Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (82.45 KB, 3 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>
<b>Câu 33: Phân tích nguyên nhân, những điều kiện khách quan và chủ quan</b>
<b>của cách mạng xã hội.</b>
<i><b>1. Khái niệm cách mạng xã hội:</b></i>
- Cách mạng xã hội là sự biến đổi có tính chất bước ngoặt và căn bản về chất
trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, là bước nhảy vọt trong sự phát triển xã hội
mà kết quả là sự thay thế một hình thái kinh xã hội này bằng một hình thái kinh
tế-xã hội mới cao hơn.
- Đặc trưng của cách mạng xã hội là sự thay đổi chính quyền nhà nước từ tay
giai cấp thống trị lỗi thời sang tay giai cấp cách mạng.
- Cách mạng xã hội đem lại sự thay đổi căn bản về chất trên mọi lĩnh vực của
đời sống xã hội, vì vậy, nó khác với cải cách xã hội hoặc đảo chính.
<i><b>2. Nguyên nhân của cách mạng xã hội</b></i>
- Cách mạng xã hội có nhiều nguyên nhân về các mặt chính trị, kinh tế, xã hội,
tư tưởng, nhưng nguyên nhân chủ yếu là nguyên nhân kinh tế.
- Nguyên nhân kinh tế được biểu hiện là những mâu thuẫn giữa lực lượng sản
xuất mới với quan hệ sản xuất đã lỗi thời.
- Trong xã hội có giai cấp đối kháng, mâu thuẫn đó được biểu hiện thành mâu
thuẫn giữa các giai cấp đối kháng: giai cấp cách mạng đại biểu cho lực lượng sản
xuất mới và giai cấp thống trị đại biểu cho quan hệ sản xuất lỗi thời. Cuộc đấu tranh
giai cấp gay gắt sẽ chuyển thành cách mạng xã hội.
- Nói một cách khái quát, nếu trong một hình thái kinh tế-xã hội vẫn có đối
kháng giai cấp, thì sự phát triển của các mâu thuẫn trên, sớm hay muộn, sẽ dẫn tới
<i><b>3. Những điều kiện khách quan và chủ quan của cách mạng xã hội:</b></i>
Muốn cho cách mạng xã hội nổ ra và thắng lợi, cần phải có sự kết hợp đầy đủ
của các điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan.
<i>a. Điều kiện khách quan: </i>
Nguồn gốc sâu xa của cách mạng xã hội là nguyên nhân kinh tế. Song, ngoài
nguyên nhân đó, cần có những điều kiện chính trị-xã hội, tức là những điều kiện mà
trong đó mâu thuẫn giai cấp đã trở nên gay gắt, tạo nên một cuộc khủng hoảng chính
trị trong toàn quốc, nghĩa là tạo nên tình thế cách mạng.
Lênin đã nêu ra ba đặc trưng của tình thế cách mạng xã hội:
- Giai cấp thống trị không thể duy trì được nền thống trị dưới hình thức bất di
bất dịch. Sự khủng hoảng của giai cấp thống trị là sự mở đường cho sự phẫn nộ của
giai cấp bị bóc lột. Bộ máy thống trị đã bị suy yếu nghiêm trọng.
- Nỗi cùng khổ, quẫn bách của giai cấp bị áp bức trở nên nặng nề hơn mức
bình thường.
- Tính tích cực của quần chúng nhân dân được nâng lên rất nhiều, và họ sẵn
sàng hành động vì cuộc đổi thay lịch sử.
Trong điều kiện phát triển hiện nay của chủ nghĩa tư bản hiện đại, một số vấn
đề như chiến tranh và hòa bình, vấn đề sinh thái và những vấn đề toàn cầu khác cũng
là những điều kiện khách quan đòi hỏi sự nhận thức đúng đắn về mục tiêu phương
hướng phát triển của cách mạng xã hội trong điều kiện mới mà các Đảng cách mạng
<i>b. Nhân tố chủ quan:</i>
- Năng lực lãnh đạo của giai cấp cách mạng mà đại biểu là chính đảng của nó,
đặc biệt là năng lực nhận thức quy luật về cách mạng xã hội.
- Có đường lối chiến lược, sách lược đúng đắn.
- Có năng lực tổ chức, tập hợp lực lượng quần chúng.
- Nắm vững tình thế và thời cơ cách mạng, và khi điều kiện cho phép, đảng
cách mạng còn phải biết thúc đẩy cho tình thế cách mạng phát triển nhanh chóng.