Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Giải pháp nâng cao hiệu quả dạy học một số bài khó trong phân môn tập làm văn ở lớp 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.17 MB, 21 trang )

1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài
Mục tiêu cơ bản của phân môn Tiếng Việt trong Trường Tiểu học đó là:
phát triển kĩ năng sử dụng tiếng Việt của học sinh trên cơ sở những tri thức căn
bản, nhằm từng bước giúp các em làm chủ được ngôn ngữ để học tập, giao tiếp
một cách đúng đắn. Bồi dưỡng tình u Tiếng Việt , hình thành thói quen giữ gìn
sự trong sáng giàu đẹp của tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người
Việt Nam.
Trong mơn Tiếng Việt thì phân mơn Tập Làm Văn giúp cho người học
biết vận dụng cả bốn kĩ năng nghe, nói, đọc viết và tích lũy vốn sống để vận
dung. Mỗi bài Tập làm văn là sự tổng hợp kiến thức của các phân mơn như Tập
đọc, Luyện từ, câu, Chính tả, vốn hiểu biết, vốn sống của các em và còn phải có
kĩ năng diễn đạt trọn ý thành câu. Do đó đòi hỏi cả giáo viên và học sinh phải
say mê nghiên cứu, tìm hiểu tiếp thu kiến thức cả bằng trí óc lẫn tâm hồn thì mới
dạy và học tốt được.
Mặc dù yêu cầu khi viết văn đối với học sinh lớp 3 mới ở mức độ đơn
giản, chưa đòi hỏi học sinh phải có bố cục 3 phần rõ ràng, các câu văn phải sinh
động, giàu “ý tưởng” (chủ yếu dừng lại ở việc viết đúng, trình bày rõ ràng, nối
câu hợp lý…). Song phần lớn các em vẫn không xác định được yêu cầu và vận
dụng được vốn ngôn ngữ, sắp xếp ý cho phù hợp. Qua thực tế giảng dạy tôi
nhận thấy Tập làm văn là phân mơn khó trong các phân mơn của mơn Tiếng Việt
. Trong quá trình tham gia vào các hoạt động học tập, do vốn từ còn hạn chế nên
học sinh còn ngại nói vì vậy tiết học chưa đạt hiệu quả cao.
Xuất phát từ lí do trên tơi đã chọn nghiên cứu đề tài “ Giải pháp nâng
cao hiệu quả dạy học một số bài khó trong phân mơn Tập làm văn ở lớp 3”
làm đề tài nghiên cứu trong quá trình dạy học của mình. Nếu đề tài áp dụng
được tốt sẽ giúp tơi trong q trình dạy học được tốt hơn đồng thời cũng góp
phần vào việc nâng cao dạy học Tiếng Việt trong nhà trường .
1.2. Mục đích nghiên cứu
- Giúp học sinh phát hiện ra dạng bài. Tích hợp nội dung các phân mơn
như : Luyện từ câu, tập đọc, chính tả, kĩ năng sống trong khi làm bài.


1.3. Đối tượng nghiên cứu
- Học sinh lớp 3A1và lớp 3A2 Trường Tiểu học Kiên Thọ 1 - Ngọc Lặc
-Thanh Hóa.
- Tổng kết một số phương pháp, kinh nghiệm dạy học Phân môn Tập làm
văn ở lớp 3.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
1.4.1. Nhóm nghiên cứu lí luận
- Nghiên cứu các văn kiện, các công văn, văn bản hướng dẫn giảng dạy
môn Tiếng Việt, sách giáo khoa và tài liệu tham khảo.
1.4.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Tìm hiểu, khảo sát, thu thập các dữ liệu thực tiễn có liên quan.
- Phân tích , tổng hợp, đánh giá thực trạng vấn đề nghiên cứu.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm.
2.1. Cơ sở lí luận.
1


Nhiệm vụ và mục tiêu cơ bản của giáo dục là nhằm xây dựng “những con
người và thế hệ thiết tha gắn bó với lí tưởng độc lập và chủ nghĩa xã hội, có đạo
đức trong sáng, có ý chí kiên cường xây dựng và bảo vệ tổ quốc; giữ gìn và phát
huy các giá trị văn hóa của dân tộc, có năng lực tiếp thu văn hóa nhân loại, phát
huy tiềm năng của dân tộc và con người Việt Nam, có ý thức cộng đồng và phát
huy tính tích cực của cá nhân, có tư duy sáng tạo, có kĩ năng thực hành giỏi, có
tác phong cơng nghiệp, có tính tổ chức và kỉ luật, có sức khỏe, là những người
kế thừa sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội.”
Bậc Tiểu học là bậc học đặt nền móng, quyết định sự thành công trong
việc thực hiện mục tiêu chung. Khi xã hội ngày càng phát triển, yêu cầu đối với
mỗi cá nhân ngày càng cao.Vai trò của giáo dục và đào tạo nói chung và đào tạo
bậc tiểu học nói riêng có một ý nghĩa vơ cùng quan trọng trong việc cung cấp
nguồn nhân lực cho đất nước, nhất là trong giai đoạn hiện nay.

Như vậy, chúng ta thấy rằng mục tiêu giáo dục Tiểu học chỉ có thể đạt
được khi mỗi nhà trường thực hiện tốt chất lượng giảng dạy của tất cả các môn
học. Bậc Tiểu học là bậc học nền tảng mang tính hội tụ tồn diện ở tất cả các
môn học. Tiếng việt chiếm vị trí đặc biệt quan trọng và chiếm thời lượng nhiều
nhất trong chương trình dạy học ở trường Tiểu học hiện nay. Tập làm văn là
phân mơn có vị trí quan trọng của môn Tiếng Việt. Để làm được một bài văn,
học sinh phải sử dụng cả bốn kĩ năng: Nghe, nói, đọc, viết. Phải vận dụng những
kiến thức về tiếng Việt, về cuộc sống thực tiễn. Phân môn Tập làm văn rèn luyện
cho học sinh các kĩ năng tạo lập văn bản trong quá trình lĩnh hội các kiến thức
khoa học, góp phần dạy học sinh sử dụng tiếng Việt trong đời sống sinh hoạt. Vì
vậy, Tập làm văn được coi là phân mơn có tính tổng hợp, tồn diện, sáng tạo có
liên quan mật thiết đến các mơn học khác. Trên cơ sở nội dung, chương trình
phân mơn Tập làm văn có rất nhiều đổi mới, nên địi hỏi tiết dạy Tập làm văn
phải đạt được mục đích cụ thể hơn, rõ nét hơn. Điều này đòi hỏi phân mơn Tập
làm văn này phải có nhiệm vụ sau: Thứ nhất là giúp cho học sinh sau quá trình
luyện tập lâu dài có ý thức nắm được cách viết và cách nói sáng tạo các văn bản
theo nhiều phong cách khác nhau. Thứ hai là phân mơn này góp phần bổ sung
kiến thức, rèn luyện tư duy hình thành nhân cách cho học sinh. Đó là hành trang
cho các em vững bước trên con đường học tập của mình. Mỗi giáo viên giảng
dạy đều phải thực sự tâm huyết, nhiệt tình trong cơng tác, khơng ngừng học hỏi
để nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ đáp ứng với nhu cầu giáo dục hóa
hiện nay.
2.2 Một số khó khăn khi dạy Tập làm văn ở lớp 3
Trong chương trình mơn Tiếng Việt ở lớp 3 mỗi tuần học các em có một
tiết Tập làm văn. Trong giờ Tập làm văn các em sẽ tập nghe, nói, viết để có các
kĩ năng nói- viết phục vụ cho cuộc sống hàng ngày, kể những câu chuyện đã
nghe, làm quen với các miêu tả ngắn.
Từ năm học 2014-2015đến nay tôi được phân công dạy ở lớp3.Quan sát
đồng nghiệp tôi nhận thấy học sinh và cả giáo viên gặp nhiều khó khăn khi
hướng dẫn học sinh trong tiết Tập làm văn, đặc biệt là đối với những bài văn kể.

Nhiều nội dung, yêu cầu chưa gắn với thực tiễn đời sống của từng học sinh, từng
2


khu vực Mặc dù chương trình cũng đã có điều chỉnh như thay đề bài cho phù
hợp song các em chưa một lần được nghe, được biết, được quan sát những hoạt
động đó thì khó có thể hình dung, tưởng tượng ra khi thực hành.
Việc dựa vào câu hỏi gợi ý, có nhiều mặt tích cực song cũng bộc lộ hạn
chế ở chỗ các em thường quan tập trả lời câu hỏi. chưa đưa mình vào hồn cảnh
và hoạt động cụ thể theo tranh, theo yêu cầu. do đó học sinh khơng bộc lộ, lồng
ghép được tình cảm, suy nghĩ của bản thân vào trong hoạt động đó. Có khi cịn
sợ sai u cầu khi khơng trả lời trực tiếp vào câu hỏi.
Đa số học sinh đều dựa vào phần gợi ý để làm bài một cách thụ động mà
chưa phát huy năng lực tuy duy cá nhân.
Một bộ phận học sinh do đọc chưa lưu loát, cảm nhận về bài đọc chưa tốt
nên chưa nắm vững yêu cầu của bài học dẫn đến không biết bắt đầu như thế nào,
viết câu ra sao, lựa chọn ngơn ngữ hình ảnh như thế nào cho phù hợp.
Một số học sinh kĩ năng trình bày chậm dẫn đến khơng trình bày kịp thời
gian.
2.3. Thực trạng dạy nội dung phân môn Tập làm văn lớp 3 ở Trường Tiểu
học Kiên Thọ 1.
Ở lớp 3 ngoài những dạng văn ứng dụng như: “ Viết đơn, điền vào tờ giấy in
sẵn, tập tổ chức cuộc họp, tập viết thư và phong bì thư, giới thiệu hoạt động...”
Thì học sinh chủ yếu tập viết văn kể và miêu tả về một chủ đề như: Kể về gia
đình, kể về hàng xóm, kể về ngày đầu tiên đi học, kể lại một buổi biểu diễn nghệ
thuật, kể về lễ hội kể về một ngày hội, Kể về một trận thi đấu thể thao.
Mục đích của SGK là giúp học sinh nhớ lại những gì đã chứng kiến để kể
lại, tả lại thành đoạn văn ngắn có tính chân thực.
Đã có nhiều bài văn kể của học sinh rất hay, song quan sát chúng tôi nhận
thấy giáo viên rất vất vả trong quá trình dạy học sinh viết văn kể, nói viết về chủ

đề. Một trong những vất vả đó là học sinh thiếu kinh nghiệm thực tế, thiếu trải
nghiệm để làm bài theo yêu cầu. Còn quá nhiều học sinh chưa bao giờ được
tham dự một ngày hội, một lễ hội nào nên thay vì kể lại cảm xúc của mình, học
sinh thường lắp ghép các câu văn, đoạn văn theo sự tưởng tượng không thực tế
của mình.
- Một bộ phận giáo viên cịn chưa linh hoạt trong việc truyền tải nội dung,
gợi ý cho học sinh cách viết câu, sử dụng hình ảnh cho phù hợp. Chưa chuẩn bị
đồ dùng chu đáo khi lên lớp (Ở đây là cả đồ dùng dạy học như tranh ảnh minh
họa, vật thật và cả ngôn ngữ của giáo viên nữa, bởi giáo viên có chuẩn bị ngơn
ngữ thì khi gợi ý, hướng dẫn hoặc đọc một câu văn mẫu cho học sinh sẽ hay hơn
gần gũi dễ hiểu hơn đối với các em).
- Khi tổ chức các hoạt động giáo viên chưa phân định hoạt động nào là
trọng tâm. Hình thức tổ chức dạy học cịn nghèo nàn, chưa có sự lồng ghép tích
hợp của các mơn học.
- Việc tổ chức các giờ dạy trong phân môn Tập Làm Văn mẫu trong nhà
trường ít nên giáo viên ít có cơ hội học tập kinh nghiệm lẫn nhau.
- Học sinh phần lớn là người dân tộc Mường, giao tiếp chủ yếu của các
em là tiếng Mường do đó ngơn ngữ cịn hạn chế, tư duy lơ gích chưa cao, chưa
3


nắm vững cách viết câu cho hồn chỉnh, câu có hình ảnh, sắp xếp câu cho hợp lí,
khơng mơ tả được những gì đã quan sát được từ thực tế thành đoạn văn.
2.4. Kết quả khảo sát
Đề bài : Viết một đoạn văn ngắn kể lại buổi đầu đi học của em.
Tơi chọn mỗi lớp 15 học sinh trìnhđộ tương đương để khảo sát. Đây là
một trong những bài làm của học sinh hai lớp khi chưa sử dụng các biện pháp
Lớp 3A1
Lớp 3A2


Kết quả
Số học sinh thực HS thực
nghiệm
hiện tốt

HS mắc lỗi
HS mắc lỗi HS không nắm
diễn đạt,dùng sắp xếp ý
được yêu cầu
từ
Lớp 3A1: 15 em
5 em
4 em
3em
3 em
Lớp 3A2: 15em
6 em
2 em
4em
3 em
Nguyên nhân của những thực trạng trên.
- Kĩ năng đọc hiểu thông qua các bài tập đọc , kĩ năng vận dụng của học
sinh còn hạn chế.
- Sử dụng ngơn ngữ khơ khan, khơng có hình ảnh, sắp xếp câu chưa phù
hợp, câu văn còn cụt, q, khơng có cảm xúc.
- Giáo viên cịn hạn chế trong cách diễn đạt, ngơn ngữ chưa trau chuốt,
cịn “ bí từ” khi giảng bài cho học sinh. Thụ động vào Sách giáo viên.
- Giáo viên chưa có kế hoạch nghiên cứu bài học xuyên suốt trong năm
học. Chưa có những bước đệm chuẩn bị cho những bài khó ở các tuần trước đó.
- Ít sử dụng các bài giảng papoi, sử dụng hình ảnh khi dạy học.

Với nguyên nhân và kết quả như trên tơi nhận thấy rằng hồn cảnh, điều
kiện cũng như đặc điểm ngôn ngôn ngữ của học sinh đã ảnh hưởng không nhỏ
4


đến chất lượng dạy học. Bên cạnh đó chương trình sách giáo khoa khơng phân
biệt vùng miền địi hỏi người giáo viên trong cơng tác dạy học phải có biện pháp
tháo gỡ giúp học sinh đạt được mục tiêu của chương trình và quan trọng hơn
giúp học sinh viết được những điều các em nghĩ, quan sát, nghe, nhìn thấy một
cách có bài bản, sâu sắc.
2.3. Các giải pháp thực hiện
Giải pháp 1.Bồi dưỡng vốn sống cho học sinh.
- Xây dựng thói quen tập ghi nhật kí hàng ngày ( có thể là các việc
trong sinh hoạt, trong giao tiếp, trong tìm hiểu nội dung bài học ...)
- Ln hướng dẫn học sinh cảm nhận vẻ đẹp, cảm xúc qua từng bài Tập
đọc, Chính tả, Luyện từ & Câu. Cách quan sát những hình ảnh đẹp, trọng tâm
của bài. Rèn cách thu thập dữ liệu và sử dụng ngôn ngữ .
- Hướng dẫn các em thường xuyên theo dõi các hoạt động nghệ thuật, lễ
hội các trận thi đấu thể thao ( có thể trực tiếp hoặc xem qua kênh giải trí). Quan
sát kĩ từng hoạt động, chắt lọc những nổi dung nổi bật mà mình được xem.
Xây dựng tủ sách của lớp và hướng dẫn các em cách đọc sách, đọc khơng
chỉ để giải trí mà đọc phải có suy nghĩ, liên hệ, tích lũy vốn từ , cách viết, cách
diễn đạt sao cho rõ ràng, mạch lạc. Ngôn ngữ trong sáng.
Giải pháp 2.Ứng dụng công nghệ thông tin
* Sử dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học,
Bất kì dạng bài nào trong phân mơn Tập làm văn ở lớp 3 thì việc ứng
dụng cơng nghệ thơng tin vào trong giảng dạy là rất cần thiết.
Được áp dụng cơng nghệ thơng tin như vậy sẽ tích cực hóa được hoạt
động nhận thức của học sinh, thu hút được sự chú ý xây dựng bài, dễ dàng lĩnh
hội tri thức mới. Lúc này, học sinh thật sự là chủ thể hóa của hoạt động nhận

thức. Học sinh được mở rộng hiểu biết. Từ đó các em nắm bắt được kiến thức
mới. Khơng những thế, một giờ học có ứng dụng công nghệ thông tin sẽ tăng
cường việc học tập và lĩnh hội tri thức theo từng cá thể, phối hợp với học tập
tương tác nhóm và giúp hồn thiện tốt hơn kỹ năng làm văn của học sinh.
Giáo viên cần chuẩn bị bài soạn kĩ, thiết kế bài học sao cho phong phú,
sinh động, lôgic, sáng tạo, tận dụng được tối đa các trang thiết bị hiện đại mà
nhà trường sẵn có.
Ngồi ra trong các buổi sinh hoạt giáo viên có thể cho học sinh cùng xem
lại một vài buổi biểu diễn nghệ thuật, trận đấu thể thao hoặc một số lược trích,
tiểu sử của một nhân vật nào đó để các em có thêm tư liệu, bồi dưỡng vốn ngơn
ngữ cho bài học của mình.
*Sử dụng cơng nghệ thông tin trong dạy học trực tuyến
Thời gian qua, giáo dục trực tuyến trở thành hình thức học tập được nhắc
tới nhiều nhất. Chỉ trong thời gian ngắn, các bài giảng trực tuyến đã và đang tạo
ra những thay đổi lớn đến việc dạy-học của giáo viên và học sinh. Việc số hóa
bài giảng mang lại cho giáo viên cơ hội trau dồi, nâng cao kỹ năng ứng dụng
CNTT trong dạy học. Đặc biệt góp phần mở rộng khơng gian học tập cho học
sinh học ngoài lớp học truyền thống. Năm học 2019-2020, các trường học đã
thực hiện việc giãn cách xã hội theo chủ trương của Thủ tướng Chính phủ để
5


phòng, chống dịch Covid-19. Thực tế cho thấy, khi học sinh khơng đến trường
thì giải pháp dạy học trực tuyến là tối ưu để có thể duy trì việc học tập cho học
sinh. Đặc biệt, trong bối cảnh cuộc CMCN 4.0 đang tác động mạnh mẽ ở mọi
lĩnh vực, trong đó có GD&ĐT thì giáo dục trực tuyến là xu thế tất yếu trong giáo
dục hiện đại.
Vì vậy, trong hội nghị phụ huynh đầu năm, tơi đã trìnhbày ý tưởng và
mong muốn được phụ huynh ủng hộ, hợp tác. Đa sơ phụ huynh đều rất đồng tình
ủng hộ và mong muốn cô dạy học trực tuyến để hỗ trợ con học tập ở nhà. Tơi đề

nghị phụ huynh đăng kí tài khoản Zalo, thiết lập nhóm học tập, thơng báo thời
gian biểu và những yêu cầu của buổi học để phụ huynh nắm được và tạo điều
kiện cho con học tập cũng như giám sát quá trình học tập của con. Đối với học
sinh tôi yêu cầu phải thực hiện nghiêm túc thời gian biểu, trước khi vào học
phải chuẩn bị đầy đủ học liệu, bài cô giao chuẩn bị của tiết trước để tiết học đạt
hiệu quả cao.
Mỗi tuần tôi dành thời lượng cùng ôn bài với các con 2 buổi. Trong những
buổi học đó tơi sẽ giải đáp thắc mắc, hướng dẫn các em giải quyết nội dung
bài...Tôi quan sát thấy rằng, ở các buổi học trực tuyến này, học sinh vô cùng
hứng thú. Chuẩn bị bài cho buổi học trực tuyến đầy đủ, hăng hái thể hiện trình
bày bài của bản thân, tự tin và thích thú tham gia hoạt động này. Khơng có học
sinh nào khơng chuẩn bị bài khi vào học và cũng khơng có học sinh nào khơng
được trình bày bài của mình, bên cạnh đó cịn góp ý cho bạn rất tích cực
Vào những ngày cần tết Tân sửu vừa qua, Dịch Covid lại bùng phát trở
lại. Các nhà trường phải cho học sinh nghỉ học sớm, nhờ việc duy trì kênh học
trực tuyến này mà các em không bị chậm học bỏ bài.Tơi cho rằng hình thức dạy
học này thực sự hiệu quả ngày cả khi dịch bệnh được đẩy lùi.
Giải pháp 3. Áp dụng quan điểm tích hợp mơn Tiếng Việt vào dạy phân
môn tập làm văn lớp 3
* Khi dạy về từ ngữ
Phần mở rộng vốn từ cho học sinh nằm chủ yếu trong nội dung phân môn
“Luyện từ và câu”. Vậy khi dạy phân môn luyện từ và câu với nội dung: mở
rộng vốn từ. Bằng biện pháp sư phạm của mình giáo viên cần đặc biệt quan tâm
tới việc “khai thác” tối đa vốn từ sẵn có theo chủ điểm học tập và thực tế.
Ví dụ: Khi dạy bài luyện từ và câu tuần 6 (TV3- tập I) mở rộng vốn từ về
trường học thì ngồi việc giúp học sinh đưa ra một số từ ngữ rất dễ thấy đó là:
giáo viên, học sinh, trường, lớp, bàn ghế... giáo viên cần giúp học sinh tìm ra
được những từ ngữ chỉ tình cảm thầy trị, bạn bè như: u thương, đoàn kết...
bằng cách đặt câu hỏi: “Em hãy nêu tình cảm mà thầy, cơ dành cho em?”. Học
sinh sẽ nêu ra một số từ ngữ: chăm sóc, yêu thương, chỉ bảo, dạy dỗ... (chú ý

học sinh tìm được nhiều từ đặc biệt từ gần nghĩa, cùng nghĩa).
Khi dạy các bài tập đọc (trong chủ điểm) như bài “Nhớ lại buổi đầu đi
học” giáo viên cần liên hệ thực tế bản thân từng học sinh. Ngoài câu hỏi trong
sách giáo khoa giáo viên cần có thêm câu hỏi:
6


Ví dụ: Tìm một số từ ngữ trong bài nói về trường học? hoặc: Ngày đầu đi
học em có tâm trạng như thế nào? Từ đó học sinh sẽ mở rộng được thêm rất
nhiều từ, do vậy khi viết đoạn văn “Kể về buổi đầu đi học” chắc chắn học sinh
sẽ viết tốt hơn.
Thông qua các phần học, bài học, mơn học giáo viên phải kích thích được
sự tìm tịi, khám phá của học sinh về cách dùng từ đúng, hay và tác dụng của
việc dùng từ đúng, hay đó.
Ví dụ: Nhận xét về cách sử dụng từ được gạch chân trong đoạn văn sau:
“Tiếng ve kêu rền rĩ. Tiếng kéo lách cách của những người bán thịt bị
khơ. Tiếng cịi ơ tơ xin đường gay gắt, tiếng cịi tàu hoả thét lên và tiếng bánh sắt
lăn trên đường ầm ầm”.(Âm thanh thành phố - TV3 - T1)
(Những từ gạch chân là những từ tả âm thanh. Đoạn văn có nhiều từ chỉ
âm thanh cho ta thấy được cuộc sống ồn ào, náo nhiệt của thành phố).
*. Khi dạy về câu
Câu văn là một bộ phận của bài văn. Vì vậy, muốn có một đoạn văn hay
thì phải có các câu văn hay. Muốn viết được câu văn hay, ngoài việc dùng từ
chính xác, câu văn cần phải có hình ảnh. Có hình ảnh, câu văn sẽ có màu sắc,
đường nét, hình khối,...Để câu văn có hình ảnh, các em cần lưu ý sử dụng các
từ ngữ gợi tả, gợi cảm và các biện pháp nghệ thuật như so sánh,...Các hình thức
nghệ thuật này sẽ làm cho câu văn trở nên sinh động hơn rất nhiều.
Với cùng một nội dung thơng báo, song với mỗi cách viết lại có một cách hiểu
khác nhau. Ví dụ, với nội dung: Con sơng chảy qua một cánh đồng, ta có thể
diễn tả bằng nhiều cách như sau :

+ Con sông nằm uốn khúc giữa cánh đồng xanh mướt lúa khoai. ( vẻ
đẹp thuần túy)
+ Con sơng khoan thai nằm phơi mình trên cánh đồng xanh mướt lúa
khoai.( vẻ đẹp khỏe khoắn)
+ Con sông hiền hoà chảy qua cánh đồng xanh mướt lúa khoai.( vẻ đẹp
hiền hịa)
+ Con sơng lặng lẽ dấu mình giữa cánh đồng xanh mướt lúa khoai.( vẻ
đẹp trầm tư)
+ Con sông mềm như một dải lụa vắt ngang qua ánh đồng xanh mướt
lúa khoai.( vẻ đẹp thơ mộng)
Để các em sử dụng câu đúng và hay tôi thường tổ chức cho các em làm
những bài tập như:
- Thêm từ ngữ vào chỗ trống để câu văn có sức gợi tả, gợi cảm hơn:
VD: Trên cành cây...., mấy chú chim non.....kêu..... / ( cao, đang ríu rít, trong
nắng chiều).
-Thay những từ gạch chân bằng những từ ngữ gợi tả hơn cho câu văn
thêm sinh động
VD: Những đám mây đang khẽ trôi/ (bồng bềnh trơi)
-Dùng biện pháp so sánh, nhân hóa để viết lại những câu văn cho sinh
7


động, gợi tả hơn
VD: Mặt trời đỏ ửng đang nhô lên ở đằng đơng/Ơng mặt trời đỏ như quả
cầu lửa đang từ từ nhô lên ở đằng đông.
* Khi dạy về dấu câu
Để viết được câu đúng về cấu tạo, mục đích nói phải sử dụng được đúng
dấu câu. Do vậy đối với mỗi loại dấu câu giáo viên cần phải giúp học sinh nắm
chắc được cách sử dụng và tác dụng. Học sinh phải biết được dấu câu đặt sai sẽ
làm người đọc hiểu sai nội dung. Khi học bài tập đọc .(Cuộc họp của chữ viết TV3 - Tập 1- Trang 44) tôi đã giúp các em không chỉ nắm được tác dụng cảu

dấu câu mà còn biết cách sửa sai và sử dụng dấu câu cho đúng
Giải pháp 4. Hướng dẫn học sinh diễn đạt
Ở mỗi bài Tập làm văn nói – viết thường có các câu hỏi gợi ý, các câu hỏi
này sắp xếp theo trình tự hợp lí như một dàn bài của một bài Tập làm văn; học
sinh dựa vào gợi ý để luyện nói, sau đó viết thành một đoạn văn ngắn.
Trước khi học sinh thực hành bài tập luyện nói, Tơi cho học sinh đọc các
câu gợi ý để hiểu rõ và nắm vững nội dung từng câu, giúp các em đọc và tìm
hiểu nghĩa một số từ khó.
VD: Đề bài: Hãy kể lại một buổi biểu diễn nghệ thuật mà em đã được xem.
Gợi ý: a) Đó là buổi biểu diễn nghệ thuật gì?
b) Buổi biểu diễn được tổ chức ở đâu? khi nào?
c) Buổi biểu diễn có những tiết mục nào?
d) Em thích tiết mục nào nhất? hãy nói về tiết mục ấy?
Đa số các em là trả lời câu hỏi, mỗi câu hỏi được các em trả lời bằng một
câu tương ứng như (Em được em buổi biểu diễn nghệ thuật xiếc. Buổi biểu diễn
được tổ chức ở Ủy ban xã Kiên Thọ. Buổi biểu diễn diễn ra vào mùa hè năm
ngoái. Buổi biểu diễn rất nhiều tiết mục...)
Vấn đề ở đây là các em không chỉ trả lời câu hỏi khơ khan, thiếu hình ảnh
mà các em cịn vướng lỗi lặp từ. Việc diễn đạt câu của các em hầu hết đều xuất
phát từ ngôn ngữ giao tiếp hàng ngày, nghĩ gì viết vậy. Do đó, các em rất dễ mắc
phải các lỗi diễn đạt. Để khắc phục lỗi phổ biến này, mỗi câu hỏi gợi ý tôi cho
một học sinh trình bày câu trả lời và lấy ý kiến nhận xét của học sinh về câu trả
lời của bạn để các em rút ra được những câu trả lời đúng cách, ứng xử hay. Mỗi
câu hỏi, tôi đã giúp học sinh trình bày 1 ý trọn vẹn, hướng dẫn học sinh lược bỏ
bớt từ trùng lặp hoặc dùng từ thay thế phù hợp. Sau khi học sinh diễn đạt từng
ý, cho học sinh diễn đạt cả đoạn văn. Từ đó giúp các em dần dần mở rộng vốn
từ, rèn lối diễn đạt mạch lạc, lơgíc, câu văn có hình ảnh, có cảm xúc.
Chẳng hạn: Câu hỏi gợi ý thứ nhất: a) Đó là buổi biểu diễn nghệ thuật gì?
Thay cho câu trả lời: Em được em buổi biểu diễn nghệ thuật xiếc. Tơi đã cho HS
thi nói câu giới thiệu về buổi biểu diễn nghệ thuật mà em đã được xem. Lúc này

sẽ có rất nhiều cách giới thiệu khác nhau. VD: Em đã được xem nhiều buổi biểu
diễn nghệ thuật nhưng buổi biểu diễn nghệ thuật để lại trong lòng em nhiều ấn
tượng nhất là buổi biểu diễn xiếc...
8


Câu hỏi gợi ý thứ năm: e) Em thích tiết mục nào nhất? Hãy nói về tiết
mục ấy? Tơi cho học sinh nói về tiết mục mà mình thích đồng thời nói về tiết
mục ấy với yêu cầu có sử dụng biện pháp so sánh. Lớp sẽ nhận xét về lời kể của
bạn (Bạn sử dụng hình ảnh so sánh có phù hợp khơng? Bạn có mắc lỗi lặp từ
hay dùng từ chưa phù hợp khơng?....) Bên cạnh đó, nếu cần thiết tơi có thể cho
học sinh xem một số hình ảnh trực quan qua mạng internet.
Trên cơ sở đó bài luyện nói của các em sẽ trơi chảy, sinh động, đồng thời
hình thành cho các em cách ứng xử linh hoạt trong cuộc sống. Sau khi luyện nói
thành cơng, học sinh sẽ thực hành viết đoạn văn. Khi học sinh trình bày ghi nhận
những ý tưởng hay, ý có sáng tạo của học sinh để khen ngợi; đồng thời phát hiện
những sai sót để sửa chữa. Tơi đặt ra tiêu chí nhận xét thật cụ thể để học sinh
làm cơ sở lắng nghe bạn trình bày; phát hiện những từ, ý, câu hay của bạn để
học hỏi và những hạn chế của bạn để góp ý, sửa sai.
Khi chấm bài, tôi chỉ ra những lỗi sai cơ bản và cách sửa giúp học sinh
dần hoàn thiện hơn bài làm văn của mình.
Giải pháp 5. Tổ chức Câu lạc bộ em yêu Tiếng Việt
Mục đích của việc thành lập câu lạc bộ Tiếng việt là học sinh có thêm thời
gian rèn luyện cả 4 kĩ năng để học tập và giao tiếp.
Với thời lượng 2 buổi trên tuần tôi dành thời gian cho phân môn Tập làm
văn một buổi với các nội dung sinh hoạt như: trao đổi về những người lao động
trí óc. Thảo luận về một trận bóng hoặc một môn thể thao mà bạn vừa được
xem. Giới thiệu một ngày hội mà bạn đã tham gia. Viết những kỉ niệm sâu sắc
cảu em về cô ( thầy giáo) cũ. Giới thiệu với bạn bề gia đình của mình. Viết thư
làm quen với các bạn,....để các em có nhiều thời gian cùng trao đổi về một chủ

đề theo yêu cầu.
Qua buổi sinh hoạt các em được trao đổi cùng bạn bè về nội dung bài làm.
Được cùng bạn sửa câu, sửa đoạn , gợi ý những hình ảnh đẹp. Từ đó các em tích
lũy thêm vốn ngơn ngữ và kĩ năng làm bài của mình.
Với việc tổ chức hoạt động câu lạc bộ đã giúp các em có thêm thời gian
rèn luyện, trao đổi, tích lũy thêm kĩ năng nói viết. Mạnh dạn tự tin khi giao tiếp.
Sử dụng ngơn ngữ nói viết phù hợp giúp các em học tốt phân môn Tập làm văn.
Giải pháp 6. Các ví dụ về thực hiện các giải pháp khi dạy bài Tập làm văn
Bài 1 : Kể về người lao động trí óc ( Tuần 22)
a) Mục đích u cầu
- Kể về một người lao động trí óc mà em biết
- Viết lại những điều em vừa kể thành một đoạn văn từ 7 -10 câu
b) Khó khăn:
- Học sinh khơng xác định được người làm cơng việc gì thì gọi là người
lao động trí óc, một số em chỉ biết được cô giáo, bác sĩ là người lao động trí óc,
khơng biết nhiều về nghề lao động trí óc.
- HS chủ yếu dựa vào gợi ý trong SGK và làm bài theo hình thức chỉ trả
lời câu hỏi gợi ý, không biết sắp xếp, lựa chọn thêm từ ngữ vào các câu đó để
tạo thành một đoạn văn. Do vậy đoạn văn các em kể đều khơng lơ gíc, câu văn
cụt không diễn đạt được nội dung.
9


- Một số học sinh nêu miệng trôi chảy nhưng khơng diễn đạt và viết được
thành đoạn văn hồn chỉnh.
c) Các bước giải quyết:
Bài tập 1:
Bước 1: GV cần cho HS xác định rõ những người làm nghề gì thì được gọi là
lao động trí óc. Người đó có thể biết qua các bài đã học, qua sách báo, ti vi,
cũng có thể biết qua thực tế cuộc sống, là người thân của mình, họ hàng mình,

hàng xóm láng giềng. Chẳng hạn: Giáo viên, bác sĩ, kĩ sư , kiến trúc sư, nhà văn,
nhà thơ,..

Giáo viên

Nhà nghiên cứu khoa học

Bác sĩ
Kĩ Sư
Học sinh có thể quan sát nghề nghiệp của từng người qua tranh ảnh minh
họa hoặc một đoạn vidio ngắn (do giáo viên chuẩn bị ) để các em có tư liệu cho
bài làm của mình.Tiếp đó, giáo viên hướng cho học sinh lựa chọn đối tượng sẽ
kể là ai? Có thể chọn kể về một người lao động trí óc em đã học hoặc được biết
qua báo chí, ti vi.. hoặc người đó ở chính gia đình mình... miễn sao học sinh phải
ấn tượng sâu sắc về người đó, thấy thích thú khi kể về người đó.
Bước 2:
HS thảo luận trong nhóm về câu hỏi gợi ý (nên thảo luận nhóm đơi). Chủ
động đưa vào hệ thống câu hỏi gợi ý một số câu hỏi khác, trong mỗi câu hỏi đều
yêu cầu học sinh trả lời đủ ý, diễn tả đúng hành động, việc làm của nhân vật đó.
Cần đưa ra được thái độ của em và mọi người xung quanh đối với người định
kể. Chẳng hạn: giáo viên có thể cho học sinh thảo luận hệ thống câu hỏi sau:
+ Người đó tên là gì? Làm nghề gì?
+ Người đó ở đâu, có quan hệ với em như thế nào?
+ Cơng việc hàng ngày của người đó là gì? Cơng việc ấy quan trọng và
cần thiết như thế nào? Mức độ cần cù thông minh sáng tạo của người đó?
10


+ Kết quả của những công việc đã làm?
+ Em có thích làm cơng việc như người đó khơng?

+ Em có tình cảm như thế nào với người đó và cơng việc của họ?
- GV quan sát từng nhóm về nội dung thảo luận của các em và điều chỉnh,
sửa lỗi chung cho cả lớp cùng nghe (chú ý từng câu trả lời sao cho gọn ý. Mỗi
câu hỏi có thể nói từ một, hai câu tùy theo cách kể của các em).
Bước 3:
Mặc dù chưa yêu cầu các em viết thành một bài văn có bố cục chặt chẽ
song cần lưu ý học sinh: Dựa vào những câu hỏi ngắn chi tiết, hãy liên kết thành
một đoạn văn liền mạch, rõ ràng về ý. Các câu văn phải gắn kết với nhau, có
cảm xúc, có hình ảnh. Câu văn viết phải đúng ngữ pháp.
Trình bày đoạn văn phải đúng quy định.Đối với học sinh nắm bài quá
chậm giáo viên có thể gợi dẫn cho học sinh một vài câu mẫu để các em biết
chuyển từ văn miệng sang viết.
- Hồn thành bài cần đọc lại để kiểm tra chính tả, dấu câu cho chính xác.
d) Kết quả:
Với sự hướng dẫn từng bước như trên, tôi đã giúp các em có thói quen
đọc kĩ yêu cầu đề bài. Biết lựa chọn ngơn ngữ phù hợp, biết tìm hình ảnh đẹp,
sắp xếp câu hợp lí. Nhiều em đã viết được những câu văn đẹp như: " Với cô em
mãi là đứa học trò thơ ngây ngày nào.."; " Bác Lan là người thầy thuốc của nhân
dân..."; " Dù còn trẻ nhưng anh Tùng là vị cứu tinh của bà con nông dân trong
việc nghiên cứu thuốc trừ sâu cho lúa nước..."; " Cơ chính là người mẹ hiền thứ
hai của chúng em ở trường..." Và đây là một trong những bài văn hay được các
em viết như sau:

11


Bài 2: Kể về một ngày hội ( Tuần 26)
( có thể thay đề bài cho phù hợp)
a) Mục đích yêu cầu
- Kể về một ngày hội theo các gợi ý đã nêu trong SGK - Viết một đoạn

văn ngắn ( 5 câu) về những trò vui trong ngày hội mà em vừa kể.
b) Khó khăn:
- Nếu để dạng đề bài mở sẽ là điểm mạnh giúp học sinh làm tập làm văn
tốt đồng thời biết thêm nhiều tri thức do chính các bạn mình cung cấp nhưng lại
là sự khó khăn của giáo viên khi muốn giúp học sinh viết bài hay hơn vì sẽ có
rất nhiều lễ hội, ngày hội mà học trò tham gia mà giáo viên khơng biết hoặc
chưa dự bao giờ để có vốn kiến thức thực tế giúp học sinh viết bài hay hơn. Còn
nếu giáo viên thay đề bài để yêu cầu học sinh kể về một một ngày hội cụ thể
như: Hội bắn nỏ, hội đi khêu... thì khơng phải học sinh nào cũng muốn kể mà
các em lại muốn kể những ngày hội khác mà các em đã từng được tham dự cùng
với gia đình.
- Khả năng quan sát ghi nhớ của học sinh còn hạn chế nên trên thực tế các
em đã từng được tham gia một ngày hội nào đó nhưng khơng diễn đạt và sắp xếp
được theo trình tự. Vốn ngôn ngữ hạn chế.
- Không nhớ được chi tiết một trò chơi hoặc một hoạt động nào trong
ngày hội một cách đầy đủ.
c) Các bước giải quyết:
Để giải quyết khó khăn vướng mắc tơi xin đưa ra một số đề xuất sau:
+ Bắt đầu vào chủ điểm Lễ hội giáo viên luôn định hướng cho học sinh
viết văn thơng qua phân tích dữ liệu ( Bài Hội Vật: Chỉ kể về đấu vật, nếu kể về
một lễ hội trong phần lễ cần kể những nghi lễ truyền thống, còn trong phần hội
các con chú ý kể chung các trị chơi với cảm xúc riêng của mình.
+ Tổ chức cho học trị xem video mơ tả hoạt động trong một ngày hội
thơng qua buổi hoạt động ngồi giờ lên lớp hoặc trong buổi sinh hoạt lớp
+ Giáo viên cần cung cấp cho học sinh tên một số ngày hội mà các em đã
được tham gia, chứng kiến ở địa phương như:
- Đêm hội trăng rằm, Hội Đền Trung Túc Vương Lê Lai, Hội khỏe Phù
Đổng, Hội ném còn, Hội đi cà khêu, Hội thi kéo co.
Bởi việc lựa chọn ngày hội phải gắn với sự hiểu biết của học sinh thì mới
có thể kể đúng, có thể viết hay được.


Hội trăng rằm

Hội khỏe Phù Đổng
12


Học sinh nhớ lại các bài tập đọc đã học đã nghe có nội dung kể về một
ngày hội để bổ sung vốn từ cho các em đồng thời các em cũng hình dung được
trong ngày hội như thế có rất nhiều trò chơi nhưng cần tả chi tiết nổi bật một
trong số những trị chơi trong ngày hội đó.
+ Khi học sinh kể miệng chú ýa câu cho trọn vẹn đủ ý có hình ảnh để khi
viết các em đỡ bỡ ngỡ và viết câu cụt. Chẳng hạn ở câu gợi ý (Mọi người đi xem
hội như thế nào?) Có thể gợi mở cho các em (Mọi người đi xem hội đơng vui,
phấn khởi như thế nào? Khơng khí của ngày hội ra sao?).
+ Lưu ý học sinh, nêu được khơng khí quang cảnh của ngày hội, chọn lọc
những trò chơi nổi bật để viết (tránh liệt kê tên tất cả các trò chơi ) cho đoạn văn
thêm sinh động, nổi bật yêu cầu bài.
d) Kết quả:
Sau khi tiến hành các bước tháo gỡ khó khăn ở trên, tơi đã giúp học sinh
dựa vào nhưng câu hỏi ngắn và liên kết viết các đoạn văn thì học sinh đã viết
được một đoạn văn hoàn chỉnh. Đa số bài viết của các em đã biết sử dụng ngôn
ngữ phù hợp. Biết sử các biện pháp tu từ trong viết câu. Câu văn rõ nghĩa, trình
bày khoa học và đây là một trong những bài văn sau mà lớp tôi đã đạt được các
yêu cầu mà bài văn viết đã đề ra:

Bài 3: Kể về một trân thi đấu thể thao ( Tuần 29)
( Có thể thay đề bài cho phù hợp)
a) Mục đích yêu cầu
- Rèn luyện kĩ năng viết cho học sinh. Dựa vào bài làm miệng tuần 28, HS

viết một đoạn văn ngắn từ 5 – 7 câu kể lại một trân thi đấu thể thao.
13


- Bài viết đủ ý, diễn đạt rõ ràng, thành câu, giúp người đọc hình dung
được trận đấu.
b) Khó khăn:
- HS chưa có những hiểu biết sơ giản về mơn thể thao (Cách chơi, luật)
- Ngôn ngữ diễn đạt cho phù hợp với bộ môn định tả hạn chế, nhiều em
không biết dùng từ, câu như thế nào cho phù hợp với từng môn thể thao
- Chưa chắt lọc được những chi tiết chính, nổi bật để viết nên viết dài, mà
nội dung vẫn chẳng có gì.
c) Các bước giải quyết:
- Căn cứ vào thực tế của lớp giáo viên có thể vẫn để dạng đề bài mở để
học sinh có nhiều cơ hội lựa chọn nội dung cho phù hợp.
- Từ bài học tuần 28 giáo viên có thể định hướng cho học sinh kể lại
những trận thể thao mà mình đã được chứng kiến nhiều lần, cảm thấy thích thú
nhất mỗi khi tham dự.
- GV cần tham khảo những mơn thể thao mà các em có thể kể (dựa vào
bài miệng tuần 28.) để tìm hiểu sâu hơn về đặc điểm , luật thi đấu, cách chơi của
từng mơn thể thao đó, từ đó có định hướng, hướng dẫn học sinh lựa chọ từ ngữ
cho phù hợp với bài kể (Chẳng hạn kể về trận thi đấu bóng đá thì các em cần
phải sử dụng được các từ như: sút bóng, rê bóng, gót bóng, dẫn bóng,ném bóng,
bắt bóng, sơi động, va chạm, hào hứng, hiệp 1, hiệp 2, hiệp phụ...; kể về trận thi
đấu bóng chuyền: phát bóng, chắn bóng, đập bóng, đỡ bóng, chuyền bóng ....)
viết câu cho đúng, sử dụng từ ngữ cho hợp lí.
- Nên cho các em xem một số vidio về các trận thi đấu nhằm giúp các em
nhớ lại hồi tưởng lại trận thi đấu mà mình đã có dịp xem ( Cả hình ảnh lẫn
thuyết minh của trận thi đấu đó).


Đá bóng

Bóng chuyền

Cờ vua

Cầu lơng
14


- Sau khi xác định được yêu cầu của bài để làm tốt yêu cầu học sinh cần
thực hiện trình tự theo các bước sau:
* Hồi tưởng lại trận thi đấu đó bằng những câu hỏi gợi mở ngắn như ( Thi
đấu mơn gì? Ở đâu, vào lúc nào? ; Diễn biến của trận đấu? Kết quả của trận
đấu? Cảm nhận của em về trận đấu?
Dùng lời của mình kể lại trận đấu theo trình tự trên và viết vào vở.
Khuyến khích học sinh liên tưởng, tưởng tượng thêm những chi tiết một
cách tự nhiên, chân thật và hợp lí qua việc sử dụng các biện pháp so sánh, nhân
hoá, để từ đó học sinh biết trình bày bài văn giàu hình ảnh, sinh động, sáng tạo.
- Giáo viên quan sát học sinh viết bài, nhắc nhở các em cách trình bày
- Chọn một số bài đọc trước lớp để cả lớp cùng nhận xét, học tập và rút
kinh nghiệm
d) Kết quả:
Với sự hướng dẫn từng bước như trên , tôi đã giúp học sinh biết lựa chọn
những câu văn giàu hình ảnh; ngơn ngữ trong sáng để viết được các câu văn hay.
biết dùng các biện pháp nghệ thuật để viết văn. Đặc biệt là các em biết sửa chữa
bổ sung ý vào cho đúng; Câu dài dòng, ý chưa rõ ràng mạch lạc đã biết tự sửa
sai lượt bỏ ý dư ý trùng lắp. Biết tự sửa câu văn chưa hay của mình bằng những
đóng góp ý kiến của bạn và cơ giáo.
- Trên đây là ba ví dụ về cách giải quyết những nội dung khó khi dạy Tập

làm văn ở lớp 3. Tìm ra được một số khó khăn, cách giải quyết trong khi dạy
các bài này mà HS đã gặp phải. Với sự vận dụng chuẩn kiến thức kĩ năng dạy
học của chương trình, ln bám sát mục tiêu và đối tượng HS của lớp mình. Vận
dụng linh hoạt tích hợp các phân mơn nhằm giúp cho học sinh có vốn từ phong
phú, biết dùng hình ảnh đẹp, câu văn trong sáng. Tơi đã đưa ra cách giải quyết
khó khăn cho từng bài, cùng với sự kết hợp các giải pháp đã nêu nhằm tạo cơ sở
cho việc dạy học phân mônTập làm văn lớp 3 đạt hiệu quả cao hơn.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.
Sau khi tìm ra những khó khăn và cách tháo gỡ và cho HS làm bài tập kết
hợp với kinh nghiệm dạy một số bài đã nêu ở trên tôi đã dạy áp dụng ở lớp tôi
phụ trách trong năm học 2020- 2021 và đem lại hiệu quả nhất định.
Để kiểm chứng cho những giải pháp mà tôi đã đưa ra, tôi đã báo cáo với Tổ
chuyên môn về để tiến hành thực nghiệm cả 2 lớp mỗi lớp chọn 15 em trình độ
tương đồng.
Lớp 3A1 dạy theo phương pháp tơi đã trình bày ở phần thực trạng.
Lớp 3A2 tơi áp dụng các giải pháp đã trình bày ở trên.
Đề bài: Em hãy một đoạn văn ngắn từ 5 đến 7 câu kể lại một trận thi đấu
thể thao mà em có dịp xem.
(Thời gian làm bài :25 phút)
Đây là bài làm của học sinh lớp 3A2 mà tôi thực nghiệm

15


Đây là bài làm của học sinh lớp 3A2 mà tôi thực nghiệm:

16


Kết quả khảo sát như sau:

Tổng
Số HS

Hoàn thành
Tổng Số Hoàn thành tốt
HS
Số HS Tỉ lệ Số HS Tỉ lệ

3A1

15

3A2

15

6
10

40,0% 8

53,4%

66,7% 5

33,3

chưa hoàn thành
Số HS


Tỉ lệ

1

6,6

0

0

Qua khảo sát ta thấy lớp thực nghiệm áp dụng các giải pháp mà tơi đã
trình bày ở trên các em viết bài khá tốt, ngôn ngữ trong sáng, biết lựa chọn từ
ngữ, sắp xếp ý hợp lí. Biết sử dụng hình ảnh chân thực
Lớp đối chứng chưa áp dụng các giải pháp thì tỷ lệ bài làm tốt ít. Nhiều
học sinh có ngơn ngữ nhưng chưa biết chắt lọc, lựa chọn cho bài làm của mình.
Chưa biết tích hợp các kiến thực đã học ở các mơn học khác và vốn sống thực tế
để hồn thành bài. Vẫn còn học sinh chưa đạt yêu cầu.
Trong kì kiểm tra của năm chất lượng mơn Tiếng việt của lớp tôi phụ
trách đạt nhiều em điểm 9,10 đặc biệt là phần Tập làm văn đạt điểm tối đa ( Một
số bài làm tốt đã được ghim trong phần phụ lục)
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Trong quá trình dạy học nói chung và dạy phân mơn tập làm văn nói
riêng, việc tìm hiểu những khó khăn của học sinh và tìm ra được hướng khắc
phục những khó khăn vướng mắc khi lĩnh hội kiến thức mới cho học sinh là điều
không thể thiếu đối với thầy cô giáo.
Giáo viên cần phải xác định trọng tâm kiến thức của mơn học, từng phân
mơn để có kế học dạy học, bồi dưỡng cho học sinh ngay từ đầu năm học, giúp
các em khắc sâu kiến thức vận dụng kiến thức, vốn hiểu biết thực tế áp dụng
vào bài học cho những bài học sau. Khi rèn kĩ năng nói, viết cần tạo ra cho học

sinh những tình huống giao tiếp, để các em phát huy khả năng trình bày, mạnh
dạn nêu ý kiến, trình bày ý kiến của cá nhân. Lựa chọn ngôn ngữ phù hợp với
từng dạng bài khi nói và viết.
Qua q trình nghiên cứu và phân tích chương trình nội dung, SGK,
phương pháp dạy học phân môn Tập làm văn ở lớp 3 Trường Tiểu học Kiên
Thọ 1- Ngọc Lặc - Thanh Hóa. Tơi nhận thấy: Giáo viên tích cực tìm hiểu
nghiên cứu tài liệu, dự giờ rút kinh nghiệm, không ngừng thay đổi phương
phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực của học sinh. Đánh giá kết
quả học sinh thường xuyên, chất lượng học sinh đã tiến bộ rõ rệt, số lượng học
sinh đạt yêu cầu cao. Đây chính là căn cứ để tơi đề xuất cách dạy một số bài văn
nói, viết trong phân môn Tập làm văn lớp 3 đã minh chứng q trình nghiên cứu
tích lũy kinh nghiệm của tơi có hiệu quả.
3.2. Kiến nghị
- Ban giám hiệu nhà trường cần tăng cường thêm đồ dùng dạy học như
máy chiếu, ti vi để học sinh thường xuyên tiếp cận với đồ dùng dạy học hiện đại.
17


Tổ chức trao đổi chuyên môn giữa các trường với nhau để hỏi kinh nghiệm.
Khuyến khích và có hình thức khen thưởng động viên kịp thời những giáo viên
tổ chức dạy học trực tuyến hoặc ứng dụng CNTT vào dạy học có hiệu quả.
- Tổ chun mơn cần có kế hoạch ngay từ đầu năm học để giúp giáo viên
biết lập kế hoạch dạy học cho đối tượng học sinh lớp mình. Thường xun kiến
tập những tiết dạy có nội dung khó để tổ chun mơn góp ý xây dựng.
- Các tổ chức đoàn thể trong nhà trường thường xuyên tổ chức những
chuyên đề ngoại khóa giúp các em mở rộng vốn sống, bổ sung thêm ngôn ngữ,
cách giao tiếp của học sinh.
- Hội cha mẹ học sinh cần tạo điều kiện thời gian, phương tiện học tập
cho con em mình được ơn tập bài tốt hơn khi ở nhà. Thường xuyên cho con
được tham gia những hoạt động vui chơi, trải nghiệm để bổ sung vốn sống, vốn

ngôn ngữ cho các em. Đối với các gia đình là người dân tộc thiểu số nên thường
xuyên giao tiếp bằng ngôn ngữ Tiếng Việt để giúp các em sử dụng Tiếng Việt tốt
hơn.
Sau một năm tìm hiểu, nghiên cứu và thực hiện tơi đã hồn thành sáng
kiến kinh nghiệm “ Kinh nghiệm dạy học sinh tháo gỡ một số bài tập khó về
dạng bài: Nói viết về một chủ đề trong phân môn Tập làm văn ở lớp 3” và đã đạt
được những kết quả nhất định, tuy nhiên do năng lực còn hạn chế, tài liệu tham
khảo chưa đầy đủ, chắc chắn sáng kiến này còn nhiều vấn đề chưa giải quyết hết
các nhiệm vụ nghiên cứu. Tôi hi vọng được sự đóng góp của các đồng nghiệp,
các cấp quản lý để tôi tiếp tục nghiên cứu về những vấn đề có liên quan trong
q trình giảng dạy, góp phần nâng cao hiệu quả dạy học trong những năm tiếp
theo trong nhà trường Tiểu học.
Tôi xin chân thành cảm ơn.
XÁC NHẬN
CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Kiên Thọ, ngày 20 tháng 4 năm 2021
Tơi xin cam đoan đây là SKKN
của mình viết, không sao chép nội
dung của người khác
Người viết
Lê Thị Giang

Môc lôc
18


TT

1


2

3

Nội dung
1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
1.3.. Đối tượng nghiên cứu.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
2.Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh
nghiệm.
2.3. Các giải pháp thực hiện.
2.4 . Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.

3.Kết luận, kiến nghị
3.1. Kết luận
3.2. Kiến nghị

Trang
1
1
1
1

2
3

4
16

17
18

TÀI LIỆU THAM KHẢO
19


1. SGK và SGV môn Tiếng Việt lớp 3.
2. Từ điển Tiếng Việt trường Tiểu học
3. Phương pháp dạy Tập làn văn ở Tiểu học
4, Hướng dẫn chuẩn kiến thức kĩ năng các môn học ở Tiểu học Lớp 3
5. Hưỡng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học các môn học cấp tiểu học.

20


PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGỌC LẶC

TRƯỜNG TIỂU HỌC KIÊN THỌ 1

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC MỘT SỐ BÀI
KHĨ TRONG PHÂN MƠN TẬP LÀM VĂN LỚP 3

Người thực hiện: Lê Thị Giang
Chức vụ: Giáo viên

Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Kiên Thọ 1
SKKN thuộc lĩnh vực môn: Tiếng Việt

NGỌC LẶC NĂM 2021

21



×