Tải bản đầy đủ (.doc) (39 trang)

DE CUONG XDVB CLC 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (350.91 KB, 39 trang )

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC
XÂY DỰNG VĂN BẢN PHÁP LUẬT
CHƯƠNG I:
KHÁI QUÁT VỀ XÂY DỰNG VĂN BẢN PHÁP LUẬT (1 tiết)
I. KHÁI NIỆM XÂY DỰNG VĂN BẢN PHÁP LUẬT
1. Khái niệm, đặc điểm văn bản quy phạm pháp luật
a. Khái niệm
Theo quy định của pháp luật hiện hành, văn bản quy phạm pháp luật được định
nghĩa tại Điều 2 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015. Cụ thể: Văn bản
quy phạm pháp luật là văn bản có chứa quy phạm pháp luật, được ban hành theo đúng
thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định trong Luật này.
Điều 3 Luật BHVBQPPL quy định: quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự chung,
có hiệu lực bắt buộc chung, được áp dụng lặp đi lặp lại nhiều lần đối với cơ quan, tổ
chức, cá nhân trong phạm vi cả nước hoặc đơn vị hành chính nhất định, do cơ quan nhà
nước, người có thẩm quyền quy định trong Luật này ban hành và được Nhà nước bảo
đảm thực hiện.
b. Đặc điểm của văn bản QPPL
Từ định nghĩa văn bản quy phạm pháp luật nêu trên, văn bản quy phạm pháp luật
có các dấu hiệu cơ bản sau đây (các dấu hiệu này cũng là cơ sở để phân biệt văn bản quy
phạm pháp luật với các loại văn bản khác):
Một là, văn bản QPPL phải chứa quy phạm pháp luật
Hai là, văn bản QPPL phải do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền quy định
trong Luật Ban hành VBQPPL
Ba là: VBQPPL được ban hành theo đúng hình thức
Bốn là, văn bản QPPL phải được ban hành theo đúng thủ tục do pháp luật quy định.
2. Khái niệm văn bản hành chính (văn bản áp dụng QPPL và văn bản hành chính
khác)
a. Văn bản áp dụng QPPL
Văn bản áp dụng QPPL là văn bản do chủ thể có thẩm qùn ban hành, theo trình
tự, hình thức do pháp luật quy định, nhằm áp dụng quy phạm pháp luật vào từng trường
hợp cụ thể, có hiệu lực áp dụng một lần.


Đặc điểm của văn bản áp dụng QPPL:
Một là, văn bản áp dụng QPPL do chủ thể có thẩm quyền ban hành.
1


Hai là, văn bản áp dụng QPPL phải được ban hành đúng thủ tục theo quy định pháp
luật.
Ba là, Văn bản áp dụng QPPL phải được ban hành đúng hình thức.
Bốn là, Văn bản áp dụng QPPL được ban hành trên cơ sở các quy định của văn bản
quy phạm pháp luật, được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể về
một vấn đề cụ thể.
b. Văn bản hành chính khác
Văn bản hành chính thông thường là các văn bản dùng để truyền đạt thông tin trong
hoạt động của các cơ quan nhà nước như công bố hoặc thông báo về một chủ trương,
quyết định hay nội dung và kết quả hoạt động của một cơ quan, tổ chức; ghi chép lại các
ý kiến và kết luận trong các hội nghị; thông tin giao dịch chính thức giữa các cơ quan, tổ
chức với nhau hoặc giữa Nhà nước với tổ chức và công dân...
3. Vai trò và chức năng của văn bản pháp luật
a. Vai trò của văn bản pháp luật
Văn bản pháp luật là phương tiện đảm bảo thông tin cho hoạt động quản lý của các
cơ quan nhà nước.
Trong số các nguồn thơng tin thì thơng tin bằng văn bản có vị trí đặc biệt quan trọng.
Văn bản pháp luật là phương tiện truyền đạt các nội dung quản lý của các chủ thể có
thẩm quyền đến đối tượng quản lý. Với sự phát triển của khoa học - công nghệ hiện nay,
có rất nhiều phương tiện để truyền đạt quyết định quản lý đến đối tượng quản lý, tuy
nhiên, văn bản quản lý vẫn là phương tiện chính thống và đảm bảo độ tin cậy nhất.
- Văn bản pháp luật là cơ sở cho công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động của
chủ thể quản lý đối với đối tượng quản lý. Kiểm tra là khâu tất yếu, đảm bảo cho bộ máy
quản lý hoạt động có hiệu quả. Quy trình quản lý bao gồm: ban hành quyết định quản lý,
tổ chức thực hiện, kiểm tra để uốn nắn lệch lạc và bổ sung khi cần thiết. Cơ sở để so

sánh, đánh giá giữa hoạt động thực tế và mục tiêu đặt ra ban đầu phải bắt nguồn từ
những nội dung, những chỉ tiêu đã được đề ra và được thể chế hóa bằng văn bản.
b. Chức năng của văn bản pháp luật
Chức năng thông tin
Chức năng quản lý
Chức năng pháp lý
Các chức năng khác như chức năng văn hóa – xã hội, chức năng thống kê…
4. Khái niệm xây dựng văn bản pháp luật
Xây dựng văn bản pháp luật là tổng thể các quy tắc tổ chức và hoạt động và các
quy tắc chuyên môn nghiệp vụ trong q trình chuẩn bị, soạn thảo, trình ký, thơng qua,
2


ban hành, xử lý và hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật nhằm phát huy vai trò của
pháp luật trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội.
II. TÍNH CHẤT VÀ Ý NGHĨA CỦA XÂY DỰNG VĂN BẢN PHÁP LUẬT
1. Tính chất của xây dựng văn bản pháp luật
a. Tính giai cấp
Tính giai cấp này thể hiện ở chỗ nhà làm luật phải lựa chọn biện pháp nào, quy
trình, quy định nào để ban hành các văn bản có lợi nhất cho giai cấp cầm quyền, thể chế
hoá ý chí của giai cấp mình trên nhiều phương diện: chính trị, kinh tế, tư tưởng, văn hoá,
xã hội… trong các văn bản pháp luật.
b. Tính khoa học
Tính khoa học thể hiện ở chỗ hoạt động này được tiến hành trên cơ sở vận dụng tri
thức của nhiều ngành khoa học khác nhau. Sự kết hợp các ngành khoa học này mới đảm
bảo văn bản pháp luật được ban hành đáp ứng các yêu cầu, mục đích đề ra, phù hợp với
thực tiễn, cũng như phát huy được giá trị của mình trong việc điều chỉnh các quan hệ xã
hội – một chức năng cơ bản của pháp luật.
c. Tính thực tiễn
Tính thực tiễn là một trong những tính chất rất quan trọng của hoạt động xây dựng

văn bản pháp luật. Bởi vì thiếu tính thực tiễn, các văn bản pháp ḷt được hình thành từ
hoạt động này sẽ khó phát huy được hiệu lực của mình, từ đó làm cho văn bản được ban
hành không đi vào thực tế cuộc sống, không phát huy được chức năng điều chỉnh các
quan hệ xã hội – một trong những chức năng quan trọng của văn bản pháp luật nói riêng,
pháp luật nói chung. Khi đó, các văn bản được ban hành trở thành không cần thiết, tốn
kém về thời gian, công sức, vật chất, đồng thời làm giảm sút uy tín của nhà nước đối với
xã hội, cũng như không thể hiện và thực hiện được ý chí của nhà nước, nguyện vọng của
nhân dân.
d. Tính dự báo
Trong quá trình xây dựng văn bản pháp luật, Ban soạn thảo, cán bộ soạn thảo cần
phải nghiên cứu quy luật phát triển, xu thế phát triển của các quan hệ xã hội trong tương
lai mà văn bản dự định ban hành sẽ điều chỉnh để kịp thời ban hành các quy định để khi
quan hệ xã hội này diễn ra, thì pháp luật đã có để điều chỉnh.
2. Ý nghĩa của hoạt động xây dựng văn bản pháp luật.
Đảm bảo cho ý chí của nhà nước được biểu hiện đầy đủ, rõ ràng, bởi vì hoạt động
xây dựng văn bản pháp luật nhằm ghi nhận ý chí của nhà nước mà trước hết là ý chí của
3


giai cấp thống trị thông qua các quy định pháp luật được ban hành cũng như việc áp
dụng quy định ấy vào thực tế cuộc sống.
Góp phần xây dựng một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh trên cơ sở đảm bảo chất
lượng của văn bản.
Giúp cho quá trình soạn thảo và tra tìm văn bản một cách chính xác và nhanh
chóng.

CHƯƠNG II: HỆ THỐNG VĂN BẢN PHÁP LUẬT (2 tiết)

I. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT
1. Thẩm quyền ban hành văn bản QPPL

a. Thẩm quyền về hình thức

Thẩm quyền về hình thức là việc cơ quan, người có thẩm qùn ban hành văn
bản theo đúng hình thức đã được quy định tại Điều 4 Luật ban hành văn bản quy phạm
pháp luật 2015.
b. Thẩm quyền về nội dung

Thẩm quyền về nội dung là việc cơ quan, người có thẩm quyền ban hành văn bản
phù hợp với thẩm quyền của mình theo quy định của pháp luật.
Nội dung của văn bản QPPL phải tuân thủ Chương II Luật BHVBQPPL năm
2015

II. VĂN BẢN HÀNH CHÍNH.
-

Thẩm qùn ban hành văn bản hành chính: quyết định (cá biệt), nghị quyết, chỉ

thị
-

Các hình thức văn bản áp dụng QPPL

-

Các hình thức văn bản hành chính khác: cơng văn, biên bản, báo cáo, thơng báo,

tờ trình

4



CHƯƠNG 3:
THỂ THỨC CHUNG VÀ KỸ THUẬT TRÌNH BÀY
VĂN BẢN PHÁP LUẬT (2 tiết)

I. THỂ THỨC CHUNG CỦA VĂN BẢN PHÁP LUẬT
1. Quốc hiệu
Quốc hiệu và tiêu ngữ là yếu tố bắt buộc trong văn bản pháp luật, là yếu tố hình
thức đầu tiên chứng minh rằng đây là văn bản được ban hành bởi các chủ thể mang
quyền lực nhà nước, cũng là yếu tố đầu tiên thể hiện giá trị pháp lý của văn bản.
2. Tên cơ quan, tổ chức, chức danh ban hành văn bản
Yếu tố chủ thể ban hành văn bản thể hiện chế độ hoạt động của chủ thể ban hành
văn bản (theo chế độ tập thể lãnh đạo hay theo chế độ thủ trưởng), thể hiện vị trí pháp lý
của cơ quan đó trong bộ máy nhà nước ta, cũng như mối quan hệ của các cơ quan nhà
nước với nhau.
Về cơ bản, tên chủ thể ban hành được ghi theo một trong hai cách sau đây:
Thứ nhất, với các cơ quan nhà nước hoạt động theo chế độ tập thể lãnh đạo như Quốc
hội, UBTVQH, Chính phủ, HĐND và UBND các cấp, các cơ quan nhà nước ở trung
ương, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Tập đoàn Kinh tế
nhà nước, Tổng công ty 91, tên cơ quan được ghi độc lập (tức là trong yếu tố này chỉ ghi
tên chủ thể ban hành mà thôi).
Thứ hai, với các cơ quan nhà nước, tổ chức nhà nước hoạt động theo chế độ thủ trưởng
mà trực thuộc cơ quan, tổ chức cấp trên (ví dụ: các Sở, Phịng là cơ quan chuyên môn
thuộc UBND, trường đại học trực thuộc Bộ giáo dục và Đào tạo, bệnh viện trực thuộc Sở
Y tế..), hoặc với các đơn vị nằm trong cơ cấu tổ chức của cơ quan nhà nước (ví dụ: Vụ
Pháp chế trực thuộc Bộ) thì tên cơ quan chủ quản, (hoặc tên cơ quan mà chủ thể ban
hành là bộ phận trực thuộc) được ghi ở phía trên, tên cơ quan, tổ chức, đơn vị ban hành
văn bản được ghi ở phía dưới.
3. Số và ký hiệu của văn bản


Số và ký hiệu của văn bản là yếu tố một mặt xác định giá trị pháp lý của văn bản,
chứng tỏ văn bản được ban hành bởi chủ thể nhất định, là văn bản thuộc hệ thống văn
bản pháp luật; mặt khác, giúp cho công tác tra cứu, sưu tầm, lưu trữ văn bản được thuận
lợi.
4. Địa danh và ngày, tháng, năm ban hành văn bản

Địa danh ghi trên văn bản là tên gọi chính thức của đơn vị hành chính (tên riêng của
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; xã,
5


phường, thị trấn) nơi cơ quan, tổ chức ban hành văn bản đóng trụ sở. Việc ghi địa danh
phải đảm bảo hai yêu cầu sau đây: (1) thuận tiện cho việc liên hệ, giao dịch công tác –
tức là phải thể hiện được rằng cơ quan, tổ chức ban hành văn bản đóng trên địa bàn nào.
5. Tên loại và trích yếu nội dung của văn bản pháp luật

Tên loại của văn bản là tên gọi của văn bản đó, là yếu tố thể hiện thẩm quyền về hình
thức của chủ thể ban hành văn bản.
Trích yếu nội dung văn bản là một cụm từ (không nhất thiết phải là một câu) thể hiện
khái quát nội dung chủ yếu của văn bản. Việc ghi trích yếu phải đảm bảo tính chính xác,
ngắn gọn, dễ hiểu, giúp cho đối tượng tiếp nhận văn bản hình dung ngay vấn đề mà văn
bản giải quyết.
6. Nội dung văn bản pháp luật

Nội dung văn bản là thành phần chủ yếu của văn bản, trong đó đặt ra chuẩn mực hành
vi xử sự, quy định các đối tượng có liên quan được làm gì? Khơng được làm gì? Phải
làm như thế nào, và giới hạn của hành vi xử sự đó; cũng như hậu quả pháp lý phải gánh
chịu khi vi phạm pháp luật.
7. Quyền hạn, chức vụ, họ tên và chứ ký của người có thẩm quyền


Về thể thức, cách ghi thành phần này được xác định căn cứ vào chế độ hoạt động của
cơ quan, tổ chức ban hành văn bản, cụ thể là:
Thứ nhất, đối với cơ quan nhà nước hoạt động theo chế độ tập thể lãnh đạo, người
đứng đầu cơ quan thay mặt tập thể ký văn bản bằng cách: ghi chữ viết tắt “TM.” (thay
mặt) vào trước tên tập thể lãnh đạo hoặc tên cơ quan, tổ chức. Trừ trường hợp đối với
văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan qùn lực nhà nước thì khơng ký theo thể thức
“thay mặt”, mà trong thành phần này, chỉ cần ghi chức vụ, họ tên của người đứng đầu cơ
quan.
Thứ hai, đối với các cơ quan, tổ chức hoạt động theo chế độ thủ trưởng thì thủ trưởng
cơ quan, tổ chức trực tiếp ký văn bản.
Người có thẩm quyền ký văn bản phải ký theo đúng mẫu chữ ký đã đăng ký với cơ
quan có thẩm quyền, và mẫu chữ ký đã thông báo với các cơ quan, tổ chức có quan hệ
giao dịch, cũng như khơng được dùng bút chì, khơng dùng mực đỏ hoặc các thứ mực dễ
phai để ký văn bản.
8. Dấu của cơ quan, tổ chức

Cũng như thành phần chữ ký của người có thẩm quyền, dấu của cơ quan, tổ chức là
yếu tố quan trọng khẳng định giá trị pháp lý, tính bắt buộc thi hành của văn bản.
Con dấu của cơ quan, tổ chức phải được giao cho nhân viên văn thư giữ và đóng dấu
tại cơ quan, tổ chức. Nhân viên văn thư có trách nhiệm:
6


- Không giao con dấu cho người khác khi chưa được phép bằng văn bản của người có
thẩm quyền;
- Phải tự tay đóng dấu vào các văn bản, giấy tờ của cơ quan, tổ chức;
- Chỉ được đóng dấu vào những văn bản, giấy tờ sau khi đã có chữ ký của người có
thẩm qùn;
- Khơng được đóng dấu khống chỉ.”
9. Nơi nhận


Nơi nhận trong văn bản là thành phần “xác định những cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá
nhân nhận văn bản và có trách nhiệm như để xem xét, giải quyết; để thi hành; để kiểm
tra, giám sát; để báo cáo; để trao đổi công việc; để biết và để lưu”.

II. CÁC THÀNH PHẦN THỂ THỨC BỔ SUNG:
- Cơ sở pháp lý: Thông tư số 01/2011/TT-BNV

Dấu chỉ mức độ khẩn, dấu chỉ mức độ mật, chỉ dẫn địa lý; địa chỉ cơ quan tổ chức,
email, điện thoại, số fax…

7


CHƯƠNG IV:
NGÔN NGỮ TRONG VĂN BẢN PHÁP LUẬT. XÂY
DỰNG VÀ TRÌNH BÀY QUY PHẠM PHÁP LUẬT (1 tiết)
I. NGƠN NGỮ TRONG VĂN BẢN PHÁP LUẬT
1.

Khái niệm ngôn ngữ trong văn bản pháp luật

Ngôn ngữ trong văn bản pháp luật là phong cách của tiếng Việt hiện đại sử dụng trong
lĩnh vực pháp luật và quản lý nhà nước. Việc sử dụng ngơn ngữ tiếng Việt trong văn bản
pháp ḷt có những đặc trưng riêng biệt cần được lưu ý khi soạn thảo như sử dụng từ có
nghĩa trung tính, khơng sử dụng các biện pháp tu từ…
2.

Đặc điểm ngôn ngữ trong văn bản pháp luật:


a.

Tính chính xác

Tính chính xác yêu cầu ngơn ngữ trong văn bản chỉ có một cách hiểu duy nhất, khơng
cho phép có những cách hiểu, cách giải thích khác nhau và từ ngữ dùng trong văn bản
phải gợi lên trong đầu mọi người những ý niệm giống nhau.
b.

Tính dễ hiểu

Ngơn ngữ sử dụng trong văn bản phải chính xác, phổ thơng, cách diễn đạt phải rõ
ràng, dễ hiểu. Đối với thuật ngữ chuyên môn cần xác định rõ nội dung, thì phải được
định nghĩa trong văn bản.
Từ ngữ dùng trong thuật ngữ pháp luật phải bảo đảm tính dễ hiểu, khơng dùng từ có
nghĩa bóng để người đọc có thể hiểu được tinh thần của các điều ḷt, nếu từ ngữ khơng
dễ hiểu thì pháp ḷt sẽ khơng bảo đảm tính khả thi
c.

Tính khách quan

Văn bản nhà nước thể hiện ý chí của nhà nước, của quyền lực công nên ngôn ngữ
trong văn bản nhà nước phải mang tính chất khách quan, khơng được đưa quan điểm cá
nhân hoặc quan điểm có lợi cho một nhóm lợi ích nào đó vào nội dung văn bản vì văn
bản pháp luật là ý chí của quyền lực nhà nước, chứ khơng phải là ý chí riêng của một cá
nhân dù rằng văn bản có thể được giao cho một cá nhân soạn thảo.
d.

Tính văn minh lịch sự, tính khuôn mẫu.


Ngôn ngữ sử dụng trong văn bản pháp lý phải có tính văn hoá, lịch sự để người tiếp
nhận, thực hiện hoặc được đề cập đến luôn được cảm thấy tôn trọng và tự nguyện thực
hiện. Văn bản là ý chí của chính quyền hoặc cơ quan này với cơ quan khác, hoặc cơ quan
với cá nhân, là lời nói có hiệu lực thi hành đối với nơi nhận (đối tượng có liên quan), nên
phải thể hiện tính trang trọng, uy nghiêm
8


3.

Ngữ pháp trong văn bản pháp luật

Trong quá trình soạn thảo văn bản pháp luật, cần bảo đảm độ chính xác cao nhất về
chính tả và thuật ngữ. Cách diễn đạt một quy phạm pháp luật phải bảo đảm độ chính xác
về chính tả, thuật ngữ và ngữ pháp. Sai sót chính tả có thể xử lý được dễ dàng bởi đội
ngũ biên tập, song sai sót về thuật ngữ thì chỉ có các nhà soạn thảo mới khắc phục được.
a.

Cách sử dụng từ ngữ

Lựa chọn và sử dụng từ đúng ngữ nghĩa;
Sử dụng từ đúng văn phong pháp lý;
Sử dụng từ đúng chính tả tiếng Việt;
b.

Câu và dấu câu trong văn bản pháp luật

II. XÂY DỰNG VÀ TRÌNH BÀY QUY PHẠM PHÁP LUẬT
-


Khái niệm quy phạm pháp luật, các yếu tố cấu thành

-

Phương pháp trình bày quy phạm pháp luật trong văn bản

-

Cách diễn đạt QPPL trong văn bản

-

Bố cục trình bày dự thảo văn bản
CHƯƠNG V:
QUY TRÌNH XÂY DỰNG VÀ BAN HÀNH VĂN BẢN
QUY PHẠM PHÁP LUẬT (2 tiết)

I. QUY TRÌNH CHUNG XÂY DỰNG VÀ BAN HÀNH VĂN BẢN QUY
PHẠM PHÁP LUẬT
-

Khái niệm quy trình xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật

-

Nguyên tắc xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật

-

Quy trình chung của việc xây dựng và ban hành văn bản QPPL


II. QUY TRÌNH XÂY DỰNG VÀ BAN HÀNH VĂN BẢN QUY PHẠM
PHÁP LUẬT CỦA CÁC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC Ở TRUNG ƯƠNG
-

Các quy định về quy trình ban hành văn bản QPPL từ 1946 đến nay

-

Quy trình xây dựng và ban hành văn bản QPPL của Quốc hội, Uỷ ban thường vụ

Quốc hội.
-

Quy trình xây dựng và ban hành văn bản QPPL của Chủ tịch nước

-

Quy trình xây dựng và ban hành văn bản QPPL của Chính phủ; Thủ tướng Chính

phủ; Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.
-

Quy trình xây dựng và ban hành văn bản QPPL của Tổng kiểm toán nhà nước
9


-

Quy trình xây dựng và ban hành văn bản QPPL của các cơ quan tư pháp


-

Quy trình ban hành văn bản QPPL theo trình tự rút gọn

III. QUY TRÌNH XÂY DỰNG VÀ BAN HÀNH VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP
LUẬT CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN VÀ UBND CÁC CẤP
1.Quy trình ban hành văn bản của HĐND các cấp
HĐND cấp tỉnh:Lập chương trình xây dựng nghị quyết; Soạn thảo; Lấy ý kiến
(tùy theo tính chất và nội dung); Thẩm định; Thẩm tra; Thảo luận, thông qua.
HĐND cấp huyện: Soạn thảo; Lấy ý kiến (tùy theo tính chất và nội dung); Thẩm
tra; Thảo luận, thông qua.
HĐND cấp xã: Soạn thảo; Lấy ý kiến (tùy theo tính chất và nội dung); Thảo ḷn,
thơng qua.
2.Quy trình ban hành văn bản của UBND các cấp
UBND cấp tỉnh: Lập chương trình xây dựng Quyết định, chỉ thị; Soạn thảo; Lấy
ý kiến (tùy theo tính chất và nội dung); Thẩm định; Thảo luận, thông qua.
UBND cấp huyện: Soạn thảo; Lấy ý kiến (tùy theo tính chất và nội dung); Thẩm
định; Thảo luận, thông qua.
UBND cấp xã: Soạn thảo; Lấy ý kiến (tùy theo tính chất và nội dung); Thảo luận,
thông qua.
CHƯƠNG VI: HIỆU LỰC VÀ NGUYÊN TẮC ÁP DỤNG VĂN BẢN
QUY PHẠM PHÁP LUẬT (2 tiết)
I. HIỆU LỰC CỦA VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT
1. Hiệu lực theo thời gian
-

Thời điểm phát sinh hiệu lực

-


Thời điểm kết thúc hiệu lực

-

Hiệu lực trở về trước

2. Hiệu lực về không gian và đối tượng áp dụng
3. Trường hợp ngưng hiệu lực của văn bản
II. NGUYÊN TẮC ÁP DỤNG VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT
1. Những nguyên tắc chung
-

Những vấn đề liên quan đến nguyên tắc áp dụng chưa được pháp luật quy định rõ

-

Vấn đề quyền ưu tiên áp dụng luật và mối quan hệ luật chung - luật chuyên ngành

-

Hiệu lực của nghị định, thông tư hướng dẫn thi hành khi luật hết hiệu lực.
10


2. Nguyên tắc áp dụng văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương trong
trường hợp điều chỉnh địa giới hành chính
3. Giá trị của văn bản QPPL được dịch ra tiếng nước ngoài hoặc tiếng dân tộc
CHƯƠNG VII:
SOẠN THẢO MỘT SỐ VĂN BẢN PHÁP LUẬT (3 tiết)

I. SOẠN THẢO NGHỊ QUYẾT CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CÁC CẤP
-

Tư cách sử dụng văn bản nghị quyết của HĐND

-

Thể thức nghị quyết

-

Bố cục nội dung của nghị quyết

-

Phương pháp trình bày và mẫu nghị quyết

II. SOẠN THẢO QUYẾT ĐỊNH
-

Về tư cách sử dụng quyết định

-

Thể thức văn bản quyết định

-

Bố cục nội dung quyết định


-

Phương pháp trình bày quyết định và mẫu quyết định

III. SOẠN THẢO CHỈ THỊ
-

Về tư cách sử dụng

-

Thể thức chỉ thị

-

Bố cục nội dung của chỉ thị

-

Phương pháp trình bày chỉ thị và mẫu chỉ thị

IV. SOẠN THẢO CƠNG VĂN HÀNH CHÍNH
-

Thể thức cơng văn hành chính

-

Bố cục nội dung của cơng văn hành chính


-

Soạn thảo công văn mời họp, mời dự hội thảo, hội nghị

-

Soạn thảo công văn hỏi

-

Soạn thảo công văn trả lời (công văn phúc đáp)

-

Soạn thảo công văn đề nghị

IV. SOẠN THẢO BÁO CÁO
-

Thể thức của báo cáo

-

Về công tác chuẩn bị viết báo cáo

-

Phương pháp trình bày báo cáo và mẫu báo cáo

V. CÁCH VIẾT BIÊN BẢN HỘI NGHỊ

-

Thể thức biên bản
11


-

Cách ghi nội dung biên bản Hội nghị.

-

Phương pháp trình bày và mẫu biên bản

VI. CÁCH VIẾT TỜ TRÌNH
-

Thể thức của tờ trình

-

Nội dung chính của tờ trình

12


CHƯƠNG VIII:
KIỂM TRA VÀ XỬ LÝ VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT (2 tiết)
Cơ sở pháp lý:
Chương 15 Luật Ban hành VBQPPL

Chương 8 Nghị định 34/2916/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi
hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
I. KIỂM TRA VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT
1. Khái niệm, đặc điểm kiểm tra văn bản QPPL: Kiểm tra văn bản là hoạt động xem
xét tính hợp pháp và hợp lý của văn bản, tính bảo đảm về thẩm qùn, nội dung, hình
thức, trình tự ban hành văn bản, phát hiện những nội dung trái pháp luật của văn bản để
kịp thời đình chỉ việc thi hành, hủy bỏ, bãi bỏ, cũng như xác định trách nhiệm của cơ
quan, người đã ban hành văn bản trái pháp luật, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả
công tác xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật.
2. Nguyên tắc kiểm tra
Thứ nhất, việc kiểm tra văn bản, xử lý văn bản trái pháp luật được tiến hành thường
xuyên, toàn diện, kịp thời; khách quan, công khai, minh bạch; đúng thẩm quyền, trình tự,
thủ tục; kết hợp giữa việc kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền với việc tự kiểm tra của
cơ quan ban hành văn bản, bảo đảm sự phối hợp giữa các cơ quan có liên quan.
Thứ hai, các cơ quan, tổ chức, cá nhân không được lợi dụng việc kiểm tra văn bản vì
mục đích vụ lợi, gây khó khăn cho hoạt động bình thường của cơ quan, người đã ban
hành văn bản và can thiệp vào quá trình xử lý văn bản trái pháp luật.
Thứ ba, sau khi kiểm tra, cơ quan kiểm tra văn bản phải có kết luận về việc kiểm tra
và thơng báo cho cơ quan, người có thẩm quyền đã ban hành văn bản được kiểm tra theo
quy định của pháp luật.
Thứ tư, cơ quan, người có thẩm quyền xử lý văn bản chịu trách nhiệm về kết luận
kiểm tra, xử lý của mình; nếu quyết định xử lý trái pháp luật thì phải khắc phục hậu quả
pháp lý do quyết định đó gây ra.
3. Phương thức kiểm tra: kiểm tra văn bản do cơ quan, người có thẩm quyền ban
hành văn bản gửi đến; kiểm tra văn bản khi nhận được yêu cầu, kiến nghị của các cơ quan,
tổ chức, cá nhân phản ánh về văn bản có dấu hiệu trái pháp luật; kiểm tra văn bản theo
chuyên đề, địa bàn (tại cơ quan ban hành văn bản) hoặc theo ngành, lĩnh vực.
4. Nội dung kiểm tra:
13



- Ban hành đúng căn cứ pháp lý: bao gồm (1) có căn cứ pháp lý cho việc ban hành,
và (2) những văn bản làm căn cứ pháp lý đó đã được ký ban hành, thông qua vào thời
điểm ban hành văn bản được kiểm tra, đó là văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên quy
định chức năng, nhiệm vụ của cơ quan ban hành văn bản, quy định về vấn đề thuộc đối
tượng, phạm vi điều chỉnh của văn bản.
- Ban hành đúng thẩm quyền: Thẩm quyền ban hành văn bản bao gồm: thẩm quyền
về hình thức và thẩm quyền về nội dung.
- Nội dung của văn bản phù hợp với quy định của pháp luật.
- Văn bản được ban hành đúng trình tự, thủ tục, thể thức và kỹ thuật trình bày theo
quy định của pháp luật.
5.

Thẩm quyền kiểm tra văn bản

6.

Thủ tục kiểm tra văn bản

7.

Quyền và nghĩa vụ của cơ quan, người có văn bản được kiểm tra

II. XỬ LÝ VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT
1. Khái niệm xử lý văn bản QPPL: là hoạt động của cơ quan nhà nước, cán bộ nhà
nước có thẩm quyền trong việc đưa ra các biện pháp xử lý đối với những văn bản
trái pháp luật.
2.

Nguyên tắc xử lý:

- Văn bản có dấu hiệu trái pháp luật phải được cơ quan, người có thẩm quyền

kiểm tra văn bản thơng báo ngay cho cơ quan, người có thẩm quyền ban hành văn bản để
tự kiểm tra và xử lý. Tuy nhiên, do pháp luật hiện nay chưa quy định về thời hạn thông
báo nên trong thực tế nguyên tắc này chưa phát huy hiệu quả.
- Việc xử lý văn bản trái pháp luật phải do các cơ quan, người có thẩm quyền tiến
hành một cách khách quan, toàn diện, kịp thời và triệt để theo đúng quy định của pháp
luật.
- Các văn bản trái pháp luật phải bị đình chỉ thi hành ngay và phải bị bãi bỏ hoặc
huỷ bỏ kịp thời.
- Cơ quan, người có thẩm quyền xử lý văn bản phải chịu trách nhiệm trước pháp
luật về kết luận và quyết định xử lý của mình; nếu quyết định xử lý trái pháp luật thì phải
khắc phục hậu quả pháp lý do quyết định đó gây ra.
- Nghiêm cấm cơ quan, tổ chức và cá nhân can thiệp vào quá trình xử lý văn bản
trái pháp luật.
3.

Các hình thức xử lý văn bản
14


Các hình thức xử lý văn bản trái pháp luật
- Đình chỉ việc thi hành một phần hoặc toàn bộ nội dung văn bản;
- Bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ nội dung văn bản.
Các hình thức xử lý văn bản không phù hợp với pháp luật hiện hành
Bao gồm các hình thức: đình chỉ, bãi bỏ, thay thế, sửa đổi, bổ sung.
- Bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ nội dung văn bản áp dụng trong trường hợp một
phần hoặc toàn bộ văn bản làm căn cứ ban hành văn bản được kiểm tra đã được thay thế
bằng văn bản khác của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, dẫn đến nội dung của văn bản
khơng cịn phù hợp với pháp luật hiện hành hoặc tình hình kinh tế - xã hội thay đổi.

- Sửa đổi, bổ sung: Sửa đổi, bổ sung là biện pháp xử lý được áp dụng để khắc phục
những nội dung khiếm khuyết và sai trái trong văn bản.
- Thay thế: Thay thế là biện pháp xử lý được áp dụng đối với văn bản QPPL có nội
dung khơng phù hợp với thực tiễn hoặc với những quy định của pháp luật hiện hành.
4.

Thẩm quyền xử lý
- Tất cả những chủ thể có quyền ban hành văn bản QPPL như quy định tại Điều 4

Luật Ban hành VBQPPL đều có quyền xử lý văn bản QPPL do chính mình ban hành với
tất cả các hình thức.
- Các chủ thể là cấp trên xử lý văn bản QPPL của cấp dưới bao gồm:
Quốc hội; Ủy ban thường vụ Quốc hội; Thủ tướng Chính phủ; Bộ trưởng, Thủ
trưởng Cơ quan ngang Bộ; HĐND các cấp; Chủ tịch UBND cấp tỉnh, cấp huyện.
5.

Các biện pháp xử lý đối với cơ quan, người có thẩm quyền đã ban hành văn

bản trái pháp luật

15


PHẦN 2. DANH MỤC TÀI LIỆU HỌC TẬP
I. TÀI LIỆU BẮT BUỘC
1. Giáo trình Xây dựng văn bản pháp luật, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí
Minh – năm 2012.
1. Luật Ban hành văn bản QPPL 2015
2. Nghị định 34/2016/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật
ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

3. Nghị định 99/2016/NĐ-CP về quản lý và sử dụng con dấu
4. Thông tư số 01/2011/TT-BNV về hướng dẫn thể thức và kỹ tḥt trình bày văn bản
hành chính.
5. Thơng tư 04/2013/TT-BNV về hướng dẫn xây dựng Quy chế công tác văn thư, lưu
trữ của cơ quan, tổ chức
II. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Giáo trình xây dựng văn bản pháp luật, Đại học Luật Hà Nội, Nxb CAND, 2011
2. Xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật – TS Lưu Kiếm Thanh, Nxb
Thống kê - 2003
3. Các bài viết đăng trên các tạp chí khoa học
4. Các Trang thông tin điện tư:
-www.vietlaw.gov.vn
-www.luatvietnam.com.vn
-www.chinhphu.vn
- www.moj.gov.vn
-www.hochiminhcity.gov.vn
-www.caicachhanhchinh.gov.vn
III. CÁC TÀI LIỆU THỰC TẾ
(Giảng viên sẽ cung cấp cho sinh viên trong quá trình giảng)
6. Văn bản đảm bảo đầy đủ các yêu cầu về tính hợp pháp, hợp lý…
7.

Văn bản chưa đáp ứng yêu cầu về tính hợp pháp

8.

Văn bản xử lý văn bản trái pháp luật

9.


Các mẫu văn bản cụ thể

Tình huống 1:
Hiểu thế nào cho chính xác nội dung văn bản?
16


Khoản 2, điều 5 Thông tư số 10/2009/TT-BYT ngày 14-8-2009 về hướng dẫn đăng ký
khám chữa bệnh ban đầu và chuyển tuyến khám chữa bệnh BHYT quy định điều kiện để
cơ sở y tế tham gia khám chữa bệnh ban đầu là: “Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định
tại các khoản 6 và 7 điều 2 của thông tư này (gồm có: phịng khám đa khoa thuộc các cơ
quan, đơn vị, trường học, trung tâm y tế bộ, ngành; phịng khám đa khoa tư nhân) có đủ
điều kiện về nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị bảo đảm đáp ứng nhu cầu khám bệnh,
chữa bệnh thông thường về nội khoa, ngoại khoa, da liễu, mắt, tai - mũi - họng, răng hàm - mặt và xử trí cấp cứu ban đầu”.
Tháng 8-2013, Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh Tiền Giang có văn bản xin ý kiến BHXH
VN về việc cấp mã khám chữa bệnh ban đầu đối với Phòng khám đa khoa Dân An tại TP
Mỹ Tho.
Ngày 27.8.2013, ơng Phạm Lương Sơn (trưởng ban thực hiện chính sách BHYT - BHXH
VN) ký cơng văn trả lời có nội dung: “Phòng khám đa khoa Dân An còn thiếu chuyên
khoa da liễu, mắt, răng hàm mặt nên chưa đủ điều kiện là cơ sở khám chữa bệnh ban đầu
theo quy định tại Khoản 2, điều 5 thông tư số 10/2009/TT-BYT nên khơng có cơ sở để
cấp mã khám chữa bệnh ban đầu”.
Khi nhận được văn bản này, BHXH tỉnh Tiền Giang có trao đổi, cảnh báo phịng khám
đa khoa dân lập Mỹ Tho có thể bị cắt hợp đồng khám chữa bệnh BHYT vào cuối năm
nay.
Từ cảnh báo nói trên, bác sĩ Trương Hoàng Thọ - Giám đốc phòng khám đa khoa dân lập
Mỹ Tho - có văn bản gửi Sở Y tế Tiền Giang phản ứng cách hiểu của BHXH VN về quy
định nói trên. Ơng Thọ dẫn chứng khoản 2, điều 5 thơng tư số 10 nói rõ điều kiện để cơ
sở y tế tham gia khám chữa bệnh ban đầu chỉ là: “Có đủ điều kiện về nhân lực, cơ sở vật
chất, trang thiết bị bảo đảm đáp ứng nhu cầu khám bệnh, chữa bệnh thông thường về

nội khoa, ngoại khoa, da liễu, mắt, tai mũi họng và xử trí cấp cứu ban đầu” chứ khơng
bắt buộc phải có các chuyên khoa da liễu, mắt, răng hàm mặt như cách hiểu của BHXH
VN. Theo ông Thọ, phịng khám của ơng đã bắt đầu khám chữa bệnh BHYT ban đầu từ
tháng 10-2009. Đến nay đã có hơn 7.000 bệnh nhân BHYT đăng ký khám tại đây. Nếu
BHXH Tiền Giang cắt hợp đồng về việc khám chữa bệnh cho bệnh nhân BHYT đối với
phịng khám thì bệnh nhân sẽ chịu thiệt thịi rất lớn.
Ngày 16-10, ơng Lê Văn Khảm (vụ phó Vụ BHYT - Bộ Y tế) làm việc với Sở Y tế tỉnh
Tiền Giang và khẳng định BHXH VN đã hiểu nhầm điều 5 thông tư số 10 của Bộ Y tế.
Theo đó, ơng Khảm khẳng định không bắt buộc các cơ sở khám chữa bệnh ban đầu phải
có đầy đủ các chuyên khoa da liễu, mắt, tai mũi họng vì ngay cả các bệnh viện tỉnh vẫn
phải chuyển bệnh nhân BHYT sang các bệnh viện chuyên khoa để khám.
17


Ngày 14-11, trả lời phóng viên Báo Tuổi trẻ, đại diện BHXH VN cho rằng cơ quan này
đã làm đúng theo thông tư số 10. Theo BHXH VN, thông tư số 10 đã quy định rõ các
phòng khám đa khoa phải có đầy đủ các chuyên khoa cơ bản như sản, nhi, da liễu, mắt...,
có bác sĩ cơ hữu làm việc tại phịng khám trong giờ hành chính mới được BHXH VN cấp
mã số, được tiếp nhận đăng ký khám chữa bệnh ban đầu với người bệnh có thẻ BHYT.
“Đây đều là các chuyên khoa rất cơ bản, không thể cho đăng ký khám ban đầu mà phịng
khám khơng đủ chuyên khoa, phải chuyển tuyến khi người bệnh có nhu cầu khám... Việc
có bác sĩ cơ hữu làm việc trong giờ hành chính cũng rất quan trọng, khơng thể bắt người
bệnh “bác đợi chúng em hết giờ hành chính mới đến khám” được. Với các phòng khám
chưa đủ chuyên khoa, không phải chúng tôi không cho mã số đăng ký khám chữa bệnh
ban đầu, mà yêu cầu phải có đủ chuyên khoa mới cho”.
Ngày 15.11.2013, trả lời câu hỏi của phóng viên Báo Tuổi trẻ về quy định của Bộ Y tế
nhưng BHXH VN và Bộ Y tế hiểu khác nhau thì giải quyết thế nào, ơng Nghiêm Trần
Dũng - Phó vụ trưởng Vụ Bảo hiểm y tế, Bộ Y tế - cho rằng cách hiểu của BHXH VN là
cứng nhắc chưa phù hợp với thực tế. Khi cịn có cách hiểu khác nhau thì những phịng
khám tư có liên quan vẫn chưa thể được cấp mã số để khám chữa bệnh ban đầu cho bệnh

nhân BHYT vì việc triển khai thông tư số 10 là công việc của ngành y tế và cơ quan
BHXH” - ơng Dũng nói.
Ý kiến: Thực tế từ các văn bản có liên quan của Bộ Y tế thì bệnh viện hạng nào thì sẽ có
số chun khoa tương ứng theo quy định chứ khơng có chuyện bệnh viện muốn mở khoa
nào là mở. Từ quy định này và thực tế triển khai của nhiều địa phương, tôi cho là cách
hiểu của BHXH VN chưa chính xác.
Như vậy, khi thơng tư khơng u cầu hai loại cơ sở y tế nêu trên phải có các chun khoa
thì cơ quan BHXH khơng thể bắt buộc “các phịng khám đa khoa phải có đầy đủ các
chun khoa cơ bản như sản, nhi, da liễu, mắt...” mới được khám chữa bệnh BHYT ban
đầu như trả lời của đại diện BHXH VN. Các phịng khám này chỉ cần có đủ các điều kiện
về con người, cơ sở vật chất, trang thiết bị để khám chữa bệnh thông thường các loại
bệnh da liễu, mắt, tai - mũi - họng... như đã nêu trong quy định. Trường hợp gặp ca phức
tạp, địi hỏi chun mơn cao sẽ chủn bệnh nhân đến bệnh viện phù hợp.
Câu hỏi:
1.Bình luận về nhận định của ông Phó vụ trưởng Vụ Bảo hiểm y tế, Bộ Y tế và Đại diện Bảo
hiểm xã hội Việt Nam.
2.Giả sử, trong trường hợp Phòng khám đa khoa dân lập Mỹ Tho không được cấp mã khám
chữa bệnh ban đầu thì họ sẽ làm gì để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ?
3.Cho ý kiến cá nhân về cách hiểu về nội dung văn bản trên.
18


Tình huống 2:
Đính chính văn bản QPPL như thế nào cho đúng?
Hình 1

Hình 2
19



20


21


Hình 3:
BỘ TÀI CHÍNH

CỘNG HỒ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: 2905/QĐ-BTC
Hà Nội, ngày 09 tháng 11 năm 2010

QUYẾT ĐỊNH
Về việc đính chính Thơng tư số 153/2010/TT-BTC ngày 28/9/2010
của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 51/2010/NĐ-CP
ngày 14 tháng 5 năm 2010 của Chính phủ quy định
về hố đơn bán hàng hố, cung ứng dịch vụ
-------------------------BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH
Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật số 17/2008/QH12 ngày 03/6/2008;
Căn cứ Nghị định số 104/2004/NĐ-CP ngày 23/3/2004 của Chính phủ về Cơng báo
nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27/11/2008 của Chính phủ quy định chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Đính chính một số nội dung tại Thơng tư và các Phụ lục 1, Phụ lục 3, Phụ lục 5
ban hành kèm theo Thông tư số 153/2010/TT-BTC ngày 28/9/2010 của Bộ Tài chính hướng

dẫn thi hành Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ quy định về hoá
đơn bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ (các mẫu bảng, biểu đính chính đính kèm theo) như
sau:
1. Về hoá đơn xuất khẩu, tại khoản 1 Điều 4 đã in là:
22


“Đối với hoá đơn xuất khẩu, nội dung đã lập trên hoá đơn xuất khẩu phải bao
gồm: số thứ tự hoá đơn; tên, địa chỉ đơn vị xuất khẩu; tên, địa chỉ đơn vị nhập khẩu; tênhàng
hoá, dịch vụ, đơn vị tính, số lượng, đơn giá, thành tiền, chữ ký của đơn vị xuất khẩu (mẫu số
5.4 Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này)”.
Nay sửa thành:
“Đối với hoá đơn xuất khẩu, nội dung đã lập trên hoá đơn xuất khẩu phải bao
gồm: số thứ tự hoá đơn; ký hiệu mẫu số hoá đơn; ký hiệu hoá đơn; tên, địa chỉ đơn vị xuất
khẩu; tên, địa chỉ đơn vị nhập khẩu; tên hàng hoá, dịch vụ, đơn vị tính, số lượng, đơn giá,
thành tiền, chữ ký của đơn vị xuất khẩu (mẫu số 5.4 Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư
này)”.
2. Tại điểm 1.3 Phụ lục 1, đã in là:
“3 ký tự cuối cùng thể hiện năm thơng báo phát hành hoá đơn và hình thức hoá
đơn.
Năm thông báo phát hành hoá đơn được thể hiện bằng hai số cuối của năm thông báo phát
hành”
Nay sửa thành:
“3 ký tự cuối cùng thể hiện năm tạo hoá đơn và hình thức hoá đơn.
Năm tạo hoá đơn được thể hiện bằng hai số cuối của năm”.
3. Mẫu 3.1, mẫu 3.2 tại Phụ lục 3
- Tại phần thông tin người bán hàng và người mua hàng, đã in tiêu thức “ địa chỉ” và “số tài
khoản” cùng một dòng.
Nay sửa thành:
- Tại phần thông tin người bán hàng, chuyển tiêu thức “số tài khoản” xuống cùng dòng

“điện thoại”.
- Tại phần thông tin người mua hàng, chuyển tiêu thức “số tài khoản” xuống thành dòng
riêng.
4. Mẫu 3.4 tại Phụ lục 3, bỏ tiêu thức “Thủ trưởng cơ quan thuế ký duyệt”.
5. Mẫu 3.5 tại Phụ lục 3, đã in là:
“Tên đơn vị phát hành hoá đơn (Công ty A/Cục Thuế TP Hà Nội)”
Nay sửa thành:
- “Tên đơn vị phát hành hoá đơn”
23


- Thêm “Mẫu: TB01/AC (Ban hành kèm theo Thông tư số 153/2010/TT-BTC
ngày 28/9/2010 của Bộ Tài chính)” đặt tại góc bên phải của mẫu này.
- Thêm cột “Hợp đồng đặt in” gồm 2 cột nhỏ “Số” và “Ngày”
6. Mẫu 3.6 tại Phụ lục 3
- Thêm “Mẫu: TB 02/AC (Ban hành kèm theo Thông tư số 153/2010/TT-BTC
ngày 28/9/2010 của Bộ Tài chính)” đặt tại góc bên phải của mẫu này.
- Thêm cột “Hợp đồng đặt in” gồm 2 cột nhỏ “Số” và “Ngày”
7. Mẫu 3.9 tại Phụ lục 3
- Thêm cột “Từ số… đến số”.
- Thay cột “Hình thức hoá đơn” thành cột “Ký hiệu hoá đơn”.
- Thêm “Mẫu: BC 26/AC (Ban hành kèm theo Thông tư số 153/2010/TT-BTC
ngày 28/9/2010 của Bộ Tài chính)” đặt tại góc bên phải của mẫu này
8. Mẫu 3.11 tại Phụ lục 3
Thêm “Mẫu: TB 03/AC (Ban hành kèm theo Thông tư số 153/2010/TT-BTC ngày 28/9/2010
của Bộ Tài chính)” đặt tại góc bên phải của mẫu này.
- Bỏ dịng “ngày… tháng… năm” phía trên tiêu đề mẫu “Thông báo kết quả huỷ
hoá đơn”.
9. Mẫu 5.1 Phụ lục 5
- Tại phần thông tin người mua hàng, đã in thiếu tiêu thức “mã số thuế”; đã in tiêu thức “địa

chỉ” và “số tài khoản” cùng một dòng.
Nay sửa thành:
- Tại phần thông tin người mua hàng thêm tiêu thức “mã số thuế”.
- Chuyển tiêu thức “số tài khoản” xuống cùng dịng với tiêu thức “hình thức thanh toán”.
10. Mẫu 5.6 tại Phụ lục 5:
- Phần Ghi chú, đã in là: “Liên 2: Dùng để vận chuyển hàng”
Nay sửa thành:
- “Liên 2: Giao cho đại lý bán hàng”
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký và áp dụng từ ngày 01/01/2011 cùng
thời điểm có hiệu lực của Thông tư số 153/2010/TT-BTC ngày 28/9/2010 của Bộ Tài
chính./.

24


Nơi nhận:

TUQ. BỘ TRƯỞNG

- Thủ tướng Chính phủ, các Phó thủ tướng

CHÁNH VĂN PHỊNG

Chính phủ;
- Văn phịng Trung ương và các Ban của
Đảng;

(Đã ký)

- Văn phòng Quốc hội;

- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Văn phòng BCĐ phòng chống tham

Nguyễn Đức Chi

nhũng Trung
ương;
- Toà án nhân dân tối cao;
- Kiểm toán nhà nước;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ,
cơ quan thuộc Chính phủ,
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân,
Sở Tài chính, Cục Thuế, Kho bạc nhà
nước
các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương;
- Công báo;
- Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- Website Chính phủ;
- Website Bộ Tài chính;
- Website Tổng cục Thuế;
- Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính;

25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×