Tải bản đầy đủ (.pdf) (137 trang)

Nghiên cứu thiết kế mô hình công nghệ oxi hóa bậc cao fenton hấp thụ xử lý nước thải mực in nhà xuất bản đại học công nghiệp phục vụ giảng dạy môn thực hành xử lý nước thải

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.35 MB, 137 trang )

BÁO CÁO ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG – Tháng 11/2020
BỘ CÔNG THƯƠNG
ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KHOA HỌC
KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
NGHIÊN CỨU KHOA HỌCCẤP TRƯỜNG

Tên đề tài: Nghiên cứu thiết kế mơ hình cơng nghệ Oxi hóa bậc cao Fenton–
Hấp phụ xử lý nước thải mực in Nhà xuất bản Đại học Công nghiệp phục vụ
giảng dạy Môn thực hành xử lý nước thải
Mã số đề tài: 171.4021
Chủ nhiệm đề tài: Vũ Đình Khang
Đơn vị thực hiện: Viện Khoa học Công nghệ và Quản lý môi trường

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 11/2020
1


BÁO CÁO ĐỀ TÀI KHOA HỌC NGHIÊN CỨU CẤP TRƯỜNG – Tháng11/2020
LỜI CẢM ƠN
Đề tài cấp cơ sở “Nghiên cứu thiết kế mơ hình cơng nghệ Oxi hóa bậc cao
Fenton– Hấp phụ xử lý nước thải mực in Nhà xuất bản Đại học Công nghiệp phục vụ
giảng dạy Môn thực hành xử lý nước thải” được thực hiện dưới sự hỗ trợ kinh phí từ
trường Đại học Cơng nghiệp Tp.HCM. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám Hiệu,
Ban lãnh đạo Viện Khoa học Công nghệ và Quản lý Mơi trường, Phịng Quản lý Khoa
học và hợp tác Quốc tế đã tạo điều kiện cho chúng tôi thực hiện nghiên cứu này.

2



BÁO CÁO ĐỀ TÀI KHOA HỌC NGHIÊN CỨU CẤP TRƯỜNG – Tháng11/2020
PHẦN I. THƠNG TIN CHUNG
I. Thơng tin tổng qt
1.1. Tên đề tài:
Nghiên cứu thiết kế mơ hình cơng nghệ Oxi hóa bậc cao Fenton– Hấp phụ xử lý
nước thải mực in Nhà xuất bản Đại học Công nghiệp phục vụ giảng dạy Môn thực hành
xử lý nước thải
1.2. Mã số: 171.4021
1.3. Danh sách chủ trì, thành viên tham gia thực hiện đề tài
TT

Họ và tên

Đơn vị công tác

(học hàm, học vị)

Vai trị thực hiện đề tài

1

ThS. Vũ Đình Khang

Viện KHCN&QLMT Chủ nhiệm đề tài

2

ThS. Bùi Thị Ngọc Phương

Viện KHCN&QLMT Tham gia


3

Sinh viên 1

Viện KHCN&QLMT Tham gia (sinh viên)

4

Sinh viên 2

Viện KHCN&QLMT Tham gia (sinh viên)

1.4. Đơn vị chủ trì:
1.5. Thời gian thực hiện:
1.5.1. Theo hợp đồng:

từ tháng 03 năm 2017 đến tháng 03 năm 2018

1.5.2. Gia hạn (nếu có): đến tháng 03 năm 2019
1.5.3. Thực hiện thực tế: từ tháng 03 năm 2017 đến tháng 03 năm 2019
1.6. Những thay đổi so với thuyết minh ban đầu (nếu có):
(Về mục tiêu, nội dung, phương pháp, kết quả nghiên cứu và tổ chức thực hiện; Nguyên
nhân; Ý kiến của Cơ quan quản lý)
1.7. Tổng kinh phí được phê duyệt của đề tài: 50 triệu đồng.
II. Kết quả nghiên cứu
1. Đặt vấn đề
Nước thải mực in chứa đa dạng thành phần chất ơ nhiễm bao gồm cả chất hữu cơ
có tính bền cao hoặc các chất vô cơ tạo màu. Các chất này được gọi là pigment hữu cơ
hoặc vô cơ khó có thể xử lý bằng phương pháp sinh học truyền thống [1, 2, 3, 4]. Phương

pháp oxi hoá bậc cao Fenton đồng thể là phương pháp hố học có khả năng xử lý hiệu
quả các nguồn thải có đặc tính bền như trên. Tuy nhiên các phương pháp hố học ứng
dụng trong xử lý nước thải luôn gây ra sự tốn kém đáng kể chi phí vận hành do phải sử
dụng nhiều hoá chất và tốn năng lượng vận hành.
3


BÁO CÁO ĐỀ TÀI KHOA HỌC NGHIÊN CỨU CẤP TRƯỜNG – Tháng11/2020
Nghiên cứu giải pháp xử lý nước thải mực in tại xưởng in trường Đại học Công
nghiệp với mục đích thiết kế được mơ hình với giải pháp thiết kế giúp hoà trộn tối đa
tạo điều kiện tiếp xúc các hoá chất với nhau nhằm thức đẩy các quá trình phản ứng xảy
ra hồn tồn và tiết kiệm. Ngồi ra các giải pháp thiết kế tập trung nghiên cứu ứng dụng
năng lượng thuỷ lực để hồ trộn hố chất nhằm giảm tối đa nguồn năng lượng điện sử
dụng cho các thiết bị khuấy trộn.
Nghiên cứu thành cơng mơ hình làm cơ sở tư vấn giải pháp quy trình cơng nghệ
xử lý nước thải tại xưởng in Nhà xuất bản Đại học Công nghiệp trong tương lai. Khả
năng xử lý nguồn nước thải từ các hoạt động giảng dạy, nghiên cứu trong trường đại
học có nghĩa rất lớn trong từng bước hạn chế tối đa các nguồn thải ô nhiễm vào mơi
trường. Đây cũng là chính sách chung và là tiêu chí cần thiết đánh giá về chất lượng
hoạt động của trường học.
Hiện nay, mức độ đầu tư cơ sở vật chất cho các hoạt động giảng dạy và phục vụ
giảng dạy tại Đại học Cơng nghiệp TP. Hồ Chí Minh ngày càng được chú trọng và phát
triển. Các mô hình phục vụ giảng dạy và nghiên cứu khoa học tại các phòng thực hành
ngày càng đa dạng và phong phú. Tuy nhiên, các mơ hình thực hành xử lý nuớc thải
ln trong tình trạng được sử dụng q tải trong những thời điểm cao điểm giảng dạy.
Mật độ sử dụng cao, chất lượng của mơ hình thực hành xử lý nước thải là hai yếu tố gây
ra những trở ngại chính ảnh hưởng đến hiệu quả và chất lượng đào tạo.
Nghiên cứu thiết kế thành cơng mơ hình oxi hố bậc cao Fenton- Hấp phụ khơng
những có thể xác định được giải pháp xử lý nước thải từ xưởng in hiệu quả mà quan
trọng nhất nó cịn được ứng dụng vào giảng dạy môn thực hành tại Viện Khoa học Cơng

nghệ và quản lý mơi trường. Mơ hình được nghiên cứu, thiết kế và ứng dụng hiệu quả
là sản phẩm có sự tương tác nghiên cứu giữa thành viên Viện Khoa học công nghệ và
Quản lý môi trường và sự hỗ trợ tư vấn cơ khí từ Khoa Cơ khí. Liên kết đào tạo và
nghiên cứu khoa học giữa các đơn vị là xu hướng hợp tác luôn được khuyến khích nhằm
nâng cao tính lên kết và thoả mãn tính hỗ trợ trong chiến lược phát triển chất lượng đào
tạo.
2. Mục tiêu
2.1. Mục tiêu tổng quát:
Nghiên cứu thiết kế mơ hình Oxi hố bậc cao Fenton- Hấp phụ xử lý nước thải
mực in tại xưởng in trường Đại học Cơng nghiệp TP.HCM; ứng dụng mơ hình cơng
4


BÁO CÁO ĐỀ TÀI KHOA HỌC NGHIÊN CỨU CẤP TRƯỜNG – Tháng11/2020
nghệ phục vụ giảng dạy môn Thực hành xử lý nước thải tại Viện Khoa học Công nghệ
và Quản lý Môi trường.
2.2. Mục tiêu cụ thể:
-

Xác định được các chỉ số vận hành mơ hình đạt hiệu quả xử lý nước thải mực in
tối ưu; ứng dụng vào thiết kế mơ hình ứng dụng;

-

Thiết kế lắp đặt mơ hình cơng nghệ Oxi hố bậc cao Fenton- Hấp phụ xử lý
nước thải mực in (nguồn nước thải từ xưởng in trường Đại học Công nghiệp
TP.HCM), công suất thiết kế Q = 10 lít/h. Mơ hình có khả năng tích hợp với các
mơ hình Thực hành xử lý nước thải khác và ứng dụng vào dạy thực hành xử lý
nước thải ngành Công nghệ kỹ thuật môi trường;


3. Tổng quan về mực in và nước thải mực in
3.1. Thành phần, tính chất và phân loại mực in
Mực in là một hệ phân tán gồm pigment (chất phân tán) đóng vai trị tạo màu cho
mực in và các chất dầu liên kết (mơi trường phân tán) giữ cho mực in có những đặc tính
in cần thiết. Ngồi ra trong mực in cịn có những chất phụ gia điều chỉnh những tính
chất khác cho mực in như độ nhớt, tốc độ khô.
 Thành phần mực in
 Chất tạo màu (Pigment): Tạo màu sắc cho mực in.Pigment là những chất màu
có kích thước rất nhỏ, không tan trong nước và dung môi thông thường. Pigment thuờng
được sử dụng làm chất tạo màu chính cho mực in, gồm 2 loại chính là pigment vơ cơ &
pigment hữu cơ. Ngoài ra, muội than cũng được dùng để chế tạo mực in màu đen.

Hình 1: Chất tạo màu Pigment
5


BÁO CÁO ĐỀ TÀI KHOA HỌC NGHIÊN CỨU CẤP TRƯỜNG – Tháng11/2020
Các nhóm pigment phổ biến hiện nay:
 Pigment hữu cơ: Các chất màu hữu cơ có thể được phân chia theo cấu trúc hóa
học của các hợp chất axit azo, sắc tố phthalocyanin, anthraquinone, họ Indigo,
quinacridone, hai sắc tố oxazine, metan và các sắc tố thơm polycyclic khác ...
 Pigment vơ cơ: Đó là các muối, oxit kim loại trắng hoặc có màu, hoặc có thể là
bột kim loại không tan trong nước, bền sáng, bền nhiệt hơn các pigment hữu cơ,
có độ đậm khơng cao và độ phân tán thấp. Nói đến pigment vơ cơ phải kể đến
các loại pigment trắng phổ biến như Al(OH)3, TiO2, ZnO với độ phân tán cao, có
tính bền sáng bền với acid, kiềm, bột trắng mịn và có độ phủ tốt hay pigment vơ
cơ nhân tạo Xanh Milori có độ phủ cao nhưng gây độc.
 Chất kết dính: Liên kết các thành phần trong mực và giúp mực được bám chắc
vào bề mặt được in.
Được sử dụng chủ yếu làm chất kết dính, dầu liên kết là các dung dịch được tạo

thành từ nhựa hịa tan trong dầu hoặc các dung mơi hữu cơ. Dầu liên kết là chất pha lỏng
của mực in, tạo cho mực in có các tính chất mong muốn như chảy, kết dính...Việc tạo
ra các loại mực in khác nhau phụ thuộc vào thành phần của dầu liên kết chứ không phải
thành phần chất tạo màu. Thành phần cấu tạo gồm hỗn hợp dầu và nhựa. Ngoài ra cịn
có nhựa liên kết là thể dung dịch polymer thích hợp cho từng loại vật liệu cần in, được
tạo thành từ các loại nhựa thiên nhiên, nhựa tổng hợp…
Vai trò:
 Là môi trường phân tán bột màu, phụ gia.
 Tạo lực bám dính với vật liệu in.
 Tạo độ bóng, kháng nhiệt, kháng hóa chất, bền nước…
Một số nhựa thơng dụng: acrylics, cellulose dẫn xuất, poly vinyl chloryl…
 Dung môi: Tạo dòng chảy và giúp mực truyền lên bề mặt vật liệu in. Dung mơi
hịa tan nhựa rắn tạo thành một thể đồng nhất. Làm loãng hệ mực in. Tăng khả
năng phân tán bột màu. Đồng thời điều chỉnh độ nhớt thích hợp khi in.
 Phụ gia: Cải thiện các tính chất vật lý cần thiết cho mực in để phù hợp cho các
trường hợp khác nhau. Một số phụ gia thường dùng trong mực in: chất làm khô,
chất kháng oxi hóa, chất chống dinh lưng, chất phá bọt, chất làm đặc, chất hóa
dẻo, chất ổn định, chất kháng trượt, phụ gia thấm ướt, chất kháng tĩnh điện, chất

6


BÁO CÁO ĐỀ TÀI KHOA HỌC NGHIÊN CỨU CẤP TRƯỜNG – Tháng11/2020
phân tán và ổn định, chất hoạt động bề mặt, chất bảo quản. Tuy nhiên, lượng phụ
gia cho vào phải theo tỉ lệ thích hợp để tránh ảnh hưởng đến chất lượng mực in.
 Tính chất mực in
 Tính chất quang học: màu, độ sáng, độ bão hòa (độ sạch), tính trong suốt hay nửa
trong hoặc tính phủ (Các tính chất này sẽ quyết định việc sử dụng trong hệ mực
chồng màu chuẩn CMYK, in nền, hay các màu pha), độ bóng…
 Các tính chất in: độ nhớt (tính cản sự chảy khi bị các lực tác dụng), độ dính (tổng

hợp các tính chất kết dính nội và ngoại), tính chất về cấu trúc (sự ổn định của hệ
mực).
 Sự kết dính của lớp mực trên bề mặt vật liệu in
 Độ bền màng mực sau khi khô: bền với các lực ma sát, bền màu dưới tác dụng
của ánh sáng, bền dưới tác dụng của nước và các dung môi hữu cơ, bền nhiệt….
 Phân loại mực
Mực in thơng thường gồm có các loại sau: mực ruy băng (ribbon), mực nước
(Aqueous), mực gốc dầu, mực sấy, mực gốc nhựa, mực Dye sublimation, mực bột và
mực than.
 Mực ruy băng (ribbon)
Là loại mực in cơ học lâu đời nhất, khi mà máy đánh chữ cịn thơng dụng. Đó là
là một loại film mực được cuộn tròn theo dạng ruy băng, chuyên dùng cho máy in tem
nhãn mã vạch. Ribbon ngày nay thường chỉ giới hạn cho các ứng dụng đặc biệt. Tuy
nhiên, các loại ribbon khác như ribbon in nhiệt có thể in ra chất rất cao và có thể thường
in các chất màu đặc biệt, như lá kim loại, mà loại này khó có thể thay thế bằng các cơng
nghệ khác.

Hình 2: Mực ruy băng
7


BÁO CÁO ĐỀ TÀI KHOA HỌC NGHIÊN CỨU CẤP TRƯỜNG – Tháng11/2020
 Aqueous inks – mực nước
Aqueous là loại chất lỏng giúp mang các hạt màu, Aqueous có thể
hiểu đơn giản là nước. Mực gốc nước được phân thành 2 loại: nhuộm (dye) và pigment,
thường được hiểu là Dye và UV.
 Ưu điểm: màu sắc rực rỡ, kích thước hạt mực nhỏ, hình ảnh chất lượng cao.
 Nhược điểm: khơng có khả năng chống nước, nhạt dần dưới ánh sáng mặt trời.
Chính vì ưu và nhược điểm của loại mực này mà nó chủ yếu được ứng dụng trong
các băng rôn, quảng cáo ngắn hạn với yêu cầu màu sắc và chất lượng hình ảnh cao.

 Mực Solvent – mực gốc dầu
Mực solvent nói chung là mực pigment. Chúng thường chứa hạt pigment hơn là
thuốc nhuộm dye, nhưng không giống như mực gốc nước khi chất mang là nước – đối
với mực solvent nó là một loại hợp chất hữu cơ (VOC) – gốc dầu.
Ưu điểm chính của mực solvent là chúng tương đối rẻ và cho phép in trên các vật
chất dẻo không phủ vinyl, loại thường được dùng tạo ra các hình ảnh dán trên xe, bảng
quảng cáo, băng rơn và decan dính. Khác với mực gốc nước, sản phẩm in dùng mực gốc
solvent có đặc tính hồn toàn chống nước và an toàn dưới ánh mặt trời mà khơng cần
phải có lớp phủ đặc biệt nào hết. Mực solvent cho màu sắc rất rực rỡ, mặc dù có thể
khơng bằng mực dye gốc nước. Tuy nhiên, nhược điểmcủa nó là cần một hệ thống thơng
khí tại khu vực in ấn để tránh hơi hóa chất độc hại bay hơi.
 Mực sấy UV
Các sản phẩm được in bằng mực sấy UV sau khi in, mực in được sấy khô bằng
cách phơi dưới ánh sáng UV cường độ mạnh.
Ưu điểm lớn nhất của mực sấy UV là chúng “khô” ngay khi được xử lý sấy,
chúng có thể được ứng dụng rộng trên các vật liệu không phủ, và chúng cho chất lượng
hình ảnh rất cao.
Tuy nhiên, chúng cịn q đắt, u cầu phải có mơ đun xử lý sấy mực đắc tiền
lắp trên máy in, và mực sấy có một thể tích đáng kể và vì thế hơi nổi lên trên bề mặt,
hơi dễ vỡ sau khi khô nếu được in lên vật liệu mềm dẻo. Và như nhế, chúng thường
được sử dụng trên các máy in phẳng khổ lớn, loại máy in trực tiếp lên vật liệu cứng như
plastic, gỗ hay tấm nhôm. Tuy nhiên, chúng ngày càng được sử dụng nhiều trên các loại
máy in hybrid để in vật liệu vinyl và các vật liệu dẻo khác mà thường được in với mực
solvent.
8


BÁO CÁO ĐỀ TÀI KHOA HỌC NGHIÊN CỨU CẤP TRƯỜNG – Tháng11/2020
 Mực Latex – mực gốc nhựa
Mực Latex hay nhựa là một cơng nghệ hồn tồn mới. Mực gốc nhựa là hỗn hợp

nước với thành phần polymer được kết dính lên bề mặt vật liệu nhờ nhiệt, khơng cần
phải hệ thống lọc khí hay giải phóng solvent. Mực gốc cao su khơng mùi, nó phù hợp
với một loạt các ứng dụng trong nhà mà các máy in dùng mực solvent khơng thể thực
hiện được. Sản phẩm in có thể tồn tại ngồi trời khoảng 3 năm mà khơng cần phủ bảo
vệ. Một ưu thế khác vượt trội hơn solvent là bản in khơ nhanh có thể sử dụng ngay mà
khơng cần phải có thời gian để mực khơ và dính hồn tồn trong vài giờ.
 Mực Dye Sublimation (chuyển nhiệt)
Có hai loại mực in chuyển nhiệt hiện đang có trên thị trường. Loại phổ biến nhất
là mực in chuyển nhiệt gốc nước được sử dụng cho cả máy in để bàn và máy in khổ
rộng. Một loại khác là mực in chuyển nhiệt gốc dầu có thể được sử dụng trong các máy
in khổ rộng XAAR, Spectra và Konica. Mực chuyển nhiệt không dùng cho các máy in
phun, mà được sử dụng cho loại máy in có cơng nghệ xử lý hồn tồn khác biệt.

Hình 1: Mực Dye Sublimation (chuyển nhiệt)
 Mực dạng bột
Mực dạng bột dùng cho máy in laser; loại mực này được làm bằng cách liên kết
một chất màu với một polymer để tạo thành một loại bột nhuyễn có tính chất điện học
đặc biệt.

9


BÁO CÁO ĐỀ TÀI KHOA HỌC NGHIÊN CỨU CẤP TRƯỜNG – Tháng11/2020

Hình 4: Mực dạng bột
Bên trong máy in, một tia laser “vẽ” hình ảnh cần in lên một tang trống (drum),
nạp tang này với một điện tích tĩnh điện. Tang trống sẽ quay lên hộp đựng mực bột, hút
bột mực mà sau đó được chuyển lên giấy và làm chảy ngay chỗ cần in.
Mực dạng bột ưu việt về độ bền và chất lượng, nhất là cho các ứng dụng như in
văn bản và bản vẽ nét đơn. Khi đã được in lên giấy, mực bột không bị phai và khó tróc.

Tuy nhiên, loại mực này khơng tốt để in ảnh, trong khi máy in phun có thể in độ phân
giải cao và do đó cho ra hình ảnh tốt hơn.
 Mực than (mực dạng đặc)
Là loại mực đặc biệt đóng ở dạng thể rắn giống như sáp. Bên trong máy in, mực
được làm chảy và được phun lên một ống lăn mực có tra dầu bằng cơng nghệ tương tự
trong các máy in offset.

Hình 5: Mực than
Lợi điểm chính của cơng nghệ mực in dạng đặc là in nhanh, có độ tin cậy và thân
thiện với mơi trường, mực in khơng độc và an tồn để sử dụng. Tuy nhiên, chi phí đầu
tư ban đầu thường cao hơn so với chi phí đầu tư cho máy in laser.
10


BÁO CÁO ĐỀ TÀI KHOA HỌC NGHIÊN CỨU CẤP TRƯỜNG – Tháng11/2020
Dù chất lượng ảnh không tốt bằng so với in phun, mực dạng đặc có thể được
dùng để in đồ họa màu độ phân giải cao và thường được dùng trong văn phịng do chi
phí bảo trì thấp.
 Đặc trưng của nước thải mực in
Nước thải từ quá trình sản xuất mực in không nhiều, chỉ phát sinh từ q trình in
ấn do rị rỉ mực dư hay từ cơng đoạn vệ sinh thiết bị máy móc. Ngồi ra nước thải cịn
phát sinh từ q trình vệ sinh xưởng khi mực in bị tràn đổ. Tuy nhiên, nồng độ các chất
gây ô nhiễm rất cao với các chất ô nhiễm chính là acrylic resin dạng nhũ trương hịa tan
trong nước và bột màu. Đây là một trong những loại nước thải cơng nghiệp rất khó phân
hủy sinh học. Khi trực tiếp thải vào nguồn tiếp nhận không qua xử lý, chất hữu cơ có
trong nước thải sẽ làm suy giảm nồng độ oxy hòa tan trong nước do vi sinh vật sử dụng
oxy hòa tan để phân hủy các chất hữu cơ.
Độ màu của nước thải cao, dao động từ 1200 - 2000 làm hạn chế độ sâu tầng
nước được ánh sáng chiếu xuống, gây ảnh hưởng tới quá trình quang hợp của tảo, rong
rêu… Đồng thời, gây tác hại về mặt cảm quan, gây tác động xấu tới chất lượng nước,

ảnh hưởng tới hệ thuỷ sinh, nghề nuôi trồng thuỷ sản, du lịch và cấp nước. Đây là chỉ
thị ô nhiễm môi trường rất dễ nhận biết và có tác động mạnh đến mơi trường tự nhiên
giống như nước thải từ công nghiệp dệt nhuộm [5]. Nước thải ngành sản xuất mực in có
các thành phần ơ nhiễm đặc trưng như dung môi hữu cơ, độ màu, chất rắn lơ lửng.
Thành phần các chất ô nhiễm thường dao động trong các khoảng giá trị được thể
hiện trong bảng 1.
Bảng 1: Thành phần và tính chất nước thải mực in
STT Thông số

Đơn vị

Giá trị đầu
vào

QCVN
40:2011/BTNMT
Cột A

Cột B

1

pH

-

7–8

6–9


5,5 – 9

2

BOD5

mg/l

500 – 700

30

50

3

COD

mg/l

450 – 2000 75

150

4

TSS

mg/l


100 – 300

50

100

5

Tổng Nitơ

mg/l

30 – 100

20

40

6

Tổng Photpho mg/l

5 – 10

4

6

7


Độ màu

1200–2000 5

NTU

10
11


BÁO CÁO ĐỀ TÀI KHOA HỌC NGHIÊN CỨU CẤP TRƯỜNG – Tháng11/2020
STT Thông số
8

Coliform

Đơn vị
MPN/100ml

Giá trị đầu
vào
100

QCVN
40:2011/BTNMT
Cột A

Cột B

3.000


5.000

(Theo: />3. Phương pháp nghiên cứu
3.1. Phương pháp chuyên gia
Dựa vào các nghiên cứu đã được cơng bố trong và ngồi nước về ứng dụng q
trính oxi hóa bậc cao Fenton trong xử lý nước thải có thành phần hữu cơ cao, cơ sở khoa
học được hình thành và phát triển để thực hiện các nghiên cứu ứng dụng tại Đại học
công nghiệp được thực hiện. Trong đó bao gồm:
- Đào Thị Hiền, Viện Khoa học và Công nghệ môi trường, Đại học Bách Khoa
Hà Nội, 2012, Nghiên cứu xử lý nước thải ngành in bằng phương pháp keo tụ.
- Nguyễn Văn Phước, Võ Chí Cường, Đại học Bách Khoa Thành phố Hồ Chí
Minh, 2006. Nghiên cứu nâng cao hiệu quả xử lý COD khó phân hủy sinh học trong
nước rác bằng phương pháp Fenton.
- J Roussy et al, 2005. Tác giả ttiến hành nghiên cứu xử lý nước thải mực in phát
sinh từ quá trình sản xuất bao bì bằng quá trình keo tụ sử dụng các polymer sinh học
(chitosan và tannin).
- Ronald Albert , 2010. Phương pháp Fenton kết hợp quá trình keo tụ để xử lý
nước thải mực in của công ty in đặt tại Kuantan, Malaysia.
- J Roussy et al, 2014. Tác giả đã nghiên cứu xử lý nước thải mực in từ q trình
in offset của cơng ty PT Kalam Mulia, Indonesia bằng quá trình keo tụ sử dụng các hạt
nano chitosan.
- He Shi-long, Wang Li-ping, Zhang Jie, Hou Mei-feng; The 6th International
Conference on Mining Science & Technology, 2013. Fenton pre-treatment of wastewater
containing nitrobenzene using ORP for indicating the endpoint of reaction.
- Roland Albert, 2010. Treatment Of Industrial Wastewater By Fenton Process
Combine With Coagulation.

12



BÁO CÁO ĐỀ TÀI KHOA HỌC NGHIÊN CỨU CẤP TRƯỜNG – Tháng11/2020
3.2. Phương pháp thực nghiệm
Xác định các chỉ số vận hành tối ưu như liều lượng H2O2, Fe2+, pH…có ý nghĩa rất quan
trọng về mặt hiệu quả xử lý và hiệu quả vận hành hệ thống xử lý nước thải bằng phương
pháp hóa học, đặc biệt đối với quá trình oxi hóa bậc cao Fenton [10,11].
Căn cứ theo điều kiện phản ứng như các phương trình (1) đến (6) như trên và theo nền
tảng hầu hết các kết quả của các nghiên cứu khoa học được công bố [12, 13, 14, 15], tác
giả tiến hành bố trí các thí nghiệm phù hợp với nguồn nước thải mực in. Bố trí thí
nghiệm, nghiên cứu được thể hiện cụ thể các bước sau:
3.2.1. Xác định các chỉ số vận hành tối ưu xử lý nước thải mực in bằng phương
pháp Fenton

Hình 6. Sơ đồ bố trí thí nghiệm nghiên cứu xác định
bộ chỉ số tối ưu xử lý nước thải bằng Fenton

13


BÁO CÁO ĐỀ TÀI KHOA HỌC NGHIÊN CỨU CẤP TRƯỜNG – Tháng11/2020
3.2.2. Thiết kế, lắp đặt mơ hình nghiên cứu

Hình 7. Sơ đồ thực hiện giải pháp thiết kế, lắp đặt mơ hình
3.2.2.4. Xác định các chỉ số tối ưu vận hành xử lý nước thải mực in bằng GAC
Nghiên cứu này nhằm xác định khối lượng than hoạt tính dạng hạt cần thiết, chu
kỳ hoàn nguyên cần thiết trong vận hành mơ hình tương ứng.
3.2.2.5. Đánh giá khả năng xử lý nước thải mực in trên mơ hình thiết kế
Mơ hình vận hành dựa trên các thơng số tối ưu xác định từ các nội dung trên è
đánh giá hiệu quả à hiệu chỉnh (nếu cần).
3.3 Phương pháp phân tích:


Việc phân tích mẫu được thực hiện theo các phương pháp phân tích trong “Standard
Methods for the Examination of Water and Wastewater” (APHA, Eaton DA, and
AWWA (Joint eds. 1998) [8] và theo các Tiêu chuẩn Việt Nam.

Bảng 2: Thông số và phương pháp phân tích
14


BÁO CÁO ĐỀ TÀI KHOA HỌC NGHIÊN CỨU CẤP TRƯỜNG – Tháng11/2020
Thơng

Phương pháp phân tích

số

Thiết bị, dụng Tiêu chuẩn, nguồn
cụ

Độ màu

Trắc quang

Máy đo quang TCVN 6185:2015 [9]
phổ

COD

Đun hồn lưu kín K2Cr2O7


Tủ sấy và buret

SMEWW5220C-2012
[8]

pH

Dụng cụ đo cầm Hanna, USA
tay

4. Tổng kết về kết quả nghiên cứu
4.1. Xác định bộ chỉ số vận hành tối ưu xử lý nước thải mực in tại Đại học Công
nghiệp TP.HCM
Nghiên cứu này thực hiện đánh giá hai chỉ số ô nhiễm cơ bản trong nước thải
mực in bao gồm COD và độ màu. Nguồn nước thải ban đầu có thành phần COD 768
mg/L và chỉ số độ màu trong khoảng 4402 Pt-Co.
Phản ứng Fenton đã được báo cáo lần đầu tiên bởi tác giả H. J. Fenton trong năm
1894. Tác giả quan sát một phần q trình oxy hóa axit tartaric thành axit dihydroxy
maleic với sự có mặt của chất xúc tác là sắt và hydrogen peroxide [6]. Các phản ứng xảy
ra trong quá trình oxi hóa Fenton bao gồm [7]:
Fe2+ + H2O2 ® OH- + OH*

(1)

OH* + H2O2 ® HO2* + H2O

(2)

Fe2+ + OH* ® Fe3+ + OH-


(3)

Fe3+ + HO2* ® Fe2+ O2 + H+

(4)

OH* + OH* ® H2O2

(5)

Chất hữu cơ bền + OH* ® sản phẩm đơn giản

(6)

Hiệu quả xử lý độ màu và COD trong nước thải mực in phụ thuộc nhiều vào các
chỉ số động học phản ứng của các thành phần tham gia q trình oxi hóa bậc cao Fenton.
Trong đó bao gồm các thành phần chính như: [Fe2+], [H+], [H2O2], [COD] và thời gian
phản ứng. Tuy nhiên, trong nghiên cứu này nguồn nước đầu vào được mô phỏng tương
tự nguồn thải, được bảo quản và sử dụng cho các các nghiên cứu cơ bản. Do vậy các chỉ
số động học đối với [COD] và thành phần trong nguồn nước thải ban đầu được xem là
không thay đổi. Phương trình động học oxi hóa bậc cao Fenton được thể hiện như sau:
15


BÁO CÁO ĐỀ TÀI KHOA HỌC NGHIÊN CỨU CẤP TRƯỜNG – Tháng11/2020







 

a
c
dCOD
b
d
 k * Fe 2 * H 2 O2  * H  * COD 
dt

(7)

Trong đó:
k: Hằng số tốc độ phân hủy COD
a, b, c, d: Bậc phản ứng riêng tương ứng của [Fe2+], [H2O2], [H+], [COD]. Trong đó d
=0
[Fe2+]: Nồng độ sắt xúc tác trong phản ứng, mol/l
[H2O2]: Nồng độ hydroxyl peroxit trong phản ứng, mol/l
[H+]: Nồng độ ion H+, mol/l
[COD]: Nhu cầu oxy hóa học trong nước nước thải ban đầu khảo sát, mol oxy/l
t: Thời gian phản ứng, phút
Tại các bước nghiên cứu xác định các chỉ số vận hành xử lý nước thải khác nhau,
các chỉ số động học phản ứng sẽ có những thay đổi tương ứng với mục tiêu nghiên cứu
đó.
 Xác định pH vận hành xử lý tối ưu
Trong nghiên cứu này, hàm lượng ion H+ (pH môi trường phản ứng) được điều
chỉnh thay đổi trong khi các chỉ số động học khác được cố định trong cùng một dãy
nghiên cứu. Mỗi giá trị pH sẽ được cố định trong suốt q trình oxi hóa diễn ra bằng
axit chlohydric.


16


BÁO CÁO ĐỀ TÀI KHOA HỌC NGHIÊN CỨU CẤP TRƯỜNG – Tháng11/2020
Hình 8: Đồ thị sự tương quan giữa hiệu suất xử lý
độ màu và COD theo các giá trị pH môi trường phản ứng
Đồ thị cho thấy hiệu quả xử lý độ màu trong nước thải mực in có hiệu quả rất cao
và ổn định trong các môi trường có pH khác nhau. Biên giao động hiệu quả từ 93,2%
đến 95,6%. Sự xuất hiện của chất oxi hóa H2O2 và các gốc hydroxyl tự do là nguyên
nhân gây suy giảm mạnh độ màu trong nguồn nước. Do vậy pH môi trường phản ứng
không ảnh hưởng đến hiệu quả xử lý màu trong nước.
Mức độ hình thành kết tủa của Fe3+ trong mơi trường phản ứng có ảnh hưởng rất
lớn đến hiệu quả oxi hóa q trình Fenton [16]. Phương trình phản ứng (3) cho thấy, sản
phẩm sinh ra là Fe3+, đây là ion kim loại dễ dàng phản ứng với nhóm OH- trong mơi
trường nước để hình thành hợp chất sắt (III) hydroxyt kết tủa đỏ gạch như phương trình
(8) và (9) sau:
[FeIII(H2O)6]3+ + H2O ⇄ [FeIII(H2O)5OH]2+ + H3O+
Với hằng số tốc độ k = 2.34·10-3 M-1s-1

(8)
[17]

[FeIII(H2O)5OH]2+ + H2O ⇄ [FeIII(H2O)5(OH)2]+ + H3O+
Với hằng số tốc độ k = 2.34·10-3 M-1s-1

(9)
[17]

Mơi trường phản ứng được duy trì tính axit cao sẽ hạn chế tối đa việc suy giảm

chất xúc tác như sắt. Thúc đầy quá trình phản ứng sản sinh tác nhân oxi hóa mạnh như
gốc OH* theo như phương trình (1), (2), (3), (4).
Đồ thị cho thấy tại mơi trường pH 2.5 và pH 3.0 có hiệu quả xử lý COD cao và
ổn định nhất trong khoảng 71%. Tuy nhiên khi môi trường phản ứng tăng [OH -] cho
thấy sự suy giảm rất đáng kể hiệu quả xử lý COD. Môi trường bắt đầu được ghi nhận
xuất hiện các hạt kết tủa nhỏ. Hiệu quả xử lý COD liên tục giảm từ 60% xuống còn 56%
tương ứng tại các pH 3.5 và pH 4.5. Như vậy kết quả cho thấy việc duy trì mơi trường
oxi hóa xử lý nước thải mực in phù hợp nhất tại pH 3.0. Điều này đảm bảo được tính
hiệu quả và cả chi phí vận hành nếu so với mơi trường pH 2.5.
 Ảnh hưởng của liều lượng hydroxyl peroxide H2O2 30%
Nghiên cứu này được thực hiện lặp lại 3 lần với các giá trị thể tích H 2O2 30% sử
dụng 1ml; 1,5ml; 2ml; 2,5ml; 3ml; 3,5ml; 4ml tương ứng với lượng H 2O2 sử dụng là
9.79; 14.69; 19.59; 24.49; 29.39; 34.28; 39.1mmol trong thí nghiệm.

17


BÁO CÁO ĐỀ TÀI KHOA HỌC NGHIÊN CỨU CẤP TRƯỜNG – Tháng11/2020

Hình 9: Đồ thị thể hiện mối quan hệ giữa hiệu quả xử lý và lượng H2O2 sử dụng
Quá trình oxi hóa tác động lên độ màu của nước thải mực in được thể hiện rất rõ
rệt và tức thời qua đồ thị trên. Tại mức nồng độ 9.79mmol H2O2 cho hiệu quả xử lý cao,
đạt 92.8%. Trong khi đó ở các mức liều lượng H 2O2 cao hơn gấp 2 lần (19.95mmol) và
4 lần (39.18mmol) nhưng hiệu quả xử lý độ màu khơng tăng đột biến, chỉ có sự biến
động tăng nhẹ từ 92.8% đến 95.8%. Như vậy, liều lượng H2O2 thấp nhất trong nghiên
cứu này (9.79mmol) đủ để làm giảm ngay lập tức chỉ số ô nhiễm độ màu của nước thải
mực in. Việc tăng lượng H2O2 là không cần thiết nếu chỉ xử lý màu trong bước nghiên
cứu này.
Đối với chỉ số COD thì có sự thay đổi tương ứng với sự thay đổi liều lượng H 2O2
sử dụng. Khoảng liều lượng H2O2 sử dụng từ 9.79 đến 19.59mmol cho thấy sự tăng

mạnh hiệu quả xử lý COD trong nước. Mức độ biến thiên hiệu quả xử lý ΔH >10%. Tuy
nhiên hiệu suất có xu hướng chậm tăng hơn so với mức độ tăng liều lượng H2O2. Nhóm
liều lượng H2O2 từ 24.49 đến 39.18mmol cho thấy hiệu quả xử lý COD có biến động
tăng rất nhỏ. Mức biến thiên tăng cao nhất đạt ΔH = 1.3%. Theo các phương trình (1)
đến (6) cho thấy gia tăng liều lượng H2O2 quá mức không làm tăng hiệu quả oxi hóa bởi
tác nhân gốc hydroxyl tự do. Lúc này hiệu quả oxi hóa chủ yếu tăng do chính H2O2 phản
ứng trực tiếp với chất ô nhiễm trong nước. Kết quả này cho thấy mức độ tương đồng
18


BÁO CÁO ĐỀ TÀI KHOA HỌC NGHIÊN CỨU CẤP TRƯỜNG – Tháng11/2020
theo nghiên cứu so kết quả nghiên cứu với tác giả Haber, F và cộng sự. Việc gia tăng
hàm lượng H2O2 không làm tăng đột biến hiệu quả xử lý chất lượng nước nhưng sẽ tác
động trực tiếp đến chỉ số nhu cầu oxi hóa học (COD) trong mẫu nước thải đầu ra. Làm
việc đánh giá hiệu quả xử lý của q trình oxi hóa Fenton khơng cịn chính xác. Dư
lượng H2O2 tác động rất xấu đến hệ sinh thái và quần thể vi sinh vật nếu thải trực tiếp
vào mơi trường [18].
Để đảm bảo tính kỹ thuật về hiệu quả xử lý và hiệu quả về chí phí vận hành, liều
lượng H2O2 sử dụng phù hợp là 24.49mmol tương ứng với 2.5ml H2O2 30%/250ml nước
thải mực in.
 Ảnh hưởng của liều lượng sắt (II) sử dụng
Bước nghiên cứu này thực hiện trên cơ sở các chỉ số vận hành tối ưu được xác
định từ hai bước nghiên cứu phía trên. Ion sắt (II) được sử dụng như một chất xúc tác
quá trình sản sinh gốc tự do hydroxyl (OH*) theo các phương trình cơ bản từ (1) đến
(5). Sự hình thành gốc hydroxyl tự do là yếu tố chủ chốt thúc đẩy q trình oxi hóa các
chất ơ nhiễm trong nước thải mực in.
Kết quả từ hình 5 cho thấy, với liều lượng 2.5ml H2O2 30% và thể tích 5ml dung
dịch ion sắt (II) 5% đã gây ra sự suy giảm mạnh tức thời độ màu trong nước thải, đạt
hiệu quả 95.3%. Việc gia tăng hàm lượng ion sắt (II) không cho thấy sự khác biệt nhiều
về hiệu quả xử lý độ màu. Mức độ lệch chuẩn hiệu quả xử lý độ màu trong nước giao

động từ 0.1 đến 0.5 tương ứng với sự thay đổi liều lượng ion sắt (II) 5% từ 5ml đến
13ml.

19


BÁO CÁO ĐỀ TÀI KHOA HỌC NGHIÊN CỨU CẤP TRƯỜNG – Tháng11/2020

Hình 10: Đồ thị thể hiện mơi quan hệ giữa
hiệu quả xử lý và hàm lượng sắt (II)
Tuy nhiên sự khác biệt hiệu quả xử lý COD được thể hiện rất rõ khi thay đổi liều
lượng ion sắt (II). Liều lượng thể tích dung dịch ion sắt (II) tăng từ 5ml đến 8ml cho
thấy sự tăng mạnh hiệu quả oxi hóa chất ơ nhiễm trong nước. Do vậy hiệu quả xử lý
tương ứng tăng từ 44% đến 85.3%, mức tăng hiệu suất xử lý COD gần 2 lần trong khi
hàm lượng ion sắt (II) tăng 1.6 lần. Hiệu quả xử lý COD tại mức liều lượng 10ml dung
dịch sắt (II) 5% đạt 92% và có dấu hiệu khơng tăng cho đến hết mức liều lượng tối đa
13ml.
Phương trình tuyến tính đối với độ màu (như hình 6) cho thấy mức độ phù hợp
với tập dữ liệu là hiệu quả xử lý rất thấp, chỉ đạt 62%. Ý nghĩa của việc thay đổi tỉ lệ
mol H2O2/Fe2+ không mang lại nhiều hiệu quả. Điều này một lần nữa cho thấy độ màu
trong mực in bị oxi hóa ngay tức thời ở mức tỉ lệ mol thấp nhất. Việc tăng liều lượng
H2O2 hay giảm liều lượng dung dịch ion sắt (II) cũng không ảnh hưởng nhiều đến hiệu
quả xử lý màu nước thải.

20


BÁO CÁO ĐỀ TÀI KHOA HỌC NGHIÊN CỨU CẤP TRƯỜNG – Tháng11/2020

Hình 11: Mức độ tương quan giữa tỉ lệ mol H2O2/Fe2+ đến hiệu quả xử lý

Phương trình tuyến tính y = -5.5299x + 126.39 đối với nhu cầu oxi hóa học lại
cho thấy sự phù hợp cao thơng qua chỉ số hồi quy đạt ở mức hơn 90%. Tỉ lệ mol
H2O2/Fe2+ từ 5.2 đến 6.67 cho thấy hiệu quả xử lý COD tăng dần và đạt giá trị cực đại,
tương ứng tăng từ 90.7 đến 92%. Từ tỉ lệ mol 6.67 tăng lên đến 13.53 lần bằng cách tăng
lượng H2O2 hay giảm lượng ion Fe2+ cũng đều làm cho hiệu quả xử lý COD bị giảm
nhanh. Phương trình phản ứng sẽ nghiêng về phía thiếu xúc tác Fe(II), điều này dẫn đến
dư lượng H2O2 trong nước cũng là một nguyên nhân làm tăng COD trong nước thải sau
xử lý.
Kết quả cho thấy liều lượng dung dịch FeSO4.7H2O phù hợp nhất ở mức 10ml/250ml
mẫu nước thải.
 Ảnh hưởng của thời gian phản ứng
Nghiên cứu này được thực hiện trong các điều kiện vận hành tối ưu đã được xác
định từ các bước nghiên cứu trên, bao gổm: pH 3; liều lượng 2.5 ml H 2O2 30%; liều
lượng 10ml dung dịch Fe(II) 5% trong 250ml mẫu nước thải.

21


BÁO CÁO ĐỀ TÀI KHOA HỌC NGHIÊN CỨU CẤP TRƯỜNG – Tháng11/2020

Hình 12: Ảnh hưởng của thời gian phản ứng đến hiệu quả xử lý nước thải
Phương trình động học về sự thay đổi của chỉ số COD theo thời gian (7) cho thấy




dCOD
 k * Fe 2
dt


 * H O  * H  * COD 
a

b

2

 c

d

2

(7)

Khi các biến số là [Fe2+]; [COD], [H2O2] và [H+] được vận hành ở một giá trị tối
ưu cố định thì các bậc phản ứng riêng tương ứng a = b = c = d = 0. Lúc này phương trình
động học sẽ là


Tương đương,

dCOD
k
dt

[COD]sau = [COD] – kt

(10)
(11)


Kết quả nghiên cứu cho thấy hiệu quả xử lý COD tăng liên tục khi có sự điều
chỉnh tăng thời gian phản ứng từ 1.5 giờ đến 4 giờ. Tuy nhiên mức độ tăng về hiệu quả
oxi hóa có sự khác biệt theo từng gian đoạn. Giai đoạn từ 1.5 giờ đến 2.5 giờ cho thấy
sự tăng mạnh hiệu quả xử lý COD tương ứng 83.3% lên 95.8%. Tuy nhiên với thời gian
phản ứng giai đoạn từ 2.5 giờ đến 4 giờ không cho thấy sự tăng mạnh hiệu quả xử lý.
Biên độ tăng hiệu suất xử lý chỉ đạt ΔH = 4.2%. Rõ ràng lúc này hiệu quả xử lý nước
thải giảm mạnh bởi việc suy giảm nhanh hằng số tốc độ phân hủy COD do hàm lượng
gốc oxi hóa hydroxyl tự do (OH*) khơng cịn được cung cấp. Việc tăng thời gian phản
ứng không làm tăng nhanh hiệu quả xử lý.

22


BÁO CÁO ĐỀ TÀI KHOA HỌC NGHIÊN CỨU CẤP TRƯỜNG – Tháng11/2020
Xét về thời gian phản ứng thì 2.5 giờ là tối ưu nhất. Tại thời điểm 2.5 giờ hiệu
quả xử lý COD đã đạt mức 95.8%, trong khi đó hiệu quả xử lý độ màu đạt hiệu xuất cao
tại thời gian lưu 1.5 giờ và không cho thấy sự thay đổi đáng kể khi tăng thời gian phản
ứng. Thời gian phản ứng ảnh hưởng trực tiếp đến thể tích và cấu trúc thiết kế bể xử lý
theo (12), do vậy chọn thời gian phản ứng tối ưu T = 2.5 giờ.
T

V
Q

(12)

Trong đó:
T: thời gian phản ứng (thời gian lưu nước), giờ
Q: Lưu lượng xử lý, m3/giờ

V: Thể tích bể phản ứng, m3
4.2. Thiết kế, lắp đặt mơ hình Oxi hoá bậc cao Fenton- Hấp phụ
Bảng 2. Các chỉ số vận hành tối ưu
Thơng số

Trị số tối ưu

Thể tích H2O2 30%

2.5 ml/250ml mẫu nước thải

pH

3

Thể tích FeSO4.7H2O 5%

10ml/250ml mẫu nước thải

Thời gian phản ứng

2.5 giở

Dựa theo phương trình (12), cơng suất xử lý, mơ hình xử lý nước thải mực in được thiết
kế với các thông số kỹ thuật và thông số vận hành như sau:
Bảng 3. Thông số thiết kế mơ hình xử lý nước thải mực in
Thiết bị, hóa chất

Thơng số kỹ thuật, thiết kế Vai trị


Cơng suất xử lý

10 lít /giờ

Thời gian phản ứng

2.5 giờ

Thể tích ngăn phản ứng

25 lít

Bơm định lượng H2O2 30%

Qmax = 1000ml/h

Bơm định lượng FeSO4.7H2O Qmax = 5000ml/h

Cung cấp H2O2 30%
Cung cấp FeSO4.7H2O 5%

5%
Bơm định lượng H2SO4 0.2N

pH = 3.0

Điều chỉnh pH ổn định
trong quá trình phản ứng

Liều lượng H2O2 30%


10 ml/1000ml mẫu nước
thải
23


BÁO CÁO ĐỀ TÀI KHOA HỌC NGHIÊN CỨU CẤP TRƯỜNG – Tháng11/2020
Liều lượng FeSO4.7H2O 5%

40ml/1000ml mẫu nước
thải

Thời gian thực hiện q trình 2.5 giờ
lắng
Thể tích vùng lắng

25 lít

Vận tốc nước dâng

0.04mm/s

Bơm định lượng NaOH 0.5N

pH = 7

Điều chỉnh pH ổn định về 8
thực hiện quá trình tạo kết
tủa Fe(OH)3


Cột hấp phụ than hoạt tính

d = 300mm

(*)

Khối lượng than sử dụng

15kg/cột

(*)

(*) Trong báo cáo này không thực hiện nghiên cứu quá trình hấp phụ của than hoạt tính
dạng hạt trong xử lý nước, cột hấp phụ trong mơ hình được thiết kế dựa theo nghiên cứu
cơ bản [19] của tác giả Kumar Djamel Belaid và cộng sự về nghiên cứu động học q
trình hấp phụ của than hoạt tính dạng hạt lên các chất nhuộm
Bảng 4: Thông số kỹ thuật
TT

Thông số thiết kế

Bể phản ứng

Bể lắng đứng

Cột hấp phụ

1

Số lượng


1

1

2

2

Vật liệu

Mica trong

3

Đường kính

300mm

4

Chiều cao

600mm

5

Thời gian lưu nước (h)

2.5


2.5

3.2

6

Thể tích hữu ích (lít)

25

25

32

-

0.04

-

7

Vận tốc nước dâng bể
lắng (mm/s)

Mica

trong,


Inox 304
300mm
Mica: 400mm
Inox: 150mm

Mica trong
300mm
500

Bảng 5: Hạng mục thiết bị
TT

Thiết bị

Đơn vị

Số lượng

1

Bơm định lượng

bơm

5
24


BÁO CÁO ĐỀ TÀI KHOA HỌC NGHIÊN CỨU CẤP TRƯỜNG – Tháng11/2020
2


Máy sục khí khuây đảo

máy

1

tủ

1

Tủ điện 2 chế độ:
3

- Auto
- Man

4

Hệ ống dẫn nước và hóa chất

m

30

5

Van nhựa

cái


8

6

Chai đựng hóa chất

Chai

4

1: Cột phản ứng
3: Cột hấp phụ
Hình 13: Chiếu đứng

2: Bể lắng

4: Bình châm hóa chất

Hình 14: Mặt bằng bố trí

25


×