Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

SKKN tổ chức dạy trẻ sử dụng chén, đũa trong bữa ăn một trong những hình thức giáo dục kỹ năng sống, tính thẩm mỹ và phát triển vận động tinh cho trẻ ở trường mầm non

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (73.1 KB, 9 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

MÔ TẢ SÁNG KIẾN
Mã số: ……………………………………………

Tên sáng kiến: Tổ chức dạy trẻ sử dụng chén, đũa trong bữa ăn Một trong những hình thức giáo dục kỹ năng sống, tính thẩm mỹ và
phát triển vận động tinh cho trẻ ở trường mầm non.
1. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Quản lý giáo dục
2. Mô tả bản chất của sáng kiến
2.1.Tình trạng giải pháp đã biết:
Dùng đũa trong bữa ăn hàng ngày là văn hóa lâu đời của người Việt,
là nét văn hóa rất đặc trưng của người Việt Nam. Xét về góc độ khoa học,
dùng đũa giúp bàn tay linh hoạt, khéo léo. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng,
việc dùng đũa trong bữa ăn hàng ngày giúp tăng trí nhớ và giúp trẻ thơng
minh hơn, đồng thời tập cho trẻ có thói quen ăn uống nhã nhặn, lịch sự và
từ tốn, tập cho trẻ tính nhẫn nại và điềm tĩnh, cũng là một kỹ năng sống cần
thiết để trẻ có thể tự lập và hịa nhập tốt hơn.


Tuy vậy, từ xưa đến nay, chưa có một quy định đến độ tuổi nào thì trẻ
em phải dùng đũa trong các bữa ăn và phần lớn trẻ tập làm quen, tiếp cận
với việc dùng đũa khi ăn từ gia đình là chính. Ở các trường bán trú, kể cả
từ cấp học mầm non đến tiểu học đều chưa tổ chức dạy trẻ sử dụng đũa
trong bữa ăn, chưa dạy trẻ biết nghệ thuật, văn hóa sử dụng đũa của người
Việt.
Thực hiện Chương trình Giáo dục mầm non sau bổ sung sửa đổi theo
Thông tư 28/2016/TT-BGD&ĐT ngày 30 tháng 12 năm 2016 và Quyết
định 641/QĐ-TTg ngày 28 tháng 04 năm 2011 về Đề án Tổng thể phát
triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2011 - 2030, bên cạnh chế
độ dinh dưỡng hợp lý, theo chỉ đạo của các cấp quản lý, cấp học mầm non


đẩy mạnh việc thực hiện chuyên đề phát triển vận động, đồng thời tăng
cường các hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ. Nhận thức được lợi
ích từ việc dạy cho trẻ dùng đũa trong bữa ăn hàng ngày sẽ là một trong
những hình thức đáp ứng mục tiêu của các chuyên đề nêu trên, nhóm cán
bộ quản lý mầm non chúng tôi đã chọn đề tài “Tổ chức dạy trẻ sử dụng
chén, đũa trong bữa ăn - Một trong những hình thức giáo dục kỹ năng
sống, tính thẩm mỹ và phát triển vận động tinh cho trẻ ở trường mầm
non” triển khai thực hiện tại đơn vị trong năm học 2017 - 2018.
2.2 Nội dung giải pháp đề nghị công nhận sáng kiến:
2.2.1 Mục đích của giải pháp:


- Đổi mới hình thức, nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ của
đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong nhà trường.
- Thông qua việc tổ chức cho trẻ dùng chén, đũa trong bữa ăn góp
phần giáo dục ở trẻ kỹ năng sống: Hiểu biết về văn hóa truyền thống của
người Việt Nam, giúp trẻ tập thói quen ăn uống nhã nhặn, lịch sự và từ tốn,
tập cho trẻ tính nhẫn nại và điềm tĩnh, đây cũng là một kỹ năng sống cần
thiết để trẻ có thể tự lập và hịa nhập tốt hơn.
- Đây cũng là một trong những hình thức tổ chức cho trẻ phát triển kỹ
năng “vận động tinh” như: Giúp bàn tay trẻ thêm khéo léo, kết hợp tay mắt một cách linh hoạt.
2.2.2 Tính mới của giải pháp:
- Hình thức mới, lạ và đảm bảo tính giáo dục và là lần đầu tiên được
áp dụng tại đơn vị.
- Giải pháp đáp ứng được các mục tiêu: Tổ chức bán trú, cung cấp
dinh dưỡng cho trẻ; giúp trẻ phát triển vận động tinh và rèn luyện kỹ năng
sống.
- Trẻ hiểu biết về văn hóa dân tộc.
2.2.3 Các bước thực hiện giải pháp
a. Xây dựng kế hoạch, triển khai trong tập thể trường



- Đầu năm học Ban lãnh đạo xây dựng kế hoạch chi tiết và triển khai
trong toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên nắm và hiểu rõ ý nghĩa, mục
đích của việc tổ chức cho trẻ ăn cơm bằng chén, đũa.
- Trong cuộc họp phụ huynh đầu năm, triển khai nội dung này để tranh
thủ sự đồng thuận của phụ huynh.
- Xác định khối lớp triển khai (trẻ mẫu giáo 5 tuổi). Tháng đầu tiên chỉ
triển khai thực hiện thí điểm ở 1 lớp 5 tuổi (lớp Lá 3). Mỗi tuần cho trẻ tiếp
cận 1-2 lần với bữa ăn dùng chén và đũa. Sau 1 tháng triển khai, họp rút
kinh nghiệm trước khi triển khai đại trà cho toàn khối Lá.
b. Chuẩn điều kiện cơ sở vật chất:
- Đảm bảo cung cấp đầy đủ chén, đũa cho trẻ khối Lá. Vẫn theo quy
định của ngành y tế, dụng cụ cho trẻ ăn uống phải bằng inox, cách nhiệt.
Mỗi trẻ mẫu giáo 5 tuổi được chuẩn bị thêm 01 chén inox nhỏ, vừa tay cầm
của trẻ. Chúng tôi chọn đũa làm từ chất liệu thân cây dừa - nguyên liệu đặc
trưng Bến Tre (thay cho đũa tre). Đũa đặt làm từ cơ sở sản xuất chuyên
nghiệp để đảm bảo tính thẩm mỹ, an tồn. Đầu đũa gắp thức ăn khơng q
nhọn để đảm bảo an tồn cho trẻ, đầu cịn lại khơng bào trịn mà chuốt
vng để hạn chế việc đũa lăn rơi xuống đất.
- Chuẩn bị chu đáo thực đơn cho trẻ từ dễ “gắp” đến “nâng cao”: Đầu
tiên cho trẻ ăn các món ăn có dạng sợi dài, nhỏ để trẻ dễ “gắp” như: Hủ
tiếu xào, hủ tíu mì xào, hủ tíu nước, rau muống xào, canh rau cải,…Về sau


nâng dần lên các món có dạng sợi ngắn hơn: Nui cọng dài, bún thịt xào…
Có thể thời gian đầu trẻ chỉ cuốn các loại thức ăn có dạng sợi vào đũa hoặc
xỉa cọng nui vào đũa để ăn. Sau đó thiết kế các món ăn của bữa chính có
rau như: Dưa leo, rau luộc, rau trộn, thịt ram xắt cọng dài để trẻ có thể tập
gắp chấm nước chấm,..

- Đảm bảo các bữa ăn được thay đổi về thực đơn và trong bữa ăn ghép
thêm các món giúp trẻ sử dụng đũa một cách phù hợp đáp ứng yêu cầu rèn
các kỹ năng cơ bản và đảm bảo đủ lượng dinh dưỡng cần thiết trong bữa
ăn.
- Kinh phí: Chỉ vận động phụ huynh góp thêm tiền mua chén, đũa cho
trẻ (trẻ được nhận về khi thôi học tại trường). Thức ăn của trẻ thực hiện từ
tiền ăn do phụ huynh đóng góp hàng ngày theo mức đã thỏa thuận với phụ
huynh có thơng qua lãnh đạo Phịng Giáo dục và Đào tạo và chính quyền
địa phương.
c. Dạy trẻ cách sử dụng đũa, cầm đũa
- Trước tiên, giáo viên quan sát xem các bé đã có kỹ năng cầm bút
chưa bởi cách cầm đũa giống như cầm bút (cái khó là bút cầm 1 cây, đũa là
1 đôi). Nếu phát hiện có bé cầm bút chưa đúng, giáo viên cầm kết hợp
trong các giờ hoạt động giáo dục, tập tô màu,.. để giúp bé cầm bút cho
đúng cách.


- Cho trẻ tập gắp thức ăn qua các trò chơi mơ phỏng ở góc phân vai
(chủ đề gia đình, trị chơi nấu ăn). Giáo viên dạy trẻ đặt đơi đũa vào giữa
ngón tay cái và ngón giữa của trẻ. Sau đó, bảo trẻ nhẹ nhàng chụm tay lại
và bắt đầu gắp thức ăn. Để bé mau biết cách sử dụng đũa, cơ giáo vừa làm
và bảo bé nhìn cơ cầm, gắp thức ăn và bắt chước theo.
- Tổ chức Hội thi “Bé tập làm nội trợ” cho toàn trẻ khối Lá tham gia.
Qua hội thi giúp trẻ củng cố và rèn luyện kỹ năng ăn bằng chén, đũa.
d. Giáo viên thực hiện nội dung giáo dục trẻ khi tham gia bữa ăn
- Giáo viên cho trẻ cùng tham gia chuẩn bị cho bữa ăn như: Trẻ cùng
cô chuẩn bị bàn ghế, bình hoa, xếp khăn bày lên dĩa, chén đựng cơm rơi,
chén, đũa sắp xếp đủ cho từng bàn ăn. Khuyến khích trẻ làm việc, trao đổi,
bàn bạc cùng nhau.
- Trước khi vào bữa ăn trẻ được vệ sinh cá nhân theo quy định. Giáo

viên giới thiệu món ăn, thành phần và các chất dinh dưỡng trong bữa ăn.
Sau đó hướng dẫn kỹ năng cơ bản cầm chén, đũa để trẻ tự phục vụ mình.
- Hành vi văn minh trong ăn uống: Trẻ thể hiện hành vi văn minh
trong ăn uống, cầm và sử dụng đúng cách dụng cụ ăn uống. Dạy trẻ phải từ
tốn, nhã nhặn, điềm tĩnh và cẩn thận, tập trung chú ý mới có thể gắp được
thức ăn. Dạy trẻ không cầm đũa chạy nhảy, đùa giỡn, không xem đũa như
chiếc que dùng để đánh, chọc vào người bạn mà đũa là dụng cụ dùng để ăn
uống, cần được giữ vệ sinh sạch sẽ và sử dụng đúng công dụng đồ dùng.


Giáo viên luôn quan sát và để ý đến trẻ khi trẻ tập dùng đũa. Ngay cả khi
trẻ đã có thể dùng đũa thành thạo, giáo viên cũng không nên nới lỏng cảnh
giác. Nên dạy trẻ điềm tĩnh và cẩn thận khi dùng đũa, không cầm đũa chạy
nhảy, đũa giỡn. Dạy cho trẻ biết ăn cơm bằng chén, đũa là nét văn hóa
truyền thống của người Việt Nam.
- Chúng tơi luôn động viên giáo viên ở trường để giáo viên hiểu rõ dạy
trẻ gắp được thức ăn cần phải có sự kiên nhẫn, phải luôn động viên trẻ thay
cho lời la mắng, trách móc. Giáo viên cần xử lý tinh tế các tình huống
trong bữa ăn để giúp trẻ cảm thấy thoải mái, không sợ hãi và không lúng
túng khi mới được làm quen với việc cầm đũa ăn cơm.
đ. Cơng tác phối hợp với phụ huynh
Bất kì hoạt động giáo dục nào đối với trẻ cũng cần có sự phối hợp giữa
gia đình và nhà trường, đặc biệt là các hoạt động mang tính rèn kỹ năng,
thói quen (phải được lặp đi, lặp lại một cách nhất quán). Vì vậy, chúng tôi
đã luôn phối hợp với phụ huynh trong thời gian triển khai kế hoạch từ việc
lấy ý kiến thực hiện, vận động kinh phí mua đồ dùng cho trẻ, chia sẻ về
thực đơn để cho trẻ dễ gắp lúc ban đầu, cách dạy trẻ cầm chén, cầm đũa,
cách và cơm, cách gắp thức ăn… bằng đũa. Khuyến khích phụ huynh
mạnh dạn cho trẻ 5 tuổi sử dụng chén, đũa ở bữa ăn trong gia đình và trong
các bữa tiệc mà phụ huynh cho trẻ tham gia.



Mời một số phụ huynh dự giờ bữa ăn của trẻ tại lớp để tuyên truyền về
các hoạt động, về hình thức sáng tạo của nhà trường trong việc rèn kỹ năng
sống cho trẻ.
3. Khả năng áp dụng của giải pháp:
Việc dạy trẻ sử dụng chén, đũa trong bữa ăn có thể xem là một hoạt
động giáo dục, do đó bất kì đơn vị nào, trường nào, giáo viên nào cũng có
thể tổ chức được. Chỉ cần đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên của
đơn vị có sự linh hoạt, sáng tạo, nhiệt tình, quyết tâm cao, có sự kiên nhẫn
trong q trình tập, rèn cho trẻ; có được sự đồng thuận, phối hợp của phụ
huynh thì đều thực hiện thành cơng.
4. Hiệu quả, lợi ích thu được do áp dụng giải pháp:
- Cũng là một hoạt động (tổ chức cho trẻ ăn), nhưng với sự sáng tạo,
linh hoạt, đổi mới hình thức tổ chức trước đây, giải pháp đạt được nhiều
mục tiêu: Tổ chức bán trú, cung cấp dinh dưỡng cho trẻ; giúp trẻ phát triển
vận động tinh; rèn luyện kỹ năng sống và trẻ được hiểu biết thêm về văn
hóa dân tộc.
- Hầu hết trẻ đều rất hứng thú, trông chờ bữa ăn được sử dụng chén,
đũa. Ngay cả những trẻ trước đây biếng ăn cũng đã được cải thiện.
+ Có 100% trẻ biết cách cầm đũa;
+ Có 100% trẻ đã gắp được thức ăn;
+ Có 96% trẻ có thái độ “lịch sự” trong ăn uống.


- Có sự bổ trợ qua lại giữa cách cầm bút và cách cầm đũa nên trẻ cầm
bút tô, vẽ một cách thành thạo, nhanh hơn so với trước khi thực hiện giải
pháp.
- Việc tổ chức cho trẻ sử dụng chén, đũa trong bữa ăn - lần đầu tiên
được tổ chức tại trường mầm non - một hoạt động mới lạ đã gây được sự

quan tâm, sự hưởng ứng tích cực của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên,
nhân viên và cả phụ huynh học sinh, tạo nên một khơng khí vui tươi, phấn
khởi, sơi nổi trong tồn đơn vị./.

Thành phố Bến Tre, ngày
2018

tháng

năm



×