Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Một số giải pháp giúp trẻ mẫu giáo nâng cao ý thức biết quan tâm, chia sẻ với bạn bè trong trường mầm non

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (68.05 KB, 12 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

MÔ TẢ SÁNG KIẾN
Mã số: ……………………………………………

1. Tên sáng kiến: Một số giải pháp giúp trẻ mẫu giáo nâng cao ý thức biết
quan tâm, chia sẻ với bạn bè trong trường mầm non.
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giảng dạy mầm non.
3. Mô tả bản chất của sáng kiến:
3.1. Tình trạng giải pháp đã biết:
Quan tâm, chia sẻ là một trong những phẩm chất đạo đức tốt đẹp của dân
tộc ta. Chính sự quan tâm, chia sẻ giúp con người ngày càng gắn bó, gần gũi
nhau hơn. Bởi lẽ, trong cuộc sống, con người cần quan tâm, chia sẻ lẫn nhau, có
như vậy mới có thể hồn thành tốt hơn mọi việc, để tình người được trang trải
khắp nơi nơi. Đặc biệt trẻ mầm non có nhu cầu rất lớn về bạn bè, trong mối quan
hệ cùng bạn bè, trẻ nhận ra bản thân, nhận ra sự khác biệt giữa mình và người
khác. Từ đó giúp trẻ tác động qua lại lẫn nhau, chia sẻ hứng thú, niềm say mê,
nâng cao ý thức hợp tác với tập thể, đồng thời tạo cho bản thân tính tự giác, tự
chủ và tính xã hội phát triển rõ rệt ở trẻ trong giai đoạn này.
Thực tế cho thấy, khi xã hội ngày càng phát triển dẫn đến một số ảnh
hưởng tiêu cực, hạn chế trong tiếp xúc giữa người với người và đặc biệt hơn là
1


hạn chế giao tiếp giữa trẻ với trẻ và mọi người xung quanh. Vào đầu năm học,
chúng tôi nhận thấy một số trẻ có biểu hiện buồn, gặp khó khăn trong sinh hoạt,
mà những trẻ khác lại mải miết với việc của mình, khơng quan tâm đến bạn, mặc
dù việc hỏi thăm, giúp bạn nằm trong khả năng của trẻ, có đơi lúc cịn trêu chọc
bạn, cho đến khi cơ giáo hoặc người khác gợi ý thì trẻ mới quan tâm bạn với thái
độ miễn cưỡng.


Chúng tơi nhận thấy, chính sự thiếu quan tâm, chia sẻ lẫn nhau giữa trẻ với
trẻ lâu dần sẽ khiến trẻ dễ trở nên vô cảm, chỉ biết lo cho bản thân mình, điều
này hồn tồn khơng tốt cho sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ sau
này. Vì vậy, chúng tơi chọn đề tài “Một số giải pháp giúp trẻ mẫu giáo nâng cao
ý thức biết quan tâm, chia sẻ với bạn bè trong trường mầm non” để làm đề tài
cùng nhau nghiên cứu.
3.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận sáng kiến:
- Mục đích của giải pháp:
Giúp trẻ phát huy tính tự giác quan tâm, chia sẻ với bạn và mọi người xung
quanh. Đồng thời hình thành ở trẻ những kĩ năng cần thiết, giúp trẻ có thái độ và
những việc làm đúng đắn khi quan tâm, chia sẻ cùng bạn. Từ đó góp phần hình
thành nhân cách tốt cho trẻ sau này.
- Nội dung giải pháp:
+ Tính mới, sự khác biệt của giải pháp mới so với giải pháp cũ:

2


Trước kia giáo viên chỉ tuyên dương các bạn có tinh thần quan tâm, chia
sẻ với bạn, đồng thời nhắc nhở, động viên các trẻ khác cùng quan tâm chia sẻ
với bạn và mọi người.
Với sáng kiến này giáo viên thiết kế các hoạt động giáo dục, các trò chơi,
những hoạt động thiết thực... nhằm hình thành cho trẻ ý thức biết quan tâm, chia
sẻ với bạn bè nói riêng và mọi người xung quanh nói chung.
+ Các bước thực hiện của giải pháp:
* Bước 1: Thông qua đổi mới hình thức và nội dung các hoạt động giáo
dục.
Chúng tơi thực hiện thay đổi hình thức từ lồng ghép giáo dục sang hình
thức trải nghiệm.
Trong giờ đón - trả trẻ, bên cạnh việc giáo viên dạy trẻ chào cô và ba mẹ

thì giáo viên hãy làm những biểu tượng như: mặt cười - thể hiện niềm vui, bàn
tay - thể hiện khỏe mạnh, vịng tay - ơm ấp u thương… để trẻ cảm nhận được
sự quan tâm của cô, của các bạn dành cho mình và ngược lại sẽ tạo được sự
quan tâm của trẻ dành cho người khác. Giáo viên gợi ý vận động phụ huynh
phối hợp thực hiện trong giờ đón trẻ về.
Trong hoạt động học, bên cạnh việc giáo dục sự quan tâm và chia sẻ với
bạn bằng lời hãy thì giáo viên nên thường xuyên tạo cơ hội cho trẻ được rèn
luyện kỹ năng thể hiện sự quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ bạn bè nhiều hơn. Cụ thể
như sau:

3


+ Lĩnh vực phát triển thể chất: Trên thực tế, đa số các trị chơi thì chỉ có
một số trẻ năng động sẽ thường tham gia trò chơi hơn so với bạn khác, và trẻ
chơi vì muốn chiến thắng trị chơi.Vì thế, giáo viên phải sáng tạo ra những trị
chơi địi hỏi có sự gắn kết trong tập thể với nhau theo nhóm để trẻ quan tâm,
chia sẻ hơn với đồng đội của mình.
Ví dụ: Trị chơi “ Tiếp sức”:
Chuẩn bị: Ghế, bóng, rổ, dây, nhạc.
Cách chơi: Một nhóm gồm 6 trẻ, chia làm 3 cặp đôi để tiếp sức, cặp thứ
nhất sẽ ơm bóng giữa bụng đem bóng lại rổ, cặp thứ 2 nắm tay nhau vượt qua
những chiếc ghế đem bóng về, cặp cuối cùng bị cột mỗi bạn 1 tay cùng nhau
ném bóng vào rổ.
+ Lĩnh vực phát triển thẩm mỹ (tạo hình): Mỗi trẻ đều có khả năng cảm
nhận cái đẹp và cách thể hiện cái đẹp khác nhau. Chúng tôi thường thấy trẻ tranh
giành bút màu, giấy… cho riêng mình, ít quan tâm, chia sẻ cho bạn dù giáo viên
vẫn thường xuyên nhắc nhở, nhưng vẫn chưa thật sự mang lại hiệu quả cao. Việc
cho trẻ hoạt động theo nhóm để cùng nhau tạo ra sản phẩm tạo hình sẽ rèn được
kỹ năng quan tâm, chia sẻ đồ dùng học tập với bạn.

Ví dụ: Đề tài “Tạo hình bình hoa”
Chuẩn bị: cánh hoa, lá hoa, thân hoa (thật), màu nước, cọ.
Thực hiện: Trẻ ngồi theo nhóm cùng nhau tạo hình bình hoa.
+ Lĩnh vực phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội: Sự quan tâm, chia sẻ
được thể hiện ở nhiều khía cạnh, chẳng hạn như quan tâm bạn hôm nay mặc
4


chiếc váy mới, bạn hôm nay bị ho… hay chia sẻ đồ chơi, bánh kẹo… Giáo viên
tạo tình huống giả định cho trẻ trải nghiệm.Ví dụ: Cơ cho cả lớp cùng đi tham
quan cơ sở sản xuất kẹo dừa, sau khi tham quan các con sẽ được tặng mỗi bạn
một viên kẹo. Nhưng cuối cùng một bạn khóc vì khơng có kẹo, thay vì cơ sẽ tìm
thêm kẹo cho bé đó thì cơ hãy để các bé tìm cách chia sẻ với bạn mình là cùng
chia nhau viên kẹo, hoặc nhường bạn vì mình đã có nhiều kẹo ở nhà… Hãy
tuyên dương, động viên khi trẻ làm tốt để trẻ cảm nhận được khi biết quan tâm,
chia sẻ với bạn sẽ như thế nào? Bên cạnh đó, chúng tơi cũng tạo ra những tình
huống trái ngược lại, khi khơng biết quan tâm, chia sẻ với bạn sẽ như thế nào?
Từ đó để trẻ nhận thấy rằng việc quan tâm, chia sẻ là hành động tốt.
+ Lĩnh vực phát triển nhận thức: Giáo viên nên giáo dục cho trẻ hiểu:
Quan tâm, chia sẻ là gì? Như thế nào thì gọi là quan tâm, chia sẻ? Mình cần phải
quan tâm, chia sẻ với ai? Vì sao mình cần phải quan tâm và chia sẻ với mọi
người xung quanh? Chúng tôi chuẩn bị nhiều hình ảnh, cho trẻ chọn những hình
ảnh mà trẻ cho rằng đó là quan tâm, chia sẻ rồi gắn vào bên khn mặt cười, sau
đó cho trẻ nói lên được hành động quan tâm, chia sẻ đó là gì? Quan trọng nhất là
giáo viên hãy cho trẻ kể về những việc mà trẻ nghĩ mình đã quan tâm, chia sẻ và
trẻ nhận được gì khi làm như vậy. Từ đó trẻ thấy được lợi ích của việc biết quan
tâm, chia sẻ.
Trong hoạt động chơi, hoạt động ngoài trời, giáo viên nên lồng ghép mọi
lúc mọi nơi với nhiều hình thức khác nhau. Hoạt động chơi, giáo viên cho trẻ
chơi theo hình thức trải nghiệm được gắn kết giữa các góc chơi, khơng tranh

giành đồ chơi, khi chơi có sự trao đổi, chia sẻ đồ chơi. Do điều kiện cơ sở vật
5


chất nên sân chơi hạn hẹp, đồ chơi ngoài trời ít, nên chúng tôi thường bố trí cho
trẻ thấp ngồi trước, trẻ cao ngồi sau để khi quan sát không có sự chen lấn, trẻ
cùng nhau chia sẻ lượt chơi cũng như đồ chơi ngồi trời.
+ Bước 2: Thơng qua việc cải tiến một số trò chơi dân gian.
Để lồng ghép nội dung giáo dục về sự quan tâm, chia sẻ với nhau một
cách hiệu quả, chúng tôi đã sưu tầm, cải tiến các trò chơi dân gian quen thuộc,
giúp trẻ nắm luật chơi, cách chơi và giáo dục được ý nghĩa của trị chơi cho trẻ.
Ví dụ 1: Trị chơi “Hị dơ ta”
+ Luật chơi: Hị theo quản trị và làm động tác chèo thuyền.
+ Cách chơi: Vừa chèo vừa đọc đối đáp cùng người quản trò.
Người quản trò: Đèo cao
Người chơi: Dơ ta
Người quản trị: Thì mặc đèo cao
Người chơi: Dơ ta
Người quản trị: Nhưng mà cao q
Người chơi: Thì ta đi vịng
Chúng tơi cải biên lời đối đáp người giữa quản trò và người chơi như:
Người quản trị: Gieo u thương
Người chơi: Thì gặt điều tốt
Người quản trò: Gieo quan tâm
6


Người chơi: Thì gặt niềm vui
Người quản trị: Gieo chia sẻ
Người chơi: Thì gặt bạn bè

Người quản trị: Gieo lịng tốt
Người chơi: Thì gặt thân thiện
Người quản trị: Gieo chăm chỉ
Người chơi: Thì gặt thành cơng.
Hay: Bài khó. Thì mặc bài khó. Nhưng mà khó q. Thì ta cùng làm.
Qua trị chơi, chúng tơi trị chuyện cùng trẻ: Theo con yêu thương, quan
tâm, chia sẻ là những hành động gì? Con đã làm được những việc tốt nào chưa?
Khi làm được những việc tốt đó thì con cảm thấy như thế nào?,…Từ đó, chúng
tơi sẽ giải thích và giáo dục trẻ đoàn kết, biết quan tâm, chia sẻ cùng bạn bè.
Ví dụ 2: Từ trị chơi “ Cướp cờ” - Cải biên: Thơng điệp u thương
Chuẩn bị: cờ, hình ảnh, bánh kẹo.
Luật chơi: Đội nào thể hiện đúng yêu cầu trong tranh và có những
thơng điệp, câu nói thể hiện sự quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ hay hơn sẽ thắng.
Cách chơi: Trẻ chia làm 4 đội, xếp thành hàng dọc dưới vạch chuẩn.
Khi có hiệu lệnh xuất phát thì từng trẻ lần lượt chạy lên chọn một lá cờ, mở ra
bên trong là một hình ảnh mang thơng điệp (quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ) hay cờ
khơng có hình ảnh. Sau đó, trẻ trở về đội của mình, bàn bạc, thảo luận để thể

7


hiện yêu cầu trong tranh mà mỗi đội chọn được (mỗi đội 4 tranh, cịn lại là cờ
khơng có tranh).
Tương tự, giáo viên có thể sưu tầm và chọn lọc một số trò chơi dân gian
khác phù hợp với trẻ, sau đó cải tiến và lồng ghép một số trị chơi dân gian này
trong các hoạt động giáo dục, khi dạo chơi ngồi trời và mọi lúc mọi nơi. Các
trị chơi phải phù hợp với tính chất của từng hoạt động và nhằm vào mục đích
giáo dục chủ yếu mà chúng tôi lựa chọn là dạy trẻ biết quan tâm, chia sẻ với bạn
bè thông qua việc “Học mà chơi, chơi bằng học”.
+ Bước 3: Thông qua các hoạt động ngoại khóa.

Các hoạt động ngoại khóa được tổ chức ở lớp học chúng tôi thường chọn
thông qua các sự kiện lễ hội như: Trung thu, noen, tết cổ truyền, 20/10, 20/11,
8/3, các hội thi của trường…
Ví dụ 1: Ngày tết trung thu, chúng tôi tổ chức cho trẻ cùng làm lồng đèn
để gởi tặng cho trẻ em nghèo.
+ Chúng tôi trao đổi với phụ huynh về mục đích của việc tổ chức cho trẻ
làm lồng đèn, vận động phụ huynh hỗ trợ kinh phí hoặc ngun liệu, phụ huynh
có thể tham gia cùng trẻ.
+ Giáo dục trẻ ý nghĩa ngày tết trung thu, cơ nói: Các con được vui chơi,
được ba mẹ mua cho lồng đèn đẹp, được chơi rước đèn trong ngày trung thu là
do nhà có điều kiện,… nhưng các con có biết là có rất nhiều các bạn nhỏ như
con nhưng có hồn cảnh khó khăn khơng có được vui trung thu khơng? Trung
8


thu là ngày tết của thiếu nhi vậy con sẽ làm gì giúp cho các bạn ? Trẻ trao đổi
cùng cô về những việc trẻ sẽ làm để chia sẻ, giúp đỡ bạn.
+ Cho trẻ cùng nhau làm lồng đèn và trang trí lồng đèn để gởi tặng các
bạn. Cơ và trẻ sẽ mang những chiếc lồng đèn đó tặng bạn: có thể là bạn chung
trường có hồn cảnh khó khăn không mua được lồng đèn trung thu, hoặc các
bạn nghèo ở trại mồ cơi.
Qua hoạt động đó giúp trẻ biết quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ những bạn có
hồn cảnh khó khăn trong cuộc sống.
Ví dụ 2: Tìm giúp bạn đôi dép khi bạn bị lạc mất, đỡ bạn lên khi bạn té
ngã, an ủi bạn khi bạn buồn, rót giúp bạn ly nước khi bạn bị đau tay, chia sẻ đồ
chơi cho bạn, cùng nhau thực hiện công việc cô giao, nhường cho bạn lấy thức
ăn trước…Giáo viên tạo cơ hội cho trẻ làm những việc tốt, tạo mối quan hệ tích
cực với những suy nghĩ tích cực để trẻ ln có tinh thần vui vẻ mỗi ngày vì làm
được những việc tốt.
Ngồi ra chúng tơi cịn tận dụng việc lồng ghép giáo dục trẻ lòng biết ơn,

sự quan tâm, chia sẻ thông qua các chuyến đi tham quan viện bảo tàng, cơng
viên, tham quan di tích lịch sử,… Qua đó trẻ biết về những vất vả của thế hệ ông
cha ta nhằm giáo dục trẻ biết vâng lời, cố gắng chăm ngoan, học giỏi để lớn lên
giúp ích cho quê hương mình.

9


Mỗi năm, nhân dịp quốc tế thiếu nhi 1/6, đoàn phường hay phối hợp đoàn
thanh niên nhà trường tổ chức các hoạt động từ thiện giúp trẻ em nghèo nên
chúng tôi đã chủ động đề nghị cho trẻ cùng thực hiện để được có cơ hội làm
những việc tốt như: vận động trẻ mang quần áo cũ, đồ chơi không cịn xài,… để
qun góp tặng cho các trẻ em nghèo. Những hoạt động này cũng cần sự phối
hợp của phụ huynh vì trẻ cịn nhỏ chưa thể tự thực hiện được.
Từng hành động, từng việc làm đó chúng tơi đều giải thích và giáo dục để
trẻ hiểu và hình thành trong trẻ lòng nhân ái, biết quan tâm, chia sẻ với bạn bè
trong lớp, trong trường và cả với những bạn nhỏ cịn khó khăn xung quanh trẻ.
Việc giáo dục trẻ biết quan tâm, chia sẻ lẫn nhau nhằm giúp trẻ có thể mở
rộng các mối quan hệ của mình với bạn bè và mọi người xung quanh, hình thành
đức tính tốt cho trẻ từ lứa tuổi mầm non sẽ rất có ích cho cuộc sống của trẻ sau
này.
3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp
Các giải pháp nêu trên nhằm nâng cao ý thức biết quan tâm, chia sẻ với
bạn trong trường mầm non. Tuy nhiên tùy điều kiện thực tế và hồn cảnh cụ thể
sẽ có những nội dung, biện pháp và hình thức tổ chức cho phù hợp với với thực
tế của lớp. Chúng tôi mong rằng sáng kiến có thể làm tài liệu tham khảo cho
giáo viên các trường mầm non có điều kiện tương tự.
3.4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp
dụng giải pháp
10



Qua thời gian áp dụng một số giải pháp giúp trẻ mẫu giáo nâng cao ý thức
biết quan tâm, chia sẻ với bạn bè trong trường mầm non. Chúng tôi đạt được
những kết quả như sau:
* Về phía trẻ:
- Trên 90% trẻ đã tự giác biết quan tâm, chia sẻ bạn bằng những lời hỏi
thăm, động viên, việc làm phù hợp, vừa sức.
- Trẻ tham gia chơi hòa đồng, thân ái cùng bạn từ đó giúp trẻ ý thức việc
học tập và ham thích đến trường hơn.
* Về phía giáo viên:
- Giáo viên có nhiều ý tưởng sáng tạo, thiết kế nhiều hoạt động giáo dục,
trò chơi, tạo cơ hội cho trẻ tham gia các hoạt động nhằm giúp trẻ hứng thú tham
gia tích cực và đạt kết quả giáo dục cao khi áp dụng tại lớp.
- Giáo viên có thêm kinh nghiệm trong nâng cao ý thức quan tâm, chia sẻ
với bạn, góp phần xây dựng tinh thần tương thân tương ái ở trẻ mẫu giáo.
* Về phía phụ huynh:
Phụ huynh ngày càng hài lòng về sự tiến bộ của trẻ khi trẻ biết quan tâm,
chia sẻ, giúp đỡ mọi người xung quanh, từ đó giữ vững niềm tin cho trẻ đến
trường và nhiệt tình tham gia hỗ trợ cùng nhà trường trong các hoạt động.
* Về phía nhà trường:
Nhà trường ln được sự tín nhiệm cao từ phía phụ huynh, từ đó góp phần
nâng cao chất lượng chăm sóc và giáo dục trẻ trong trường mầm non.
11


3.5. Tài liệu kèm theo gồm:
Một số hình ảnh về các hoạt động của trẻ.

Thành phố Bến Tre, ngày 16 tháng 03 năm 2020


12



×