Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Biện pháp nâng cao chất lượng đọc hiểu cho học sinh lớp 4 qua phân môn tập đọc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.91 KB, 17 trang )

MỤC LỤC
Nội dung
1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài
1.2. Mục đích nghiên cứu
1.3. Đối tượng nghiên cứu
1.4. Phương pháp nghiên cứu
1.5. Những điểm mới của sáng kiến
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận
2.2. Thực trạng dạy đọc hiểu ở trường Tiểu học hiện nay.
2.3. Biện pháp nâng cao chất lượng đọc hiểu cho học sinh lớp 4

Trang
1
1
1
1
2
2
2
2
2
3

qua phân môn Tập đọc.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo

9

dục, với bản thân và Nhà trường.


3. Kết luận, kiến nghị
3.1. Kết luận
3.2. Kiến nghị

15
15
15

1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài:
Trong tất cả các môn học ở bậc Tiểu học, Tiếng Việt là môn đặc biệt quan
trọng không thể thiếu đối với các em. Vì ngơn ngữ chính là phương tiện giao
tiếp đặc trưng của lồi người. Ngơn ngữ là cơng cụ tổ chức quá trình tư duy phát
triển và là phương tiện bộc lộ tư duy, biểu hiện tâm trạng tình cảm.
1


Dạy môn Tiếng Việt đang là vấn đề được nhà trường, các nhà nghiên cứu
và toàn xã hội quan tâm. Biết đọc là biết thêm một công cụ mới để học tập, để
giao tiếp, để nắm bắt được mọi thông tin diễn ra hằng ngày trong xã hội. Tập
đọc là phương tiện để học sinh tiếp nhận tri thức của lồi người. Nó góp phần
quan trọng vào việc thực hiện mục tiêu chung của bậc Tiểu học về tất cả các
mặt: Đức – Trí – Lao – Thể - Mỹ. Nó có khả năng trực tiếp hay gián tiếp phát
huy năng lực tư duy của học sinh. Dạy đọc không những rèn kỹ năng đọc mà
còn phát triển cho các em vốn từ Tiếng Việt phong phú, từ đó các em sẽ học tốt
các môn học khác. Học đọc các em cũng đồng thời học được cách nói, cách viết
một cách chính xác, ngơn ngữ trong sáng, có nghệ thuật, góp phần khơng nhỏ
vào việc rèn luyện suy nghĩ, diễn đạt, hình thành một nhân cách tồn diện cho
lớp người chủ tương lai của xã hội.
Qua thực tế giảng dạy ở trường Tiểu học tôi thấy vấn đề rèn luyện kỹ

năng đọc cho học sinh là một vấn đề rất quan trọng. Cách rèn đọc có thể tăng
tính ham thích đọc, tính chủ động của học sinh trong q trình học song cũng có
thể ngược lại. Qua thực tế hầu hết các giáo viên trong trường đã tiến hành rèn
đọc cho học sinh qua phân môn Tập đọc ở các lớp. Tuy vậy không phải ai cũng
biết cách rèn kỹ năng đọc cho học sinh trong giờ tập đọc sao cho việc dạy và
học đạt kết quả cao.
Ở lớp 4 các em đã biết đọc, biết tư duy nên để tạo được sự sinh động,
hứng thú, sôi nổi để lôi cuốn sư chú ý của các em thì người giáo viên phải ln
ln tìm tịi cách luyện đọc cho học sinh sao cho có hiệu quả hơn. Khi dạy tập
đọc cho học sinh lớp 4 vấn đề không phải chỉ là dạy cho học sinh đọc to, rõ ràng
mà còn phải dạy cho các em đọc đúng, lưu loát, ngắt, nghỉ, hạ giọng, cao giọng,
đọc nhớ, đọc nhanh, ngoài ra còn giúp các em hiểu và cảm thụ tốt bài đọc đó thì
học sinh mới đọc hay, đọc diễn cảm được.
Với các lí do trên tơi thiết nghĩ đây là một vất đề rất thiết thực đối với việc
giảng dạy ở trường Tiểu học nên tôi đã mạnh dạn nghiên cứu và trình bày"Biện
pháp nâng cao chất lượng đọc hiểu cho học sinh lớp 4 qua phân môn Tập
đọc”
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Tìm hiểu nội dung, biện pháp dạy phân môn Tập đọc và một số biện pháp
rèn kỹ năng đọc cho học sinh lớp 4 nhằm giúp giáo viên sử dụng các phương
pháp dạy học phù hợp, làm cho chất lượng đọc hiểu của học sinh được nâng cao
1.3. Đối tượng ngiên cứu:
Biện pháp nâng cao chất lượng đọc hiểu cho học sinh lớp 4 qua phân môn
Tập đọc
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
1.5.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận: Đọc tài liệu có liên quan đến sáng
kiến; tìm hiểu sách giáo khoa, sách giáo viên, vở bài tập Tiếng Việt 4; đọc tài
liệu bồi dưỡng giáo viên, phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học.
1.5.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Tọa đàm, trao đổi với giáo viên
và học sinh lớp 4.

2


1.5.3. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Rút kinh nghiệm qua thực tế
công tác giảng dạy.
1.5.4. Phương pháp thực nghiệm: Tiến hành dạy thực nghiệm, đối chứng,
đánh giá hiệu quả của việc áp dụng phương pháp dạy.
1.5. Những điểm mới của sáng kiến:
Xây dựng hệ thống bài tập (thông qua phiếu bài tập) để rèn kĩ năng đọc
hiểu cho học sinh.

2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận:
Văn học phản ánh cuộc sống của con người trong tác phẩm văn học. Nó
phản ánh chân thực cuộc sống và khái quát giá trị cuộc sống. Văn học giúp con
người sống có ý thức hơn, hiểu nhau hơn và mạnh mẽ hơn. Sách phản ánh cuộc
sống đa dạng và phong phú của con người. Sách hướng dẫn các em đến chân
trời mới lạ, giúp các em khám phá được thế giới và tự hồn thiện chính mình về
tâm hồn, trí tuệ và nhân cách. Chính vì vậy mà khi nói về văn học nhà văn M.X
Gorki có nói: “Văn học là nhân học”.
Đọc hiểu là một quá trình nhận biết những gì tinh tế nhất bằng những
rung động, cảm nhận sâu sắc, tinh tế của bản thân mình. Đọc hiểu là quá trình
cảm nhận riêng, rất riêng của mỗi con người. Đọc hiểu cần đến sự nhạy cảm tinh
tế của tâm hồn để cảm nhận hết tư tưởng, tình cảm mà tác giả gửi gắm qua tác
phẩm. Qua đó người đọc thấy được cái hay, hiểu được tác phẩm và cảm nhận
được vẻ đẹp của nó.
Q trình đọc hiểu văn học gồm các cấp độ khác nhau sau:
- Hiểu nghĩa các từ, các ngữ;
- Hiểu các câu;
- Hiểu các khối đoạn, tức là những tập hợp câu dùng để phát biểu một ý

trọn vẹn;
- Hiểu được cả bài.
2.2. Thực trạng dạy đọc hiểu ở trường Tiểu học hiện nay.
Ở Trường Tiểu học, việc dạy tập đọc, bên cạnh những thành cơng cịn
nhiều hạn chế. Học sinh của chúng ta đọc chưa được như mong muốn. Kết quả
học đọc của các em chưa đáp ứng được yêu cầu của việc hình thành kĩ năng đọc.
Các em chưa nắm vững được công cụ hữu hiệu để lĩnh hội tri thức, tư tưởng,
tình cảm của người khác chứa đựng trong văn bản được đọc. Qua thực tế nhiều
năm giảng dạy, dự giờ thăm lớp và khảo sát ý kiến của đồng nghiệp, tôi nhận
thấy thực trạng dạy đọc hiểu ở Trường Tiểu học hiện nay như sau:
* Về phía giáo viên:
Phương pháp dạy học của một số giáo viên chưa tốt, còn lúng túng khi
dạy phân mơn Tập đọc đó là: Các bước lên lớp của giáo viên cịn cơng thức, đọc
mẫu chưa tốt, hệ thống câu hỏi tìm hiểu bài cịn đơn điệu, máy móc, chưa làm
chủ được nội dung bài dạy. Một số giáo viên coi nhiệm vụ giờ tập đọc chỉ là
luyện đọc đúng và lưu loát, chưa chú trọng đúng mức đến việc dạy đọc hiểu cho
3


học sinh. Một số giáo viên khác lại quá sa đà vào việc giảng văn, phần luyện đọc
chưa thực sự được chú trọng...
* Về phía học sinh:
Đa số học sinh của lớp là con nhà nơng, gia đình theo đạo Thiên Chúa,
đơng con, một số gia đình có hồn cảnh khó khăn nên ít quan tâm đến việc học
của con. Ngồi giờ học ở trường các em cịn phải đi nhà thờ, học giáo lí,...
Đa số học sinh khi đọc bài các em còn phát âm tiếng địa phương (lẫn lộn
giữa thanh hỏi và thanh ngã)
Việc chuẩn bị bài trước ở nhà của các em còn hạn chế, các em chỉ đọc qua
loa chiếu lệ, dẫn đến đọc ngắt nghỉ câu chưa đúng.
Khi đọc những bài văn xuôi, học sinh thường mắc lỗi ngắt giọng ở những

câu dài, các em thường ngắt giọng để lấy hơi một cách tùy tiện mà khơng tính
đến nghĩa…
Khi trả lời câu hỏi các em phụ thuộc nhiều vào sách giáo khoa (đọc cả
câu, đoạn) chứ không chọn lọc ra ý để trả lời, chưa biết diễn đạt thành câu văn.
Một số em tiếp thu bài còn hời hợt, chưa cảm nhận được cái đẹp, cái hay
của tác phẩm, chưa vận dụng kiến thức của bài học vào cuộc sống,…
* Khảo sát thực tế:
Trong năm học 2019-2020, tôi được nhà trường phân công giảng dạy lớp
4D. Ngay từ đầu năm, tôi đã tiến hành điều tra khảo sát chất luợng phân môn
Tập đọc của học sinh lớp mình phụ trách và thu được kết quả như sau:
Đánh giá
Lớp

4D

Sĩ số

Hoàn thành tốt

Hoàn thành

Chưa hoàn thành

học sinh

SL

TL

SL


TL

SL

TL

34

5

14.7

22

64.7

7

20.6

Từ thực trạng trên, tôi đã quyết định áp dụng “Biện pháp nâng cao chất
lượng đọc hiểu cho học sinh lớp 4 qua phân môn Tập đọc”, với mong muốn
giúp các em nắm chắc nội dung bài học góp phần vào việc nâng cao chất lượng
giáo dục toàn diện cho học sinh.
2.3. Biện pháp nâng cao chất lượng đọc hiểu cho học sinh lớp 4 qua
phân môn Tập đọc.
Để giúp học sinh có được kĩ năng đọc hiểu tốt các văn bản của phân môn
Tập đọc, tôi đã áp dụng một số biện pháp sau:
Biện pháp 1: Xây dựng nền nếp lớp học:

Có thể nói rằng, tiết học Tập đọc thường nhẹ nhàng, không căng thẳng
như những tiết học khác nhưng lại địi hỏi học sinh có tính tự giác, tự lập trong
quá trình tìm hiểu bài. Vì vậy ngay từ khi nhận lớp, tôi đã gặp gỡ và trao đổi với
giáo viên lớp dưới, với phụ huynh để nắm bắt tình hình sau đó tơi cho học sinh
làm bài khảo sát để phân loại đối tượng. Từ kết quả tìm hiểu và khảo sát tôi tiến
hành sắp xếp bàn ghế, phân cơng chỗ ngồi, bầu lớp trưởng, lớp phó, chia tổ,
nhóm học tập với mục đích là để các em có cơ hội học hỏi, giúp đỡ lẫn nhau
trong mỗi giờ học - với phương châm “học thầy không tày học bạn”.
4


Với việc làm này tôi thu được kết quả khá khả quan: Lớp học nghiêm túc,
ý thức tự học, tự quản tốt, học sinh tích cực học hỏi, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
Biện pháp 2: Rèn kỹ năng đọc đúng cho học sinh:
Đọc đúng là tái hiện lại mặt âm thanh của bài đọc một cách chính xác,
khơng có lỗi. Nhưng thực tế cho thấy đến lớp 4 rồi nhưng các em vẫn cịn mắc
lỗi đọc thừa, sót tiếng, phát âm sai, ngắt nghỉ chưa đúng chỗ.
Để khắc phục những lỗi này tôi đã tiến hành như sau:
2.1. Đọc mẫu: (Giáo viên đọc mẫu hoặc học sinh đọc mẫu)
Điểm mấu chốt tạo nên sự cuốn hút đối với học sinh trong giờ tập đọc,
làm tiền đề cho sự thành công về mục tiêu rèn kỹ năng đọc cho học sinh chính là
kĩ năng đọc tốt của giáo viên.
Vì vậy muốn học sinh đọc tốt, trước hết tôi phải luyện cho mình kỹ năng
đọc đúng, đọc hay,… từ đó tơi sẽ giúp nhiều học sinh đọc tốt để có thể đọc mẫu
trước lớp.
2.2. Hướng dẫn học sinh đọc đúng chỗ ngắt, nghỉ:
Khi nghe người khác đọc, nhờ có chỗ ngắt nghỉ của người đọc thì người
nghe mới có thể phân cắt dòng ngữ lưu ra từng ý mà tiếp nhận. Chỗ ngắt, nghỉ
quan trọng như vậy nhưng thực tế học sinh và đơi khi cịn có cả giáo viên khơng
ý thức được tầm quan trọng này nên đã đọc không tách ý, tách câu khiến người

nghe rất khó theo dõi và có khi cịn phản ánh một cách hiểu sai ý nghĩa, nội
dung của văn bản.
Thực tế cho thấy khi đọc các bài văn xuôi học sinh thường mắc lỗi ngắt
giọng ở những câu dài có cấu trúc ngữ pháp phức tạp, còn khi đọc thơ học sinh
thường mắc lỗi ngắt nhịp do đọc theo áp lực của nhạc thơ một cách tự nhiên chứ
khơng tính đến nghĩa.
Để giúp học sinh đọc đúng ngữ điệu, tơi dùng kí hiệu để ghi lại ngữ điệu
của bài.
Ví dụ: “/” dùng khi ngắt hơi, tạo tiết tấu;
“//” để nghỉ hơi dài;
“↑” lên giọng;
“↓” hạ giọng;
“…” giọng chậm lại…
Đối với học sinh đọc “ngắt hơi, nghỉ hơi” chưa đúng thì giáo viên phải có
sự chuẩn bị trước ở nhà. Hướng dẫn học sinh nghỉ ít ở dấu phẩy, nghỉ lâu hơn ở
dấu chấm. Đọc đúng các ngữ điệu câu: lên giọng ở câu hỏi, hạ giọng ở cuối câu
kể, thay đổi giọng cho phù hợp với tình cảm cần diễn đạt trong câu cảm. Với câu
khiến cần nhấn giọng phù hợp để thấy rõ các nội dung câu khiến khác nhau…
Ví dụ: Thể hiện sự hồi hộp căng thẳng: “Bỗng / từ trên cây cao gần đó/
một con sẻ già có bộ ức đen nhánh lao xuống như hịn đá/ rơi trước mõm con
chó//”
(Con sẻ - TV4 tập 2)
Thể hiện giọng ngạc nhiên, thán phục: “Ôi chao!/ Chú chuồn
chuồn nước/ mới đẹp làm sao!”
5


(Con chuồn chuồn nước – TV4 tập 2)
Với cách làm trên, tôi thấy khi đọc bài học sinh đã biết đọc đúng ngữ
điệu, ngắt, nghỉ hợp lí và đọc bài hay hơn.

2.3. Tổ chức các trò chơi rèn kĩ năng đọc đúng cho học sinh:
Để gây hứng thú và tăng cường hiệu quả của việc rèn kỹ năng đọc đúng
cho học sinh trong giờ tập đọc tôi thường áp dụng một số trò chơi sau:
Trò chơi 1: “Ai nhanh, ai đúng”
Trò chơi được tiến hành khi luyện đọc đoạn
Mục tiêu: Giúp học sinh phát hiện và phát âm đúng tiếng, từ, cụm từ khó
đọc trong bài, đồng thời phát hiện những chỗ ngắt nghỉ sai, những chỗ đọc ngữ
điệu chưa đúng.
Cách tiến hành: (Trò chơi này được tiến hành ở bước luyện đọc đoạn nối
tiếp).
- Giáo viên nêu yêu cầu:
+ Theo dõi và phát hiện nhanh những chỗ bạn đọc sai
+ Em hãy đọc lại cho đúng
- Học sinh lắng nghe bạn đọc, sau khi kết thúc lượt đọc giáo viên yêu cầu
học sinh trình bày kết quả phát hiện của mình và thực hiện đọc lại trước lớp.
- Học sinh khác nêu nhận xét, bổ sung.
- Giáo viên nhận xét, kết luận và phát âm lại cho chính xác (nếu cần).
Trò chơi 2: “Đố vui” mang tên “Đố em bạn dừng đọc ở chỗ nào?”
Trò chơi này được tiến hành khi học sinh luyện đọc cả bài, trong quá trình
một học sinh đọc trước lớp giáo viên tổ chức cho học sinh thi phát hiện bạn
“dừng đọc chỗ nào”.
Mục tiêu: Giúp học sinh tập trung chú ý khi bạn đọc bài, hứng thú, chăm
chú hơn vào việc luyện đọc, giúp cho việc luyện đọc hiệu quả.
Cách tiến hành:
- Học sinh đọc văn bản rồi đột nhiên dừng lại.
- Học sinh cả lớp thi phát hiện bạn dừng đọc ở chỗ nào. Em hãy đọc lại
câu đó và đọc tiếp phần còn lại của bài.
- Học sinh khác nhận xét
- Giáo viên nhận xét, khen học sinh.
Qua thực tế áp dụng hai trò chơi trên vào việc dạy học sinh luyện đọc, tôi

thấy học sinh chăm chú tập trung trong giờ học, tiết học sôi nổi hơn, kết quả là
số học sinh đọc đúng văn bản nhiều hơn.
Biện pháp 3: Rèn kỹ năng đọc hiểu cho học sinh thông qua hệ thống
câu hỏi và bài tập.
Đọc hiểu chính là đọc và nắm bắt thơng tin. Hay nói cách khác là q
trình nhận thức để có khả năng thơng hiểu những gì được đọc.
Để rèn kỹ năng đọc hiểu cho học sinh tôi đã tiến hành như sau:
3.1. Xây dựng hệ thống câu hỏi để rèn kỹ năng đọc hiểu cho học sinh.
6


Muốn học sinh có năng lực, có kỹ năng đọc hiểu tốt giáo viên phải có
định hướng, có kế hoạch sắp xếp thời gian cho việc tìm hiểu bài, phải coi trọng
chất lượng đọc. Khơng phải nói nhiều, giảng nhiều học sinh sẽ hiểu sâu, cảm thụ
tốt mà cái chính là giáo viên phải biết dừng, biết nhấn ở điểm mấu chốt quan
trọng, biết lướt nhanh ở những chỗ không cần thiết. Cần bám vào chủ diểm của
bài để tìm được điểm xoáy, điểm trọng tâm. Giáo viên tập trung hướng dẫn học
sinh thực hiện yêu cầu của các câu hỏi, bài tập trong sách giáo khoa. Để giúp
học sinh định hướng hoạt động đọc hiểu, giáo viên nêu rõ câu hỏi hoặc giao
nhiệm vụ cụ thể cho học sinh trước khi đọc (đọc câu, đoạn hay khổ thơ nào; đọc
để biết, hiểu, nhớ điều gì?...)
Sau khi học sinh đọc thầm (hoặc kết hợp theo dõi SGK theo một bạn
đọc thành tiếng), giáo viên có thể yêu cầu các em trả lời, trao đổi ngay trước lớp
hoặc nêu ý kiến trong nhóm rồi cử đại diện phát biểu (tùy đặc điểm, mức độ yêu
cầu của câu hỏi, bài tập trong SGK). Cuối cùng giáo viên chốt lại những ý chính
để học sinh nắm vững. Câu hỏi, bài tập trong SGK có thể tách thành các ý nhỏ
hoặc điều chỉnh, dẫn dắt bằng câu hỏi phụ phù hợp với điều kiện thực tế của lớp
và khả năng của học sinh nhưng vẫn phải đảm bảo mục tiêu của bài học.
Để giúp các em cảm nhận sâu sắc nội dung bài đọc và dễ dàng nhận thấy
nghệ thuật miêu tả của tác giả. Người dạy cần dẫn dắt để học sinh trả lời đúng

yêu cầu của câu hỏi (Tìm từ ngữ hay câu văn…), tập cho học sinh trả lời theo ý
của mình khơng cầm sách đọc. Tơi thường hướng dẫn các em đọc rồi viết nhanh
câu trả lời ra giấy hoặc gạch nhẹ bằng bút chì dưới các chi tiết, hình ảnh cần
tìm.
Ví dụ 1: Bài “Tre Việt Nam” (TV4/1)
Cây tre tương trưng cho con người Việt Nam. Qua hình tượng cây tre,
tác giả ca ngợi những phẩm chất cao đẹp của con người Việt Nam: Giàu tình
thương yêu, cần cù, ngay thẳng, chính trực. Bài thơ có nội dung rất phong phú,
từ ngữ giàu hình ảnh. Ở phần tìm hiểu bài tôi yêu cầu học sinh đọc thầm bài thơ
và nêu câu hỏi tìm hiểu (yêu cầu các em dùng bút chì gạch nhẹ trong SGK)
+ Những hình ảnh nào của cây tre tượng trưng cho phẩm chất tốt đẹp
của con người Việt Nam?
(Cần cù, chịu khó: Ở đâu tre cũng xanh tươi/ Cho dù đất sỏi đất vôi bạc
màu; Rễ siêng không ngại đất nghèo/ Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù.
Đồn kết: Tay ơm, tay níu tre gần nhau thêm/ Thương nhau tre chẳng ở
riêng
Giàu đức hy sinh: Lưng trần phơi nắng, phơi sương, có manh áo cộc,
tre nhường cho con.
Ngay thẳng: Nòi tre đâu chịu mọc cong… )
Sau khi học sinh giải nghĩa một số từ ngữ, để khắc sâu về những nét đặc
trưng của cây tre tượng trưng cho phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam.
Tôi yêu cầu tiếp theo:
+ Tác giả đã dùng biện pháp nghệ thuật gì để miêu tả những phẩm chất
tốt đẹp của cây tre tượng trưng cho con người Việt Nam? (Nghệ thuật nhân hóa)
7


+ Qua cách miêu tả của tác giả về hình ảnh cây tre Việt Nam, em có
nhận xét gì?
(Tre có những phẩm chất cũng giống như con người Việt Nam: cần cù,

chịu khó, đồn kết, hi sinh, ngay thẳng)
Một điều cần chú ý trong khi xây dựng hệ thống câu hỏi tìm hiểu bài là
câu hỏi phải phù hợp với tất cả các đối tượng học sinh. Nhất là với những học
sinh tiếp thu chậm cần phải có hệ thống câu hỏi phụ, câu hỏi dễ có tính chất phát
hiện vấn đề cụ thể để tạo điều kiện cho các em làm việc. Những câu hỏi mang
tính tổng hợp, khái qt thì u cầu hoạt động nhóm. Đặc biệt kiêng kị những
câu hỏi mà học sinh chỉ trả lời “có” hoặc “không” hay đọc nguyên văn câu, đoạn
trong sách giáo khoa.
Bên cạnh việc giúp học sinh hiểu nội dung bài tập đọc nói về vấn đề gì
thì hệ thống câu hỏi cần đảm bảo đem lại những hiểu biết gì để mở rộng tầm
nhìn, kiến thức và giáo dục đạo đức cho các em.
Ví dụ 2: Bài “Người ăn xin” (TV4/1)
Tôi yêu cầu học sinh đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi:
+ Khi đi trên đường phố, cậu bé gặp ai?
+ Hình ảnh ơng lão ăn xin đáng thương như thế nào?
+ Điều gì khiến ơng lão thảm thương đến vậy?
+ Thấy ông lão đáng thương như vậy thì cậu bé đã làm gì?
+ Hành động và lời nói ân cần của cậu bé chứng tỏ tình cảm của cậu bé
đối với ông lão như thế nào?
(Cậu bé khơng có gì ngồi tấm lịng để cho ơng lão ăn xin. Ơng lão ăn xin
khơng nhận được gì nhưng yêu quý, cảm động trước tấm lòng của cậu bé. Hai
con người, hai thân phận, hoàn cảnh khác nhau nhưng có sự đồng cảm. Họ cho
và nhận từ nhau sự đồng điệu trong tâm hồn.)
Trong phần tìm hiểu bài, sau mỗi ý đã khai thác, tôi gọi các em nhắc lại để
khắc sâu nội dung. Cần chú ý là để các em tự nêu, tự diễn đạt theo ý cá nhân, tôi
chỉ gọt dũa, bổ sung thêm mà thôi. Đây cũng chính là biện pháp giúp tơi khắc
phục tình trạng nói nhiều, giảng nhiều.
Bên cạnh việc đọc đúng, đọc hiểu cần chú ý trong phần liên hệ thực tế.
Liên hệ thực tế khơng chỉ góp phần củng cố bài, khắc sâu nội dung mà còn thắt
chặt mối quan hệ giữa các phân môn trong môn Tiếng Việt, mang bài học ra

cuộc sống. Tùy vào bài có thể liên hệ về cách đối xử trong cuộc sống hoặc nhận
xét về một khía cạnh của nghệ thuật.
Ví dụ 3: Bài “Người ăn xin” (TV4/1)
+ Qua bài đọc, em học tập được điều gì từ cậu bé?
+ Khi có một người ăn xin tới nhà mình thì em sẽ làm gì?
….
3.2. Xây dựng hệ thống bài tập (thông qua phiếu bài tập) để rèn kĩ
năng đọc hiểu cho học sinh.
Mục đích của việc xây dựng hệ thống bài tập là giúp học sinh nắm được
nội dung văn bản, từ đó rút ra được ý nghĩa, bài học cho bản thân. Mỗi phiếu bài
tập có thể có nhiều bài tập với nhiều hình thức khác nhau như:
8


Nối ơ thích hợp với nhau
Gạch dưới từ theo u cầu câu hỏi
Điền từ vào ô trống.
Đánh dấu vào trước câu mà em cho là đúng
Viết câu trả lời,…
Vì vậy tùy vào nội dung bài, dựa vào hệ thống câu hỏi trong sách giáo
khoa và căn cứ vào mục tiêu của bài học mà tôi xây dựng hệ thống bài tập trong
phiếu sao cho phù hợp.
Ví dụ: Bài tập đọc “Nếu chúng mình có phép lạ” (TV4 tập 1-Trang76)
Câu hỏi 2 trong SGK là : Mỗi khổ thơ nói lên một điều ước của các bạn
nhỏ. Những điều ước ấy là gì?
Tơi đã thay bằng bài tập sau: Nối khổ thơ ở cột A với ý nghĩa của nó ở
cột B cho phù hợp.
A

B


Khổ thơ thứ nhất

Các bạn nhỏ ước trái đất khơng có bom đạn,
chiến tranh.

Khổ thơ thứ hai

Các bạn nhỏ ước cây mau lớn để cho quả
ngọt.

Khổ thơ thứ ba

Các bạn nhỏ ước trẻ em mau trở thành người
lớn để làm việc có ích.

Khổ thơ thứ tư

Các bạn nhỏ ước trái đất khơng cịn mùa
đơng.

Để xây dựng được một phiếu bài tập phù hợp với nội dung yêu cầu và
trình độ học sinh, chúng ta phải có sự đầu tư:
- Đầu tư thời gian để nghiên cứu bài dạy, rà soát những câu hỏi ở sách
giáo khoa để thay thế bằng bài tập phù hợp với học sinh.
- Đầu tư về kinh phí mua sắm máy móc để phô tô phiếu bài tập cho học
sinh.
Với cách rèn kỹ năng đọc hiểu cho học sinh thông qua phiếu bài tập, tôi
thấy học sinh rất hứng thú, các em được làm việc nhiều hơn, tự giác tích cực
hơn trong việc tìm hiểu nội dung bài đọc.

(Có phiếu bài tập minh họa kèm theo)
Biện pháp 4: Phối kết hợp với Hội cha mẹ học sinhcủa lớp:
Không chỉ là phân môn Tập đọc mà tất cả các môn học khác, muốn học
sinh học tốt thì việc phối hợp với phụ huynh là rất cần thiết.
Trong các cuộc họp phụ huynh, ngồi thơng báo tình hình, nhận xét về
năng lực phẩm chất của học sinh, …tơi cịn trao đổi, bàn biện pháp và hướng
9


dẫn phụ huynh cách dạy con luyện đọc ở nhà. (Ví dụ: Các bậc phụ huynh có thể
hỏi thêm về nội dung của sách, báo,… mà các con vừa đọc hoặc hỏi trong truyện
con vừa đọc có mấy nhân vật, con thính nhất nhân vật nào? Vì sao? …) Cứ dần
dà như thế các em sẽ hiểu được đọc hiểu là để hiểu, để phục vụ mình và mọi
người.
Là vùng Cơng giáo tuy có nhiều khó khăn nhưng cũng có những thuận lợi
riêng. Nắm bắt được tín ngưỡng của người dân nên tôi đã nhờ Cha xứ, các anh
chị giáo lý viên tác động thêm đến giáo dân trong việc giáo dục con em. Nhờ đó
mà phụ huynh hiểu được tầm quan trọng của việc học, nhất là việc rèn kỹ năng
đọc hiểu cho học sinh. Khi phụ huynh đã hiểu ra họ rất phấn khởi và nhiệt tình
phối kết hợp với giáo viên để giúp đỡ các em học ở nhà.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục,
với bản thân và Nhà trường.
Qua trực tiếp giảng dạy, tôi thấy rằng việc áp dụng những biện pháp dạy
học nói trên đã thực sự mang lại hiệu quả cao cho tiết tập đọc.
- Tiết học sơi nổi, học sinh tự tin, tích cực, chủ động trong giờ học.
- Nhiều học sinh đọc tốt, đọc hay và đã được chọn để đọc những bản tin
phát trên loa phóng thanh của Liên đội.
- Hầu hết các em hiểu bài, thực hiện tốt những yêu cầu của tiết học đề ra.
Qua bài tập các em hiểu được nội dung, ý nghĩa của bài tập đọc và cảm nhận
được cái hay cái đẹp của bài đọc, từ đó mang giá trị của bài đọc vào cuộc sống.

Sau đây là phương án dạy học mà tôi đã thực hiện ở lớp 4D, trường mình
cơng tác:

Tập đọc (Tuần 23)

Tiết 45: HOA HỌC TRỊ
I. Mục tiêu:
- Đọc rành mạch, trơi chảy; biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng nhẹ
nhàng, tình cảm.
- Hiểu ND: Tả vẻ đẹp độc đáo của hoa phượng, loài hoa gắn với những kỉ niệm
và niềm vui của tuổi học trò (trả lời được các câu hỏi trong SGK).
- Trân trọng những kỉ niệm đẹp của thời học sinh.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh họa bài đọc trong SGK
- Tranh (ảnh) cây phượng lúc ra hoa
- Bảng phụ ghi nội dung đoạn 1( hướng dẫn học sinh luyện đọc.)
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ: (3’)
- Gọi 3 HS lên bảng đọc thuộc lòng bài - 3 HS lên bảng đọc thuộc lòng và
10


“Chợ Tết” và trả lời câu hỏi:
+HS1: Người các ấp đi chợ Tết trong
khung cảnh đẹp như thế nào?
+HS2: Mỗi người đến chợ Tết với dáng
vẻ riêng ra sao?
- Yêu cầu HS nhận xét

- GV nhận xét, đánh giá.
2. Dạy học bài mới:
a) Giới thiệu bài: (1’)
- Cho HS quan sát bức tranh minh họa
và hỏi:
+Bức tranh vẽ cảnh gì?

trả lời câu hỏi.

- HS nhận xét
- Lớp lắng nghe.
- Quan sát và trả lời câu hỏi

+ Bức tranh vẽ cảnh các bạn học
sinh đang nói chuyện với nhau về
những cành phượng đỏ rực hoa.
- GV: Hoa phượng gắn liền với tuổi học - Lắng nghe
trò, với những kỉ niệm của thủa cắp sách
đến trường. Tại sao Xuân Diệu lại gọi
hoa phượng là hoa học trị? Hoa phượng
có gì đặc biệt mà lại làm cho ta có cảm
giác xao xuyến bồi hồi? Bài văn Hoa
học trò sẽ giới thiệu với các em điều đó.
b) HD luyện đọc và tìm hiểu bài:
* Luyện đọc: (10’)
- Yêu cầu 1 HS đọc toàn bài
- 1 HS (đọc tốt) đọc cả bài, lớp đọc
thầm.
+ Bài văn chia làm mấy đoạn?
+ 3 đoạn

- Yêu cầu 3 HS nối tiếp nhau đọc từng - HS nối tiếp nhau đọc theo trình
đoạn của bài (3 lượt). GV chú ý sử lỗi tự:
+Đoạn 1: Phượng không phải…
phát âm, ngắt giọng cho từng HS.
đậu khít nhau.
+Đoạn 2: Nhưng hoa càng đỏ… bất
ngờ vậy.
=> Lưu ý HS đọc câu: Hoa nở lúc nào +Đoạn 3: Bình minh …. Câu đối
mà bất ngờ dữ vậy? (Thể hiện tâm trạng đỏ.
ngạc nhiên của cậu học trị)
- u cầu HS tìm hiểu nghĩa của các từ - HS tìm hiểu nghĩa của từ gắn với
khó được giới thiệu trong bài: phượng, đọc đoạn 1,2.
phần tử, vô tâm, tin thắm.
- Yêu cầu HS nêu các từ khác trong bài - HS nêu từ mà mình chưa hiểu.
mà em chưa hiểu. (GV và HS khác trong
lớp tìm hiểu giải nghĩa)
- Y/c HS luyện đọc theo nhóm bàn - 2 HS ngồi cùng bàn luyện đọc,
sửa lỗi cho nhau.
(2HS/bàn)
- 2 nhóm HS thi đọc
- Tổ chức cho các nhóm thi đọc.
11


- HS khác nhận xét bạn đọc, sửa lỗi
(nếu có)
- 1 HS đọc, cả lớp đọc thầm.
- HS lắng nghe

- GV nhận xét, tuyên dương.

- Gọi 1HS đọc toàn bài
- GV đọc mẫu. (Lưu ý cách đọc)
* Tìm hiểu bài: (13’)
GV nêu: Đọc bài viết của Xuân Diệu, - HS lắng nghe
các em sẽ thấy được vẻ đẹp đặc biệt của
hoa phượng qua những từ ngữ chọn lọc
và những hình ảnh rất đặc sắc, độc đáo.
Các em hãy chú ý để học cách miêu tả
cây cối của tác giả. Để biết được điều
đó chúng ta cùng tìm hiểu nội dung bài.
Đoạn 1:
- Yêu cầu HS đọc thầm: Tìm những từ - HS đọc thầm đoạn 1 và nêu:.. cả
ngữ cho biết hoa phượng nở rất nhiều.
một loạt, cả một vùng, cả một góc
trời đỏ rực, người ta chỉ nghĩ đến
cây, đến hàng, đến những tán lớn
xịe ra như mn ngàn con bướm
- GV lần lượt hỏi:
thắm đậu khít nhau.
+ Em hiểu “đỏ rực” là thế nào?
+ Đỏ rực: đỏ thắm, màu đỏ tươi và
sáng.
+ Trong đoạn văn trên tác giả đã sử dụng + Tác giả đã sử dụng biện pháp so
biện pháp nghệ thuật gì để miêu tả số sánh để tả số lượng của hoa phượng
lượng của hoa phượng? Dùng như vậy (so sánh hoa phượng với mn
có gì hay?
ngàn con bướm thắm). Dùng như
vậy để giúp ta cảm nhận được hoa
phượng nở rất nhiều và đẹp.
+Đoạn 1 cho chúng ta biết điều gì?

+Đoạn 1 cho ta biết số lượng hoa
phượng rất lớn
- GV nhận xét và ghi ý chính đoạn 1 lên - 2 HS nhắc lại.
bảng.
Đoạn 2, 3:
- Yêu cầu HS đọc thầm, trao đổi theo - HS thực hiện theo yêu cầu.
cặp trả lời các câu hỏi trong SGK.
- GV lần lượt hỏi:
- HS trả lời:
+ Tại sao tác giả lại gọi hoa phượng là +Phượng là lồi cây gần gũi, quen
hoa học trị?
thuộc với học trò. Phượng được
trồng trên các sân trường. Hoa
phượng nở vào mùa hè, mùa thi.
- GV: Đã từ lâu, phượng là loài hoa gắn - HS lắng nghe
liền với tuổi học trò, với những kỉ niệm
của thuở cắp sách đến trường. Phượng
báo hiệu mùa thi, phượng nở đỏ rực báo
hiệu những ngày hè đã đến. Bởi vậy hoa

12


Phượng được gọi với cái tên thân thiết:
“Hoa học trò”.
+ Em hiểu “tin thắm” nghĩa là gì?
+ “Tin thắm” nghĩa là tin vui.
+ Hoa phượng nở gợi cho mỗi người học + … gợi cảm giác vừa buồn mà lại
trò cảm giác gì? Vì sao?
vừa vui. Buồn vì sắp kết thúc năm

học, sắp phải xa mái trường, thầy
cô và bạn bè. Vui vì sắp được nghỉ
hè, hứa hẹn những ngày hè lí thú…
+ Hoa phượng cịn có gì đặc biệt làm ta + Hoa phượng nở nhanh đến bất
náo nức?
ngờ, màu phượng mạnh mẽ làm
khắp thành phố rực lên.
+ Ở đoạn 2 tác giả dùng những giác + Tác giả đã dùng thị giác, vị giác,
quan nào để cảm nhận vẻ đẹp của lá xúc giác để cảm nhận về vẻ đẹp của
phượng?
lá phượng.
+Màu hoa phượng thay đổi như thế nào - Lúc đầu màu hoa phượng là màu
theo thời gian?
đỏ non, có mưa màu hoa tươi dịu,

- GV cho HS quan sát tranh (ảnh) cây - HS qua sát
phượng lúc ra hoa.
+ Em cảm nhận được gì qua 2 đoạn văn + Đoạn 2, 3 cho ta thấy vẻ đẹp đặc
trên?
sắc của hoa phượng.
- GV nhận xét, ghi ý chính đoạn 2, 3 lên - 2 HS nhắc lại ý chính của đoạn.
bảng.
- u cầu HS đọc thầm tồn bài và trả - HS đọc thầm và trả lời câu hỏi
lời câu hỏi:
theo ý hiểu của mình.
+ Em cảm nhận được điều gì khi học bài
“Hoa học trị”?
=> GV kết luận: Bài văn đầy chất thơ
- Lắng nghe.
của Xuân Diệu giúp ta cảm nhận được

vẻ đẹp độc đáo, rất riêng của hoa
phượng, loài hoa gần gũi, thân thiết với
tuổi học trị và đó cũng là nội dung
chính của bài Hoa học trị.
- Ghi nội dung chính của bài lên bảng.
- 2-3 HS nhắc lại
* Đọc diễn cảm: (10’)
- Yêu cầu 3 HS nối tiếp nhau đọc từng
- 3 HS đọc nối tiếp. Cả lớp theo dõi
đoạn của bài.
tìm giọng đọc phù hợp.
- GV hỏi: Theo em, để giúp người nghe - HS trao đổi và đưa ra kết luận:
cảm nhận được vẻ đẹp đặc biệt của hoa Đọc bài với giọng nhẹ nhàng, suy
phượng, chúng ta nên đọc bài với giọng tư, nhấn giọng ở các từ gợi tả.
như thế nào?
- Yêu cầu HS: Tìm và gạch chân các từ - HS tìm, gạch chân nhẹ bằng bút
tả vẻ đẹp đặc biệt của hoa phượng, tả sự chì các từ này để chú ý nhấn giọng
thay đổi của màu hoa theo thời gian.
khi đọc.
13


- HD HS đọc diễn cảm 1 đoạn trong bài:
+ Treo bảng phụ có đoạn hướng dẫn
luyện đọc:
Phượng khơng phải là một đóa/
khơng phải vài cành/ phượng đây là cả
một loạt/ cả một vùng/ cả một góc trời
đỏ rực// Mỗi hoa chỉ là một phần tử của
cả xã hội thắm tươi/ người ta quên đóa

hoa/ chỉ nghĩ đến cây/ đến hàng/ đến
những tán lớn xịa ra như mn ngàn
con bướm thắm/ đậukhít nhau//
+ Gv đọc mẫu
+ Gọi 1HS đọc lại
+ Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp
+ Tổ chức thi đọc trước lớp
- GV nhận xét, tuyên dương HS đọc tốt.
3.Củng cố dặn dò: (3-5’)
- GV hỏi để củng cố, khắc sâu nội dung
bài:
+ Bài Hoa học trị nói lên điều gì?
+ Em có cảm giác như thế nào khi nhìn
thấy hoa phượng?
+ Hãy nói cảm xúc của em khi nhìn cây
phượng trước lớp học.
=> GV: Hoa phượng khơng những làm
đẹp cho ngơi trường, đường phố mà nó
cịn cho bóng mát, góp phần làm sạch
mơi trường , là người bạn thân thiết của
học trò, nên chúng ta cần bảo vệ và
chăm sóc cây.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dị: Về nhà đọc bài và chuẩn bị
bài: “Khúc hát ru những em bé lớn trên
lưng mẹ”

- Chú ý lắng nghe
- 1 HS (đọc tốt) đọc
- Luyện đọc theo cặp

- 4 HS thi đọc, HS khác theo dõi,
nhận xét.
- Trả lời theo sự hiểu

-HS nói về lợi ích, vẻ đẹp của cây
phượng, cách chăm sóc, bảo vệ cây,

- Lắng nghe.

Sau khi học xong giờ học, tôi tiến hành cho học sinh làm bài trắc nghiệm để
đánh giá kiến thức học sinh nắm được qua tiết học. Nội dung phiếu trắc nghiệm
như sau:
Trường: Tiểu học …………………………………………………………...
Lớp: 4D
Họ và tên:……………………………………………………………………
PHIẾU BÀI TẬP
14


Bài: Hoa học trò
1. Gạch dưới những từ ngữ nhấn mạnh số lượng nhiều của hoa phượng
trong câu sau:
Phượng không phải là một đóa, khơng phải vài cành, phượng đây là cả một
loạt, cả một vùng, cả một góc trời đỏ rực.
2. Đánh dấu x vào ô trống cạnh từ ngữ tả vẻ đẹp của lá phượng:
Xanh um
Mát mẻ
Xanh mơn mởn
Xếp lại
Mát rượi

Ngon lành như lá me non
Xòe ra
Còn non
3. Khoanh vào chữ trước câu trả lời đúng nhất :
a) Tác giả tả hoa phượng dưới con mắt của :
A. Bác nơng dân
B. Cậu học trị
C. Nhà văn
b) Tác giả gọi hoa phượng là hoa học trị vì :
A. Hoa phượng rất đẹp
B. Hoa phượng thường được trồng ở trường học
C. Hoa phượng đẹp, nở vào mùa hè, gắn bó với tuổi học trị.
4. Đánh dấu x vào ơ trống trước ý đúng :
Bài văn tả vẻ đẹp của hoa phượng.
Bài văn tả vẻ đẹp đặc sắc và sự gắn bó của hoa phượng với học trị.
Bài văn tả số lượng nhiều của hoa phượng.
Sau khi kiểm tra học sinh, tôi thấy việc áp dụng biện pháp rèn kỹ năng đọc
hiểu đã mang lại hiệu quả cao cho tiết Tập đọc.
Kết quả thu được như sau :
Đánh giá

Sĩ số
học sinh

Lớp

4D

34


Hoàn thành
tốt

Hồn thành

SL
13

SL
21

TL
38.2

TL
61.8

Chưa
hồn thành

SL
0

TL

Qua kết quả thống kê thì số học sinh Hoàn thành tốt đã tăng lên 23.5% so
với đầu năm, điều đáng mừng là khơng cịn học sinh Chưa hồn thành.
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận:
Bản thân tơi nhận thấy để dạy Tập đọc đạt hiệu quả cao thì người dạy phải

chú ý những điểm sau:
15


- Phải chuẩn bị kĩ bài soạn trước khi lên lớp. Cần chú ý luyện tập để có
ngơn ngữ chuẩn, trong sáng, giọng đọc truyền cảm.
- Biết tổ chức lớp học một cách khoa học và hợp lí, tạo cảm giác thoải mái,
thân thiện cho các em học tập hiệu quả.
- Thơng qua các trị chơi hoặc hệ thống câu hỏi, bài tập để rèn kỹ năng đọc
đúng, đọc hiểu cho học sinh, bởi vì có đọc đúng thì mới hiểu đúng.
- Nghiên cứu kĩ bài giảng, xác định trọng tâm nội dung bài để lưa chọn
phương pháp, hình thức tổ chức dạy học và xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập
phù hợp với từng đối tượng học sinh.
- Thường xuyên phối kết hợp với hội cha mẹ học sinh và các tổ chức có liên
quan để góp phần tăng thêm hiệu quả giáo dục.
Trên đây là biện pháp mà tơi đã thực hiện trong q trình rèn kỹ năng đọc
hiểu cho học sinh lớp 4 qua phân môn Tập đọc và bước đầu đã thu được những
thành công nhất định. Tuy nhiên trong quá trình nghiên cứu và thực hiện khơng
thể tránh khỏi thiếu xót, rất mong được sự tham gia góp ý của Hội đồng giám
khảo để phương án dạy học của tôi mang lại hiệu quả cao hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
3.2. Kiến nghị
Thọ Xuân, ngày 30 tháng 3 năm 2021
Xác nhận của thủ trưởng đơn vị

Tôi xin cam đoan sáng kiến này
là của bản thân tôi tự nghiên cứu và
thực hiện tại lớp, trường mình cơng tác.

Trường Tiểu học ……….

Họ và tên học sinh: ............................................................................
PHIẾU HỌC TẬP - PHÂN MÔN TẬP ĐỌC
Bài: Nếu chúng mình có phép lạ

Lớp: 4D

Câu 1: Viết vào chỗ trống câu thơ được lặp lại nhiều lần trong bài.
16


.................................................................................................................................
.
Câu 2: Việc lặp lại nhiều lần câu thơ nói trên nhằm mục đích gì?
A. Nhằm nói rằng các bạn nhỏ có nhiều phép lạ.
B. Nhằm nói rằng những mơ ước của các bạn nhỏ là rất tha thiết, cháy bỏng.
C. Nhằm nói rằng các bạn nhỏ muốn ước mơ của mình thành sự thật ngay lập
tức.
D. Nhằm nói rằng các bạn nhỏ có nhiều ước mơ và phép lạ.
Câu 3: Nối khổ thơ ở cột A với ý nghĩa của nó ở cột B cho phù hợp.
A

B

Khổ thơ thứ
nhất

Các bạn nhỏ ước trái đất khơng có bon
đạm, chiến tranh.

Khổ thơ thứ hai


Các bạn nhỏ ước cây mau lớn để cho quả
ngọt.

Khổ thơ thứ ba

Các bạn nhỏ ước trẻ em mau trở thành
người lớn để làm việc có ích.

Khổ thơ thứ tư

Các bạn nhỏ ước trái đất khơng cịn mùa
đơng.

Câu 4: Cách nói Mãi mãi khơng cịn mùa đơng mang ý nghĩa gì? Đánh dấu x
vào ơ trống trước câu trả lời đúng nhất.
Trái đất ấm áp khơng có mùa đơng giá lạnh.
Trái đất ấm áp khơng cịn người bị khổ vì cái lạnh.
Trái đất ấm áp, thời tiết nơi nơi thuận hịa, khơng có thiên tai.
Trái đất chỉ có các mùa dễ chịu.
Câu 5: Cách nói Hóa trái bom thành trái ngon mang ý nghĩa gì? Chọn câu trả
lời đúng nhất.
A. Trái đất khơng cịn bon đạm.
B. Trái đất khơng cịn chiến tranh.
C. Con người chỉ làm ra những điều tốt phục vụ cho cuộc sống chứ không làm
những điều nhằm phá hủy cuộc sống.
D. Ước thế giới hòa bình, khơng cịn bom đạn, chiến tranh.
Câu 6: Mơ ước nào trong bài em thích nhất và lí do khiến em thích.
.................................................................................................................................


17



×