Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

skkn khai thác một số chuyên đề hay và khó phần sinh lí động vật bồi dưỡng học sinh giỏi quốc gia

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (988.58 KB, 27 trang )

a

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN
TRƯỜNG THPT CHUYÊN PHAN BỘI CHÂU
-------------------------------------

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
KHAI THÁC MỘT SỐ CHUYÊN ĐỀ HAY VÀ KHĨ PHẦN
SINH LÍ ĐỘNG VẬT BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA

MÔN SINH HỌC

TRẦN MỘNG LAI
TỔ SINH - THỂ - QP - CN

THÁNG 3-2021
ĐIÊN THOẠI: 0985852206
1
1


KHAI THÁC MỘT SỐ CHUYÊN ĐỀ HAY VÀ KHÓ PHẦN
SINH LÍ ĐỘNG VẬT BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA
Trần Mộng Lai. THPT chuyên Phan Bội Châu, Sinh học
Phần I. Đặt vấn đề
Việc bồi dưỡng học sinh giỏi chưa bao giờ là một công việc nhẹ nhàng đối
với tất cả các giáo viên, tuy nhiên đây lại là một công việc đầy tính sáng tạo và thú
vị.
Theo quan điểm đổi mới chương trình hiện nay đó là tăng cường đào tạo học
sinh giỏi theo hướng “dạy cách học”; xây dựng chương trình theo hướng “phát
triển và duy trì động lực tự học, tự nghiên cứu”, tăng cường rèn luyện các kỹ năng


“vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề” và “năng lực tìm hiểu - khám phá (phát
minh/sáng chế)”, định hình phẩm chất của học sinh giỏi: đam mê, sáng tạo, bền bỉ,
khả năng phát minh và sáng chế.
Trong các chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi Quốc gia, Quốc tế thì chun
đề sinh lí động vật bao gồm nhiều hệ cơ quan liên quan chặt chẽ với nhau, kiến
thức liên hệ thực tiễn khá rộng. Các đề thi học sinh giỏi Quốc gia, Quốc tế hiện nay
có số lượng câu hỏi về sinh lí động vật chiếm khá lớn.
Hiện nay chưa có nhiều tài liệu hướng dẫn học sinh tự học phần sinh lí động
vật một cách hiệu quả nhất.
Từ thực tế trên, tôi tiến hành đề tài: “Khai thác một số chuyên đề hay và
khó phần sinh lí động vật bồi dưỡng học sinh giỏi Quốc gia”.

2
2


Phần II. Nội dung nghiên cứu
Trong đề tài này tôi vận dụng các kiến thức cơ bản phần sinh lí động vật để
xây dựng các tình huống dạy học có vấn đề, bao gồm các kênh hình (bảng biểu,
hình vẽ), các kênh chữ, hệ thống câu hỏi, bài tập vận dụng để rèn luyện khả năng
tư duy học sinh, rèn luyện khả năng tự học, khả năng tự khái quát của học sinh.
Các sơ đồ bảng biểu thường đưa ra các kết quả thí nghiệm, hoặc các tình
huống giả định, từ đó sẽ đặt ra các câu hỏi kiểm tra, đánh giá năng lực của học
sinh.
Để có các câu hỏi phần vận dụng thì cần có các số liệu thơng qua bảng biểu,
đồ thị. Vì vậy trong đề tài, tơi đã cố gắng tập hợp các bảng biểu, đồ thị để phân tích
các kiến thức, nêu ra cách tạo các tình huống để rèn luyện khả năng tư duy của học
sinh, phát triển các năng lực cần có của một học sinh giỏi môn sinh học.
Mỗi sơ đồ đều là sự đúc kết của những nội dung kiến thức nhất định, vì vậy
việc tập hợp hệ thống tình huống qua các sơ đồ, bảng biểu là rất quan trọng để

giảng dạy, bồi dưỡng và kiểm tra đánh giá học sinh giỏi.
Thông qua hệ thống sơ đồ, bảng biểu tôi thấy học sinh học tập rất hào hứng,
phát triển tư duy, khi sử dụng vào các đề kiểm tra cũng có tác dụng phân loại thí
sinh rất tốt.
Hiện nay các đề học sinh giỏi vòng 1 chọn học sinh giỏi Quốc gia và vòng 2
chọn đội tuyển dự thi Olympic Quốc tế, chủ ́u là các câu hỏi có hình ảnh, bảng
biểu. Đặc biệt là các đề Quốc tế, hầu hết các câu hỏi đều sử dụng sơ đồ bảng biểu,
hình ảnh, yêu cầu học sinh xử lí số liệu, các tình huống thực tế hoặc giả định.
Do thời lượng của sáng kiến kinh nghiệm có hạn, nên trong đề tài này tơi
chủ ́u đưa ra các tình huống điển hình của chuyên đề sinh lí động vật để hướng
dẫn cách khai thác kiến thức, cách đặt ra các câu hỏi để đánh giá năng lực học sinh.
Các tình huống tơi sử dụng trong đề tài này là tôi đã vận dụng các câu hỏi,
bài tập tình huống trong các đề thi học sinh giỏi Quốc Gia, Quốc tế.
1. Một số nội dung chọn lọc trong hệ tuần hồn.
A. Phân tích đường cong về ái lực của sắc tố hô hấp hêmôglôbin đối với
ôxi.
Hêmôglôbin (Hb) được cấu tạo từ 4 tiểu phần (Hình 1), mỗi tiểu phần liên
kết được với 1 phân tử O 2, mỗi Hb liên kết được với 4 phân tử O 2. Điều đặc biệt ở
đây là ái lực của Hb với O2 liên quan đến số phân tử O2 liên kết với Hb. Đường
cong phân li của hêmơglơbin có dạng hình chữ S là do có sự phối hợp của 4 tiểu
đơn vị của hêmôglôbin. Khi một trong 4 chuỗi polipeptit liên kết được với O 2 thì
sự biến đổi cấu hình khơng gian của nó lại kích thích các phân tử bên cạnh thay đổi
3
3


cấu hình làm tăng ái lực liên kết với O 2 của nó. Như vậy, chỉ cần gia tăng một ít
phân áp O2 của mơi trường cũng nhanh chóng làm gia tăng mức độ liên kết với O 2
của hêmôglôbin.


Ái lực của Hb với O2 chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố ngoại cảnh như phân
áp O2, nhiệt độ, độ pH.
Hình 2: Phân tích ảnh hưởng của các nhân tố ngoại cảnh đến đường cong
phân li HbO2.
Đường cong B là đường cong chuẩn, trong điều kiện bình thường. Khi đọc
các đề thi thì hướng dẫn học sinh sẽ lấy đường cong này làm chuẩn, sau đó sẽ suy
ra các đường cong khác. Đường cong chuẩn có dạng chữ S, thay đổi theo phân áp
O2. Khi phân áp O2 tăng thì tỉ lệ % bão hoà Hb và O 2 cũng tăng nhưng sẽ đạt đến
trị số bão hoà.

4
4


Khi học sinh nắm chắc được cơ chế gắn của Hb và O 2; các yếu tố ảnh hưởng
đến đường cong này, giáo viên sẽ khai thác các tình huống thực tế và giả định để
rèn tư duy học sinh.
Trên đồ thị hình 2 cho thấy, nếu H+ trong máu tăng, tức là pH máu giảm;
nhiệt độ tăng, phân áp CO2 tăng thì đường cong lệch sang phải, tăng phân li HbO 2.
Ngược lại, nếu H+ giảm (pH tăng), nhiệt độ giảm, phân áp CO 2 giảm thì đường
cong lệch sang trái, nghĩa là tăng sự kết hợp HbO 2. Những yếu tố này thay đổi do
nhiều nguyên nhân như hoạt động thể lực, chuyển hố, dùng thuốc có tính axit,
bazơ.
Ngồi ra có thể so sánh mức độ bão hồ O 2 của các loại sắc tố khác nhau:
miôglôbin là sắc tố dự trữ O2 trong cơ, ái lực của nó với O2 sẽ cao hơn Hb. Các
động vật khác nhau sống trong các mơi trường khác nhau sẽ có ái lực giữa Hb và
O2 cũng khác nhau. Ví dụ, các động vật sống trên núi cao, do nồng độ O 2 thấp nên
sẽ có ái lực của Hb với O2 cao hơn so với động vật sống ở đồng bằng.
Trường hợp Hb của thai nhi khi nằm trong bụng mẹ có sự thay đổi về cấu
trúc so với người trưởng thành:

Từ giai đoạn phôi : HbE gồm 2 mạch α và 2 mạch ε.
Giai đoạn 3 tháng → Lọt lòng: HbF gồm 2 mạch α và 2 mạch γ.
Giai đoạn lọt lòng → 3 tháng tuổi: HbF chiếm 20% và HbA chiếm 80%.
Giai đoạn 3 tháng tuổi → trưởng thành: HbA gồm 2 mạch α và 2 mạch β.
Sự thay đổi này là một đặc điểm thích nghi của cơ thể, trong bụng mẹ, Hb
của bào thai phải có ái lực với O2 cao hơn ái lực Hb của mẹ với O2 thì bào thai mới
lấy được O2 từ cơ thể mẹ.
Từ những phân tích ở trên, giáo viên sẽ tạo ra các tình huống có vấn đề để
giảng dạy, phát triển năng lực tư
duy của học sinh.
Tình huống 1: Hình 3: mơ
tả 2 đường cong phân li Hb-O2 ở 2
lồi khác nhau. Cho các ví dụ sau:
(I) Mèo và hổ.
(II) Gà và lợn.
(III) Rắn và thỏ.
(IV) Voi và chuột nhắt.
Hãy cho biết loài nào ứng với
đường cong 1, lồi nào ứng với
đường cong 2? Giải thích.
5
5


Trả lời:
Các động vật này đại diện cho các trường hợp khác nhau về ảnh hưởng của
ngoại cảnh đến sự kết hợp của Hb và O2.
(I) Mèo ứng với đường cong 2, hổ ứng với đường cong 1. Do mèo có kích
thước nhỏ, tỉ lệ S/V lớn, trao đổi chất của mèo mạnh hơn hổ, H + trong máu và thân
nhiệt của mèo cũng cao hơn nên sự phân li Hb-O 2 của mèo mạnh hơn hổ. H+ trong

máu cao và thân nhiệt cao đều làm tăng sự phân li của Hb với O2.
(II) Gà ứng với đường cong 2, lợn ứng với đường cong 1. Do gà có thân
nhiệt cao hơn, trao đổi chất mạnh hơn nên đường cong lệch về phía bên phải. Khi
q trình trao đổi chất diễn ra mạnh, kèm theo H + trong máu và thân nhiệt đều
tăng, dẫn đến tăng phân li HbO2.
(III) Rắn ứng với đường cong 1, thỏ ứng với đường cong 2. Do rắn là động
vật biến nhiệt nên trao đổi chất ít, đường cong lệch về phía bên trái. Cịn thỏ là
động vật đẳng nhiệt nên trao đổi chất mạnh hơn, giải phóng nhiều CO 2, thân nhiệt
cao hơn nên đường cong lệch về phía bên phải.
(IV) Voi ứng với đường cong 1, chuột nhắt ứng với đường cong 2. Do voi có
kích thước lớn, tỉ lệ S/V của voi nhỏ hơn chuột nhắt nên trao đổi chất ở voi có tốc
độ nhỏ hơn. Nên đường cong phân li HbO2 của voi lệch về phía bên trái.
Như vậy kích thước cơ thể, kiểu thân nhiệt, môi trường sống đều ảnh hưởng
đến đường cong phân li của Hb-O2.
Tình huống 2: Khả năng lấy O2 từ
mơi trường của nhiều động vật có thể
được phản ánh qua đường cong phân ly
hêmôglôbin của chúng. Hình 4 thể hiện
đường cong phân ly hêmơglơbin của hai
nhóm cá thể có kích thước, khối lượng
và mức độ trưởng thành tương đương
của hai loài cá I và II.
Hãy trả lời và giải thích cho các
câu hỏi dưới đây.
Trong hai loài cá I và II,
a. loài nào sống ở vùng nước chảy nhanh hơn?
b. lồi nào có tốc độ trao đổi chất thấp hơn?
c. loài nào sống ở vùng nước sâu hơn?
6
6



Trả lời:
a. Loài II hay sống ở vùng nước chảy mạnh hơn. Do ở vùng nước chảy mạnh
hơn có nồng độ (phân áp) O2 cao hơn, nên ái lực Hb với O2 thấp hơn, ứng với
đường cong bên phải.
b. Loài I có tốc độ trao đổi chất thấp hơn. Do tốc độ trao đổi chất thấp tiêu
thụ ít O2 và thải ít CO2 trong máu, nên ái lực Hb với O2 cao hơn, ứng với đường
cong bên trái.
c. Loài I sống ở vùng nước sâu hơn. Do vùng nước sâu hơn có nồng độ O 2
thấp hơn, ái lực của Hb với O2 cao hơn, ứng với đường cong bên trái.
Nhận xét: trong một câu hỏi, có rất nhiều tình huống về phân ly
hêmôglôbin với O2. Nhưng học sinh cần nắm được các nguyên tắc về sự phân li
Hb với O2:
- Mơi trường nhiều O2 thì ái lực Hb với O 2 thấp hơn mơi trường ít O 2. Ví dụ
các động vật vật sống trên núi cao, nơi có nồng độ O 2 thấp thì ái lực của Hb với
O2 sẽ cao hơn so với sống ở đồng bằng. Các lồi cá sống ở mơi trường nước chảy
sẽ có nhiều O2 hơn động vật sống ở môi trường nước đứng, nên ái lực của Hb với
O2 của động vật vùng nước chảy thấp hơn cá sống ở vùng nước đứng.
- Động vật trao đổi chất mạnh thì ái lực Hb với O 2 thấp hơn động vật có
trao đổi chất thấp hơn. Nguyên nhân là do khi hoạt động mạnh thì thải ra nhiều
CO2, dẫn đến nồng độ ion H+ trong máu tăng, pH giảm, thân nhiệt tăng, từ đó làm
giảm ái lực của Hb với O2. Ví dụ HbO2 bão hoà của gà cao hơn HbO2 bão hoà của
thỏ, do gà hoạt động trao đổi chất mạnh hơn thỏ; HbO 2 bão hoà của rắn (động vật
biến nhiệt) cao hơn HbO2 bão hoà của thỏ (động vật đẳng nhiệt).
Tình huống 3: Dựa
vào sự hiểu biết về ái lực
của sắc tố hô hấp đối với
ôxi, hãy cho biết trong số
các đường cong A, B, C và

D ở hình 5, đường nào là
đường cong phân li ôxi của:
(1) Hêmôglôbin trong
máu người bình thường
đang nghỉ ngơi, hít thở bình
thường.
(2) Miơglơbin.

7
7


(3) Hêmôglôbin trong máu người uống thuốc aspirin làm tăng nồng độ H +
trong máu.
(4) Hêmôglôbin trong máu người ở trạng thái nghỉ ngơi và đang hít thở với
nhịp tăng dần.
Hãy giải thích các phương án trên.
Trả lời:
- Đường cong A là của miôglôbin,
- Đường cong B là của người ở trạng thái nghỉ ngơi và đang hít thở với nhịp
tăng dần.
- Đường cong C là của người bình thường đang nghỉ ngơi, hít thở bình
thường.
- Đường cong D là người uống thuốc làm tăng nồng độ H+ trong máu.
Giải thích:
- Ta nhận ra các đường cong B, C và D là của hêmơglơbin vì hêmơglơbin
liên kết và nhả ơxi một cách linh hoạt hơn nhiều so với miôglôbin để đáp ứng chức
năng vận chuyển ơxi trong khi đó miơglơbin có chức năng dự trữ ơxi nên nó liên
kết chặt chẽ hơn với ơxi vì thế đường cong phân li của nó phải là A.
Ở các đường cong B, C, D: trước hết ta chọn ra người ở trạng thái bình

thường đó là C, các đường cong khác đều chịu ảnh hưởng của ngoại cảnh.
- Đường cong C là của người bình thường đang nghỉ ngơi, hít thở bình
thường.
- Đường cong B là của Hêmôglôbin trong máu của người đang ở trạng thái
nghỉ ngơi và hít thở với nhịp tăng dần. Người này sẽ có phân áp O 2 cao hơn những
người khác nên tỉ lệ kết hợp HbO2 cao hơn.
- Đường cong D là người uống thuốc aspirin làm tăng nồng độ H+ trong
máu. Khi H+ trong máu tăng sẽ làm tăng phân li HbO 2. Vì vậy giảm tỉ lệ bão hồ
HbO2.
Tóm lại, qua phân tích lí thuyết và các câu hỏi trích từ các đề thi học sinh
giỏi Quốc gia, đề thi học sinh giỏi Quốc tế tôi nhận thấy rằng: học sinh cần phải
học được các nguyên lí của đường cong phân li Hb-O 2, nắm được ảnh hưởng của
các nhân tố ngoại cảnh đến sự phân li của đường cong Hb-O 2. Từ đó sẽ trả lời
được các tình huống của đề thi.
B. Mối quan hệ giữa huyết áp, thể tích máu và các bệnh về tim
Lí thuyết căn bản: trong một chu kì tim, khi tâm nhĩ co sẽ tống phần máu
còn lại trong tâm nhĩ xuống tâm thất. Khi tâm thất co, làm tăng áp lực trong tâm
8
8


thất, đầu tiên là van nhĩ thất sẽ đóng lại, tâm thất co tiếp (giai đoạn co đẳng tích)
cho đến khi áp lực trong tâm thất cao hơn trong động mạch sẽ làm mở van thất
động (van tổ chim), đây chính là giai đoạn tâm thất co tống máu.
Sau đó tâm thất dãn, đầu tiên là van thất động đóng lại khi áp lực trong tâm
thất nhỏ hơn áp lực trong động mạch. Tâm thất tiếp tục dãn sẽ làm mở van nhĩ thất,
máu từ trong tâm nhĩ sẽ xuống tâm thất. Giai đoạn tâm thất dãn sẽ trùng với giai
đoạn tâm nhĩ dãn nên gọi là pha dãn chung. Tim có tính tự động nhưng chịu ảnh
hưởng của trung khu điều hồ tim mạch. Do đó các ́u tố ngoại ảnh sẽ ảnh hưởng
gián tiếp đến sự co bóp của tim, từ đó ảnh hưởng đến nhịp tim, huyết áp…

Tình huống 1. Hình 6 mơ tả sự thay đổi huyết áp và thể tích máu ở trong
một ngăn (buồng) tim trong một chu kỳ tim.
Hãy phân tích sự thay đổi của huyết áp và thể tích máu ở các giai đoạn P-Q,
Q-R, R-S, S-P. Hãy cho biết, các giai đoạn đó ứng với giai đoạn nào trong một chu
kì tim.
Trả lời:
Đây là mô tả về tâm thất
trái:
Giai đoạn P-Q: thể tích
máu tăng nhiều, từ 60ml lên
130ml cịn hút áp tăng nhẹ,
đây là giai đoạn tâm thất giãn,
tâm nhĩ co, van nhĩ thất mở,
máu chảy xuống tâm thất.
Giai đoạn Q-R: thể tích
máu khơng tăng nhưng hút áp
tăng mạnh, đây là giai đoạn tâm
Hình 6
thất co đẳng tích. Giai đoạn đầu
làm van nhĩ thất đóng, cuối chu kì khi áp lực trong tâm thất cao hơn trong động
mạch thì van thất động mở.
Giai đoạn R-S: tâm thất co tống máu, do áp lực của tâm thất cao hơn động
mạch nên sẽ làm mở van thất động, máu từ tâm thất tống vào động mạch chủ, lúc
này thể tích máu trong tâm thất giảm nhanh.
Giai đoạn S-P: tâm thất giãn đẳng tích, hút áp giảm nhanh nhưng thể tích
tâm thất khơng thay đổi. Lúc này van thất động đã đóng lại, nhưng van nhĩ thất vẫn
chưa mở.
Thực ra sơ đồ hình trên chỉ là kiểm tra lại lí thuyết về chu kì hoạt động của
tim.
9

9


Để nắm được về hoạt động của các van tim, học sinh cần nhớ: “van nhĩ thất
ln mở, chỉ đóng khi tâm thất co, van thất động (van bán nguyệt) ln đóng, chỉ
mở khi tâm thất co.
Một số học sinh nhầm lẫn: máu chảy từ tâm nhĩ xuống tâm thất vào pha
nào? Nhiều bạn sẽ trả lời là khi tâm nhĩ co, câu này khơng chính xác. Bởi vì ở pha
dãn chung thì máu vẫn từ tâm nhĩ xuống tâm thất, lúc này tâm nhĩ đang dãn.
Từ đồ thị hình trên, nếu tim bị các bệnh về van thì đồ thị sẽ bị biến
dạng.
Trong trường hợp bị hở van nhĩ thất thì khi tâm thất co sẽ làm một phần
máu bị trào ngược lên tâm nhĩ, điều này dẫn đến máu đi vào động mạch sẽ giảm,
làm giảm huyết áp. Thể tích máu trong giai đoạn co đẳng tích của tâm thất sẽ
giảm đi.
Nếu hẹp van nhĩ thất thì máu xuống tâm thất sẽ giảm.
Nếu hở van bán nguyệt thì trong giai đoạn đầu tâm thất dãn, sẽ làm một
phần máu trong động mạch chảy ngược về tâm thất. Làm huyết áp động mạch lúc
tâm thất trương bị giảm đáng kể, máu đi nuôi cơ thể cũng sẽ giảm.
Các trường hợp trên đều có thể dẫn đến điều hồ ngược làm tim đập nhanh
và mạnh hơn để cung cấp đủ máu cho cơ thể, sau một thời gian có thể dẫn đến suy
tim.
Tình huống 2: Hình 7. (A, B, C) dưới đây thể hiện sự thay đổi áp lực và thể
tích máu trong tâm thất trái ở 3 người khác nhau.

Hình 7

Hãy cho biết mỗi trường hợp A, B, C là phù hợp với mỗi người nào sau đây?
Giải thích.
(1) Người bị hở van nhĩ thất trái.

10
10


(2) Người bị hẹp van bán nguyệt trái.
(3) Người khỏe mạnh bình thường.
Trả lời:
(3) Người khỏe mạnh bình thường: đồ thị hình A, vì so với 2 hình cịn lại thì
hút áp và thể tích tâm thất thu đều bình thường, huyết áp tối đa của tâm thất là
120 mm Hg. Thể tích tâm thất tống máu là 120 – 40 = 70 ml.
(2) B, vì dựa vào đồ thị hình B: thể tích máu ở tâm thất trái cuối tâm thu cao
hơn bình thường. Áp lực tống máu của tâm thất trái cũng cao hơn bình thường
trong kỳ tâm thu → Hẹp van bán nguyệt trái. Chứng tỏ tâm thất khơng tống máu
hết vào động mạch, do đó tim phải co bóp mạnh hơn, làm tăng huyết áp. Trường
hợp bệnh nhân này sau một thời gian có thể gây suy tim.
(1) C, vì: huyết áp tâm thu < 120 mmHg → một phần máu lên tâm nhĩ → thể
tích máu sau tâm thu thấp hơn bình thường.
Như vậy dựa vào sự thay đổi về huyết áp, thể tích máu, có thể suy ra được bị
khiếm khuyết ở bộ phận nào của tim.
Tình huống 3: Hình 8 mơ tả hai
tim bẩm sinh nghiêm trọng đôi khi bắt
sinh.

dạng bệnh
gặp ở trẻ sơ

Hãy cho biết trong hai trường
và bệnh II:

hợp bệnh I


a. Trường hợp nào có máu bão
động mạch phổi tăng lên? Giải thích.

hịa ơxi ở

b. Trường hợp nào có hút áp ở động mạch cánh tay
tăng
Hình
8 lên? Giải thích.
c. Trường hợp nào có huyết áp ở động mạch đùi giảm xuống? Giải thích.
Trả lời:
a. Bệnh I có máu bão hịa ơxi ở động mạch phổi tăng lên.
Đây là trường hợp lộn gốc động mạch: động mạch chủ nối với tâm thất phải
và động mạch phổi nối với tâm thất trái. Lúc này, động mạch phổi nhận máu từ tâm
thất trái → máu bão hòa oxi ở động mạch phổi tăng lên.
b. Bệnh II có huyết áp ở động mạch cánh tay tăng lên.
Đây là trường hợp hẹp gốc động mạch dưới. Lúc này, máu chủ yếu được vận
11
11


chuyển lên các động mạch trên (cánh tay, động mạch cảnh) → tăng huyết áp ở
động mạch cánh tay.
c. Bệnh I và II có huyết áp ở động mạch đùi giảm xuống.
Bệnh I: máu đi nuôi cơ thể được bơm từ tâm thất phải có áp lực bơm máu
thấp hơn rất nhiều so với tâm thất trái → huyết áp ở động mạch đùi giảm xuống.
Bệnh II: hẹp gốc động mạch dưới → máu xuống động mạch đùi ít hơn bình
thường→ huyết áp ở động mạch đùi giảm xuống.
2. Một số vấn đề chọn lọc về nội tiết

Khi học về nội tiết phải nắm được kiến thức cơ bản: nguồn-nơi tạo ra hooc
mơn, đích-nơi mà hooc mơn tác động và con đường trùn hooc mơn.

Hình 9: Cơ chế tác động của hoocmon
Mỗi loại hooc mơn lại có sơ đồ riêng, học sinh cần nắm kĩ các sơ đồ này để
trả lời các câu hỏi vận dụng.
Hiện nay các bệnh về nội tiết khá nhiều, dựa vào các tình huống thực tế về
các bệnh mà giáo viên có thể đặt ra các tình huống để khai thác khả năng tư duy
của học sinh.

12
12


Sơ đồ tổng quát về các loại hooc môn trong cơ thể:

Hình 10

Vùng dưới đồi tiết ra các yếu tố giải phóng hướng đến tuyến yên, từ tuyến
yên sẽ tiết ra các hooc môn hướng đến các cơ quan trả lời hoặc các tuyến nội tiết
khác. Các hooc môn ở các tún sau có thể liên hệ ngược âm tính hoặc liên hệ
ngược dương tính lên các tuyến trên như vùng dưới đồi hoặc tuyến yên.
Sai hỏng về nội tiết có nhiều dạng, có thể phụ thuộc vào cơ quan nguồn, cơ
quan đích hay đường trùn hooc mơn.
Các câu hỏi khai thác về nội tiết chủ yếu là về các bệnh do rối loạn các hooc
môn, rối loạn các tuyến nội tiết.
Sau đây tơi chỉ khai thác một số tình huống nổi bật mà đề thi thường khai
thác:

13

13


Thác hoocmon của tún thượng thận.

Hình 11

Giải thích sơ đồ: khi có tín hiệu từ mơi trường, ví dụ như stress (căng
thẳng), vùng dưới đồi sẽ tiết ra yếu tố giải phóng (CRH) tác động lên thuỳ trước
tuyến yên, thuỳ trước tuyến yên tiết ra hooc môn ACTH tác động lên vỏ thượng
thận. Vỏ thượng thận sẽ tiết ra các hooc môn corticoit, gồm cortisol và
andosteron. Các hooc môn này gây ra phản ứng stress dài hạn, có thể làm tăng
đường huyết, huyết áp, ức chế hệ miễn dịch. Các hooc mơn corticoit lại liên hệ
ngược âm tính lên vùng dưới đồi và tuyến yên.
Cũng là tín hiệu stress nhưng nếu đi theo con đường thần kinh thì lại tác
động lên tuỷ thượng thận (tuỷ thượng thận bắt nguồn từ các tế bào thần kinh), tiết
ra 2 loại hooc môn là epinephrine (adrenalin) và norepinephrine (noradrenalin)
gây ra phản ứng stress ngắn hạn: tăng nhịp tim, huyết áp, tăng nhịp thở. Các hooc
mơn thuộc tuỷ trên thận có tác dụng nhanh hơn.
Một số tình huống về nội tiết
Tình huống 1: Hoocmon cortisol của miền vỏ tuyến thượng thận kích thích
phân giải prôtêin và lipit. Bảng dưới đây cho biết mức nồng độ các hoocmon
cortisol, ACTH (hoocmon kích thích vỏ tuyến trên thận) và CRH (hoocmon giải
phóng hướng vỏ tuyến trên thận) ở 6 mẫu xét nghiệm (kí hiệu P1 – P6).
Mẫu
14
14

P1


P2

P3

P4

P5

P6


Hoocmơn
Cortisol

Thấp

Thấp

Bình thường

Cao

Thấp

Cao

ACTH

Cao


Thấp

Bình thường

Cao

Thấp

Cao

CRH

Cao

Thấp

Bình thường

Cao

Cao

Thấp

a. Hãy cho biết bốn mẫu nào trong sáu mẫu (P1 – P6) tương ứng với bốn
bệnh nhân được chẩn đoán: (1) Ưu năng tuyến yên, (2) Giảm nhạy cảm thụ thể với
ACTH ở vỏ tuyến trên thận, (3) Bị stress kéo dài, (4) Tăng nhạy cảm của thụ thể
với cortisol ở vùng dưới đồi. Giải thích.
b. Ưu năng tuyến trên thận kéo dài (mãn tính) ảnh hưởng đến kích thước
tuyến yên và khối lượng cơ thể như thế nào? Giải thích.

Trả lời:
Nguyên tắc để xác định: theo chiều xi: vùng dưới đồi tiết CRH kích thích
tuyến n tiết ACTH, hooc mơn này kích thích vỏ tuyến thượng thận tiết ra
cortisol. Cơ chế liên hệ ngược: cortisol sẽ ức chế ngược lên tuyến yên và vùng
dưới đồi, ức chế tiết ACTH và CRH. Nếu một bộ phận nào đó hỏng chức năng sẽ
dẫn đến rối loạn tiết hooc mơn. Quan sát số liệu ở bảng ta có thể dự đoán được bộ
phận nào bị hỏng.
- Bệnh nhân (1): ưu năng tuyến yên: làm tăng hooc môn ACTH, kéo theo
tăng cortisol, 2 hooc môn này ức chế ngược lên vùng dưới đồi làm giảm tiết CRH.
Bệnh nhân (1) thuộc P6: ACTH và cortisol cao còn CRH thấp.
- Bệnh nhân (2): giảm nhạy cảm thụ thể với ACTH ở vỏ tuyến trên thận, làm
giảm tiết cortisol, giảm ức chế ngược lên tuyến yên và vùng dưới đồi nên ACTH
và CRH tăng. Vậy (2) là P1.
- Bệnh nhân (3): bị stress kéo dài làm tăng CRH, dẫn đến tăng ACTH, kéo
theo tăng cortisol. Vậy (3) là P4.
Bệnh nhân (4) Tăng nhạy cảm của thụ thể với cortisol ở vùng dưới đồi, làm
cho các hooc môn CRH, ACTH, cortisol đều thấp. Vậy (4) là P2.
Nhận xét: như vậy nếu nắm được sơ đồ cơ chế tác động của hooc môn ta dễ
dàng suy ra được bộ phận nào bị hỏng, bộ phận nào hoạt động quá mức hay hoạt
động quá yếu.

15
15


Tình huống 2: thác hooc mơn của tuyến giáp

Hình 12

16

16


Ví dụ: Trong một thí nghiệm, những con chuột được chia thành 3 lô. Một lô
tiêm hoocmôn vùng dưới đồi CRH (hooc mơn kích thích tuyến n sản sinh
ACTH). Một lơ tiêm TSH (hoocmơn kích thích tuyến giáp). Lơ cịn lại (đối chứng)
tiêm dung dịch sinh lí. Sau hai tuần, người ta xác định khối lượng của một số
tuyến nội tiết và khối lượng cơ thể của các lô chuột. Kết quả thu được như sau:
Lô đối chứng

Lô TN 1

Lô TN 2

Tuyến yên (mg)

12,9

8,0

14,5

Tuyến giáp (mg)

250,0

500,0

250,0


Tuyến trên thận (mg)

40,0

40,0

75,0

Khối lượng cơ thể (g)

400,0

252,0

275,0

Lô TN 1 và lô TN 2 được tiêm loại hoocmơn nào? Giải thích kết quả thí
nghiệm.
Trả lời:
- Lô 1 được tiêm TSH và lô 2 được tiêm CRH.
Giải thích:
- Ở lơ 1 tiêm TSH, TSH tăng làm tăng khối lượng tuyến giáp (từ 250 mg lên
500 mg) và gây tăng tiết tiroxin.
+ Tăng tiroxin gây điều hòa ngược âm tính lên vùng dưới đồi làm giảm tiết
hooc mơn giải phóng CRH. Hooc mơn CRH giảm, làm tún yên giảm khối lượng
(từ 12,9 mg xuống 8 mg).
+ Tăng tiroxin làm tăng tốc độ chuyển hóa, tăng sử dụng vật chất và năng
lượng, làm khối lượng cơ thể giảm (từ 400 g xuống 252 g).
- Ở lô 2 tiêm CRH, CRH tăng, làm tăng khối lượng tuyến yên (từ 12,9 mg
lên 14,5 mg) và gây tăng tiết ACTH.

+ ACTH tăng cao làm tăng khối lượng tuyến trên thận (từ 40 mg lên 75 mg)
và gây tăng tiết cortizol.
+ Tăng cortizol làm tăng phân giải prôtêin và lipit, làm khối lượng cơ thể
giảm (từ 400 g xuống 275 g).
Tình huống 3: Hình dưới đây thể hiện kiểu hình đặc trưng của 3 nhóm
chuột trưởng thành (a, b, c) cùng lồi, cùng lứa tuổi, cùng giới tính và được ni
cùng một loại thức ăn. Các chuột này thuộc 3 nhóm chuột có con đường tín hiệu
leptin khác nhau.
17
17


Hình 13

Các chuột sau đó được phẫu thuật nối tuần hồn theo từng cặp, ni trong 6
tuần, cho ăn tự do. Sự thay đổi kiểu hình ngồi được ghi lại dưới đây.
a. Mỗi nhóm chuột (a), (b), (c) là tương ứng với mỗi nhóm chuột nào sau:
(1) đột biến leptin, (2) đột biến thụ thể leptin, (3) bình thường (BT)?
b. Nối tuần hoàn giữa chuột BT và chuột (c), sau 6 tuần thì khối lượng của
chuột BT và chuột (c) thay đổi như thế nào?

Hình 14

Trả lời:
a. Chuột (b) và (c) béo phì chứng tỏ (a) là chuột bình thường.
Chuột (b) nối với chuột (a) hoặc chuột (b) với chuột (c) thì chuột (b) đều béo
phì, chứng tỏ chuột (b) bị đột biến hỏng thụ thể leptin.
Vậy chuột (c) bị đột biến leptin.

18

18


b. Khi nối tuần hồn giữa chuột bình thường và chuột (c), chuột (c) sẽ có
leptin từ chuột (a), nên khối lượng chuột (c) sẽ giảm đi. Cịn chuột bình thường bị
thiếu leptin nên khối lượng sẽ tăng.
Được sản xuất bởi mô mỡ,
leptin ức chế ngon miệng.
Khi mỡ của cơ thể giảm,
mức leptin giảm.

Được bài tiết bởi dạ dày,
ghrelin là một trong những
tín hiệu khởi động cảm giác
đói.

PYY được bài tiết bởi ruột
non sau khi ăn, ức chế ngon
miệng, ngược lại với
ghrelin.

Tăng mức đường máu sẽ
kích thích tuỵ tiết insulin.
Hooc mơn này cịn có tác
dụng ức chế ngon miệng.
Hình 15

Các hooc mơn liên quan đến béo phì:
Khi nắm được vai trị của các loại hooc mơn này, học sinh sẽ suy luận
được các trường hợp bị rối loạn hooc môn liên quan đến béo phì.

3. Một số vấn đề về điện thế thần kinh.
Điện thế thần kinh đề cập đến điện thế nghỉ và điện thế hoạt động.
- Điện thế nghỉ là sự chênh lệch về điện thế giữa hai bên màng tế bào khi tế
bào khơng bị kích thích, phía trong màng tế bào tích điện âm so với phía ngồi
màng tích điện dương.
Ngun nhân có điện thế nghỉ chủ yếu là 3 yếu tố sau đây:
+ Nồng độ ion kali bên trong tế bào cao hơn bên ngoài.
+ Các cổng kali mở nên các ion K + ở sát màng tế bào đồng loạt đi từ trong
ra ngoài tế bào và tập trung ngay sát mặt ngoài màng tế bào, làm cho mặt ngồi
tích điện dương so với mặt trong tích điện âm.
+ Bơm Na-K vận chuyển ion K+ từ bên ngồi trả vào phía bên trong màng tế
bào giúp duy trì nồng độ ion K+ bên trong tế bào cao hơn bên ngoài tế bào.
19
19


- Điện thế hoạt động là sự biến đổi điện thế nghỉ ở màng tế bào từ phân cực
sang mất phân cực, đảo cực và tái phân cực. Trong quá trình này có sự di chuyển
của các ion Na+, ion K+ vào và ra khỏi tế bào.
+ Khi có kích thích: đầu tiên kênh Na + mở, các ion Na+ ồ ạt từ bên ngoài đi
vào bên trong màng tế bào tạo nên hiện tượng khử cực và đảo cực, lúc này mặt
trong trở nên dương hơn so với mặt ngồi màng tế bào. Tiếp theo đó, kênh Na +
đóng, kênh K+ mở, ion K+ ồ ạt đi ra ngoài màng tế bào, gây ra hiện tượng khử cực,
sau đó là tái phân cực. Sự biến đổi điện thế màng đó sẽ gây ra sự biến đổi tính
thấm của màng ở điểm kế tiếp và cơ chế dịch chuyển ion Na +, K+ lại tiếp tục theo
chu kì như vậy; nhờ đó xung thần kinh được lan truyền trên sợi trục thần kinh.
+ Đối với sợi thần kinh khơng có bao miêlin, xung thần kinh lan truyền liên
tục từ vùng này sang vùng khác kề bên.
+ Trên sợi trục thần kinh có bao miêlin, xung thần kinh lan truyền theo lối
nhảy cóc, từ eo Ranvie này sang eo Ranvie khác. Do lan truyền theo lối nhảy cóc

nên tốc độ lan truyền của xung thần kinh trên sợi trục thần kinh có bao miêlin
nhanh hơn so với trên sợi thần kinh khơng có bao miêlin.
+ Mức độ tiến hố của hệ thần kinh liên quan đến tỉ lệ tế bào nơron có bao
mielin.
Từ kiến thức cơ bản, giáo viên tạo ra các tình huống biến đổi điện thế để
phát triển khả năng tư duy của học sinh.
Tình huống 1: Một tế bào thần kinh có điện thế nghỉ là -70mV. Có hai
trường hợp sau đây:
a. Tế bào thần kinh tăng tính thấm đối với ion canxi (biết rằng nồng độ canxi
ở dịch ngoại bào cao hơn dịch nội bào).
b. Bơm Na-K của nơron hoạt động yếu đi (do rối loạn chuyển hóa).
Trường hợp nào làm thay đổi (tăng phân cực, giảm phân cực) hoặc giữ
nguyên điện thế nghỉ? Giải thích.
Trả lời:
Trường hợp a. Làm thay đổi điện thế nghỉ.
- Iôn canxi mang điện tích dương đi vào làm trung hồ bớt điện tích âm, từ
đó làm giảm phân cực ở màng tế bào.
Trường hợp b. Làm thay đổi điện thế nghỉ.
- Do làm giảm chuyển K+ vào trong tế bào, giảm chuyển Na+ ra ngoài tế bào,
(bơm Na/K mỗi lần bơm đồng thời 2K+ vào và 3Na+ ra).
Nhận xét: điện thế nghỉ được kí hiệu là -70mV, dấu trừ kí hiệu điện thế nghỉ
chứ khơng phải nó có giá trị âm. Điện thế nghỉ được tạo ra do sự chênh lệch các
20
20


ion trong và ngồi màng tế bào. Trong đó có sự linh hoạt của ion K +, ion này di
chuyển từ trong ra ngoài màng. Nếu khi lượng ion K+ dịch chuyển ra ít hơn do các
yếu tố nào đó hoặc do 1 loại ion dương nào đó di chuyển từ ngồi vào bên trong
thì sẽ làm giảm điện thế nghỉ.

Tình huống 2: Trường hợp nào sau đây có thể gây ra sự dịch chuyển điện
thế màng từ -70 mV đến -50 mV ở nơron? Giải thích.
- Trường hợp 1: Tăng nồng độ aldosteron trong máu.
- Trường hợp 2: Giảm nồng độ aldosteron trong máu.
- Trường hợp 3: Bơm Na-K trên màng sinh chất của nơron hoạt động yếu đi.
Trả lời:
Trường hợp tăng nồng độ aldosteron trong máu không gây ra sự dịch chuyển
điện thế màng từ -70mV đến -50mV mà ngược lại gây tăng phân cực, vì:
+ Nồng độ aldosteron cao gây tăng Na+, giảm K+ trong máu và trong dịch kẽ.
+ Do chênh lệch K+ hai bên màng nơron tăng, dòng K+ đi ra tăng nên trong
màng âm hơn, gây tăng phân cực ở nơron.
- Trường hợp giảm nồng độ aldosteron trong máu có thể gây ra sự dịch
chuyển điện thế màng từ -70mV đến -50mV, vì:
+ Nồng độ aldosteron thấp gây giảm Na + và tăng K+ trong máu và trong dịch
kẽ.
+ Do chênh lệch K+ hai bên màng nơron giảm, dòng K + đi ra giảm nên phía
bên trong màng ít âm hơn, điện thế màng có thể dịch chuyển từ -70mV đến -50mV.
+ Trường hợp bơm Na-K hoạt động yếu, điện thế màng có thể dịch chuyển
từ -70mV đến -50mV. Bơm Na-K hoạt động yếu dẫn đến giảm K + vận chuyển vào
trong tế bào. Nồng độ K+ trong tế bào giảm, dòng K+ đi ra giảm làm cho trong
màng ít âm hơn.
Nhận xét: điện thế nghỉ phụ thuộc chênh lệch nồng độ ion K + ở 2 bên màng
tế bào, các yếu tố ảnh hưởng đến chênh lệch ion K+ đều ảnh hưởng đến điện thế
nghỉ.
Tình huống 3: Người ta kích thích sợi trục của nơron và ghi được đồ thị
điện thế hoạt động A. Giả sử sau đó tiếp tục tiến hành 3 thí nghiệm độc lập:
- Thí nghiệm 1: Kích thích sợi trục của nơron sau khi làm giảm nồng độ K+
trong nơron.
- Thí nghiệm 2 : Kích thích sợi trục của nơron sau khi làm tăng nồng độ K+
21

21


trong nơron.
- Thí nghiệm 3. Kích thích sợi trục của nơron với cường độ kích thích nhỏ
hơn lúc đầu.
Hãy cho biết thí nghiệm nào trong 3 thí nghiệm nêu trên gây nên sự thay đổi
từ đồ thị điện thế hoạt động A (đường cong nét liền) sang đồ thị điện thế hoạt động
B (đường cong nét đứt quãng). Tại sao?

Hình 16

Đồ thị điện thế hoạt động của sợi trục nơron
Trả lời:
a. Thí nghiệm 1 gây nên sự thay đổi đồ thị từ A sang B
b. Giải thích :
- Giảm K+ sẽ làm giảm chênh lệch điện thế ở hai bên màng, giảm giá trị điện
thế nghỉ (từ -70mV xuống còn -50mV) và giảm điện thế hoạt động.
- Tăng K+ làm tăng giá trị điện thế nghỉ và điện hoạt động.
- Giảm cường độ kích thích chỉ làm giảm tần số xung thần kinh.
Tình huống 4:
Bốn chất hố học (A, B, C, D) có các tác động đặc trưng lên sự truyền tin
qua xinap như sau:
Chất A tăng cường sự phân giải chất truyền tin thần kinh.
Chất B ức chế sự giải phóng chất truyền tin thần kinh.
Chất C ức chế sự loại bỏ chất truyền tin thần kinh khỏi khe xinap.
Chất D tăng cường hoạt hoá kênh Ca2+ ở màng trước xinap.
22
22



Bảng dưới đây bao gồm các kết quả của các lần ghi điện thế khử cực cấp độ
của màng sau xinap nơron khi sử dụng kích thích đơn lẻ giống nhau tác động lên
nơron trước xinap trong trường hợp có mặt của từng chất (A, B, C, D) và không có
mặt của chất (đối chứng). Biết rằng điện thế cấp độ có biên độ (độ lớn) và thời gian
khử cực thay đổi tương ứng với số lượng và thời gian tồn tại của chất truyền tin
thần kinh được giải phóng ở khe xinap; thời gian tồn tại của chất truyền tin thần
kinh khơng phụ thuộc vào số lượng của nó. Các mức “Giảm” hoặc “Tăng” ở trong
bảng là khác biệt rõ ràng (có ý nghĩa thống kê) so với mức “BT” (bình thường).
Các lần ghi điện thế
Đối
chứng

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

Biên độ điện
thế

BT


Giảm

BT

Giảm

Tăng

BT

Tăng

Thời gian khử
cực

BT

BT

Giảm

Giảm

BT

Tăng

Tăng

a. Hãy cho biết tác động của từng chất A, B, C, D là tương ứng ở kết quả ghi

điện thế nào từ (1) đến (6) nêu ở trên? Giải thích.
b. Nếu thay tồn bộ sự mở kênh Na + ở màng sau xinap bằng sự mở kênh Cl khi hoạt hoá thụ thể của chất truyền tin thần kinh ở màng sau xinap, thì tác động
của chất nào trong 4 chất A, B, C, D gây ra sự phân cực lớn nhất của điện thế màng
sau xinap? Giải thích.
Trả lời:
a. Chất A - kết quả (2).
Do chất A tăng cường phân giải chất truyền tin thần kinh làm thời gian của
chất dẫn truyền thần kinh ở khe xinap ngắn → thời gian khử cực ngắn. Biên độ
điện thế bình thường (lượng chất truyền tin giải phóng ở khe xinap không đổi).
- Chất B - kết quả (1).
Do chất B ức chế giải phóng chất truyền tin thần kinh, giảm kích thích thụ
thể sau xinap, giảm khử cực → biên độ thần kinh giảm. Thời gian khử cực bình
thường (thời gian phân giải chất truyền tin ở khe xinap bình thường).
- Chất C - kết quả (5).
Do chất C ức chế loại bỏ chất dẫn truyền tin thần kinh khỏi khe xinap làm
cho chất dẫn truyền thần kinh ở khe xinap lâu → thời gian bám thụ thể màng sau
23
23


và thời gian mở kênh ion dương tăng → tăng thời gian khử cực. Biên độ điện thế
bình thường (lượng chất thần kinh giải phóng ở khe xinap khơng đổi).
- Chất D - kết quả (4).
Do chất D tăng cường hoạt hoá kênh Ca 2+ ở màng trước xinap làm tăng giải
phóng chất dẫn truyền thần kinh, tăng số lượng thụ thể màng sau xinap bị kích
thích → tăng khử cực → tăng biên độ điện thế. Thời gian khử cực bình thường
(thời gian phân giải chất truyền tin ở khe xinap bình thường).
b. Chất D gây ra sự phân cực lớn nhất của điện thế màng sau xinap.
Do chất D tăng cường hoạt hoá kênh Ca2+ ở màng trước xinap làm tăng giải phóng
chất dẫn truyền thần kinh (so với các chất A, B, C) → tăng số lượng ion Cl-ở ngoại

bào đi vào (Cl- ở ngoài cao hơn trong màng) → tăng sự phân cực của điện
thế màng.

Hình 17

Phân tích tình huống qua ví dụ trên:
Hoạt động của xinap thần kinh: khi có xung thần kinh đến, các ion Ca 2+ sẽ
khuếch tán qua kênh để vào chuỳ xinap → làm giải phóng các túi chứa chất trung
gian hố học axêtincơlin, chất này sẽ vào khe xinap rồi gắn vào thụ thể màng sau
xinap, gây mở kênh ion tạo nên điên thế hoạt động ở màng sau xinap. Sau đó
enzim axêtincơlin esteraza sẽ phân huỷ chất trung gian hố học axêtincơlin, tạo ra
axêtin và cơlin để tái tạo axêtincôlin.
Lượng Ca2+ đi vào chuỳ xinap phụ thuộc vào xung thần kinh, từ đó quyết
định lượng chất trung gian hố học axêtincơlin được giải phóng vào khe xinap
nhiều hay ít. Lượng chất trung gian axêtincôlin quyết định đến biên độ hoạt động
24
24


của điện thế hoạt động. Còn thời gian tồn tại của axêtincôlin quyết định đến độ
dài của điện thế hoạt động.
Ví dụ về sự thay đổi thời gian khử cực, thay đổi mức độ khử cực:

Hình 18

BT: bình thường.
Nếu một chất nào đó làm giảm giải phóng chất dẫn truyền thần kinh Giảm
(số lượng) mở kênh Na+ Giảm mức khử cực, sẽ có đồ thị hình I.
Nếu một chất làm tăng lượng chất trung gian hoá học hoặc tăng số lượng
kênh Na+ ở màng sau xinap sẽ làm tăng mức khử cực, đồ thị hình III.

Nếu số lượng chất trung gian vẫn không đổi nhưng nếu làm cho chất này
tồn tại lâu hơn, ví dụ ức chế enzim axêtincơlin hoặc làm giảm thời gian mở kênh
Na+ (đóng kênh nhanh/ sớm) Giảm thời gian khử cực. Đồ thị hình II.

25
25


×