Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

thang 12 Cham sua bai kiem tra

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (92.62 KB, 4 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

Trường THCS Phổ Cường


Tổ: Hóa - Sinh



GV: NGUYỄN VĂN TƯƠI



<i>Bài thu hoạch chuyên đề tháng 12/2011:</i>

<b> </b>



<b>“NHỮNG NỘI DUNG GIÁO VIÊN CẦN THỰC HIỆN ĐỂ</b>
<b>GIÁO DỤC HỌC SINH QUA VIỆC CHẤM, SỬA BÀI KIỂM</b>


<b>TRA THƯỜNG XUYÊN VÀ ĐỊNH KỲ ”</b>
***************


<b>I. Đặt vấn đề:</b>


Công việc chấm bài và trả bài là một việc làm thường xuyên của người giáo viên nói chung.
Đặc biệt với người giáo viên dạy mơn hố, môn địa, đây là một công việc mà người dạy học có
thể đánh giá mức độ thành thạo về kĩ năng, mức độ tiếp thu kiến thức của học sinh, khả năng trình
bày bài, thái độ của học sinh trong q trình làm bài, qua đó mà giáo viên có thể phần nào tự đánh
giá công việc dạy học của mình và có biện pháp điều chỉnh sao cho hợp lí, phù hợp với tình hình
học tập của học sinh.Tuy nhiên không phải lúc nào công việc chấm bài và trả bài cũng được giáo
viên quan tâm đúng mức. Trong thời gian tham gia hoạt động chuyên môn nghiệp vụ cũng như
trong thực tế giảng dạy, tôi thấy nhiều thầy cô giáo chưa quan tâm đến vấn đề này; thực ra việc
chấm bài và trả bài chu đáo sẽ đem lại nhiều hiệu quả tích cực cho cơng việc dạy học mơn mơn
hố, mơn địa nói riêng, các bộ mơn khác nói chung. Vậy để việc chấm và sửa bài kiểm tra thường
xuyên và định giáo viên càn thực hiện những nội dung gì để nâng cao hiệu quả giáo dục của học
sinh.


Trong thực tế dạy học, nhiều thầy cô giáo cũng đã chọn cho mình giải pháp riêng nhưng
nhìn chung, các giải pháp là không thống nhất. Chuyên đề này là sự quan tâm của bản than tôi
cũng như của nhiều đồng nghiệp về vấn đề nói trên nhằm đúc rút kinh nghiệm, đưa ra một giải


pháp tối ưu trong việc thực hiện giáo dục học học sinh qua việc chấm sửa bài kiểm tra. Thực ra
đây không phải là vấn đề mới, tuy nhiên xuất phát từ tình hình thực tế mỗi gi viên có những
quan điểm khác nhau, có cách thực hiện khác nhau trong khi chấm sửa bài kiểm thường xuyên và
định kì cho học sinh.


<b> II. Giải quyết vấn đề:</b>


Trong hệ thống chương trình giáo dục phổ thông, kiểm tra kết quả học tập của học sinh bao
gồm kiểm tra thường xuyên và kiểm tra định kì. Kiểm tra thường xuyên bao gồm kiểm tra miệng,
và kiểm dưới 1 tiết.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

diễn đạt, cững như cử chỉ trong khi trả lời câu hỏi của mình, đồng thời cần phải chỉ rõ những kiến
thức, kĩ năng, cách trình bày cịn thiếu sót cần bổ sung để hoàn thiện kiến thức.


Ngoài việc kiểm tra thường xuyên với hình thức kiểm tra miệng, giáo viên cịn phải thực
hiện chấm sửa bài kiểm tra thường xuyên với hình thức kiểm tra viết 15 phút, và kiểm tra định kì,
nói chung là kiểm tra viết.


- Thông qua chấm sửa bài kiểm tra viết giáo viên có thể đánh giá kĩ năng của học sinh, mà
đặc biệt là kĩ năng làm bài, kĩ năng viết.Thông qua việc chấm sửa bài giáo viên có thể giúp học
sinh nhận ra những sai sót, những hạn chế của các em và giúp các em khắc phục trong những bài
viết tiếp theo .Qua việc chấm bài và sửa bài kiểm tra viết, giáo viên có thể tự đánh giá q trình
dạy học của mình và có biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả dạy bộ môn hố, địa nói riêng và các
bộ mơn khác nói chung. Lao động chấm bài là một việc làm có thể hiện nhiệt tình, trách nhiệm và
tâm huyết của người thầy giáo đối với nghề nghiệp cũng như đối với học sinh. Theo tơi tính sư
phạm và tính nhân văn của người dạy học thể hiện rất rõ trong việc chấm bài và sửa bài cho học
sinh. Đối với học sinh, qua việc phân tích lỗi sai trong bài làm, học sinh có thể tự điều chỉnh và
rút ra nhiều kinh nghiệm trong học tập nhằm đạt đến sự tiến bộ trong học tập bộ mơn Hố, địa nói
riêng và các bộ mơn khác nói chung. Điểm số cũng là điều quan trọng đối với các em. Học sinh
mong đến giờ trả bài viết để biết mình được bao nhiêu điểm, mà đối với học sinh thì điểm số là


điều rất có ý nghĩa trong việc học tập. Đơi khi việc cho điểm của thầy cô giáo cũng làm thay đổi
tinh thần và thái độ học tập của hoc sinh.


- Thực tế cho thấy một số bài kiểm tra viết một số thầy cô giáo chấm bài chỉ ghi điểm số
bài làm mà khơng có những nhận xét, sửa chữa cần thiết. Đồng thời cũng có những thầy cơ chấm
bài viết của học sinh với thái độ bực dọc, thiếu trân trọng. Theo tôi, cả hai khuynh hướng ấy đều
nên tránh. Tuy nhiên, nói đến chấm sửa bài và ghi điểm, tơi nghĩ rằng đó cũng khơng phải là các
nội dung ngoài chuyên đề này.


Vậy giáo viên cần thực hiện những nội dung gì khi chấm sửa bài kiểm tra viết HS đạt hiệu
quả cao trong quá trình giảng dạy, hiệu quả về mặt chuyên môn, chúng ta phải bắt đầu từ bước


chấm bài.


<b>1. Việc chấm bài của giáo viên :</b>


1.1. Ý nghĩa của việc chấm bài :


Chấm bài vừa là một nghệ thuật vừa là kĩ thuật :


a. Nói đến nghệ thuật là nói đến cách chấm bài. Có người chấm nhanh nhưng vẫn chính
xác, có người chấm chậm, đọc kĩ mà vẫn đánh giá không đúng về bài làm của học sinh. Ngồi ra,
cịn là quan điểm, thái độ của nguời chấm đối với bài làm.


b. Nói đến kĩ thuật là nói đến chun mơn nghiệp vụ, tính khoa học trong việc chấm bài thể
hiện qua đáp án, biểu điểm cụ thể, vì vậy địi hỏi phải cơng bằng và chính xác khơng có sự sai
lệch lớn trong cùng một lớp cũng như giữa các thầy cô giáo trong cùng tổ chuyên môn.
Hiện tượng đánh giá không đúng bài làm của học sinh không phải là hiếm. Có khi chênh
nhau trong cùng một thang điểm, có khi độ chênh lại vượt ra ngồi thang điểm. Thậm chí nhiều
thầy cơ giáo cho rằng độ chênh giữa các bài làm tương đương về chất lượng có thể lên đến 1 hoặc


2 điểm là điều có thể cho phép. Quan niệm dễ giải ấy dẫn đến việc tùy tiện trong chấm bài sửa bài
của học sinh đánh mất tính khách quan, cơng bằng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

:


<b>1.2. Các u cầu khi chấm bài :</b>


a. Trước hết cần phải xác định các tiêu chí đánh giá bài làm của học sinh. Tiêu chí này
được xây dựng trên cơ sở chuẩn kiến thức và chuẩn kĩ năng. Thực ra các tiêu chí này cũng đã
được mỗi giáo viên xây dựng khi chấm bài nhưng có thể cách xây dựng từng tiêu chí, từng thang
điểm ở mỗi thầy cơ giáo là khơng thống nhất dẫn đến việc đánh giá học sinh có thể là khơng đồng
đều ở cùng một trình độ.Việc thống nhất tiêu chí chấm bài (hướng dẫn chấm) có thể tránh được
tình trạng chấm bài theo cảm tính.


b. Khi chấm bài giáo viên cũng cần căn cứ vào những yếu tố phổ biến nhất của học sinh
trong cùng một lớp để tiếp tục rèn luyện cho các em. Những yếu tố này được giáo viên bộ môn
đúc kết qua các bài làm trước, nhờ đó mà giáo viên có thể thấy được sai sót phổ biến để tiếp tục
sửa chữa không chỉ trong một bài làm mà cả trong quá trình dạy học.


Bên cạnh đó, mỗi bài làm cũng tập trung vào một số trọng điểm rèn luyện nhất định. Như
vậy là bên cạnh việc chú ý lỗi phổ biến, ta cũng phải tập trung vào viẹc rèn luyện các yêu cầu kiến
thức, kĩ năng cụ thể.


c. Đối với từng bài làm cụ thể của học sinh, giaó viên lại phải theo dõi những chỗ yếu nhất
để tiếp tục uốn nắn, rèn luyện.


Chấm và sửa một bài kiểm tra viết vừa là chấm theo yêu cầu chung cho cả lớp, đồng thời
lại còn chú ý đến yêu cầu riêng ở từng học sinh.


d. Về thái độ của giáo viên khi chấm bài :



- Chấm và sửa bài không nên chấm theo kiểu thủ - vĩ nghĩa là chỉ đọc phần mở bài và kết
bài để đánh giá và cho điểm.


- Không nên chấm theo định kiến và ấn tượng với học sinh. Điều này dễ dẫn đến việc
không thấy được sự tiến bộ của học sinh yếu, cái hay của học sinh trung bình- khá, sự chủ quan
của học sinh khá - giỏi.


- Không nên tỏ rõ sự chê bai trên bài làm học sinh. Thay vào đó là những lời nhận xét đánh
giá, chỉ ra chỗ sai cụ thể. Có thể dung kí hiệu đã được qui ước để nhắc nhở, những kí hiệu này
cũng giúp cho giáo viên dễ dàng tổng hợp những sai sót để nhận xét, đánh giá chung về bài làm
của cả lớp trong một lượt làm bài.


e- Sửa lỗi bài kiểm tra :


Việc sửa lỗi nên tập trung vào các mặt sau đây :
+ Sai sót về nội dung và phương pháp làm bài :


Ví dụ như: Chưa hiểu đề nên sai lạc về nội dung và phương pháp. Chưa xác định đúng trọng tâm
yêu cầu bài làm. Do đọc chưa kĩ đề bài, bỏ sót một số yêu cầu cần thực hiện trong đề bài.


+ Sai sót về hình thức bài làm : dung từ, lỗi chính tả, viết câu văn, diễn đạt ý, lỗi về trình
bày bài làm, lập trình, lý luận thiếu lơgich ...


+ Sai sót khi làm với câu hỏi nhiều lựa chon:
e. Về lời phê :


- Chấm bài xong phải ghi lời nhận xét cụ thể. Lời nhận xét phải thể hiện hai phần : khen và chê.
Phải giúp học sinh thấy được sai sót tiêu biểu nhất, phải thấy được các em có tiến bộ hay chưa để
có hướng phấn đấu ở bài làm sau.



- Lời phê trong bài làm phải ân cần, chu đáo.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

- Tránh những lời phê thiếu trân trọng, thiếu tính khích lệ, hay gây tổn thương đến học sinh.
* Có ý kiến cho rằng xem lời phê trên bài kiểm tra viết có thể thấy được thực trạng kiến thức của
của học sinh và vạch ra phương hướng để người học phát triển lên.


Khi nhận xét và sửa lỗi để chỉ rõ những sai sót, những kiến thức, kĩ năng của học đã đạt
được và chưa đạt được giáo viên nên dùng mực đỏ để học sinh dễ xem, dễ nhìn, dễ đọc, dễ hiểu,
dễ phát hiện ra những chỗ sai sót trong bài làm của mình, đồng thuận với những đề nghị của giáo
viên ở những bài kiểm tra sau.


g. Về ghi điểm :


Thường thì gíao viên có thể ghi điểm sau khi đã đọc, sửa chữa sau sót, nhận xét tổng hợp
về bài làm, có khi đối chiếu với những bài làm trước.Điểm số là kết quả cuối cùng của bài làm,
của việc chấm bài. Điểm số tất nhiên phải tuân theo những tiêu chí đánh giá được đặt ra nhưng
cũng cần xem xét theo tình hình chung của cả lớp và đặc thù của một số học sinh cần được quan
tâm đúng mức, đặc biệt là học sinh yếu kém.


<b>III. Kết luận:</b>


Sau một thời gian nghiên cứu và thực hiện chuyên đề này, đây cũng là một trong những yêu
cầu của cấp trên khi chấm sửa bài của học sinh trong những năm gần đây. Tôi nhận thấy đề tài đã
phát huy tính hiệu quả về nhiều mặt, cụ thể như sau : Học sinh có hứng thú hơn trong giờ học.
Hiệu quả sửa bài cao hơn. Chất lượng bài làm được nâng lên. Tất nhiên chất lượng dạy học bộ
mơn hố, mơn địa cũng như một số bộ môn khác phụ thuộc vào nhiều yếu tố của việc chấm sửa
bài một cách khoa học và sư phạm cũng góp phần nâng cao chất lượng bộ mơn. Qui trình chấm
sửa bài là qui trình kĩ thuật, tỉ mỉ, công phu gắn liền với tinh thần trách nhiệm, lương tâm nghề
nghiệp, tình u thương q trọng thành quả lao động sang tạo của giáo viên đối với học sinh. Tuy


nhiên trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu bản thân cịn có nhiều hạn chế về năng lực chun
mơn, nghiệm vụ nên chun đề cịn có nhiều hạn chế, do đó bản thân rất mong sự đóng góp, giúp
đỡ của các thầy cô giáo và đồng nghiệp.


<i>Phổ Cường, ngày tháng 12 năm 2011</i>


Người viết thu hoạch



</div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×