SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT NĂM HỌC
2020-2021
THỪA THIÊN HUẾ
Khóa ngày 18 tháng 07 năm 2020
Mơn thi: NGỮ VĂN
ĐỀ THI CHÍNH THỨC
Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian
giao đề)
(Đề gồm 02 trang)
I. Phần Đọc hiểu (3,0 điểm):
Đọc kĩ hai ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu:
Ngữ liệu 1:
Bạn có thể khơng thơng minh bẩm sinh nhưng bạn ln chuyên cần và vượt qua
bản thân từng ngày một. Bạn có thể khơng hát hay nhưng bạn là người khơng bao
giờ trễ hẹn. Bạn không là người giỏi thể thao nhưng bạn có nụ cười ấm áp. Bạn
khơng có gương mặt xinh đẹp nhưng bạn rất giỏi thắt cà vạt cho ba và nấu ăn
ngon. Chắc chắn, mỗi một người trong chúng ta đều được sinh ra với những giá trị
có sẵn. Và chính bạn, hơn ai hết, trước ai hết, phải biết mình, phải nhận ra giá trị
đó.
(Phạm Lữ Ân, Nếu biết trăm năm là hữu hạn, NXB Hội Nhà văn, 2016, tr.51)
Ngữ liệu 2:
Sứ mệnh của hoa là nở. Cho dù khơng có những ưu thế để như nhiều loài hoa
khác, cho dù được đặt ở bất cứ đâu, thì cũng hãy bừng nở rực rỡ, bung ra những
nét đẹp mà chỉ riêng ta mới có thể mang đến cho đời.
[...]
Hãy bung nở đóa hoa của riêng mình dù có được gieo mầm ở bất cứ đâu.
(Kazuko Watanabe, Mình là nắng việc của mình là chói chang,
Vũ Thùy Linh dịch, NXB Thế giới, 2018)
Câu 1 (0,5 điểm):
Hai ngữ liệu trên sử dụng phương thức biểu đạt chính nào?
Câu 2 (0,5 điểm):
Chỉ ra và gọi tên thành phần biệt lập trong câu:
Chắc chắn, mỗi một người trong chúng ta đều được sinh ra với những giá trị có
sẵn.
Câu 3 (1,0 điểm):
Xác định và nêu ngắn gọn tác dụng của phép tu từ trong câu:
Hãy bung nở đóa hoa của riêng mình dù có được gieo mầm ở bất cứ đâu.
Câu 4 (1,0 điểm):
Từ hai ngữ liệu trên, em rút ra bài học gì cho bản thân?
II. Phần Tập làm văn (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm):
Viết một đoạn văn nghị luận (không quá một trang giấy thi) triển khai luận điểm:
Sự tự tin là chiếc chìa khóa vàng mở cánh cửa đưa ta đến thành cơng.
Câu 2 (5,0 điểm):
Viết bài văn trình bày cảm nhận về các khổ thơ sau:
Từ hồi về thành phố
quen ánh điện cửa gương
vầng trăng đi qua ngõ
như người dưng qua đường
Thình lình đèn điện tắt
phịng buyn-đinh tối om
vội bật tung cửa sổ
đột ngột vầng trăng tròn
Ngửa mặt lên nhìn mặt
có cái gì rưng rưng
như là đồng là bể
như là sơng là rừng
Trăng cứ trịn vành vạnh
kể chi người vơ tình
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình.
(Nguyễn Duy, Ánh trăng, Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giao dục, 2005,
tr.156)
------Hết----Thí sinh khơng được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi khơng giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh: ...............................................Số báo
danh: ...................................
Chữ kí của cán bộ coi thi 1: .........................Chữ kí của cán bộ coi thi
2:...........................
HƯỚNG DẪN CHẤM – ĐÁP ÁN – THANG ĐIỂM
(Nội dung có 03 trang)
A. Hướng dẫn chung
Giám khảo cần nắm vững hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài
làm của học sinh, tránh cách chấm đếm ý cho điểm.
Do đặc trưng của bộ môn, giám khảo cần linh hoạt trong việc vận
dụng Đáp án và thang điểm, chú ý khuyến khích các bài làm có cảm xúc và
sáng tạo.
B. Đáp án và thang điểm
Phầ Câu
Nội dung
Điể
n
m
I
1
Hai ngữ liệu trên sử dụng phương pháp biểu đạt chính
0,5
(3,0 (0,5 nào?
đ)
đ) Nghị luận.
2
Chỉ ra và gọi tên thành phần biệt lập trong câu:
(0,5
Chắn chắn, mỗi một người trong chúng ta đều được
đ) sinh ra với những giá trị có sẵn.
Chắc chắn: Thành phần hình thái.
0,5
3
Xác định và nêu ngắn gọn tác dụng của phép tu từ
(1,0 trong câu:
đ) Hãy bung nở đóa hoa của riêng mình dù có được gieo
mầm ở bất cử đâu.
Phép tu từ ẩn dụ: Bung nở đóa hoa, gieo mầm.
0,5
0,5
Tác dụng:
Giúp cách diễn đạt trở nên gợi hình, gợi cảm.
Làm cho lời nhắn nhủ mỗi người hãy bộc lộ
mạnh mẽ giá trị, vẻ đẹp của mình dù ở hồn
cảnh nào thêm dấu sắt, ấn tượng.
4
Từ hai ngữ liệu trên, em rút ra bài học gì cho bản
1,0
(1,0 thân?
đ) HS có thể rút ra những bài học khác nhau, miễn gắn liền
với ngữ liệu. Sau đây là một vài gợi ý:
Nhận ra để trân trọng và tự hào về những giá trị
riêng.
Thể hiện, phát huy giá trị bản thân dù ở bất kì hồn
cảnh nào.
...
II
1
Viết một đoạn văn ngị luận (khơng quá một trang giấy
(7,0)
(2,0
đ)
thi) triển khai luận điểm: Sự tự tin là chìa khóa vàng
mở cánh cửa đưa ta đến thành cơng.
a. u cần về kĩ năng:
- Học sinh viết được một đoạn văn nghị luận (không quá
một trang giấy thi), văn phong nghị luận xã hội, triển khai
luận điểm với những lý lẽ và dẫn chứng tiêu biểu, thuyết
phục.
- Diễn đạt trôi chảy, mạch lạc; bài sạch, chữ rõ; hạn chế
lỗi chính tả, dùng từ,...
b. Yêu cầu về kiến thức:
Học sinh có thể triển khai luận điểm theo nhiều cách, sau
đây là một số định hướng:
- Sự tự tin giúp ta mạnh dạn chủ động, tích cực dấn thân
và phát huy năng lực bản thân trong công việc, học tập và
sinh hoạt nên dễ đạt kết quả cao.
- Sự tự tin giúp ta lạc quan, yêu đời, vững vàng, ... vượt
qua những khó khăn thử thách, thất bại, ... trong cuộc sống
để trưởng thành, hồn thiện bản thân và thành cơng.
- Sự tự tin giúp lan tỏa năng lượng tích cực, xây dựng
được nhiều mối quan hệ tốt đẹp với những người xung
quanh.
Viết bài văn trình bày cảm nhận về các khổ thơ trong
bài thơ Ánh trăng (Nguyễn Duy)
a. Yêu cầu về kĩ năng:
- Học sinh viết được bài văn nghị luận có kết cấu 3 phần:
Mở bài – Thân bài – Kết bài; văn phong nghị luận văn học
(kiểu bài nghị luận về đoạn thơ, bài thơ); xác đinh đúng
vấn đề cần nghị luận và xây dựng được các luận điểm để
làm rõ; dẫn chứng chọn lọc, phù hợp; lí lẽ xác đáng.
- Diễn đạt trôi chảy, mạch lạc; bài sạch, chữ rõ; hạn chế
lỗi chính tả, dùng từ, ...
b. Yêu cầu về kiến thức:
Trên cơ sở nắm được kiến thức cơ bản về tác giả, tác
phẩm, học sinh có thể trình bày vấn đề theo nhiều hướng
khác nhau.
Sau đây là một số định hướng
Giới thiệu, nêu vấn đề cần nghị luận:
- Giới thiệu được tác giả, tác phẩm, đoạn trích.
- Nêu được vấn đề cần nghị luận.
0,5
0,75
0,5
0,25
0,5
Cảm nhận về các khổ thơ trong bài thơ Ánh trăng
(Nguyễn Duy)
- Nghệ thuật
+ Thể thơ 5 chữ mộc mạc, giản dị.
+ Kết cấu giản đơn như một câu chuyện kể với hình thức
đặc biệt: chỉ có chữ cái đầu các khổ thơ được viết hoa, cả
bài thơ chỉ có một dấu chấm cuối bài tạo nên tính liền
mạch cho ý thơ.
+ Hình tượng thơ vận động từ vầng trăng sang ánh trăng
giàu giá trị biểu trưng.
+ Biện pháp nhân hóa, so sánh, ẩn dụ, ... góp phần làm lời
thơ sinh động, giàu ý nghĩa.
- Nội dung:
HS dẫn dắt từ hai khổ thơ đầu (gợi nhắc những kỉ niệm
của người lính với vầng trăng trong quá khứ) để cảm nhận
bốn khổ thơ cuối.
Bốn khổ thơ cuối thể hiện thái độ, cảm xúc, suy nghĩ của
người lính trong thời bình:
+ Trở về với cuộc sống hiện đại (quen ánh điện, cửa
gương), con người lãng quên quá khứ nghĩa tình (vầng
trăng đi qua ngõ, như người dưng qua đường).
+ Tình huống bất ngờ gặp lại vầng trăng khiến con người
cảm động (rưng rưng), kỷ niệm xưa ùa về.
+ Đối diện với vầng trăng, ánh trăng, nhân vật trữ tình
nhận ra sự vơ tình của bản thân và ăn năng day dứt, ... (ta
giật mình).
Đánh giá chung:
- Với hình thức nghệ thuật đặc sắc, các khổ thơ là lời
người linh tự nhắc nhở mình về những năm tháng gian lao
gắn bó với thiên nhiên, đất nước.
- Từ đó, gợi nhắc người đọc thái độ sống uống nước nhớ
nguồn, ân nghĩa thủy chung. Người đọc cũng nhận thêm
được nhiều bài học lớn từ câu chuyện nhỏ Ánh trăng.
Lưu ý:
- Cho điểm trên cơ sở kết hợp yêu cầu về kiến thức và kỹ
năng.
- Giám khảo phát hiện và trân trọng những bài viết có cảm
nhận riêng, sáng tạo.
-----------Hết----------
1,0
3,0
0,5