Tải bản đầy đủ (.pdf) (168 trang)

Giáo trình Ứng dụng và dịch vụ trên internet (Nghề: Quản trị mạng máy tính) - CĐ Kinh tế Kỹ thuật TP.HCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.19 MB, 168 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ - KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


GIÁO TRÌNH
MƠN HỌC: ỨNG DỤNG & DỊCH VỤ TRÊN INTERNET
NGHỀ: QUẢN TRỊ MẠNG MÁY TÍNH

TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP
LƯU HÀNH NỘI BỘ

Tháng 12, năm 2017


ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ - KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


GIÁO TRÌNH
MƠN HỌC: ỨNG DỤNG & DỊCH VỤ TRÊN INTERNET
NGHỀ: QUẢN TRỊ MẠNG MÁY TÍNH
TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP
THƠNG TIN CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI

Họ tên: DƯƠNG ĐÌNH DŨNG
Học vị: Thạc sĩ
Đơn vị: Khoa Cơng Nghệ Thơng Tin
Email:
TRƯỞNG KHOA



TỔ TRƯỞNG

CHỦ NHIỆM

BỘ MƠN

ĐỀ TÀI

HIỆU TRƯỞNG
DUYỆT

Tháng 12, năm 2017


TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thơng tin có thể được phép
dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu
lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.


LỜI NĨI ĐẦU
Giáo trình này được biên soạn dựa trên chương trình chi tiết mơn học bậc trung
cấp nghề quản trị mạng máy tính của Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Thành Phố
Hồ Chí Minh.
Tài liệu được biên soạn nhằm cung cấp kiến thức nền tảng, giúp học sinh khai
thácácông nghệ đám mây trong kỹ nguyên số. Trong tài liệu này tác giả sử dụng phương
pháp logic trình tự cho từng kỹ thuật từ khái niệm, phân tích mơ hình mạng, mơ phỏng
và bài tập áp dụng cho các kỹ năng được trình bày. Qua đó, giúp học sinh nắm bắt kiến

thức và kỹ năng thực hành cơ bản để vận dụng trong thực tiễn.
Trong quá trình biên soạn chắcáchắn giáo trình sẽ cịn nhiều thiếu sót và hạn chế.
Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến quý báu của sinh viên và các bạn đọc để giáo
trình ngày một hồn thiện hơn.

TP.HCM, ngày ……tháng 12 năm 2017
Tham gia biên soạn:
1. Chủ biên: Th.s Dương Đình Dũng

1


MỤC LỤC
TUN BỐ BẢN QUYỀN

3

LỜI NĨI ĐẦU

1

MỤC LỤC

2

GIÁO TRÌNH MƠN HỌC

5

Chương 1. Lưu trữ trực tuyến


6

1.1 Khái quát về điện toán đám mây ......................................................... 7
1.1.1 Khái niệm ................................................................................. 7
1.1.2 Các thành phần của điện toán đám mây .................................. 7
1.1.3 Cơ sở hạ tầng............................................................................ 7
1.1.4 Những lợi ích của điện tốn đám mây ..................................... 8
1.1.5 Các mơ hình điện tốn đám mây............................................ 10
1.2 Tổ chức lưu trữ và quản lý tài nguyên trên mạng ............................. 14
1.2.1 Cài đặt cơ bản và thêm file trong google drive ...................... 14
1.2.2 Sắp xếp theo các yếu tố khác nhau ........................................ 15
1.2.3 Chọn file nhanh hơn ............................................................... 15
1.2.4 Sử dụng cơng cụ tìm kiếm nâng cao ...................................... 16
1.2.5 Sử dụng màu sắc và dấu ngôi sao để tạo danh mục............... 18
1.2.6 Xem trước tài liệu .................................................................. 18
1.2.7 Kiểm tra lịch sử sửa đổi và chỉnh sửa .................................... 20
1.2.8 Cho thêm file vào nhiều thư mục ........................................... 21
1.2.9 Sử dụng các ứng dụng hỗ trợ google drive ............................ 22
1.3 Giới thiệu một vài dịch vụ lưu trữ trực tuyến miễn phí .................... 22
1.3.1 Google Drive – lưu trữ trực tuyến dữ liệu. ............................ 22
1.3.2 Dorp Box – lưu trữ đám mây miễn phí .................................. 23
1.3.3 MediaFire – Website lưu trữ dữ liệu cho bạn ........................ 24
1.3.4 App Box – Miễn phí chia sẻ dữ liệu. ..................................... 24
1.3.5 Mega – Website bảo mật dữ liệu. .......................................... 25
2


1.4 Giới thiệu một số dịch vụ lưu trữ trực tuyến của Việt Nam ............. 26
1.4.1 Fshare ..................................................................................... 26

1.4.2 4share ..................................................................................... 27
1.4.3 Megashare .............................................................................. 28
1.5 Chia sẻ tài nguyên trên hệ thống lưu trữ trực tuyến .......................... 28
1.5.1 Cách chia sẻ file Google Docs ............................................... 28
1.5.2 Cách chia sẻ file Google Sheets ............................................. 30
1.5.3 Cách chia sẻ file HTML ......................................................... 32
1.6 Sử dụng Apps của dịch vụ đám mây trên PC và trên thiết bị Mobile34
1.7 Câu hỏi lý thuyết và bài tập thực hành .............................................. 39
1.7.1 Câu hỏi ................................................................................... 39
1.7.2 Thực hành (nhóm) .................................................................. 40
Chương 2. Sử dụng ứng dụng văn phịng trực tuyến

41

2.1 Nhóm ứng dụng miễn phí .................................................................. 42
2.1.1 Google .................................................................................... 42
2.1.2 Zoho Office Suite ................................................................... 74
2.1.3 ThinkFree ............................................................................... 81
2.1.4 Microsoft Office 365 Online .................................................. 83
2.2 Nhóm có tính phí ............................................................................... 87
2.2.1 Microsoft Office 365 .............................................................. 87
2.2.2 O_Office (nay đổi thành Arcane Office) ............................... 92
2.3 Câu hỏi và bài tập cuối chương 2 ...................................................... 97
2.3.1 Câu hỏi lý thuyết .................................................................... 97
2.3.2 Bài tập thực hành ................................................................... 98
Chương 3. Chia sẻ và quản lý tài liệu

99

3.1 Chia sẻ tài liệu ................................................................................. 100

3.1.1 Hướng dẫn chia sẻ file trên Google Drive ........................... 100
3.1.2 Chia sẻ thư mục và tập tin trên OneDrive............................ 109
3.2 Quản lý sự thay đổi trên tài liệu cộng tác ........................................ 111
3


3.2.1 Quản lý cập nhật .................................................................. 111
3.2.2 Quản lý bình luận và phản hồi ............................................. 115
3.2.3 Bảo vệ dữ liệu trên file Google sheet................................... 116
3.3 Câu hỏi và bài tập cuối chương 3 .................................................... 122
3.3.1 Câu hỏi lý thuyết .................................................................. 122
3.3.2 Bài tập thực hành ................................................................. 122
Chương 4. Thiết kế biểu mẫu

123

4.1 Định nghĩa biểu mẫu ....................................................................... 123
4.1.1 Định nghĩa ............................................................................ 123
4.1.2 Quy trình thiết kế ................................................................. 124
4.2 Thiết kế biểu mẫu với các dạng câu hỏi .......................................... 130
4.2.1 Tạo câu hỏi trắc nghiệm trong Google Form ....................... 130
4.2.2 Tạo câu hỏi trắc nghiệm trong Microsoft Form ................... 135
4.3 Lưu trữ thông tin phản hồi vào cơ sở dữ liệu trong Google............ 143
4.3.1 Chọn lưu trữ phản hồi trong Google Form .......................... 143
4.3.2 Quản lý phản hồi trong Microsoft Form .............................. 146
4.4 Chia sẻ đến mọi người ..................................................................... 152
4.4.1 Đối với google form ............................................................. 152
4.4.2 Chia sẻ biểu mẫu trong Microsoft Forms ............................ 153
4.5 Quản lý thông tin ............................................................................. 154
4.6 Câu hỏi và bài tập cuối chương 4 .................................................... 154

4.6.1 Câu hỏi lý thuyết .................................................................. 154
4.6.2 Bài tập thực hành ................................................................. 155
DANH MỤC HÌNH ẢNH

156

DANH MỤC BẢNG

165

TÀI LIỆU THAM KHẢO

165

4


GIÁO TRÌNH MƠN HỌC
Tên mơn học: ỨNG DỤNG & DỊCH VỤ TRÊN INTERNET.
Mã mơn học: MH2101273
Vị trí, tính chất của mơn học:
Vị trí: Là mơn học thuộc nhóm học phần cơ sở, được bố trí giảng dạy trong học
kỳ 2.
Tính chất: Là mơn họcácó tính bắt buộc trong chương trình đào tạo trình độ trung
cấp ngành quản trị mạng máy tính.
Mục tiêu mơn học:
Sau khi học xong mơn học này, học sinh có thể:
Về kiến thức:
Trình bày được phương pháp làm việc với khơng gian lưu trữ trên điện tốn đám
mây.

Nêu được phương pháp xử lý và chia sẻ tài liệu trên các ứng dụng trực tuyến:
docs, sheet
Nêu được nguyên tắc thiết kế và chia sẻ biểu mẫu thu thập thông tin trên ứng dụng
online (google)
Về kỹ năng:
Tạo được tài khoản và đăng nhập vào ít nhất một dịch vụ lưu trữ online (google,
OneDrive, MediaFile, Box,…).
Sử dụng được ứng dụng văn phòng online
Thiết kế biểu mẫu và chọn nơi lưu trữ dữ liệu cho một form thu thập thông tin.
Chia sẻ được tài liệu của mình đến nhiều người sử dụng
Quản lý được tài liệu trong môi trường cộng tác
Thiết kế được biểu mẫu thu thập thông tin, chia sẻ và giám sát dữ liệu thu được
Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:
Nhận thức được lợi ích của việc lưu trữ tài liệu và làm việc trực tuyến.
Nâng cao ý thức về sự an toàn khi chia sẻ tài liệu trực tuyến

5


Chương 1: Lưu trữ trực tuyến
CHƯƠNG 1. LƯU TRỮ TRỰC TUYẾN
➢ Giới thiệu chương:
Trong chương này nhằm giúp cho sinh viên có cái nhìn tổng quan về cơng việc tổ
chức lưu trữ trực tuyến trên các hệ thống đám mây điện tốn. Qua đó người đọc sẽ hiểu
hơn về các dịch vụ lưu trữ miễn phí hiện nay cũng như một số dịch vụ lưu trữ thuận tiện
có tính phí ở Việt Nam. Kết nối dịch vụ lưu trữ trực tuyến thông qua các ứng dụng trên
PC hay trên thiết bị di động để thuận tiện trong việc sử dụng tài nguyên đã lưu trữ trên
mạng.

➢ Mục tiêu chương:

-

Kiến thức:

o Nêu được khái niệm về điện tốn đám mây
o Trình bày đượcácách thức tổ chức lưu trữ trên dịch vụ lưu trữ trực
tuyến
o Giải thích được nguyên tắcáchia sẻ dữ liệu qua các dịch vụ lưu trữ
trực tuyến
o Nêu đượcácác thao tácácơ bản trong việc sử dụng ứng dụng văn
phòng trực tuyến
o Giải thích đượcácác loại tiểu mục trong biểu mẫu
-

Kỹ năng:

o Đăng ký được một loại dịch vụ lưu trữ trực tuyến
o Thực hiện đượcácác thao tác tác trên khơng gian lưu trữ trực tuyến:
tạo, xố, sửa, chia sẻ tài liệu, thư mục trên đĩa trực tuyến
-

Tự chủ và tự chịu trách nhiệm:

o Ý thức được tầm quan trọng của lưu trữ trực tuyến
o Chọn lựa sử dụng dịch vụ trực tuyến an tồn và lâu dài

KHOA CƠNG NGHỆ THÔNG TIN

Trang 6



Chương 1: Lưu trữ trực tuyến

1.1 Khái quát về điện toán đám mây
1.1.1 Khái niệm
Theo [2] “Điện toán đám mây là một dạng hệ thống song song phân tán bao gồm
tập hợp các máy chủ ảo kết nối với nhau, các máy chủ ảo này đượcácấp phát tự động
và thể hiện như một hay nhiều tài ngun tính tốn độc lập dựa trên sự đồng thuận ở
mức dịch vụ được thiết lập thơng qua q trình đàm phán giữa người sử dụng và nhà
cung cấp.”
Theo [3] “Điện toán đám mây (cloud computing) là một mơ hình điện tốn có khả
năng co giãn (scalable) linh động và các tài nguyên thường được ảo hóa và đượcácung
cấp như một dịch vụ trên mạng Internet”.
1.1.2 Các thành phần của điện toán đám mây
Một cach đơn giản, giải phap điện toán đám mây đượcácấu tạo từ nhiều thành phần
bao gồm: những máy client, trung tâm dữ liệu (datacenter) và các máy chủ phân tán
(distributed servers). Các thành phần này tạo nên ba phần của giải pháp điện tốn đám
mây Mỗi phần có mục đích và vai trò cụ thể trong việcácung cấp ứng dụng chức năng
đám mây

Máy trạm (Clients): Thông thường, Clients là những máy tính để bàn, nhưng
Clients cũng có thể là những laptop, tablet, hay các thiết bị di dộng.

Trung tâm dữ liệu (Datacenter) [1]: Trung tâm dữ liệu là tập hợp các máy chủ
nơi mà các ứng dụng của khách hàng đăng ký được lưu trữ. Xu hướng phát triển của
công nghệ hiện nay là ảo hóa máy chủ. Nghĩa là, phần mềm cho phép cài đặt nhiều thể
hiện máy chủ ảo để sử dụng. Theo cách này, ta có thể có hàng chục máy chủ ảo trên một
máy chủ thực
Máy chủ phân tán (Distributed Servers) [1]: Các máy chủ không đặt cùng một vị
trí mà các máy chủ này được đặt ở nhiều vị trí khác nhau Phương pháp này sẽ cũng cấp

các dịch vụ một cách linh hoạt hơn trong việc lựa chọn và bảo mật
1.1.3 Cơ sở hạ tầng
Cơ sở hạ tầng được triển khải theo nhiều cách và sẽ phụ thuộc vào các ứng dụng
và cách lựa chọn để xây dựng giải pháp đám mây Đây chính là một trong những ưu điểm
chính khi sử dụng đám mây Nhu cầu của bạn là cần một số lượng lớn máy chủ vượt xa
sự mong muốn hoặcáchi phí cho việcáchạy chúng. Ngồi ra, ta rất có thể chỉ cần một bộ
xử lí mạnh, do đó ta khơng muốn mua và chạy một server chuyên dụng. Giải phải đám
mây đáp ứng cả 2 nhu cầu đó - Điện tốn lưới (Grid Computing ) Điện toán lưới thường
bị nhầm lẫn với điện tốn đám mây, nhưng chúng khơngkhác nhau Điện tốn lưới ghép
tài nguyên của nhiều máy tính để giải quyết một vấn đề trong cùng một thời gian.
Ưu điểm :
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

7


Chương 1: Lưu trữ trực tuyến
-

Đây là Phương pháp hiệu quả về phí tổn để sử dụng một số lượng tài nguyên
máy tính.

-

Là cách để giải quyết các vấn đề khi cần một số lượng lớn toán phức tạp.

-

Tài nguyên nhiều máy tính có thể hợp tácáchia sẻ, mà khơng có một máy tính
nào quản lý.


Ảo hóa hồn tồn (Full virtualization) là một kĩ thuật mà trong đó cài đặt đầy đủ
một máy chạy trên một máy khác. Kết quả là một hệ thống sẽ có tất cả phần mềm đang
chạy trên server đều chạy trong một máy ảo.
Mục đích :
-

Chia sẻ một hệ thống máy tính giữa nhiều người dùng.

-

Cô lập những người sử dụng với nhau và cô lập những người sử dụng với
chương trình điều khiển.

-

Mơ phỏng phần cứng trên thiết bị khác

Ảo hóa một phần (Paravirtualization) Ảo hóa một phần cho phép nhiều hệ điều
hành chạy trên một thiết bị phần cứng tại cùng một thời điểm và hiệu quả hơn cho việc
sử dụng tài nguyên hệ thống, như vi xử lý và bộ nhớ. Ảo hóa một phần làm việc tốt nhất
với các dạng triển khai như:
-

Khôi phục sự cố (Disaster recovery) trong trường hợp một sự cố xảy ra, đối
tượng khách hàng có thể chuyển tới phần cứng kh cácho đến khi thiết bị có
thể được sử chữa.

-


Khả năng dịch chuyển (Magration) : Chuyển tới một hệ thống mới dễ hơn và
nhanh hơn bởi đối tượng khách hàng có thể được gỡ bỏ từ phần cứng cơ bản.

-

Quản lý dung lượng lưu trữ (Capacity management): bởi vì magration dễ
dàng, quản lý dung lượng lưu trữ đơn giản hơn cho việc thực thi. Dễ dàng
thêm nhiều khả năng xử lí hoặc dung lượng ổ cứng trong mơi trường ảo.

1.1.4 Những lợi ích của điện tốn đám mây
Một định nghĩa cho điện tốn đám mây có thể được đưa ra như là một mơ hình
máy tính mới mà ở đó dữ liệu và các dịch vụ được đặt tại các trung tâm dữ liệu có thể
mở rộng trong các đám mây và có thể được truy cập từ bất kỳ thiết bị nào qua internet.
Cung cấp các dịch vụ khác nhau trên các máy ảo đượcácấp phát trong một tập hợp
các máy tính vật lý lớn nằm trong đám mây Điện toán đám mây trở nên tập trung chỉ
khi chúng ta suy nghĩ về c i mà CNTT đã luôn luôn mong muốn - một cách để tăng năng
lực hoặc thêm các khả năng kh c nhau vào thiết lập hiện tại mà không cần đầu tư vào cơ
sở hạ tầng mới, đào tạo nhân viên mới hoặcácấp giấy phép mới phần mềm à đám mây
điện toán đã cung cấp một giải pháp tốt hơn
Khả năng tính tốn lớn và khả năng lưu trữ ở trong mơi trường phân tán của đám
mây Điện tốn đám mây phải làm thế nào để khai thác khả năng của các tài nguyên và
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

8


Chương 1: Lưu trữ trực tuyến

làm cho các tài nguyên sẵn sẵn sàng như một thực thể duy nhất mà có thể được thay đổi
để đ p ứng các nhu cầu hiện tại của người dùng Cơ sở của Điện toán đám mây là tạo ra

một tập các máy chủ ảo rộng lớn và khách hàng sẽ truy cập chúng. Bất thiết bị truy cập
b nào cũng có thể được sử dụng để truy cập vào các nguồn tài nguyên thơng qua các
máy chủ ảo Căn cứ vào tính tốn nhu cầu của khách hàng, cơ sở hạ tầng được phân bổ
cho khách hàng có thể được tăng lên hoặc hạ xuống.
Từ quan điểm kinh doanh điện toán đám mây là một phương pháp để giải quyết
khả năng mở rộng và những mối quan tâm cho các ứng dụng quy mơ lớn, trong đó bao
gồm việcáchi phí ít hơn. Bởi v tài nguyên được phân bổ cho khách hàng có thể dựa trên
nhu cầu khác nhau của khách hàng và có thể được thực hiện mà khơng phiền phức nào,
các nguyên cần thiết là rất ít.
Những đặc trưng của điện toán đám mây:
-

Tự Sửa Chữa: Bất kỳ ứng dụng hoặc dịch vụ nào đang chạy trong một mơi
trường điện tốn đám mây có một tính chất tự sửa chữa. Trong trường hợp
ứng dụng thất bại, ln ln có một dự phịng tức thời của ứng dụng sẵn sàng
để cho cơng việc khơng bị gi n đoạn. Có nhiều bản sao của cùng một ứng
dụng - mỗi bản cập nhật chính nó thường xun vì vậy ở những lần thất bại,
có ít nhất một bản sao của ứng dụng có thể lấy lên hoạt động mà thậm chí
khơng cần thay đổi nhỏ nào trong trạng thái chạy của nó.

-

Nhiều người sử dụng: Với điện toán đ m mây, bất kỳ ứng dụng nào cũng hỗ
trợ đa người dùng - đó là khái niệm dùng để chỉ nhiều người sử dụng đám
mây trong cùng thời gian. Hệ thống cho phép một số khách hàng chia sẻ cơ
sở hạ tầng được phân bổ cho họ mà không ai trong họ nhận biết về sự chia sẻ
này Điều này được thực hiện bởi việc ảo hóa các máy chủ trong một dải các
m y tính và sau đó cấp phát các máy chủ đến nhiều người sử dụng Điều này
được thực hiện theo cách mà trong đó sự riêng tư của người sử dụng và bảo
mật của dữ liệu của họ không bị tổn hại.


-

Khả năng mở rộng tuyến tính: Dịch vụ điện tốn đám mây có khả năng mở
rộng tuyến tính. Hệ thống có khả năng phân chia các luồng cơng việc thành
phần nhỏ và phục vụ nó qua cơ sở hạ tầng. Một ý tưởng chính xácácủa khả
năng mở rộng tuyến tính có thể được lấy từ thực tế là nếu một máy chủ có
thể xử lý 1000 giao dịch trong một giây, thì hai máy chủ có thể xử lý 2.000
giao dịch trong một giây.

-

Hướng dịch vụ: Hệ thống Điện toán đám mây là tất cả các dịch vụ th o định
hướng – những dịch vụ như vậy được tạo ra từ những dịch vụ rời rạc khác.
Rất nhiều dịch vụ rời rạc như vậy là sự kết hợp của nhiều dịch vụ độc lập
khác với nhau để tạo dịch vụ này Điều này cho phép việc tái sử dụng các dịch
vụ khác nhau sẵn có và đang được tạo ra. Bằng việc sử dụng các dịch vụ đã
được tạo ra trước đó, những dịch vụ khácácó thể được tạo ra từ đó

KHOA CƠNG NGHỆ THƠNG TIN

9


Chương 1: Lưu trữ trực tuyến
-

Thỏa thuận số lượng dịch vụ(Service level agreement-SLA): Thơng thường
các doanh nghiệp có thỏa thuận về số lượng dịch vụ. Khả năng mở rộng và
các vấn đề có sẵn có thể làm cho các thỏa thuận này bị phá vỡ. Tuy nhiên,

các dịch vụ điện toán đám mây là hướng LA, như việc khi hệ thống có kinh
nghiệm đạt đỉnh của tải, nó sẽ tự động điều chỉnh chính nó để tn thủ các
thỏa thuận ở cấp độ dịch vụ. Các dịch vụ sẽ tạo ra thêm những thực thể của
ứng dụng trên nhiều máy chủ để cho việc tải có thể dễ dàng quản lý.

-

Khả năng ảo hóa: Các ứng dụng trong điện tốn đám mây hoàn toàn t ch rời
khỏi phần cứng nằm bên dưới Mơi trường điện tốn đám mây là một mơi
trường ảo hóa đầy đủ.

-

Linh hoạt: Một tính năng kh cácủa các dịch vụ điện toán đám mây là chúng
linh hoạt. Chúng có thể được dùng để phục vụ rất nhiều loại cơng việcácó
khối lượng khác nhau từ tải nhỏ của một ứng dụng nhỏ cho đến tải rất nặng
của một ứng dụng thương mại.

1.1.5 Các mơ hình điện tốn đám mây
Dưới đây là mô h nh chung của điện toán đám mây - Hệ thống giao tiếp phần cứng
(Commodity Hardware)
-

Hệ thống máy chủ

-

Hệ thống lưu trữ

-


Hệ thống mạng

Nền tảng chạy dịch vụ (Platform as a Service)
-

Các hệ điệu hành chạy trên máy chủ • Các nền tảng chạy ứng dụng trên hệ
điều hành đó - Ứng dụng ( Applications)

-

Bao gồm các ứng dụng

-

Các hệ thống quản lý

1.

KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

10


Chương 1: Lưu trữ trực tuyến
Hình 1.1 Các mơ hình điện toán đám mây

1.1.5.1 Giải pháp hạ tầng như một dịch vụ (Infrastrucure as a Service -IaaS):
Giải pháp hạ tầng như một dịch vụ là một mơ hình triển khai ứng dụng mà ở đó
người cung cấp cho phép người dùng sử dụng dịch vụ theo yêu cầu. Những nhà cung

cấp IaaS có thể lưu trữ ứng dụng trên máy chủ của họ hoặc tải ứng dụng xuống thiết bị
của khách hàng sẽ vơ hiệu hóa sau khi kết thúc thời hạn. Một số phần mềm đượcácung
cấp như
-

Bùng nổ lên đám mây (Cloudbursting)

-

Điện tốn nhiều bên th (Multi-tenant computing).

-

Phân nhóm tài nguyên (Resource pooling).

-

Trình siêu giám sát (Hypervisor).

Một số lợi ích :
Đối với các doanh nghiệp, lợi ích lớn nhất của IaaS thể hiện qua một khái niệm
được gọi là cloudbursting - quá trình này giảm tải các tác vụ lên đám mây nhiều lần khi
cần nhiều tài nguyên tính tốn nhất. Tiềm năng để tiết kiệm vốn thơng qua việc bùng nổ
lên đám mây là rất lớn, vì các doanh nghiệp sẽ không cần phải đầu tư thêm các máy chủ
thường chỉ chạy 70% công suất hai hoặc ba lần trong năm, thời gian còn lại chỉ chạy 710% tải.
Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp để lợi dụng IaaS cho khả năng này, các bộ
phận CNTT phải có khả năng xây dựng và triển khai thực hiện phần mềm xử lý có khả
năng phân phối lại các quy trình xử lý lên một đám mây IaaS Có bốn lý do quan trọng
để xây dựng và triển khai thực hiện phần mềm có thể quản lý các quy trình phân phối
lại:

-

Việc phát triển cho một IaaS độc quyền của một nhà cung cấp cụ thể có thể
chứng tỏ là một sai lầm đắt gi nếu nhà cung cấp ngừng kinh doanh

-

Phần mềm phân phối tài nguyên tốt rất phức tạp và thường đòi hỏi các tài
nguyên nhà phát triển hàng đầu mà gi không hề rẻ ạn sẽ tiết kiệm cho mình
và tổ chứcácủa bạn rất nhiều thời gian và cácáchi phí khơng dự tính trước
được bằng cách dự kiến ngân sách từ trước nhiều hơn để mua tài ngun tốt
nhất mà bạn có thể tìm thấy

-

Bạn sẽ gửi đi những g để xử lý trong đám mây? iệc gửi các dữ liệu như là
thông tin nhận dạng c nhân, thơng tin tài chính, dữ liệu chăm sóc sức khỏ sẽ
đ dọa vi phạm tuân thủ quy định bảo vệ dữ liệu của Đạo luật arban s-Oxley
(OX), của Công nghiệp thẻ thanh toán (PCI), hoặcácủa Đạo luật di chuyển
và trách nhiệm về bảo hiểm y tế ( IPAA) của Mỹ

-

Cần phải hiểu rõ các mối nguy hiểm của việc gửi đi các quá trình xử lý quyết
định hoạt động hàng ngày của doanh nghiệp. Một ý tưởng tốt là bắt đầu bằng
cách vẽ một bảng và đặt các quá trình xử lý liên quan đến dữ liệu thiết yếu

KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

11



Chương 1: Lưu trữ trực tuyến

phải tuân thủ quy định vào một cột, các tác vụ thiết yếu cho kinh doanh vào
cột thứ hai, và các tác vụ không thiết yếu vào cột thứ ba sau đó, lập kế hoạch
cho phần mềm chỉ giảm tải các mục trong cột thứ ba trong vòng lặp đầu tiên

1.1.5.2 Giải pháp nền tảng như là một dịch vụ (Platform as a serivce PaaS).
Tiếp bước SaaS, Giải pháp nền tảng như là một dịch vụ là một mơ hình chuyển
giao ứng dụng khác. PaaS cung cấp tất các tài nguyên được yêu cầu và dịch vụ một cách
đầy đủ từ Internet, mà không phải tải xuống và cài đặt phần mềm.
Các đặc điểm :
-

Dịch vụ PaaS bao gồm các dịch vụ thiết kế, phát triển, kiểm tra, tạo trang
web, và quản lý ứng dụng.Web dựa trên giao diện người dùng và thường dựa
trên HTML và JavaScript.

-

Tích hợp ứng dụng b và cơ sở dữ liệu.

-

Hỗ trợ cho Simple Object Access Protocol (SOAP) và các giao diện khácácho
phép các dịch vụ PaaS tạo liên kết với dịch vụ web.

-


Hỗ trợ các kiến trúc để giúp loại bỏ những gì ảnh hưởng đến quá trình phát
triển ứng dụng bởi nhiều người sử dụng đồng thời PaaS thường bao gồm các
dịch vụ quản lý đồng thời, khả năng mở rộng, tránh lỗi đồng thời và bảo mật.
PaaS mạng lại cho nhà cung cấp tận dụng tài nguyên vô hạn của một cơ sở
hạ tầng đám mây Tất nhiên cáci vơ hạn của các tài ngun điện tốn đám
mây chỉ là một ảo ảnh, ở đây giới hạn dựa theo kích thước của cơ sở hạ tầng
PaaS cho các nhà phát triển là điện toán đám mây chỉ áp dụng cho các nhà
quản trị mạng

Nhưng sự hiểu lầm này bỏ qua nhiều khả năng mà điện toán đám mây mang lại
cho các nhóm phát triển và bảo đảm chất lượng.
-

Tiếp nhận và triển khai máy chủ

-

Cài đặt hệ điều hành, các môi trường thời gian chạy, kho lưu trữ kiểm soát
mã nguồn, và bất kỳ phần mềm trung gian cần thiết nào khác

-

Cấu hình hệ điều hành, các môi trường thời gian chạy, kho lưu trữ và phần
mềm trung gian bổ sung

-

Di chuyển hoặc sao chép mã hiện có

-


Kiểm tra và chạy mã chắcáchắn mọi thứ đang hoạt động

Để minh họa hai "thành phần" này, chúng ta hãy xem xét kỹ hơn vào các định
nghĩa của chúng. Một nền tảng điện toán, dưới dạng đơn giản nhất, đề cập đến một nơi
mà phần mềm có thể đượcáchạy một cách nhất quán miễn là mã đáp ứng đượcácác tiêu
chuẩn của nền tảng đó Các ví dụ phổ biến của các nền tảng gồm có Windo s™, Appl
Mac O X, và Linux® cho các hệ điều hành; Google Android, Windo s Mobil ®, và Appl
iO cho điện tốn di động; và Adobe® AI ™ hay Microsoft® NET Fram ork cho các
khung phần mềm Điều quan trọng cần nhớ là không phải bạn đang nói về chính phần
KHOA CƠNG NGHỆ THƠNG TIN

12


Chương 1: Lưu trữ trực tuyến

mềm mà là về nền tảng mà phần mềm được xây dựng để chạy trên đó. Mối quan hệ giữa
các nhóm điện tốn đám mây và các phần tử của PaaS

Hình 1.2 Mối Hình quan hệ của các kiến trúc

1.1.5.3 Giải pháp dịch vụ như là một dịch vụ (Software as a Service SaaS).
Các đối tượng khách hàng thay vì phải mua các máy chủ, phần mềm và phải trả
tiền cho khu vực đặt máy chủ tại các trung tâm dữ liệu, thì họ có thể thuê của các nhà
cung cấp dịch vụ điện toán đám mây và có thể chạy những thứ họ muốn. SaaS cho phép
ta thuê các tài nguyên như
-

Không gian máy chủ


-

Thiết bị mạng

-

Bộ nhớ

-

CPU

-

Không gian lưu trữ

SaaS khác với cácácông nghệ cũ, các ứng dụng, dữ liệu, quy trình kinh doanh sẽ
được quản lý tập trung. Việc kết hợp của nhiều công nghệ và dịch vụ tốt nhất sẽ được
đưa đến người dùng.
Hiện nay nhiều công ty áp dụng mô hình triển khai SaaS. Ví dụ bạn hãy tưởng
tượng có một ứng dụng web bán ra ngoài thị trường, bạn thấy rõ những dấu hiệu b o
trước sự thua lỗ của ứng dụng đó, rất mất thời gian setup một web ứng dụng cho một
máy chủ đơn lẻ và nhận ra rằng mẫu hình Phần mềm là dịch vụ SaaS trên một cơ sở hạ
tầng đám mây mà bạn đang hướng tới. Khi ứng dụng đã nằm trên hạ tầng SaaS bạn rất
dễ dàng cung cấp cho nhiều khách hàng. Các yếu tố ảnh hướng đến việcáchuyển đổi từ
một ứng dụng web thành ứng dụng SaaS bao gồm:
-

Ứng dụng phải hỗ trợ nhiều bên thuê.


-

Ứng dụng phải có một số mức tự đăng ký dịch vụ

-

Phải có cơ chế thuê bao/ tính cước hiện hành

-

Ứng dụng phải có khả năng mở rộng một cách hiệu quả

-

Phải có cácáchức năng hiện hành để theo dõi, cấu hình và quản lý ứng dụng
và những bên thuê.

KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

13


Chương 1: Lưu trữ trực tuyến
-

Phải có cơ chế để hỗ trợ nhận dạng và xác thực người dùng duy nhất

Tương lai một doanh nghiệp có thể tất cả các dịch vụ quản lý ứng dụng sẽ được
tập trung vào nền tảng aa như E P, M, Accounting,…


Hình 1.3 Giải pháp hạ tầng như một dịch vụ

1.2 Tổ chức lưu trữ và quản lý tài nguyên trên mạng
1.2.1 Cài đặt cơ bản và thêm file trong google drive
Giống với các thư mục trên máy tính, Google Drive cho phép sắp xếp các tập tin
trong các thư mục để thuận tiện quản lý. Tuy nhiên, các tập tin lưu trữ trên Google Drive
lại đến từ ba nguồn khác nhau và chúng được liệt kê ngay trên thanh công cụ bên trái
gồm: My Drive, Shared with me và Google Photos.

Hình 1.4 Thiết lập cơn bản trên Google Drive.

Nếu bạn đang tìm kiếm một tập tin thì có thể nó sẽ nằm ở bất kỳ nơi đâu trong ba
nguồn trên, và điều đó làm cho việc tìm kiếm trở nên khó khăn hơn. Giải pháp là bạn có
thể thêm bất kỳ tập tin hoặc thư mục nào vào drive của mình bằng cách kích chuột phải
lên tập tin hoặc thư mục muốn chuyển về drive của bạn, rồi chọn Add to My Drive.
Thao tác này sẽ thêm một shortcut từ file hoặc thư mục đó đến Drive của bạn. Bằng
cách đó, bạn có thể tìm thấy chúng nhanh chóng ngay trong mục My Drive mà khơng
cần phải tìm kiếm khắp nơi.

KHOA CƠNG NGHỆ THÔNG TIN

14


Chương 1: Lưu trữ trực tuyến

1.2.2 Sắp xếp theo các yếu tố khác nhau
Khi bấm nút Sort options (nút có biểu tượng mũi tên với chữ A và Z) bạn sẽ được
cung cấp các tùy chọn để sắp xếp dữ liệu theo tên, hoặc sửa đổi lần cuối, hoặc sửa đổi/mở

lần cuối bởi bạn bởi bạn. Đây là một công cụ khá đơn giản, nhưng nó thực sự rất hữu
ích trong việc tìm kiếm

Hình 1.5 Chọn kiểu sắp xếp.

1.2.3 Chọn file nhanh hơn
Cũng giống như trình quản lý file Windows Explorer, trên Google Drive hay các
Drive khác chức năng giữ shift, đồng thời click chuột hoặc click chuột rồi kéo sẽ giúp
bạn chọn được nhiều file cùng một lúc.

KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

15


Chương 1: Lưu trữ trực tuyến
Hình 1.6 Chọn tập tin liên tục.

Tương tự, việc chọn nhiều file rời nhau cũng được thực hiện tương tự nhưng thay
vì giữ shift ta phải giữ phím Ctrl.
1.2.4 Sử dụng cơng cụ tìm kiếm nâng cao
Tìm kiếm một tập tin bằng cách sử dụng thanh tìm kiếm ở trên cùng của màn hình
chắc chắn là cách tốt nhất để thực hiện, nhưng nếu sử dụng chức năng tìm kiếm nâng
cao thì hiệu quả tìm kiếm đạt được thậm chí cịn tốt hơn.

Hình 1.7 Sử dụng cơng cụ tìm kiếm nâng cao.

Khi nhấn chuột vào thanh tìm kiếm, trong menu xổ xuống bạn sẽ thấy có nhiều
loại tập tin khác nhau, giúp thu hẹp phạm vi tìm kiếm. Khi click vào một loại tập tin bất
kỳ, ví dụ như text thì bạn chọn Text documents, ngay lập tức sẽ xuất hiện một danh sách

tất cả các loại tập tin Text documents có trong Google Drive của bạn. Thực hiện tương
tự khi bạn muốn tìm kiếm các file PDF, bảng tính excel, video, power point.

KHOA CƠNG NGHỆ THÔNG TIN

16


Chương 1: Lưu trữ trực tuyến

Hình 1.8 xác định kiểu tập tin để tìm kiếm.

Ngồi việc tìm kiếm bằng các loại tập tin, bạn có thể bấm tùy chọn “More search
tools” ở dưới cùng của menu tìm kiếm để có thêm nhiều tùy chọn tìm kiếm nâng cao
khác, như tìm kiếm theo ngày sửa đổi, từ khóa chứa trong các tập tin, chủ sở hữu, chia
sẻ với ai,..

Hình 1.9 Tìm kiếm nhanh và chính xác với các tuỳ chọn.

Các tùy chọn này sẽ giúp tìm kiếm nhanh và chính xác tài liệu mình cần đang được
lưu trữ trong kho Google Drive khổng lồ.
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

17


Chương 1: Lưu trữ trực tuyến

1.2.5 Sử dụng màu sắc và dấu ngơi sao để tạo danh mục
Bạn có thể sắp xếp các thư mục thành một hệ thống theo cấp bậc một cách sinh

động bằng các màu sắc. Bạn hãy click chuột phải vào một thư mục, chọn Change color
rồi chọn một màu sắc mới cho thư mục đó.

Hình 1.10 Thay đổi màu cho đối tượng trong Drive.

Thay vì chỉ một màu xám như ban đầu, bạn sẽ có một thư mục với nhiều màu sắc
khác nhau giúp bạn dễ dàng tìm được tài liệu trong hàng đống dữ liệu trong Drive của
bạn.

Hình 1.11 Gắn thêm “sao” để đánh dấu.

Ngồi ra, bạn cịn có thẻ gắn sao cho thư mục đó bằng cách click chuột phải và
chọn “Add Star”. Mọi file tin và thư mục mà bạn đã gắn sao sẽ hiển thị khi bạn nhấp
vào menu Starred bên trái.
1.2.6 Xem trước tài liệu
Để chắc chắn bạn sẽ chọn đúng tài liệu mình cần, bạn có thể sử dụng nút xem trước
(biểu tượng con mắt) ở góc trên bên phải.

KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

18


Chương 1: Lưu trữ trực tuyến

Hình 1.12 Chức năng xem trước tài liệu.

Khi nhấp chuột vào một tập tin và nhấn nút Preview sẽ xuất hiện một cửa sổ nhỏ
hiển thị các nội dung bên trong tập tin để bạn kiểm tra lại tập tin. Cách này sẽ nhanh hơn
đáng kể so với việc bạn phải mở tập tin để xem đầy đủ trong một tab mới chỉ để xem

vài nội dung quan trọng bên trong đó.

Hình 1.13 Hiển thị nội dung cần xem.

Ngoài ra, nếu chỉ cần xem một phần nhỏ tài liệu, bạn có thể sử dụng chế độ xem
lưới để xem ảnh thu nhỏ của mỗi tài liệu trong Google Drive (bằng cách bấm nút Grid
view bên cạnh các nút Sort options trên thanh cơng cụ).

KHOA CƠNG NGHỆ THÔNG TIN

19


Chương 1: Lưu trữ trực tuyến

Hình 1.14 Hiển thị Grid View.

Mặc dù Grid view khơng có nhiều tiện ích như list view nhưng nhiều lúc nó vơ
cùng hữu dụng đối với bạn.
1.2.7 Kiểm tra lịch sử sửa đổi và chỉnh sửa
Chỉ với một cú nhấp chuột, bạn có thể biết ai đã mở hoặc sửa đổi tài liệu của mình,
kể cả tài liệu đó khơng phải là tài liệu Google.

Hình 1.15 Quản lý phiên bản của tập tin.

Để xem thông tin này, chỉ cần nhấp chuột phải và chọn Manage versions… Để
xem lịch sử chỉnh sửa một tài liệu Google, nhấp chuột phải và chọn View details, thao
tác này sẽ mở ra bảng thơng tin chi tiết ở phía bên phải của màn hình.

KHOA CƠNG NGHỆ THƠNG TIN


20


Chương 1: Lưu trữ trực tuyến

Hình 1.16 Xem chi tiết của tập tin bằng thành View Detail/Activity.

Thậm chí bạn có thể chọn Details để xem các thông tin chi tiết khác như: Ngày tập
tin được tạo, ngày sửa đổi, kích thước, vị trí, chủ sở hữu và những người có quyền truy
cập vào các tập tin.
1.2.8 Cho thêm file vào nhiều thư mục
Google Drive trước đây có tính năng gắn thẻ, cho phép bạn tìm các tập tin có liên
quan kể cả chúng không được lưu trữ cùng thư mục với nhau. Tuy nhiên nó đã bị gỡ bỏ,
và thay thế bằng một ứng dụng cho phép bạn thêm cùng một tập tin vào nhiều thư mục.

Hình 1.17 Thêm file vào nhiều thư mục.

Để sử dụng dứng dụng này, kích chuột phải vào tập tin bất kỳ và chọn “Open with”
sau đó chọn tiếp + Connect more apps. Sử dụng thanh tìm kiếm để tìm “Multifolder” và
thêm nó vào Google Drive của bạn. Bây giờ, chỉ cần kích chuột phải vào một tập tin
hoặc thư mục, nhấn Open with > Multifolder và bạn sẽ có thể thêm nó vào nhiều thư
mục khác nhau.

KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

21


Chương 1: Lưu trữ trực tuyến


1.2.9 Sử dụng các ứng dụng hỗ trợ google drive
Ngồi Multifolder, Google cịn có nhiều add-ons và các ứng dụng khác hỗ trợ việc
quản lý dữ liệu trên Google Drive mà bạn có thể lựa chọn tùy theo mục đích sử dụng
của mình. Ví dụ, File This là một ứng dụng tuyệt vời giúp bạn tự động hóa tổng hợp
các hóa đơn, phiếu thanh tốn, bản sao kê ngân hàng vào thư mục trên Drive của bạn.

Hình 1.18 Thêm ứng dụng hỗ trợ.

Với một tài khoản miễn phí trên Filethis.com, bạn có thể kết nối với 6 tài khoản
khác và được nâng cấp chúng trong 1 tuần.
Hay một ứng dụng khác cũng rất hữu dụng là Hidden Folder với chức năng cho
phép bạn ngăn chặn các ứng dụng khác xem một tập tin cụ thể nào đó trong Drive của
bạn. Dù Google Drive vốn đã khá bảo mật, nhưng ứng dụng này chắc chắn sẽ có ích
trong trường hợp bạn mất điện thoại.
1.3 Giới thiệu một vài dịch vụ lưu trữ trực tuyến miễn phí
1.3.1 Google Drive – lưu trữ trực tuyến dữ liệu.
Google là một trong những trang website tìm kiếm mà ít ai khơng biết đến. Hiện
nay Google cịn ra mắt dịch vụ tiện tích lưu trữ và chỉnh sửa trức tuyến với 15GB dung
lượng miễn phí cho người dùng. Điều này cho người dùng lưu trử nhiều dạng file như
Văn bản, Âm thanh, Video, PDF,… Với việc sử dụng rất dễ dàng bạn chỉ cần có một tài
khoản gmail và đăng nhập trên tất cả thiết bị việc lưu và chỉnh sửa cực kỳ đơn giản.
Khơng chỉ với máy tính mà Google Drive cịn đồng bộ với điện thoại. Bạn cịn có thể
mới những người bạn mình tham gia làm người chỉnh sửa các phần mềm này

KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

22



×