Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Tiết 55: Tiếng gà trưa (T2)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (130.27 KB, 7 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

Ngày soạn:………
Ngày giảng:7B………...


<b> Tiết 55</b>

TIẾNG GÀ TRƯA



<i> (Xuân Quỳnh)</i>



<i>(</i>

<b>Tiết 2)</b>

<b>I. Mục tiêu </b>



<b>1. Kiến thức</b>


- Thấy được cơ sở của lòng yêu nước, sức mạnh của người chiến sĩ trong cuộc
kháng chiến chống Mĩ: những kỉ niệm tuổi thơ trong sáng, sâu nặng nghĩa tình.
- Nắm được nghệ thuật sử dụng điệp ngữ trong bài thơ.


<b>2. Kĩ năng</b>


* Kĩ năng bài học:


- Phân tích văn bản thơ trữ tình có sử dụng yếu tố tự sự.
- Phân tích các yếu tố biểu cảm trong bài.


* Kĩ năng sống:


- Giao tiếp: Trình bày suy nghĩ, ý tưởng, thảo luận và chia sẻ những ý kiến
cá nhân về những kỉ niệm tuổi thơ trong sáng, sâu nặng nghĩa tình đem lại
sức mạnh cho con người.


- Ra quyết định: lựa chọn cách đối xử đúng mực, trân trọng, u thương bà.


<b>3. Thái độ</b>


- Bồi dưỡng lịng kính yêu bà, yêu quê hương, đất nước.
- Rèn năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề ở học sinh


<i><b>4. Phát triển năng lực</b></i>: rèn HS <i>năng lực tự học</i> (thực hiện soạn bài ở nhà có chất
lượng), <i>năng lực giải quyết vấn đề (</i>phát hiện và phân tích được vẻ đẹp của tác
phẩm văn chương), <i>năng lực sáng tạo</i> ( có hửng thú, chủ động nêu ý kiến về giá trị
của tác phẩm), <i>năng lực sử dụng ngơn ngữ</i> khi nói, khi tạo lập đoạn văn; <i>năng lực</i>
<i>hợp tác</i> khi thực hiện nhiệm vụ được giao trong nhóm; <i>năng lực giao tiếp</i> trong
việc lắng nghe tích cực, thể hiện sự tự tin chủ động trong việc chiếm lĩnh kiến thức
bài học.


<b>*Tích hợp : </b>


- Tích hợp Giáo dục đạo đức


<b>II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh</b>



- Giáo viên: soạn bài, SGK, SGV, tư liệu Ngữ văn 7, Ảnh nhà thơ.
- Học sinh: soạn bài, SGK Ngữ văn 7, đồ dùng học tập.


<b>III. Phương pháp</b>



- Phương pháp: vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, thuyết trình, tổ chức HS tiếp
nhận văn bản.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<i><b>1. Ổn định lớp (1’)</b></i>
<i><b>2. Kiểm tra bài cũ (4’)</b></i>



<i><b>?) Tại sao trong vô vàn âm thanh làng quê, tâm trí con người chỉ bị ám </b></i>
<i><b>ảnh bởi tiếng gà trưa</b></i>


- Tiếng gà là âm thanh tiêu biểu của chốn làng quê


- Tiếng gà nhảy ổ để có những quả trứng hồng tạo niềm vui cho người nơng
dân


-> Do đó tiếng gà trưa dễ tạo thành kỉ niệm khó quên của con người


- Bức tranh làng quê với tiếng gà trưa vang vọng trong không gian tạo sự
lắng đọng làm hồn ta xao xuyến, bồi hồi...


<i><b>3. Bài mới (34’)</b></i>


<i>- Mục tiêu: Đặt vấn đề tiếp cận bài học.</i>
<i>- Hình thức: Hoạt động cá nhân.</i>


<i>- Kĩ thuật, PP: thuyết trình. </i>


-Thời gian: 1’


<i><b>Bức tranh làng quê với tiếng gà trưa vang vọng trong không gian tạo sự </b></i>
<i><b>lắng đọng làm hồn ta xao xuyến, bồi hồi. Và tiếng gà trưa còn khơi dậy những </b></i>
<i><b>kỉ niệm ấu thơ ntn. Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay....</b></i>


<i><b>Hoạt động của thầy và trò</b></i> <i><b>Nội dung cần đạt</b></i>


* Hoạt động 1(38’)



<i>- Mục tiêu: hướng dẫn học sinh tìm hiểu</i>
<i>giá trị của văn bản</i>


<i>- Phương pháp:vấn đáp, thyết trình, nêu</i>
<i>vấn đề .</i>


<i>- Kĩ thuật: động não.</i>
<i>- Hình thức: cá nhân/lớp</i>
<i>- Cách thức tiến hành:</i>


<i><b>?) Phần nội dung tác phẩm có mấy câu</b></i>
<i><b>thơ tiếng gà trưa, xuất hiện ở những vị</b></i>
<i><b>trí nào</b></i>


HS Có 4 lần tất cả ở vị trí đầu khổ thơ


<i><b>?) Ở lần thứ nhất tiếng gà trưa khơi </b></i>
<i><b>dậy những hình ảnh thân thương nào</b></i>


- Hình ảnh những con gà mái với những
ổ trứng hồng


<i><b>?) Màu sắc của gà & trứng đã gợi tả </b></i>
<i><b>những vẻ đẹp riêng nào trong cuộc </b></i>
<i><b>sống làng quê</b></i>


- Ổ rơm hồng những trứng
- Khắp mình hoa đốm trắng


b) Tiếng gà trưa khơi dậy những kỉ niệm


ấu thơ


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

-> Đảo ngữ: khắp mình->hoa
- So sánh: lơng óng...


- Lơng óng như màu nắng


=> bức tranh gà mái đẹp rực rỡ, lộng
lẫy.


HS vẻ đẹp tươi sáng, đầm ấm , bình dị
hiền hồ..


<i><b>?) Em có nhận xét gì về giá trị nghệ </b></i>
<i><b>thuật ở khổ thơ này</b></i>


- Câu thơ sóng đơi từng cặp, điệp từ
“này” , liệt kê… So sánh


-> Sự phối sắc tài tình đã tạo nên một
bức tranh kí ức có một vẻ đẹp lộng lẫy
GV :


<i><b>?) Nêu phương thức biểu đạt ở khổ 1 - </b></i>
<i><b>P2</b></i>


- 1 câu kể - 1 câu tả


* GV bình: Với việc sử dụng nghệ thuật
tài tình XQ đưa người đọc đến với bức


tranh kí ức tràn ngập đầy màu sắc : Màu
vàng của rơm, màu hồng của trứng, màu
trắng đốm hoa của gà mơ , màu vàng
óng của gà mái . Tất cả như giao thoa
hoà quện vào nhau thật rực rỡ lung linh
sắc màu tươi sáng trong veo sống động


<i><b>?) Những sắc màu trên gợi tả vẻ đẹp </b></i>
<i><b>riêng nào trong cuộc sống làng quê</b></i>


- Vẻ đẹp tươi sáng, đầm ấm, hiền hoà,
bình dị


<i><b>?) Điệp từ “này” biểu hiện như thế nào</b></i>
<i><b>tình cảm con người với làng quê</b></i>


- Tình cảm nồng hậu, gắn bó con người,
gia đình, làng q.


<i><b>?) Nghe tiếng gà trưa, người lính nhớ </b></i>
<i><b>lại những kỉ niệm nào của tình bà </b></i>
<i><b>cháu</b></i>


- Lời bà mắng (Khổ 3)


- Cách bà chăm chút từng quả trứng:
Khổ 4


- Nỗi lo của bà: Khổ 5 + Khổ 6



</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

<i><b>?) Em nhận xét gì về những kỉ niệm </b></i>
<i><b>đó? Nhận xét về người bà</b></i>


- Kỉ niệm thể hiện tình cảm giản dị, sâu
sắc sự hi sinh lặng thầm của Bà đối với
cháu


<i><b>?) Nhận xét gì về nhịp điệu của Khổ 5 </b></i>
<i><b>và Khổ 6? Tác dụng</b></i>


- Cách ngắt nhịp khác nhau tạo lên nhịp
điệu chậm rãi, đọc thoại đầy chất suy
tưởng.


* GV: Qua 4 khổ thơ đặc biệt là câu cuối
khổ 6 giúp ta cảm nhận được tình u
thương sâu sắc, vơ bờ của bà


<i><b>?) Tại sao những kỉ niệm về người bà </b></i>
<i><b>lại không phai mờ trong tâm hồn của </b></i>
<i><b>người cháu</b></i>


- Vì đó là tình cảm chân thật, ấm áp của
tình ruột thịt


- Vì đó là tình cảm gia đình, quê hương,
cội nguồn không thể thiếu trong mỗi con
người



* GV: Tình thương cháu của bà đã tạo
nên hạnh phúc tuổi thơ. Nữ sĩ XQ đã đi
vào mạch sống đời thường một cách
dung dị, hồn nhiên. Thơ với đời, hiện tại
và quá khứ cứ đan xen, tự nhiên trong
veo như nắng trưa và gió hè mát rượi...
GV Tích hợp với bài thơ bếp lửa của
Bằng Việt…


* HS đọc phần 3


GV: Tạm xa quá khứ với bao kỉ niệm
êm đẹp tác giả trở lại với cuộc sống và
cương vị của con người hiện tại. Từ liên
tưởng nữ sĩ chuyển sang suy tưởng


<i><b>?) Vì sao con người có thể nghĩ rằng </b></i>
<i><b>“Tiếng gà...hạnh phúc”</b></i>


- Là hình ảnh của cuộc sống chân thật
bình yên, no ấm.


- Là tình cảm bà cháu, gia đình, quê
hương.


- Những kỉ niệm tuổi thơ làm sống dậy
hình ảnh người bà yêu thương sâu sắc và
hi sinh lặng thầm cho cháu


Đó là một bức tranh đủ màu sắc và


thấm đượm tình người ấm áp, thiêng
liêng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

- Là cuộc sống bình dị của làng quê.
=> Niềm yêu thương con người


<i><b>?) Em hiểu như thế nào về “giấc mơ </b></i>
<i><b>hồng sắc trứng”</b></i>


- Mơ những điều tốt lành, niềm vui và
hạnh phúc


<i><b>?) Phân tích tác dụng của điệp từ “vì”</b></i>


- Biểu hiện ý chí chiến đấu mạnh mẽ vì
tổ quốc, nhân dân, gia đình


- Khẳng định niềm tin chân thật và mục
đích chiến đấu hết sức cao cả nhưng
cũng hết sức bình thường


* GV: Tiếng gà trưa bình dị mà thiêng
liêng, nó nhắc nhở, lay gọi bao tình cảm
đẹp dâng lên trong lịng người lính ra
trận...Từ những kỉ niệm tuổi thơ thấm
đẫm tình bà cháu cảm hứng thơ mở rộng
tới tình yêu đất nước...


<i><b>?) Màu sắc nào trong bài thơ có giá trị </b></i>
<i><b>gợi cảm cao nhất</b></i>



- Màu hồng (ổ rơm hồng, giấc ngủ
hồng,... ổ trứng hồng..)


=> Tính từ “hồng” tạo nên một hình
tượng thơ vừa đẹp, vừa biểu cảm, lung
linh trong tâm tưởng mỗi người


* GV bình: bài thơ kết thúc bằng hình
ảnh “ổ trứng...”


<i><b>?) Đây là bài thơ hay, gây xúc động </b></i>
<i><b>lịng người? Vì sao </b></i>


+ Nội dung: tình u lồi vật, tình u


tình yêu gia đình, quê
hương đất nước


+ Nghệ thuật: sử dụng điệp từ, đảo ngữ,
ngôn ngữ giản dị, gợi cảm


Tiếng gà trưa gợi lên cuộc sống bình
yên, no ấm và tình yêu quê hương đất
nước của con người


4. Tổng kết
4.1



: Nội dung


Bài thơ giúp người đọc hiểu được
những kỉ niệm về người bà tràn ngập
yêu thương làm cho người chiến sĩ thêm
vững bước trên đường ra trận ...


4.2 .Nghệ thuật


Sử dụng hiệu quả điệp ngữ tiếng gà trưa
có tác dụng nối mạch cảm xúcgợi nhắc
kỉ niệm lần lượt hiện về .


4.3.Ghi nhớ (151)


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

<i><b>* Hoạt động 2( 5’)</b></i>


<i>- Mục tiêu: hướng dẫn học sinh ôn luyện</i>
<i>- Phương pháp:vấn đáp, thyết trình, đọc</i>
<i>diễn cảm, nêu vấn đề </i>


<i>- Kĩ thuật: động não.</i>
<i>- Hình thức: cá nhân/lớp</i>
<i>- Cách thức tiến hành:</i>


- HS dựa vào nội dung phân tích
-Hs nhận xét


-GV nhận xét, khái quát.



1. Cảm nghĩ của em về tình bà cháu
trong bài thơ


<i><b>4 . Củng cố(3’) </b><b> </b></i>


<i>- Mục tiêu: Củng cố kiến thức</i>
<i>- PP: vấn đáp, thuyết trình</i>
<i>- KT: động não</i>


<i><b> ? Hãy chỉ ra mối quan hệ logic giữa tiếng gà trưa với kỉ niệm tuổi thơ, </b></i>
<i><b>tình cảm làng quê và tình yêu quê hương đất nước.</b></i>


-HS trả lời. HS nhận xét
-GV khái quát


<i><b>5 </b></i>. <i><b> Hướng dẫn về nhà(3’)</b></i>


- Học thuộc phần 2, 3 và phân tích
- Lập dàn ý từ bài thơ


- Soạn: văn bản “Một thứ quà của lúa non: Cốm”- Thạch Lam
Học sinh nghiên cứu phiếu học tập theo hệ thống câu hỏi:


? Nêu những hiểu biết của em về Thạch Lam
? Nêu xuất xứ của văn bản


? Có thể chia VB làm mấy phần


? Cảm nghĩ về nguồn gốc của cốm được trình bày trong mấy đoạn văn ngắn? ý mỗi
đoạn



? Cội nguồn của cốm là lúa đồng quê. Điều đó được gợi tả bằng những câu văn
nào?


? Tác giả đã lập ý bằng cách nào để miêu tả cội nguồn của cốm? Tác dụng
? Em có nhận xét gì về lời văn ở đoạn này


? Viết về cốm nhà văn nhắc tới địa danh nào


? Hình ảnh "Cô làng bán cốm xinh xinh áo quần gọn ghẽ với cái dấu hiệu đặc biệt
là cái đòn gánh 2 đầu cong vút lên như chiếc thuyền rồng" có ý nghĩa gì


? Cảm nhận về nguồn gốc của cốm


? Giá trị của cốm được phát hiện trên phương diện nào.


? Qua đó tác giả muốn truyền tới bạn đọc tính chất và thái độ nào trong ứng xử với
thứ quà dân tộc?


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

? Phần cuối tác giả bàn về sự thưởng thức cốm trên những phương diện nào
? Khi viết về cách ăn cốm, Thạch Lam đã viết như thế nào


? Tác giả đã thể hiện cách cảm thụ cốm bằng ấn tượng từ nhiều giác quan. Chỉ ra?
? Chứng tỏ điều gì về tác giả


? Sau cùng tác giả đề nghị điều gì
? Lý lẽ mà tác giả đưa ra về cốm

<b>V. Rút kinh nghiệm</b>



</div>


<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×