BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ
NGHIÊN CỨU ĐIỀU KIỆN KHỞI SỰ KINH DOANH
CỦA DOANH NGHIỆP MỚI THÀNH LẬP
Mã số: CS - 18 - 01
Chủ nhiệm đề tài: ThS. Trịnh Thị Nhuần
Hà Nội, tháng 4 năm 2019
i
LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành cơng trình nghiên cứu, tác giả đề tài xin trân trọng cảm ơn Ban
giám hiệu Nhà trường, Khoa quản trị doanh nghiệp và bộ môn quản trị doanh nghiệp
thương mại đã tạo mọi điều kiện cho tôi được đảm nhận và thực hiện nghiên cứu này.
Đồng thời, tác giả nghiên cứu đề tài cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các
giảng viên, các nhà nghiên cứu khoa học tại trường đại học Thương Mại và các doanh
nghiệp đã giúp chúng tôi thu thập được những thơng tin bổ ích, phục vụ cho việc
nghiên cứu đề tài.
Xin chân thành cảm ơn các đồng nghiệp đang công tác tai bộ môn Quản trị
doanh nghiệp thương mại đã góp ý, động viên tơi trong suốt thời gian thực hiện đề
tài nghiên cứu.
Hà Nội, ngày
tháng năm 2019
Chủ nhiệm đề tài
ThS. Trịnh Thị Nhuần
ii
MỤC LỤC
TÓM LƯỢC ĐỀ TÀI ......................................... Error! Bookmark not defined.
LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................... ii
MỤC LỤC ............................................................................................................ iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT............................................................................... v
DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ .............................................................. vi
CHƯƠNG MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1
1. Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài................................................................ 1
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu...................................................................... 2
2.1. Trong nước ................................................................................................... 2
2.2. Ngoài nước ...................................................................................................... 7
3. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................... 18
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ..................................................................... 19
4.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................ 19
4.2. Phạm vi nghiên cứu.................................................................................... 19
5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 19
5.1.
Phương pháp thu thập dữ liệu ................................................................... 19
5.2. Phương pháp xử lý dữ liệu ......................................................................... 20
6. Ý nghĩa của nghiên cứu ................................................................................. 20
7. Kết cấu đề tài nghiên cứu .............................................................................. 21
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐIỀU KIỆN KHỞI SỰ KINH DOANH
CỦA DOANH NGHIỆP MỚI THÀNH LẬP .................................................. 22
1.1. Một số khái niệm cơ bản có liên quan ........................................................ 22
1.1.1. Khái niệm khởi sự kinh doanh .................................................................... 22
1.1.2. Người khởi sự kinh doanh, chủ DN, và doanh nhân .................................. 23
1.1.3. Khởi nghiệp (KN) ....................................................................................... 24
1.2. Các loại hình khởi sự kinh doanh ............................................................... 25
1.2.1. Theo tiêu chí nền tảng kiến thức khi khởi sự .............................................. 25
1.2.2. Theo mục đích khởi sự ................................................................................ 27
1.2.3. Theo phạm vi kinh doanh sau khởi sự ........................................................ 28
1.2.4. Theo tính chất của sản phẩm/dịch vụ sẽ kinh doanh.................................. 28
1.3. Quá trình khởi sự kinh doanh ....................................................................... 30
1.4. Các điều kiện khởi sự kinh doanh của doanh nghiệp mới thành lập .......... 32
1.4.1. Các điều kiện khởi sự kinh doanh thuộc về mơi trường bên ngồi ............ 34
1.4.2. Các điều kiện nguồn lực nội tại của doanh nghiệp mới ............................. 37
1.4.3. Các điều kiện KSKD thuộc về người chủ doanh nghiệp ............................ 47
iii
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH ĐIỀU KIỆN KHỞI SỰ KINH DOANH TẠI MỘT
SỐ DOANH NGHIỆP MỚI THÀNH LẬP Ở VIỆT NAM ............................ 54
2.1. Khái quát chung về tình hình khởi sự kinh doanh của các doanh nghiệp Việt
Nam hiện nay ....................................................................................................... 54
2.2. Đánh giá khái quát các điều kiện khởi sự kinh doanh ở Việt Nam trong những
năm gần đây (2013-2017) .................................................................................... 55
2.3. Quan điểm đánh giá của các chủ DN về điều kiện khởi sự kinh doanh hiện nay
đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp mới thành lập trong những năm
gần đây (2015-2018) ............................................................................................ 65
2.3.1. Quan điểm của các chủ DN về điều kiện KSKD môi trường bên ngoài tác
động đến hiệu quả hoạt động tại các doanh nghiệp mới thành lập ở Việt Nam.. 65
2.3.2. Quan điểm của các chủ DNvề sự ảnh hưởng của điều kiện nguồn lực nội tại
ở một số doanh nghiệp mới Việt Nam thời gian qua ........................................... 68
2.3.3. Đặc điểm của các cá nhân khởi sự kinh doanh ở một số doanh nghiệp mới
ở Việt Nam thời gian qua ..................................................................................... 74
2.4. Một số kết luận về điều kiện khởi sự kinh doanh đối với doanh nghiệp mới ở
Việt Nam trong những năm gần đây (2015-2018) ............................................... 78
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM ỨNG DỤNG KẾT QUẢ NGHIÊN
CỨU ..................................................................................................................... 81
3.1. Xu hướng về khởi sự kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam đến năm
2025 ...................................................................................................................... 72
3.2. Đề xuất giải pháp ứng dụng kết quả nghiên cứu trong giảng dạy học phần Khởi
sự kinh doanh ....................................................................................................... 83
3.2.1. Đề xuất giải pháp hoàn thiện chương trình đào tạo .................................. 83
3.2.2. Đề xuất giải pháp hoàn thiện nội dung đào tạo của học phần Khởi sự kinh
doanh .................................................................................................................... 84
3.3. Đề xuất hỗ trợ khởi sự kinh doanh của các doanh nghiệp mới thành lập ..... 85
3.3.1. Một số giải pháp đối với các nhà khởi sự kinh doanh tương lai ............... 85
3.3.2. Một số giải pháp đối với doanh nghiệp mới thành lập .............................. 87
3.3.3. Một số đề xuất, kiến nghị với các cơ quan Nhà nước về các chính sách hỗ
trợ khởi nghiệp nói chung, hỗ trợ các doanh nghiệp mới thành lập nói riêng .... 91
3.4. Một số hạn chế trong nghiên cứu .................................................................. 93
KẾT LUẬN ......................................................................................................... 94
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
iv
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CDN
Chủ doanh nghiệp
DN
Doanh nghiệp
ĐMST
Đổi mới sáng tạo
KN
Khởi nghiệp
KS
Khởi sự
KSKD
Khởi sự kinh doanh
v
DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ
Sơ đồ 1.1. Quy trình thành lập và phát triển doanh nghiệp ................................. 30
Sơ đồ 1.2. Phát triển kinh doanh ở Việt Nam ..................................................... 32
Bảng 1.1. Các khoản chi phí thường xuyên của một doanh
nghiệp……………… ........................................................................................... 43
Bảng 1.2: Năm lý do cơ bản khiến đam mê trở thành một yếu tố quan trọng quyết
định tới việc tạo lập, duy trì và phát triển một doanh nghiệp .............................. 51
Bảng 2.2. Thứ hạng các chỉ số trong hệ sinh thái khởi nghiệp ở Việt Nam trong
giai đoạn 2014-2017 ............................................................................................. 56
Bảng 2.3. Một số quyết định của Chính Phủ về hỗ trợ khởi sự kinh doanh và khởi
nghiệp ................................................................................................................... 57
Bảng 2.4. Một số hỗ trợ về thông tin khởi nghiệp ............................................... 60
Bảng 2.5. Các cuộc thi về khởi nghiệp đã và đang được tổ chức từ 2003 –
2018 ...................................................................................................................... 61
Bảng 2.6. Bảng tổng hợp ý kiến các chủ DN về mức độ ảnh hưởng của các điều
kiện KSKD đến hiệu quả hoạt động của các DN mới.......................................... 78
Hình 1.1. Các điều kiện KSKD của doanh nghiệp mới ....................................... 34
Hình 2.2: Đầu tư cơ sở hạ tầng tại Châu Á (% GDP) .......................................... 59
vi
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
1. Thông tin chung
- Tên đề tài: Nghiên cứu điều kiện khởi sự kinh doanh của doanh nghiệp mới thành
lập
- Chủ nhiệm đề tài: Trịnh Thị Nhuần
- Thành viên tham gia: Nguyễn Thị Thanh Tâm
- Đơn vị công tác: Bộ môn Quản trị tác nghiệp kinh doanh – Khoa Quản trị kinh
doanh
2. Mục tiêu đề tài
* Hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về điều kiện khởi sự kinh doanh của doanh
nghiệp mới thành lập.
* Phân tích và đánh giá khái quát một số điều kiện khởi sự kinh doanh ở Việt
Nam hiện nay. Đánh giá của các chủ doanh nghiệp về sự ảnh hưởng của các điều kiện
khởi sự kinh doanh này đến sự thành công của doanh nghiệp mới thành lập (3,5 năm
đầu).
* Đề xuất giải pháp ứng dụng kết quả nghiên cứu trong giảng dạy học phần khởi
sự kinh doanh của bộ môn Quản trị tác nghiệp kinh doanh, đề xuất các giải pháp hỗ trợ
các cá nhân/ nhóm người khởi sự kinh doanh tại các doanh nghiệp mới thành lập ở Việt
Nam
3. Tính mới và sáng tạo
Trên cơ sở tổng quan và kế thừa từ các cơng trình nghiên cứu trong và ngoài
nước, đề tài đã làm rõ và bổ sung một số vấn đề lý luận về điều kiện khởi sự kinh doanh
của các doanh nghiệp mới thành lập, phân tích đánh giá một số điều kiện khởi sự kinh
doanh nước ta hiện nay, đánh giá của các chủ doanh nghiệp về sự tác động của điều
kiện khởi sự kinh doanh hiện nay đến các doanh nghiệp mới thành lập. Trên cơ sở đó,
đề tài nghiên cứu đã chỉ ra một số đề xuất và ứng dụng kết quả nghiên cứu trong giảng
dạy cũng như trong thực tiễn.
4. Kết quả nghiên cứu
vii
Bằng việc sử dụng các phương pháp nghiên cứu phù hợp và trên cơ sở kế thừa
các nghiên cứu trước, đề tài đã xây dựng được 3 nhóm điều kiện khởi sự kinh doanh
chính tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp mới thành
lập đó là: điều kiện mơi trường kinh doanh bên ngồi (gồm 6 yếu tố như tác động của
Chính phủ, cơ sở hạ tầng, thị trường gia nhập, giáo dục và đào tạo, văn hóa xã hội,
kinh tế chính trị); điều kiện kinh doanh nội tại của doanh nghiệp mới (gồm nhân lực,
cơ sở vật chất kỹ thuật, tài chính, sản phẩm, văn hóa doanh nghiệp, marketing và bán
hàng) và điều kiện khởi sự kinh doanh thuộc về bản thân người chủ doanh nghiệp
(động cơ khởi sự kinh doanh, kinh nghiệm thực tế, năng lực lãnh đạo, kiến thức, kỹ
năng, tố chất cá nhân).
Đề tài đã đánh giá được thực trạng các điều kiện khởi sự kinh doanh hiện nay
trên một số điều kiện cơ bản mơi trường bên ngồi.
Đề tài đã tổng kết lại những đánh giá của các chủ doanh nghiệp đã khởi sự kinh
doanh và hiện đang điều hành những doanh nghiệp của họ, những doanh nghiệp này
đều là những doanh nghiệp được thành lập nhỏ hơn 3,5 năm nhằm làm rõ hơn sự ảnh
hưởng của các điều kiện khởi sự kinh doanh đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp họ những năm đầu thành lập.
Thông qua việc phân tích thực trạng và đánh giá của các chủ doanh nghiệp nói trên,
đề tài đã đề xuất được một số giải pháp chủ yếu để nhằm ứng dụng kết quả nghiên cứu
trong giảng dạy học phần và trong thực tiễn đối với người chuẩn bị khởi sự kinh doanh,
đối với doanh nghiệp mới thành lập.
5. Đóng góp của đề tài
Thơng qua kết quả nghiên cứu, nhóm nghiên cứu đã giúp các chủ doanh nghiệp
có cái nhìn tồn diện hơn về những điều kiện khởi sự kinh doanh tác động đến sự
thành công và thất bại của DN họ trong những năm đầu mới khởi sự (cụ thể là 3,5
năm đầu tiên). Kết quả đề tài đã làm rõ, trong số 3 nhóm điều kiện khởi sự kinh doanh
của DN mới thành lập, nhóm điều kiện thuộc về các đặc điểm cá nhân của người chủ
doanh nghiệp là nhóm quyết định sự thành công của DN mới thành lập. Cụ thể là các
điều kiện về kiến thức; kinh nghiệm, năng lực lãnh đạo, tố chất cơ bản như chấp nhận
mạo hiểm, khả năng chịu rủi ro trong kinh doanh, thị trường gia nhập, khả năng tài
chính của DN. Nhóm điều kiện khởi sự kinh doanh có ảnh hưởng và khả năng quyết
định đến sự thành công của doanh nghiệp mới ít hơn là nhóm các yếu tố như khả năng
liên minh giữa doanh nghiệp với đối tác, cơ sở hạ tầng, quy mơ nhóm các nhà khởi
sự kinh doanh, văn hóa xã hội, … Trên cơ sở nghiên cứu này, các doanh nghiệp sẽ
biết mình cần làm gì để cạnh tranh khi mới bắt đầu, mình cịn thiếu và yếu những
điều kiện nào, từ đó giúp các cá nhân/ nhóm người khởi sự kinh doanh cũng như
doanh nghiệp mới nâng cao khả năng thành công trong khởi sự kinh doanh của mình.
6. Cơng bố khoa học của người thực hiện
viii
02 bài báo đăng hội thảo quốc gia (gồm 01 bài của chủ nhiệm đề tài và 01
bài của thành viên tham gia)
Ngày tháng
Người thực hiện
Trịnh Thị Nhuần
năm 2019
Nguyễn Thị Thanh Tâm
ix
CHƯƠNG MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài
Khởi sự kinh doanh đang là chủ đề thời sự, nhận được sự quan tâm rộng rãi
trong xã hội Việt Nam cũng như các nước khác trên thế giới. Các doanh nghiệp khởi
sự đóng góp cho sự phát triển kinh tế chung của đất nước, tạo công ăn việc làm, phát
huy nguồn nội lực và sức sáng tạo của mỗi người. Đảng, Nhà nước và Chính phủ đã
và đang đề ra nhiều chính sách, biện pháp hỗ trợ, khuyến khích tinh thần đổi mới sáng
tạo, khởi nghiệp của các cá nhân, nhất là các bạn trẻ. Với sự lựa chọn cho mình con
đường lập thân, lập nghiệp, hoặc là đi “làm thuê”, hoặc là bản thân mình “làm chủ”?
Với sự lựa chọn muốn “làm chủ”, khi bắt đầu khởi sự cơng việc kinh doanh của mình,
họ sẽ đứng trước nhiều câu hỏi. Làm thế nào để hiện thực hóa ý tưởng, làm thế nào
để huy động các nguồn lực, khởi động và điều hành hoạt động kinh doanh mới… Đặc
biệt, đâu là các yếu tố, các điều kiện cần thiết để khởi sự kinh doanh thành công, ngay
từ những giai đoạn đầu hình thành ý tưởng đến khi đưa doanh nghiệp vào hoạt động
và để doanh nghiệp hoạt động thành công trên thị trường vẫn là những câu hỏi lớn
đặt ra đối với các cá nhân, tổ chức.
Trên thực tế hiện nay tại Việt Nam cho thấy, số lượng người khởi sự kinh
doanh hàng năm rất lớn, nhưng số lượng thành cơng thì chỉ là một phần nhỏ hoặc
thậm chí rất nhỏ. Bên cạnh đó khơng ít những doanh nghiệp khởi sự kinh doanh thất
bại. Theo số liệu thống kê của Trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp trẻ Việt Nam, 50% số
công ty mới thành lập ở Việt Nam không thể tồn tại quá 5 năm. So sánh với một số
nước khác trên thế giới như tại nước Anh, tỷ lệ doanh nghiệp tồn tại sau 3-5 năm là
70%, còn tại Mỹ thì tỷ lệ DN tồn tại sau 5 năm hoạt động là dưới 50%. Khi tìm hiểu
về những nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của các doanh nghiệp khởi sự, một trong
những lý do chủ yếu là các điều kiện khởi sự kinh doanh chưa đảm bảo kể cả các điều
kiện bên ngoài doanh nghiệp; lẫn các điều kiện bên trong doanh nghiệp chẳng hạn
như các điều kiện về pháp lý, điều kiện về vốn, điều kiện về nhân lực và cả những
yếu tố thuộc về cá nhân người khởi sự kinh doanh… Và đặc biệt khởi sự kinh doanh
thất bại cũng là do người khởi sự kinh doanh đã khơng đánh giá đúng những gì họ
cần học, thiếu kiến thức kỹ năng và kinh nghiệm cần thiết . Đây thực sự là thách thức
lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam trong giai đoạn khởi sự kinh doanh hiện nay.
Chưa kể, sau khi ý tưởng được hiện thực hóa thành một doanh nghiệp cụ thể, những
người khởi sự kinh doanh mới thực sự thấy nhiều khó khăn chồng chất.
Việc nghiên cứu lý thuyết về điều kiện khi khởi sự kinh doanh của doanh
nghiệp mới thành lập hiện nay cịn rất hạn chế, tuy đã được ít nhiều các tài liệu nghiên
cứu, nhưng đa phần các tài liệu chưa chỉ ra được một cách có hệ thống các điều kiện
1
cần thiết khi khởi sự kinh doanh của doanh nghiệp mới thành lập. Đồng thời, cũng
chưa có nghiên cứu nào nghiên cứu cụ thể về điều kiện khởi sự kinh doanh của các
doanh nghiệp nói chung, của doanh nghiệp mới thành lập ở Việt Nam nói riêng.
Tại Trường Đại học Thương mại, Khởi sự kinh doanh là một trong những học
phần chuyên ngành quan trọng được Nhà trường phân công cho bộ môn Quản trị tác
nghiệp kinh doanh giảng dạy từ năm học 2017 – 2018. Tuy nhiên, cũng giống như
các tài liệu trong và ngoài nước hiện nay, tài liệu giảng dạy học phần Khởi sự kinh
doanh của bộ mơn vẫn chưa hồn thiện. Riêng nội dung về các điều kiện khởi sự kinh
doanh của doanh nghiệp mới thành lập chỉ được đề cập đến ở mức rất khái qt và
chưa có tính hệ thống cao. Để đảm bảo và nâng cao chất lượng dạy và học, Nhà
trường cũng đã có quyết định giao cho Bộ mơn trong việc biên soạn giáo trình học
phần này và hiện đang được bộ mơn triển khai trong năm học giai đoạn 2018-2020.
Vì vậy, đóng góp cho việc biên soạn giáo trình học phần Khởi sự kinh doanh trong
thời gian tới, công tác nghiên cứu về khởi sự kinh doanh nói chung, các điều kiện
khởi sự kinh doanh nói riêng là điều rất cần thiết. Được bộ môn phân công nghiên
cứu và viết một số nội dung liên quan đến học phần này, trong đó có nội dung nghiên
cứu về “điều hành hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mới thành lập”. Tác giả
sẽ tiến hành nghiên cứu hệ thống hóa lý thuyết về điều kiện khởi sự kinh doanh của
các doanh nghiệp mới thành lập và nghiên cứu thực trạng tại một số doanh nghiệp
mới thành lập ở Việt Nam để nhằm cung cấp rõ hơn về lý thuyết cũng như thực tiễn.
Với mục tiêu phục vụ trực tiếp cho việc biên soạn giáo trình giảng dạy học
phần Khởi sự kinh doanh trong thời gian tới cùng với mong muốn hỗ trợ các doanh
nghiệp trong việc khởi sự kinh doanh thành công, tác giả lựa chọn đề tài “Nghiên
cứu điều kiện khởi sự kinh doanh của doanh nghiệp mới thành lập” là đề tài nghiên
cứu khoa học cấp Trường.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
2.1. Trong nước
Hiện nay, trong nước có khá nhiều tài liệu và các cơng trình nghiên cứu về
khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh. Các tài liệu và công trình nghiên cứu đó được xoay
quanh các vấn đề chính như tinh thần khởi nghiệp, ý định khởi nghiệp, quá trình khởi
nghiệp, ý định khởi sự kinh doanh… Về điều kiện khởi sự kinh doanh, các tài liệu đó
cũng đã ít nhiều có đề cập đến các điều kiện khác nhau, bao gồm các điều kiện về bản
thân người khởi sự kinh doanh, điều kiện nền tảng về vốn, pháp lý, nhân lực, cơ sở
vật chất trang thiết bị… Nhưng nhìn chung, các tài liệu và cơng trình này đưa ra cịn
chưa mang tính hệ thống, chưa khoa học và chưa thực sự chi tiết về các điều kiện
khởi sự kinh doanh. Cụ thể:
2
Trong tài liệu của tác giả Nguyễn Ngọc Huyền Và Ngô Thị Việt Nga (2016) đã
cung cấp cho người đọc cái nhìn tổng quan về nghề kinh doanh, khởi sự kinh doanh,
tư duy khởi sự kinh doanh, phương thức, quy trình, chiến lược khởi sự kinh doanh.
Trong đó, nội dung các điều kiện khởi sự kinh doanh được tác giả đề cập đến theo
các nội dung bao gồm: các điều kiện cần thiết để trở thành chủ DN (tư chất của một
doanh nhân sẽ “thành đạt”, đến chuẩn bị các điều kiện về kiến thức, điều kiện về tố
chất….), các điều kiện về nguồn lực cần thiết cho doanh nghiệp mới như điều kiện
về nguồn nhân lực, cơ sở vật chất trang thiết bị, điều kiện về tài chính cho việc tạo
lập và duy trì doanh nghiệp mới… Để đảm bảo các nguồn lực cần thiết cho doanh
nghiệp mới, theo nhóm tác giả việc lựa chọn nhóm các nhà quản trị để khởi sự kinh
doanh là nhiệm vụ quan trọng nhất khi thành lập doanh nghiệp mới. Tiếp đó là các
vấn đề liên quan đến tuyển chọn nhân lực, huy động vốn, mua sắm tài sản phương
tiện và trang thiết bị văn phịng. Điều kiện về tài chính cần thiết, các yếu tố liên quan
đến marketing như chọn thị trường mục tiêu, xác định vị thế của doanh nghiệp, xác
định đối tượng khách hàng, xây dựng nhãn hiệu, marketing hỗn hợp cho doanh nghiệp
mới, q trình bán hàng… Ngồi ra, tác giả cũng đề cập đến khía cạnh để tạo dựng
nền tảng cho một doanh nghiệp phát triển lâu dài, ổn định, bền vững ngay từ giai đoạn
đầu khi thành lập chủ DN đã phải thực hiện các công việc thiết lập quan hệ với các
đối tác chiến lược, bạn hàng, khách hàng, thiết lập các quan hệ nội bộ doanh nghiệp,
với các cơ quan quản lý vĩ mô và thực thi chiến lược phát triển thích hợp lâu dài.
Quy trình khởi sự kinh doanh được trình bày cụ thể bao gồm các bước từ khi
hình thành, đánh giá và lựa chọn ý tưởng, đến khi lập kế hoạch kinh doanh và triển
khai hoạt động kinh doanh mới. Như vậy, đây là tài liệu rất hữu ích cung cấp cho độc
giả những kiến thức và kỹ năng cơ bản nhất về khởi sự kinh doanh và điều kiện khởi
sự kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, tài liệu chưa nhấn mạnh được đâu là
điều kiện có mức độ ảnh hưởng lớn nhất đến sự thành công của doanh nghiệp mới
khởi sự, đâu là điều kiện quyết định sự thành công của cá nhân người khởi sự kinh
doanh.
Theo GEM (2018): (GEM được triển khai lần đầu vào năm 1999 với sự tham
gia của 10 nước phát triển, trong đó có 7 nước thuộc nhóm G7 là Canada, Pháp, Đức,
Ý, Nhật Bản, Vương quốc Anh và Hoa Kỳ và ba nước khác là Đan Mạch, Phần Lan
và Israel. Từ chỗ chỉ 10 quốc gia phát triển tham nghiên cứu chỉ số GEM trong năm
đầu tiên, sau 19 năm triển khai, nghiên cứu GEM đã được thực hiện ở trên 100 nước
và trở thành nghiên cứu có quy mơ lớn nhất về kinh doanh trên toàn cầu. Với phương
pháp nghiên cứu thống nhất được điều hành bởi các nhà nghiên cứu kinh tế hàng đầu
của Hiệp hội các nhà nghiên cứu kinh doanh toàn cầu (Global Entrepreneurship
3
Research Association - GERA2 ), GEM có thể thu thập được bộ cơ sở dữ liệu đồng
bộ tại quốc gia thành viên, từ đó có thể giúp so sánh sự phát triển kinh doanh và các
yếu tố tác động đến sự phát triển kinh doanh giữa các quốc gia, giữa các khu vực một
cách chính xác và đề xuất các chính sách giúp nâng cao sự phát triển kinh doanh tại
các quốc gia). Mối quan tâm chính của GEM là hoạt động thành lập doanh nghiệp
mới, bao gồm những doanh nghiệp đang được thành lập hoặc mới hoạt động được
dưới 3,5 năm. Kết quả nghiên cứu của GEM trong báo cáo chỉ số khởi nghiệp của
Việt Nam xuất bản năm 2018, là một trong những tài liệu chỉ ra rất cụ thể về các chỉ
số khởi nghiệp của Việt Nam, cơ hội, tiềm năng khởi nghiệp ĐMST, hoạt động khởi
sự kinh doanh tại Việt Nam năm 2018, triển vọng kinh doanh ở Việt Nam năm 2018.
Khi đề cập đến các điều kiện để hỗ trợ cho khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và khởi sự
kinh doanh tại Việt Nam, tài liệu đã đưa ra phân tích dựa trên hệ sinh thái khởi nghiệp,
trong đó làm rõ các điều kiện kinh doanh tác động đến doanh nghiệp khởi sự kinh
doanh. Các điều kiện kinh doanh chính được sử dụng trong báo cáo bao gồm: năng
lực của thị trường nội địa, văn hóa và chuẩn mực xã hội, chính sách chính phủ, cơ sở
hạ tầng, Quy định chính phủ, độ mở cửa của thị trường nội địa, chuyển giao công
nghệ, dịch vụ hỗ trợ kinh doanh, giáo dục kinh doanh bậc phổ thơng, giáo dục kinh
doanh sau phổ thơng, chương trình hỗ trợ chính phủ, tài chính cho kinh doanh…
Ngồi ra, báo cáo cũng đánh giá về các yếu tố điều kiện kinh doanh của Việt Nam so
với các nước khác trong khu vực ASEAN. Tuy nhiên, báo cáo là những thông tin
đánh giá chung toàn cảnh về các điều kiện kinh doanh của Việt Nam nói chung, chưa
có những phân tích chi tiết về từng điều kiện này đối với góc độ người khởi sự kinh
doanh, các doanh nghiệp mới thành lập một cách cụ thể.
Trong cuốn “Cẩm nang hiểu biết về kinh doanh”, của tác giả Trần Văn Trang
[7] có đề cập đến các nội dung cơ bản về khởi sự kinh doanh như những hiểu biết cơ
bản về kinh doanh và khởi sự kinh doanh; quá trình khởi sự kinh doanh; những điều
cần thiết để điều hành doanh nghiệp mới thành lập thành công… Đồng thời, khi khởi
sự kinh doanh tác giả có nhấn mạnh đến các yếu tố đảm bảo thành công trong công
việc kinh doanh; đánh giá các điều kiện và yếu tố trước khi quyết định trở thành chủ
doanh nghiệp như tính cách và điều kiện cá nhân, năng lực quản trị. Các điều kiện đó
bao gồm: quyết tâm, động cơ, thành thật, sức khoẻ, chấp nhận rủi ro, quyết đốn, điều
kiện gia đình, tình hình tài chính, tay nghề kỹ thuật, năng lực quản trị. Tài liệu cũng
đánh giá về các điều kiện nguồn lực để điều hành doanh nghiệp mới bao gồm: nguồn
nhân lực, nguồn lực tài chính, nguồn lực thiết bị, nguồn lực vật liệu, các kỹ năng quản
lý.
4
Kế thừa một số nghiên cứu từ nước ngoài, trong nghiên cứu gần đây của tác
giả Nguyễn Quang Vĩnh, Trần Văn Trang (2018), nhóm nghiên cứu đã sử dụng
phương pháp AHP (FAHP) nhằm xếp hạng thứ tự các yếu tố chủ yếu dẫn đến thành
công trong khởi nghiệp sáng tạo. Nhóm 1 là các yếu tố thuộc về doanh nhân - cá nhân
hoặc nhóm khởi nghiệp/sáng lập doanh nghiệp. Nhóm này đề cập tới các đặc điểm cá
nhân của người/nhóm khởi nghiệp bao gồm kinh nghiệm làm việc trong ngành; kinh
nghiệm khởi nghiệp trước đó; trình độ đào tạo; kinh nghiệm quản lý, khả năng lãnh
đạo; động cơ khởi nghiệp. Nhóm 2 là các yếu tố thuộc về doanh nghiệp, đề cập tới
các đặc điểm của doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo như quy mơ nhóm khởi nghiệp;
vị trí khởi nghiệp; liên minh và đối tác của doanh nghiệp khởi nghiệp. Nhóm 3 là các
yếu tố thuộc về mơi trường, đây là các yếu tố bên ngoài như hỗ trợ từ chính phủ, quỹ
đầu tư mạo hiểm, mức độ cạnh tranh và chính sách về khoa học và cơng nghệ. Nhóm
4 là các yếu tố liên quan tới sản phẩm và thị trường bao gồm mức độ đổi mới của sản
phẩm; công nghệ của sản phẩm; tiềm năng chưa khai thác của thị trường; tốc độ tăng
trưởng của thị trường. Kết quả đã chỉ ra động lực khởi nghiệp có ảnh hưởng lớn nhất
đến sự thành công của khởi nghiệp sáng tạo, xếp thứ 2 và thứ 3 là kinh nghiệm trong
ngành và trình độ đào tạo. Vị trí thứ tư là kinh nghiệm về quản trị, thứ 5 là khả năng
lãnh đạo. Xếp thứ 6 thuộc về mức độ đổi mới của sản phẩm... Các nhân tố ít có ảnh
hưởng thấp nhất thuộc về Quy mơ nhóm khởi nghiệp và Liên minh. Tuy nhiên nghiên
cứu chưa cho thấy sự ảnh hưởng mạnh mẽ của các chỉ báo liên quan đến doanh nghiệp
mặc dù trong các nghiên cứu trước đây một số nhà khoa học đã chứng minh mức độ
ảnh hưởng của các nhân tố này. Hạn chế chính của nghiên cứu này là dừng lại ở mức
khám phá với số lượng mẫu nghiên cứu nhỏ. Hơn nữa khái niệm “khởi nghiệp thành
cơng” trong khảo sát chưa được giải thích một cách cặn kẽ và thống nhất cách hiểu
giữa những chuyên gia tham gia khảo sát. Thực tế, người trả lời có thể hiểu thành
cơng trong khởi nghiệp theo những cách rất khác nhau.
Bộ sách của ILO cũng hướng dẫn người đọc lý thuyết cơ bản về khởi sự doanh
nghiệp như đánh giá ý tưởng kinh doanh, đánh giá thị trường, lên kế hoạch về tổ chức
nhân sự, ước tính vốn khởi sự [9], kinh nghiệm để có thể tự đánh giá bản thân với tư
cách là người khởi sự kinh doanh [10]. Trong đó, yếu tố nền tảng khi khởi sự doanh
nghiệp được tài liệu đề cập đến dựa trên phân tích các điều kiện cần có để khởi sự đó
là các yếu tố thuộc về bản thân - với tư cách là người chủ doanh nghiệp bao gồm các
yếu tố như: quyết tâm, động cơ, chữ tín, sức khỏe, chấp nhận rủi ro, ra quyết định,
điều kiện gia đình, tay nghề kỹ thuật, kỹ năng quản lý kinh doanh, kiến thức về ngành
kinh doanh.
5
Trong những nghiên cứu của các tác giả khác như Hồ Sỹ Hùng [4], Bích Hạnh
[1], Hồng Văn Hoa [2], Lê Văn Nam [6] chủ yếu nghiên cứu về môi trường và chính
sách hỗ trợ khởi nghiệp tại Việt Nam như môi trường đầu tư, pháp luật liên quan đến
kinh doanh; mối liên kết giữa Trung tâm, viện nghiên cứu, trường đại học, chính
quyền và các doanh nghiệp khởi sự trong hoạt động khởi nghiệp ở Việt Nam.
Ngoài ra, theo báo cáo của Mekong Business Initiative trong tài liệu “Thông
lệ quốc tế tốt về hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp”[11], hệ sinh thái khởi nghiệp được
đề cập đến và phân tích khá chi tiết. Theo tài liệu này, các điều kiện cần thiết để doanh
nghiệp khởi nghiệp thành công bao gồm: doanh nghiệp khởi nghiệp cần một ý tưởng
và tầm nhìn rõ ràng; doanh nghiệp khởi nghiệp cần kiểm nghiệm sản phẩm và dịch
vụ của mình ra thị trường; doanh nghiệp khởi nghiệp cần mở rộng thị trường sau khi
sản phẩm của mình được tung ra thị trường và có khách hàng; và để phát triển cần
phải có nhiều nguồn lực khác nhau nhất là nguồn vốn….
Như vậy, qua các tài liệu đã đề cập trên đây, có thể thấy đã có sự nghiên cứu
của nhiều tác giả, nhóm tác giả về khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh nói chung, các
điều kiện khởi sự kinh doanh nói riêng. Mỗi tài liệu có những quan điểm tiếp cận và
hướng nghiên cứu khác nhau. Tuy nhiên, đối với việc nghiên cứu về điều kiện khởi
sự kinh doanh , các tài liệu nghiên cứu cịn chưa mang tính hệ thống và chưa bài bản,
chủ yếu là những lý thuyết mang tính cẩm nang, chắc chắn sẽ còn nhiều khoảng trống
cần khai thác và hồn thiện.
Danh mục các cơng trình nghiên cứu, tài liệu có liên quan đến đề tài được trích
dẫn khi đánh giá tổng quan bao gồm:
1. Bích Hạnh (2009), Thành lập doanh nghiệp và kinh doanh tại Việt Nam
(Setting up enterprise and doing business in Vietnam)
2. Hoàng Văn Hoa (2010), Xây dựng đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong giai
đoạn 2011-2020
3. Lương Minh Huân (2015), Báo cáo Chỉ số Khởi nghiệp Việt Nam
2015/2016, Phịng Thương mại và Cơng nghiệp Việt Nam (VCCI), NXB Giao Thông
Vận Tải
4. Hồ Sỹ Hùng (2010), chủ đề “Vườn ươm doanh nghiệp” (Business
incubator)
5. Nguyễn Ngọc Huyền, Ngơ Thị Việt Nga (2016), “Giáo trình khởi sự kinh
doanh”, NXB Đại học Kinh tế quốc dân.
6. Lê Văn Nam (2012), Chuyên đề “Kiến thức và kỹ năng cần thiết để thành
lập doanh nghiệp”
6
7. Trần Văn Trang (2016), Cẩm nang hiểu biết về kinh doanh, Phịng Thương
mại và Cơng nghiệp Việt Nam (VCCI)
8. Nguyễn Quang Vĩnh, Trần Văn Trang (2018), Ứng dụng phương pháp AHP
mờ (FAHP) trong xếp hạng thứ tự các yếu tố chủ yếu dẫn đến sự thành công trong
khởi nghiệp sáng tạo, “Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia: Khởi nghiệp và đổi mới
trong kinh doanh”, trường Đại học Thương Mại.
9. ILO (2000), Nhận thức về kinh doanh và khởi nghiệp, Chương trình khởi
sự doanh nghiệp và tăng cường khả năng kinh doanh ở Việt Nam.
10.
ILO (2000), Lập kế hoạch kinh doanh, Chương trình khởi sự doanh
nghiệp và tăng cường khả năng kinh doanh ở Việt Nam.
11.
Mekong Business Initiative, Thông lệ quốc tế tốt về hỗ trợ hệ sinh thái
khởi nghiệp.
2.2. Ngồi nước
Các yếu tố thành cơng chính (Key success factors - KSFs) đề cập tới các yếu
tố chính giúp cho các dự án khởi nghiệp hoặc doanh nghiệp mới khởi sự thành công.
Nhiều yếu tố khác nhau được đề cập và chứng minh trong các nghiên cứu thực
nghiệm. José Santisteban và David Mauricio (2017) đã tiến hành hệ thống hố các
yếu tố ảnh hưởng đến thành cơng trong khởi nghiệp sáng tạo trên cơ sở tổng hợp
1.013 bài báo và 74 nghiên cứu thực nghiệm và đưa ra 21 yếu tố thành công quan
trọng. Các yếu tố này được xếp thành 3 nhóm chính liên quan tới doanh nhân, doanh
nghiệp khởi nghiệp và mơi trường bên ngồi và các yếu tố khác.
Doanh nghiệp mới thành lập là một chủ thể hoạt động trong hệ sinh thái khởi
nghiệp, bởi hoạt động của nó đều chịu sự ảnh hưởng từ hoạt động của các bộ phận
cấu thành nên hệ sinh thái khởi nghiệp quốc gia. Do đó, khi xem xét các điều kiện
khởi sự kinh doanh, chúng ta cũng cần xem xét đến bối cảnh đặt nó trong HST khởi
nghiệp. Theo quan điểm của OECD: Định nghĩa hệ sinh thái khởi nghiệp như là “tổng
hợp các mối liên kết chính thức và phi chính thức giữa các chủ thể khởi nghiệp (tiềm
năng hoặc hiện tại), tổ chức khởi nghiệp (công ty, nhà đầu tư mạo hiểm, nhà đầu tư
thiên thần, hệ thống ngân hàng,…) và các cơ quan liên quan (trường đại học, các cơ
quan nhà nước, các quỹ đầu tư cơng,…) và tiến trình khởi nghiệp (tỉ lệ thành lập
doanh nghiệp, số lượng doanh nghiệp có tỉ lệ tăng trưởng tốt, số lượng các nhà khởi
nghiệp,…) tác động trực tiếp đến môi trường khởi nghiệp tại địa phương”. Một hệ
sinh thái khởi nghiệp được hình thành bởi con người, startup trong các giai đoạn và
các loại hình tổ chức khác nhau tại cùng một địa điểm (địa điểm vật lý hoặc địa điểm
ảo), tương tác như một hệ thống để xây dựng nên những công ty khởi nghiệp. Các tổ
chức này có thể được chia thành nhiều loại: các trường đại học, các tổ chức tài trợ,
7
các tổ chức hỗ trợ (như vườn tự ươm, bộ máy gia tốc, không gian làm việc chung),
các tổ chức nghiên cứu, các tổ chức cung cấp dịch vụ (như dịch vụ tài chính, pháp lý)
và tập đồn lớn. Các tổ chức khác nhau thường tập trung vào các phần khác nhau
trong các giai đoạn phát triển cụ thể của chức năng của hệ sinh thái và hệ sinh thái
khởi nghiệp. Dễ nhận thấy hệ sinh thái khởi nghiệp sẽ bao gồm các yếu tố khác nhau
tùy thuộc vào điều kiện kinh tế, chính trị, giáo dục,…của từng địa phương. Isenberg
(2014) cũng đã khẳng định rằng sẽ là sai lầm nếu tạo ra một bản copy của “Silicon
Valley” bởi những khác biệt cốt lõi của Mỹ so với các quốc gia khác. Tuy nhiên, về
cơ bản, ta có thể khái quát các yếu tố cấu thành một hệ sinh thái khởi nghiệp theo
định nghĩa của World Economic Forum (2012), gồm 8 yếu tố như sau: Thị trường;
Nguồn nhân lực; Nguồn vốn và tài chính; Hệ thống hỗ trợ khởi nghiệp (mentors,
advisors,…); Khung pháp lý và cơ sở hạ tầng; Giáo dục và Đào tạo; Các trường đại
học, học viện; Văn hóa quốc gia.
Theo J. Robert Baum và cơng sự (2001) nghiên cứu sự ảnh hưởng của ba nhóm
chính bao gồm: các yếu tố thuộc về bản thân người doanh nhân (hoặc người chủ doanh
nghiệp) gồm tố chất cá nhân- kỹ năng- động lực (personal factors); các yếu tố thuộc về
tổ chức (organizational factors); các yếu tố thuộc về môi trường (environmental factors)
tác động như thế nào đến sự phát triển cũng như thách thức của hoạt động đầu tư kinh
doanh mới. Có ba biến trong yếu tố mơi trường bao gồm tính năng động; sự phức tạp;
sự đa dạng; 4 biến quản trị chiến lược trong yếu tố tổ chức gồm chiến lược tập trung hóa;
chiến lược chi phí thấp; đổi mới; và chiến lược khác biệt về chất lượng; và có 10 đặc
điểm cá nhân để kiểm chứng yếu tố thuộc về người sáng lập như: thiết lập mục tiêu, tầm
nhìn, niềm đam mê, kỹ năng quản lý nguồn lực mới, sự kiên trì, tự tin vào năng lực của
bản thân, độ tuổi, khả năng kiểm sốt....
Bên cạnh đó, ở góc độ phân tích của khởi nghiệp đổi mới - sáng tạo, theo
Magnus Klofsten (2003), có 8 yếu tố quan trọng không thể thiếu hỗ trợ nền tảng kinh
doanh (business platform) của một doanh nghiệp khởi nghiệp, cần thiết cho cơng ty
đó tiếp tục phát triển, có lợi nhuận và ổn định. Các nền tảng đó được xác định bởi: ý
tưởng (idea), sản phẩm (product), tiếp thị (market), chuyên môn của chủ doanh
nghiệp (the Expertise) (người sáng lập hoặc người điều hành), động cơ thúc đẩy
(motivation); quan hệ khách hàng (the Customer relations), cơ cấu tổ chức (the
Organizational Development) và quan hệ với các đối tác khác.
Với mơ hình được coi là tiêu chuẩn (Bygrave 1994, 10-11, Ripsas 1997), mơ
hình của Timmons (1994) tóm tắt các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến một doanh
nghiệp khởi nghiệp trong những năm đầu gồm ba nhóm chính đó là yếu tố con người
(bao gồm cả những người sáng lập, đội ngũ quản trị); ý tưởng (khai thác và phát triển
8
các cơ hội thị trường); các tài nguyên (quan trọng cho việc thiết lập và phát triển
doanh nghiệp).
Cũng tương tự như vậy, các yếu tố chính tạo nên sự thành công của doanh
nghiệp khởi nghiệp được tác giả Bertrand Brillois (2000) kiểm định thông qua nghiên
cứu thực tiễn tại một số doanh nghiệp khởi nghiệp thành cơng đó là: xây dựng và
làm rõ ý tưởng; tập trung vào việc phát triển sản phẩm và thị trường; cơ cấu tổ chức;
giá trị cốt lõi; sự cam kết; mối quan hệ với khách hàng; mối quan hệ với các đối tác
khác,.... Ngoài ra, một số nghiên cứu về doanh nghiệp nhỏ cũng là những tài liệu cần
thiết có liên quan tới nội dung nghiên cứu của bài viết. Điển hình, có thể ứng dụng
kết quả nghiên cứu của Bolton 1971, được đề cập đến bao gồm các vấn đề mà doanh
nghiệp nhỏ cần xác định để thành công như: các vấn đề quản trị tài chính; quản trị và
kiểm sốt thơng tin; tổ chức và phân quyền; marketing; quản trị hệ thống thông tin;
quản trị nhân sự; quản trị công nghệ; lập kế hoạch sản xuất và quản trị mua hàng.
Trong số các yếu tố nội tại doanh nghiệp, vốn được đánh giá có ảnh hưởng
quyết định đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mới khởi nghiệp về quy mô
và năng lực kinh doanh (Lussier và Halabi, 2010). Cụ thể, vốn tác động đến các quyết
định về đầu tư, mua sắm tài sản, từ đó ảnh hưởng đến quy mơ vốn từ các tổ chức tín
dụng. Doanh nghiệp khởi nghiệp có tiềm lực mạnh về tài chính sẽ có điều kiện thuận
lợi để đổi mới cơ sở vật chất, trang thiết bị, công nghệ, nâng cao khả năng cạnh tranh
và cơ hội phát triển trên thị trường.
Mặt khác, nguồn nhân lực và phương pháp quản trị nhân lực được coi là nhân
tố chủ yếu tạo ra lợi nhuận cho mọi doanh nghiệp (Benzing, 2008). Doanh nghiệp với
đội ngũ quản lý có kinh nghiệm và năng lực quản lý tốt cùng với đội ngũ nhân viên
có trình độ và khả năng sáng tạo sẽ tạo nên lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp trong
q trình phát triển.
Chính sách marketing và bán hàng quyết định sự thành công đảm bảo doanh
thu cho doanh nghiệp, cũng là yếu tố quyết định đến sự tồn tại, phát triển bền vững
của doanh nghiệp khởi nghiệp. Sản phẩm của doanh nghiệp dù có tốt nhưng chính
sách marketing và bán hàng không được chú trọng sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu
quả kinh doanh, đặc biệt trong thời đại công nghệ số phát triển như hiện nay (Parker,
2004).
Muốn đảm bảo sự thành công của doanh nghiệp trong giai đoạn khởi nghiệp,
sản phẩm của doanh nghiệp cần được thường xuyên thay đổi theo nhu cầu xã hội,
đồng thời cũng cần tạo ra những quy chuẩn mang tính ổn định nhằm định vị khách
hàng cho doanh nghiệp (Baccohetti và Trovato, 2002).
9
Yếu tố văn hóa doanh nghiệp tác động tới doanh nghiệp khởi nghiệp được thể
hiện rõ thông qua việc tạo nên một thương hiệu và điểm nhấn riêng cho doanh nghiệp
(Marika và Hannu, 2013).
Trong nghiên cứu Chuthamas C., Aminul I., Thiyada, K., & Dayang, H. M. Y.
(2011) tác giả chỉ xem xét nghiên cứu dựa trên các yếu tố ảnh hưởng đến thành công
trong kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Thái Lan thông qua việc nghiên
cứu đã kiểm định sự ảnh hưởng của 8 yếu tố là: lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp
nhỏ và vừa (SMEs) (Kristiansen, Furuholt, & Wahid; 2003), quản trị và bí quyết
(Swierczek & Ha, 2003), sản phẩm- dịch vụ (Wiklund 1998; và Hitt & Ireland 2000);
khách hàng- thị trường (William, James & Susan; 2005); cách thức kinh doanh và
hợp tác (Hitt & Ireland 2000; và Jarillo 1988); tài nguyên/ nguồn lực - tài chính
(Swierczek & Ha, 2003; và Kristiansen, Furuholt & Wahid, 2003); chiến lược
(McMahon, 2001) và mơi trường bên ngồi (Huggins, 2000; và Nurul Indarti & Marja
Langenberg, 2005). Kết quả kiểm định thơng qua phân tích SPSS đã cho ra kết quả
các yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến sự thành công của các doanh nghiệp vừa
và nhỏ ở Thái Lan là lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa; khách hàng
và thị trường; cách thức kinh doanh; tài ngun (nguồn lực) và tài chính, mơi trường
bên ngồi. Để thành cơng, sản phẩm địi hỏi sự sáng tạo, đòi hỏi sự đổi mới về sản
phẩm, chất lượng, chi phí, độ tin cậy và dịch vụ là chìa khóa trong chiến lược cạnh
tranh thành cơng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Thái Lan. Sản phẩm đòi hỏi
phải sáng tạo, có chất lượng, nhưng sự cân bằng giữa chất lượng và chi phí là yếu tố
cần xác định phù hợp. Các tài nguyên được đề cập đến gồm tài nguyên cơ sở vật chất
kỹ thuật, tài chính, thơng tin, xã hội và kiến thức có thể được sử dụng và ảnh hưởng
mạnh mẽ trong quá trình thiết lập và vận hành doanh nghiệp mới tại Úc (Davidsson,
P., & Gordon, S. R (2013)). Hay nói cách khác, tổng nguồn lực sẵn có cho cơng ty
được phân loại thành bốn loại: vốn nhân lực, vốn xã hội, vốn tài chính, và lợi thế về
tài nguyên. Vốn nhân lực đề cập đến kiến thức mà một nhóm sáng lập có thể mang
lại để tạo ra liên doanh mới. Vốn xã hội đề cập đến các nguồn lực khác nhau được
liên kết thơng qua những người khác, tìm hiểu, khai thác thông tin và kết hợp với
những người khác.Vấn đề then chốt là vốn xã hội mang lại lợi ích vì nó cho phép
những người sáng lập có cơ sở vững chắc để tiếp cận nhiều thông tin hơn trong việc
đưa ra quyết định của họ và cho phép tiếp cận những lợi ích khác mà họ khơng có.
Vốn tài chính đề cập đến số tiền và nguồn vốn huy động có thể có cho những người
sáng lập cơng ty để đầu tư vào liên doanh của họ. Báo cáo chỉ ra nguồn nhân lực của
doanh nghiệp được xem xét trên khía cạnh kinh nghiệm, giáo dục đào tạo, và kỹ năng.
Kinh nghiệm là điều quan trọng cho việc tạo ra và duy trì liên doanh mới (new
10
venture) bao gồm kinh nghiệm kinh doanh và kinh nghiệm quản lý. Nhất là các doanh
nghiệp trong giai đoạn đầu mới thành lập, nhân lực có kỹ năng và kinh nghiệm càng
nhiều thì càng thuận lợi cho hoạt động kinh doanh. Ở những giai đoạn sau, khía cạnh
giáo dục - đào tạo của nhân lực là yếu tố cũng quyết định đến sự thành công. Những
người được giáo dục - đào tạo nhiều hơn có thể sẽ đạt được nhiều thuận lợi hơn và
thu được nhiều thành công hơn. Những người sáng lập không nên sử dụng tiền tiết
kiệm của riêng họ để khởi nghiệp trong công ty của họ. Tuy nhiên, tìm kiếm nguồn
tài chính từ q nhiều nguồn, cũng không đảm bảo chắc chắn cho sự thành công. Việc
sử dụng quá nhiều nguồn thông tin để điều hành cơng ty trong q trình tạo ra hoạt
động đầu tư mới có thể gây bất lợi cho sự thành cơng.
Ảnh hưởng của các yếu tố thuộc về đặc điểm doanh nhân:
Đặc điểm, tính cách cá nhân của doanh nhân (người sáng lập/ chủ doanh
nghiệp), các yếu tố thuộc về môi trường bên trong (vốn, nhân sự, chiến lược kinh
doanh...) của tổ chức doanh nghiệp và các yếu tố môi trường bên ngoài là những yếu
tố đã được nghiên cứu bởi nhiều chuyên gia kinh tế, có ảnh hưởng đến sự thành công
của các hoạt động đầu tư kinh doanh mới. Tuy nhiên, từ 1961 đến 1990, có một số
cơng trình nghiên cứu đã chỉ ra rằng đặc điểm của các doanh nhân có tác động nhỏ
đến sự thành cơng của các doanh nghiệp mới thành lập (liên doanh mới) (Aldrich &
Wiedenmayer,1993). Kết quả nghiên cứu này đã dẫn đến nhiều điều bất ngờ, bởi theo
một số nghiên cứu khác, các doanh nhân đã chỉ ra đặc điểm cá nhân của doanh nhân
là yếu tố quan trọng nhất (chiếm vị trí then chốt) quyết định đến sự thành công của
doanh nghiệp mới thành lập (Sexton, 2001; Smith & Smith, 2000). Theo Sexton
(2001), Ray (1993) tính cách cá nhân là yếu tố quan trọng để khởi nghiệp thành cơng
và ngồi ra cịn bao gồm kiến thức khởi nghiệp; kỹ năng khởi nghiệp và tài chính
cho khởi nghiệp. Trong giai đoạn gần đây, ngày càng tăng số lượng các cơng trình
nghiên cứu của các chuyên gia dựa trên tâm lý học, họ không chỉ quan tâm đến đặc
điểm cá nhân của doanh nhân, mà họ còn tập trung để nghiên cứu về năng lực, động
lực, nhận thức và hành vi. Các mơ hình phức tạp hơn, công cụ nghiên cứu tốt hơn và
các lý thuyết thực tế hơn về mặt quan hệ nhân quả đã được sử dụng (Baron, 2004;
Baum, Locke, & Smith, 2001; Busenitz & Barney, 1997; Mitchell, Smith, Seawright,
& Morse, 2000). Và nhiều nghiên cứu đều chỉ ra rằng đặc điểm cá nhân, đặc điểm
tính cách người chủ doanh nghiệp có ảnh hưởng khá tương đồng nhau ở các nước.
Ngoài ra, trong tài liệu “Principles of Entrepreneurship”, ấn phẩm của chương trình
thơng tin quốc tế, Bộ ngoại giao Hoa Kỳ; tháng 11/ 2007, các phẩm chất cá nhân cần
thiết của một doanh nhân thành đạt bao gồm: tính sáng tạo, tính chăm chỉ, lịng quyết
tâm, tính linh hoạt, khả năng lãnh đạo, lịng say mê, tính tự tin, thơng minh. Đến
11
nghiên cứu sau này, J. Robert Baum and Edwin A. Locke (2004), đã đi sâu về nghiên
cứu các yếu tố đặc điểm cá nhân, kỹ năng và động lực của người chủ doanh nghiệp
ảnh hưởng như thế nào tới sự tăng trưởng của hoạt động đầu tư kinh doanh mới. Kết
quả đã chỉ ra rằng: các yếu tố thuộc về đặc điểm cá nhân, kỹ năng và động lực (động
cơ thúc đẩy) của người chủ doanh nghiệp là những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến sự
tăng trưởng của doanh nghiệp mới thành lập trong giai đoạn 6 năm đầu tiên. Với yếu
tố động lực của doanh nhân là yếu tố ảnh hưởng quan trọng nhất. Ngoài ra, kỹ năng
quản lý nguồn lực (tài nguyên) mới của doanh nghiệp có ảnh hưởng mạnh mẽ đến
sự tăng trưởng của doanh nghiệp mới hơn là các yếu tố sự tự tin của người chủ doanh
nghiệp. Nghiên cứu cũng tiến hành đo lường mối quan hệ giữa các yếu tố đặc điểm
cá nhân như tham vọng với tầm nhìn, mục tiêu và sự tự tin. Một số nghiên cứu khác,
được tiếp cận theo hướng đánh giá về vai trò của người chủ doanh nghiệp trong sự
thành công của doanh nghiệp nhỏ Martyn P. Driessen, Peter S. Zwart (2002); Pontus
Braunerhjelm (2010)... Những khác biệt về tính cách giữa doanh nhân và một người
làm thuê trung bình thường được mơ tả về mặt lý thuyết với mơ hình “thu hút - lựa
chọn - tiêu hao” (Schneider, 1987). Theo mơ hình này, người làm cơng bị thu hút vào
các công việc mà yêu cầu và cơ hội của nó phù hợp với khả năng, động cơ, và đặc
điểm tính cách của họ; người chủ hay người xuất vốn sau đó sẽ lựa chọn ứng viên có
năng lực và động cơ phù hợp với tiêu chuẩn họ đề ra; và người làm cơng sau đó ở lại
trong nhóm nghề nghiệp của họ khi họ thấy thực tế cơng việc của họ có lợi ích lớn
hơn các vị trí thay thế khác. Mơi trường kinh doanh là cực kỳ nhiều rủi ro và khả
năng bất lợi, đặc biệt với những người tìm kiếm sự phát triển cao. Theo báo cáo của
Åstebro và các cộng sự (2014), trên 400.000 cá nhân ở Hoa Kỳ mỗi năm bắt đầu
doanh nghiệp của mình với ít nhất 1 nhân viên nhưng có tới hơn 50% các doanh
nghiệp khởi nghiệp khơng cịn hoạt động nữa sau 6 năm, và 75% số doanh nhân sau
khi kết thúc cơng việc khởi nghiệp của mình mà khơng cịn vốn chủ sở hữu. Thảo
luận về rủi ro và khởi nghiệp, trong nghiên cứu của Knight (1921) đã chỉ ra rằng sự
khác biệt giữa doanh nhân với những người khác chính là sự nhận thức cũng như
hành động của họ trước cơ hội, mặc dù cơ hội đó khơng chắc chắn và có tiềm ẩn rủi
ro. Khilstrom and Laffont (1979), đã phát triển mơ hình lý thuyết phổ biến dự đốn
rằng hầu hết những người mà khơng thích mạo hiểm, khơng dám chấp nhận rủi ro thì
sẽ trở thành nhân viên trong khi những người có ác cảm với rủi ro thấp thì trở thành
doanh nhân.
Mơ hình 5 yếu tố (Big-5) là một cách tiếp cận đa chiều đối với việc xác định
tính cách, thơng qua đo lường sự sẵn sàng trải nghiệm (độ mở đối với kiến thức), sự
tận tâm, sự hướng ngoại, cá nhân có tính dễ chấp nhận, và sự nhạy cảm. Nó đã và
12
đang là mơ hình chiếm ưu thế cho các đặc điểm tính cách của người chủ doanh nghiệp
kể từ những năm 1980, và các đặc điểm Big-5 đã được cho thấy là có ảnh hưởng đến
sự lựa chọn nghề nghiệp và hiệu suất công việc, sự thành công của người doanh nhân
đó (ví dụ, Costa và McCrae, 1992; Digman, 1990; Goldberg, 1990; John et al, 2008;
Rauch, 2014). Năm “đặc điểm” bao gồm một bộ đặc điểm riêng biệt, như được mơ tả
trong John et al. (2008, trang 138): đó là sự sẵn sàng trải nghiệm, sự tận tâm, tính
hướng ngoại, các nhân có tính dễ chấp nhận và sự nhạy cảm. Về sự sẵn sàng trải
nghiệm, Antoncic et al (2015) đã tìm cách đo lường đặc điểm của nhiều doanh nhân
khác nhau hoặc có mức độ ý định khác nhau so với những người không phải là doanh
nhân. Nghiên cứu tiến hành 62 cuộc phỏng vấn trực tiếp tại các doanh nghiệp, với
501 bảng câu hỏi khảo sát tại các cơ sở giáo dục ở Slovenia, phân loại đối tượng điều
tra thành bốn nhóm: các doanh nhân thực sự (practicing entrepreneurs) đã sở hữu một
công ty (chiếm 30,2%); các doanh nhân tiềm năng có ý định thành lập cơng ty của
riêng mình trong ba năm tiếp theo (9,9%); những người có vẻ sẽ trở thành doanh nhân
và có thể thành lập công ty của riêng họ trong tương lai (46,7%); hoặc những người
khơng phải doanh nhân và khơng có ý định thành lập công ty của riêng họ (13,2%).
Nghiên cứu tìm thấy các biến thể phản ánh kết quả khảo sát về sự sẵn sàng trải
nghiệm: các doanh nhân thực sự sẵn sàng trải nghiệm nhất, các doanh nhân tiềm năng
ít sẵn sàng hơn, những người có thể có tiềm năng làm doanh nhân thậm chí ít ít sẵn
sàng hơn và nhóm khơng phải doanh nhân ít sẵn sàng nhất. Cùng sử dụng mơ hình
Big -5 trong nghiên cứu, kết quả điều tra doanh nghiệp nhỏ và vừa được trình bày
trong “Báo cáo đặc điểm môi trường kinh doanh ở Việt Nam” (2016) chỉ ra: Tại Việt
Nam, nhìn chung sự sẵn sàng đối mặt với rủi ro dường như là khá thấp với tỷ lệ chỉ
khoảng 2,4- 2,8% (mức lớn nhất có thể là 10%) trong tồn bộ các nhóm điều tra được
nêu ra. Có sự khác biệt đáng kể giữa chủ doanh nghiệp là nam giới và nữ giới xét trên
cả hai khía cạnh là thái độ trước những rủi ro và tính cách cá nhân. Chủ doanh nghiệp
là nữ thường thể hiện mức chấp nhận rủi ro thấp hơn so với đồng nghiệp nam giới xét
ở 5 góc độ “độ mở đối với kiến thức, sự tận tâm, tính hướng ngoại, cá nhân có tính
dễ chấp nhận cao, sự nhạy cảm” về tính cách cá nhân và có điểm cao hơn đáng kể về
sự tận tụy, tính dễ tiếp xúc và sự nhạy cảm. Nữ giới thường có thiên hướng đầu tư
mang tính ít rủi ro hơn so với nam giới. Trong khi khung điểm tối đa cho cả nam và
nữ là 5, thì có nhiều hơn đáng kể tỷ lệ nữ giới lựa chọn trong nhóm từ 0-3 điểm. Kết
quả này tương đồng với lý thuyết về kinh tế hành vi cho rằng phụ nữ là những người
ít có chiều hướng chấp nhận rủi ro như nam giới (ví dụ: Croson and Gneezy 2009;
Charness and Gneezy 2012). Như vậy, sự khác biệt quan trọng giữa hai giới với kết
quả là nữ giới ít có khả năng chấp nhận rủi ro như các đồng nghiệp nam giới. Kết quả
13
tương tự cũng được Dohmen và cộng sự (2011) khẳng định trong nghiên cứu của
mình. Điều này có thể là một nhân tố trung gian để giải thích cho hiện tượng quan sát
được là có ít hơn tỷ lệ tự kinh doanh và tỷ lệ tự kinh doanh thành công cũng thấp hơn
ở các doanh nghiệp do nữ giới làm chủ hoặc điều hành so với các đồng nghiệp là nam
giới. Những nhân tố này có thể là nguyên nhân giải thích những khác nhau về giới
tính đối với kết quả hoạt động của doanh nghiệp.
Ảnh hưởng của các yếu tố thuộc về mơi trường bên ngồi
Ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh và nắm phần quyết định đến sự
tồn tại của các doanh nghiệp trong thời gian khởi nghiệp đó chính là mơi trường bên
ngồi (Cooper, Gimeno Gascon và Woo, 1994).
Theo Kathryn Watson, Sandra Hogarth-Scott; Nicholas Wilson (1998) các yếu
tố đó bao gồm: các yếu tố mơi trường bên ngồi (như chính phủ, ngân hàng, nhà cung
cấp, đối thủ cạnh tranh, các chính sách hỗ trợ); các yếu tố thuộc về người sáng lập
(kinh nghiệm, nền tảng kinh tế xã hội, kỹ năng và kiến thức chuyên môn, tố chất, đặc
điểm cá nhân; động lực) và các yếu tố thuộc về kinh doanh như (lĩnh vực kinh doanh,
nhân lực, cơng nghệ, tài chính, kế hoạch, chiến lược, quản lý và tài nguyên). Môi
trường kinh doanh được chia làm 4 yếu tố (Pawan Kumar Jain): môi trường kinh tế,
pháp luật, chính trị và văn hóa xã hội. Các cơng ty và mơi trường xung quanh nó có
một mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Và sự thành công của một doanh nghiệp kinh
doanh phụ thuộc đáng kể vào Nhà nước và tăng trưởng của nền kinh tế.
Điều này cũng có nhiều điểm tương đồng với kết quả nghiên cứu của
Chuthamas C., Aminul I., Thiyada, K., & Dayang, H. M. Y. (2011) cho thấy: Yếu tố
mơi trường bên ngồi đóng một vai trị rất quan trọng cho sự thành công vững chắc
của các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) tại Thái Lan (cũng tương đồng với kết quả
nghiên cứu của Yusuf 1995). Sự kết nối xã hội (social network); sự hỗ trợ của chính
phủ, các yếu tố luật pháp - pháp lý (Mazzarol & Choo, 2003) là những yếu tố chiếm
vị trí then chốt, đóng vai trị quan trọng trong mơi trường bên ngồi tác động đến sự
thành cơng của SMEs bởi nó giúp hỗ trợ các SMEs trong từng giai đoạn từ khi khởi
nghiệp - đến tăng trưởng và phát triển (thành cơng) trong kinh doanh ((Kristiansen,
2003).
Ngồi ra, thành công trong kinh doanh của SMEs tại Thái Lan được chỉ ra dựa
trên cách thức kinh doanh và cách thức hợp tác với các đối tác khác. Sự hợp tác, liên
doanh tạo ra góp phần tích cực để cải thiện tính hợp pháp của cơng ty và vươn lên
những vị trí danh giá hơn trên thị trường, bởi hợp tác cho phép các doanh nghiệp nhỏ
cải thiện vị trí chiến lược của mình, tập trung vào những khía cạnh kinh doanh cốt
lõi, tham gia thị trường quốc tế, giảm chi phí giao dịch, học hỏi các kỹ năng mới và
14
đối phó với những sự thay đổi về cơng nghệ một cách nhanh chóng. Các cơng ty
thành cơng thường dành nhiều thời gian hơn trong việc giao tiếp với các đối tác,
khách hàng, nhà cung cấp và chính nhân viên của doanh nghiệp mình. Vì thế, các
SMEs Thái Lan cần đảm bảo xây dựng được sự kết nối xã hội (mạng xã hội) mạnh
mẽ, và mối quan hệ với Chính phủ tốt để đảm bảo sự thành công trong kinh doanh
của họ. Theo Thibault, Wilcock, và Kanetkar, (2002) cho rằng các yếu tố ảnh hưởng
đến hiệu quả kinh doanh có thể được quy cho các yếu tố cá nhân và nội bộ doanh
nghiệp (các yếu tố như khả năng tài chính, sử dụng cơng nghệ, tên tuổi của doanh
nghiệp, lĩnh vực hoạt động kinh doanh, cơ cấu kinh doanh và số lượng nhân viên toàn
thời gian là nhân tố quan trọng. Một cái nhìn có tính chất tồn diện trong nghiên cứu
của Olabisi, Andrew, and Adewole, (2011) gồm: đặc điểm cá nhân của doanh nhân,
sự ảnh hưởng của cha mẹ, động lực/ động cơ và mục tiêu kinh doanh, chiến lược kinh
doanh, mạng lưới kết nối và định hướng kinh doanh và các yếu tố khác là các yếu tố
môi trường. Mơi trường bên ngồi là yếu tố khơng thể thiếu trong một loạt các nghiên
cứu khác về yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mới thành
lập hoặc hoạt động đầu tư kinh doanh mới ở nhiều quốc gia khác nhau. Các nhân tố
được Davidsson, P., & Gordon, S. R (2013) kiểm định dựa trên nghiên cứu thực
nghiệm tại Úc, trên nhiều loại hình doanh nghiệp khởi nghiệp với mơ hình đánh giá
các yếu tố thành công của doanh nghiệp mới thành lập bao gồm: Tài ngun/ nguồn
lực (resource), mơi trường (environment) và quy trình (process). Trong đó, các yếu
tố mơi trường đo lường thơng qua sự ảnh hưởng của địa bàn doanh nghiệp hoạt động,
lĩnh vực kinh doanh. Kết quả chỉ ra: các yếu tố mơi trường phần lớn có ảnh hưởng
mạnh mẽ đến các kết quả hoạt động, sự tăng trưởng của hoạt động đầu tư mới. Địa
bàn hoạt động sẽ có khả năng hỗ trợ hoặc cản trở hiệu quả hoạt động của những hoạt
động đầu tư kinh doanh mới, ví dụ các cơng ty có trụ sở ở Adelaide ít có khả năng
sống sót hơn so với các bang khác hay nói cách khác tinh thần khởi nghiệp khó khăn
hơn để duy trì ở Adelaide. Đồng thời, bằng chứng chỉ ra Brisbane cung cấp một môi
trường tạo thuận lợi cho việc tạo ra việc làm của các công ty. Ngành bán lẻ, dịch vụ
khách hàng và sản xuất là những ngành khó khăn hơn để đạt được thành cơng khi so
sánh với ngành xây dựng và tư vấn. Cùng đo lường các yếu tố liên quan đến địa bàn
hoạt động và lĩnh vực kinh doanh. Trong báo cáo đặc điểm môi trường kinh doanh
Việt Nam (2016), sự thay đổi doanh nghiệp, được đo lường bằng tỷ lệ số doanh nghiệp
được thành lập mới và doanh nghiệp ra khỏi thị trường. Kết quả cho thấy sự biến
động của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng rất lớn từ các yếu tố: (i) quy mô doanh nghiệp;
(ii) loại hình doanh nghiệp; (iii) địa bàn; và (iv) lĩnh vực, ngành nghề hoạt động. Tỷ
lệ ra khỏi thị trường ở khu vực “đô thị” (Hà Nội, Hải Phịng và TP Hồ Chí Minh)
15