Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (98.09 KB, 4 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>
<b>TRƯỜNG THCS BA LÒNG KIỂM TRA HỌC KÌ II MƠN SINH HỌC 9</b>
Lớp:9…… Năm học: 2011 - 2012
Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề)
Họ và tên:………...… Ngày kiểm tra...Ngày trả bài...
Điểm Lời phê của thầy, cô giáo
bằng số bằng chữ
ĐỀ CHẴN
<b>Câu 1: (2 điểm) </b>Ở một loài thực vật tỉ lệ dị hợp tử ở F1(Aa) là 100% qua 3 thế hệ tự thụ
phấn bắt buộc. Tính tỉ lệ dị hợp tử, đồng hợp tử trội và lặn
<b>Câu 2: (2,5 điểm) </b>Tháp dân số trẻ khác tháp dân số già ở điểm nào? ý nghĩa của việc phát
triển dân số hợp lý của mỗi quốc gia là gì?
<b>Câu 3: (3 điểm)</b> Có những biện pháp hạn chế ơ nhiễm mơi trường nào?
<b>Câu 4: (2,5 điểm) </b>Có những dạng tài nguyên nào? Nêu các biện pháp sử dụng hợp lí tài
nguyên rừng.
BÀI LÀM:
<b>TRƯỜNG THCS BA LÒNG KIỂM TRA HỌC KÌ II MƠN SINH HỌC 9</b>
Lớp:9…… Năm học: 2011 - 2012
Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề)
Họ và tên:………...… Ngày kiểm tra...Ngày trả bài...
Điểm Lời phê của thầy, cô giáo
bằng số bằng chữ
ĐỀ LẼ
<b>Câu 1: (2 điểm)</b> Ở một loài động vật tỉ lệ dị hợp tử ở F1(Aa) là 100% qua 4 thế hệ giao
phối gần. Tính tỉ lệ dị hợp tử, đồng hợp tử trội và lặn
<b>Câu 2: (2,5 điểm)</b> So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa quần thể sinh vật và quần thể
người
<b>Câu 3: (3 điểm)</b> Ô nhiểm mơi trường là gì? Có những tác nhân gây ô nhiểm nào? Mổi tác
nhân cho các ví dụ cụ thể .
<b>Câu 4: (2,5 điểm)</b> Vì sao cần phải bảo vệ hệ sinh thái rừng ? Nêu các biện pháp bảo vệ
rừng.
BÀI LÀM:
<i><b>B. Đáp án đề chẵn - thang điểm</b></i>
Câu 1: (2 đ)
Aa = (1/2)3 <sub>= 1/8</sub>
AA = aa = (1- (1/2)3 <sub>)/2= 7/16</sub>
Câu 2: (2,5 đ)
- Tháp dân số trẻ: Đáy tháp rộng, đỉnh tháp nhọn, cạnh tháp xiên nhiều, tuổi thọ trung
- Tháp dân số trẻ: Đáy tháp hẹp, đỉnh tháp không nhọn, cạnh tháp gần như thẳng đứng,
tuổi thọ trung bình cao.
- ý nghĩa của việc phát triển dân số hợp lý của mỗi quốc gia là: tạo sự hài hòa giữa kinh tế
và xã hội đảm bảo cuộc sống cho mỗi cá nhân, gia đình, xã hội
Câu 3: (3 đ)
Các biện pháp hạn chế ONMT
- Khơng khí:
+ Có qui hoạch tốt và hợp lý khi xây dựng các khu công nghiệp và khu dân cư.
+ Tăng cường xây dựng các công viên, vành đai xanh để hạn chế bụi, tiếng ồn.
+ Cần lắp đặt các hệ thống lọc bụi và xử lý khí độc trước khi thải ra mơi trường.
+ Sử dụng nguyên liệu sạch
- Nguồn nước: Xây dựng các hệ thống cấp và thải nước ở các đô thị, khu công ngiệp để
nguồn nước thải không làm ô nhiễm nguồn nước sạch. Xây dựng hệ thống xử lý nước
thải.
- Hạn chế ô nhiễm do thuốc bảo vệ thực vật: tăng cường các các biện pháp cơ học, sinh
học để tiêu diệt sâu hại.
- Hạn chế ô nhiễm do chất thải rắn: Cần quản lý chặt chẽ các chất thải rắn, chú ý tới các
biện pháp phân loại, tái sử dụng chất thải rắn làm nguyên liệu sản xuất.
- Tóm lại, muốn hạn chế sự ONMT thì các quốc gia phải có sự hợp tác chặt chẽ và cơ cơ
cấu phát triển kinh tế hợp lý, bền vững.
Câu 4: (2,5 đ)
*Các dạng tài nguyên thiên nhiên:
- Tài nguyên tái sinh được: Nếu sử dụng hợp lý sẽ có điều kiện phục hồi.
- Tài nguyên không tái sinh: Sau một thời gian sử dụng sẽ cạn kiệt.
- Tài nguyên năng lượng vĩnh cữu: tài nguyên sạch, vô tận.
* Sử dụng hợp lý tài nguyên rừng
- Bảo vệ các rừng nguyên sinh.
- Không khuyến khích lối sống du canh du cư, đốt rừng làm rẫy.
- Cấm chặt phá rừng bừa bãi, xây dựng luật bảo vệ rừng.
<i><b>B. Đáp án đề lẽ - thang điểm</b></i>
Câu 1: 2 điểm
Aa = (1/2)4 <sub>= 1/16</sub>
AA = aa = (1- (1/2)4 <sub>)/2= 15/32</sub>
<b>Câu 2(2,5 đ): . Sự khác nhau cơ bản giữa quần thể và quần xã:</b>
<b>Quần thể</b> <b>Quần xã</b>
- Tập hợp các cá thể cùng loài sống trong
một sinh cảnh.
- Tập hợp các quần thể khác loài cùng sống trong
- Đơn vị cấu trúc là cá thể, được hình thành
trong một thời gian tương đối ngắn.
- Đơn vị cấu trúc là quần thể, được hình thành
trong quá trình phát triển lịch sử, tương đối dài.
- Mối quan hệ giữa các cá thể chủ yếu là
quan hệ sinh sản và di truyền.
- Mối quan hệ chủ yếu giữa các quần thể là quan
hệ dinh dưỡng (quan hệ hỗ trợ, đối địch).
- Khơng có cấu trúc phân tầng. - Có cấu trúc phân tầng.
Câu 3: 3 điểm
- Ô nhiểm môi trường(1 điểm): Ô nhiểm môi trường là hiện tượng môi trường bị bẩn,
đồng thời làm hay đổi tính chất vật lí, hóa học, sinh học của môi trường gây tác hại đến
đời sống con người và các sinh vật khác.
- Các tác nhân (1,5 điểm) ví dụ(0,5 điểm)
+ Ơ nhiểm do các chất thải ra từ hoạt động công nghiệp và sinh hoạt; Ví dụ: nước thải,
khí thải từ các nhà máy, từ sinh hoạt.
+ Ô nhiểm do các chất bảo vệ thực vật và chất độc hóa học; ví dụ: thuốc trừ sâu, diệt cỏ,
chất độc dioxin .
+ Ơ nhiểm do các chất phóng xạ; ví dụ: các vụ thử vũ khí hạt nhân, các nhà máy điện
+ Ô nhiễm các chất thải rắn; ví dụ: phế thải từ các nhà máy, giáy vụn, cát sỏi …
+ Ô nhiểm do sinh vật gây bệnh; ví dụ: phân, rác, nước thải bệnh viện, xác chết động
vật…
Câu 4(2,5 điểm)
- Bảo vệ sinh thái rừng và biển(1 điểm)
+ Rừng, đặc biệt là rừng mưa nhiệt đới, là môi trường sống của nhiều lồi sinh vật. bảo
vệ rừng là góp phần bảo vệ các lồi sinh vật, điều hịa khí hậu, giữ cân bằng sinh thái của
trái đất.
- Các biện pháp bảo vệ (1,5 điểm)
+ Xây dựng kế hoạch khai thác ở mức độ phù hợp.
+ Xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia, rừng quốc gia….
+ Trồng rừng, bảo vệ rừng, phòng cháy rừng.
+ Định canh, định cư, cấm chặt phá rựng làm nương rẩy.