Tải bản đầy đủ (.pdf) (145 trang)

Giáo trình Thống kê doanh nghiệp (Nghề: Kế toán) - CĐ Kinh tế Kỹ thuật TP.HCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.05 MB, 145 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ - KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


GIÁO TRÌNH
MƠN HỌC: THỐNG KÊ DOANH NGHIỆP
NGÀNH/NGHỀ: KẾ TỐN
TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG

Thành phố Hồ Chí Minh tháng

năm


ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ - KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


GIÁO TRÌNH
MƠN HỌC: THỐNG KÊ DOANH NGHIỆP
NGÀNH/NGHỀ: KẾ TỐN
TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG

THÔNG TIN CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI
Họ tên: Nguyễn Thị Ngân
Học vị: Thạc sỹ Kế toán
Đơn vị: Khoa Kế toán tài chính
Email:


TRƯỞNG KHOA

TỔ TRƯỞNG
BỘ MƠN

CHỦ NHIỆM
ĐỀ TÀI

HIỆU TRƯỞNG
DUYỆT

Thành phố Hồ Chí Minh tháng

năm


TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thơng tin có thể được phép
dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh
thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.


LỜI GIỚI THIỆU
Thống kê doanh nghiệp là một môn khoa học, cung cấp cơ sở lý luận cho việc
thống kê hoạt động kinh doanh trên phạm vi nhỏ - phạm vi của một doanh nghiệp. Chẳng
hạn như: Thống kê, phân tích tình hình sử dụng các yếu tố sản xuất (sức lao động, tư liệu
lao động, đối tượng lao động); thống kê phân tích giá thành, hoạt động tài chính của
doanh nghiệp; Thống kê phân tích hiệu quả, lợi nhuận kinh doanh của doanh nghiệp, …
Thống kê doanh nghiệp là công cụ quản lý hữu hiệu nhằm nâng cao hiệu quả sản

xuất, kinh doanh của doanh nghiệp; đóng vao trị quan trọng trong sự hình thành, phát
triển của doanh nghiệp cũng như của nền kinh tế một quốc gia.
Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn của công tác dạy và học môn học Thống kê doanh
nghiệp, căn cứ theo chương trình đào tạo của Trường Cao đẳng Kinh tế kỹ thuật
TP.HCM; nhằm cung cấp cho giảng viên, học sinh, sinh viên các ngành Kinh tế, Tài
chính, Kế tốn những kiến thức cơ bản về thống kê doanh nghiệp, tính tốn thành thạo
các chỉ tiêu thống kê thông dụng trong các doanh nghiệp theo hệ thống chỉ tiêu SNA, biết
phương pháp phân tích kết quả và hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp,…Giáo trình
Thống kê doanh nghiệp được tiến hành biên soạn và trình bày ngắn gọn, bám sát yêu cầu
và cấu trúc của môn Thống kê doanh nghiệp với kết cấu gồm 6 chương, cụ thể như sau:
Chương 1: Đối tượng nghiên cứu của Thống kê doanh nghiệp
Chương 2: Thống kê kết quả sản xuất của doanh nghiệp
Chương 3: Thống kê lao động và thu nhập của lao động trong doanh nghiệp
Chương 4: Thống kê tài sản trong doanh nghiệp
Chương 5: Thống kê giá thành sản phẩm
Chương 6: Thống kê hiệu quả sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp
Giáo trình đã được Hội đồng khoa học của Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật
TP.HCM đánh giá và cho phép lưu hành nội bộ để làm tài liệu phục vụ công tác giảng dạy
và học tập của giảng viên, học sinh, sinh viên tại Trường.
1


Trong q trình biên soạn, tác giả đã có nhiều cố gắng để giáo trình đảm bảo được
tính khoa học, hiện đại và gắn kết với thực tiễn nghề nghiệp. Tuy nhiên, giáo trình cũng
khó tránh khỏi những thiếu sót về mặt nội dung cũng như hình thức. Tác giả rất mong
nhận được những ý kiến đóng góp, xây dựng của độc giả, của đồng nghiệp và của Hội
đồng khoa học để giáo trình ngày càng được hồn thiện hơn.

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng


năm

Chủ biên: Nguyễn Thị Ngân

2


MỤC LỤC
Lời giới thiệu ............................................................................................................ 01
Mục lục ..................................................................................................................... 03
Tổng quan về môn học Thống kê doanh nghiệp ...................................................... 09
Chương 1: Đối tượng nghiên cứu của Thống kê doanh nghiệp ............................... 11
1.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của TKDN .................................................. 11
1.2. Nhiệm vụ của TKDN......................................................................................... 13
1.3. Ý nghĩa, tác dụng của TKDN ............................................................................ 13
1.4. Cơ sở lý luận và cơ sở phương pháp luận của TKDN ....................................... 15
1.4.1. Cơ sở phương pháp luận của môn học ........................................................... 15
1.4.2. Cơ sở lý luận của môn học ............................................................................. 15
1.5. Tổ chức hạch tốn – thống kê và thơng tin phục vụ quản lý kinh doanh của doanh
nghiêp ....................................................................................................................... 15
1.5.1. Các bộ phận hợp thành hạch tốn – thống kê và thơng tin trong doanh nghiệp.
.................................................................................................................................. 15
1.5.2. Nguyên tắc tổ chức hạch tốn và tổ chức thơng tin trong doanh nghiệp ....... 16
1.5.2.1. Nguyên tắc tổ chức hạch toán thống nhất của doanh nghiệp ...................... 17
1.5.2.2. Nguyên tắc thực hiện thông tin trong doanh nghiệp ................................... 17
1.6. Bài tập Chương 1 ............................................................................................... 18
Chương 2: Thống kê Kết quả sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp .................. 19
2.1. Khái niệm, phân loại sản phẩm của doanh nghiệp ............................................ 19
2.1.1. Khái niệm ....................................................................................................... 19
2.1.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ......................... 20

2.1.3. Phân loại sản phẩm của doanh nghiệp............................................................ 21
2.2. Ý nghĩa, nhiệm vụ của thống kê kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
.................................................................................................................................. 22
2.2.1. Ý nghĩa ........................................................................................................... 22
2.2.2. Nhiệm vụ ........................................................................................................ 23
2.3. Phương pháp tính kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ................... 24
2.3.1. Nhóm chỉ tiêu tính bằng hiện vật ................................................................... 24
2.3.1.1. Chỉ tiêu hiện vật........................................................................................... 24
3


2.3.1.2. Chỉ tiêu hiện vật quy ước ............................................................................ 24
2.3.2. Nhóm chỉ tiêu tính bằng giá trị ....................................................................... 25
2.3.2.1. Giá trị sản xuất của doanh nghiệp ............................................................... 25
2.3.2.2. Giá trị gia tăng (hoặc giá trị tăng thêm) ...................................................... 34
2.3.2.3. Giá trị gia tăng thuần .................................................................................. 37
2.3.2.4. Tổng doanh thu của doanh nghiệp............................................................... 38
2.3.2.5. Lợi nhuận kinh doanh .................................................................................. 39
2.4. Kiểm tra tình hình sản xuất của doanh nghiệp .................................................. 40
2.4.1. Kiểm tra hoàn thành kế hoạch sản xuất một loại sản phẩm ........................... 40
2.4.2. Kiểm tra hoàn thành kế hoạch sản xuất nhiều loại sản phẩm ....................... 40
2.5. Thống kê chất lượng sản phẩm.......................................................................... 40
2.5.1. Trường hợp sản phẩm có chia bậc chất lượng................................................ 41
2.5.1.1. Phương pháp tỷ trọng .................................................................................. 41
2.5.1.2. Phương pháp đơn giá bình quân .................................................................. 43
2.5.1.3. Phương pháp hệ số phẩm cấp bình quân ..................................................... 44
2.5.2. Trường hợp sản phẩm không chia bậc chất lượng ......................................... 45
2.5.2.1. Đối với 1 loại sản phẩm ............................................................................... 45
2.5.2.2. Đối với nhiều loại sản phẩm ........................................................................ 46
2.5.3. Thống kê tỷ lệ sản phẩm hỏng trong sản xuất ................................................ 47

2.5.3.1. Đối với 1 loại sản phẩm ............................................................................... 47
2.5.3.2. Đối với nhiều loại sản phẩm ........................................................................ 47
2.6. Bài tập Chương 2 ............................................................................................... 48
Chương 3: Thống kê lao động và thu nhập của lao động trong doanh nghiệp ........ 53
3.1. Ý nghĩa tác dụng của lao động và thu nhập. Nhiệm vụ của thống kê lao động và
thu nhập lao động trong doanh nghiệp ..................................................................... 53
3.1.1. Ý nghĩa tác dụng của lao động và thu nhập của lao động .............................. 53
3.1.2. Nhiệm vụ của thống kê lao động và thu nhập lao động trong doanh nghiệp..54
3.2. Thống kê số lượng lao động của doanh nghiệp ................................................. 54
3.2.1. Phân loại lao động hiện có trong doanh nghiệp ............................................. 54
3.2.1.1. Căn cứ vào việc quản lí lao động và trả lương ............................................ 54
3.2.1.2. Căn cứ vào mục đích tuyển dụng và thời gian sử dụng .............................. 55
3.2.1.3. Căn cứ vào phạm vi hoạt động .................................................................... 55
4


3.2.1.4. Căn cứ vào chức năng của người lao động trong quá trình sản xuất .......... 55
3.2.2. Các chỉ tiêu thống kê số lượng lao động của doanh nghiệp ........................... 56
3.2.2.1. Chỉ tiêu số lượng lao động hiện có .............................................................. 56
3.2.2.2. Chỉ tiêu số lượng lao động bình quân trong kỳ ........................................... 56
3.2.3. Kiểm tra tình hình sử dụng số lượng lao động ............................................... 59
3.2.3.1. Phương pháp kiểm tra giản đơn................................................................... 59
3.2.3.2. Phương pháp kiểm tra có liên hệ với kết quả sản xuất ................................ 59
3.3. Thống kê năng suất lao động ............................................................................. 61
3.3.1. Khái niệm, ý nghĩa của thống kê NSLĐ ........................................................ 61
3.3.2. Phương pháp xác định mức NSLĐ................................................................. 61
3.3.3. Thống kê sự biến động của NSLĐ ................................................................. 62
3.3.3.1. Các chỉ số NSLĐ ......................................................................................... 62
3.3.3.2. Phân tích ảnh hưởng của các nhân tố thuộc về lao động đến tình hình biến
động giá trị sản xuất ................................................................................................. 63

3.3.3.3. Phân tích tình hình biến động của năng suất lao động theo các nhân tố sử dụng
lao động .................................................................................................................... 64
3.3.3.4. Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến NSLĐ bình quân .................................... 66
3.4. Thống kê thu nhập của lao động........................................................................ 68
3.4.1. Thu nhập và cấu thành thu nhập của người lao động trong doanh nghiệp ..... 68
3.4.2. Các chỉ tiêu phản ánh tình hình tiền lương của lao động trong doanh nghiệp
.................................................................................................................................. 69
3.4.2.1. Chỉ tiêu tổng quỹ lương ............................................................................... 69
3.4.2.2. Chỉ tiêu tiền lương bình qn ...................................................................... 70
3.4.2.3. Phân tích tình hình sử dụng tổng quỹ lương của công nhân sản xuất ......... 71
3.5. Bài tập Chương 3 ............................................................................................... 73
Chương 4: Thống kê tài sản trong doanh nghiệp ..................................................... 79
4.1. Thống kê tài sản cố định .................................................................................... 79
4.1.1. Khái niệm TSCĐ ............................................................................................ 79
4.1.2. Nhiệm vụ, ý nghĩa của thống kê TSCĐ trong doanh nghiệp ......................... 79
4.1.3. Phân loại TSCĐ trong doanh nghiệp .............................................................. 80
4.1.3.1. Phân loại TSCĐ theo hình thái biểu hiện .................................................... 80
4.1.3.2. Phân loại TSCĐ theo công dụng kinh tế ..................................................... 80
5


4.1.3.3. Phân loại tài sản cố định theo tình hình sử dụng ......................................... 81
4.1.3.4. Phân loại tài sản cố định theo quyền sở hữu ............................................... 81
4.1.4. Thống kê số lượng, kết cấu, hiện trạng TSCĐ trong doanh nghiệp ............... 82
4.1.4.1. Thống kê số lượng TSCĐ ............................................................................ 82
4.1.4.2. Thống kê kết cấu TSCĐ .............................................................................. 84
4.1.4.3. Thống kê hiện trạng TSCĐ.......................................................................... 84
4.1.5. Thống kê tình hình biến động TSCĐ ............................................................. 86
4.1.6. Thống kê hiệu quả sử dụng TSCĐ ................................................................. 87
4.1.6.1. Các chỉ tiêu thống kê hiệu quả sử dụng TSCĐ trong doanh nghiệp ........... 87

4.1.6.2. Phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố thuộc về TSCĐ đến tình hình
biến động kết quả sản xuất của doanh nghiệp .......................................................... 87
4.1.6.3. Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng tài sản cố định............ 88
4.2. Thống kê đầu tư dài hạn .................................................................................... 90
4.2.1. Khái niệm đầu tư dài hạn................................................................................ 90
4.2.2. Phân loại đầu tư dài hạn ................................................................................. 91
4.2.3. Đánh giá tình hình đầu tư dài hạn của doanh nghiệp ..................................... 91
4.2.3.1. Các chỉ tiêu phản ánh quy mô và cơ cấu đầu tư dài hạn ............................. 91
4.2.3.2. Đánh giá hiệu quả hoạt động đầu tư dài hạn của doanh nghiệp .................. 92
4.2.3.3. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt đồng đầu tư dài hạn của doanh
nghiệp ....................................................................................................................... 92
4.3. Thống kê tài sản lưu động ................................................................................. 93
4.3.1. Khái niệm, phân loại tài sản lưu động ............................................................ 93
4.3.2. Ý nghĩa, nhiệm vụ của thống kê TSLĐ .......................................................... 94
4.3.3. Thống kê kết cấu tài sản lưu động .................................................................. 94
4.3.4. Thống kê, phân tích tình hình sử dụng NVL trong doanh nghiệp.................. 94
4.3.4.1. Thống kê tình hình cung cấp NVL .............................................................. 94
4.3.4.2. Thống kê tình hình dự trữ NVL................................................................... 97
4.3.4.3. Thống kê thị trường NVL ............................................................................ 98
4.3.4.4. Thống kê tình hình sử dụng NVL................................................................ 99
4.3.4.5. Kiểm tra, phân tích tình hình sử dụng tổng khối lượng NVL ..................... 100
4.4. Bài tập Chương 4 ............................................................................................... 106
Chương 5: Thống kê giá thành sản phẩm ................................................................. 111
6


5.1. Khái niệm chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm ........................................... 111
5.2. Ý nghĩa, nhiệm vụ của thống kê giá thành sản phẩm ........................................ 112
5.2.1. Ý nghĩa ........................................................................................................... 112
5.2.2. Nhiệm vụ ........................................................................................................ 113

5.3. Phân tích kết cấu giá thành sản phẩm................................................................ 113
5.3.1. Kết cấu giá thành theo khoản mục chi phí ..................................................... 113
5.3.2. Kết cấu giá thành theo hình thức (Phương pháp) hạch tốn .......................... 114
5.3.3. Kết cấu giá thành theo đặc điểm chi phí ........................................................ 114
5.4. Phân tích tình hình biến động giá thành sản phẩm theo thời gian ..................... 115
5.4.1. Nghiên cứu sự biến động của giá thành một loại sản phẩm ........................... 115
5.4.2. Nghiên cứu biến động của giá thành nhiều loại sản phẩm ............................. 117
5.5. Phân tích tình hình hồn thành kế hoạch giá thành ........................................... 117
5.5.1. Đối với một loại sản phẩm ............................................................................. 117
5.5.2. Đối với nhiều loại sản phẩm ........................................................................... 118
5.6. Phân tích mối quan hệ giữa hồn thành kế hoạch giá thành sản phẩm với biến
động giá thành .......................................................................................................... 118
5.6.1. Trường hợp doanh nghiệp sản xuất 1 loại sản phẩm ...................................... 119
5.6.2. Trường hợp doanh nghiệp sản xuất nhiều loại sản phẩm ............................... 119
5.7. Phân tích ảnh hưởng của từng khoản mục chi phí đến giá thành sản phẩm...... 122
5.7.1. Phân tích khoản mục chi phí NVL trực tiếp ................................................... 122
5.7.1.1. Phân tích chi phí NVL trong giá thành đơn vị sản phẩm ............................ 122
5.7.1.2. Phân tích khoản mục chi phí NVL trong giá thành nhiều loại sản phẩm .... 123
5.7.2. Phân tích khoản mục chi phí nhân cơng trực tiếp .......................................... 125
5.7.2.1. Phân tích khoản mục chi phí nhân cơng trực tiếp trong giá thành đơn vị sản
phẩm ......................................................................................................................... 125
5.7.2.2. Phân tích khoản mục chi phí nhân cơng trực tiếp trong giá thành nhiều loại sản
phẩm ......................................................................................................................... 125
5.7.3. Phân tích khoản mục chi phí sản xuất chung ................................................. 126
5.7.3.1. Phân tích chi phí sản xuất chung trong giá thành đơn vị sản phẩm ............ 126
5.7.3.2. Phân tích chi phí sản xuất chung trong giá thành nhiều loại sản phẩm....... 127
5.7.4. Phân tích hiệu suất chi phí sản xuất................................................................ 127
Bài tập Chương 5 ...................................................................................................... 129
7



Chương 6: Thống kê hiệu quả sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp ................. 132
6.1. Khái niệm và tiêu chuẩn hiệu quả sản xuất kinh doanh .................................... 132
6.1.1. Khái niệm ....................................................................................................... 132
6.1.2. Tiêu chuẩn để đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp...... 133
6.2. Phân loại hiệu quả kinh tế ................................................................................. 134
6.2.1. Căn cứ theo phạm vi tính tốn ........................................................................ 134
6.2.2. Căn cứ theo nội dung tính tốn....................................................................... 135
6.2.3. Căn cứ theo phạm vi tính tốn ........................................................................ 135
6.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh tronh doanh nghiệp ......... 135
6.3.1. Hiệu quả kinh tế của việc sử dụng vốn cố định .............................................. 135
6.3.1.1. Hiệu quả sử dụng vốn cố định ..................................................................... 135
6.3.1.2. Hiệu suất sử dụng vốn cố định .................................................................... 136
6.3.1.3. Khả năng sinh lợi của tài sản cố định .......................................................... 136
6.3.1.4. Khả năng sinh lợi của vốn cố định .............................................................. 136
6.3.2. Hiệu quả kinh tế của việc sử dụng vốn lưu động ........................................... 136
6.3.2.1. Số vòng quay của vốn lưu động .................................................................. 136
6.3.2.2. Kỳ luân chuyển bình quân của vốn lưu động .............................................. 137
6.3.2.3. Mức đảm nhiệm của vốn lưu động .............................................................. 138
6.3.2.4. Khả năng sinh lợi của vốn lưu động ............................................................ 138
6.3.2.5. Phân tích sự biến động vốn lưu động bình quân sử dụng trong kỳ ............. 138
Bài tập Chương 6 ...................................................................................................... 139

8


GIÁO TRÌNH MƠN HỌC
Tên mơn học: Thống kê doanh nghiệp
Mã mơn học: MH3104123
Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trị của mơn học:

Vị trí: Mơn học Thống kê doanh nghiệp nằm trong nhóm kiến thức cơ sở được bố
trí giảng dạy sau khi đã học xong các mơn chung.
Tính chất: Môn học Thống kê doanh nghiệp với thời lượng 45 giờ (Lý thuyết:15
giờ; Thực hành, thảo luận, bài tập: 28 giờ, Kiểm tra 02: giờ) là môn học bắt buộc trong
Chương trình đào tạo Cao đẳng ngành Kế tốn doanh nghiệp
Ý nghĩa và vai trị của mơn học/mơ đun: Thống kê doanh nghiệp cung cấp các
kiến thức để học sinh, sinh viên có thể thực hiện thống kê các yếu tố của hoạt động sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp như: tài sản cố định, tài sản lưu động, lao động, chi phí
sản xuất, giá thành sản phẩm, kết quả sản xuất, kết quả kinh doanh cũng như giúp học
sinh, sinh viên có thể phân tích được các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả sản xuất, hiệu quả
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp,…
Mục tiêu của môn học/mô đun:
– Về kiến thức:
 Trình bày được ý nghĩa, đối tượng, phạm vi nghiên cứu, cơ sở lý luận, nhiệm vụ
của thống kê doanh nghiệp.
 Trình bày được cách tổ chức hạch tốn – thống kê của doanh nghiệp.
 Trình bày được ý nghĩa, nhiệm vụ, khái niệm, phân loại sản phẩm, thống kê chất
lượng sản phẩm.
 Trình bày được ý nghĩa, tác dụng, nhiệm vụ của lao động và thu nhập.
 Trình bày được ý nghĩa, nhiệm vụ, phân loại, kết cấu, hiên trạng của từng loại tài
sản trong doanh nghiệp.

9


 Trình bày được ý nghĩa, khái niệm nghiên cứu giá thành sản phẩm, kết cấu giá
thành sản phẩm của doanh nghiệp
 Trình bày được khái niệm, tiêu chuẩn, phân loại, các chi tiêu đánh giá hiệu quả sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp
– Về kỹ năng:

 Vận dụng được các phương pháp tính chỉ tiêu giá trị sản xuất và giá trị tăng thêm
vào từng ngành kinh tế.
 Vận dụng các thống kê số lượng lao động, thống kê năng suất lao động, thống kê
thu nhập tại đơn vị và phân tích các nhân tố ảnh hưởng.
 Vận dụng được các chỉ tiêu thống kê để đánh giá hiệu quả sử dụng từng loại tài
sản tại doanh nghiệp.
 Vận dụng được các phương pháp thơng kê để phân tích các nhân tố ảnh hưởng giá
thành sản phẩm tại đơn vị.
 Vận dụng được các chỉ tiêu thống kê để đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp
– Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:
 Người học tiếp nhận và nghiên cứu nội dung bài giảng, rèn luyện kỹ năng trình
bày tóm tắt nội dung chính trong từng chương.
 Rèn luyện tư duy logic hình thành phương pháp học chủ động, nghiêm túc, nhớ
lâu về phương pháp tính tốn, cách xử lý tình huống từ các ví dụ, bài tập.

10


Thống kê doanh nghiệp

Chương 1: Đối tượng nghiên cứu của Thống kê
doanh nghiệp

Chương 1:
ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
CỦA THỐNG KÊ DOANH NGHIỆP
Giới thiệu:
Chương 1 giới thiệu các vấn đề cơ bản của Thống kê doanh nghiệp bao gồm: Đối
tượng và phạm vi nghiên cứu của TKDN; Nhiệm vụ của TKDN; Ý nghĩa, tác dụng của

TKDN; Cơ sở lý luận và cơ sở phương pháp luận của TKDN; Tổ chức hạch toán –
thống kê và thông tin phục vụ quản lý kinh doanh của doanh nghiêp. Đồng thời đưa ra
một số câu hỏi giúp người học củng cố các kiến thức trọng tâm của Chương.
Mục tiêu:
Mục tiêu của chương này là giúp người đọc có thể trình bày được: đối tượng,
phạm vi nghiên cứu của Thống kê doanh nghiệp; nhiệm vụ, ý nghĩa và tác dụng của
Thống kê doanh nghiệp; Cơ sở lý luận và cơ sở phương pháp luận của Thống kê doanh
nghiệp. Đồng thời trình bày được phương pháp tổ chức hạch tốn – thống kê trong
doanh nghiệp
Nội dung chính:
1.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của TKDN
Thống kê doanh nghiệp (TKDN) là một môn học trong hệ thống môn học thống
kê, nghiên cứu mặt lượng trong mối liên hệ chặt chẽ với mặt chất của các hiện tượng
và sự kiện xảy ra trong phạm vi doanh nghiệp và ngồi phạm vi doanh nghiệp có liên
quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp qua từng thời gian nhất định. Cụ thể,
TKDN nghiên cứu về:
(1) Các hiện tượng và sự kiện liên quan đến hoạt động kinh doanh của Doanh
nghiệp
Các hiện tượng và sự kiện về kinh doanh sản xuất của doanh nghiệp hoặc có
liên quan đến hoạt động kinh doanh sản xuất của doanh nghiệp được coi là đối tượng
nghiên cứu của TKDN bao gồm:
 Các hiện tượng về lao động, tài sản, vốn… sử dụng trong kinh doanh sản xuất
của doanh nghiệp. Các sự kiện về tình hình kinh doanh, tình hình sử dụng và kết quả

KHOA KẾ TỐN - TÀI CHÍNH

11


Thống kê doanh nghiệp


Chương 1: Đối tượng nghiên cứu của Thống kê
doanh nghiệp

sử dụng các yếu tố cơ sở vật chất kỹ thuật, lao động; kết quả hoạt động tài chính, kết
quả cuối cùng và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp trong từng thời gian.
 Các hiện tượng và sự kiện về nhu cầu tiêu dùng của xã hội, về tiêu thụ sản
phẩm trên thị trường trong nước và ngồi nước; về biến động của kinh tế, chính trị, xã
hội, thị trường, giá cả hàng hóa, giá cả cổ phiếu, tỷ giá hối đoái, … xảy ra trong nước,
trong khu vực, trên thế giới; sự phát triển tồn tại của các đơn vị kinh tế, của các đối thủ
cạnh tranh… diễn ra bên ngồi doanh nghiệp nhưng có liên quan trực tiếp hoặc gián
tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
 Các hiện tượng thiên nhiên tác động đến tình hình và kết quả hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp …
(2) Hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp:
Hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp là những công việc mà lao động của
Doanh nghiệp đã tham gia hoàn thành nhằm mục tiêu thỏa mãn nhu cầu của các đối
tượng tiêu dùng không tự làm được hoặc không đủ điều kiện tự làm, cuối cùng thu
được lợi nhuận.
Những hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp bao gồm hoạt động kinh doanh
sản xuất sản phẩm vật chất, hoạt động kinh doanh dịch vụ sản xuất, hoạt động kinh
doanh thương mại. Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là những kết quả
hàng hóa mang lại lợi ích kinh tế nhất định góp phần thỏa mãn nhu cầu sản xuất và
nhu cầu tiêu dung của xã hội.
(3) Các bộ phận tổ chức hoạt động sản xuất của doanh nghiệp.
Để tiến hành hoạt động sản xuất sản phẩm hoặc hoạt động dịch vụ sản xuất của
một doanh nghiệp, cần tổ chức các bộ phận sản xuất chủ yếu trong doanh nghiệp như
sau:
Các bộ phận sản xuất chính: gồm các bộ phận trực tiếp tham gia nhiệm vụ sản
xuất sản phẩm của doanh nghiệp. Hoạt động của các bộ phận sản xuất chính quyết

định kết quả thực hiện mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp. Trong doanh nghiệp
công nghiệp gọi là các phân xưởng chính hay các phân xưởng cơ bản.
Các bộ phận sản xuất phụ trợ, phụ thuộc: là các bộ phận mà kết quả hoạt động
sản xuất của nó chủ yếu phụ thuộc cho hoạt động của các bộ phận sản xuất chính của
KHOA KẾ TỐN - TÀI CHÍNH

12


Thống kê doanh nghiệp

Chương 1: Đối tượng nghiên cứu của Thống kê
doanh nghiệp

doanh nghiệp, góp phần hồn thành mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp. Trong
doanh nghiệp công nghiệp gọi là các phân xưởng phụ trợ, phụ thuộc.
Các hoạt động sản xuất sản phẩm phụ là các bộ phận được tổ chức để tận dụng
phế liệu, phế thải và một phần nguyên liệu chính để sản xuất những sản phẩm phụ đáp
ứng như cầu tiêu dùng của xã hội và tăng thêm doanh thu cho doanh nghiệp. Trong
doanh nghiệp công nghiệp gọi là phân xưởng sản xuất sản phẩm phụ (phân xưởng sản
xuất phụ).
Các bộ phận hoạt động kinh doanh khác ngồi tính chất hoạt động kinh doanh
sản xuất chính của doanh nghiệp. Những bộ phận sản xuất này được hình thành nhằm
tận dụng khai thác lực lượng lao động vốn có, phục vụ đời sống, tăng thu nhập cho
người lao động của doanh nghiệp. Trong doanh nghiệp công nghiệp có đội xây dựng
cơ bản, đội nơng nghiệp, v.v…
1.2. Nhiệm vụ của TKDN
Thống kê doanh nghiệp thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu dưới đây:
– Nghiên cứu đề xuất các phương pháp thu thập thông tin thống kê kịp thời, chính
xác, đầy đủ phản ánh tình hình sử dụng và hiệu quả sử dụng các yếu tố của quá trình

sản xuất, đồng thời nghiên cứu kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp trong từng thời kỳ
– Thu thập thơng tin phản ánh tình hình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, thống kê
phân tích giá thành, giá bán và xác định mức cầu thị trường, để điều chỉnh kế hoạch
sản xuất cho thích hợp
– Thống kê và phân tích tình hình sử dụng và hiệu quả sử dụng các yếu tố cơ sở
vật chất, vốn, lao động, nguyên vật liệu trong kinh doanh sản xuất và kết quả hoạt
động kinh doanh sản xuất của doanh nghiệp ở từng thời kỳ.
– Thống kê phân tích hiệu quả kinh doanh, lợi nhuận kinh doanh của doanh
nghiệp.
– Thống kê phân tích lựa chọ quyết định đúng đắn cho hương phát triển kinh
doanh của doanh nghiệp trong thời gian trước mắt và lâu dài.
1.3. Ý nghĩa, tác dụng của TKDN

KHOA KẾ TOÁN - TÀI CHÍNH

13


Thống kê doanh nghiệp

Chương 1: Đối tượng nghiên cứu của Thống kê
doanh nghiệp

Thống kê doanh nghiệp (TKDN) là một môn học trong hệ thống môn học thống
kê, nghiên cứu mặt lượng trong mối liên hệ chặt chẽ với mặt chất của các hiện tượng
và sự kiện xảy ra trong phạm vi Doanh Nghiệp và ngồi phạm vi Doanh Nghiệp có
liên quan đến hoạt động kinh doanh của Doanh Nghiệp qua từng thời gian nhất định.
Trên góc độ lí luận, TKDN nghiên cứu mặt lí luận của thống kê hoạt động kinh
doanh trên phạm vi vi mô - phạm vi của một doanh nghiệp. Như nghiên cứu các phạm

trù kinh tế trong phạm vi doanh nghiệp; nghiên cứu hệ thống chỉ tiêu thống kê phân
tích mọi hoạt động kinh doanh sản xuất, kinh doanh dịch vụ của doanh nghiệp, nghiên
cứu phương pháp tính hệ thống chỉ tiêu phân tích và nghiên cứu ứng dụng phương
pháp thống kê cơ bản để phân tích tình hình hoạt động kinh doanh và quản lí kinh
doanh của Doanh Nghiệp; phân tích các nhân tố thị trường, những hiện tượng và sự
kiện bên ngoài Doanh nghiệp tác động đến tình hình kết quả và hiệu quả kinh doanh
của Doanh Nghiệp.
Trên góc độ ứng dụng thực tế TKDN là một trong những cơng cụ quản lí sắc
bén, có hiệu lực hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp, TKDN cung cấp thông tin
trên từng mặt hoạt động kinh doanh, quản lí kinh doanh của Doanh nghiệp bằng một
hệ thống chỉ tiêu thống kê phù hợp; cung cấp những thơng tin cần thiết làm căn cứ
phân tích đánh giá, nhận định tình hình để cấp chỉ huy Doanh nghiệp lựa chọn hành
động có lợi nhất, để ra quyết định đúng đắn về phương hướng phát triển của Doanh
nghiệp.
TKDN đóng vai trò và tác dụng quan trọng đối với sự hình thành, phát triển, tồn
tại của doanh nghiệp. Từ lúc doanh nghiệp hình thành, doanh nghiệp cần có các thơng
tin về thị trường, về sản phẩm, về nhu cầu, thị hiếu của khách hàng, về thị phần và các
đối thủ cạnh tranh. Khi DN hoạt động, phát triển, mở rộng quy mô, doanh nghiệp cần
thông tin về tài sản, nguồn vốn, lao động, giá cả sản phẩm, quy trình cơng nghệ, năng
suất lao động, thị phần, nhu cầu thị trường tiềm năng, đối thủ cạnh tranh, những chính
sách của nhà nước, các văn bản pháp luật liên quan, …
Khi doanh nghiệp phá sản, doanh nghiệp cũng cần thống kê lại tình hình tài sản,
nợ phải trả và các yếu tố khác để có thể hồn tất thủ tục phá sản, giải thể theo quy

KHOA KẾ TỐN - TÀI CHÍNH

14


Thống kê doanh nghiệp


Chương 1: Đối tượng nghiên cứu của Thống kê
doanh nghiệp

định. Do vậy, TKDN cung cấp các thông tin cần thiết để nhà quản trị doanh nghiệp
hoạch định chiến lược phát triển doanh nghiệp theo thời gian.
1.4. Cơ sở lý luận và cơ sở phương pháp luận của TKDN
1.4.1. Cơ sở phương pháp luận của môn học
Cơ sở phương pháp luận của Thống kê học nói chung và Thống kê doanh
nghiệp nói riêng là chủ nghĩa duy vật biện chứng. Thống kê luôn biểu hiện mặt lượng
của hiện tượng kinh tế xã hội, thơng qua mặt lượng nói lên mặt chất. Thống kê doanh
nghiệp lấy chủ nghĩa duy vật biện chứng làm cơ sở lý luận, điều đó được thể hiện trên
các phương diện sau:
 Phải phân tích và đánh giá quá trình hoạt động của doanh nghiệp trong trạng
thái động.
 Xem xét các mặt, các hoạt động, các quá trình kinh doanh của doanh nghiệp
trong mối quan hệ biện chứng, quan hệ nhân quả.
 Xây dựng các phương pháp đo lường, các chỉ tiêu và các công thức tính tốn
mang tính hệ thống, logic.
1.4.2. Cơ sở lý luận của môn học
Cơ sở lý luận của môn học là các học thuyết kinh tế của chủ nghĩa Mác Lênin
và kinh tế thị trường. Các môn khoa học này trang bị cho các nhà thống kê hiểu nội
dung kinh tế của các chỉ tiêu thống kê một cách sâu sắc.
Ngồi ra, thống kê cịn là cơng cụ phục vụ cơng tác quản lý, vì vậy phải lấy
đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước làm cơ sở lý luận
1.5. Tổ chức hạch tốn – thống kê và thơng tin phục vụ quản lý kinh doanh của
doanh nghiêp
1.5.1. Các bộ phận hợp thành hạch toán – thống kê và thơng tin trong doanh
nghiệp.
Để có các thơng tin số liệu và thơng tin tình hình hoạt động kinh doanh từng

thời kỳ của doanh nghiệp phục vụ nghiên cứu chiến lược kinh doanh, nghiên cứu xây
dựng kế hoạch kinh doanh cụ thể, doanh nghiệp cần có tổ chức hạch tốn thống kê và
thông tin đủ mạnh và hợp lý. Tổ chức hạch tốn – thống kê và thơng tin trong doanh
nghiệp bao gồm các bộ phận hợp thành dưới đây:
KHOA KẾ TỐN - TÀI CHÍNH

15


Thống kê doanh nghiệp

Chương 1: Đối tượng nghiên cứu của Thống kê
doanh nghiệp

Tổ chức hạch toán doanh nghiệp bao gồm các bộ phận: bộ phận hạch toán
thống kê, bộ phận hạch toán kế toán, bộ phận hạch toán trong nghiệp vụ kinh tế kỹ
thuật. Các bộ phận hạch toán thực hiện thu thập thông tin, tổng hợp các thông tin, xử
lý thơng tin, phân tích đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh, kết quả và hiệu quả
kinh doanh của doanh nghiệp, lưu trữ thông tin.
Bộ phận công tác tài chính của doanh nghiệp: là bộ phận quản lý vốn kinh
doanh của doanh nghiệp. Bộ phận này thực hiện chức năng thu thập thông tin, xử lý
thông tin các thông tin, cung cấp thông tin về nguồn vốn, phân phối vốn cho hoạt động
kinh doanh, cân đối công nợ, khả năng tích lũy và bảo tồn vốn kinh doanh của doanh
nghiệp.
Bộ phận công tác kế hoạch và xây dựng các định mức kinh tế - kỹ thuật: bộ
phận này thực hiện cung cấp các thông tin dự kiến về các mặt hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp, thông tin về tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới và các thông số kinh tế
kỹ thuật và tình hình thực hiện định mức kinh tế kỹ thuật.
Bộ phận tổ chức lao động kinh doanh và cung ứng vật tư kỹ thuật của doanh
nghiệp. Bộ phận này cung cấp thông tin về điều hành xử lý phân công lao động, tổ

chức cung ứng vật tư kỹ thuật đảm bảo tiến hành hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp, cung cấp thông tin về nguồn dự trữ và cung ứng vật tư, giá cả vật tư, tồn kho
và dự trữ vật tư, giá cả lao động, kết quả và hiệu quả sử dụng lao động, vật tư trong
kinh doanh của doanh nghiệp.
Bộ phận tập trung thông tin, tổng hợp xử lý và lưu giữ các thơng tin số liệu, tình
hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp qua các thời kỳ bằng hệ thống mạng máy
vi tính. Bộ phận này là trung tâm của hệ thống thông tin trong doanh nghiệp.
1.5.2. Nguyên tắc tổ chức hạch tốn và tổ chức thơng tin trong doanh nghiệp.
Để cung cấp thơng tin số liệu và thơng tin tình hình về hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp một cách đầy đủ, kịp thời, chính xác, tin cậy cho các bộ phận, đối
tượng quản lý kinh doanh trong phạm vi doanh ngiệp hoặc ra bên ngoài doanh nghiệp,
cần tổ chức hạch tốn và tổ chức thơng tin theo các ngun tắc thống nhất.

KHOA KẾ TỐN - TÀI CHÍNH

16


Thống kê doanh nghiệp

Chương 1: Đối tượng nghiên cứu của Thống kê
doanh nghiệp

1.5.2.1. Nguyên tắc tổ chức hạch toán thống nhất của doanh nghiệp:
Nguyên tắc tổ chức hạch toán thống nhất biểu hiện thống nhất trên các mặt:
– Thống nhất về hệ thống chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật theo yêu cầu quản lý kinh
doanh mà từng bộ phận phải theo dõi.
– Thống nhất về nội dung kinh tế của chỉ tiêu; phương pháp thu thập tổng hợp số
liệu, tình hình; phương pháp tính tốn các chỉ tiêu; phương pháp xử lý, phân tích từng
chỉ tiêu cụ thể và tồn bộ các chỉ tiêu trong hệ thống… để có thể có được kết quả phân

tích xác đáng và kết quả dự đốn tình hình đáng tin cậy.
– Thống nhất phân cơng theo dõi, tính tốn, xử lý thơng tin theo từng chỉ tiêu
giữa các bộ phận hạch toán trong doanh nghiệp, tạo ra một mạng lưới thống nhất thông
tin trong doanh nghiệp. Cụ thể là: Bộ phận hạch toán thống kê thu thập, xử lý các
thông tin số liệu và tình hình về kết quả hoạt động kinh doanh, sử dụng các yếu tố kinh
doanh. Bộ phận hạch toán kế tốn cung cấp các thơng tin về chi phí sản xuất, giá thành
sản phẩm, tiền lương. Bộ phận hạch tốn nghiệp vụ tổng hợp và xử lý các thơng tin
tình hình tài sản cố định, thiết bị máy móc, vật tư, chất lượng sản phẩm.
– Thống nhất về tổ chức hạch tốn – thơng tin phù hợp với tổ chức quản lý kinh
doanh của doanh nghiệp.
1.5.2.2. Nguyên tắc thực hiện thông tin trong doanh nghiệp
Thực hiện thông tin trong doanh nghiệp theo những nguyên tắc cơ bản:
– Trao đổi thông tin giữa các bộ phận quản lý doanh nghiệp theo nguyên tắc tự
nguyện, bình đẳng, các bên tham gia đều có lợi và cùng lợi ích chung của doanh
nghiệp.
– Thực hiện nguyên tắc này là chỉ thông tin khi cần thiết, tránh thơng tin áp đặt,
gị ép, khơng cần thiết đối với bên tham gia, gây lãng phí trong thơng tin.
– Tín hiệu thơng tin phải rõ ràng, ngắn gọc xúc tích đạt hiệu quả cao trong sử
dụng và truyền tin. Tránh những thông tin gây hiểu lầm cho đối tượng nhận tin.
– Thông tin cung cấp phải kịp thời, đầy đủ, chính xác đảm bảo đủ độ tin cậy,
tránh các thông tin gây nhiễu làm giảm chất lượng thơng tin.
– Bảo đảm tính lưu trữ, lũy kế thơng tin để quan sát đánh giá hiện tượng biến
động liên tục qua thời gian phát triển.
KHOA KẾ TOÁN - TÀI CHÍNH

17


Thống kê doanh nghiệp


Chương 1: Đối tượng nghiên cứu của Thống kê
doanh nghiệp

1.6. Bài tập Chương 1
Câu 1: Trình bày ý nghĩa, tác dụng của thống kê trong doanh nghiệp
Câu 2: Trình bày nhiệm vụ của thống kê doanh nghiệp
Câu 3: Trình bày ngun tắc thực hiện thơng tin trong doanh nghiệp?
Câu 4: Trình bày cơ sở lý luận và cơ sở phương pháp luận của thống kê doanh nghiệp

KHOA KẾ TỐN - TÀI CHÍNH

18


Chương 2: Thống kê Kết quả sản xuất
của doanh nghiệp

Thống kê doanh nghiệp

Chương 2:
THỐNG KÊ KẾT QUẢ SẢN XUẤT CỦA DOANH NGHIỆP
Giới thiệu:
Chương 2 giới thiệu các nội dung kiến thức liên quan đến kết quả sản xuất của
doanh nghiệp bao gồm: Khái niệm, đặc điểm về kết quả sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp; Ý nghĩa, nhiệm vụ của thống kê kết quả sản xuất kinh doanh; Hệ thống
các chỉ tiêu thống kê kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; Kiểm tra tình
hình sản xuất của doanh nghiệp; Thống kê chất lượng sản phẩm. Đồng thời đưa ra một
số câu hỏi và bài tập từ cơ bản đến nâng cao giúp người học cũng cố kiến thức và
thành thạo hơn trong việc tính tốn các chỉ tiêu thống kê kết quả sản xuất của doanh
nghiệp.

Mục tiêu:
Mục tiêu của chương này là giúp người học có thể trình bày được khái niệm,
đặc điểm, bản chất của hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; Trình bày
được ý nghĩa, nhiệm vụ của thống kê kết quả sản xuất kinh doanh; Liệt kê và trình bày
được tên gọi, phương pháp tính các chỉ tiêu thống kê kết quả sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp. Đồng thời, vận dụng được các kiến thức để có thể tính tốn, xác định,
phân tích các chỉ tiêu thống kê, mối quan hệ và ảnh hưởng của các nhân tố đến kết quả
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Nội dung chính:
2.1. Khái niệm, phân loại sản phẩm của doanh nghiệp
2.1.1. Khái niệm
Hoạt động sản xuất của doanh nghiệp là toàn bộ các hoạt động của doanh
nghiệp để tạo ra sản phẩm vật chất và sản phẩm dịch vụ nhằm thoả mãn các nhu cầu
khác nhau của dân cư và xã hội.
Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là những hoạt động mà doanh nghiệp
thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến
tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi.
Như vậy, Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là hoạt động sáng
tạo ra sản phẩm vật chất và dịch vụ cung cấp cho nhu cầu xã hội nhằm mục tiêu kiếm
KHOA KẾ TOÁN - TÀI CHÍNH

19


Thống kê doanh nghiệp

Chương 2: Thống kê Kết quả sản xuất
của doanh nghiệp

lời. Các hoạt động này chịu sự chi phối bởi các quy luật kinh tế khách quan, trong quá

trình phát triển nền kinh tế theo cơ chế thị trường dưới sự quản lý vĩ mô của nhà nước
theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Chính vì thế địi hỏi các hoạt động sản xuất kinh
doanh phải tuân thủ theo các quy luật kinh tế của sản xuất hàng hoá như quy luật cung
cầu, giá trị, cạnh tranh. Đồng thời các hoạt động này còn chịu tác động của các nhân tố
bên trong, đó là tình hình sử dụng các yếu tố sản xuất, tình hình sản xuất, tiêu thụ, giá
cả các chính sách tiếp thị, khuyến mãi… và các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp như sự
thay đổi về cơ chế, chính sách thuế, tỷ giá ngoại tệ, chính sách ưu đãi đầu tư, …
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là những sản phẩm
mang lại lợi ích tiêu dùng xã hội được thể hiện sản phẩm vật chất hoặc sản phẩm phi
vật chất. Những sản phẩm này phải phù hợp với lợi ích kinh tế và phải được người tiêu
dùng chấp nhận. Như vậy kết quả sản xuất của doanh nghiệp phải đạt được các điều
kiện sau:
 Phải là thành quả lao động do lao động của doanh nghiệp đó làm ra
 Phải là sản phẩm hữu ích
 Được tính trong một khoảng thời gian nào đó: 1 ngày, 1 tháng, 1 q hoặc năm.
2.1.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Khác với hoạt động tự túc tự cấp phi kinh doanh, động cơ và mục đích của
hoạt động kinh doanh là sản xuất sản phẩm vật chất hay dịch vụ không phải để tự tiêu
dùng mà để phục vụ cho nhu cầu của người khác nhằm thu lợi nhuận.
Hoạt động kinh doanh phải hạch tốn được chi phí sản xuất, kết quả sản xuất
và hạch toán được lãi (lỗ) trong kinh doanh.
Sản phẩm của hoạt động sản xuất kinh doanh có thể cân, đong, đo đếm được,
đó là sản phẩm hàng hoá để trao đổi trên thị trường. Người chủ sản xuất phải chịu
trách nhiệm đối với sản phẩm của mình sản xuất ra.
Hoạt động kinh doanh phải luôn luôn nắm được các thông tin về sản phẩm của
doanh nghiệp trên thị trường như các thông tin về số lượng, chất lượng, giá cả sản
phẩm, thông tin về xu hướng tiêu dùng của khách hàng, thông tin về kỹ thuật cơng
nghệ để chế biến sản phẩm, về chính sách kinh tế tài chính, pháp luật Nhà nước có liên
quan đến sản phẩm của doanh nghiệp.
KHOA KẾ TOÁN - TÀI CHÍNH


20


Thống kê doanh nghiệp

Chương 2: Thống kê Kết quả sản xuất
của doanh nghiệp

Hoạt động kinh doanh luôn thúc đẩy mở rộng sản xuất và tiêu dùng xã hội, tạo
điều kiện cho tích luỹ vốn phát triển sản xuất, phát triển kinh tế xã hội, phát triển khoa
học kỹ thuật, mở rộng quan hệ giao lưu hàng hoá, tạo ra sự phân công lao động xã hội
và cân bằng cơ cấu sản xuất trong nền kinh tế.
2.1.3. Phân loại sản phẩm của doanh nghiệp
Khu vực 1: Gồm các sản phẩm của các ngành khai thác sản phẩm từ tự nhiên,
cụ thể là sản phẩm của các ngành: Nông nghiệp, Dịch vụ nơng nghiệp, Lâm nghiệp và
Thủy sản. Trong đó:
Sản phẩm nơng nghiệp là một bộ phận của tổng sản phẩm xã hội do lao động
nơng nghiệp kết hợp với q trình sinh trưởng tự nhiên của cây trồng hoặc con gia súc
và các điều kiện thiên nhiên khác sáng tạo ra và kết quả dịch vụ nơng nghiệp đã hồn
thành cho bên ngoài trong một thời kỳ nhất định
Sản phẩm lâm nghiệp là kết quả trực tiếp và hữu ích của lao động trong ngành
lâm nghiệp kết hợp với quá trình sinh trưởng tự nhiên của sinh vật vá các điều kiện
thiên nhiên khác sáng tạo ra trong một thời kỳ nhất định, kể cả các sản phẩm thu hoạch
thêm trong quá trình sản xuất lâm nghiệp như cây cảnh, hoa quả, chim, thú rừng, …
Sản phẩm thủy sản là kết quả của hoạt động khai thác, đánh bắt hải sản tự nhiên
hoặc hải sản ươm và nuôi trồng cùng các hoạt động dịch vụ có liên quan khác
Khu vực 2: Gồm các sản phẩm chế biến từ sản phẩm tự nhiên. Bao gồm sản
phẩm của các ngành: Công nghiệp khai thác, Công nghiệp chế biến, Điện nước và hơi
đốt, Xây dựng. Trong đó:

Sản phẩm cơng nghiệp khai thác là kết quả khai thác những của cải có sẵn trong
tự nhiên mà lồi người chưa tham gia vào q trình tài sản xuất nó (khai thác than,
khai thác quặng, khai thác khống sản, …)
Sản phẩm cơng nghiệp chế biến là kết quả của hoạt động chế biến sản phẩm
khai thác hoặc chế biến nông sản phẩm (dệt, chế biến thực phẩm, chế tạo máy…) và
các kết quả dịch vụ sản xuất có tính chất cơng nghiệp phi vật chất như sơn mạ, in nhuộm,
lắp ráp…
Sản phẩm xây dựng (xây lắp) là kết quả trực tiếp, hữu ích do lao động xây lắp
sáng tạo ra được sử dụng ngay tại nơi sản xuất, bao gồm: kết quả công việc xây dựng,
KHOA KẾ TỐN - TÀI CHÍNH

21


Thống kê doanh nghiệp

Chương 2: Thống kê Kết quả sản xuất
của doanh nghiệp

kết quả công tác lắp đặt, kết quả công tác sửa chữa nhà cửa, vật kiến trúc, kết quả cơng
tác khảo sát, thiết kế, thăm dị trước và trong q trình thi cơng, xây lắp
Khu vực 3: Gồm sản phẩm của các ngành dịch vụ như:
Khối các ngành dịch vụ có tính chất kinh doanh như: bán bn, bán lẻ; sửa
chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác; dịch vụ lưu trú, ăn uống; vận tải kho
bãi; thông tin tuyền thông; kinh doanh bất động sản; hoạt động hành chính và dịch vụ
hỗ trợ; hoạt động dịch vụ khác
Khối các ngành hành chính sự nghiệp như: hoạt động của Đảng & các tổ chức
chính trị - xã hội; quản lý nhà nước, quốc phịng, an ninh, khoa học cơng nghệ, giáo
dục, y tế, nghệ thuật, …
Đặc điểm cơ bản của hoạt động dịch vụ đó là:

-

Kết quả của hoạt động dịch vụ thường tạo ra sản phẩm phi vật chất hay còn gọi

là sản phẩm vơ hình
-

Sản phẩm dịch vụ là loại sản phẩm khơng nhập kho, là loại sản phẩm khơng có

dự trữ. Sản xuất gắn liền với tiêu dùng, sản xuất đến đêu tiêu dùng đến đó, khơng có
sản phẩm tồn kho
-

Địa điểm sản xuất đồng thời là địa điểm tiêu dùng. Kết thúc quá trình sản xuất

cũng đồng thời kết thúc việc chuyển giao sản phẩm giữa người bán và người mua hoặc
giữa người làm công việc dịch vụ với người th các hoạt động dịch vụ đó
-

Quy mơ và khối lượng sản phẩm tiêu dùng thường đã được xác định trước khi doanh

nghiệp sản xuất
2.2. Ý nghĩa, nhiệm vụ của thống kê kết quả sản xuất kinh doanh củ doanh nghiệp
2.2.1. Ý nghĩa
Thống kê kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, có ý nghĩa quan trọng đối với
cơng tác quản lý kinh tế. Bất kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được
tiến hành trong những điều kiện như thế nào cũng có những tiềm ẩn, những khả năng
tiềm tàng chưa phát hiện. Do đó, thơng qua thống kê hoạt động sản xuất kinh doanh,
doanh nghiệp mới phát hiện và khai thác triệt để, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động
sản xuất kinh doanh. Trên cơ sở đó, đánh giá tình hình thực hiện mục tiêu, kế hoạch


KHOA KẾ TỐN - TÀI CHÍNH

22


×