ôn tập lịch sử thế giới hiện đại (từ năm
1917 đến năm 1945)


Kết thúc năm học học hết chương trình, SGK.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

<b>HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN ĐIỀU CHỈNH NỘI DUNG DẠY HỌC</b>
<b>MÔN LỊCH SỬ, CẤP THCS</b>


<i>(Kèm theo Công văn số.../BGDĐT-GDTrH ngày tháng 8 năm 2011 của Bộ</i>
<i>Giáo dục và Đào tạo)</i>


<b>1. Mục tiêu của việc điều chỉnh nội dung dạy học </b>


Điều chỉnh nội dung dạy học để dạy và học phù hợp với chuẩn kiến thức kĩ
năng và mục tiêu giáo dục, phù hợp với thời lượng dạy học và điều kiện thực tế các nhà
trường.


Điều chỉnh nội dung dạy học theo hướng cắt giảm các nội dung quá khó,


trùng lặp, chưa thật sự cần thiết đối với học sinh (HS), các câu hỏi, bài tập đòi hỏi
phải khai thác quá sâu kiến thức lí thuyết, để giáo viên (GV), HS dành thời gian
cho các nội dung khác, tạo thêm điều kiện cho GV đổi mới phương pháp dạy học
theo u cầu của chương trình giáo dục phổ thơng.


<b>2. Thời gian thực hiện</b>


Hướng dẫn này dựa trên sách giáo khoa (SGK) của Nhà Xuất bản Giáo dục
Việt Nam ấn hành năm 2011 và được áp dụng từ năm học 2011 - 2012. Nếu GV
và HS sử dụng SGK của các năm khác thì cần đối chiếu với SGK năm 2011 để
điều chỉnh, áp dụng phù hợp.


<b>3. Hướng dẫn thực hiện các nội dung </b>


Ngoài các nội dung đã hướng dẫn cụ thể trong văn bản, trong cột Hướng dẫn
thực hiện ở các bảng dưới đây cần lưu ý thêm một số vấn đề sau:


Đối với các bài, các phần khơng dạy thì GV dùng thời lượng của các bài, các
phần này dành cho các bài, các phần khác hoặc sử dụng để luyện tập, củng cố,
hướng dẫn thực hành cho HS. Không ra bài tập và không kiểm tra, đánh giá kết
quả học tập của HS vào những nội dung được hướng dẫn là ”không dạy” hoặc ”đọc
thêm”. Tuy nhiên, GV, HS vẫn có thể tham khảo các nội dung đó để có thêm sự
hiểu biết cho bản thân.


Trên cơ sở khung phân phối chương trình của mơn học, các sở GDĐT,
phòng GDĐT chỉ đạo các trường và GV điều chỉnh phân phối chương trình chi tiết
đảm bảo cân đối giữa nội dung và thời gian thực hiện, phù hợp với điều chỉnh nội
dung dạy học dưới đây.


Toàn bộ văn bản này được nhà trường in sao gửi cho tất cả GV bộ môn.



<b>TT</b> <b>Bài</b> <b>Trang</b> <b>Nội dung điều chỉnh</b> <b>Hướng dẫn thực hiện</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

Bài 1.


Những cuộc cách
mạng tư sản
đầu tiên


3 ra đời


- Mục I.2. Cách mạng tư sản
Hà Lan


- Mục II. 2. Tiến trình cách
mạng


- Mục III.2. Diễn biến cuộc
chiến tranh.


Hướng dẫn HS
đọc thêm.


2


Bài 2.


Cách mạng tư
sản Pháp
(1789-1794)



10 Mục II. Cách mạng bùng nổ


Chỉ nhấn mạnh sự
kiện 14/7, "Tuyên
ngôn Nhân quyền
và Dân quyền",
nền chun chính
dân chủ cách mạng
Gia-cơ-banh.
3 Bài 3.


Chủ nghĩa tư
bản được xác lập
trên phạm vi thế
giới.


18 - Mục I.2. Cách mạng công
nghiệp ở Đức, Pháp


- Mục II.1. Các cuộc cách
mạng tư sản thế kỷ XIX


Không dạy
4 Bài 4.


Phong trào công
nhân và sự ra đời
của chủ nghĩa
Mác.



28 Mục II. Sự ra đời của chủ
nghĩa Mác


Hướng dẫn HS
đọc thêm.


5 Bài 5.


Công xã Pari
1871


35 - Mục II. Tổ chức bộ máy và
chính sách của Cơng xã Pari
- Mục III: Nội chiến ở Pháp.


Hướng dẫn HS
đọc thêm.


6 Bài 6.


Các nước Anh,
Pháp, Đức, Mỹ
cuối thế kỷ XIX
đầu thế kỷ XX.


39 Mục II. Chuyển biến quan
trọng của các nước đế quốc


Không dạy



7 Bài 7.


Phong trào công
nhân quốc tế
cuối thế kỷ XIX,
đầu thế kỷ XX.


45 Mục I. Phong trào công nhân
quốc tế cuối thế kỷ XIX.
Quốc tế thứ II.


Đọc thêm.


8 Bài 8.


Sự phát triển của


51 Nội dung văn học và nghệ
thuật mục II. Những tiến bộ


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

kỹ thuật, khoa
học, văn học và
nghệ thuật thế kỷ
XVIII- XIX.


về khoa học tự nhiên và khoa
học xã hội.


9 Bài 10.



Trung Quốc cuối
thế kỷ XIX-đầu
thế kỷ XX


58 Mục II. Phong trào đấu tranh
của nhân dân Trung Quốc
cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ
XX


Hướng dẫn HS lập
niên biểu.


10 Bài 12.


Nhật Bản giữa
thế kỷ XIX- đầu
thế kỷ XX


66 Mục III. Cuộc đấu tranh của
nhân dân lao động


Không dạy


11 Bài 15.


Cách mạng tháng
Mười Nga 1917
và cuộc đấu tranh
bảo vệ cách mạng


(1917-21)


75 Mục II. Cuộc đấu tranh xây
dựng và bảo vệ thành quả
cách mạng.


Không dạy


12 Bài 16.


Liên Xô xây
dựng chủ nghĩa
xã hội
(1921-1941).


82 Mục II. Công cuộc xây dựng
CNXH ở Liên Xô
(1925-1941)


Chỉ cần nắm được
những thành tựu xây
dựng CNXH


(1925-1941).
13 Bài 17.


Châu Âu giữa hai
cuộc chiến tranh
thế giới
(1918-1939)



87 Mục I.2. Cao trào cách mạng
1918-1923. Quốc tế cộng sản
thành lập


Đọc thêm.
Mục II.2. Phong trào Mặt trận


nhân dân chống chủ nghĩa
phát xít và chống chiến tranh
1929-1939


Khơng dạy
14 Bài 21.


Chiến tranh thế
giới thứ hai
(1939- 1945)


104 Mục II. Diễn biến chiến
tranh.


Hướng dẫn HS lập
niên biểu diễn biến
chiến tranh.


15 Bài 26.


Phong trào
kháng Pháp trong


những năm cuối
thế kỉ XIX


125 Mục II.1. Khởi nghĩa Ba Đình
(1886 - 1887); II.2. Khởi nghĩa
Bãi Sậy (1883 - 1892)


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

16


Bài 27.


Khởi nghĩa Yên
Thế và phong
trào chống Pháp
của đồng bào
miền núi cuối thế
kỉ XIX


131 - Mục I. Khởi nghĩa Yên Thế
(1884 - 1913)


- Mục II. Phong trào chống
Pháp của đồng bào miền núi.


- Hướng dẫn HS lập
bảng thống kê các giai
đoạn của cuộc khởi nghĩa,
mỗi giai đoạn chỉ cần
nêu khái quát không cần
chi tiết.



- Không dạy
17


Bài 30.


Phong trào yêu
nước chống Pháp
từ đầu thế kỉ XX
đến năm 1918


143 Nội dung diễn biến của các
cuộc khởi nghĩa mục II.2. Vụ
mưu khởi nghĩa ở Huế (1916).
Khởi nghĩa của binh lính và tù
chính trị ở Thái Nguyên
(1917).


Không dạy


<b>LỊCH SỬ THẾ GIỚI CẬN ĐẠI (Từ giữa thế kỉ XVI đến 1917)</b>


<i><b>Chương I: </b></i> <b>THỜI KỲ XÁC LẬP CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN</b>


(Từ giữa thế kỉ XVI đến nữa sau thế kỉ XIX)


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

<b>A/ MỤC TIÊU:</b>


<b> 1/ Kiến thức: Giúp học sinh nắm được: </b>
- Mục I.1. Một nền sản xuất ra đời



- Mục I.2. Cách mạng tư sản Hà Lan
- Mục II. 2. Tiến trình cách mạng
- Mục III.2. Diễn biến cuộc chiến tranh.


Hướng dẫn HS đọc thêm.


<b>- Nguyên nhân, diễn biến, tính chất, ý nghĩa lịch sử của cách mạng Hà Lan giữa</b>
thế kỉ XVI, cách mạng Anh giữa thế kỉ XVII. Những biến đổi về kinh tế xã hội Tây
Âu trong các thế kỉ XV – XVII.


- Nắm được các khái niệm cơ bản trong bài, chủ yếu là khái niệm “Cách mạng tư
sản”.


<b> 2/ Tư tưởng: Thông qua các khái niệm cụ thể bồi dưỡng cho học sinh: </b>


- Nhận thức đúng về vai trò của quần chúng nhân dân trong các cuộc cách mạng.
- Nhận thấy rằng CNTB có sự tiến bộ song vẫn là chế độ bóc lột thay cho chế độ
phong kiến.


<b> 3/ Kĩ năng: Rèn luyện cho HS kĩ năng </b>


<b> Sử dung bản đồ, tranh, ảnh và độc lập làm việc để giải quyết các vấn đề đặt ra</b>
trong quá trình học tập trước hết là các câu hỏi, bài tập sgk.


<b>B/ THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY HỌC:</b>


<b> Bản đồ thế giới và lược đồ Cách mạng tư sản Anh. </b>
<b>C/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: </b>



<b>1/ Ổn định lớp: </b>


<b>2/ Bài mới: Chương trình lịch sử lớp 8 bao gồm 2 phần: LS thế giới, lịch sử Việt Nam (có</b>
vài tiết lịch sử địa phương) chúng ta sẽ học 52 tiết. HK1 chúng ta sẽ học 34 tiết (1 tuần 2 tiết),
HK2 học 1 tuần 1 tiết = 17 tiết cả năm 35 tuần X 1,5 = 52 tiết Lịch sử thế giới có 34 tiết, có
nghĩa là chúng ta sẽ học phần lịch sử này ở HK1 (Phần lịch sử thế giới cận đại từ giữa thế kỉ XVI
đến 1917). Hôm nay chúng ta bước vào bài học đầu tiên.


<b>HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ</b> <b>NỘI DUNG GHI</b>
<b>GV g/t phần này có 2 mục, lần lượt chúng ta</b>


<b>cùng tìm hiểu.</b>


<b>*Hoạt động 1: (đọc thêm)</b>
<b>* Hoạt động 2: (đọc thêm)</b>
<b>* Hoạt động 3: Cả lớp</b>


- GV: Trong sự phát triển của châu Âu quan hệ
chủ nghĩa tư bản ở Anh lớn mạnh hơn cả trước
hết là ở miền Đông Nam.


H: Biểu hiện của sự phát triển của CNTB ở
Anh?


- HS: Nhiều công trường thủ công: luyện kim,


<b>I/ Sự biến đổi về kinh tế, xã hội </b>
<b>Tây Âu trong cá thế kỉ XV – XVII </b>
<b>Cách mang Hà Lan thế kỉ XVI:</b>
<b> 1/ Một nền sản xuất mới ra đời:</b>



<i>(đọc thêm)</i>


<b>2/ Cách mạng Hà Lan thế kỉ XVI:</b>
<i>(Đọc thêm)</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

cơ khí, làm đồ sứ, dệt len dạ ra đời…


+ Nhiều trung tâm công nghiệp lớn, thương mai,
tài chính được hình thành.


+ Những phát minh mới về kĩ thuật, các hình
thức lao động hợp lý


=>Dẫn đến năng suất lao động tăng nhanh
- GV: Cho HS đọc phần chữ in nhỏ sgk để minh
hoạ


H: Những biến đổi về kinh tế dẫn đến những hệ
quả gì?


HS: Trả lời những ý sgk


H: “Vì sao nông dân lại bỏ quê hương đi nơi
khác sinh sống?”


- HS: Vì họ bị đuổi ra khỏi mảnh đất của mình
GV: Những người cướp đất trở thành q tộc
mới



Giải thích thế nào là <i>quí tộc mới: là quí tộc</i>
phong kiến đã tư sản hoá kinh doanh TBCN
ngày càng có địa vì về kinh tế và trở thành lực
lượng quan trọng lãnh đạo cách mạng Anh thế
kỉ XVII.


H: Mâu thuẫn mới được xuất hiện trong thời kỳ
này?


HS: Giữa chế độ quân chủ chuyên chế với g/c
TS, quí tộc mới và các tầng lớp nhân dân


- GV: Đó chính là ngun nhân dẫn đến cách
mạng lật đổ chế độ phong kiến xác lập hệ
SXTBCN.


<b>* Hoạt động 4: (đọc thêm) </b>


GV: Cuộc đảo chính 1688 dẫn đến kết quả gì?
(Chế độ quân chủ lập hiến ra đời)


GV giải thích thế nào là Qn chủ lập hiến?
Song vì sao phải lập chế độ quân chủ lập hiến?
GV: Thực chất quân chủ lập hiến là chế độ tư
bản, nhưng tư sản chống lại nhân dân.


H: Cách mạng Anh đem lại quyền lợi cho ai? Ai
lãnh đạo cách mạng? Cách mạng có triệt để
không?



HS: Cách mạng đem lại quyền lợi cho g/c tư sản
và quý tộc mới. G/c tư sản lãnh đạo cách mạng.


<b>-</b> Giữa thế kỉ XVII quan hệ tư bản
chủ nghĩa ở Anh phát triển mạnh.


<b>-</b> Xã hội: Xuất hiện tầng lớp quý tộc mới
và tư sản.


<b>-</b> Chế độ quân chủ chuyên chế >< Quý tộc
mới, tư sản và các tầng lớp nhân dân.


<b>2/ Tiến hành cách mạng:</b>
<i>(đọc thêm)</i>


<b>3/ Ý nghĩa lịch sử của cách mạng tư sản</b>
<b> Anh giữa thế kỉ XVII: </b>


- Lật đổ chế độ phong kiến đem lại


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

Cuộc cách mạng không triệt để vì cuối cùng
thiết lập chế độ quân chủ lập hiến.


<b>3/ Củng cố: </b>


- Hãy nêu những biểu hiện về kinh tế, xã hội và Tây Âu trong các thế kỉ XV-
XVII?


- Trình bày kết quả và diễn biến của cách mạng HàLan?



- Nguyên nhân, diễn biến và kết quả ý nghĩa của Cách mạng tư sản Anh thế kỉ
XVII?


<b>4/ Hướng dẫn tự học:</b>


<b> a/ Bài vừa học: Học theo những câu hỏi đã củng cố </b>


<b> b/ Bài sắp học: (II) Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc </b>
<b>Mỹ </b>


<b> Tổ 1: Tìm hiểu: Tình hình các thuộc địa và nguồn gốc của chiến </b>
tranh?


<b> </b> Diễn biến cuộc chiến tranh : (đọc thêm)


<i><b> Tổ 3: </b>Kết quả và ý nghĩa cuộc chiến tranh? </i>


<b> Tổ 4: Lập niên biểu về cuộc chiến tranh giành độc lập của 13 Anh ở </b>
Bắc Mỹ


<b>Tiết 3 & 4 bài 2 </b>


<b> CÁCH MẠNG TƯ SẢN PHÁP (1789 – 1794)</b>
<b>A/ MỤC TIÊU:</b>


<b> 1/ Kiến thức: Giúp học sinh nắm được: </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

- Tình hình của nước Pháp trước cách mạng.


- Cuộc đấu tranh đã diễn ra trên mặt trận tư tưởng ntn?


- Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cách mạng bùng nổ.
<b> 2/ Tư tưởng:</b>


- Nhận thức được sự hạn chế của cách mạng tư sản.


- Thể hiện thái độ yêu ghét rõ ràng, giữa những chế độ XH: Bóc lột và khơng
bóc lột


<b> 3/ Kĩ năng: </b>


- Vẽ sử dụng bản đồ, lập niên biểu, bảng thống kê.


- Phân tích so sánh các sự kiện, liên hệ kiến thức đang học với cuộc sống.
<b>B/ THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY HỌC:</b>


Bản đồ nước Pháp thế kỉ XVIII; Lược đồ các lực lượng cách mạng tấn công
nước Pháp 1789


<b>C/ HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:</b>


<b> 1/ Ổn định, kiểm tra: </b>- Kết quả và ý nghĩa của cuộc chiến tranh giành độc lập
của 13 thuộc địa?


<b> 2/ Giới thiệu bài mới: </b>Sau cuộc cách mạng tư sản bùng nổ ngồi châu Âu (CMTS
Mỹ) tiếp theo đó hàng loạt cuộc cách mạng tư sản khác nổ ra tạo điều kiện thuận lợi
cho CMTB phát triển. Điển hình nhất là cuộc Cách mạng tư sản Pháp (1789- 1794).
Ta cùng tìm hiểu để thấy được cuộc cách mạng này.


<b> </b>3/ Dạy bài mới:



<b>HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ</b> <b>NỘI DUNG GHI</b>


<b>* Hoạt động 1:</b> <b>Thảo luận cả lớp</b>


GV: Tình hình kinh tế Pháp trước cách mạng?
HS: Xem sách, suy nghĩ và trả lời.


GV: Nguyên nhân sự lạc hậu này do đâu?
HS: Sự bóc lột của phong kiến địa chủ.


GV: Chế độ phong kiến đã kìm hãm sự phát triển
của cơng thương nghiệp ra sao?


HS: Trả lời GV chốt: Thuế má nặng, khơng có đơn
vị tiền tệ và đo lường thống nhất, sức mua của dân
nghèo rất hạn chế.


<b>* Hoạt động 2: Cả lớp </b>


GV: Tình hình nước Pháp trước cách mạng ntn?
HS: Là nước quân chủ chuyên chế, vua nắm mọi
quyền hành…


GV: XH Pháp được phân chia ntn?


HS: Xã Hôi phong kiến Pháp được phân chia thành
3 đẳng cấp: Tăng lữ, quý tộc, đẳng cấp 3


<b>I/ Nước Pháp trước cách </b>
<b>mạng:</b>



<b> 1/ Tình hình kinh tế:</b>


- Nông nghiệp rất lạc hậu
- Công, thương nghiệp đã
phát triển nhưng bị chế độ
phong kiến đã kìm hãm




<b>2/ Tình hình chính trị – xã </b>
<b>hội:</b>


- Chính trị: chế độ quân chủ
chuyên chế.


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

GV: Giải thích cho HS khái niệm: “Giai cấp, đẳng
cấp”: Địa vị của từng giai cấp, đẳng cấp trong XH
Pháp (Trong đó: giai cấp thống trị gồm tăng lữ, quý
tộc; đẳng cấp 3 gồm nhiều giai cấp).


GV: Cho HS quan sát hình 5 nói lên điều gì?
HS: Quan sát, suy nghĩ, trả lời


GV: Gọi một HS khác nhận xét sau đó chốt ý, ghi
bảng


<b>* Củng cố:</b> Vị trí, mối quan hệ giữa các đẳng cấp?
<b>* Hoạt động 3: Thảo luận cả lớp và nhóm.</b>



GV: Chế độ quân chủ chuyên chế bị tố cáo, phê
phán gay gắt trong lĩnh vực văn hoá tư tưởng qua
trào lưu Triết học ánh sáng


Tiêu biểu cho trào lưu đó là những ai?
HS: S.Mơngte-xki-ơ; Vơnte; G.G Rútxơ
Cho HS thảo luận nhóm. Mỗi tổ một nhóm:


+ Nhóm 1: Qua câu nói của mình Mơng te-xki-ơ,
Rút-xơ, Vơn-te muốn nói lên điều gì?


+ Nhóm 2: Cả ba ơng muốn nói lên điều gì?


Sau khi HS thảo luận nhóm xong GV mời đại diện
nhóm trả lời. GV chốt ý ghi bảng.


GV: Chuyển ý.


<b>* Hoạt động 4: Cá nhân </b>


GV: Sự suy yếu của chế độ quân chủ chuyên chế thể
hiện ở điểm nào?


HS: Trả lời theo sgk.


GV: Vì sao nơng dân nổi dậy đấu tranh?
<b>* Hoạt đông 5: Cá nhân</b>


GV: Thời gian, địa điểm, thành phần tham dự hội
nghị ba đẳng cấp?



HS trả lời sgk.


GV: trình bày tóm tắt Hội nghị ba đẳng cấp. Vì sao
nói >< đạt tới tột đỉnh?


HS: trả lời giáo viên chốt ý.


GV: Sự kiện mở đầu cho cách mạng Pháp?


HS: Ngày tấn công vào pháo đài Ba-xti (14/7/1789)
GV: Cho HS quan sát kênh hình số 9 sgk và trình
bày hiểu biết của mình. GV hỏi tại sao việc đánh
chiếm pháo đài Ba- Xti đã mở đầu cho thắng lợi
cuộc cách mạng?


<b>3/ Đấu tranh trên mặt trận tư </b>
<b>tưởng:</b>


- Trào lưu Triết học ánh sáng ra
đời, chống lại tư tưởng của chế
độ phong kiến.


- Tiêu biểu là: Mông-te-xki-ơ,
Vôn-te, Rút-xô


<b>II/ Cách mạng bùng nổ:</b>


<b> 1/ Sự khủng hoảng của chế</b>
<b>độ quân chủ chuyên chế:</b>


<b> </b>Học SGK


<b> 2/ Mở đầu thắng lợi của cách</b>
<b>mạng:</b>


- Ngày 5/5/1789, vua triệu tập
Hội nghị 3 đẳng cấp. Đại biểu
đẳng cấp 3 hợp thành Quốc hội
tiến hành đấu tranh vũ trang.


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

HS: (Chế độ quân) bị giáng đòn đầu tiên quan trọng,
cách mạng bước đầu thắng lợi, tiếp tục phát triển.
GV: Kết luận


<b> 4/ Củng cố:</b>


- Những nguyên nhân nào dẫn đến cuộc cách mạng Pháp 1789?


- Các nhà tư tưởng tiến bộ Pháp đã đóng góp gì trong việc chuẩn bị cho cách
mạng?


- Cách mạng tư sản Pháp bắt đầu ntn?
5/<b> Hướng dẫn tự học:</b>


<b>a/ Bài vừa học: </b>Dựa vào những câu hỏi ở từng mục và câu hỏi ở phần củng
cố.


<b>b/ Bài sắp học: Bài 2 (Tiếp theo) III/ Sự phát triển của cách mạng Pháp</b>.
Tổ 1, 2: Chế độ quân chủ lập hiến ở Pháp ntn? Nước Pháp ở bước đầu của
nền cộng hoà?



Tổ 3, 4: Nước Pháp dưới thời Gia-cô-banh? Ý nghĩa lịch sử của Cách mạng
tư sản Pháp?


<i>Chỉ nhấn mạnh sự kiện 14/7, "Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền", nền chuyên</i>
<i>chính dân chủ cách mạng Gia-cô-banh.</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

<b>A/ MỤC TIÊU:</b>


<b> 1/ Kiến thức: Giúp học sinh nắm được: </b>
-Cách mạng công nghiệp: Nội dung, hệ quả.


- Những biểu hiện để chứng tỏ cuộc cách mạng nổ ra sớm nhất ở Anh.
<b> 2/ Tư tưởng:</b>


- Sự áp bức bóc lột của chủ nghĩa tư bản đã gây nên nhiều đau khổ cho nhân loại
lao động thế giới.


- Nhân dân thực sự là người sáng tạo chủ nhân của các thành tựu kĩ thuật, sản
xuất.


<b> 3/ Kĩ năng: </b>


Khai thác nội dung và sử dụng kênh hình sgk. Phân tích sự kiện để rút ra kết luận
và liên hệ thực tế.


<b>B/ THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY HỌC:</b>


Tìm hiểu nội dung kênh hình sgk. Đọc và sử dụng hoặc vẽ thêm các kênh hình
sgk.



<b>C/ HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:</b>


<b> 1/ Ổn định, kiểm tra: </b>Vai trò của quần chúng nhân dân trong cách mạng tư sản
Pháp 1789?


<b> 2/ Giới thiệu bài mới: </b>Cách mạng công nghiệp mở đầu ở Anh và lan nhanh các
nước tư bản khác, Đồng thời cách mạng tư sản tiếp tục thành công nhiều nước với
những hình thức khác nhau, đánh dấu sự thắng lợi của CNTB trên phạm vi toàn thế
giới.


<b> 3/ Dạy bài mới:</b>


<b>HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ</b> <b>NỘI DUNG GHI</b>


<b>Hoạt động 1: Cả lớp</b>


GV: Cho HS nhắc lại cách mạng đã thành công ở Anh
vào thời gian nào?


HS: Thế kỉ XVII.


GV: Cách mạng thành công đã đưa nước này phát triển đi
lên chủ nghĩa tư bản, giai cấp tủ sản muốn phát triển sản
xuất nên phải sử dụng máy móc. Lúc bây giờ tuy đã có
máy móc nhưng sản xuất vẫn cịn thấp vì máy vẫn cịn
thơ sơ… chỉ mơí thay thế phần lao động chân tay. Cần
cải tiến và phát minh nhiều máy móc để nhanh sản xuất,
sản phẩm ngày càng nhiều và phức tạp hơn. Vậy nhớ lại
xem ngành nào phát triển nhất ở Anh?



HS: Ngành dệt.


GV: Vậy loại máy nào ra đời sớm ở Anh và trong thời
gian nào?


HS: Từ những năm 60 của thế kỉ XVIII sự ra đời của máy


<b>I/ Cách mạng công</b>
<b>nghiệp:</b>


<b>1. Cách mạng công</b>
<b>nghiệp ở Anh:</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

dệt Gienny.


GV: Cho HS đọc phần chữ in nhỏ trong sgk ---> biết
được cách làm việc và năng suất của máy kéo sợi
Gien-ny.


- Quan sát kênh hình 12 và 13 Em hãy cho biết việc kéo
sợi đã thay đổi ntn?


+ Cách sản xuất và năng suất lao động khác nhau ra
sao?


HS: Suy nghĩ trả lời.


GV: Hình 12 rất nhiều phụ nữ kéo sợi để cung cấp cho
chủ bao mua, phát minh này không chỉ giải quyết nạn


“đói sợi” trước đây mà cịn dẫn đến tình trạng thừa sợi.
- Vậy khi máy kéo sợi Gien-ny được sử dụng rộng rãi
dẫn đến tình trạng thừa sợi, sợi dư thừa đòi hỏi phải cải
tiến loại máy nào?


HS: Khi sợi thừa đòi hỏi phải cải tiến máy dệt. 1769
Ác-crai-tơ phát minh ra máy kéo sợi chạy bằng sức nước:
1785 Ét-mơn-các-rai chế tạo ra máy dệt đầu tiên ở Anh
chạy bằng sức nước.


GV: Năng suất khi sử dụng máy dệt?
HS: Tăng 40 lần so với dệt bằng tay.


GV: Khó khăn khi sử dụng máy chạy bằng sức nước?
HS: Mùa đơng máy ngừng hoạt động vì nước đóng băng.
GV: Trước tình hình đó các nhà khoa học (Kĩ sư) Anh đã
làm gì?


HS: 1784 Giêm t hồn thành việc phát minh ra máy
hơi nước (trước đó một người thợ) Nga Pôn du nốp đã
chế tạo ra máy hơi nước nhưng không được sử dụng
(Cách đây 20 năm)


GV: Cho HS quan sát kênh hình (14) sgk và giải thích,
nêu một vài nét về ơng.


- Máy móc được sử dụng nhiều ở các ngành khác, nhất là
giao thông, vận tải. Vì sao máy móc được sử dụng nhiều
trong giao thông vận tải.



HS: Suy nghĩ trả lời (Nhu cầu chuyển nguyên vật liệu,
hàng hoá, hành khách tăng)


GV: Cho HS đọc chữ in nhỏ sgk và quan sát hình 15 xe
lửa Xti-phen-xơn rồi gv tường thuật “ đây là buổi khánh
thành…. Kinh ngạc”


GV: Vì sao giữa tk XIX Anh đẩy mạnh sản xuất gang


- Năm 1769, Ác-crai-tơ
phát minh ra máy kéo sợi.
- Năm 1785,
Ét-mơn-các-rai chế tạo ra máy dệt.




- Năm 1784, Giêm Oát
phát minh ra máy hơi nước


- Đến năm 1840, ở Anh đã
chuyển sang sản xuất lớn
bằng máy móc.


<b>2/ Cách mạng cơng nghiệp</b>
<b>ở Pháp, Đức:</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>

thép và than đá?
HS: Suy nghĩ trả lời


* <b>Củng cố:</b> Em hiểu thế nào là cách mạng công nghiệp?


* <b>Hoạt động 2</b>: <b>Thảo luận nhóm</b>


Nhóm 1: Cách mạng công nghiệp đã làm thay đổi bộ mặt
của các nước tư bản chủ nghĩa ntn? Hệ quả quan trọng
nhất của cách mạng cơng nghiệp về mặt XH?


Nhóm 2: Quan sát H17& H18 (sgk) em hãy nêu những
biến đổi của nước Anh sau khi hồn thành cuộc cách
mạng cơng nghiệp?


GV: Cho HS thảo luận, sau đó mời đại diện, GV chốt.
<b>* Hoạt động 1: Cả lớp (Tiết 2) </b>


GV: Nhân tố nào đã ảnh hưởng lớn đến phong trào giành
đ/l phát triển


HS: Dựa vào sgk suy nghĩ trả lời
GV: Kết quả?


HS: Dựa vào sgk trả lời


GV: Cho HS quan sát lược đồ H19/23 sgk và g/thiệu:
Khu vực này nguyên là thuộc địa của Tây Ban Nha và Bồ
Đào Nha lần lược giành độc lập và các quốc gia tư sản
mới (Tên mới và năm thành lập được ghi rõ trên lược đồ)
GV: Ở châu Âu phong trào cách mạng diễn ra ntn?


HS: Suy nghĩ trả lời


GV: Cho HS quan sát H20/24 sgk phong trào cách mạng


nổ ra ở


Pháp rồi lan ra nhiều nước


Nếu có thời gian cho HS lên bản đồ xác định và nêu sơ
lược về cách mạng ở châu Âu g/đ này


GV: Tiếp tục cho HS quan sát H21/25 sgk nói vệ địa
điểm cách mạng: Diễn tả cuộc đàn áp đẫm máu của quân
đội chống quần chúng k/n trong cách mạng (2-1848 ở
Pa-ri)


Sau đó GV trình bày về cuộc đấu tranh để thống nhất đất
nước ở I-ta-la-a và Đức .Hai nước này đã chia cắt ra sao?
(sgk) và hình thức tiến hành cuộc thống nhất khác nhau
ntn?


HS: Suy nghĩ trả lời + kiến thức sgk.


GV: Cho HS quan sát tiếp H 22, 25 sgk hình ảnh quần
chúng nổi dậy đấu tranh. Ở Đức phong trào đấu tranh
thống nhất đất nước dưới hình thức nào?


<b>3/ Hệ quả của cách mạng</b>
<b>cơng nghiệp:</b>


- Làm thay đổi hẳn bộ mặt
của các nước tư bản.


- Hình thành 2 giai cấp: Tư


sản và vơ sản


<b>II/ Các cuộc cách mạng tư</b>
<b>sản thế kỉ XIX: </b>


<i>Mục 1 không dạy</i>


<b>2/ Sự xâm lược của tư bản</b>
<b>phương Tây đối với các</b>
<b>nước Á, Phi:</b>


- Chủ nghĩa tư bản càng
phát triển, nhu cầu thị
trường càng tăng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(17)</span><div class='page_container' data-page=17>

HS: 38 quốc gia thống nhất bằng các cuộc chiến tranh
chinh phục dưới sự lãnh đạo của quí tộc quân phiệt Phổ
đứng đầu là Bi-xmác


GV: Gt kênh hình 23, 26 sgk đây là lễ tuyên bố thống
nhất nước Đức 1-1871, tại cung điện Véc-xai.


GV: Ở Nga cách mạng tư sản dưới hình thức nào?


HS: Nơng nơ bạo động diễn ra dồn dập. Nga hồng phải
phải tiến hành cuộc cải cách giải phóng nơng nơ.


GV: Kết quả của cuộc cải cách giải phóng nơng nơ?
HS: Giải phóng nơng nơ mở đường cho CNTB phát triển.
* <b>Củng cố</b>: Vì sao nói các cuộc đấu tranh thống nhất ở


I-ta-li-a, Đức, cải cách nông nô ở Nga đều là cuộc các
mạng tư sản?


GV: Hướng dẫn HS trả lời (mở đường cho CNTB phát
triển)


* <b>Hoạt động 2:Cả lớp</b>


GV: Vì sao CNTB phát triển càng thúc đẩy các nước
phương Tây đi xâm chiếm thuộc địa?


HS: Dựa vào sgk trả lời.


GV: Dùng bản đồ thế giới đánh dấu những nước bị thực
dân xâm lược (ghi tên nước TD) Nơi nào là miếng mồi
hấp dẫn cho các nước TB phương Tây


HS: Châu Á là miếng mồi hấp dẫn nhất.


GV: Cho HS biết vì sao như vậy? Nơi nào là tiêu biểu?
Cho HS lên bản đồ xác định và chỉ tên những nước bị
xâm lược ở châu Á.


Cho HS đọc phần chữ in nhỏ sgk, để HS dễ dàng nhận
thấy Đơng nam Á nói chung và 3 nước ở bán đảo Đơng
Dương nói riêng lại thu hút tư bản phương Tây như vậy.
GV: Ngồi châu Á ra cịn nơi nào là miến mồi hấp dẫn
cho tư bản phương Tây?


HS: Châu Phi trước kia là nơi bí hiểm bây giờ bị các


nước tư bản khám phá.


Kết quả của quá trình xâm lược?


HS: Hầu hết các nước, Châu Á, Châu Phi lần lượt trở
thành


Thuộc địa hoặc phụ thuộc thực dân phương Tây.
GV: Sơ kết bài học.


</div>
<span class='text_page_counter'>(18)</span><div class='page_container' data-page=18>

phạm vi toàn thế giới.


- Cuộc cách mạng công nghiệp khởi đầu ở Anh lan rộng
ra nhiều nước TBCN, do máy móc được phát minh và sử
dụng rộng rãi. Đồng thời cách mạng công nghiệp đã dẫn
tới sự phân chia xã hội: Hai giai cấp đối lập hình thành:
TS & VS.


- CNTB phát triển, nhu cầu về nguyên liệu, nhân công,
thị trường, bọn thực dân tăng cường xâm chiếm các nước
Á, Phi, Mỹ La-tinh làm thuộc địa gây nhiều tội ác với
nhân dân các nước này.


<b> 4/ Củng cố: </b>Đã củng cố từng phần
<b> 5/ Hướng dẫn tự học:</b>


<b> a/ Bài vừa học:</b>


Cách mạng cơng nghiệp Anh được tiến hành ntn?Vì sao cách mạng công nghiệp
lại nổ ra sớm ở Anh? Kết quả của cách mạng công nghiệp ở Anh? Hậu quả của


cách mạng công nghiệp?


<b> b/ Bài sắp học: :</b> <b>I/ PHONG TRÀO CÔNG NHÂN NỬA ĐẦU THẾ KỶ</b>
<b>XIX.</b>


- Tổ 1: Giải thích kênh hình 1: Trả lời câu hỏi: Vì sao giới chủ lại thích sử dụng
lao động trẻ em?


- Tổ 2: Vì sao trong cuộc đấu tranh chống tư sản, công nhân lại đập phá máy
móc?


- Tổ 3: Trình bày các sự kiện chủ yếu về phong trào công nhân trong những
năm1830- 1840?


- Tổ 4: Kết cục phong trào đấu tranh của công nhân ở các nước châu Âu trong
nửa đầu thế kỉ XIX


Tiết 7 & 8 Bài 4 <b>PHONG TRÀO CÔNG NHÂN VÀ SỰ RA ĐỜI</b>
<b>CỦA CHỦ NGHĨA MÁC</b>


<b>A/ MỤC TIÊU:</b>


<b> 1/ Kiến thức: Giúp học sinh nắm được: </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(19)</span><div class='page_container' data-page=19>

- C. Mác và Ph. Ănghen.


Phong trào công nhân vào những năm 1848-1870.


Mục II. Sự ra đời của chủ nghĩa Mác Hướng dẫn HS đọc thêm.
<b> 2/ Tư tưởng:</b>



- Giáo dục tinh thần đồn kết chân chính, tinh thần đấu tranh của g/c công nhân.
- Bước đầu làm quen với văn kiện lịch sử: Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản.
<b> 3/ Kĩ năng: </b>Biết phân tích, nhận định q trình phát triển của phong trào cơng
nhân, vào thế kỉ XIX.


<b>B/ THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY - HỌC:</b>
<b> </b>Các tranh ảnh sgk, bản đồ thế giới.
<b>C/ HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:</b>
<b> 1/ Ổn định, kiểm tra:</b>


<b> 2/ Giới thiệu bài mới:</b>


Giai cấp vô sản ra đời cùng với sự ra đời của g/c tư sản, nhưng bị áp bức bóc lột
ngày càng nặng nề, vì vậy đã nảy sinh mâu thuẫn và đưa tới cuộc đấu tranh của vô
sản, tuy họ chưa ý thức đựơc sứ mệnh của mình. Phong trào đó diễn ra thế nào?
Kết quả?


<b> 3/ Dạy bài mới:</b>


<b>HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ</b> <b>NỘI DUNG GHI</b>


<b>Hoạt động 1:Cả lớp</b>


GV: Em thử nhớ lại g/c công nhân ra đời trong hồn cảnh nào?
HS: Cơng nghiệp phát triển g/c cơng nhân ra đời


GV:Mác nói: G/c vơ sản là con đẻ của nền đại cơng nghiệp
cơng nghiệp ngày càng phát triển thì g/c vơ sản càng trưởng
thành.



GV: Vậy g/c cơng nhân hình thành sớm ở nước nào?
HS: Hình thành sớm ở nứơc Anh.


GV: Vì sao tình cảnh của g/c cơng nhân vơ cùng khốn khổ HS:
Trả lời ý sgk.


GV: Gọi một HS đọc chữ in nhỏ sgk và sau đó cho HS quan
sát kênh hình 24/28 sgk sau đó hướng dẫn cho HS trả lời câu?
GV: Vì sao giới chủ lại thích lao động trẻ em?


HS: Suy nghĩ trả lời.


GV: Giải thích kênh hình sgk (Đây là hình ảnh các em bé dưới
12 tuổi đang làm công việc nặng nhọc trong hầm mỏ) sở dĩ
giới chủ thích sử dụng lao động trẻ em vì trẻ em khơng những
làm cơng việc năng nhọc mà trả tiền lương thì thấp  gt lãi suất
(thặng dư) của chúng ngày càng cao.


Vậy: Vì sao ngay từ lúc mới ra đời g/c vô sản lại đấu tranh với


<b>I/ Phong trào công</b>
<b>nhân nửa đầu thế kỷ</b>
<b>XIX:</b>


<b> 1/Phong trào phá</b>
<b>máy móc và bãi</b>
<b>cơng:</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(20)</span><div class='page_container' data-page=20>

g/c tư sản.



HS: Bị bóc lột năng nề do lệ thuộc vào máy móc, nhịp độ
nhanh và liên tục.


GV: Chú ý: Công nhân phải làm việc nhiều giờ mà tiền lương
thấp, lao động nặng nhọc mà điều kiện lao động và ăn ở thấp
kém.


GV: Phong trào đã diễn ra như thế nào? Hình thức đấu tranh?
HS: Vào cuối thế kỉ XVIII phong trào đập phá máy móc đốt
cơng xưởng nổ ra mạnh mẻ ở Anh phong trào lan rộng các
nước khác


GV: Vì sao cơng nhân lại đập phá máy móc? Hành động này
thể hiện ý thức ntn của cơng nhân?


HS: Vì họ cho rằng máy móc là ngun nhân gây ra cho họ
khổ. Trình độ nhận thức cịn thấp.


GV:Ngồi ra họ cịn bãi cơng (nghỉ làm) đòi tăng lương, giảm
giờ làm. Kết quả của quá trình đấu tranh đó?


HS: Thành lập các cơng đồn.


GV: Cho HS hoặc gv đọc phần chữ in nhỏ sgk. Khẳng định
rằng ý thức đấu tranh của giai cấp công nhân ngày càng cao.
<b>Hoạt động 2:Cả lớp</b>


GV: Từ những năm 30 của thế kỉ XIX g/c công nhân đã lớn
mạnh, tiến hành đấu tranh chính trị trực tiếp chống lại giai cấp


tư sản. Tiêu biểu đó là những phong trào nào?


HS: Trình bày những phong trào sgk.


GV: Giới thiệu đôi nét về Liông, một trung tâm công nghiệp
của Pháp, sau Pari; 30.000 thợ dệt sống cực khổ họ địi tăng
lương nhưng khơng chấp được chủ chấp nhận nên đứng dậy
đấu tranh, làm chủ thành phố trong một số ngày. Em hiểu thế
nào là “Sống trong lao động, chết trong chiến đấu”


HS: Suy nghĩ trả lời.


GV: Có nghĩa là: Quyền được lao động, khơng bị bóc lột và
quyết tâm chiến đấu để bảo vệ quyền lao động của mình.


- Nguyên nhân, kết quả, tinh thần đ/t của vùng Sơlêdin?
HS: Dựa vào sgk trả lời


GV: Một phong trào rộng lớn có tổ chức hơn đó là phong trào
nào?


HS: Phong trào Hiến chương ở Anh:


GV: Khẳng định: Đây là phong trào đấu tranh chính trị của
cơng nhân 1836


- Giới thiệu kênh hình sgk/Trg25 cho học sinh đọc chữ in nhỏ


- Giai cấp cơng nhân
bị tư sản bóc lột nặng


nề, nên họ đã nổi dậy
đấu tranh: Đập phá
máy móc, đốt cơng
xưởng…


- Thành lập các cơng
đồn


<b>2/ Phong trào công</b>
<b>nhân những năm</b>
<b>1830 1840:</b>


- Từ những năm 30-40
của thế kỉ XIX, giai
cấp công nhân đã lớn
mạnh , đấu tranh
chính trị trực tiếp
chống lại giai cấp tư
sản.


- Tiêu biểu:


+ 1831 phong trào
công nhân dệt tơ thành
phố Liông (Pháp)
+ 1844 phong trào
công nhân dệt vùng
Sơ-lê-din (Đức)


</div>
<span class='text_page_counter'>(21)</span><div class='page_container' data-page=21>

sgk.



- Hình thức đ/t của phong trào này? Mục đích?


HS: Mít tinh biểu tình đưa kiến nghị lên quốc hội địi phổ
thơng đầu phiếu.


GV: Kết quả của phong trào? Ý nghĩa của nó?


HS: Phong trào bị dập tắc nhưng mang tính quần chúng rộng
lớn, tính tổ chức và mục tiêu chính trị rõ nét.


GV: Giải thích kênh hình 25/30 sgk “Cơng nhân ký tên vào các
bản kiến nghị gửi lên nghị viện đồi quyền được tuyển cử phổ
thông. Hàng triệu người đã ký vào bản kiến nghị 5/1842 hơn
20 cơng nhân khiêng chiếc hịm to có bản kiến nghị trên 3 triệu
chữ ký tới nghị viện. Theo sau là nghìn người. Nhân dân đứng
hai bên đường hân hoan đón chào, nhưng nghị viện khơng
chấp nhận kiến nghị này”.


GV: Kết quả, nguyên nhân thất bại, ý nghĩa.


<b>* Củng cố:</b> Nêu kết cục của phong trào đ/t của công nhân ở
các nước Châu Âu trong nửa đầu thế kỉ XIX.


chương ở Anh.


- Phong trào đều bị
thất bại.


<b>- </b>Đánh dấu sự trưởng


thành của phong trào
công nhân.


<b>II/</b>. Sự ra đời của chủ
nghĩa Mác:


<i>Đọc thêm</i>


<b> 4/ Củng cố:</b>


- Tun ngơn của Đảng cộng sản ra đời trong hồn cảnh nào? Nội dung chủ
yếu?


- Hoàn cảch thành lập. Quá hoạt động của quốc tế thứ nhất? Vai trò của Mác
trong Quốc tế thứ nhất?


</div>
<span class='text_page_counter'>(22)</span><div class='page_container' data-page=22>

Dựa vào câu hỏi đã củng cố. Làm câu hỏi và bài tập ở cuối bài.
<b> b/ Bài sắp học</b>: <b>I/ Sự thành lập công xã Pari</b> (Bài 5)


- Tổ 1, 2: Thái độ của “Chính phủ vệ quốc” và nhân dân pháp trước tình hình
đất nước sau ngày 4-9-1870?


- Tổ3, 4: Diễn biến chính của k/n 18-3-1871. Những chính sách của cơng xã
Pari?


<i><b>Chương II: CÁC NƯỚC TƯ BẢN CHỦ YẾU CUỐI THẾ KỶ XIX – </b></i>
<i><b>ĐẦU THẾ KỶ XX</b></i>


Tiết 9 bài 5:



<b>CÔNG XÃ PARIS 1871</b>
<b>I. MỤC TIÊU BÀI HỌC</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(23)</span><div class='page_container' data-page=23>

- Mục II. Tổ chức bộ máy và chính sách của Cơng xã Pari


- Mục III: Nội chiến ở Pháp. Hướng dẫn HS đọc thêm.


– Nguyên nhân bùng nổ diễn biến Công xã Paris
– Thành tựu của Công xã


– Công xã Paris – Nhà nước kiểu mới.
<b>2. Tư tưởng</b>


– Lòng tin tưởng vào năng lực lãnh đạo quản lý Nhà nước của giai cấp
vô sản


– Chủ nghĩa anh hùng cách mạng


– Lòng căm thù với giai cấp bóc lột tàn ác.
<b>3. Kỹ năng</b>


– Nâng cao khả năng trình bày, phân tích một sự kiện lịch sử.
– Sưu tầm, phân tích tài liệu tham khảo có liên quan.


– Liên hệ kiến thức đã học với cuộc sống hiện nay.
<b>II. CHUẨN BỊ BÀI GIẢNG</b>


– Bản đồ Paris


– Sơ đồ bộ máy Hội đồng công xã


– Tài liệu tham khảo


o Sách giáo khoa Sử 8
o Sách giáo viên Sử 8
o Lịch sử thế giới cận đại


<b>III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC</b>
<b>1. Ổn định lớp</b>


<b>2. Kiểm tra bài cũ: Bài 4 – Tiết 2</b>
Câu hỏi:


 Trình bày phong trào cơng nhân từ 1848 đến 1870. Sự thành lập Quốc tế I?


 Giáo viên nhận xét.
<b>3. Giảng bài mới</b>


Vào bài: Đầu những năm 70 của thế kỷ XIX là thời kỳ chuyển biến


quan trọng trong lịch sử thế giới. Chủ nghĩa tư bản được xác lập ở Châu Âu,
Bắc Mỹ, Nhật Bản và bắt đầu chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa.
Phong trào công nhân cũng bắt đầu bước vào giai đoạn mới được đánh dấu
bằng cuộc cách mạng vô sản 1871 ở Pháp và sự thành lập Công xã Paris,
Nhà nước vô sản đầu tiên của giai cấp công nhân thế giới.


Công xã Paris nổ ra trong điều kiện nào? Cuộc khởi nghĩa 18/3/1871
diễn ra như thế nào? Tại sao nói Cơng xã Paris là một Nhà nước kiểu mới?
Đó là nội dung bài học hơm nay.


<b>HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ</b> <b>NỘI DUNG GHI</b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(24)</span><div class='page_container' data-page=24>

<b>Hoạt động 1: Nội dung chính</b>
– Hồn cảnh ra đời của Cơng xã.
– Sự thành lập Công xã.


Giáo viên: Cùng sự phát triển của nền sản xuất công
nghiệp, giai cấp công nhân hình thành và phát triển về
số lượng. Mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và vô sản
càng gay gắt


 các cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản chống lại giai
cấp tư sản với các hình thức từ thất đến cao. 1848 ở
Pháp, Đức, Anh diễn ra phong trào đấu tranh của giai
cấp công nhân địi quyền lợi cho mình. Giai cấp tư sản
tiến hành khủng bố, đàn áp giai cấp vô sản. Tuy


<b>Hồn cảnh ra đời của Cơng xã</b>


nhiên, phong trào vẫn tiếp tục phát triển. Tổ chức
Quốc tế I của giai cấp công nhân ra đời khi phong trào
công nhân diễn ra rầm rộ, mâu thuẫn giai cấp gay gắt.
Trong phong trào công nhân, chủ nghĩa xã hội khoa
học được hình thành đánh dấu bằng việc ra đời


Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản nêu lên sứ mệnh lịch
sử và sự đoàn kết quốc tế của giai cấp vô sản để đánh
đổ chế độ tư bản xác lập chủ nghĩa xã hội. Đến 1870,
tình hình quốc tế có nhiều chuyển biến, cuộc chiến
tranh Pháp – Phổ bùng nổ. Cuối tháng 6/1870 Đế
chế II bước vào thời kỳ khủng hoảng sâu sắc.


<i><b>Phỏng vấn:</b></i>


Sự trưởng thành của giai cấp vô sản làm cho giai cấp
tư sản như thế nào? Và dẫn đến kết quả gì?


 (Giai cấp tư sản rất lo sợ, giai cấp tư sản đã nhận
thức được rằng kẻ thù thực sự của họ chính là giai cấp
vơ sản <sub></sub> mâu thuẫn giữa hai giai cấp này khơng điều
hồ được và ngày càng gay gắt)


 Cách mạng vô sản bùng nổ 19/7/1870 chiến tranh
Pháp – Phổ bắt đầu).


Mục đích của Napoleon III?


 (Nhằm ngăn cản quá trình thống nhất Đức và giảm
nhẹ mâu thuẫn bên trong nước Pháp).


<b>Trình bày giáo viên:</b>


Khi chiến tranh Pháp – Phổ mới bắt đầu, Mác gửi lời
kêu gọi cơng nhân tồn thế giới.


Trong lời kêu gọi đó, Mác phân tích tính chất của


</div>
<span class='text_page_counter'>(25)</span><div class='page_container' data-page=25>

chiến tranh và nêu rõ rằng về phía Đức, cuộc chiến
tranh đó là tiến bộ bởi vì Napoleon III trong nhiều năm
đã cản trở sự thống nhất nước Đức, kìm hãm sự phát
triển kinh tế văn hóa của nước Đức. Mác đề ra nhiệm
vụ cho giai cấp công nhân Đức là



– 19/7/1870 bắt đầu


– 02/09/1870 thất bại Xơ-đăng.


– 04/09/1870 nhân dân Paris khởi nghĩa


– <sub></sub>thiết lập chế độ cộng hòa <sub></sub> chính phủ lâm thời
tư sản được thành lập: Chính phủ Vệ quốc.
ngăn chặn không để cuộc chiến tranh này trở thành
cuộc chiến tranh xâm lược, lật đổ Napoleon III, không
để Phổ cướp phá nước Pháp và đi đến ký hòa ước danh
dự giữa nhân dân Pháp và Đức. Vào cuộc chiến, quân
đội Pháp thua hết trận này đến trận khác, bị vây hãm
trong pháo đài Mítdơ và bị dồn về Xơ-đăng.


Quân đội Pháp thất bại vì nguyên nhân nào?


 (chưa chuẩn bị chu đáo để tham gia cuộc chiến, quân
đội chưa được huấn luyện, thiếu sự thống nhất,…).
Giáo viên: Pháp thất bại trong cuộc chiến vì thiếu kế
hoạch, tổ chức hỗn loạn, chỉ huy thiếu sự thống nhất,
vũ khí trang thiết bị,…


 nguyên nhân thất bại của quân đội Pháp.
Ngày 02/09/1870, sau khi thất bại ở Xơđăng,


Napoleon III kéo cờ trắng trên thành Xơ-đăng và cùng
với toàn bộ quân chủ lực Pháp bị bắt làm tù binh.
<i><b>Phỏng vấn:</b></i>



Thái độ của giai cấp tư sản như thế nào?


 (tư sản Pháp sợ nhân dân được vũ trang hơn sợ quân
Đức xâm lược đã đầu hàng Đức để rảnh tay chống lại
nhân dân).


 Đây chính là nguyên nhân bùng nổ khởi nghĩa
04/09/1870 của nhân dân Pháp.


Giáo viên:


Sau khi nghe tin đầu hàng của giai cấp cầm quyền,
nhân dân Paris đã căm phẫn nổi dậy khởi nghĩa với
khẩu hiệu: “phế truất hồng đế”, “nước Pháp mn
năm”, địi thành lập chế độ cộng hòa và tổ chức bảo vệ
tổ quốc, nền đế chế II bị sụp đổ. Một chính phủ lâm
thời tư sản được thành lập lấy tên là “Chính phủ vệ


Mâu thuẫn giai cấp vơ sản
và tư sản gay gắt


 cách mạng vô sản bùng
nổ.


<b>Cuộc chiến tranh Pháp </b>
<b>– Phổ</b>


– 19/7/1870 bắt đầu
– 02/09/1870 thất bại


Xơ-đăng.


– 04/09/1870 nhân dân
Paris khởi nghĩa


 thiết lập chế độ cộng
hịa


 chính phủ lâm


</div>
<span class='text_page_counter'>(26)</span><div class='page_container' data-page=26>

quốc”.


Tên chính phủ vệ quốc nói lên điều gì? Vì sao chính
phủ lâm thời đầu hàng quân Đức?


 Yêu cầu học sinh đọc lời trích trang 38.


Thái độ của chính phủ lâm thời Paris trước tình hình
nước Pháp sau ngày 04/09/1870?


 (Trước tình hình đất nước bị lâm nguy, chính phủ
lâm thời khơng lo chế tạo vũ khí, động viên nhân dân
đấu tranh, sợ quần chúng nhân dân hơn sợ giặc.


 Chỉ lo thương lượng đầu hàng, ra sức đàn áp, tiêu
diệt cách mạng vơ sản).


Trình bày Giáo viên:


Chính phủ tư sản Pháp ký hiệp ước đình chiến chấp


nhận những điều khoản của Phổ


28/2/1871. Trước hành động phản quốc của chính phủ
tư sản, quần chúng nhân dân và vệ quốc quân đã thành
lập và bầu ra cơ quan lãnh đạo của nó đứng đầu là “ủy
ban trung ương quân vệ quốc. Một cuộc chiến đấu có
tính chất quyết định giữa chính phủ tư sản


và nhân dân Paris bắt đầu và đó chính là nguyên nhân
trực tiếp nổ ra cuộc cách mạng ngày 18/3/1871


<b>Hoạt động 2: Nội dung</b>


– Nguyên nhân dẫn đến cuộc khởi nghĩa 18/3/1871.
– Diễn biến, kết quả và ý nghĩa.


– Công xã được thành lập
<i><b>Phỏng vấn:</b></i>


Nguyên nhân dẫn đến cuộc khởi nghĩa?


 (Mâu thuẫn giữa chính phủ tư sản và nhân dân Paris
ngày càng tăng).


Tường thuật Giáo viên:


3 giờ đêm 17 rạng sáng 18/3/1871 chính
phủ Chie cho quân đi chiếm các vị trí chiến
lược thuộc tả ngạn sơng Xen, bí mật đánh úp
đồi Mơngmáctơrơ ở phía Bắc Paris để chiếm


lấy trọng pháo của quân vệ quốc được bố trí


ở đây <sub></sub> nhân dân Paris đơng đảo phụ nữ và vệ quốc
quân kéo đến tiến lên đồi và bao


 Ý nghĩa


Là cuộc cách mạng vô sản đầu tiên.


</div>
<span class='text_page_counter'>(27)</span><div class='page_container' data-page=27>

về nhân dân, tước vũ khí của các sĩ quan và quay súng
bắn chết tại chỗ tên tướng chỉ huy.


9 giờ sáng, các lực lượng của chính phủ thất bại hoàn
toàn. Trưa 18/3 UBTƯVQ ra lệnh tiểu đoàn tiến vào
trung tâm thành phố Paris và chỉ sau mấy tiếng đồng
hồ đã chiếm được các cơ quan chính phủ, các trại lính
và tồ thị chính. Trước sự thất bại bất ngờ và nhanh
chóng. Chính phủ Pie hoảng sợ vội chạy về Vecxai và
tập hợp lại lực lượng phản công. Đến 10 giờ đêm, cờ
đỏ cách mạng tung bay trên toà thị chính và trên
khắp cơng sở ở Paris.


Vai trị của quần chúng trong đấu tranh cách
mạng là gì?


 (là lực lượng chủ yếu nòng cốt chống lại sự phản bội
của giai cấp tư sản).


Kết quả – tính chất – ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa?
 (Lật đổ chính quyền tư sản, là một cuộc cách mạng


vô sản đầu tiên, giai cấp công nhân là lực lượng chủ
yếu lãnh đạo cuộc khởi nghĩa).


Giáo viên: Đó là cuộc cách mạng vô sản đầu tiên trên
thế giới; lần đầu tiên trong lịch sử, giai cấp cơng nhân
lật đổ chính quyền tư sản, Ủy ban trung ương Vệ quốc
quân đảm nhiệm vai trị Chính phủ lâm thời, phá được
âm mưu của chính phủ tư sản muốn tước vũ khí và giải
tán Vệ quốc quân, giai cấp tư sản đầu hàng Đức muốn
đàn áp, tiêu diệt lực lượng cách mạng, hoảng sợ rút
chạy trước sức mạnh của quần chúng.


Ngày 26/3/1871 nhân dân Paris tiến hành bầu cử Hội
đồng Cơng xã trong khơng khí tưng bừng nhộn nhịp.
Ngày 28, Hội đồng Công xã long trọng tuyên bố thành
lập trứơc quần chúng nhân dân Paris. Vì sao Hội đồng
Công xã được nhân dân Paris nồng nhiệt chào mừng?
Giáo viên: Công xã là một Nhà nước kiểu mới, một
Nhà nước vô sản. Công xã Paris là biểu hiện đầu tiên
về chun chính vơ sản, thể hiện rõ tính chất vơ sản
quốc tế.


<b>II. TỔ CHỨC BỘ MÁY VÀ CHÍNH</b>
<b>SÁCH CỦA CƠNG XÃ PARIS</b>
<i>Đọc thêm</i>


<i><b>III. NỘI CHIẾN Ở PHÁP – (đọc thêm)</b></i>


<b>cuộc khởi nghĩa ngày</b>
<b>18/3/1871. Sự thành lập</b>


<b>Cơng xã</b>


 Ngun nhân


Mâu thuẫn giữa chính
phủ tư sản và nhân dân
Paris ngày càng tăng.


 Diễn biến


Sáng 18/3/1871, Chie
đánh úp đồi Mông-mác
bị thất bại.


Vệ quốc quân tiến vào
trung tâm Paris


 cuộc khởi nghĩa kết
thúc.


 Kết quả


Lật đổ chính quyền tư sản


 Ý nghĩa


Là cuộc cách mạng vô
sản đầu tiên.


 Ngày 26/3/1871 bầu



Hội đồng Công xã.


 Ngày 28/3/1871 Hội


đồng Công xã làm lễ ra
mắt quốc dân.


 II. Tổ chức bộ máy . ..


<i>Đọc thêm</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(28)</span><div class='page_container' data-page=28>

<b>Ý NGHĨA LỊCH SỬ CỦA CÔNG XÃ PARIS</b>
<i><b>Giáo viên:</b></i>


Khách quan: Chủ nghĩa tư bản trên đà phát triển, lực
lượng đấu tranh của giai cấp công nhân ở các nước
trên thế giới chưa trở thành mặt trận thống nhất.


Chủ quan: Chưa có đảng lãnh đạo giai cấp cơng nhân,
chưa chú ý đến việc huấn luyện, tổ chức trang bị cho
các lực lượng vũ trang, mắc một số sai lầm, chưa thực
hiện liên minh giữa công nhân với nông dân.


Cơng xã Paris đem lại ý nghĩa gì?


 (Cổ vũ cho nhân dân lao động trên toàn thế giới đấu
tranh, là một cuộc cách mạng vô sản đầu tiên, biểu
hiện gắn bó chặt chẽ giữa tính dân tộc, tính giai cấp và
tính quốc tế của cơng nhân và những người lao động


Pháp). Công xã Paris để lại bài học kinh nghiệm gì?
 (Sự cần thiết xây dựng một chính đảng tiên phong
của giai cấp cơng nhân, tăng cường khối đồn kết liên
minh cơng – nơng. Xây dựng Nhà nước của dân, do
dân, vì dân).


<b>* Bài học kinh nghiệm</b>


– Phải tăng cường
khối


liên minh công –nơng


– Phải xây dựng một
chính đảng tiên phong
của giai cấp công nhân.


– Phải kiên quyết trấn áp
kẻ thù, xây dựng nhà
nước của dân, do dân,
vì dân.


<b>4. Củng cố</b>
<i><b>Bài tập:</b></i>


Lập niên biểu những sự kiện tiêu biểu của Công xã Paris?
 Gồm 2 mục: niên đại và sự kiện.


<b>5. Dặn dò</b>



– Xem lại bài + học bài


– Làm bài tập trong sách giáo khoa trang 42.


– Đọc trước bài 6 – phần I (Anh – Pháp – Đức)
Tiết 10 & 11 bài 6:


<b>Bài 6 CÁC NƯỚC ANH, PHÁP, ĐỨC, MĨ CUỐI THẾ KỈ XIX ĐẦU THẾ KỈ</b>
<b>XX</b>


<b>A/ MỤC TIÊU:</b>


<b> 1/ Kiến thức: Giúp học sinh nắm được: </b>


- Các nước tư b ản là: Anh, Pháp, Đức chuyển sang giai đoạn ĐQCN.


</div>
<span class='text_page_counter'>(29)</span><div class='page_container' data-page=29>

<b> 2/ Tư tưởng:</b>


- Nhận thức rõ bản chất của CNTB, CNĐQ.


- Đề cao ý thức cảnh giác cách mạng, đấu tranh chống các thế lức gây chiến,
bảo vệ hồ bình.


<b> 3/ Kĩ năng: </b>


- Rèn luyện kĩ năng phân tích sự kiện để hiểu đặc điểm và vị trí lịch sử của
CNĐQ.


- Sưu tầm tài liệu, lập hồ sơ học tập về các nước đế quốc cuối thế kỉ XIX – đầu
thế kỉ XX.



<b>B/ THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY - HỌC:</b>


Tranh ảnh về các nước đế quốc; lược đồ các nước đế quốc và thuộc địa của
chúng.


<b>C/ HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:</b>
<b> 1/ Ổn định, kiểm tra:</b>


Lập niên biểu về sự kiện cơ bản của công xã Pari. Vì sao Cơng xã Pari gọi là
Nhà nước kiểu mới?


<b> 2/ Giới thiệu bài mới: </b>Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX các nước đế quốc: Đức,
Anh, Pháp, Mỹ phát triển mạnh và chuyển sang giai đoạn CNĐQ. Trong q trình
đó sự phát triển của các đế quốc có gì giống và khác nhau. Chúng ta cùng làm rõ
vấn đề qua nội dung bài học hôm nay.


<b> 3/ Dạy bài mới:</b>


<b>HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ</b> <b>NỘI DUNG GHI</b>


<b>* Hoạt động 1:Cả lớp</b>


GV: So sánh với đầu thế kỉ XIX, cuối thế kỉ XIX,
đầu thế kỉ XX tình hình kinh tế Anh có gì nổi bật vì
sao?


HS: Trả lời


Gv: Sự phát triển cơng nghiệp đó được biểu hiện


ntn? Vì sao giai cấp tư sản chú ý đầu tư sang thuộc
địa?


HS: Trả lời


GV: Khẳng định ghi bảng


GV: Thực chất chế dộ 2 Đảng ở Anh là gì?
HS: Trả lời


GV: Giải thích


GV: Sử dụng bản đồ HS lên xác định các nước thuộc
địa Anh


HS: Lên xác định và khẳng định


GV: Vì sao CNĐQ Anh được mệnh danh là CNĐQ
thực dân


<b>I/ Tình hình các nước Anh,</b>
<b>Pháp, Đức, Mỹ:</b>


<b>1/ Anh. </b>
<b>* Kinh tế: </b>


- Phát triển chậm, tụt xuống
đứng hàng thứ 3 thế giới.


- Đầu thế kỉ XX, Anh chuyển


sang giai đoạn đế quốc chủ
nghĩa với sự ra đời các cơng ty
độc quyền.


<b> * Chính trị:</b>


- Là chế độ quân chủ lập hiến
với 2 Đảng thay nhau cầm
quyền.


</div>
<span class='text_page_counter'>(30)</span><div class='page_container' data-page=30>

HS: Dựa vào sgk trả lời
GV: Bổsung, kết luận
<b>* Hoạt động 2: Cá nhân </b>


GV: Tình hình kinh tế Pháp sau 1871 có gì nổi bật?
Vì sao


HS: Trả lời


GV: Để giải quyết khó khăn trên g/c tư sản Pháp đã
làm gì? Chính sách đó ảnh hưởng ntn đến nền kinh tế
Pháp ?


HS: Dựa vào sgk trả lời
GV: Bổ sung


GV: Khi nào Pháp chuyển sang giai đoạn ĐQCN. Sự
ra đời của các công ty độc quyền và vai trò chi phối
của ngân hàng, chính sách xuất khẩu của Pháp có gì
khác Anh ?



HS: trả lời


GV: Bổ sung, kết luận


GV: Tại sao CNĐQ Pháp được mệnh danh là CNĐQ
cho vay lãi?


HS: Trả lời


GV: Tình hình Pháp có gì nổi bật?
HS: Dựa vào sgk trả lời


GV: giải thích


GV: treo bản đồ thế giới


GV:Cho HS lên bảng chỉ các nước thuộc địa Pháp
<b>* Hoạt động 3: Cả lớp</b>


GV: Em có nhận xét gì về nên kinh tế Đức cuối thế
kỉ XIX đầu thế kỉ XX


HS: Trả lời


GV: Yêu cầu HS thống kê các con số chứng tỏ sự
phát triển nhanh chóng của nền công nghiệp Đức
HS: Dựa vào số liệu sgk thống kê


GV: Phân tích



GV: Cơng nghiệp phát triển CNĐQ Đức có gì khác
so với Anh, Pháp?


HS: Trả lời


GV: Vì sao cơng nghiệp Đức phát triển nhảy vọt như
vậy?


HS: Dựa vào sgk trả lời


GV: Nét nổi bật tình hình chính trị ở Đức?


<b>2/ Pháp: </b>
<b>* Kinh tế: </b>


- Phát triển chậm, tụt xuống
đứng thứ 4 sau Mỹ, Đức, Anh.
+ Phát triển một số ngành
cơng nghiệp mới: Điện khí hố,
chế tạo ơ tơ…


+ Tăng cường xuất khẩu ra
nước ngoài, dưới hình thức cho
vay lãi (Pháp được mệnh danh
là đế quốc cho vay lãi)


- Sự ra đời các công ty độc
quyền, Pháp chuyển sang giai
đoạn đế quốc chủ nghĩa.



<b>* Chính trị</b>:


Nước Pháp tồn tại nền Cộng
hồ III với chính sách đối nội,
đối ngoại phục vụ cho giai cấp
tư sản


<b> 3/ Đức: </b>
<b>* Kinh tế</b>:


- Phát triển nhanh chóng: Đặc
biệt là cơng nghiệp đứng thư 2
thế giới (sau Mỹ).


- Cuối thế kỉ XIX, Đức chuyển
sang giai đoạn đế quốc với sự ra
đời của các công ty độc quyền.
<b>* Chính trị: </b>


- Là nhà nước liên bang do các
quí tộc liên minh với tư bản độc
quyền lãnh đạo.


</div>
<span class='text_page_counter'>(31)</span><div class='page_container' data-page=31>

HS: Trả lời


GV: Phân tích khẳng định


Củng cố: Vì sao Đức được mệnh danh là ĐQ quân
phiệt hiếu chiến?



* <b>Hoạt động 1</b>: <b>Cả lớp (Tiết 2)</b>


GV: Cho biết tình hình phát triển kinh tế Mỹ cuối thế
kỉ XIX đầu thế kỉ XX? Sự phát triển kinh tế của các
nước có gì giống và khác nhau?


HS: Kinh tế phát triển mạnh mẽ CN vươn lên đứng
đầu thế giới. Kinh tế của các nước tư bản phát triển
khơng giống nhau mà phát triển khơng đều


GV: Vì sao kinh tế Mỹ phát triển vượt bật?
HS: Dựa vào sgk tả lời


GV: Các công ty độc quyền của Mỹ được hình thành
trên cơ sở nào?


Tại sao nói Mỹ là xứ sở của các ông vua công
nghiệp?


HS: Kinh tế công nghiệp phát triển vượt bật  hình
thành các tổ chức độc quyền và các ông vua công
nghiệp lớn


GV: Khẳng định


GV: Mỹ chuyển sang g/đ CNĐQ với sự hình thành
của các cơng ty độc quyề những tơ rớt  yêu cầu HS
Thảo luận nhóm.



Nội dung: Qua các ơng vua cơng nghiệp:
Rốc-pheo-lơ; Móc-gân, pho. Em thấy tổ chức độc quyền tơ rớt
của Mỹ có gì khác với hình thức độc quyền xanh đi
ca của Đức?


HS: Thảo luận sau đó nhận xét


GV: Phân tích về hình thức độc quyền có sự khác
nhau, song đều tồn tại trên cơ sở bóc lột g/c cơng
nhân và nhân dân lao động


GV: Tình hình chính trị có gì giống và khác Anh?
Liên hệ với tình hình chính trị Mỹ hiện nay?


HS: Dựa vào sgk trả lời


GV: Sử dụng bản đồ t/g chỉ các khu vực ảnh hưởng
và thuộc địa của Mỹ ໟ Thái Bình, Dương, Trung,
Nam, Mỹ và kết luận


- Đầu thế kỉ XX, kinh tế Mỹ
phát triển mạnh, vươn lên đứng
đầu thế giới.


- Sản xuất công nghiệp phát
triển vượt bậc  sự hình thành
các tổ chức độc quyền lớn: Các
Tơ-rớt, Mỹ chuyển sang giai
đoạn đế quốc chủ nghĩa.



- Chính trị: Tồn tại thể chế
Cộng hoà quyền lực trong tay
Tổng thống, do 2 thay nhau cầm
quyền. Thi hành chính sách đối
nội, đối ngoại phục vụ quyền
lợi của giai cấp tư sản.


<b>II/ Chuyển biến quan trọng ở</b>
<b>các nước đế quốc:</b>


<i><b>(không dạy)</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(32)</span><div class='page_container' data-page=32>

- Nêu mâu thuẫn chủ yếu giữa các đế quốc “Già” (Anh, Pháp) với các đế quốc
“Trẻ” (Đức, Mỹ)


- Mâu thuẫn đó đã chi phối chính sách đối ngoại của các nước đế quốc ntn?
<b> 5/ Hướng dẫn tự học:</b>


<b> a/ Bài vừa học: </b> Làm bài tập 1 theo mẫu sgk. Học theo nội dung đã củng cố.
<b> b/ Bài sắp học: Bài 7</b>




Dặn dò HS đọc trước và soạn bài 7


<b>Tiết 12 & 13 Bài 7 </b> <b>PHONG TRÀO CÔNG NHÂN QUỐC TẾ</b>


<b> </b> <b> CUỐI THẾ KỶ XIX ĐẦU THẾ KỶ XX</b>


<b>A/ MỤC TIÊU:</b>



<b> 1/ Kiến thức: Giúp học sinh nắm được: </b>


Mục I. Phong trào công nhân quốc tế cuối thế kỷ XIX.


</div>
<span class='text_page_counter'>(33)</span><div class='page_container' data-page=33>

- Sự phát triển của phong trào công nhân Nga. Ý nghĩa lịch sử cuộc Cách mạng
Nga 1905-1907.


<b>- </b>Công lao to lớn của Lê-Nin và Đảng kiểu mới ở Nga<b>.</b>
<b> 2/ Tư tưởng:</b>


- Nhận thức đúng cuộc đấu tranh giai cấp giữa vô sản và tư sản là vì
quyền tự do, vì sự tiến bộ xã hội. Giáo dục tinh thần cách mạng tinh thần
quốc tế vơ sản.


- Lịng biết ơn đ/v Lê-nin, niềm tin vào thắng lợi của cách mạng vô sản.
<b> 3/ Kĩ năng: </b>


Tìm hiểu những nét cơ bản về khái niệm “chủ nghĩa cơ hội”, “Cách mạng dân
chủ tư sản kiểu mới”, “Đảng kiểu mới”; Biết phân tích các sự kiện cơ bản của bài
bằng các thao tác tư duy lịch sử.


<b>B/ THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY - HỌC:</b>


Bản đồ đế quốc Nga cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX. Tranh ảnh, tư liệu về cuộc
đấu tranh của công nhân: Si-ca-gô.


<b>C/ HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:</b>


<b> 1/ Ổn định, kiểm tra: </b>Hãy cho biết quyền lực của các công ty độc quyền?



<b> 2/ Giới thiệu bài mới: </b>“ Sau thất bại của công xã Pari” 1871 phong trào công
nhân t/g tiếp tục phát triển hay tạm lắng sự phát triển của phong trào đã đặt ra yêu
cầu gì cho sự thành lập và hoạt động của Quốc tế thứ hai? Chúng ta giải quyết vấn
đề này qua tiết học hôm nay.


<b> 3/ Dạy bài mới:</b>


<b>HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ</b> <b>NỘI DUNG GHI</b>


<b>Hoạt động 1: </b>


GV: Yêu cầu HS thống kê về những hiểu biết của mình
về Lê-nin (sưu tầm đã chuẩn bị ở nhà). Em có hiểu biết
gì về Lê-nin?


HS: Trả lời theo sự hiểu biết của mình + kiến thức sgk
GV: Khẳng định ghi bảng


- Lê-nin đã có vai trị gì trong việc thành lập Đảng xã
hội dân chủ Nga?


HS: dựa vào sgk trả lời  Lê-nin đóng vai trị quyết định
GV: Em hãy nêu sự kiện để chứng minh điều này?
HS: Hợp nhất các Đảng Mac-xít thành hội liên hiệp đ/t
giải phóng cơng nhân- mầm móng của đảng vơ sản kiểu
mới.


GV: Tại sao nói Đảng Cơng nhân xã hội dân chủ Nga là
đảng vô sản kiểu mới?



HS: Dựa vào đoạn chữ in nhỏ sgk trả lời
GV: Khẳng định ghi bảng


<b>I/ Phong trào công nhân</b>
<b>quốc tế cuối thế kỷ XIX.</b>
<b>Quốc tế thứ hai:</b>


<i><b>Đọc thêm</b></i>


<b>II/ Phong trào công nhân</b>
<b>nga và cuộc cách mạng</b>
<b>1905 -1907:</b>


<b>1/ Lê-nin và việc thành lập</b>
<b>Đảng vô sản kiểu mới ở</b>
<b>Nga:</b>


- Lê-nin sinh 4-1870, trong
một gia đình nhà giáo tiến
bộ, sớm tham gia phong trào
cách mạng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(34)</span><div class='page_container' data-page=34>

<b>* Củng cố:</b> những điểm nào chứng tỏ Đảng công nhân
xã hội dân chủ nga là Đảng kiểu mới?


<b>*Hoạt động 2</b>: <b>Cá nhân</b>


GV: Dùng bản đồ giới thiệu đế quốc Nga cuối thế kỉ
XIX dầu thế kỉ XX



HS: Theo dõi bản đồ


GV: Nét nổi bật tình hình nước Nga đầu thế kỉ XX là gì?
HS: Dựa vào sgk trả lời


GV: Khẳng định.Gọi một HS đọc diễn cảm đoạn chữ in
nhỏ sgk về “ Ngày chủ Nhật đẫm máu”


GV: Trình bày tiếp diễn biến của cách mạng theo sgk
- Diễn biến của cách mạng Nga?


HS: Mở đầu bằng sự kiện ngày chủ nhật đẫm máu
9-1-1905


GV: Nguyên nhân thất bại?


HS: + Sự đàn áp đẫm máu của kẻ thù


+ Giai cấp vơ sản chưa có kinh nghiệm đấu tranh
GV: Dẫn câu nhận xét của Hồ Chủ tịch qua quyển
“Đường cách mệnh”


- Ý nghĩa lịch sử của nó?
HS: Trả lời những ý sgk
GV: Khẳng định ý nghĩa.


- Từ nguyên nhân thất bại  rút ra bài học kinh nghiệm
gì?



HS: Trả lời theo sự hiểu biết của mình


GV: + Tổ chức đoàn kết tập dược quầnchúng đấu tranh
+ Kiên quyết chống CNTB và chế độ phong kiến
Có thể nói thêm đây là cuộc cách mạng dân chủ tư sản
kiểu mới vì:


G/c vơ sản lãnh đạo


Lật đổ chế độ phong kiến


Đem lại quyền lợi cho g/c vô sản
Khẳng định và cho HS nắm vững khái niệm này


*Củng cố: Nêu diễn biến và nguyên nhân bùng nổ cuộc
cách mạng Nga


1905- 1907?


- Đảng Công nhân xã hội
dân chủ Nga là Đảng kiểu
mới vì:


+ Đấu tranh vì quyền lợi
của giai cấp cơng nhân, tính
chiến đấu triệt để.


+ Chống chủ nghĩa cơ hội,
tuân theo nguyên lý của chủ
nghĩa Mác.



+ Dựa vào quần chúng và
lãnh đạo quần chúng làm
cách mạng.


<b>2/ Cách mạng Nga </b>
<b>1905-1907:</b>


- Đầu thế kỉ XX, nước Nga
lâm vào khủng hoảng trầm
trọng về nhiều mặt…


- Năm 1905-1907 cách mạng
Nga bùng nổ.


- Diễn biến: (SGK)
- Kết quả:


- Ý nghĩa:


+ Giáng một địn chí mạng
vào nền thống trị của địa
chủ tư sản, làm suy yếu chế
độ Nga hoàng


</div>
<span class='text_page_counter'>(35)</span><div class='page_container' data-page=35>

<b> 4/ Củng cố: </b>Theo câu hỏi củng cố từng phần
<b> 5/ Hướng dẫn tự học:</b>


<b> a/ Bài vừa học: </b>Học thuộc câu hỏi ở phần củng cố.
<b> b/ Bài sắp học: </b>





Dặn dò HS đọc trước và soạn bài 8


Tiết 14 bài 8:


<b>Bài 8</b> <b>SỰ PHÁT TRIỂN CỦA KỸ THUẬT KHOA HỌC, VĂN HỌC</b>
<b> VÀ NGHỆ THUẬT THẾ KỶ XVIII-XIX</b>
<b>A/ MỤC TIÊU:</b>


<b> 1/ Kiến thức: Giúp học sinh nắm được: </b>


Nội dung văn học và nghệ thuật mục II. Những tiến bộ về khoa học


</div>
<span class='text_page_counter'>(36)</span><div class='page_container' data-page=36>

- G/c tư sản làm cuộc cách mạng thắng lợi đã tiến hành cuộc cách mạng công
nghiệp làm thay đổi nền kinh tế của xã hội  tăng năng suất lao động và đặc biệt ứng
dụng thành tựu của khoa học- kĩ thuật.


<b> 2/ Tư tưởng:</b>


- Nhận thức được sự tiến bộ của chế độ tư bản so với chế độ phong kiến.


- Yếu tố năng động của khoa học - kĩ thuật, đối với sự tiến bộ của xã hội. Chủ
nghĩa xã hội có thể thắng chủ nghĩa tư bản khi ứng dụng thành tựu khoa học – kĩ
thuật, ứng dụng dụng nền sản xuất hiện đại. Xây dựng niềm tin vào sự nghiệp cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa nước ta hiện nay.


<b> 3/ Kĩ năng: </b>



- Phân biệt các khái niệm “Cách mạng tư sản”, “Cách mạng cơng nghiệp”.


- Phân tích ý nghĩa vai trò của khoa học - kĩ thuật, văn học nghệ thụât đ/v sự
phát triển của lịch sử.


<b>B/ THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY - HỌC:</b>


- Tranh ảnh về thành tựu KH-KT thế kỉ XVIII- XIX.


- Chân dung các nhà bác học, nhà văn, nhạc sĩ lớn: Niu-tơn, Đac-uyn,
Lô-mô-nô-xốp…


<b>C/ HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:</b>


<b> 1/ Ổn định, kiểm tra: </b>Nêu những sự kiện chính Cách mạng Nga 1905-1907? Vì
sao Cách mạng thất bại?


<b> 2/ Giới thiệu bài mới: </b>Vì sao Mác và Ăng ghen nhận định “G/c tư sản không thể
tồn tại nếu không luôn luôn cách mạng cơng cụ lao động?”. Nhờ nó mà ở thế kỉ
XVIII – XIX trở thành thế giới của những phát minh khoa học vĩ đại, về tự nhiên
và xã hội là thế kỉ phát triển rực rỡ của trào lưu văn học, nghệ thuật với những tên
tuổi còn sống mãi với thời gian. Để rõ hơn chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm
nay.


<b> 3/ Dạy bài mới:</b>


<b>HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ</b> <b>NỘI DUNG GHI</b>


<b>* Hoạt động 1: Cá nhân</b>



GV: Dẫn dắt: Để hoàn toàn chiến thắng chế độ phong
kiến về kinh tế g/c tư sản phải làm cuộc cách mạng thứ
hai sau cách mạng tư sản đó là gì?


HS: Cuộc cách mạng cơng nghiệp


GV: Cách mạng cơng nghiệp thế kỉ XVIII- XIX tiếp đó
là cách mạng KHKT, vậy u cầu cuộc cách mạng đó
là gì? Vì sao g/c tư sản phải tiến hành cuộc cách mạng
này?


HS: Thảo luận cả lớp sau đó trả lời (theo tổ)
GV: Cho học sinh đọc chữ in nhỏ sgk


</div>
<span class='text_page_counter'>(37)</span><div class='page_container' data-page=37>

- Vì sao thế kỉ XIX được gọi là thế kỉ của sắt, máy móc
và động cơ hơi nước?


- Những thành tựu chủ yếu về kỉ thuật ở thế kỉ XVIII?
HS: Công nghiệp: luyện kim, sản xuất gan, sắt thép …
Sản xuất than, dầu hoả … Động cơ hơi nước được ứng
dụng rộng rãi trong các lĩnh vực.


GV: Về gt liên lạc có những thành tựu gì?
HS: Dựa vào chữ in nhỏ sgk trả lời.


GV: Bổ sung: Trước đã có tàu chạy trên các Đại Dương
(chạy buồm lợi dụng sức gió, đi lại chậm, mất nhiều
thời gian).


+ 1807 Phơn-tơn, kĩ sư người Mỹ đã đóng tàu thuỷ


chạy bằng hơi nước đầu tiên có nhiều ưu điểm: Đi
nhanh, không phụ thuộc nhiều vào thời tiết  Thúc đẩy
hoạt động thương nghiệp đường trở nên nhộn nhịp 
nước Anh dẫn đầu về hành động đường biển.


+ Đầu máy xe lửa chạy bằng động cơ hơi nước ra
đời ở Anh: Xe lửa Xti-phen-xơn 1814


GV: Tạo biểu tượng cho HS về tác dụng của xe lửa đối
với sản xuất “Năm 181 …... có mặt”


GV: Trong lĩnh vực cơng nghiệp, qn sự đã đạt được
những thành tựu ntn?


HS: Dựa vào sgk trả lời.


GV: Kết luận: Máy móc ra đời chính là cơ sở kĩ thuật
cho sự chuyển biến mạnh mẽ của nến sản xuất từ công
trường thủ công lên công nghiệp cơ khí hố  chuyển
văn minh nhân loại từ văn minh nông nghiệp lên văn
minh công nghiệp.


- Thế kỉ XVIII, nhân loại đã
đạt được những thành tựu
vượt bậc về khoa học, kĩ
thuật:


+ Công nghiệp: kĩ thuật
luyện kim, sản xuất gang, sắt
thép… đặc biệt là sự ra đời


của động cơ hơi nước.




+ Giao thông vận tải tiến bộ
nhanh chóng.




+ Nông nghiệp: sử dụng
phân hoá học, máy kéo, máy
gặt, máy đập.


+ Quân sự: nhiều vũ khí
mới được sản xuất.


<b>II/ Những tiến bộ về khoa</b>
<b>học tự nhiên và khoa học xã</b>
<b>hội:</b>


<i><b>Không dạy</b></i>
<b> 4/ Củng cố:</b>


<b> </b>Theo câu hỏi đã củng cố từng phần; lập bảng thống kê những thành tựu chủ yếu
về khoa học - kĩ thuât, văn học và nghệ thuật cuối thế XVIII đầu thế kỉ XIX.
<b> 5/ Hướng dẫn tự học:</b>


<b> a/ Bài vừa học: </b>


<b>Những thành tựu về kĩ thuật</b> <b>Những phát minh về khoa học</b>


Ngành kĩ


thuật


Ứng
dụng


Thời gian


p/minh


Lĩnh
vực


Phát minh
K/H


Thời gian
P/M


</div>
<span class='text_page_counter'>(38)</span><div class='page_container' data-page=38>

Cơng nghiệp Tốn
Giao thơng


vân tải


Vật lí


Nơng nghiệp Hóa học


Qn sự Khoa



học XH
<b> b/ Bài sắp học:</b>




Dặn dò HS đọc trước và soạn bài 9.


<i><b>CHƯƠNGIII: CHÂU Á THẾ KỈ XVIII- ĐẦU THẾ KỈ XX</b></i>
Tiết 15 . BÀI 9:


<b>ẤN ĐỘ THẾ KỈ XVIII- ĐẦU THE KỈ XX</b>
<b>I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:</b>


<b>1. Kiến thức:</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(39)</span><div class='page_container' data-page=39>

- Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở An Độ cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XX
phát triển mạnh mẽ chính là kết quả tất yếu của chính sách thống trị, bóc lột tàn
bạo của thực dân Anh.


- Vai trị của giai cấp tư sản An Độ ( đại diện là đảng Quốc đại) trong phong trào
giải phóng dân tộc. Đồng thời tinh thần đấu tranh anh dũng của nhân dân buộc
thực dân Anh phải nhượmg bộ, nới lỏng ách cai trị.


- Góp phần nhận thức đúng về thời kì châu á thức tỉnh và phong trào giải phóng
dân tộc thời kì đế quốc chủ nghĩa.


<b>2. Tư tưởng:</b>


<b>- </b>Bồi dưỡng giáo dục lòng căm thù đối với sự thống trị dã man, tàn bạo của thực


dân Anh đã gây ra cho nhân dân An Độ.


<b>- </b>Biểu lộ sự cảm thơng và lịng căm phục cuộc đấu tranh của nhân dân An Độ
chống chủ nghĩa đế quốc.


<b>3. Kĩ năng:</b>


<b>- </b>Biết sử dụng bản đồ, tranh ảnh lịch sử về cuộc đấu tranh của nhân dân Ấn Độ
chống thực dân Anh thế kỉ XVIII_ đầu thế kỉ XX.


<b>- </b>Làm quen và phân biệt các khái niệm “Cấp tiến”, “On hòa”.
<b>- </b>Đánh giá vai trò của giai cấp tư sản An Độ.


<b>II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC</b>


- Bản đồ “ phong trào cách mạng An Độ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX”


- Tranh, ảnh, tư liệu tham khảo về đất nước An Độ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX.
<b>III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:</b>


<b>1. Ổn định lớp</b>
<b>2. Kiểm tra bài cũ:</b>


- Nêu các thành tựu nổi bật về khoa học và văn học nghệ thuật?
- Những thành tựu đó có tác dụng như thế nào đến vã hội?
<b>3. Giới thiệu bài mới:</b>


Từ thế kỉ XVI các nước phương Tây đã nhịm ngó xâm lược châu Á, Thực dân
Anh đã tiến hành chiến tranh xâm lược An Độ như thế nào?



Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân An Độ chống thực dân Anh
phát triển ra sao? Chúng ta cùng tìm hiểu qua nội dung của bài.


<b>HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ</b> <b>NỘI DUNG GHI</b>


GV: Dùng bản đồ An Độ để giới
thiệu sơ lược vài nét về An Độ.


Những sự kiện nào chứng tỏ thực dân Anh đã
xâm lược Ấn Độ?


HS: Thế kỉ XV Anh bắt đầu xâm chiếm…..


<b>I. SỰ XÂM LƯỢC VÀ CHÍNH</b>
<b>SÁCH THỐNG TRỊ CỦA THỰC</b>
<b>DÂN ANH</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(40)</span><div class='page_container' data-page=40>

GV cho HS quan sát bảng thống kê, nhận xét
về chính sách thống trị và hậu quả của nó đối
với An Độ.


HS: Trả lời.


GV: Chính sách thống trị của thực dân Anh ở
An Độ có giống chính sách thống trị của thực
dân Pháp ở Việt Nam? (thảo luận)


HS: Trình bày theo nhóm.


GV: Kết luận. Hãy tóm tắt các phong trào


<i>giải</i>


<i>phóng dân tộc tiêu biểu ở An Độ cuối</i>
<i>thế kỉ XIX đến 1910?</i>


HS: Tóm tắt 3 phong trào trong SGK.
GV: Bổ sung , khẳng định ý nghiã của các
phong trào


Em hãy nhận xét về các phong trào?
HS: Nhận xét. Diễn ra liên tục ,
mạnh mẽ…


GV: Vì sao các phong trào đều thất bại?
HS: Sự đàn áp chia rẽ của thực dân Anh….
GV: Sự phân hóa của Đảng Quốc đại chứng
tỏ điều gì?


HS: Tính chất hai mặt của giai cấp tưđấu
tranh giải phóng dân tộc ở Ấn Độ?


HS: Cổ vũ tinh thần yêu nước, thúc đẩy cuốc
đấu tranh giải phóng dân tộc phát triển mạnh
mẻ.


hịan thành xâm lược và áp đặt
chính sách cai trị ở Ấn Độ.


- Chính sách thống trị và áp bứt bóc
lột năng nề.



 Chính trị: chia để trị, chia rẽ tơn


giáo, dân tộc.


 Kinh tế: bóc lột, kìm hãm kinh tế


Ấ Độ.


<b>II. PHONG TRÀO ĐẤU TRANH</b>
<b>GIẢI PHÓNG DÂN TỘC CỦA</b>
<b>NHÂN DÂN ẤN ĐỘ.</b>


- Các phong trào diễn ra sôi nổi.
- Khởi nghĩa Xipay.


- Hoạt động của đảng Quốc đại
chống thực dân Anh.


- Khởi nghĩa ở Bombay.


- Diễn ra liên tục, mạnh mẽ với
nhiều giai cấp tầng lớp tham gia.
- Sự đàn áp chia rẽ của thực dân
Anh.


- Các phong trào chưa có sự lãnh
đạo thống nhất, liên kết, chưa có
đường lối đấu tranh đúng đắn.
- Ý nghĩa : cổ vũ tinh thần yêu


nước, thúc đẩy cuộc đấu tranh giải
phóng dân tộc ở An Độ phát triển
mạnh mẽ.


<b>4. Củng cố:</b>


- GV nhắc lại một số ý cơ bản quan trọng của bài, cho HS làm bài tập thực hành
- Trả lời các câu hỏi SGK.


<b>5. Dặn dò:</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(41)</span><div class='page_container' data-page=41>

Tiết 16 bài 10:


<b>TRUNG QUỐC CUỐI THẾ KỶ XIX ĐẦU THẾ KỶ XX</b>
<b>A/ MỤC TIÊU:</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(42)</span><div class='page_container' data-page=42>

- Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, chính quyền Mãn Thanh suy yếu, hèn nhát
nên đất nước Trung Quốc rộng lớn, có nền văn minh lâu đời đã bị các nước xâu xé,
trở thành nửa thuộc địa của đế quốc.


Mục II. Phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc


cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX Hướng dẫn HS lập niên biểu.


<b> 2/ Tư tưởng: </b>Thái độ phê phán triều đình phong kiến Mãn Thanh trong việc để
Trung Quốc trở thành “miếng mồi” cho các nước đế quốc xâu xé. Thông cảm và
khâm phục nhân dân Trung Quốc trong cuộc đấu tranh, tiêu biểu là Tôn Trung
Sơn.


<b> 3/ Kĩ năng: </b>



<b> </b>Nhận xét đánh giá trách nhiệm của triều đình phong kiến Mãn Thanh trong
việc để Trung Quốc rơi vào tay đế quốc. Biết đọc và sử dụng bản đồ Trung Quốc
k/n Nghĩa Hoà Đoàn và cách mạng Tân Hợi. <b>B/ THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY </b>
<b>-HỌC:</b>


Bản đồ treo tường: “Trung Quốc trước sự xâm lược của các đế quốc”, “Cách
mạng Tân Hợi 1911”


<b>C/ HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:</b>
<b> 1/ Ổn định, kiểm tra:</b>


<b> 2/ Giới thiệu bài mới: </b>Là một đất nước rộng lớn có nền văn hóa lâu đời, có
nguồn tài nguyên phong phú. Cuối thế kỷ XIX Trung Quốc đã bị tư bản các nước
phương Tây xâu xé, xâm lược, trở thành thị trường đầy hứa hẹn của các nước tư
bản phương Tây. Vì sao như vậy, phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của
nhân dân Trung Quốc đã diễn ra ntn? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài hơm nay.
<b> 3/ Dạy bài mới:</b>


<b>HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ</b> <b>NỘI DUNG GHI</b>


<b>* Hoạt động 1:</b> <b>Cả lớp</b>


GV: Sử dụng bản đồ Trung quốc giới thiệu KQ.
- Các nước tư bản đã xâu xé Trung Quốc ntn?
HS: Dựa vào sgk trả lời.


GV: Hãy xác định trên bản đồ các khu vực xâm chiếm
của các nước đế quốc?



HS: Xác định trên bản đồ: Đức chiếm Sơn Đông, Anh
chiếm Dương Tử. Pháp thơn tính Vân Nam, Nga,
Nhật chiếm Đơng Bắc.


GV: Vì sao khơng phải một mà nhiều nước đế quốc
cùng xâu xé Trung Quốc?


GV: Trung Quốc là một đất nước rộng lớn, đông dân
có lịch sử phát triển lâu đời. Dù cái mõm đế quốc quá
to cũng không thể nào xâu xé, xâm lược và nuốt trôi
được Trung Quốc. Các nước đế quốc thoả hiệp với


<b>I/ Trung Quốc bị các nước đế</b>
<b>quốc chia xẻ:</b>


- Cuối thế kỷ XIX, chính quyền
Mãn Thanh suy yếu, các nước
đế quốc nhảy vào xâu xé Trung
Quốc.


</div>
<span class='text_page_counter'>(43)</span><div class='page_container' data-page=43>

nhau cùng chia quyền lợi ở Trung Quốc. (ăn ít mà
chắc) → Trung Quốc đã bị xâu xé → Trung Quốc bị
biến thành “nửa thuộc địa, nữa phong kiến”


GV: Giải thích sơ lược cho HS nghe về khái niệm:
“Nửa thuộc địa, nửa phong kiến” → liên hệ với tình
hình Việt Nam là nước thuộc địa, nửa phong kiến.
<b>* Hoạt động 2: </b><i>Hướng dẫn hs lập niên biểu</i>
<b>* Hoạt động 3:</b> <b>Cả lớp</b>



GV: giới thiệu về sự lớn mạnh của g/c tư sản Trung
Quốc <b>→</b> đòi hỏi phải có chính đảng bảo vệ quyền lợi
cho g/c tư sản


- Tơn Trung Sơn là người ntn? Và ơng có vai trị gì
đối với sự ra đời của TQĐM hội?


HS: Dựa vào sgk trả lời


GV: Bổ sung: Tôn Trung Sơn (1866- 1925) tên thật là
Tôn Văn (Minh hoạ bằng ảnh) xuất thân từ gia đình
nơng dân lớn lên từ gia đình người Anh…. bây giờ <b>→</b>
ơng có vai trị quyết định đến sự thành lập của Trung
Quốc Đồng minh hội <b>→</b> Đây là chính đảng đại diện
cho g/c tư sản


GV: Cách mạng Trung Quốc đã bùng nổ ntn?
HS: Dựa vào đoạn chử in nhỏ sgk trả lời


HS: Dựa vào bản đồ cách mạng Tân Hợi bổ sung trình
bày sơ lược diễn biến


GV: Kết quả phong trào?


HS: 2-1912 cách mạng Tân Hợi thất bại
GV: Nguyên nhân thất bại?


HS: dựa vào sgk trả lời


GV: Tính chất và ý nghĩa của cách mạng Tân Hợi


HS: đọc phần chữ in nhỏ sgk trả lời


GV: Nhận xét chung về tính chất, quy mơ các phong
trào đấu tranh của nhân dânTQ? Chống đế quốc,
chống phong kiến với quy mô rộng khắp liên tục thế
kỷ XIX đầu thế kỷ XX <b>→</b> kết thúc bài học.


cuộc chiến tranh “thuốc phiện”
mở đầu cho quá trình xâm lược
Trung Quốc


<b>II/ Phong trào đấu tranh của</b>
<b>nhân dân Trung Quốc cuối</b>
<b>thế kỷ XIX đầu thé kỷ XX:</b>
<i>Hướng dân học sinh lập niên</i>
<i>biểu</i>


<b>III/ Cách mạng tân hợi 1911:</b>


- Tháng 8-1905, Tôn Trung Sơn
thành lập Trung Quốc Đồng
Minh hội.


- Mục tiêu: nhằm đánh đổ Mãn
Thanh, khôi phục Trung Hoa,
thành lập dân Quốc, thực hiện
bình đẳng về ruộng đất.


- Diễn biến: (SGK)



- Tính chất: Là cuộc cách mạng
tư sản dân chủ không triệt để
- Ý nghĩa: Tạo điều kiện cho
chủ nghĩa tư bản phát triển ở
Trung Quốc; ảnh hướng đến
phong trào giải phóng dân tộc ở
châu Á.


<b> 4/ Củng cố: </b>Đã củng cố từng phần
<b> 5/ Hướng dẫn tự học:</b>


<b> a/ Bài vừa học: </b>Như đã củng cố
<b> b/ Bài sắp học:</b>




</div>
<span class='text_page_counter'>(44)</span><div class='page_container' data-page=44>

Tiết 17


Bài 11 <b>CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á CUỐI THẾ KỈ XIX - ĐẦU THẾ KỈ </b>
<b>XX</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(45)</span><div class='page_container' data-page=45>

1/ Kiến thức: Giúp học sinh nắm được:


- Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ngày càng phát triển mạnh mẽ ở các
nước Đông Nam Á


- Trong khi giai cấp p/k trở thành cơng cụ tay sai cho CNTB thì g/c vô sản dân
tộc đã tổ chức lãnh đạo phong trào. Đặc g/c cấp công nhân, từng bước đã vươn lên
vũ đài chính trị



- Các phong trào diễn ra khắp các nước Đông Nam Á: In-đô-nê-xia,
Cam-pu-chia, Lào, Việt Nam...


<b> 2/ Tư tưởng:</b>


Nhận thức đúng về thời kỳ phát triển sơi động của phong trào giải phóng dân
tộc chống CNĐQ, CNTD; tinh thần đoàn kết hữu nghị ủng hộ đấu tranh vì độc lập
tự do vì sự tiến bộ của nhân dân.


<b> 3/ Kĩ năng: </b>


Biết sử dụng bản đồ để trình bày các sự kiện đấu tranh tiêu biểu; phân biệt được
nét chung, riêng của các nước Đông Nam Á cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.


<b>B/ THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY - HỌC:</b>


Bản đồ Đông Nam Á cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.
<b>C/ HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:</b>


<b> 1/ Ổn định, kiểm tra: </b>Trình bày phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc
cuối thế kỷ XIX - XX.


<b> 2/ Giới thiệu bài mới:</b>
<b> 3/ Dạy bài mới:</b>


<b>HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ</b> <b>NỘI DUNG GHI</b>


<b>* Hoạt động 1:</b> <b>Thảo luận nhóm </b>


GV: Dùng bản đồ các nước ĐNÁ cuối thế kỷ XIX- XX g/t


khái quát.


- Qua theo dõi + sự chuẩn bị bài ở nhà em có nhận xét gì
về vị trí địa lý của các quốc gia Đông Nam Á?


HS: Dựa vào sgk trả lời


GV: Khẳng định một lần nữa và hỏi: Tại sao Đông Nam Á
trở thành miếng mồi hấp dẫn cho các nước tư bản phương
tây và là đối tượng dịm ngó xâm lược của chúng?


HS: Theo dõi và dựa vào kiến thức sgk trả lời.


GV: Yêu cầu HS thảo luận nhóm theo nội dung câu hỏi
Câu hỏi: N1: (Tổ1+2) Tại sao trong các nước Đông Nam
Á chỉ có Xiêm (Thái Lan) (thốt khỏi) giữ được phần chủ
quyền của mình?


N2: (Tổ 3+4) Đơng Nam Á có bao nhiêu nước,
kể tên?


- Sau khi HS thảo mời đại diện của mỗi nhóm lên trình


<b>I/ Q trình xâm lược của</b>
<b>chủ nghĩa thực dân ở các</b>
<b>nước Đông Nam Á:</b>


- Các nước tư bản phát triển
mạnh cần thị trường, thuộc
địa.



- Đông Nam Á có vị trí
chiến lược quan trọng, giàu
tài nguyên, chế độ phong
kiến suy yếu đã trở thành
miếng mồi cho các nước tư
bản phương Tây.


</div>
<span class='text_page_counter'>(46)</span><div class='page_container' data-page=46>

bày nội dung


GV: Cho HS nhận xét ---> gv khẳng định


<b>* Củng cố:</b> Vì sao cuối thế kỷ XIX Đơng Nam Á trở
thành đối tượng xâm lược của TB phương Tây?


* <b>Hoạt động 2: Cá nhân</b>


GV: Sau đó thì thực dân phương Tây đã làm gì?
HS: Đã thi hành những chính sách cai trị hà khắc
GV: Hà khắc ntn?


HS: Vơ vét, đàn áp, chia để trị


GV: Mời HS hoặc gv đọc phần chữ in nhỏ sgk


GV: Dựa vào nd bạn đọc + sự chuẩn bị cho biết chính sách
thuộc địa của thực dân phương Tây có những điểm chung
nào nổi bật?


HS: Trả lời theo những hiểu biết của mình



HS: Vì sao nhân dân Đơng Nam Á đấu tranh chống chủ
nghĩa thực dân? Mục tiêu chung của các cuộc đấu tranh
đặt ra là gì?


HS: Trả lời


GV: Điển hình phong trào này diễn ra ở những nước nào?
HS: In- đơ-nê-xia, Phi-líp-pin, Cam-pu-chia, lào, Việt
Nam


GV: Ở In-đơ-nê-xia có gì nổi bật?


HS: Dựa vào sgk trả lời dựa vào bản đồ gt vài nét về
In-đơ-nê-xia và ptđ/t giải phóng dân tộc


GV: Là đất nước rộng lớn bao gồm hơn 13.600 đảo lớn
nhỏ như “ Một chuỗi ngọc vân vào đường xích đạo” đơng
dân là thuộc địa của Hà Lan phong trào giải phóng dân tộc
nổ ra mạnh mẽ kết quả. Đảng Cộng sản In-đơ-nê-xia thành
lập(5-1920).


GV: Phi-líp-pin phong trào đấu tranh diễn ra ntn?
HS: Dựa vào sgk trả lời


GV: Mỹ tiến hành xâm lược Phi-líp-pin ra sao?
- Gt một đơi nét về Phi-líp-pin?


- Nêu một vài nét về phong trào đấu tranh giải phóng dân
tộc ở Việt Nam, Lào, Campuchia.



HS: dựa vào sgk trả lời


Qua các giải thích đó hãy rút ra những nét chung nổi bật
của phong trào?


HS: Có nhiều điểm chung, họ nổi dậy đấu tranh


GV: Kể tên một vài sự kiện chứng tỏ sự phối hợp đ/t


phương Tây hồn thành việc
xâm lược Đơng Nam Á.
<b>II. Phong trào đấu tranh</b>
<b>giải phóng dân tộc:</b>


- Sau khi chiếm các nước
Đông Nam Á, thực dân
phương Tây đã áp đặt chính
sách cai trị hà khắc: vơ vét,
đàn áp, chia để trị...


- Cuộc đấu tranh chống xâm
lược ở các nước Đông Nam
Á phát triển liên tục, rộng
khắp:


+ In-đô-nê-xi-a: Là thuộc địa
của Hà Lan, phong trào đấu
tranh mạnh mẽ, 5-1920
Đảng cộng sản In-đơ-nê-xia


thành lập.


+ Phi-líp-pin: Là thuộc địa
của Tây Ban Nha rồi Mỹ.
+ Lào: Phong trào vũ trang ở
Xa-van-ra-khet, cao nguyên
Bô-lô-ven


+ Cam-pu-chia: Khởi nghĩa
A-cha Xoa, nhà sư
Pu-côm-bô.


</div>
<span class='text_page_counter'>(47)</span><div class='page_container' data-page=47>

chống Pháp?


HS: Dựa vào hiểu biết của mình để trả lời
GV: kết luận


<b>* Củng cố:</b> Nhận xét chung của em về tình hình chung
của các nước Đông Nam Á vào cuối thế kỷ XIX đầu thế
kỷ XX.


<b> 4/ Củng cố: </b>Đã củng cố từng phần
<b> 5/ Hướng dẫn tự học:</b>


<b> a/ Bài vừa học: </b>Như đã củng cố
<b> b/ Bài sắp học:</b>




Dặn dò HS đọc trước và soạn bài 12



Tiết 18:


Bài 12 <b>NHẬT BẢN CUỐI THẾ KỶ XIX ĐẦU THẾ KỶ XX</b>
<b>A/ MỤC TIÊU:</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(48)</span><div class='page_container' data-page=48>

- Những cải cách của Minh Trị Thiên hoàng 1868. Thực chất là một cuộc Cách
mạng tư sản nhằm đưa nước Nhật phát triển nhanh chóng sang CNĐQ.


- Hiểu được chính sách xâm lược rất sớm của giới thống trị Nhật Bản
<b> 2/ Tư tưởng:</b>


- Nhận thức rõ vai trò, ý nghĩa tiến bộ của những cải cách đối với sự phát triển
của xã hội.


- Giải thích vì sao chiến tranh thường gắn liền với CNĐQ.
<b> 3/ Kĩ năng: </b>


Nắm vững khái niệm cải cách; sử dụng bản đồ trình bày những sự kiện liên quan
đến bài học.


<b>B/ THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY - HỌC:</b>


Bản đồ các nước châu Á; lược đồ nước Nhật cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.
<b>C/ HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:</b>


<b> 1/ Ổn định, kiểm tra:</b>


<b> 2/ Giới thiệu bài mới: </b>Trình bày phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của
nhân dân ĐNÁ?



<b> 3/ Dạy bài mới: “Trong khi các nước châu Á đều lần lượt trở thành thuộc</b>
<b>địa, một nửa thuộc địa hay phụ thuộc vào tư bản phương Tây cuối thế kỷ XIX</b>
<b>thì Nhật Bản vẫn giữ được quyền độc lập và trở thành nước tư bản phát triển</b>
<b>mạnh mẽ sau đó chuyển sang CNĐQ”. Tại sao như vậy? Để hiểu rõ ta cùng</b>
<b>nhau nghiên cứu bài học hơm nay.</b>


<b>HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRỊ</b> <b>NỘI DUNG GHI</b>


<b>* Hoạt động 1:</b> <b>Cả lớp, nhóm</b>


GV: Treo bản đồ các nước châu Á xác định vị trí địa lý của
Nhật Bản, nêu một vài nét cơ bản về Nhật bản.


GV: Bấy giờ các nước tư bản phương Tây đã làm gì Nhật
bản?


HS: Bây giờ trên quần đảo Fù Tang Mĩ là nước đầu tiên địi
Nhật chấm dứt tình trạng “Bế quan, toả cảng” để thực hiện
việc mở của vì Mỹ khơng chỉ xem Nhật Bản là thị trường mà
cịn là bàn đạp tấn công Triều Tiên và Trung Quốc.


GV: Tình hình đó đặt Nhật Bản đứng trước những u cầu gì
và thực hiện u cầu đó ntn? Thiên hoàng Minh Trị là người
ntn và nội dung cơ bản của cuộc Duy tân Minh Trị. Để giải
quyết vấn đề này yêu cầu thảo luận nhóm: Chia lớp lám 4
nhóm. Với những nội dung câu hỏi như sau:


1: Nửa sau thế kỷ XIX Nhật Bản đang đứng trước những
yêu cầu cấp bách nào?



2: Canh tân đất nước được thực hiện ntn ở Nhật?


3: Vài nét so lược về tiểu sử của Thiên hoàng Minh Trị?


<b>I/ Cuộc Duy tân Minh</b>
<b>Trị:</b>


- Tháng 1/1868, Thiên
hoàng Minh Trị tiến hành
một loạt cải cách tiến bộ
trên nhiều lĩnh vực.


</div>
<span class='text_page_counter'>(49)</span><div class='page_container' data-page=49>

4: Nội dung cơ bản của cuộc Duy tân Minh Trị?


<b>*</b> Sau đó mời đại diện nhóm trả lời, cho HS nhận xét bổ sung
GV: Vậy thực chất cuộc Duy Tân minh Trị là gì và kết quả ra
sao?


HS: Là cuộc cách mạng tư sản (Mặc dầu chưa triệt để)


GV: Một ngành kinh tế được chú trọng đó là giao thơmg .Cho
HS quan sát kênh hình 48 sgk, khánh thành một đoàn tàu ở
Nhật.


GV: Chuyển ý.


<b>* Hoạt động 2: Cá nhân</b>


GV: Nhật Bản chuyển sang CNĐQ trong điều kiện ntn?


HS: Trong điều kiện nền kinh tế phát triển mạnh mẽ.
GV: Vì sao phát triển mạnh mẽ như vậy?


HS: Trả lời.


Gv: Chính vì vậy mà Lê-nin nhận xét: “sau…………10 lần”.
Vậy khi chuyển sang CNĐQ Nhật Bản có những biểu hiện
nào?


HS: Dựa vào SGK trả lời


GV: Đọc cho HS nghe về cơng ty Mit-xưi, cho biết vai trị
của nó.


HS: Chi phối tồn bộ kinh tế của nước Nhật.
GV: Biểu hiện thứ hai?


HS: Tăng cường xâm lược thuộc địa.


GV: Cho HS lên bản đồ xác định những thuộc địa mà Nhật đã
chiếm được từ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.


GV: Như vậy sau cuôc chiến tranh Nga Nhật, Nhât Bản trở
thành một cường quốc đế quốc ở Viễn Đông.


<b>II/ Nhật bản chuyển</b>
<b>sang chủ nghĩa đế quốc:</b>


- Đầu thế kỷ XX, Nhật
Bản chuyển sang giai


đoạn CNĐQ.


- Biểu hiện:


+ Xuất hiện các công ty
đôc quyền.





+ Tăng cường xâm lược
các nước làm thuộc địa.
<b>III/ Cuộc đấu tranh của</b>
<b>nhân dân lao động Nhật</b>
<b>Bản:</b>


<i>Không dạy</i>


<b> 4/ Củng cố: </b>Từng phần
<b> 5/ Hướng dẫn tự học:</b>


<b> a/ Bài vừa học: </b>Như đã củng cố
<b> b/ Bài sắp học:</b>




Dặn dò HS <b>TIẾT 19 KIỂM TRA 1 TIẾT</b>


PHÒNG GD&ĐT CÁI BÈ <b>CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM</b>
<b>Trường THCS Hòa Khánh</b> <b>Độc lập – Tự do – Hạnh phúc</b>



<b>ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(50)</span><div class='page_container' data-page=50>

<b>Môn: Lịch sử 8</b>


<b>I.</b> <b>MỤC TIÊU:</b>


1. <b>Kiến thức:</b>


Biết được những chuyển biến lớn về kinh tế, chính trị, xã hội ở châu Âu trong
các thế kỉ XVI – XVII. Đặc biệt là diễn biến của cuộc Cách mạng TS Anh.
Diễn biến của Cách Mạng TS Pháp. Giải thích được vì sao CMTS Pháp là một
nhà nước kiểu mới.


Nhận xét tính chất và ý nghĩa cuộc cách mạng Tân Hợi năm 1911.
2. <b>Tư tưởng:</b>


- Giáo dục tinh thần yêu nước và ý chí đấu tranh kiên cường trong cuộc kháng
chiến - Chống quân xâm lược, tinh thần đổi mới trong lao động, công tác và học
tập.


- Tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và đường lối đổi mới của đất nước.


- Tinh thần đoàn kết dân tộc, đoàn kết chiến đấu của nhân dân Đông Dương.
3. <b>Kĩ năng:</b>


- Rèn luyện kĩ năng nhận biết, phân tích, tổng hợp vấn đề lịch sử.
II. <b>HÌNH THỨC KIỂM TRA</b>


-Kiểm tra viết, trắc nghiệm kết hợp tự luận


III. <b>THIẾT LẬP MA TRẬN</b>


Tên chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng


TN TL TN TL Cấp độ


thấp


Cấp
độ cao
Thời kì xác


lập của
CNTB
( Từ giữa
thế kỉ XVI
đến nửa sau
thế kỉ XIX)


- Biết được
tình hình
chính trị,
kinh tế, XH
của nước
Pháp trước
CM & DB
CM Pháp.


- Trình bày
nguyên nhân,


diễn biến của
cuộc CMTS
Anh thế kỉ
XVII
<i><b>Số câu</b></i>


<i><b>Số điểm </b></i>
<i><b>Tỉ lệ %</b></i>


<i><b>Số câu:</b><b>5</b></i>
<i><b>Số điểm: 2</b></i>


<i><b>Số câu: 1</b></i>
<i><b>Số điểm: 3</b></i>


<i><b>Số </b></i>
<i><b>câu:</b></i>
<i><b>Số </b></i>
<i><b>điểm:</b></i>
<i><b>Số câu:</b></i>
<i><b>Số điểm:</b></i>
<i><b>Số câu:</b></i>
<i><b>Số điểm:</b></i>
<i><b>Số </b></i>
<i><b>câu:</b></i>
<i><b>Số </b></i>
<i><b>điểm:</b></i>


<i><b>Số câu 6</b></i>
<i><b>5 điểm= </b></i>


<i><b>50%</b></i>
Các nước


Âu – Mĩ
cuối thế kỉ
XIX – đầu
thế kỉ XX


</div>
<span class='text_page_counter'>(51)</span><div class='page_container' data-page=51>

Đức, Pháp
cuối TK XIX
_ XX


nước
kiểu mới
<i><b>Số câu</b></i>


<i><b>Số điểm </b></i>
<i><b>Tỉ lệ %</b></i>


<i><b>Số câu: 4</b></i>
<i><b>Số điểm: 1</b></i>


<i><b>Số câu: </b></i>
<i><b>Số điểm: </b></i>
<i><b>Số </b></i>
<i><b>câu: </b></i>
<i><b>Số </b></i>
<i><b>điểm:</b></i>
<i><b>Số câu:1</b></i>
<i><b>Số </b></i>


<i><b>điểm:2</b></i>
<i><b>Số câu:</b></i>
<i><b>Số điểm:</b></i>
<i><b>Số </b></i>
<i><b>câu:</b></i>
<i><b>Số </b></i>
<i><b>điểm:</b></i>


<i><b>Số câu 5</b></i>
<i><b> 3 điểm= </b></i>
<i><b>30%</b></i>
Trung Quốc


cuối thế kỉ
XIX – đầu
thế kỉ XX


Nhận xét
về tính
chất, ý
nghĩa
cuộc CM
Tân Hợi
năm 1911
<i><b>Số câu</b></i>
<i><b>Số điểm </b></i>
<i><b>Tỉ lệ %</b></i>


<i><b>Số câu: </b></i>
<i><b>Số điểm: </b></i>


<i><b>Số câu: </b></i>
<i><b>Số điểm: </b></i>
<i><b>Số </b></i>
<i><b>câu:</b></i>
<i><b>Số </b></i>
<i><b>điểm:</b></i>
<i><b>Số câu: </b></i>
<i><b>Số điểm:</b></i>
<i><b>Số câu:1</b></i>
<i><b>Số điểm:2</b></i>
<i><b>Số </b></i>
<i><b>câu:</b></i>
<i><b>Số </b></i>
<i><b>điểm:</b></i>


<i><b>Số câu 1</b></i>
<i><b>2 điểm= </b></i>
<i><b>20%</b></i>
Tổng số câu


Tổng số
điểm
Tỉ lệ %


Số câu: 9
Số điểm: 3


30 %


Số câu: 1


Số điểm: 3


30%


Số
câu:
Số
điểm


Số câu: 1
Số điểm:
2


20%


Số câu: 1
Số điểm: 2


20%


Số câu: 12
Số điểm:
10


</div>
<span class='text_page_counter'>(52)</span><div class='page_container' data-page=52>

Chương IV CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT (1914 – 1918)
TIẾT 20 & 21


<b>Chương IV CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT (1914 -1918)</b>
Tiết : 20 Bài: 13<b> CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT (1914 -1918)</b>
<b>A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:</b>



<b> 1. Kiến thức: Giúp HS hiểu được:</b>


<b>- </b>Chiến tranh thế giới thứ nhất đã bộc lộ mâu thuẫn giữa đế quốc và đế quốc vid
bản chất của đế quốc là gây chiến tranh xâm lược.


- các giai đoạn của cuộc chiến tranh cũng như quy mơ, tính chất và hậu quả tai
hịa của nó đối với xã hội lồi người.


- Chỉ có Đảng Bơn-sê-vích đứng đầu là Lê-nin đứng trước thử thách của chiến
tranh, lãnh đạo giai cấp vô sản và các dân tộc trong đế quốc Nga thực hiện khẩu
hiệu “Biến chiến tranh đế quốc thành nội chiến cách mạng”, giành hịa bình và cải
tạo xã hội.


<b> 2. Kĩ năng:</b>


- Phân biệt được: “Chiến tranh đế quốc”, “Chiến tranh nhân dân”, “Chiến tranh
chính nghĩa”, “Chiến tranh phi nghĩa”.


- Biết trình bày diễn biến chiến tranh trên bản đồ thế giới.
<b> 3. Thái độ:</b>


Giáo dục tinh thần đấu tranh chống đế quốc, bảo vệ hịa bình, ủng hộ cuộc đấu
tranh của nhân dân các nước vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; tin tưởng vào
sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản trong cuộc đấu tranh chống chiến tranh, bảo vệ hịa
bình.


<b>B. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY - HỌC:</b>


Lược đồ Chiến tranh thế giới thứ nhất; bảng thống kê kết quả của chiến tranh;


tranh ảnh có liên quan.


<b>C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY - HỌC:</b>


<b> 1. Ổn định lớp, kiểm tra bài cũ: </b>Chính sách bành trướng của Mĩ ở khu vực Mĩ
Latinh như thế nào?


<b> 2. Giới thiệu bài mới: </b>Trong lịch sử lồi người, đã có nhiều cuộc chiến tranh
diễn ra, song tại sao cuộc chiến tranh 1914 -1918 lại gọi là Chiến tranh thứ nhất?
Nguyên nhân, diễn biến và kết quả của nó ra sao? Hơm nay chúng ta sẽ giải đáp
vấn đề trên.


<b> 3. Dạy và học bài mới:</b>


<b>HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ</b> <b>NỘI DUNG GHI</b>


<b>Hoạt động 1: Cá nhân</b>


GV: Gợi cho HS nhớ lại tình hình của các đế quốc
Đức, Anh, Pháp, Mỹ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.
GV: Do đâu có sự phát triển khơng đều ấy và từ tình
hình ấy dẫn đến hậu quả gì?


<b>I. Nguyên nhân của chiến</b>
<b>tranh:</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(53)</span><div class='page_container' data-page=53>

HS: Trả lời theo hiểu biết của mình.


GV: Các đế quốc “trẻ’’ phát triển kinh tế mạnh nhưng
lại ít thuộc địa hơn các đế quốc “già”dẫn đến chiến


tranh giành thuộc địa. Mâu thuẫn ấy dẫn đến hậu quả
gì?


HS: Từ mâu thuẫn đó hình thành 2 khối đế quốc kình
địch nhau.


+Khối liên minh: Đức, Áo-hung, I-ta-li-a (1882)
+Khối hiệp ước: Anh, Pháp, Nga. (1907)


GV: Mục đích của chiến tranh? Duyên cớ trực tiếp
đưa đến cuộc chiến tranh bùng nổ là gì?


HS: Trả lời.


<b>* Củng cố: </b>vì sao các nước đế quốc ráo riết chuẩn bị
Chiến tranh thế giới thứ nhất?


<b>* Hoạt động 2: Cá nhân</b>


GV: Diễn biến của chiến tranh?


HS: Trình bày từng giai đoạn theo nội dung SGK.
GV: Nhấn mạnh các ý


GV: Giai đoạn 2 của cuộc chiến tranh. Tình hình chiến
sự giai đoạn 2 diễn ra ntn? Em có nhận xét gì?


HS: Dựa vào sự kiện sgk trả lời


GV: Nhấn mạnh: Cách mạng tháng Mười Nga bùng


nổ và giành thắng lợi → sự ra đời của nhà nước
XHCN đầu tiên góp phần buộc Đức nhanh chóng đầu
hàng


GV: Sử dụng bản đồ chiến tranh thế giới thứ nhất trình
bày diễn biến của chiến tranh qua 2 giai đoạn.


Giải thích hai kênh hình sgk: GV phóng to: Đức ký
đầu hàng không điều kiện chiến tranh kết thúc ở châu
Âu.


<b>* Hoạt động 3: Thảo luận nhóm </b>


GV: Chia lớp làm 2 nhóm + Nhóm 1:Hậu quả của
chiến tranh? + Nhóm 2: Tính chất của cuộc chiến
tranh?


Sau khi đại diện nhóm trả lời, cho HS nhận xét, GV
nhận xét chốt ý ghi bảng


GV: Tổng kết hậu quả của chiến tranh trên bảng
xi-mi-li cho HS quan sát nhận xét. Tính chất của chiến
tranh?


HS: Là cuộc chiến tranh phi nghĩa phản động


- Mâu thuẫn sâu sắc giữa các
đế quốc → hình thành 2 khối
đối địch nhau:



+ Khối Liên minh: Đức,
Áo-Hung, I-ta-li-a (1882).
+ Khối hiệp ước: Anh,
Pháp, Nga (1907).


- Mục đích của chiến tranh:
chia lại thế giới.


- Duyên cớ: Ngày 28-6-1914,
Thái tử Áo - Hung bị ám sát →
Đức, Áo - Hung chớp lấy cơ
hội gây ra chiến tranh.


<b>II. Những diễn biến của chiến</b>
<b>Tranh:</b>


- Diễn biến: Ngày 28/7/1914,
Áo – Hung tuyên chiến với
Xéc-bi, ngày 1-8-1914 Đức
tuyên chiến với Nga, Anh,
Pháp- chiến tranh bùng nổ


<b> </b>1. Giai đoạn 1 (1914- 1916):
Ưu thế thuộc phe Liên minh,
chiến tranh lan rộng với quy mơ
tồn thế giới.


2. Giai đoạn 2 (1917 - 1918):
- Ưu thế thuộc phe Hiệp ước,
phe Hiệp ước tiến hành phản


công.


- Phe Liên minh thất bại, đầu
hàng.


<b>III.</b> <b>Kết cục của chiến tranh</b>
<b>thế giới thứ nhất:</b>


<b> - </b>Hậu quả: 10 triệu người chết,
20 triệu người bị thương, cơ sở
vật chất bị tàn phá nặng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(54)</span><div class='page_container' data-page=54>

GV: Tổng kết ý


<b> 3. Củng cố: </b>Làm bài tập nhanh
<b> 4. Hướng dẫn tự học:</b>


<b> a. Bài vừa học: </b>Như đã củng cố
<b> b. Bài sắp học:</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(55)</span><div class='page_container' data-page=55>

TIẾT 22 Bài 14


<b>ÔN TẬP LỊCH SỬ THẾ GIỚI CẬN ĐẠI (Từ giữa thế kỷ XVI đến 1917)</b>
<b>A/ MỤC TIÊU:</b>


<b> 1/ Kiến thức: Giúp học sinh nắm được: </b>


- Củng cố những kiến thức cơ bản của phần lịch sử thế giới cận đại một cách hệ
thống, vững chắc.



- Nắm chắc, hiểu rõ những nội dung chủ yếu của lịch sử thế giới cận đại để
chuẩn bị học tốt lịch sử thế giới hiện đại.


<b> 2/ Tư tưởng: </b>Thông qua những sự kiện lịch sử đã học giúp cho HS đánh giá,
nhận thức đúng đắn từ đó rút ra những bài họ cấn thiết, cho bản thân.


<b> 3/ Kĩ năng: </b>Củng cố rèn luyện tốt hơn các kĩ năng học tập bộ môn chủ yếu là các
kĩ năng, hệ thống hố, phân tích khái quát sự kiện, rút ra những kết luận, lập bảng
thống kê.


<b>B/ THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY - HỌC:</b>
<b>C/ HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:</b>


<b> 1/ Ổn định, kiểm tra: </b>Nêu những sự kiện chính diễn ra cuộc Chiến tranh thế giới
thứ nhất (1914 - 1918) và kết cục của chiến tranh?


<b> 2/ Giới thiệu bài mới:</b>


<b> 3/ Dạy bài mới: </b>Lịch sử thế giới cận đại có nhiều chuyển biến quan trọng, tác
động to lớn tới sự phát triển của lịch sử xã hội loài người. Để nắm được phần lịch
sử này chúng ta cần ôn tập lại những chuyển biến lịch sủ đó.


<b>HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ</b> <b>NỘI DUNG GHI</b>


<b>* Hoạt động 1: Cá nhân</b>


GV: Yêu cầu HS kẻ bảng thống kê những sự kiện
chính của lịch sử thế giới vào vở (bảng 3 cột: Niên
đại, sự kiện chính, kết quả, ý nghĩa) và sau đó điền các
sự kiện



HS: Kẻ bảng điền các sự kiện dưới sự hướng dẫn của
GV (Một sự kiện chỉ nêu sự kiện chính cơ bản, chú ý
nhất là cột kết quả, ý nghĩa chủ yếu của sự kiện đó)
GV: Sử dụng bảng thống kê những sự kiện lịch sử thế
giới cận đại để bổ sung, hoàn thiện cho HS trên cơ sở
bảng thống kê những sự kiện mà HS đã làm


<b>* Hoạt động 2: Nhóm</b>


GV: Yêu cầu HS đọc phần này sgk


- Qua những vấn đề cơ bản của lịch sử thế giới cận
đại, em hãy rút ra 5 nội dung chính của lịch sử thế giới
cận đại


HS: Trả lời trên cơ sở rút ra 5 nội dung chính:
+ Cách mạng tư sản và sự phát triển của CNTB


<b>I/ Những sự kiện lịch sử chính:</b>
Thời


gian


Sự kiện Kết
quả
1566 Cách mạng


Hà Lan
1640



-1688


Cách mạng
TS Anh
1776


1789
-1794
1848
1868


</div>
<span class='text_page_counter'>(56)</span><div class='page_container' data-page=56>

+ Sự xâm lược thuộc đại của CNTB được đẩy mạnh
+ Phong trào công nhân quốc tế bùng nổ mạnh mẽ
+ Khoa học kĩ thuật, văn học nghệ thuật của nhân
loại được những thành tựu vượt bậc


+ Sự phát triển không đồng đều của CNTB → chiến
tranh thế giới thư nhất bùng nổ


GV: để khắc sau nội dung chính gv gợi mở cho HS
những câu hỏi nhỏ để HS trả lời, nắm chắc những kiến
thức cơ bản đã học


* <b>Nhóm 1:</b> Qua các cuộc cáchg mạng tư sản (Từ tư
sản Nê-đéc-lan → thống nhất Đức 1871) mục tiêu của
cuộc tư sản đặt ra là gì? Có đạt được không?


HS: Mục tiêu: + Lật đổ chế độ phong kiến
+ Mở đường cho CNTB phát triển


Kết quả: Đạt được, CNTB được xác lập trên phạm
vi thế giới


GV: Mặc dù nổ ra dưới nhiều hình thức khác nhau
song các cuộc cách mạng bùng nổ có chung một
nguyên nhân. Đó là ngun nhân nào?


HS: Sự kìm hãm của chế độ phong kiến đã lỗi thời vơi
nền sản xuất TBCN đang phát triển mạnh mẽ mà trực
tiếp được phản ánh qua mâu thuẫn giữa chế độ phong
kiến với g/c tư sản và các tầng lớp nhân dân


GV: Biểu hiện để chứng tỏ sự phát triển nhất của
CNTB?


HS: Sự hình thành các tổ chức độc quyền → CNTB tự
do cạnh tranh chuyển sang giai đoạn CNĐQ


* <b>Nhóm 2:</b> Phong trào cơng nhân quốc tế bùng nổ
mạnh mẽ


- Vì sao phong trào cơng nhân quốc tế bùng nổ mạnh
mẽ


HS: Sự bóc lột quá nặng nề của CNTB: CNTB càng
phát triển thì tăng cưịng c/s bóc lột và đán áp nhân
dân lao động → họ nổi dậy đấu tranh chống CNTB
GV: Các phong trào chia mấy giai đoạn, đặc điểm
từng giai đoạn?



HS: Chia 2 giai đoạn:


+ Cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX: Phong trào tự
phát chư có tổ chức đập phá máy móc, đốt cơng
xưởng…. Vì mục tiêu kinh tế…


<b>1/</b> <b>Cách mạng tư sản và sự</b>
<b>phát triển của CNTB:</b>


<b>2/</b> <b>Phong trào công nhân quốc</b>
<b>tế bùng nổ mạnh mẽ:</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(57)</span><div class='page_container' data-page=57>

+ Từ giữa thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX: phong trào
phát triển đấu tranh mạng quy mô, ý thức giác ngộ của
công nhân đã trưởng thành đấu tranh khơng chỉ vì
kinh tế mà cịn có mục tiêu chính trị: Địi thành lập
các tổ chức cơng đồn, chính Đảng → sự ra đời của
CNXH khoa học (1848) và sự thành lập tổ chức Quốc
tế thứ nhất (1864)


* <b>Nhóm 3:</b> Phong trào giải phong dân tộc bùng nổ
mạnh mẽ ở khắp các nước châu lục: Á, Phi, Mĩ
La-tinh


GV: Vì sao phát triển mạnh mẽ ở khắp các châu lục?
HS: + CNTB phát triển mạnh mẽ → tăng cường xâm
lược Á, Phi, Mĩ La-tinh làm thuộc địa


+ Sự thống trị và bóc lột hà khắc của chủ nghĩa
thực dân ở Á, Phi, Mĩ-La-tinh → phong trào giải


phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ


GV: Nêu một số phong trào giải phong dân tộc tiêu
biểu ở Á, Phi, Mĩ La-tinh?


HS: Châu Á: Trung Quốc, Ấn Độ, ĐNÁ, Mĩ La-tinh:
các cuộc đấu tranh → thiết lập chính quyền tư sản
<b>* Nhóm 4:</b> KH-KT văn học nghệt thuật của nhân loại
đạt được những thành tựu vượt bậc


GV: Kể tên những thành tựu KHKT, văn học nghệ
thuật mà nhận loại đạt được?


HS: Kể tên theo sự hiểu biết của mình: KHTN,
KHXH…


GV: Những thành tựu đó có tác dụng ntn đến ĐSXH
của lồi người?


HS: Nêu tác dụng


<b>* Nhóm 5:</b> sự phát triển khơng đều của CNTB →
chiến tranh t/g thứ nhất (1914- 1918)


GV: NN sâu xa và nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cuộc
đấu tranh


HS: Dựa vào những kiến thức đã học để trả lời


GV: Chiến tranh chia mấy giai đoạn? Những sự kiện


chính của từng giai đoạn?


HS: Chia 2 giai đoạn và trình bày những sự kiện chính
GV: Hậu quả của chiến tranh thế giới thư nhất đem lại
cho nhân loại là gì? Tính chất của chiến tranh


HS: Trình bày hậu quả và tính chất theo các em đã


<b>4/</b> <b>Khoa học- kĩ thuật, văn học</b>
<b>nghệ thuật của nhân loại đạt</b>
<b>được những thành tựu vượt</b>
<b>bậc:</b>


<b>5/ Sự phát triển không đều của</b>
<b>CNTB → chiến tranh t/g thứ</b>
<b>nhất:</b>


<b>III/BÀI THỰC HÀNH:</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(58)</span><div class='page_container' data-page=58>

học


<b>* Hoạt động 3: Cả lớp</b>


GV: Cho HS thực hành các loại bài tập trắc nghiệm
khách quan, thực hành, tự luận


<b> 4/ Củng cố: </b>Như trên
<b> 5/ Hướng dẫn tự học:</b>
<b> a/ Bài vừa học:</b>



<b> b/ Bài sắp học:</b>




</div>
<span class='text_page_counter'>(59)</span><div class='page_container' data-page=59>

<b>LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI (1917 ĐẾN 1945)</b>


<i><b>Chương I: </b></i> <b>CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI NGA 1917 </b>


<b> </b> <b>VÀ CÔNG CUỘC XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở LIÊN </b>


<b>XÔ (1921- 1941)</b>
Tiết 23 & 24


Bài 15 <b>CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI NGA NĂM 1917</b>


<b>VÀ CUỘC ĐẤU TRANH ĐỂ BẢO VỀ CÁCH MẠNG </b>
<b>(1917- 1921)</b>


<b>A/ MỤC TIÊU:</b>


<b> 1/ Kiến thức: Giúp học sinh nắm được: </b>


- Những nét chung về tình hình nước Nga đầu thế kỷ XX, tại sao nước Nga năm
1917 có 2 cuộc cách mạng.


- Diễn biến chính của cuộc Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917.
- Ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917.


<b> 2/ Tư tưởng: </b>Qua bài học bồi dưỡng cho HS nhận thức đúng đắn về tình cảm
cách mạng đối với cuộc CMXHCN đầu tiên trên thế giới.



<b> 3/ Kĩ năng: </b>- Sử dụng bản đồ nước Nga để xác định vị trí của nước Nga trước
cách mạng và cuộc bảo vệ nước Nga sau cách mạng.


- Biết sử dụng và khai thác tranh ảnh, tư liệu lịch sử để rút ra nhận xét của mình.
<b>B. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY - HỌC:</b>


Bản đồ, tranh ảnh nước Nga trước và sau cách mạng; tư liệu lịch sử nói về cuộc
cách mạng tháng Mười.


<b>C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY - HỌC:</b>
<b> 1. Ổn định lớp, kiểm tra bài cũ:</b>


<b> 2. Giới thiệu bài mới: </b>Từ trong lòng cuộc Chiến tranh lần thứ nhất cuộc Cách
mạng tháng Mười Nga 1917 đã bùng nổ và giành thắng lợi, mở ra thời đại mới
trong lịch sử xã hội lồi người - thời kì lịch sử thế giới hiện đại. Hơm nay chúng ta
cùng tìm hiểu sự kiện trọng đại này.


<b> 3. Dạy và học bài mới:</b>


<b>HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ</b> <b>NỘI DUNG GHI</b>


<b>* Hoạt động 1: Cả lớp </b>


GV: Sử dụng bản đồ nước Nga giới thiệu khái quát nước
Nga đầu thế kỷ XX. Tình hình nước Nga đầu thế kỷ
XX ?


HS: Dựa vào kiến thức sgk trả lời



GV: Cho HS theo dõi quan sát bức tranh hình 23. Em có
nhận xét gì về bức tranh này?


HS: Nhận xét


GV: Bổ sung nhấn mạnh: Tạo điều kiện cho cách mạng
bùng nổ và thắng lợi ở Nga.


<b>I. Cách mạng tháng Mười</b>
<b>Nga năm 1917:</b>


<b> 1. Tình hình nước Nga</b>
<b>trước cách mạng:</b>


- Là nước đế quốc phong kiến
bảo thủ, lạc hậu, tồn tại nhiều
mâu thuẫn gay gắt.




</div>
<span class='text_page_counter'>(60)</span><div class='page_container' data-page=60>

GV: Củng cố ý


<b>* Hoạt động 2: Cả lớp </b>


GV: Nêu một vài nét về diễn biến cách mạng tháng Hai
1917 ở Nga?


HS: Dựa vào sgk nêu sự kiện


GV: Kết quả mà cách mạng tháng Hai đã mang lại là gì?


HS: Trả lời


GV: Tính chất của cách mạng?


Vì sao cách mạng dân chủ tư sản thanhgs Hai 1917 được
coi là cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới?


HS: Trả lời theo hiểu biết của mình


GV: Sử dụng kênh hình 53 sgk phân tích và giải thích
Chú ý: Cho HS đây là cuộc cách mạng dân chủ tư sản
lần 2 (lần1: Cách mạng 1905- 1907).


<b>* Hoạt động 3: Thảo luận nhóm </b>


- Nhóm 1: Sau cách mạng tháng Hai tình hình nước Nga
có gì nổi bật?


- Nhóm 2: Tình hình đó đặt ra u cầu gì cho cách mạng
Nga?


- Nhóm 3: Cơng cuộc chuẩn bị cho cách mạng tháng
Mười được tiến hành ntn?


- Nhóm 4: Qua kênh hình 54 sgk tường thuật cuộc tấn
cơng ở Cung điện Mùa Đông?


Sau khi HS trả lời GV cho các nhóm nhận xét, bổ sung.
GV: Bổ sung: Đầu 10-1917, Lê-nin từ nước ngoài về
nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng; thành lập đội Cận vệ


đỏ- lực lượng chủ lực tiến hành cách mạng; ban lãnh đạo
k/n thông qua quyết định khởi nghĩa hết sức nhanh
chóng.


GV: Nêu những sự kiện chính của Cách mạng tháng
Mười


HS: Dựa vào kiến thức sgk để trình bày


GV: So với Cách mạng tháng Hai, Cách mạng tháng
Mười đã đem lại kết quả tiến bộ nào?


HS: Lật đổ chính phủ lâm thời tư sản thiết lập nhà nước
vơ sản, chính quyền thuộc vào tay nhân dân


<b>2. Từ Cách mạng tháng Hai</b>
<b>đến cách mạng tháng Mười:</b>
- Diễn biến: Tháng 2-1917,
cách mạng bùng nổ và giành
thắng lợi.


- Kết quả: Chế độ quân chủ bị
lật đổ, chính quyền thiết lập:
Xơ viết và Chính phủ lâm thời
tư sản.


- Tính chất: Là cuộc cách
mạng dân chủ tư sản kiểu mới.
<b>3. Cách mạng tháng Mười</b>
<b>năm 1917:</b>



- Đầu tháng 10, Lênin về nước
lãnh đạo.


- Ngày 24-10, khởi nghĩa nổ ra
ở Pê-tơ-rô-grát;


- Ngày 25-10, Cung điện Mùa
Đơng bị chiếm, Chính phủ lâm
thời sụp đổ, chính quyền hoàn
toàn về tay nhân dân.


<b>*ý nghĩa:</b>


<b>II. Cuộc đấu tranh xây dựng </b>
<b>và bảo vệ chính quyền Xơ </b>
<b>viết:</b>


<i>Khơng dạy</i>
<b> 3. Củng cố:</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(61)</span><div class='page_container' data-page=61>

- Tại sao nói Cách mạng tháng Mười là cuộc CM XHCN đầu tiên? Ảnh hưởng
tác động to lớn đối với nước Nga và toàn thế giới?


<b> 4. Hướng dẫn tự học:</b>


<b>a. Bài vừa học</b>: Như đã củng cố <b>b. Bài sắp học</b>:





Dặn dò HS đọc trước và soạn bài <b>16</b>


TIẾT 25


Bài 16 <b>LIÊN XÔ XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI (1921- 1941)</b>
<b>A/ MỤC TIÊU:</b>


<b> 1/ Kiến thức: Giúp học sinh nắm được: </b>
Mục II. Công cuộc xây dựng CNXH ở Liên


Xô (1925-1941) Chỉ cần nắm được những thành tựu xây dựng CNXH (1925-1941).
- Chính sách kinh tế mới 1921- 1925 được đề ra trong hoàn cảnh nào? Nội dung


chủ yếu và tác động của chính sách này đối với nước Nga.


- Những thành tựu mà nhân dân Liên Xô đạt được trong công cuộc xây dựng
CNXH (1925- 1941).


<b> 2/ Tư tưởng: </b>


Nhận thức được tính ưu việt của chế độ XHCN; tránh không để các em ngộ nhận
những thành quả của CNXH.


<b> 3/ Kĩ năng: </b>


Rèn luyện kỹ năng phân tích tranh ảnh...
<b>B/ THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY - HỌC:</b>
<b>C/ HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:</b>


<b> 1/ Ổn định, kiểm tra: </b>Nêu ý nghĩa lịch sử của cuộc Cách mạng tháng Mười Nga


1917?


<b> 2/ Giới thiệu bài mới:</b>


<b> 3/ Dạy bài mới: Sau khi ổn định được tình hình bảo vệ thành quả cách mạng,</b>
<b>nước Nga bắt tay vào công cuộc xây dựng CNXH. Để hiểu rõ vấn đề chúng ta</b>
<b>cùng tìm hiểu qua nội dung bài hơm nay.</b>


<b>HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ</b> <b>NỘI DUNG GHI</b>


<b>* Hoạt động 1</b>:<b> Nhóm</b>


GV: Cho HS đọc đoạn chữ từ: “sau khi… nhiều nơi” và
quan sát tranh hình 58. Hướng dẫn HS thảo luận


* Tổ 1+2: Qua hình 58 bức áp phích năm 1921 nói lên
điều gì? Là bức tranh của họa sĩ vô danh được phổ biến
rộng rãi ở Nga 1921, ghi lại hình ảnh kiệt quệ của nước


<b>I/ Chính sách kinh tế mới và</b>
<b>công cuộc khôi phục kinh tế</b>
<b>(1921- 1925):</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(62)</span><div class='page_container' data-page=62>

Nga sau chiến tranh: đói rét, bệnh tật… phía bên trái là
hình ảnh những người cơng nhân, nơng dân, tuyên chiến
với hậu quả của chiến tranh, xây dựng đất nước


* Tổ 3+4: Nội dung chủ yếu của chính sách kinh tế mới:
Chính sách này đã tác động ntn đến tình hình nước Nga?
→ Bãi bỏ chế độ trưng thu lương thực thừa, thực hiện tự


do bn bán… có tác dụng thúc đẩy nền kinh tế phát
triển


GV: Em hãy nêu ngắn gọn việc thành lập Liên bang
Cộng hoà XHCN Xơ viết?


HS: Tháng 12-1922 Liên bang Cộng hồ XHCN được
thành lập


<b>* Hoạt động 2: Cá nhân</b>


GV: Tình hình kinh tế nước Nga khi bắt tay vào xây
dựng CNXH?


HS: Mặc dù nền kinh tế phục hồi nhưng vẫn là nền kinh
tế lạc hậu


GV: Để xây dựng chủ nghĩa xã hội, nhân dân Liên Xô đã
thực hiện nhiệm vụ ntn?


HS: Phát triển kinh tế, tiến hành công nghiệp hoá
XHCN?


GV: Trong những nhiệm vụ đó, nhiệm vụ nào là cơ bản,
trọng tâm? Nhiệm vụ đó được tiến hành ntn?


HS: Cơng nghiệp hố XHCN, ưu tiên phát triển cơng
nghiệp nặng…


GV: (Vì sao nhân dân Liên Xô phải thực hiện công cuộc


xây dựng CNXH?) và cơng cuộc đó được tiến hành ntn?
HS: Thơng qua việc thực hiện kế hoạch 5 năm lần 1 và
lần 2 (đều vượt mức trước chiến tranh)


HS: Sau khi khôi phục kinh tế Liên Xô là nước công
nghiệp lạc hậu. Vì vậy để xây dựng cơ sở vật chất cho
CNXH Liên Xơ phải thực hiện nhiệm vụ cơng nghiệp
hố XHCN.


GV: Giải thích HS quan sát hình 59 và 60


- Qua 2 tranh hình 59, 60 em có nhận xét gì về cơng cuộc
xây dựng CNXH ở Liên Xơ?


HS: Máy móc KHKT được áp dụng rộng rãi thu hút động
đảo nông dân tham gia các NT tập thể → biến đổi to lớn
trong kinh tế


GV: Trong thời kì xây dựng CNXH Liên Xơ đã đạt được


Chính sách kinh tế mới.
- Nội dung:


+ Bãi bỏ chế độ trưng thu
lương thực thừa;


+ Tự do bn bán, khuyến
khích tư bản nước ngồi đầu
tư.



- Tháng 12-1922, Liên bang
Cộng hồ XHCN Xơ viết
thành lập (Liên Xô).


<b>II/</b> <b>Công cuộc xây dựng chủ</b>
<b>nghĩa xã hội ở Liên Xô:</b>
- Liên Xô bắt tay vào xây
dựng chủ nghĩa xã hội bằng
việc thực hiện nhiệm vụ cơng
nghiệp hố XHCN.


- Liên Xô thực hiện các kế
hoạch 5 năm.


- Liên Xô đã đạt được thành
tựu về: Kinh tế, văn hoá, giáo
dục, xã hội…


</div>
<span class='text_page_counter'>(63)</span><div class='page_container' data-page=63>

những thành tựu ntn?


HS: Đưa Liên Xô từ nước nông nghiệp chuyển thành
nước công nghiệp, đứng đầu châu Âu, thứ hai trên thế
giới


GV: Nêu những thành tựu về văn hoá giáo dục?
HS: Trình bày thành tựu sgk


GV: Liên hệ thực tế VN trong những năm 54 - 75 ở MB.
GV nêu một số hạn chế trong công cuộc xây dựng CNXH
GV: Thanhg 6-1941, Đức tấn công Liên Xô, nhân dân


Liên Xô phải tiến hành chiến tranh giữ nước.


nước.


<b> 4/ Củng cố: </b>Cho HS làm bài tập trắc nghiệm: Hãy đánh dấu x vào ô trống đầu
câu em chọn


<sub></sub> Liên Xô đứng đầu châu Âu và thứ 2 thế giới; <sub></sub> Thanh toán nạn mù chữ, phổ
cập giáo dục tiểu học;


<sub></sub> Có nhiều phát minh trong các ngành khoa học tự nhiên và xã hội; <sub></sub> Tất cả các
thành tựu trên.


<b> 5/ Hướng dẫn tự học:</b>


<b> a/ Bài vừa học: </b>Như đã củng cố
<b> b/ Bài sắp học:</b>




</div>
<span class='text_page_counter'>(64)</span><div class='page_container' data-page=64>

Tiết 26


Chương II:<b> CHÂU ÂU VÀ NƯỚC MỸ GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH </b>
<b>THẾ GIỚI (1918 – 1939)</b>


Tiết: 26 Bài 17 <b>CHÂU ÂU GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI </b>
<b>(1918- 1939)</b>


<b>A/ MỤC TIÊU:</b>



<b> 1/ Kiến thức: Giúp học sinh nắm được: </b>


Mục I.2. Cao trào cách mạng 1918-1923. Quốc tế cộng sản thành
lập


Mục II.2. Phong trào Mặt trận nhân dân chống chủ nghĩa phát xít
và chống chiến tranh 1929-1939


Đọc thêm.
Không dạy
<b> - </b>Những nét khái quát về tình hình châu Âu trong những năm 1918- 1939.


- Sự phát triển của phong trào cách mạng 1918- 1938 ở châu Âu và sự thành lập
Quốc tế cộng sản.


- Vì sao chủ nghĩa phát xít thắng lợi ở Đức nhưng lại thất bại ở Pháp?


<b> 2/ Tư tưởng: </b>Bồi dưỡng ý thức căm ghét chế độ phát xít bảo vệ hồ bình thế
giới.


<b> 3/ Kĩ năng: </b>Rèn luyện tư duy lơ-gích, sử dụng bản đồ, biểu đồ.
<b>B/ THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY - HỌC:</b>


Bản đồ châu Âu sau chiến tranh t/g 1914- 1918: Biểu đồ sản lượng gan than và
thép của Á, Phi, Đức.


<b>C/ HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:</b>


<b> 1/ Ổn định, kiểm tra: </b>Nội dung của chính sách kinh tế mới và tác động của nó?
<b> 2/ Giới thiệu bài mới: </b>Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914- 1918) tình hình


châu Âu có gì biến chuyển, chúng ta sẽ tìm hiểu những nét khái quát về tình hình
châu Âu, cao trào cách mạng 1918- 1923 Quốc tế Cộng sản thành lập. Để rõ ta vào
bài mới.


3/ Dạy bài mới:


<b>HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ</b> <b>NỘI DUNG GHI</b>


<b>*Hoạt động 1: Cá nhân</b>


GV: Cần nêu rõ hậu quả của Chiến tranh t/g thứ nhất,
bản đồ chính trị của châu Âu đã thay đổi, một số quốc
gia mới ra đời trên cơ sở sự tan vỡ của đế quốc Áo
-Hung và thất bại của Đức.


GV: Giới thiệu bản đồ châu Âu. Quan sát bản đồ em
hãy giới thiệu một số quốc gia mới thành lập?


HS: Áo, Ba Lan, Tiệp Khắc, Nam Tư, Phần Lan…
GV: Cho HS đọc đoạn chữ in nhỏ sgk. Em hãy nhận
xét kinh tế các nước tư bản châu Âu sau Chiến tranh
thế giới thứ nhất?


<b>I/ Châu Âu trong những năm</b>
<b>(1918- 1929):</b>


<b> 1/ Những nét chung:</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(65)</span><div class='page_container' data-page=65>

HS: Cả nước thắng trận và bại trận đều bị suy sụp về
kinh tế. Sự khủng hoảng về chính trị qua cao trào cách


mạng ở Đức, Áo - Hung → GV chốt ý và ghi bảng
GV: Trong những năm 1924- 1929 tình hình các nước
tư bản châu Âu ntn?


HS: Giới SGK trả lời


GV: Sử dụng bảng thống kê số lượng than và thép của
Anh, Pháp, Đức những năm 1920- 1929


- Qua bảng thống kê trên em có nhận xét gì về tình
hình sản xuất cơng nghiệp ở Anh, Pháp, Đức


HS: Tốc độ phát triển nhanh về kinh tế của 3 nước này
GV: Chốt ý và ghi bảng


GV: Quốc tế cộng sản được thành lập trong hoàn cảnh
nào?


HS: Phong trào cách mạng dâng cao ở nhiều nước, sự
hình thành lập các Đảng Cộng sản


GV: Quốc tế cộng sản được thành lập và hoạt động
ntn?


HS: Thành lập 2-3-1919 tại Mát-xcơ-va. Trong thời
gian tồn tại tiến hành 7 lần Đại hội đặc biệt là Đại hội
lần 2


GV:  Liên hệ đến Nguyễn Ái Quốc tìm thấy luận
cương con đường cứu nước, giải phóng dân tộc



GV: Sơ kết ý


<b>* Hoạt động 1: Cá nhân (Tiết 2)</b>


GV: Nguyên nhân dẫn đến sự khủng hoảng kinh tế
1929- 1933?


HS: Sản xuất ồ ạt chạy theo thuận lợi, hàng hố ế
thừa, người dân khơng có tiền mua.


GV: Cho HS xem sơ đồ so sánh sự phát triển của sản
xuất thép giữa Anh và Liên Xô trong những năm
1921- 1931


HS: Sản lượng thép của Liên Xơ tăng nhanh, cịn sản
lượng thép của Anh tụt hẳn xuống. Điều đó cho thấy
khủng hoảng kinh tế t/g 1929- 1933 không ảnh hưởng
đến Liên Xô, ngược lại khủng hoảng kinh tế đã làm
cho ngành SX nói riêng, các ngành kinh tế khác của
Anh bị đình đốn.


GV: Cho HS đọc đoạn chữ in nhỏ sgk


GV: Nêu tác động của khủng hoảng kinh tế đối với


- Từ năm 1918- 1923, các nước
châu Âu suy sụp về kinh tế,
chính trị khơng ổn định



- Từ 1924 - 1929, chính trị ổn
định, kinh tế phát triển.


<b>2/ Cao trào cách mạng </b>
<b>1918-1923. Quốc tế cộng sản thành</b>
<b>lập:</b>


<i>Đọc thêm</i>


<b>II/ Châu âu trong những năm</b>
<b>1929 - 1939</b>


<b> 1/ Cuộc khủng hoảng kinh tế</b>
<b>thế giới 1929 - 1933 và hậu quả</b>
<b>của nó:</b>


- Từ 1929- 1933 khủng hoảng
kinh tế thế giới bùng nổ.


- Khủng hoảng kinh tế tàn phá
nặng nề nền kinh tế các nước tư
bản chủ nghĩa.


- Chủ nghĩa phát xít lên nắm
quyền ở một số nước.


<b>2/ Phong trào Mặt trận nhân</b>
<b>dân chống chủ nghĩa pháp xít</b>
<b>và chống chiến tranh 1929 </b>
<b>-1933:</b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(66)</span><div class='page_container' data-page=66>

nước Đức?


HS: Khủng hoảng kinh tế tàn phá nước Đức nghiêm
trọng, bọn phát xít lên nắm quyền biến Đức thành lò
lửa chiến tranh


GV: Em hãy nhận xét về hậu quả của khủng hoảng
kinh tế đối với các nước TBCN?


HS: Sản xuất đình đốn, nạn thất nghiệp, người lao
động đói khổ


<b> 4/ Củng cố: </b>


- Tình hình chung của các nước tư bản châu Âu trong những năm 1918- 1919.
Quốc tế cộng sản đã có những đóng góp gì cho phong trào Cách mạng thế giới
trong những năm 1919- 1943?


<b> - </b>Cuộc khủng hoảng kinh tế (1929- 1933) và những hậu quả của nó. Mặt trận
nhân dân chống chủ nghĩa phát xít ở các nước tư bản diễn ra ntn?


<b> 5/ Hướng dẫn tự học:</b>


<b> a/ Bài vừa học: </b>Như đã củng cố
<b> b/ Bài sắp học:</b>




</div>
<span class='text_page_counter'>(67)</span><div class='page_container' data-page=67>

Tiết 27



Bài 18 <b>NƯỚC MỸ GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI (1918 – </b>
<b>1939)</b>


<b>A/ MỤC TIÊU:</b>


<b> 1/ Kiến thức: Giúp học sinh nắm được: </b>


- Những nét chính về tình hình kinh tế, xã hội Mỹ sau Chiến tranh thế giới thứ
nhất, sự phát triển nhanh về kinh tế, những nguyên nhân của sự phát triển đó.
- Tác động khủng hoảng kinh tế 1929- 1933 và Chính sách mới của Tổng thống
Ru-dơ-ven.


<b> 2/ Tư tưởng:</b>


- Giúp HS nhận thức bản chất của TBCN Mỹ, những mâu thuẫn gay gắt trong
lòng XHTB Mỹ.


- Bồi dưỡng ý thức đúng đắn về cuộc đấu tranh chống áp bức bóc lột trong xã
hội tư bản.


<b> 3/ Kĩ năng: </b>


Biết sử dụng, khai thác tranh ảnh, ảnh lịch sử, biết tư duy so sánh để rút ra bài
học lịch sử.


<b>B/ THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY - HỌC:</b>


Tranh ảnh mơ tả tình hình nước Mỹ trong SGK 65 ,66 , 67, 68, 69. Bản đồ thế
giới.



<b>C/ HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:</b>


<b> 1/ Ổn định, kiểm tra: </b>Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929- 1933 và những hậu quả
của nó?


<b> 2/ Giới thiệu bài mới:</b>
<b> 3/ Dạy bài mới:</b>


<b>HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRỊ</b> <b>NỘI DUNG GHI</b>


<b>* Hoạt động 1: Nhóm</b>


GV: Sử dụng bản đồ thế giới, xác định vi trí nước Mỹ
trên bản đồ.


GV: Nhắc lại việc Mỹ tham gia chiến tranh t/g thứ nhất
và giành được nhiều quyền lợi trong cuộc chiến tranh
- Cho HS đọc đoạn 1 sgk từ “ CT…. t/g”. HS quan sát
hình 65, 66, 67 và hướng dẫn HS thảo luận theo tổ
- Tổ 1+2: Quan sát tranh hình 65, 66 và đoạn chữ nhỏ
em hãy nhận xét nền kinh tế Mỹ?


GV: Cho HS nhận xét trả lời


GV: Nhận xét sau khi HS trả lời → sự phồn vinh của
Mỹ → Mỹ chiếm vị trí số 1


- Tổ 3: Quan sát tranh hình 65, 66, 67em có nhận xét gì
về những hình ảnh khác nhau của nước Mỹ?



<b>I/ Nước Mỹ trong thập niên</b>
<b>20 của thế kỷ XX:</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(68)</span><div class='page_container' data-page=68>

HS: Dựa vào sgk trả lời


GV: Đảng Cộng sản Mỹ được thành lập trong hoàn
cảnh nào?


- Tổ 4: Đảng cộng sản Mỹ được thành lập trong hồn
cảnh nào?


HS: Do bị bóc lột, thất nghiệp, bất cộng trong xã hội,
phân biệt chủng tộc, phong trào đấu tranh của công
nhân… Đảng cộng sản Mỹ được thành lập 5 - 1921 trở
thành lực lượng lãnh đạo phong trào đấu tranh của
công nhân


GV: Chuyển ý.


<b>* Hoạt động 2: Cá nhân</b>


GV: Nêu cuộc khủng hoảng kinh tế 1929- 1933 ở Mỹ?
HS: Do sự phát triển không đồng bộ giữa các ngành
sản xuất dẫn đến khủng hoảng, bắt đầu từ tài chính, rồi
đến lĩnh vực khác


GV: Cho HS đọc chữ in nhỏ sgk và quan sát tranh hình
68



GV: Nêu hậu quả của khủng hoảng kinh tế qua quan
sát tranh hình 68 và đoạn chữ sgk?


HS: Người thất nghiệp đông, các công ty bị phá sản
GV: Gánh nặng của cuộc khủng hoảng kinh tế Mỹ đề
nặng lên vai g/c nào?


HS: Công nhân, những người lao động làm thuê, nông
dân… và gia đình của họ


GV: Để đưa Mỹ ra khỏi khủng hoảng Ru-dơ-ven đã
làm gì?


HS: Nêu chính sách mới của Mỹ: Bao gồm những biện
pháp nhằm giải quyết nạn thất nghiệp, phục hồi các
ngành kinh tế.


GV: Nêu nhận xét của em về c/s mới qua hình 69?
HS: Nhận xét


GV: Hình ảnh người khổng lồ…
 Sơ kết bài


- Người lao động Mỹ bị bóc lột
nặng nề.


- Phong trào công nhân phát
triền mạnh. Tháng 5-1921,
Đảng Cộng sản Mỹ được thành
lập.



<b>II/ Nước Mỹ trong những</b>
<b>năm 1929 – 1939: </b>


- Cuối tháng 10-1929, Mỹ lâm
vào khủng hoảng kinh tế.


- Nền kinh tế Mỹ bị sa sút
nghiêm trọng đời sống nhân
dân vơ cùng khó khăn…


- Tổng thống Ru-dơ-ven, đã
thực hiện Chính sách mới
- Nội dung: (SGK)


- Kết quả: Mỹ thoát ra khỏi
khủng hoảng kinh tế
1929-1933.


<b> 4/ Củng cố: </b>


- Nước Mỹ sau chiến tranh thế giới thứ nhất có nét gì nổi bật ?
- Vì sao nước Mỹ thốt khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế 1929- 1933?
<b> 5/ Hướng dẫn tự học:</b>


<b> a/ Bài vừa học: </b>Như đã củng cố


</div>
<span class='text_page_counter'>(69)</span><div class='page_container' data-page=69>

Tiết 28


<b>Chương III CHÂU Á GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI (1918</b>


<b>-1939)</b>


Tiết: 28 Bài 19 <b>NHẬT BẢN GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI</b>
<b>(1918 - 1939)</b>


<b>A/ MỤC TIÊU:</b>


<b> 1/ Kiến thức: Giúp học sinh nắm được: </b>


- Khái quát tình hình kinh tế Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ nhất.


- Những ngun nhân dẫn đến q trình phát xít hố ở Nhật và hậu quả của quá
trình này đối với lịch sử Nhật Bản cũng như lịch sử thế giới.


<b> 2/ Tư tưởng:</b>


- Giúp cho HS nhận thức rõ bản chất phản động, hiếu chiến, tàn bạo của chủ
nghĩa phát xít Nhật.


- Giáo dục tư tưởng chống CNPX, căm thù những tội ác mà CNPX gây ra cho
nhân loại.


<b> 3/ Kĩ năng: </b>


- Rèn cho HS kĩ năng sử dụng bản đồ, khai thác tư liệu, tranh ảnh lịch sử, hiểu
những vấn đề lịch sử.


- Biết cách so sánh liên hệ và tư duy lo-gích, kết nối các sự kiện khác nhau để
hiểu bản chất, các sự kiện hiện tượng diễn ra trong lịch sử.



<b>B/ THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY - HỌC:</b>


Tranh ảnh: Thủ đơ Tơkiơ sau trận động đất 9-1923, Qn Nhật đóng chiếm vùng
Đông Bắc Trung Quốc.


<b>C/ HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:</b>
<b> 1/ Ổn định, kiểm tra:</b>


<b> 2/ Giới thiệu bài mới:</b>
<b> 3/ Dạy bài mới:</b>


<b>HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ</b> <b>NỘI DUNG GHI</b>


<b>* Hoạt động 1: Cá nhân, nhóm</b>


GV: Bằng kiến thức địa lý xác định Nhật Bản trên bản
đồ? Nêu một vài nét về Nhật Bản trước chiến tranh thế
giới lần thứ nhất?


HS: Nhật Bản nằm ở Đông Bắc Á- Thủ đô Tô-ki-ô.
Trước chiến tranh, Nhật Bản là nước đế quốc


GV: Giải thích hình 70 sgk “Thủ đô Tô-ki-ô sau trận
động đất 9-1923”


GV: Kết luận


- Phong trào đấu tranh của nhân dân Nhật Bản trong thời
kì này diễn ra ntn?



<b>1/ Nhật Bản sau Chiến</b>
<b>tranh thế giới thứ nhất:</b>


- Nền kinh tế Nhật Bản chỉ
phát triển trong vài năm đầu
sau chiến tranh


</div>
<span class='text_page_counter'>(70)</span><div class='page_container' data-page=70>

HS: Trả lời ý sgk


GV: Nhận xét và giải thích cuộc “Bạo động lúa gạo”
HS: Trả lời ý sgk


GV: Kết luận: Khủng hoảng tài chính 1927 kết thúc sự
phục hồi ngắn ngủi của nền kinh tế Nhật Bản


- Gọi một HS lên kiểm tra bài cũ: nền kinh tế Mỹ phát
triển ntn trong thập niên 20 của TK XX?


HS: Trả lời GV ghi điểm


GV: HS so sánh về sự phát triển của nền kinh tế Nhật
trong thập niên 20 của thế kỷ XX có những điểm gì giống
và khác so với Mỹ trong thời gian này?


- Chia lớp 2 nhóm: Nhóm1: giống nhau; Nhóm2: khác
nhau


GV: Nhìn chung so với Mĩ thì sau chiến tranh t/g thứ
nhất nền kinh tế Nhật phát triển khơng ổn định



GV: Củng cố ý


<b>* Hoạt động 2: Nhóm</b>


GV: Khủng hoảng kinh tế 1929 -1933 đã bùng nổ ở cá
nước tư bản → Nhật phải gánh chịu hậu quả đó. Để hiểu
rõ hơn chúng ta cùng thảo luận


<i>Nhóm1: - Cuộc KHKT 1929-1933 đã tác động đến nền</i>
KT Nhật Bản ntn? Đໃ thoát khỏi KH giới cầm quyền
Nhật bản đã làm gì?


<i>Nhóm2: - Qua đoạn chữ in nhỏ sgk trang 97 và quan sát</i>
tranh hình 71 em hãy trình bày kế hoạch xâm lược của
Nhật Bản?


<i>Nhóm3: - Q trình phát xít hố ở Nhật diễn ra ntn? Cuộc</i>
đ/t chống phát xít nhân dân Nhật Bản diễn ra ra sao?
<i>Nhóm4: So sánh sự giống nhau và khác nhau của q</i>
trình phát xít hố ở I-ta-lia, Đức, Nhật?


HS: Đại diện các nhóm nêu ý kiến
GV: Nhận xét bổ sung, chốt ý, ghi bảng


GV liên hệ CNPX ở Nhật đánh dấu sự hình thành lị lửa
chiến tranh ở châu Á, Thái Bình Dương. Là HS phải u
hồ bình, căm ghét chiến tranh, lên án những hành động
vơ nhân đạo, thiếu tình người như chủ nghĩa khủng bố
hiện nay



GV: Sơ kết ý bài học


- Đảng Cộng sản Nhật thành
lập (7-1922)


- Sau Chiến tranh thế giới
thứ nhất Nhật Bản phát triển
không ổn định


<b>2/ Nhật Bản trong những</b>
<b>năm 1929- 1939:</b>


- Cuộc khủng hoảng kinh tế
1929- 1933 giáng một đòn
nặng nề vào nền kinh tế
Nhật Bản


- Nhật Bản tiến hành phát xít
hố bộ máy chính quyền gây
chiến tranh xâm lược, bành
trướng lãnh thổ


- Phong trào đấu tranh của
nhân dân lan rộng khắp đất
nước, làm chậm q trình
phát xít hoá ở Nhật


</div>
<span class='text_page_counter'>(71)</span><div class='page_container' data-page=71>

a/ Kinh tế Nhật Bản phát triển nhanh và rất ổn định; b/ Phong trào đấu tranh của
nhân dân Nhật Bản lên cao



c/ Khủng hoảng kinh tế 1929-1933 ảnh hưởng nặng nề vào Nhật Bản; d/ Chính
phủ Nhật tăng cường mở rộng xâm lược


e/ Đảng cộng sản Nhật trở thành lực lượng lãnh đạo phong trào đấu tranh.
<b> 5/ Hướng dẫn tự học:</b>


<b> a/ Bài vừa học: </b>Như đã củng cố
<b> b/ Bài sắp học:</b>




Dặn dò HS đọc trước và soạn bài 20


Tiết 29 & 30


</div>
<span class='text_page_counter'>(72)</span><div class='page_container' data-page=72>

<b>A/ MỤC TIÊU:</b>


<b> 1/ Kiến thức: Giúp học sinh nắm được: </b>


- Những nét mới của phong trào độc lập dân tộc ở châu Á giữa hai cuộc chiến
tranh thế giới (1918- 1939)


- Phong trào cách mạng Trung Quốc trong những năm (1919- 1939).
<b> 2/ Tư tưởng:</b>


Bồi dưỡng tinh thần yêu nước quyết tâm chống chủ nghĩa thực dân, chống chủ
nghĩa phát xít.


<b> 3/ Kĩ năng: </b>Rèn luyện kĩ năng sử dụng bản đồ, tranh ảnh



<b>B/ THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY - HỌC: </b>Bản đồ châu Á, Đông Nam Á.
<b>C/ HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:</b>


<b> 1/ Ổn định, kiểm tra: </b>Tình hìnhNhật Bản trong những năm (1929- 1939)?
<b> 2/ Giới thiệu bài mới:</b>


<b> 3/ Dạy bài mới:</b>


<b>HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ</b> <b>NỘI DUNG GHI</b>


<b>* Hoạt động 1: Cá nhân</b>


GV: Sau chiến tranh thế giới thứ nhất phong trào độc
lập dân tộc có những tác động ntn?


HS: Ảnh hưởng của cách mạng tháng Mười Nga →
chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc → phong trào
độc lập dân tộc lên cao


GV: Cho HS đọc đoạn chữ in nhỏ và treo bản đồ
châu Á


HS: Xác định phong trào lan rộng ở ĐBÁ, ĐNÁ, Tây
Á


GV: Dựa vào bản đồ nêu những phong trào đấu tranh
tiêu biểu ở các nước châu Á?


HS: Trả lời Sgk: Mông-cổ; Ấn độ; Việt Nam



GV: Cho HS quan sát tranh hình 72 nêu một vài nét
về tiểu sử của M. gan-đi


GV: Vài nét mới nhất của phong trào ĐLDT ở châu
Á sau chiến tranh thế giới thứ nhất


HS: Giai cấp công nhân lãnh đạo phong trào, công
nông tham gia đông đảo, đảng Cộng sản các nước ra
đời


<b>* Hoạt động 2: Nhóm</b>


GV: Cho HS đọc đoạn chữ in nhỏ và hướng dẫn HS
thảo luận


N1: Phong trào Ngũ tứ nổ ra ntn? Kết quả ý nghĩa?
N2: So sánh chủ trương của 2 phong trào cách mạng


<b>I/ Những nét chung về phong</b>
<b>trào độc lập dân tộc ở châu Á.</b>
<b>Cách mạng Trung Quốc trong</b>
<b>những năm 1919- 1939:</b>


<b>1/ Những nét chung:</b>


- Phong trào độc lập dân tộc lan
rộng khắp các khu vực: Đông
Nam Á, Đông Bắc Á


- Điển hình ở: Trung Quốc, Ấn


độ, Thổ Nhĩ Kỳ, In-đơ-nê-xia
- Đảng cộng sản một số nước ra
đời và giữ vai trò quan trọng
<b>2/ Cách mạng Trung Quốc</b>
<b>trong những năm 1919- 1939:</b>
- Mở đầu là phong trào Ngũ tứ
(4-5-1919).


- Tháng 7-1921 Đảng Cộng sản
thành lập


- Từ năm 1926 - 1927, tiến hành
tiêu diệt bọn quân phiệt ở phía
bắc


</div>
<span class='text_page_counter'>(73)</span><div class='page_container' data-page=73>

ở 2 thời kỳ của CMTQ TQĐMH và phong trào Ngũ
tứ


N3: Phong trào CMTQ phát triển ntn? Trong những
năm (1926 - 1937)


N4: Phong trào chống Nhật của Trung Quốc diễn ra
ntn?


→ Các tổ thảo luận và trả lời


HS: Trả lời GV góp ý, kết luận, ghi bảng
GV: Sơ kết ý


<b>* Hoạt động 1: Cá nhân</b> <b>(Tiết 2)</b>



GV: HS xác định vị trí của ĐNÁ trên lược đồ châu
Á. Kể tên các nước ĐNÁ và xác định các nước là
thuộc địa của các nước đế quốc.


-Để thấy được sau chiến tranh phong trào Độc lập
dân tộc ở ĐNÁ diễn ra ntn? Ta tiến hành thảo luận:
+N1: Sau chiến tranh thế giới thứ nhất phong trào
độc lập dân tộc ở ĐNÁ phát triển ntn? Những nhân
tố nào có ảnh hưởng đến phong trào giải phóng dân
tộc ở ĐNÁ trong giai đoạn này?


+ N2: Nét mới trong phong trào độc lập dân tộc ở
ĐNÁ trong những năm 20? Xác định các nước thành
lập Đảng Cộng sản trên lược đồ ĐNÁ.


+ N3: Sự thành lập các Đảng Cộng Sản có tác động
ntn đến phong trào độc lập dân tộc ở các nước ĐNÁ?
+N4: - Đầu thế kỷ XX phong trào dân chủ tư sản ở
ĐNÁ có gì mới?


GV: Đại diện nhóm trả lời GV chốt ý ghi bảng


GV: Khai thác hình 73 SGK. Áp-đun-Ran-man là
một vị lãnh tụ xuất săc trong phong trào độc lập dân
tộc ở ĐNÁ, sau này là thủ tướng của Ma-lai-xia
GV: Mặc dù theo 2 Xu hướng khác nhau nhưng mục
đích của phong trào đều giành độc lập cho dân tộc
<b>* Hoạt động 2: Cá nhân</b>



GV: Trình bày phong trào đấu tranh ở 3 nước Đơng
Dương?


HS: Trả lời, GV nói thêm về Xô viết Nghệ Tĩnh ở
Việt Nam


GV: Phong trào đấu tranh 3 nước Đơng Dương có
điểm chung gì?


HS: Trả lời theo hiểu biết của mình


tranh cách mạng chống tập đồn
Tưởng Giới Thạch


- 7-1937 Quốc- Cộng hợp tác để
chống Nhật


<b>II/ PHONG TRÀO ĐỘC LẬP</b>
<b>DÂN TỘC Ở ĐÔNG NAM Á</b>
<b>(1918 - 1939):</b>


<b>1/ Tình hình chung:</b>


- Đầu thế kỷ XX, hầu hết các
quốc gia Đông Nam Á đều là
thuộc địa, nửa thuộc địa của chủ
nghĩa thực dân


- Sau Chiến tranh thế giới thứ
nhất, phong trào độc lập dân tộc


ở Đông Nam Á dâng cao mạnh
mẽ, nhiều đảng cộng sản ra đời.
- Phong trào theo 2 xu hướng:
Tư sản và vô sản


<b>2/ Phong trào độc lập dân tộc ở</b>
<b>một số nước Đông Nam Á:</b>
<b>* Ở Đông Dương: </b>Phong trào
độc lập dân tộc diễn ra sôi nổi,
liên tục, thu hút các tầng lớp
tham gia, dưới nhiều hình thức
phong phú


<b>* In-đơ-nê-xia:</b> Dưới sự lãnh
đạo của Đảng Cộng sản và Đảng
dân tộc phong trào diễn ra mạnh
mẽ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(74)</span><div class='page_container' data-page=74>

GV: Liên hệ thực tế ngày này về mối quan hệ giữa 3
nước (trong công cuộc kháng chiến chống Pháp,
chống Mỹ)


GV: Ngoài bán đảo Đông Dương phong trào còn
diễn ra mạnh mẽ ở đâu?


HS: In-đơ-nê-xia


GV: Gọi HS trình bày phong trào độc lập dân tộc ở
đây



HS: Xác định và trả lời
GV: Nhận xét, bổ sung


- Khi chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ phong trào
độc lập dân tộc ở Đông Nam Á ntn?


GV: Sơ kết ý


tộc ở Đông Nam Á chĩa mũi
nhọn vào phát xít Nhật


<b> 4/ Củng cố: </b>


- Vì sao Chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào độc lập ở châu Á lại bùng lên
mạnh mẽ?


- Lập bảng thống kê về phong trào độc lập ở châu Á.
<b> 5/ Hướng dẫn tự học:</b>


<b> a/ Bài vừa học: </b>Như đã củng cố
<b> b/ Bài sắp học:</b>




Dặn dị HS đọc trước và ơn lại.


Tiết 31 & 32


</div>
<span class='text_page_counter'>(75)</span><div class='page_container' data-page=75>

<b>A/ MỤC TIÊU:</b>



<b> 1/ Kiến thức: Giúp học sinh nắm được: </b>


- Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến chiến tranh thế giới thứ hai


Mục II. Diễn biến chiến tranh. Hướng dẫn HS lập niên biểu diễn biến chiến tranh.
- Kết cục và hậu quả nặng nề của chiến tranh.


<b> 2/ Tư tưởng:</b>


- Giáo dục HS học tập tinh thần đấu tranh kiên cường, bất khuất của nhân loại
chống CNPX, bảo vệ độc lập dân tộc.


- Hiểu rõ vai trị to lớn của Liên Xơ trong cơng cuộc chiến tranh này đối với lồi
người.


<b> 3/ Kĩ năng: </b>


Rèn luyện kĩ năng phân tích, đánh giá các sự kiện lịch sử; kỹ năng sử dụng bản
đồ và tranh ảnh lịch sử.


<b>B/ THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY - HỌC:</b>


Lược đồ chiến tranh thế giới lần thứ hai, tranh ảnh lịch sử và tư liệu về chiến
tranh thế giới thứ hai.


<b>C/ HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:</b>
<b> 1/ Ổn định, kiểm tra:</b>


<b> 2/ Giới thiệu bài mới:</b>
<b> 3/ Dạy bài mới:</b>



<b>HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ</b> <b>NỘI DUNG GHI</b>


<b>* Hoạt động 1: Cá nhân</b>


GV: Nguyên nhân dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ
hai?


HS: Trả lời ý sgk


GV: Cuộc KHKT (1929-1933) đem lại một sự tàn
phá nặng nề cho các nước tư bản để thốt khỏi ra
cuộc khủng hoảng đó một nước đã tự phát xít hố:
Đức, Ý, Nhật  Gây chiến tranh với các nước có
nhiều thuộc địa: Anh, Pháp…




Gây chiến tranh thế giới thứ hai


GV: Quan hệ quốc tế giữa hai cuộc đại chiến
(1918-1939)


HS: Các nước đế quốc hình thành 2 khối đối địch
nhau


+ Khối ĐQ: Anh,
Pháp, Mỹ


}



Hai bên mâu thuẫn gay
gắt về thị trường và
thuộc địa nhưng cả 2
nước cùng thù địch với
Liên Xô


<b>↕</b>


+ Khối phát xít:
Đức, Ý, Nhật


<b>I/ Nguyên nhân bùng nổ chiến</b>
<b>tranh thế giới thứ hai:</b>


- Sau cuộc khủng hoảng kinh tế
(1929- 1933) các nước đế quốc
mâu thuẫn nhau về quyền lợi và
thuộc địa


- Chủ nghĩa phát xít ra đời, âm
mưu gây ra chiến tranh, phân chia
lại thế giới


</div>
<span class='text_page_counter'>(76)</span><div class='page_container' data-page=76>

GV: Các nước đã làm gì để giải quyết mâu thuẫn
này?


HS: Trả lời ý sgk


GV: Và ngọn lửa chiến tranh t/g thứ hai đã bùng nổ


<b>* Hoạt động 2: Cả lớp và nhóm</b>


GV: Dùng bản đồ ct thế giới thứ hai gọi 1 HS lên
trình bày diễn biến giai đoạn 1 trên bản đồ


HS: Trả lời theo sgk


GV: Minh hoạ trên bản đồ


- Cuối 1940 đầu 1941, Đức chiếm toàn bộ châu Âu
- Trong giai đoạn đầu của chiến tranh Đức thực hiện
chiến thuật gì?


HS: Chiến thuật chớp nhống và sau đó tấn cơng
Liên Xơ


GV: Cho HS quan sát kênh hình 75 sgk và giải thích
về ý đồ của Hít-le


<b>* Thảo luận nhóm</b>: Vì sao từ đấy cuộc đại chiến
lần thứ hai lại thay đổi tính chất


GV: Trước 6-1941 các nước đế quốc tranh giành
thuộc địa với nhau nhưng sau đó tất cả đều chĩa mũi
nhọn vào Liên Xơ


GV: Em hãy trình bày tình hình chiến sự diễn ra ở
châu Á?


HS: Trình bày ý sgk



GV: Từ đây trở đi Mỹ chính thức tham chiến. Tình
hình chiến sự ở Bắc Phi ra sao?


HS: 9-1940 Đức tấn công Ai-Cập


GV: Từ 1-1941 tình hình chiến sự tiến triển ntn?
HS: 1942 mặt trận Đồng minh chống CNPX thành
lập


GV: Mặt trận Đồng minh chống phát xít thành lập
nhằm tập hợp lực lượng chống phát xít


- Trình bày cuộc phản cơng của qn Đồng Minh từ
1943 trở đi


GV: Dùng bản đồ chiến tháng Xta-lin-grát để minh
hoạ


- Ý nghĩa của chiến thắng Xta-lin-grát


HS: Từ đấy quân Đồng minh chuyển sang tấn công,
Đức không thể hồi phục được, chuyển sang phòng
ngự


<i>Hướng dẫn hs lập niên biểu</i>
<i>không cân ghi </i>


<b>1/ Chiến tranh bùng nổ và lan </b>
<b>rộng toàn thế giới (19- 1939 → </b>


<b>đầu năm 1943):</b>


<b> a/ Châu Âu:</b>


- Ngày 1-9-1939, Đức tấn công
Ba Lan chiến tranh bủng nổ


- Cuối 1940 đầu 1941 Đức chiếm
hầu hết châu Âu


- Ngày 22-6-1941 Đức tấn công
Liên Xô


<b> b/ Châu Á</b>:


- Tháng 7-1941, Nhật bất ngờ tấn
công Trân Châu cảng làm chủ
châu Á - Thái Bình Dương.


<b>c/ Châu Phi:</b>


- Tháng 9-1940, I-ta-lia tấn công
Ai Cập, chiến tranh lan nhanh
khắp thế giới


- Đầu năm 1942, Mặt trận Đồng
minh chống phát xít thành lập
<b> 2/ Quân đồng minh phản công, </b>
<b>chiến tranh thế giới thứ hai kết </b>
<b>thúc (đầu 1943 → 8-1945):</b>



- Chiến thắng Xta-lin-grát
(2-2-1943) tạo ra bước ngoặt cho
Chiến tranh thế giới thứ hai


- Quân Đồng minh phản công phe
phát xít CNPX đầu hàng khắp các
chiến truờng


</div>
<span class='text_page_counter'>(77)</span><div class='page_container' data-page=77>

GV: Giới thiệu và giải thích kênh hình 77, 78 sgk
nói lên tội ác của phát xít Đức


GV: Em hãy trình bày sự thất bại của phát xít Đức?
HS: Trình bày như sgk


GV: Trình bày sự thất bại của phát xít Nhật và chiến
tranh t/g thứ hai kết thúc


HS: Trình bày


GV: Sơ kết ý: Phân tích hình 79 sgk


- Cho biết kết cục của chiến tranh t/g thứ hai
HS: Trình bày sgk


GV: Hậu quả của chiến tranh t/g thứ hai?
HS: Trả lời ý sgk


GV: Khẳng định để HS thấy được sự khốc liệt của
ct  HS căm thù chiến tranh



- Là chiến tranh lớn nhất, khốc
liệt nhất tàn phá nặng nề nhất
- Chủ nghĩa phát xít bị tiêu diệt
- Để lại hậu quả nặng nề cho nhân
loại


- Hủy hoại mơi trường sống


<b> 4/ Củng cố: </b>Vì sao chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ và những giai đoạn chính
của chiến tranh.


<b> 5/ Hướng dẫn tự học:</b>


<b> a/ Bài vừa học: </b>Như đã củng cố
<b> b/ Bài sắp học:</b>




Dặn dò HS đọc trước và soạn bài 22


Tiết 33


</div>
<span class='text_page_counter'>(78)</span><div class='page_container' data-page=78>

<b> VĂN HOÁ THẾ GIỚI NỬA ĐẦU THẾ KỶ XX</b>
<b>A/ MỤC TIÊU:</b>


<b> 1/ Kiến thức: Giúp học sinh nắm được: </b>


- Những tiến bộ vượt bậc của KHKT nhân loại đầu thế kỷ XX



Đặc biệt là sự phát triển của nền văn hố Xơ viết trên cơ sở chủ nghĩa Mác
-Lê-nin và kế thừa những thành tựu văn hoá nhân loại.


<b> 2/ Tư tưởng:</b>


- Giáo dục cho HS biết trân trọng và bảo về thành tựu văn hóa của nhân loại
- Những thành tựu KHKT đã được ứng dụng vào thực tiễn, nâng cao đời sống
con người


<b> 3/ Kĩ năng: </b>


- Bồi dưỡng cho HS phương pháp so sánh và đối chiếu lịch sử để các em so ánh
hiểu đựoc sự ưu việt của văn hóa Xơ viết


- Bồi dưỡng các em lịng say mê, tìm tịi sáng tạo trong khoa học
<b>B/ THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY - HỌC:</b>


Những tranh ảnh tư liệu về sự phát triển KHKT và các nhà khoa học điển hình
đầu thế kỷ XX


<b>C/ HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:</b>


<b> 1/ Ổn định, kiểm tra: </b>Nguyên nhân nào dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ hai
(1939 1945)?


<b> 2/ Giới thiệu bài mới:</b>
<b> 3/ Dạy bài mới:</b>


<b>HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ</b> <b>NỘI DUNG GHI</b>



<b>* Hoạt động 1: Cá nhân</b>


GV: Nêu sự phát triển của KHKT thế giới
đầu thế kỷ XX?


HS: Trả lời ý sgk


GV: Những phát minh lớn về vật lý đầu thế
kỷ XX


HS: Sự ra đời của thuyết nguyên tử hiện đại;
Lý thuyết tương đối; Ngồi ra cịn nhiều phát
minh khác ra đời


GV: Sơ kết ý HS


Giải thích cho HS quan sát hình 80 sgk nói
một vài nét về tiểu sử của Anbe-Anh-xtanh.
Ông là một trong những nhà bác học nổi
tiếng đầu thế kỷ XX


GV: Củng cố ý


- Những phát minh mới về các lĩnh vực khoa


<b>I/ Sự phát triển của khoa học- kĩ </b>
<b>thuật thế giới nữa đầu XX:</b>


<b>1/ Về vật lý:</b>



- Sự ra đời của lý thuyết nguyên tử
hiện đại


- Lý thuyết tương đối của nhà bác
học Anbe Anh-xtanh (Đức)


- Ngoài ra còn nhiều phát minh
khác ra đời


</div>
<span class='text_page_counter'>(79)</span><div class='page_container' data-page=79>

học khác


GV: Gợi ý cho HS trả lời


HS: Dựa vào nội dung sgk trả lời: Thuyết
nguyên tử, bom nguyên tử, máy tính điện
tử…


GV: Sơ kết ý HS → rút ra kết luận


→ Giáo dục cho HS ham thích sáng tạo (cố
gắng học tập → sau này trở thành người có
ích cho XH)


- Tác dụng của KHKT?


HS: Góp phần nâng cao đời sống con người
Con người biết sử dụng những phát minh đó
vào cuộc sống → phục vụ cuộc sống cho
nhân dân lao động



GV: Sự phát triển của KHKT có những hạn
chế gì?


HS: Chế tạo ra những vũ khí hiên đại gây
thảm họa cho lồi người (ví dụ: bom ngun
tử)


GV: Giải thích cho HS câu nói của nhà Bác
học nổi tiếng A Nơ-ben “Tơi hy vọng rằng
nhân loại sẽ rút ra được từ những phát minh
khoa học nhiều điều tốt hơn là điều xấu”
<b>* Hoạt động 2: Cả lớp</b>


GV: Nền văn hóa Xơ Viết được hình thành
trên cơ sở nào?


HS: Trả lời


GV: Nêu những thành tựu văn hóa Xơ viết
nửa đầu thế kỷ XX


HS: Dựa vào sgk trả lời


GV: Tại sao nói: Xóa nạn mù chữ là nhiệm
vụ hàng đầu trong việc xây dựng văn hóa
mới ở Liên Xơ?


GV: Kết luận: Như vậy trong gần 30 năm
đầu thế kỷ XX, Liên Xơ đã có đội ngũ trí
thức đơng đảo để xây dựng và bảo vệ tổ


quốc


GV: Em cho biết những thành tựu của văn
hóa nghệ thuật Xơ Viết


HS: Trả lời sgk


- Hóa học, Sinh học, Khoa học Trái
Đất… đều đạt những thành tựu to
lớn: Thuyết minh nguyên tử, bom
nguyên tử, máy tính điện tử


<b>3/ Tác dụng của khoa học - kĩ </b>
<b>thuật:</b>


- Nâng cao đời sống của con người
- Sử dụng điện thoại, điện tín, hàng
hóa, điện ảnh…


<b>4/ Hạn chế của sự phát triển khoa</b>
<b>học - kĩ thuật:</b>


(SGK)


<b>II/ Nền văn hóa Xơ viết hình</b>
<b>thành và phát triển: </b>


<b>1/ Cơ sở hình thành:</b>


- Tư tưởng chủ nghĩa Mác Lê-nin


- Tinh hoa văn hóa nhân loại
<b>2/ Thành tựu: </b>


- Xóa nạn mù chữ


- Phát triển hệ thống giáo dục, quốc
dân


- Xóa bỏ tàn dư xã hội cũ


- Có nhiều cống hiến lớn lao cho
văn hóa nhân loại


</div>
<span class='text_page_counter'>(80)</span><div class='page_container' data-page=80>

GV: Em hãy kể vài tác phẩm văn học Xô
Viết mà em biết?


HS: Trả lời
GV: Tổng kết ý
<b> 4/ Củng cố:</b>


- Em hãy nêu những thành tựu khoa học kĩ thuật thế giới nửa đầu thế kỷ XX
- Hãy nêu những thành tựu văn học Xô viết nửa đầu thế kỷ XX


<b> 5/ Hướng dẫn tự học:</b>


<b> a/ Bài vừa học: </b>Như đã củng cố
<b> b/ Bài sắp học:</b>





Dặn dò HS đọc trước và soạn bài 23


Tiết 34


</div>
<span class='text_page_counter'>(81)</span><div class='page_container' data-page=81>

<b>A/ MỤC TIÊU:</b>


<b> 1/ Kiến thức: Giúp học sinh nắm được: :</b> những sự kiện lịch sử chủ yếu của lịch
sử thế giới (1917 - 1945)


<b> 2/ Tư tưởng: </b>Giáo dục lòng yêu nướcvà chủ nghĩa quốc tế chân chính, tinh thần
chống chiến tranh, chống CNPX, bảo vệ hịa bình thế giới.


<b> 3/ Kĩ năng: </b>HS biết hệ thống, kĩ năng lập các bảng thống kê các sự kiện lịch sử
tiêu biểu


<b>B/ THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY - HỌC: </b>Bảng thống kê các sự kiện lịch sử thế
giới hiện đại (1917 - 1945)


<b>C/ HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:</b>
<b> 1/ Ổn định, kiểm tra:</b>


<b> 2/ Giới thiệu bài mới:</b>
<b> 3/ Dạy bài mới:</b>


<b>HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ</b> <b>NỘI DUNG</b>


<b>GHI</b>
<b>* Hoạt động 1: Cả lớp</b>


GV: Cùng HS hoàn thành bảng thống kê những sự kiện chính (1917-


1945)


HS: Hoạt động theo sự hướng dẫn của GV


GV: Gọi HS điền vảo bảng thống kê theo mẫu sgk (phần này có thể
đưa ra những câu hỏi trắc nghiệm đã in phiếu sẵn: HS điền vào những
nội dung trong phiếu, phần này có 2 bảng thống kê:


1, Tình hình nước Nga- Liên Xơ (1917- 1941)
2, Thống kê về tình hình thế giới (trừ Liên Xơ)
* Thống kê về tình hình thế giới


Thời
gian


Sự kiện Kết quả
1918



-1923


1924

-1929


Cao trào
cách mạng
thế


giới(Châu


Á)


Thời kỳ
ổn định và
phát triển
của CNTB
Khủng
hoảng


- Phong trào phát triển mạnh ở các nước tư sản,
điển hình là Đức và Hung-ga-ri


- Một loạt các Đảng cộng sản ra đời trên t/g:
Đảng cộng sản Hung-ga-ri (1918), Pháp (1920)
Anh (1920), Ý (1921)


- Quốc tế cộng sản ra đời lãnh đạo phong trào
cách mạng thế giới (1919- 1943)


- Sản xuất công nghiệp phát triển nhanh chóng và
tình hình chính trị tương đối ổn định ở các nước
trong hệ thống TBCN


- Kinh tế thế giới giảm sút nghiêm trọng, tình
hình chính trị ở một số nước tư bản không ổn
định nên phát xít hóa chính quyền CNPX ra đời


</div>
<span class='text_page_counter'>(82)</span><div class='page_container' data-page=82>

1929

-1933


1933

-1939
1939

-1945


kinh tế thế
giới bắt
đầu nổ ra
từ Mỹ
Các nước
TB trong
hệ thống
TBCN tìm
cách thốt
ra khỏi
khủng
hoảng
Chiến
tranh thế
giới lần
thứ hai


- Khối các nước phát xít: Đức, Ý, Nhật chuẩn bị
gây chiến tranh, bành trướng xâm lược


- Khối Anh, Pháp, Mỹ thực hiện cải cách kinh tế,
chính trị duy trì chế độ dân chủ TS



- 72 nước tham chiến
- CNPX thất bại hoàn toàn


- Thắng lợi thuộc về các nước tiến bộ thế giới
- Hệ thống các nước XHCN ra đời


* Tình hình nước Nga
Thời


gian


Sự kiện Kết quả

2-1917

7-11-1917

1918-1920

1921-1941
Cách mạng
dân chủ TB
ở Nga
Cách mạng
tháng mười
Nga thành
công
Cuộc đ/t
chống thù
trong giặc


ngồi


Liên Xơ xây
dựng CNXH


- Lật đổ chính quyền Nga hồng 2 chính quyền song
song tồn tại có quyền Lâm thời và các Xơ viết


- Lật đổ chính phủ lâm thời, thành lập nước cộng hịa
Xô Viết mở đầu thời kỳ Xây dựng mới XHCN


Xây dựng lại hệ thống chính trị, bảo vệ chính quyền
Xô Viết Nga nhà nước mới, đánh thắng thù trong giặc
ngồi


- Cơng nghiệp hóa XHCN
- Tập thể hóa nơng nghiệp


- Liên Xô từ một nước nông nghiệp lạc hậu trở thành
một cường quốc công nghiệp


<b>* Hoạt động 2: Nhóm</b>


Chia làm 5 nhóm thảo luận tìm ra 5 sự kiện chủ yếu
GV cho đại diện trả lời, nhóm khác nhận xét, bổ sung
GV: Khằng định ý HS sau đó ghi bảng


- Tại sao chọn CMT10 Nga là sự kiện tiêu biểu chủ yếu


<b>II/ Những nội</b>


<b>dung chủ yếu:</b>
<b>1/Cách mạng </b>
<b>XHCN tháng </b>
<b>Mười Nga </b>
<b>thành công và </b>
<b>sự tồn tại vững</b>
<b>chắc của nhà </b>
<b>nước XHCN</b>
<b>2/ Cao trào</b>
<b>cách mạng</b>
<b>1918 - 1923,</b>
<b>một loạt Đảng</b>
<b>Cộng sản ra</b>
<b>đời (1919 </b>
<b>-1943) Quốc tế</b>


<b>Cộng</b> <b>sản</b>


<b>thành lập:</b>
- Phong trào
đấu tranh giải
phóng dân tộc
lên cao


</div>
<span class='text_page_counter'>(83)</span><div class='page_container' data-page=83>

HS: Trả lời theo hiểu biết của mình
GV: Mời nhóm 2


HS: Trả lời


GV: Vì sao chọn cao trào cách mạng 1918- 1923 là sự kiện chủ yếu


HS: Trả lời theo hiểu biết của mình


GV: Mời nhóm 3
HS: Trả lời


GV: Tại sao chọn phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc lên cao làm
sự kiện chính?


HS: Trả lời dựa vào kiến thức sgk
GV: Mời nhóm 4


HS: Trả lời ý sgk


GV: Mời đại diện nhóm 5 trả lời
HS: Trả lời


HS: Trả lời theo ý sgk + hiểu biết của mình
GV: Sơ kết ý


kinh tế thế giới
(1929-1933)
CNPX ra đời
- Chiến tranh
thế giới thứ hai
bùng nổ, hệ
thống các nước
XHCN ra đời


<b> 4/ Củng cố: </b>Cho HS nhắc lại những sự kiện chủ yếu của LS thế giới thời hiện đại
(1917- 1945)



<b> 5/ Hướng dẫn tự học:</b>


<b> a/ Bài vừa học: </b>Như đã củng cố


<b> b/ Bài sắp học: bài 24 (học phần I, sau đó kiềm tra HK I, phần II sang học</b>
<b>HK II)</b>






</div>
<span class='text_page_counter'>(84)</span><div class='page_container' data-page=84>

<b>Chương I CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP TỪ NĂM</b>
<b>1858 ĐẾN CUỐI THẾ KỶ XIX</b>


Tiết: 35 & 36 Bài 24 <b>CUỘC KHÁNG CHIẾN TỪ </b>
<b>NĂM 1858 ĐẾN 1873</b>


<b>A/ MỤC TIÊU:</b>


<b> 1/ Kiến thức: Giúp học sinh nắm được: </b>


- Nguyên nhân thực dân Pháp xâm lược Việt Nam (sâu xa và trực tiếp)


- Quá trình thực dân Pháp xâm lược Việt Nam (Chiến sự ở Đà Nẵng và Gia
Định)


- Phong trào kháng chiến của nhân dân trong những năm đầu khi Pháp tiến hành
xâm lược, triều đình nhu nhược, chống trả yếu ớt, đã ký điều ước cắt 3 tỉnh Đông
Nam Kỳ cho Pháp, nhưng nhân dân quyết tâm kháng chiến.



- Nhân dân ta đứng lên chống Pháp ngay từ những ngày đầu chống xâm lược Đà
Nẵng, 3 tỉnh miền Đông, 3 tỉnh miềnTây quần chúng nhân dân là thế lực hiệu quả
nhất ngăn chặn sự xâm lược của thực dân Pháp


<b> 2/ Tư tưởng:</b> Bản chất tham lam tàn bạo của thực dân; Tinh thần đấu tranh kiên
cường bất khuất của nhân dân ta, ý chí thống nhất đất nước.


<b> 3/ Kĩ năng: </b>Rèn luyện kĩ năng sử dụng bản đồ, nhận xét nội dung từ tranh hình
lịch sử


<b>B/ THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY - HỌC: </b>Bản đồ hành chính Việt Nam, các trung
tâm kháng chiến ở Nam Kì


<b>C/ HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:</b>
<b> 1/ Ổn định, kiểm tra:</b>


<b> 2/ Giới thiệu bài mới:</b>
<b> 3/ Dạy bài mới:</b>


<b>HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ</b> <b>NỘI DUNG GHI</b>


<b>* Hoạt động 1: Cá nhân</b>


GV: Dùng bản đồ Việt Nam để giới thiệu địa danh Đà
Nẵng. Tại sao thực dân Pháp xâm lược Việt Nam?
HS: Trả lời nội dung sgk


GV: Tại sao thực dân Pháp phải lấy Đà Nẵng làm điểm
khởi điểm cho việc xâm lược



HS: Suy nghĩ trả lời


GV: Dùng bản đồ để minh hoạ vấn đề này và giải thích
- Tình hình chiến sự ở Đà Nẵng diễn ra ntn?


HS: Trả lời nội dung sgk


GV: Nhân dân ta kháng chiến chống Pháp ntn?
GV: Hướng dẫn HS trả lời trên bản đồ


HS: Trả lời nội dung sgk
<b>* Hoạt động 2: Cả lớp</b>


<b>I/ Thực dân Pháp xâm lược</b>
<b>Việt Nam:</b>


<b>1/ Chiến sự ở Đà Nẵng</b>
<b>những năm 1858-1859:</b>


<i><b>a/ Nguyên nhân</b></i>


+ Giữa thế kỷ XIX các nước
phương Tây đẩy mạnh xâm
lược các nước phương Đông
+ Pháp lấy kế bảo vệ đạo Gia


+ Triều đình Nguyễn bạc
nhược



<i><b>b/ Chiến sự ở Đà Nẵng </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(85)</span><div class='page_container' data-page=85>

GV- Vì sao Pháp kéo quân vào Gia Định?
HS suy nghĩ trả lời


GV: * Nam Kì là kho gạo của triều đình → chiếm Nam
Kì: Cắt đứt kho gạo; Đánh sang Campuchia


* Pháp phải hành động ngay vì Anh đang ngấp nghé
ở Sài Gịn


- Chiến sự ở Gia Định diễn ra ntn?
HS: Dựa vào sgk trình bày


GV: Sau khi mất thành: Nhân dân chống Pháp ntn?
Triều đình chống Pháp ra sao


HS: Nhân dân quyết tâm kháng chiến chống Pháp.
Triều đình chỉ thủ hiểm ở Chí Hồ


GV: Nhấn mạnh, phân tích giảng giải ý HS
- Thực dân Pháp tấn công Đại đồn Chí Hồ ntn?


GV: Hướng dẫn HS xem hình 84. Qn Pháp tấn cơng
đại Đồn Chí Hồ → Trả lời sgk


- Pháp chiếm Định Tường (12-4-1861) Biên Hoà
(16-12-1861) Vĩnh Long (23-3-1862)



GV: Trước tình hình đó triều đình Huế đã làm gì?
HS: Kí với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất ngày 5-6-1862
GV: Tại sao triều đình Huế lại kí điều ước này


HS: Nhân nhượng Pháp để giữ lấy quyền lợi giai cấp
và dòng họ


GV: Cho biết nội dung của Hiệp ước Nhâm Tuất
(5-6-1862)


HS: Dựa vào sgk trình bày nội dung


GV: Sơ kết ý: Đây là văn kiện bán nước đầu tiên của
nhà Nguyễn cho Pháp → độc lập, chủ quyền dân tộc bị
xâm phạm


<b>* Hoạt động 1:</b> <b>Cá nhân (Tiết 2)</b>


GV: Dùng bản đồ Việt Nam. Yêu cầu HS xác định
những địa danh nổ ra phong trào khởi nghĩa của nhân
dân ta ở Đà Nẵng và 3 Tỉnh Đông Nam Kỳ. Hãy cho
biết thái độ của nhân dân ta khi Pháp xâm lược Đà
Nẵng?


HS: Nhân dân ta rất căm phẫn nhiều toán nghĩa binh đã
nổi dậy kết hợp với quân triều đình chống Pháp


GV: Dẫn chứng tư liệu sgk + sgv để minh hoạ


GV: Pháp đánh Gia Định, phong trào khởi nghĩa ở đây


ra sao?


xâm lược nước ta


- Dưới sự lãnh đạo của Nguyễn
Tri Phương bước đầu ta đã thu
được thắng lợi


<b>2/ Chiến sự ở Gia Định năm</b>
<b>1859:</b>


- Ngày 17-2-1859 Pháp tấn
công Gia Định. Quân triều
đình chống trả yếu ớt, ngày
24-2-1861 Pháp tấn cơng Đại Đồn
Chí Hịa thất thủ → Pháp đánh
rộng ra các tỉnh Nam Kỳ


- Triều đình Huế ký với Pháp
Hiệp ước Nhâm Tuất
(5-6-1862)


- Nội dung: (SGK)


<b>II/ Cuộc kháng chiến chống</b>
<b>Pháp từ năm 1858 đến năm</b>
<b>1873:</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(86)</span><div class='page_container' data-page=86>

HS: Phong trào khởi nghĩa sôi nổi hơn:



GV: Em biết gì về cuộc khởi nghĩa của Trương Định?
HS: HS kể lại theo hiểu biết của mình + sgk


GV: Giải thích thêm và khẳng định cuộc khởi nghĩa đã
làm cho thực dân Pháp “thất điên, bát đảo”. Hình 85
sgk


GV: Sau khi cuộc khởi nghĩa Trương Định thất bại
phong trào khởi nghĩa ở Nam Bộ phát triển ra sao?
HS: Phong trào tiếp tục dưới sự lãnh đạo của Trương
Quyền…


GV: Tổng kết ý ở Nam kỳ hình thành cách đánh giặc
có hiệu quả của Nguyễn Trung Trực “Đánh pháo
thuyền” → làm cho Pháp ăn khơng ngon, ngủ khơng
n


<b>* Hoạt động 2: Nhóm</b>


GV: Hãy cho biết tình hình nước ta sau Hiệp ước
1862?


HS: Triều đình ra sức đàn áp phong trào chống Pháp;
Cử phái đoàn sang Pháp điều đình chuộc lại 3 tỉnh
miền Đơng


GV: Cử Phan Thanh Giản và Lâm duy Hiệp
- Thực dân Pháp chiếm 3 Tỉnh miền Tây ntn?
HS: Dựa vào sgk trả lời



GV: Xác định 3 tỉnh miền Tây trên bản đồ và giải thích
thêm nhà Nguyễn đã vơ tình “Vạch áo cho người xem
lưng → Pháp lợi dụng sự nhu nhược đó mà chiếm 3
Tỉnh miền Tây khơng cần nở một phát súng


GV: Sau khi 3 tỉnh miền Tây rơi vào tay giặc phong
trào kháng chiến của nhân dân tỉnh Nam Kỳ phát triển
ntn?


HS: Dựa vào nội dung sgk trả lời


GV: Phong trào kháng chiến ở 3 Tỉnh Miền đông và
miền Tây Nam Kỳ khác nhau ntn? <b>Thảo luận</b>


GV: Chốt ý: - Giống: Phát triển sôi nổi, điều khắp ở
những nơi thực dân Pháp xâm lược


- Khác nhau: + Phong trào 3 Tỉnh miền Đông sôi nổi
và quyết liệt hơn; Hình thành trung tâm kháng chiến
lớn: Trương Định, Võ Duy Dương;


+ 3 Tỉnh miền Tây: khơng có những trung tâm kháng
chiến lớn


<b>b/ Tại Gia Định và ba tỉnh</b>
<b>miền Đông Nam Kỳ: </b>
-Phong trào diễn ra sôi nổi: điển
hình là khởi nghĩa Nguyên
Trung Trực; Trương Định



- Khởi nghĩa của Trương
Quyền ở Tây Ninh, kết hợp với
người Cam-pu-chia chống
Pháp


<b>2/ Kháng chiến lan rộng ra 3</b>
<b>Tỉnh miền Tây Nam Kỳ</b>


- Triều đình tìm mọi cách đàn
áp phong trào chống Pháp
- Cử một phái đoàn sang Pháp
chuộc lại 3 tỉnh miền Đông
Nam Kỳ nhưng không thành
- Tháng 6-1867, không cần nổ
một phát súng, Pháp chiếm
gọn 3 tỉnh Miền Tây


</div>
<span class='text_page_counter'>(87)</span><div class='page_container' data-page=87>

GV: Vì sao có sự khác nhau đó?
HS: Trả lời theo hiểu biết của mình


GV: Pháp rút kinh nghiệm từ 3 Tỉnh miền Đơng chúng
thành lập hệ thống chính quyền ở miền Đông sang áp
đặt ở miền Tây nên phong trào kháng chiến ở miền Tây
khó khăn hơn


<b> 4/ Củng cố:</b>


- Nguyên nhân thựuc dân Pháp xâm lược nước ta. Thực dân Pháp xâm lược
nước ta ntn?



- Tại sao triều đình Huế ky Hiệp ước Nhâm Tuất 5-6-1862?


- Em tự tìm hiểu, đọc một đoạn thơ kháng chiến của Nguyễn Đình Chiểu mà
em biết?


<b> 5/ Hướng dẫn tự học:</b>


<b> a/ Bài vừa học: </b>Như đã củng cố
<b> b/ Bài sắp học:</b>




Dặn dò HS đọc trước và soạn bài 25


</div>
<span class='text_page_counter'>(88)</span><div class='page_container' data-page=88>

<b> KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG MÔN LỊCH SỬ </b>
<b> LỚP 8 HỌC KÌ I. </b>


<b> Năm học 2011-2012</b>
<b>Thời gian 60 phút </b>


<b>II.</b> <b>MỤC TIÊU:</b>
<b>1. Kiến thức</b>


Vẽ được sơ đồ bộ máy Công Xã Pari.


Nắm được diễn biến của chiến tranh thế giới thứ nhất và hậu quả của chiến
tranh đã để lại cho nhân loại.


<b> 2. Tư tưởng</b>



Công xã Pari để lại bài học q báu: cách mạng muốn thấng lợi thì phải có đảng
chân chính lãnh đạo; phải thực hiện liên minh cơng nông và phải kiên quyết trấn áp
kẻ thù ngay từ đầu.


Biết đồng cảm với nỗi đau của nhân loại, lên án chiến tranh bảo vệ hịa bình đặc
biệt là biết bảo vệ môi trường sống


3. <b>kĩ năng</b>


- Rèn luyện kĩ năng vẽ sơ đồ, lập niên biểu các sự kiện, nhận biết, phân tích,
tổng hợp các sự kiện lich sử.


II. <b>HÌNH THỨC KIỂM TRA</b>
-Kiểm tra viết, tự luận
III. <b>THIẾT LẬP MA TRẬN</b>


Tên chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng


TN TL TN TL Cấp


độ
thấp


Cấp độ cao
Vẽ sơ đồ


Công Xã
Pari


Nắm được sơ


đồ Công Xã
Pari


<i><b>Số câu</b></i>
<i><b>Số điểm </b></i>
<i><b>Tỉ lệ %</b></i>


<i><b>Số câu:</b></i>
<i><b>Số điểm:</b></i>


<i><b>Số câu: 1</b></i>
<i><b>Số điểm: 4.0</b></i>


<i><b>Số </b></i>
<i><b>câu:</b></i>
<i><b>Số </b></i>
<i><b>điểm:</b></i>


<i><b>Số câu:</b></i>
<i><b>Số điểm:</b></i>


<i><b>Số </b></i>
<i><b>câu:</b></i>
<i><b>Số </b></i>
<i><b>điểm</b></i>
<i><b>:</b></i>


<i><b>Số câu:</b></i>
<i><b>Số điểm:</b></i>



<i><b>Số câu 1</b></i>
<i><b>4.0 điểm= </b></i>
<i><b>40%</b></i>


Lập niên
biểu Diễn
biến chiến
tranh thế


</div>
<span class='text_page_counter'>(89)</span><div class='page_container' data-page=89>

giới thứ
nhất
chiến tranh
thế giới
thứ nhất.
<i><b>Số câu</b></i>
<i><b>Số điểm </b></i>
<i><b>Tỉ lệ %</b></i>


<i><b>Số câu: </b></i>
<i><b>Số điểm:</b></i>
<i><b>Số câu: </b></i>
<i><b>Số điểm:</b></i>
<i><b>Số </b></i>
<i><b>câu: </b></i>
<i><b>Số </b></i>
<i><b>điểm:</b></i>
<i><b>Số câu:1</b></i>
<i><b>Số </b></i>
<i><b>điểm:4.0</b></i>
<i><b>Số </b></i>


<i><b>câu:</b></i>
<i><b>Số </b></i>
<i><b>điểm</b></i>
<i><b>:</b></i>
<i><b>Số câu:</b></i>
<i><b>Số điểm:</b></i>


<i><b>Số câu 1</b></i>
<i><b> 4.0 điểm= </b></i>
<i><b>40%</b></i>


Hậu quả của
chiến tranh
thế giới mà
nhân loại
phải gánh
chịu
Nhận thức
và biết
đồng cảm
nỗi đau của
nhân loại.
thấy được
tác hại của
chiến tranh.
<i><b>Số câu</b></i>


<i><b>Số điểm </b></i>
<i><b>Tỉ lệ %</b></i>



<i><b>Số câu: </b></i>
<i><b>Số điểm:</b></i>
<i><b>Số câu: </b></i>
<i><b>Số điểm: </b></i>
<i><b>Số </b></i>
<i><b>câu:</b></i>
<i><b>Số </b></i>
<i><b>điểm:</b></i>
<i><b>Số câu: </b></i>
<i><b>Số điểm:</b></i>
<i><b>Số </b></i>
<i><b>câu:</b></i>
<i><b>Số </b></i>
<i><b>điểm</b></i>
<i><b>:</b></i>
<i><b>Số câu:1</b></i>
<i><b>Số </b></i>
<i><b>điểm:2.0</b></i>


<i><b>Số câu 1</b></i>
<i><b>2.0 điểm= </b></i>
<i><b>20%</b></i>


Tổng số câu
Tổng số
điểm
Tỉ lệ %


Số câu:
Số điểm:



Số câu: 1
Số điểm: 4.0


40%
Số câu:
Số
điểm
Số câu:1
Số điểm:
4.0
40%
Số câu:1
Số điểm: 2.0


20%


Số câu: 3
Số điểm:
10


100%


<b>VI. BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA:</b>


<b> KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG MÔN LỊCH SỬ </b>
<b> LỚP 8 HỌC KÌ I. </b>


<b> Năm học 2011-2012</b>
<b>Thời gian 60 phút </b>



Câu 1. vẽ sơ đồ bộ máy hội đồng công xã Pari (1871) (4.0 đ)


Câu 2. Lập niên biểu diễn biến của chiến tranh thế giới thứ nhất? (4.0 đ)


</div>
<span class='text_page_counter'>(90)</span><div class='page_container' data-page=90>



<b>Câu hỏi</b> <b>Nội dung</b> <b>Điểm</b>


Câu 1 Vẽ sơ đồ bộ máy công xã Pari (1871) theo sách giáo
khoa trang 37. đúng hồn tồn khơng nhất thiết phải
theo thứ tự đạt 3,5 đ còn 0,5 đ nếu các em trình bày
đẹp.


( thiếu một cơ quan trừ 0,5 đ, nếu khơng chính xác trừ
0,25 đ mỗi ý)


4.0


Câu 2 28-6-1914, thái tử Áo- Hung bị ám sát
28-7-1914, Áo-hung tuyên chiến với Xéc-bi
1-8-1914, Đức tuyên chiến với Nga


3-8-1914, Đức tuyên chiến với Pháp
4-8-1914, Anh tuyên chiến với Đức


1916, chiến tranh chuyển sang cầm cự cả hai phe
1917, mặt trận diễn ra ở Tây Âu


7-11-1917, cách mạng tháng Mười Nga thành công


11-11-1918, Đức đầu hàng vô điều kiện


(phần ngày tháng năm 0.25, phần sự kiện 0.25)


0.25
0.25
0.5
0.5
0.5
0.5
0.5
0.5
0.5


Câu 3 10 triệu người chết
20 triệu người bị thương
Cơ sở vật chất bị tàn phá . . .
Môi trường sống bị hủy hoại:


( học sinh tự lí luận tùy vào trình độ lí luận của các em
nhưng ít nhất phải nêu được 3 ý và có giải thích hợp lí,
mỗi ý 0.5 đ)


</div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×