Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Mức độ hòa hợp giữa chuẩn mực kế toán Việt Nam và quốc tế trong việc lập và trình bày BCTC hợp nhất - Tiếp cận thông tư 202/2014/TT-BTC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.3 MB, 99 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

-----------TRẦN THỊ ÁI TIÊN

MỨC ĐỘ HỊA HỢP GIỮA CHUẨN MỰC KẾ
TOÁN VIỆT NAM VÀ QUỐC TẾ TRONG VIỆC
LẬP VÀ TRÌNH BÀY BCTC HỢP NHẤT:
TIẾP CẬN THƠNG TƢ 202/2014/TT-BTC
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. HCM – THÁNG 07/2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

-----------TRẦN THỊ ÁI TIÊN

MỨC ĐỘ HỊA HỢP GIỮA CHUẨN MỰC KẾ
TOÁN VIỆT NAM VÀ QUỐC TẾ TRONG VIỆC
LẬP VÀ TRÌNH BÀY BCTC HỢP NHẤT:
TIẾP CẬN THƠNG TƢ 202/2014/TT-BTC
Chuyên ngành: Kế toán
Mã số: 60340301

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
TS. TRẦN ANH HOA

TP. HCM – THÁNG 07/2016




LỜI CAM ĐOAN
Đề tài luận văn “Mức độ hòa hợp giữa chuẩn mực kế toán Việt Nam và quốc tế
trong việc lập và trình bày BCTC hợp nhất: Tiếp cận thơng tư 202/2014/TT-BTC”
do chính tác giả thực hiện, các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung
thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tất cả những phần kế thừa, tham khảo cũng như tham chiếu đều được trích dẫn
đầy đủ trong danh mục tài liệu tham khảo.
Tên tác giả

TRẦN THỊ ÁI TIÊN


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG, BIỂU
DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
PHẦN MỞ ĐẦU................................................................................................................... 1
1.
Lý do chọn đề tài ..................................................................................................... 1
2.
Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................ 2
3.
Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................................. 2
4.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................... 2

5.
Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................... 3
6.
Đóng góp của đề tài................................................................................................. 3
7.
Kết cấu của luận văn ............................................................................................... 4
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU .................................................................... 5
1.1
Các nghiên cứu liên quan đến đề tài ....................................................................... 5
1.1.1 Các nghiên cứu trên thế giới ................................................................................... 5
1.1.1.1 Nghiên cứu đo lường mức độ hịa hợp thực tế kế tốn .................................. 5
1.1.1.2 Nghiên cứu đo lường mức độ hòa hợp chuẩn mực kế toán ........................... 5
1.1.2 Nghiên cứu ở Việt Nam .......................................................................................... 7
1.1.2.1 Nghiên cứu về hướng tiếp cận IAS/IFRS của Việt Nam ............................... 7
1.1.2.2 Nghiên cứu về đo lường mức độ hòa hợp kế toán ......................................... 9
1.2
Khe hổng nghiên cứu ............................................................................................ 11
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 .................................................................................................. 13
CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT................................................................................. 15
2.1
Hịa hợp kế tốn .................................................................................................... 15
2.1.1 Lịch sử phát triển .................................................................................................. 15
2.1.1.1 Tiến trình hịa hợp kế tốn trên thế giới....................................................... 15
2.1.1.2 Tiến trình hịa hợp kế tốn tại Việt Nam ..................................................... 17
2.1.2 Các khái niệm về hòa hợp kế tốn ........................................................................ 18
2.1.2.1 Hịa hợp kế tốn, chuẩn mực hố kế toán và hội tụ kế toán ........................ 18
2.1.2.2 Phân loại hịa hợp kế tốn ............................................................................ 19
2.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến tiến trình hịa hợp kế tốn .......................................... 19
2.1.3.1 Hệ thống luật ................................................................................................ 20
2.1.3.2 Hệ thống tài chính ........................................................................................ 21

2.1.3.3 Chính sách thuế ............................................................................................ 21


2.1.3.4 Văn hoá quốc gia ......................................................................................... 21
2.1.3.5 Các yếu tố khác ............................................................................................ 22
2.2
Báo cáo tài chính hợp nhất .................................................................................... 22
2.2.1 Các khái niệm liên quan đến Báo cáo tài chính hợp nhất ..................................... 22
2.2.1.1 Công ty mẹ - công ty con ............................................................................. 22
2.2.1.2 Báo cáo tài chính và báo cáo tài chính hợp nhất.......................................... 25
2.2.2 Tầm quan trọng của Báo cáo tài chính hợp nhất .................................................. 26
2.2.3 Nguyên tắc lập và trình bày Báo cáo tài chính hợp nhất ...................................... 26
2.2.4 Các lý thuyết liên quan đến việc lập và trình bày BCTC HN ............................... 26
2.2.4.1 Lý thuyết vốn chủ sở hữu ............................................................................ 26
2.2.4.2 Lý thuyết công ty mẹ ................................................................................... 27
2.2.4.3 Lý thuyết thực thể ........................................................................................ 27
2.2.5 Phương pháp lập và trình bày Báo cáo tài chính hợp nhất ................................... 28
2.2.5.1 Phương pháp hợp nhất lợi ích ...................................................................... 28
2.2.5.2 Phương pháp mua ........................................................................................ 28
2.2.6 Các bước lập và trình bày BCTC HN (Điều 11 TT 202)...................................... 28
2.2.7 Các quy định liên quan đến việc lập và trình bày BCTC HN ............................... 29
2.2.8 Kế tốn lập và trình bày báo cáo tài chính hợp nhất ............................................. 30
2.3
Lý thuyết nền......................................................................................................... 33
2.3.1 Lý thuyết tính hữu ích cho việc ra quyết định (Decision usefulness theory) ....... 33
2.3.2 Lý thuyết các bên liên quan (The stakeholder theory).......................................... 34
2.3.3 Lý thuyết lợi ích xã hội (Public interest theory) ................................................... 34
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 .................................................................................................. 34
CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................ 36
3.1

Quy trình nghiên cứu ............................................................................................ 36
3.2
Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................... 37
3.3
Giả thuyết và mô hình nghiên cứu ........................................................................ 37
3.3.1 Giả thuyết nghiên cứu ........................................................................................... 37
3.3.2 Mơ hình nghiên cứu .............................................................................................. 38
3.3.2.1 Hệ số Jaccard có điều chỉnh ......................................................................... 39
3.3.2.2 Chỉ số Absence ............................................................................................ 39
3.3.2.3 Chỉ số Divergence ........................................................................................ 39
3.3.2.4 Khoảng cách Average .................................................................................. 39
3.3.2.5 Mối quan hệ giữa JACC với ABSE và DIV: ............................................... 41
3.4
Cơ sở dữ liệu ......................................................................................................... 41
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 .................................................................................................. 48
CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN ........................................... 49
4.1
Kiểm định giả thuyết về sự hòa hợp giữa kế tốn Việt Nam và quốc tế trong việc
lập và trình bày BCTCHN ................................................................................................ 49
4.1.1 Kết quả nghiên cứu định tính ................................................................................ 49


4.1.2 Hệ số JACC, ABSE, DIV VÀ AD........................................................................ 50
4.1.3 Phân tích thống kê mơ tả....................................................................................... 53
4.1.4 Kiểm định Wilcoxon............................................................................................. 56
4.2
Bàn luận ................................................................................................................ 57
KẾT LUẬN CHƢƠNG 4 .................................................................................................. 60
CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................... 61
5.1

Kết luận ................................................................................................................. 61
5.2
Kiến nghị ............................................................................................................... 62
5.2.1 Đối với Bộ Tài Chính ........................................................................................... 62
5.2.2 Đối với các tổ chức nghề nghiệp kế toán Việt Nam ............................................. 64
5.2.3 Đối với các cơ sở đào tạo ...................................................................................... 65
5.2.4 Đối với người làm cơng tác kế tốn ...................................................................... 66
5.3
Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo ................................................................ 66
5.3.1 Hạn chế của nghiên cứu ........................................................................................ 66
5.3.2 Hướng nghiên cứu tiếp theo.................................................................................. 66

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 1
PHỤ LỤC 2


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BCĐKT HN

Bảng cân đối kế toán hợp nhất

BCTC

Báo cáo tài chính

BCTC HN

Báo cáo tài chính hợp nhất


BCKQHĐKD

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

CMKT

Chuẩn mực kế toán

DN

Doanh nghiệp

EC

European Commission
Uỷ ban Châu Âu

FASB

Financial Accounting Standards Board
Hội đồng chuẩn mực kế tốn tài chính Hoa Kỳ

HNKD

Hợp nhất kinh doanh

IAS

International accounting Standards
Chuẩn mực kế toán quốc tế


IASC

International Accounting Standards Committee
Uỷ ban chuẩn mực kế toán quốc tế

IASB

International Accounting Standards Board
Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế

IFAC

International Federation of Accountants
Liên đồn kế tốn quốc tế

IFRS

International Financial Reporting Standards
Chuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế

IOSCO

International Organization of Securities Commissions
Uỷ ban chứng khoán quốc tế

LTTM

Lợi thế thương mại


TSCĐ

Tài sản cố định

TT

Thơng tư

VAS

Chuẩn mực kế tốn Việt Nam
Vietnamese Accounting Standards


DANH MỤC BẢNG, BIỂU
Bảng 1.1 Các VAS và IAS/IFRS liên quan đến kế tốn lập và trình bày BCTC HN.......... 12
Bảng 1.2 Các VAS và nội dung TT202 về lập và trình bày BCTC HN .............................. 13
Bảng 2.1 Thực trạng áp dụng IAS/IFRS tại các quốc gia/vùng lãnh thổ............................. 16
Bảng 2.2 Hệ thống luật của các quốc gia ............................................................................. 20
Bảng 2.3 Nội dung thay đổi của CMKT VN trước và sau khi TT202 được ban hành ....... 30
Bảng 3.1 Các loại yêu cầu áp dụng của nguyên tắc kế toán ................................................ 38
Bảng 3.2 Các nguyên tắc, phương pháp kế toán lập và trình bày BCTC HN theo CMKT
Việt Nam và IAS/IFRS ........................................................................................................ 41
Bảng 3.3 Nội dung thay đổi của các ngun tắc, phương pháp kế tốn lập và trình bày
BCTC HN

..................................................................................................................... 48

Bảng 4.1 Nguyên tắc, phương pháp kế toán được quy định trong CMKT VN sau khi
TT202 được ban hành và IAS/IFRS .................................................................................... 49

Bảng 4.2 Mức độ hòa hợp giữa CMKT VN hiện nay và IAS (2003) .................................. 50
Bảng 4.3 Mức độ hòa hợp giữa CMKT VN hiện nay và IAS/IFRS (2008) ........................ 51
Bảng 4.4 Mức độ hòa hợp giữa CMKT VN hiện nay và IAS/IFRS (2011) ........................ 52
Bảng 4.5 Mức độ hòa hợp giữa CMKT VN hiện nay và IAS/IFRS qua các thời kỳ .......... 54
Bảng 4.6 Kết quả kiểm định Wilcoxon mức độ hịa hợp về mặt trình bày BCTC .............. 56
Bảng 4.7 Kết quả kiểm định Wilcoxon mức độ hòa hợp về mặt đo lường ......................... 56
Bảng 4.8 Kết quả kiểm định Wilcoxon về mức độ hòa hợp chung ..................................... 57
Bảng 4.9 Mức độ hòa hợp thay đổi do sự thay đổi nội dung kế toán của TT202 so với
CMKT 2005

..................................................................................................................... 58

Bảng 4.10 Nội dung thay đổi của TT202 so với CMKT 2005 làm gia tăng mức độ hòa hợp
CMKT Việt Nam so với IAS/IFRS (2011) .......................................................................... 58

DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
Sơ đồ 3.1 Quy trình nghiên cứu ........................................................................................... 36
Hình 2.1 Hịa hợp và chuẩn mực hóa................................................................................... 18
Hình 2.2 Các loại hịa hợp kế tốn ....................................................................................... 19
Hình 2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến tiến trình hịa hợp kế tốn .......................................... 20
Hình 2.4 Mơ hình đầu tư của nhóm cơng ty mẹ - cơng ty con ............................................ 24


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong xu thế tồn cầu hóa nền kinh tế thế giới; với sự hình thành hàng loạt các
cơng ty đa quốc gia, thị trường tài chính và các hoạt động thương mại quốc tế; các
nhà đầu tư không chỉ hoạt động trong phạm vi khu vực mà đã mở rộng ra phạm vi

toàn thế giới. Do đó, việc lập và trình bày báo cáo tài chính theo chuẩn mực kế tốn
quốc tế (IAS) và chuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) ngày càng phổ biến ở
nhiều nước trên thế giới; nhằm đảm bảo thơng tin trên Báo cáo tài chính có thể so
sánh được trên phạm vi quốc tế, giúp những người tham gia vào các thị trường vốn
khác nhau trên thế giới ra các quyết định kinh tế và mang lại sự hội nhập giữa các
hệ thống chuẩn mực quốc gia và IFRS. Từ năm 2005 nhiều nước trên thế giới đã sử
dụng IAS/IFRS, mở đầu là khối liên minh Châu Âu, tiếp theo là Úc. Đến nay có
116 nước trên thế giới đã sử dụng IAS/IFRS (Martin và Libor, 2015).
Tại Việt Nam, 26 chuẩn mực kế toán (VAS) được xây dựng dựa trên các chuẩn
mực kế toán quốc tế (IAS/IFRS) từ những năm 2000 đến 2005 theo nguyên tắc vận
dụng có chọn lọc thơng lệ quốc tế, phù hợp với đặc điểm nền kinh tế và trình độ
quản lý của doanh nghiệp Việt Nam tại thời điểm ban hành chuẩn mực. Từ khi
chính thức áp dụng cho đến nay, lần đầu tiên Bộ Tài Chính ban hành thơng tư số
202/2014/TT-BTC về hướng dẫn lập báo cáo tài chính hợp nhất để sửa đổi, bổ sung,
đưa chế độ kế toán và lập Báo cáo tài chính hợp nhất của Việt Nam tiến lại gần hơn
với các tiêu chuẩn quốc tế trong IAS và IFRS. Ngay sau khi thông tư này được ban
hành đã gây ra nhiều sự băn khoăn và lo ngại cho nhà đầu tư, điển hình là sự kiện
ngày 25/5/2015, Công ty cổ phần Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP. HCM (CII) công bố
kết quả kinh doanh hợp nhất với lợi nhuận sụt giảm 240 tỷ đồng do sự thay đổi
trong cách hạch toán lợi nhuận hợp nhất theo Thơng tư 202. Theo giải thích của ơng
Trịnh Đức Vinh, Trưởng phịng Chế độ kế tốn Doanh nghiệp – Vụ chế độ kế toán
và kiểm toán Bộ Tài chính – là người trực tiếp soạn thảo thơng tư 202 thì thơng tư
202 quy định về việc hợp nhất báo cáo tài chính được căn cứ vào chuẩn mực kế
tốn quốc tế IAS 27/IFRS10; “việc hạch tốn như thơng tư 202 là phù hợp với


2

chuẩn mực quốc tế - là chuẩn mực mà trước sau gì chúng ta cũng sẽ phải theo”
(Cafef.vn, 2015). Như vậy, thơng tư mới ban hành đã có những thay đổi tiệm cận

IFRS như thế nào và có góp phần cải thiện mức độ hòa hợp giữa chuẩn mực kế tốn
Việt Nam và quốc tế trong việc lập và trình bày BCTC hợp nhất hay không thực sự
đang là một vấn đề thời sự thu hút đông đảo sự quan tâm. Đó chính là lý do tác giả
thực hiện nghiên cứu này.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Đo lường mức độ hòa hợp giữa quy định pháp lý về kế toán của Việt Nam – đặc
biệt là thông tư 202/2014/TT-BTC và chuẩn mực kế tốn quốc tế (IAS/IFRS) trong
việc lập và trình bày báo cáo tài chính hợp nhất.
3. Câu hỏi nghiên cứu
Dựa trên mục tiêu nghiên cứu, tác giả đã đưa ra các câu hỏi nghiên cứu phù hợp
với đề tài như sau:
Câu hỏi nghiên cứu số 1: Những văn bản pháp luật nào về kế toán Việt Nam và
quốc tế đang có ảnh hưởng đến việc lập và trình bày báo cáo tài chính hợp nhất?
Câu hỏi nghiên cứu số 2: Cách thức đo lường mức độ hòa hợp giữa thơng tư
202/2014/TT-BTC và chuẩn mực kế tốn quốc tế (IAS/IFRS) như thế nào?
Câu hỏi nghiên cứu số 3: Mức độ hịa hợp giữa chuẩn mực kế tốn Việt Nam
và chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS/IFRS) hiện nay là bao nhiêu?
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu: Mức độ hịa hợp giữa chuẩn mực kế tốn Việt Nam và quốc
tế trong việc lập và trình bày BCTC hợp nhất: Tiếp cận thông tư 202/2014/TT-BTC.
Phạm vi nghiên cứu:
-

Các chuẩn mực kế toán Việt Nam, chế độ kế tốn và thơng tư hướng dẫn đặc biệt là thơng tư 202/2014/TT-BTC ban hành ngày 22/12/2014 hướng dẫn


3

phương pháp lập và trình bày BCTC HN của năm tài chính bắt đầu từ hoặc
sau ngày 01/01/2015 có hiệu lực từ ngày 05/02/2015.

-

Chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS/IFRS) liên quan đến việc lập và trình bày
BCTC HN.

Giới hạn nghiên cứu
Hịa hợp kế tốn gồm hịa hợp chuẩn mực kế tốn và hịa hợp thực tế kế tốn. Đề
tài chỉ giới hạn trong phạm vi nghiên cứu hòa hợp chuẩn mực kế toán giữa chuẩn
mực kế toán Việt Nam và quốc tế (IAS/IFRS) trong việc lập và trình bày BCTC
HN.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Tác giả sử dụng kết hợp nghiên cứu định tính và định lượng, trong đó nghiên
cứu định lượng đóng vai trị chủ đạo.
Nghiên cứu định tính được sử dụng trong việc so sánh các điểm khác biệt giữa
chuẩn mực kế toán Việt Nam trước và sau khi TT202 được ban hành. Sau khi có kết
quả, tác giả tiến hành cho điểm các nội dung đo lường mức độ hịa hợp giữa chuẩn
mực kế tốn Việt Nam và quốc tế trong việc lập và trình bày BCTC HN (Thang
điểm từ 1 đến 4, với “1: cho phép”, “2: bắt buộc”, “3: không quy định” và “4:
cấm”), là nền tảng cho nghiên cứu định lượng.
Phương pháp nghiên cứu định lượng được sử dụng để đo lường mức độ hịa hợp
giữa thơng tư 202/2014/TT-BTC và chuẩn mực kế tốn quốc tế trong việc lập và
trình bày báo cáo tài chính hợp nhất bằng cách sử dụng thống kê mơ tả, hệ số
Jaccard có điều chỉnh (đo lường mức độ tương đồng), chỉ số Absence, chỉ số
Divergence và khoảng cách Average (đo lường mức độ khác biệt).
6. Đóng góp của đề tài
Giúp cho các đối tượng sử dụng, đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động dưới
hình thức cơng ty mẹ - công ty con thấy được những sự khác biệt căn bản giữa hai
hệ thống chuẩn mực kế toán, từ đó mà doanh nghiệp có thể dễ dàng thực hiện sự



4

chuyển đổi từ báo cáo theo chuẩn mực kế toán Việt Nam sang báo cáo theo chuẩn
mực kế toán quốc tế một cách dễ dàng hơn.
Biết được mức độ hài hịa của chuẩn mực kế tốn Việt Nam so với chuẩn mực
kế tốn quốc tế, chúng ta có thể rút ra được những vấn đề cần bổ sung, sửa đổi trong
các chuẩn mực kế tốn Việt Nam để từ đó hồn thiện hơn hệ thống các chuẩn mực
kế tốn Việt Nam phục vụ cho mục đích hội nhập kinh tế.
7. Kết cấu của luận văn
Kết cấu của luận văn gồm 5 chương:
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý thuyết
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và bàn luận
Chương 5: Kết luận và kiến nghị


5

CHƢƠNG 1:

TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

1.1 Các nghiên cứu liên quan đến đề tài
1.1.1

Các nghiên cứu trên thế giới

Trong quá trình hội nhập kinh tế tồn cầu như hiện nay, hịa hợp kế toán trở
thành yêu cầu tất yếu nhằm tăng cường hiệu quả của thị trường kinh tế, cải thiện

thông tin kế toán giúp cho các nhà đầu tư đưa ra được những quyết định tốt nhất.
Chính vì tầm quan trọng như vậy, nên đã có hàng loạt nghiên cứu về hịa hợp kế tốn
được cơng bố trên khắp thế giới.
1.1.1.1

Nghiên cứu đo lường mức độ hòa hợp thực tế kế tốn

Nghiên cứu đo lường mức độ hịa hợp kế toán bắt đầu từ năm 1980, bao gồm
Nair và Frank (1981), Evans và Taylor (1982), McKinnon và Janell (1984), Doupnik
và Taylor (1985), Nobes (1987). Mục tiêu của các nghiên cứu này là đánh giá việc
áp dụng các chuẩn mực kế tốn quốc tế (IAS) ở các nước, chưa có sự phân biệt giữa
hòa hợp chuẩn mực và hòa hợp thực tế kế toán1.
Đến năm 1988, nghiên cứu của Van der Tas phát triển cơng cụ định lượng mức
độ hài hịa, đó là chỉ số H (Herfindahl index), C (C Index) và I (I index)2. Ông đã sử
dụng các chỉ số này để đo lường mức độ hòa hợp tại Anh, Hà Lan và Mỹ. Sau đó đã
có một số nhà nghiên cứu dựa vào những công cụ này để đánh giá mức độ hịa hợp
kế tốn như Emenyonu và Gray (1992), Don và Wayne (1995). Tuy nhiên những chỉ
số này được dùng để đo mức độ hòa hợp thực tế, khơng hiệu quả trong việc đo lường
hịa hợp chuẩn mực kế tốn.
1.1.1.2

Nghiên cứu đo lường mức độ hịa hợp chuẩn mực kế toán

Một số nghiên cứu đã phát triển các phương pháp khác nhằm đo lường mức độ
hòa hợp chuẩn mực kế toán. Rahman và cộng sự (1996) đã tiến hành một nghiên cứu
thực nghiệm đo lường mức độ hài hịa chuẩn mực kế tốn giữa hai quốc gia

1

Hịa hợp chuẩn mực kế tốn: Hịa hợp về mặt quy định. Hịa hợp thực tế kế tốn: Hịa hợp về các nguyên tắc

được áp dụng trong thực tế tại các Doanh nghiệp [Xem thêm mục 2.1.2.2]
2
Chỉ số H dùng để đo lường mức độ tập trung sử dụng một phương pháp kế tốn cụ thể nào đó khi lập BCTC.
Chỉ số C: Dùng để đo lường mức độ có thể so sánh được giữa các BCTC trong cùng một nước.
Chỉ số I: Dùng để đo lường hòa hợp thực tế kế toán giữa hai hay nhiều nước.


6

Australia và New Zealand. Dữ liệu được sử dụng là các quy định về việc công bố và
đo lường được quy định trong chuẩn mực kế toán, các quy định luật pháp và các quy
định về chứng khoán niêm yết. Dựa vào đó, nghiên cứu xác định các quy định này ở
mức độ cao hơn hay thấp hơn so với mức độ hòa hợp giữa hai quốc gia bằng cách sử
dụng phương pháp phân tích đa khác biệt (Multiple Discriminant Analysis). Khoảng
cách Mahalanobis được sử dụng để đo lường khoảng cách giữa các quy định khác
nhau. Kết quả thu được cho thấy giữa hai nước này, các quy định về đo lường có sự
hịa hợp cao hơn so với các quy định về việc công bố thông tin. Nghiên cứu này đã
đưa ra được một phương pháp mới để đo lường mức độ hịa hợp chuẩn mực kế tốn.
Tuy nhiên, khoảng cách Mahalanobis là giá trị tuyệt đối, khó có thể dùng để giải
thích mức độ hịa hợp.
Nhận thấy điều này, Fontes và cộng sự (2005) đã đề xuất việc sử dụng hệ số
Jaccard và hệ số Spearman để đánh giá sự hịa hợp chuẩn mực kế tốn giữa hai bộ
chuẩn mực kế toán. Các hệ số này được sử dụng để đo lường mức độ hòa hợp giữa
chuẩn mực kế tốn Bồ Đào Nha và IFRS, bên cạnh đó nghiên cứu còn tiến hành đo
lường bằng khoảng cách Euclide. Kết quả chỉ ra rằng việc sử dụng hệ số để đo lường
hiệu quả hơn so với sử dụng công cụ khoảng cách Euclide. Phương pháp hệ số tương
đối hiệu quả trong việc đo lường mức độ hội tụ giữa các quy định khác nhau tại các
thời điểm khác nhau.
Dựa vào nghiên cứu của Fontes và cộng sự (2005), Yu & Qu (2009) đã phát triển
công cụ đo lường phù hợp hơn với việc đo lường mức độ hòa hợp giữa chuẩn mực

kế toán Trung Quốc (CAS) và chuẩn mực kế tốn quốc tế IAS/IFRS, đó là hệ số
Jaccard (JACC), chỉ số Absence (ABSE), chỉ số Divergence (DIV) và khoảng cách
Average (AD). Tác giả đã điều chỉnh hệ số JACC để đo lường một cách toàn diện
hơn mức độ tương đồng giữa hai bộ chuẩn mực kế toán. Nghiên cứu đã chỉ ra được
mối quan hệ giữa JACC, ABSE và DIV qua phương trình 1 – JACC = ABSE + DIV,
cho thấy sự khơng hịa hợp giữa hai bộ chuẩn mực kế toán (đo bởi 1 – JACC) xuất
phát từ hai ngun nhân: (1) Các ngun tắc kế tốn khơng được quy định ở một
trong hai bộ CMKT (thể hiện qua chỉ số ABSE); (2) Khác biệt về phương pháp kế


7

toán giữa hai bộ CMKT (thể hiện qua chỉ số DIV). Kết quả cho thấy từ năm 1988
mức độ hòa hợp giữa CAS và IFRS đã được cải thiện dần dần, đặc biệt là với sự ra
đời của CAS 2006 đã đánh dấu sự thành công lớn trong việc quốc tế hóa chuẩn mực
của Trung Quốc, tạo ra mức độ hòa hợp cao giữa CAS và IFRS.
Qu X. và Zhang G. (2008) đưa ra một phương pháp mới phù hợp trong việc đánh
giá tiến độ hội tụ của các chuẩn mực kế toán quốc gia (NAS) với IFRS. Nghiên cứu
này được hồn thiện hơn vào năm 2010, đó là phân tích cụm mờ (Fuzzy Clustering
Analysis). Phân tích cụm mờ được sử dụng trong phân tích thống kê đa biến, nhằm
mục đích phân chia một tập dữ liệu thành các nhóm hoặc cụm mà bao gồm dữ liệu
tương tự. Trong khi các nghiên cứu trước đây đo lường mức độ hội tụ bằng các hệ số
đơn giản hoặc các giá trị tuyệt đối, thì nghiên cứu này lại đo lường bằng cách so
sánh, đo lường sự giống nhau hoặc không giống nhau giữa hai bộ chuẩn mực kế toán
bất kỳ. Thiết kế nghiên cứu được áp dụng trong nghiên cứu này nhằm giải thích cách
phân tích cụm mờ được sử dụng như thế nào để đo lường mức độ hội tụ kế toán, cụ
thể ở đây là CAS và IFRS. Theo phân tích cụm mờ, việc đo lường được thực hiện
bằng cách xem xét một cách tổng quát các tiêu chuẩn trong mỗi bộ chuẩn mực. Mức
độ hội tụ được chia thành 4 cấp độ: Hội tụ hoàn toàn, hội tụ một cách đáng kể, khác
nhau một cách đáng kể và khác nhau hoàn toàn. Nghiên cứu đã chỉ ra được mức độ

hội tụ đáng kể giữa chuẩn mực kế toán Trung Quốc (CAS) và IFRS. Tuy nhiên,
nghiên cứu phân tích nhóm mờ vẫn cịn trong giai đoạn nghiên cứu khám phá, cần có
nhiều nghiên cứu hơn để hồn thiện nghiên cứu chính thức về lĩnh vực này.
1.1.2

Nghiên cứu ở Việt Nam
1.1.2.1

Nghiên cứu về hướng tiếp cận IAS/IFRS của Việt Nam

Phan Thị Phước Lan (2009) khám phá và miêu tả bối cảnh cụ thể của Việt Nam
ảnh hưởng đến việc Việt Nam chưa áp dụng toàn bộ IAS/IFRS. Dựa trên việc phân
tích mơi trường xã hội, chính trị, kinh tế, luật định, công nghệ và pháp luật kết hợp
với phỏng vấn chuyên gia (nhà soạn thảo chuẩn mực kế toán Việt Nam), tác giả cho
thấy nguyên nhân là do:


8

 Về xã hội: (i) Mức độ phát triển của nghề nghiệp kế toán ở Việt Nam chưa đủ
tầm để hiểu và vận dụng những quy định phức tạp của IAS/IFRS. (ii) Kiến thức
và kinh nghiệm về kinh tế thị trường của cơ quan quản lý nhà nước Việt Nam,
như cơ quan quản lý tài chính nhà nước, quản lý thuế còn rất hạn chế và chưa
đáp ứng được các yêu cầu cao của IAS/IFRS. (iii) Văn hoá của người Việt Nam
là tránh rủi ro và sự không chắc chắn. Áp dụng IAS/IFRS, sự không chắc chắn
là rất cao bởi vì báo cáo tài chính theo IAS/IFRS sử dụng nhiều ước tính kế
tốn. (iv) Khoảng cách ngơn ngữ giữa Tiếng Anh và tiếng Việt là rất lớn trong
khi có nhiều thuật ngữ tiếng Anh khơng có từ tiếng Việt tương đương, đặc biệt
là trong lĩnh vực kế toán. IAS/IFRS sử dụng tiếng Anh với nhiều thuật ngữ kế
toán phức tạp, đa nghĩa dễ gây ra hiểu lầm và sai lệch khi dịch sang hoặc trình

bày bằng ngơn ngữ khác.
 Về chính trị: (i) Hệ thống chính trị ở Việt Nam là hệ thống XHCN có đặc điểm
tổ chức nền kinh tế từ chỗ theo hướng kế hoạch tập trung (nay chuyển sang
kinh tế thị trường). (ii) Khu vực kinh tế nhà nước là chủ yếu và đóng vay trị
quyết định trong nền kinh tế Việt Nam.
 Về kinh tế: (i) Xuất phát điểm của Việt Nam để xây dựng nền kinh tế thị trường
là một nước nơng nghiệp cịn nghèo nàn và lạc hậu. (ii) Mức độ phát triển kinh
tế của Việt Nam thấp hơn nhiều so với các nước phát triển Phương Tây. (iii)
Thị trường vốn của Việt Nam chỉ mới được hình thành, là một trong những thị
trường non trẻ nhất trên thế giới. (iv) Việt Nam chưa có nhu cầu hoặc nhu cầu
chưa cấp bách về thơng tin kế toán chất lượng cao theo IAS/IFRS. (v) Mức độ
tập trung vốn sở hữu của các doanh nghiệp Việt Nam tương đối cao.
 Về luật định: Việc xây dựng VAS bị ảnh hưởng lớn bởi chính sách thuế và tài
chính.
 Về cơng nghệ: Mức độ phát triển cơng nghệ phần mềm kế toán ở Việt Nam
chưa thể đáp ứng được các xử lý kế toán phức tạp của IAS/IFRS.
 Về pháp luật: Việt Nam là một nước theo hệ thống điển luật (code law) khác
với các nước theo thông luật (common law) trong khi chuẩn mực IAS/IFRS


9

được phát triển phù hợp với hệ thống luật và các u cầu của các nước theo
thơng luật.
Lê Hồng Phúc (2013) cho thấy hịa hợp với chuẩn mực kế tốn quốc tế là một
xu thế tất yếu khách quan. Tuy nhiên, việc áp dụng toàn bộ hệ thống chuẩn mực kế
tốn quốc tế cho quốc gia là vấn đề khơng dễ dàng. Q trình hịa hợp khơng chỉ đơn
giản là ban hành các chuẩn mực phù hợp với chuẩn mực quốc tế, mà còn phải xem
xét xem các chuẩn mực đó có thực sự đi vào cuộc sống, đáp ứng u cầu thơng tin và
kiểm sốt của mỗi quốc gia hay khơng. Do đó, tùy theo điều kiện của từng quốc gia,

việc tiếp cận IAS/IFRS sẽ khác nhau. Tác giả cũng đưa ra 3 mơ hình vận dụng
IAS/IFRS trên thế giới: (1) Áp dụng toàn bộ hệ thống chuẩn mực kế tốn quốc tế,
gần như khơng sửa đổi; (2) Sử dụng IAS/IFRS làm cơ sở để xây dựng hệ thống
chuẩn mực cho mình; (3) Áp dụng tại các quốc gia mà hệ thống chuẩn mực kế toán
của họ ra đời trước khi có sự ra đời của IAS, nên họ chỉ cần sửa đổi để hòa hợp với
chuẩn mực quốc tế. Qua xem xét các điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội của Việt
Nam, tác giả đề xuất Việt Nam lựa chọn mơ hình 2.
Phạm Hồi Hương (2014) tổng hợp các nghiên cứu về ảnh hưởng của hệ thống
kinh tế, chính trị, tài chính và nghề nghiệp kế tốn đến mức độ vận dụng và cách tiếp
cận với IAS/IFRS, cùng với phân tích các yếu tố này trong mơi trường Việt Nam cho
thấy kết quả tương tự. Việt Nam là một nền kinh tế đang phát triển với những đặc
điểm như sở hữu Nhà Nước chiếm tỷ trọng cao; hệ thống pháp luật Việt Nam dựa
trên điển luật, hệ thống tài chính chủ yếu dựa vào tín dụng nội bộ, chính phủ can
thiệp sâu vào lĩnh vựa kế tốn, và nghề nghiệp kế toán chưa thật sự phát triển. Do đó,
việc vận dụng IAS/IFRS vào Việt Nam sẽ gặp nhiều rào cản hơn là thuận lợi.
1.1.2.2

Nghiên cứu về đo lường mức độ hịa hợp kế tốn

Phạm Hồi Hương (2010) sử dụng chỉ số hài hòa về đo lường (M-DJCS), về khai
báo thơng tin (D-DJCS) và chỉ số hài hồ tổng hợp (O-DJCS) để đánh giá mức độ
hài hoà giữa chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) và chuẩn mực kế toán quốc tế
(IAS/IFRS) liên quan đến 10 chuẩn mực kế tốn chủ yếu có ảnh hưởng đến báo cáo


10

tài chính3. Kết quả cho thấy mức độ hài hồ tổng hợp bình qn là 68%, mức độ hài
hồ bình quân về mặt đo lường (81.2%) cao hơn nhiều so với mức độ hài hồ bình
qn về mặt khai báo thông tin (57%). Nguyên nhân của sự chênh lệch này là do còn

tồn tại sự khác biệt đáng kể về cơ sở đo lường và yêu cầu khai báo thông tin giữa
VAS và IAS/IFRS, VAS khơng có những điều chỉnh cần thiết để bắt kịp những thay
đổi căn bản của IAS/IFRS. Hạn chế của nghiên cứu này là chỉ xem xét hòa hợp
chuẩn mực trong phạm vi của 10 chuẩn mực kế tốn chủ yếu và chưa đánh giá được
hịa hợp thực tế kế toán trong việc áp dụng VAS để lập và trình bày báo cáo tài
chính.
Trần Hồng Vân (2014) sử dụng hệ số Jaccard có điều chỉnh, chỉ số Absence, chỉ
số Divergence và khoảng cách Average để đo lường mức độ hòa hợp chuẩn mực
giữa chuẩn mực kế toán Việt Nam (bao gồm 8 chuẩn mực kế toán4 và các văn bản
hướng dẫn kế tốn có liên quan) và chuẩn mực kế toán quốc tế trong việc lập và trình
bày BCTC HN, đồng thời nghiên cứu này cũng sử dụng chỉ số H, chỉ số C để đo
lường mức độ hịa hợp thực tế kế tốn của các cơng ty niêm yết trên Sở giao dịch
chứng khốn Hà Nội và TP. HCM tại ngày 31/12/2011. Ngoài ra, nghiên cứu cịn sử
dụng mơ hình tương quan giữa giá cổ phiếu trên thị trường với giá trị vốn chủ
sở hữu và lợi nhuận thuần được cung cấp bởi BCTC để đo lường tính thích hợp
của BCTC HN so với BCTC riêng của các DN Việt Nam. Kết quả cho thấy CMKT
Việt Nam về lập và trình bày BCTC HN có mức độ hòa hợp thấp so với IAS ban
hành trước năm 2004 (Mức độ hòa hợp chung – đo theo chỉ số JACC chỉ đạt 50%),
và mức độ hòa hợp này giảm dần so với các IAS ban hành sau năm 2004 (Mức độ
hòa hợp chung chỉ còn 26,32%) do từ IAS (2003) đến IFRS (2011) các lý thuyết,
phương pháp được IASB lựa chọn khi xây dựng các bộ IAS/IFRS có nhiều thay đổi
đáng kể mà VAS vẫn chưa cập nhật kịp. Kết quả kiểm định mức độ tuân thủ cho
thấy các DN có mức tuân thủ cao khi áp dụng các quy định về lập và trình bày
BCTC HN, trong đó các mức độ tn thủ về mặt trình bày BCTC cao hơn mức độ

3
4

10 VAS bao gồm: VAS 2, VAS 3, VAS 4, VAS 5, VAS 6, VAS 7, VAS 8, VAS 10, VAS 14, VAS 16.
8 CMKT về lập và trình bày BCTC HN gồm: VAS số 01, 07, 08, 10, 11, 21, 24 và 25.



11

tuân thủ về mặt đo lường (91,56% so với 83,7%). Mức độ tn thủ trung bình chung
đạt 86,94%, trong đó có 17/35 nội dung kế tốn đạt mức độ tn thủ 100%. Có bằng
chứng cho thấy thực tế kế tốn lập và trình bày BCTC HN giữa các DN Việt Nam áp
dụng theo CMKT của Việt Nam đạt mức độ hịa hợp cao. Mức độ hịa hợp thực tế
cao có mối quan hệ chặt chẽ với mức độ tuân thủ cao của các DN Việt Nam. Phân
tích sự khác biệt về số liệu được cung cấp bởi BCTC HN được lập theo CMKT của
Việt Nam và BCTC HN được lập theo IAS/IFRS (2008) cho thấy BCTC HN năm
2011 lập theo CMKT của Việt Nam và lập theo IAS/IFRS (2008) có độ lệch lớn về
thơng tin tài chính và kết quả hoạt động kinh doanh của Tập đồn. Với cùng một
nhóm công ty mẹ - công ty con, thông tin được cung cấp bởi BCTC HN lập theo
CMKT của Việt Nam và được cung cấp bởi BCTC HN lập theo IAS/IFRS có sự
khác biệt đáng kể. Nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự khác biệt này là mức độ hòa hợp
thấp giữa CMKT của Việt Nam với IAS/IFRS hiện hành. Tuy nhiên, thơng tin do
BCTC HN cung cấp có khả năng dự báo thích hợp hơn so với thơng tin do BCTC
riêng của công ty mẹ cung cấp.
Các kết quả nghiên cứu cho thấy có sự khác biệt đáng kể giữa VAS và IAS/IFRS.
Điều này gây ra sự lo ngại là báo cáo tài chính hợp nhất được lập theo VAS có thể
khơng đáp ứng được nhu cầu thơng tin ở mức độ hợp lý để có thể hổ trợ cho việc ra
quyết định của các đối tượng liên quan.
1.2 Khe hổng nghiên cứu
Tồn cầu hóa khiến cho việc chuyển đổi từ hệ thống kế toán Việt Nam VAS sang
hệ thống kế toán quốc tế IFRS trở thành một vấn đề cấp bách đối với nhiều doanh
nghiệp. Điều này không chỉ đúng đối với các doanh nghiệp toàn cầu hoạt động tại
Việt Nam mà còn đúng đối với các doanh nghiệp Việt Nam có vốn đầu tư nước
ngồi, nhằm giúp các nhà đầu tư nước ngoài đưa ra quyết định tốt hơn, đồng thời
cũng giúp các doanh nghiệp hiểu rõ hơn về giá trị của nó trên thị trường thế giới. Do

áp lực của tồn cầu hóa và chủ động tăng cường hội nhập quốc tế cũng như thu hút
đầu tư nước ngồi, Việt Nam khơng thể khơng hịa hợp hệ thống kế toán với chuẩn


12

mực quốc tế, đặc biệt là chuẩn mực kế toán về lập và trình bày BCTC HN, bao gồm
VAS 01, 07, 08, 10, 11, 21, 24 và 25.
Tuy nhiên, từ khi ban hành cho đến nay các chuẩn mực này chưa hề được điều
chỉnh cho phù hợp với những thay đổi của môi trường luật pháp và kinh tế xã hội,
cũng như để bắt kịp với những thay đổi của IAS/IFRS. Từ 2004 cho đến nay,
IAS/IFRS đã được sửa đổi, bổ sung nhiều lần để phù hợp với sự thay đổi, phát triển
của nền kinh tế nhưng các VAS chưa lần nào được sửa đổi, bổ sung.
Bảng 1.1 Các VAS và IAS/IFRS liên quan đến kế tốn lập và trình bày BCTC HN
Tên chuẩn mực kế toán

VAS
(Năm ban hành)

Chuẩn mực chung

VAS 01 (2002)

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

VAS 24 (2002)

Ảnh hưởng của việc thay đổi
VAS 10 (2002)
tỷ giá

Kế toán các khoản đầu tư
VAS 07 (2003)
vào công ty liên kết
Thông tin tài chính về những
VAS 08 (2003)
khoản vốn góp liên doanh
Trình bày BCTC

VAS 21 (2003)

BCTC HN và kế toán các
VAS 25 (2003)
khoản đầu tư vào công ty con
Hợp nhất kinh doanh

VAS 11 (2005)

IAS/IFRS
(Năm ban hành, sửa đổi, bổ sung)
IAS Framework (2001), IFRS
Framework (2010)
IAS 7 (1992), IAS 7 (2007), IAS 7
(2009)
IAS 21 (1993), IAS 21 (2003), IAS 21
(2005), IAS 21 (2006), IAS 21 (2008)
IAS 28 (2000), IAS 28 (2003), IAS 28
(2008), IAS 28 (2011)
IAS 31 (2000), IAS 31 (2003), IAS 31
(2008), IAS 28 (2011), IFRS 11
(2011), IFRS 12 (2011)

IAS 1 (1997), IAS 1 (2003), IAS 1
(2007)
IAS 27 (1989), IAS 27 (2003), IAS 27
(2008), IAS 27 (2011), IFRS 10
(2011)
IAS 22 (1998), IFRS 3 (2004), IFRS 3
(2008), IFRS 3 (2010)

Nguồn: Trần Hồng Vân (2014), Bảng 1.11, trang 62
Ngày 22/12/2014, Bộ Tài Chính đã ban hành thơng tư 202/2014/TT-BTC hướng
dẫn phương pháp lập và trình bày BCTC HN áp dụng cho tất cả DN hoạt động dưới
hình thức cơng ty mẹ - cơng ty con thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế.
Thông tư này có hiệu lực từ ngày 05/02/2015, áp dụng cho năm tài chính bắt đầu
hoặc sau ngày 01/01/2015. Lần đầu tiên kể từ khi ban hành, kế toán về lập và trình


13

bày BCTC HN của Việt Nam đã được thay đổi phù hợp hơn với thực tiễn và các
thông lệ quốc tế.
Bảng 1.2 Các VAS và nội dung TT202 về lập và trình bày BCTC HN
VAS
Nội dung sửa đổi tƣơng ứng của TT
(Năm ban hành)
202/2014/TT-BTC
Chuẩn mực chung
VAS 01 (2002)
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ VAS 24 (2002) Chương VIII (BCLCTT HN)
Ảnh hưởng của việc thay
Chương VI: Chuyển đổi BCTC của công ty

VAS 10 (2002)
đổi tỷ giá
con sang đồng tiền báo cáo của cơng ty mẹ
Kế tốn các khoản đầu tư
VAS 07 (2003)
vào cơng ty liên kết
Chương VII: Kế tốn các khoản đầu tư vào
công ty liên doanh, liên kết theo phương
Thông tin tài chính về
những khoản vốn góp liên VAS 08 (2003) pháp vốn chủ sở hữu
doanh
Trình bày BCTC
VAS 21 (2003) Chương I: Những quy định chung
BCTC HN và kế toán các
khoản đầu tư vào công ty VAS 25 (2003) Chương II, III, IV, V
con
Hợp nhất kinh doanh
VAS 11 (2005)
Tên chuẩn mực kế tốn

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp
Thơng tư 202 đã tháo gỡ được rất nhiều vướng mắc về lập BCTC HN do trước
đây chưa có quy định cụ thể. Tác động của thông tư này đối với doanh nghiệp là
khơng hề nhỏ, đặc biệt là có thể ảnh hưởng lớn đến doanh thu và lợi nhuận hợp nhất
của các tập đồn. Trong điều kiện thơng tư mới được ban hành, tác giả đã dựa trên
những cơng trình nghiên cứu trước kết hợp với việc xem xét nội dung mới được cập
nhật trong thông tư 202 so với chuẩn mực trước đây để thực hiện nghiên cứu đánh
giá lại mức độ hịa hợp giữa chuẩn mực kế tốn Việt Nam và quốc tế trong việc lập
và trình bày BCTC HN.


KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
Qua tổng quan các cơng trình nghiên cứu trước về hịa hợp kế tốn trên thế giới
cũng như ở Việt Nam, tác giả nhận thấy hòa hợp là xu hướng tất yếu của q trình
tồn cầu hóa. Tuy nhiên, từ khi ban hành chuẩn mực kế toán Việt Nam cho đến nay,
các VAS chưa lần nào được sửa đổi, bổ sung. Do đó, cùng với việc Bộ Tài Chính
ban hành thơng tư 202 ngày 22/12/2014 về hướng dẫn phương pháp lập và trình bày


14

BCTC HN, áp dụng cho năm tài chính bắt đầu hoặc sau ngày 01/01/2015 thì việc
xem xét mức độ hịa hợp giữa thơng tư mới và chuẩn mực kế tốn quốc tế là một vấn
đề thời sự, đang thu hút đơng đảo sự quan tâm. Đó cũng chính là lý do tác giả thực
hiện nghiên cứu này.


15

CHƢƠNG 2:

CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.1 Hịa hợp kế tốn
2.1.1

Lịch sử phát triển
2.1.1.1

Tiến trình hịa hợp kế tốn trên thế giới


Chuẩn mực kế toán quốc tế được soạn thảo và ban hành bởi Uỷ ban chuẩn mực
kế toán quốc tế (IASC) và Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế (IASB). IASC được
thành lập vào năm 1973 ở Luân Đôn, bao gồm đại diện của 13 nước thành viên trực
thuộc Liên đồn kế tốn quốc tế (IFAC), đại diện của 3 tập đoàn kinh tế lớn và một
số quan sát viên độc lập đến từ Uỷ ban chứng khoán quốc tế (IOSCO), Hội đồng
chuẩn mực kế tốn tài chính Hoa Kỳ (FASB) và Uỷ ban Châu Âu (EC). IASB được
thành lập vào năm 2001 từ việc tái cấu trúc IASC (Deloite, 2015). Mục tiêu của
IASB là thiết lập một hệ thống chuẩn mực kế tốn chất lượng cao và mang tính tồn
cầu. Các chuẩn mực kế tốn quốc tế (IAS) được kế thừa từ các chuẩn mực kế toán
quốc tế do IASC ban hành trước đây, đồng thời IASB tiếp tục xây dựng, ban hành
và phát triển các chuẩn mực kế toán mới với tên gọi là chuẩn mực báo cáo tài chính
quốc tế (IFRS). Đến ngày 01/01/2009, IASC và IASB đã ban hành được 30 chuẩn
mực kế toán quốc tế (IAS) và 08 chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS). IFRS
từ năm 2001 thay thế dần IAS, đã và đang trở thành ngơn ngữ kế tốn quốc tế phổ
biến để phục vụ thị trường vốn toàn cầu.
Hiện nay, IAS/IFRS đã được sử dụng ở nhiều nước, bao gồm cả các nước phát
triển và đang phát triển. Tuy nhiên, mỗi nước có một cách tiếp cận khác nhau.
-

Mỹ cho phép các cơng ty nước ngồi niêm yết được lập BCTC theo IAS/IFRS
của IASB mà không cần chỉnh hợp theo US GAAP kể từ tháng 11/2007 (IFRS
Foundation, 2012).

-

Liên minh châu Âu (EU) áp dụng nguyên bản IAS/IFRS từ năm 2005 nhưng
khơng chấp nhận tồn bộ IAS/IFRS mà phê duyệt từng chuẩn mực để áp dụng.

-


Hàn Quốc cho phép tất cả các công ty niêm yết được áp dụng IAS/IFRS từ năm 2009.

-

Trung Quốc: Trong bối cảnh vừa phải đáp ứng xu thế tồn cầu hóa vừa phải đảm
bảo những đặc điểm và yêu cầu riêng của nền kinh tế cũng như sự quản lý của


16

Nhà nước, năm 2006 Trung Quốc đã kết hợp IAS/IFRS vào hệ thống luật pháp
của mình và ban hành một hệ thống chuẩn mực kế toán doanh nghiệp Trung
quốc (ASBE), về cơ bản là phù hợp với IAS/IFRS trong những nguyên tắc chủ
yếu về soạn thảo và trình bày BCTC để áp dụng cho các cơng ty niêm yết, cịn
các doanh nghiệp không niêm yết vẫn áp dụng hệ thống kế toán doanh nghiệp
được ban hành năm 2001 (Frederic D.S. Choi, Gary K. Meek, 2011).
-

Các nước đang phát triển khác, như Ấn Độ, Malaysia, Pakistan, Singapore và
Thái Lan... chỉ lựa chọn các IAS/IFRS phù hợp để áp dụng vào nước mình.
Hồng Kơng và Indonesia tham khảo IAS/IFRS để thiết lập chuẩn mực kế tốn
quốc gia.
Tóm lại, mặc dù cách tiếp cận với IAS/IFRS khác nhau nhưng xu hướng chung

là chuẩn mực kế toán quốc gia (NAS) ngày càng tiến gần đến IAS/IFRS. Đến nay,
đã có hơn 130 quốc gia trên thế giới yêu cầu (bắt buộc) hoặc cho phép (không bắt
buộc) các công ty niêm yết trên TTCK của họ sử dụng IAS/IFRS khi lập và trình
bày BCTC.
Bảng 2.1 Thực trạng áp dụng IAS/IFRS tại các quốc gia/vùng lãnh thổ
Thực trạng áp dụng IAS/IFRS

Đối với các công ty niêm yết
Yêu cầu sử dụng toàn bộ IFRS
Yêu cầu sử dụng một phần IFRS
Cho phép sử dụng IFRS
Không cho phép sử dụng IFRS
Khơng có thị trường chứng khốn
Tổng số quốc gia
Đối với các cơng ty khơng niêm yết
u cầu sử dụng tồn bộ IFRS
Yêu cầu sử dụng một phần IFRS
Cho phép sử dụng IFRS
Khơng cho phép sử dụng IFRS
Khơng có thơng tin
Tổng số quốc gia

Nguồn: IAS Plus, 2016

Số quốc gia/vùng lãnh thổ
96
10
25
23
20
174
28
37
47
30
32
174



17

2.1.1.2

Tiến trình hịa hợp kế tốn tại Việt Nam

Tại Việt Nam, các doanh nghiệp thực hiện báo cáo tài chính theo hệ thống tiêu
chuẩn quốc gia. Các doanh nghiệp nước ngồi tại Việt Nam ln phải lập hai hệ
thống báo cáo tài chính, áp dụng VAS trong việc lập BCTC theo quy định của Việt
Nam và áp dụng IFRS trong cơng tác báo cáo cho tập đồn.
Kể từ năm 1999, Việt Nam bắt đầu soạn thảo và xây dựng chuẩn mực kế toán
Việt Nam trên cơ sở hệ thống chuẩn mực kế toán, kiểm toán quốc tế. Đến tháng
12/2001, Bộ tài chính ban hành 4 chuẩn mực đầu tiên, và sau 4 năm đã ban hành
được 26 chuẩn mực kế toán. Vào thời điểm mới ban hành, chuẩn mực kế toán của
Việt Nam tương đối phù hợp với chuẩn mực kế toán quốc tế và đã thể hiện sự thừa
nhận của Việt Nam đối với các chuẩn mực kế toán quốc tế được áp dụng tại Việt
Nam, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài muốn kinh doanh tại
Việt Nam. Tuy nhiên, VAS còn rất nhiều sự khác biệt lớn so với IAS và đặc biệt là
IFRS sau này. Thực tế, VAS chưa tiếp cận với IFRS và chưa cập nhật theo những
thay đổi của IAS những năm gần đây. VAS mới chỉ là sự vận dụng đơn giản IAS
trong bối cảnh cụ thể của Việt Nam.
Hiện nay, Việt Nam đang trong quá trình ban hành chuẩn mực mới tiếp cận gần
hơn với IFRS. Năm 2014 với việc ban hành Thông tư số 200/2014/TT-BTC về chế
độ kế toán doanh nghiệp thay thế Quyết định số 15/2006 ngày 20/03/2006 và đặc
biệt là Thông tư 202/2014/TT-BTC về hướng dẫn lập và trình bày BCTC HN đã
đưa chế độ kế toán và lập BCTC của Việt Nam tiến lại gần hơn với các tiêu chuẩn
quốc tế trong IAS và IFRS. Xuất phát từ yêu cầu của công ty mẹ, bên cho vay cũng
như sự tham gia của các tập đoàn kinh tế lớn vào thị trường vốn quốc tế, ngày càng

có nhiều doanh nghiệp Việt thực hiện chuyển đổi BCTC theo IFRS như tập đoàn
Bảo Việt, Vingroup....
Theo định hướng đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 lên kế hoạch cho các
phương án cập nhật, đổi mới các chuẩn mực, Việt Nam sẽ không biên soạn như
trước đây mà áp dụng hồn tồn chuẩn mực kế tốn quốc tế, sau đó sẽ tiến hành


×