Tải bản đầy đủ (.pdf) (21 trang)

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật cơ sở hạ tầng: Nghiên cứu giải pháp phân vùng tách mạng nhằm giảm năng lượng tiêu thụ của mạng lưới cấp nước thành phố Nam Định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (806.31 KB, 21 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
-----------------------------------------

NGUYỄN BÍCH NGỌC

NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP PHÂN VÙNG TÁCH MẠNG
NHẰM GIẢM NĂNG LƯỢNG TIÊU THỤ CỦA
MẠNG LƯỚI CẤP NƯỚC THÀNH PHỐ NAM ĐỊNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT CƠ SỞ HẠ TẦNG

Hà Nội - 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
----------------------------

NGUYỄN BÍCH NGỌC
KHĨA: 2014-2016

NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP PHÂN VÙNG TÁCH MẠNG
NHẰM GIẢM NĂNG LƯỢNG TIÊU THỤ CỦA
MẠNG LƯỚI CẤP NƯỚC THÀNH PHỐ NAM ĐỊNH



Chuyên ngành: Kỹ thuật cơ sở hạ tầng
Mã số: 60.58.02.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT CƠ SỞ HẠ TẦNG

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN VĂN NAM

Hà Nội – 2016


LỜI CẢM ƠN

Sau thời gian nghiên cứu và thực hiện luận văn Thạc sĩ, đến nay luận
văn của em đã hồn thành. Sự thành cơng của luận văn là có sự giúp đỡ của
các thầy giáo, cô giáo giảng dạy và khoa Sau đại học Trường Đại học Kiến
Trúc Hà Nội. Em xin trân trọng cảm ơn các thầy, các cô đã truyền đạt cho em
những kiến thức vô cùng quý báu trong suốt quá trình học tập và trong thời
gian em thực hiện luận văn.
Em xin trân trọng và cảm ơn sâu sắc TS.Nguyễn Văn Nam là người
hướng dẫn khoa học cho em thực hiện luận văn Thạc sĩ. Thầy là người hướng
cho em cách tiếp cận nội dung nghiên cứu một cách khoa học nhất và luôn
đưa cho em những lời khuyên chân thành và bổ ích nhất.
Cuối cùng, tơi xin trân trọng cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp
đã ln động viên, khuyến khích tơi trong suốt thời gian học tập và nghiên
cứu.
Xin trân trọng cảm ơn!

Hà Nội, tháng 06 năm 2016

Tác giả

Nguyễn Bích Ngọc


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn Thạc sĩ này là cơng trình nghiên cứu khoa
học độc lập của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của luận văn là
trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Nguyễn Bích Ngọc


DANH MỤC BẢNG, BIỂU
Số hiệu bảng,

Tên bảng, biểu

biểu
Bảng 1.1

Hiện trạng dân số và đơ thị hóa

Bảng 2.1

Khung giá tiêu thụ nước sạch


Bảng 2.2

Tổng chi phí sản xuất cho 1 m3 nước

Bảng 2.3

Hệ số tính giá theo mục đích sử dụng

Bảng 2.4

Bảng dự báo nhu cầu dùng nước

Bảng 2.5

Bảng một số chỉ tiêu chính chất lượng nước ngầm thành phố
Nam Định

Bảng 2.6

Các thơng số chính của dịng chảy sơng Đào

Bảng 2.7

Kết quả phân tích chất lượng nước thơ sơng Đào

Bảng 2.8

Bảng thống kê đường ống cấp nước

Bảng 3.1


Bảng năng lượng điện tiêu thụ trạm bơm cấp nước hiện trạng

Bảng 3.2

Bảng năng lượng tiêu thụ điện tại trạm bơm cấp nước sau
phân vùng

Bảng 3.3

Bảng chi phí vật liệu ổng mới

Bảng 3.4

Bảng chi phí đồng hồ tổng mới

Bảng 3.5

Bảng chi phí van giảm áp


DANH MỤC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ
Số hiệu hình vẽ,

Tên đầy đủ

sơ đồ, đồ thị
Hình 1.1

Ranh giới thành phố Nam Định


Hình 1.2

Phân vùng địa chất tỉnh Nam Định

Hình 1.3

Phân vùng địa hình cảnh quan tỉnh Nam Định

Hình 1.4

Phân vùng nắng tỉnh Nam Định

Hình 1.5

Phân vùng nhiệt tỉnh Nam Định

Hình 1.6

Sơ đồ vị trí thành phố Nam Định trong vùng Nam đồng bằng
sơng Hồng

Hình 1.7

Mật độ dân cư thành phố Nam Định

Hình 1.8

Sơ đồ giao thơng đối ngoại (hệ thống đường hướng tâm)


Hình 1.9

Sơ đồ giao thơng đối ngoại (hệ thống đường vành đai)

Hình 1.10

Sơ đồ hiện trạng mạng lưới cấp nước thành phố Nam Định

Hình 1.11

Hình ảnh trạm bơm cấp 2 NMN Nam Định

Hình 2.1

Biểu đồ xác định đường kính ống tối ưu

Hình 2.2

Sơ đồ mơ tả phương pháp tiếp cận của kế hoạch cấp nước an
tồn

Hình 3.1

Sơ đồ nút tính tốn thủy lực hiện trạng mạng lưới cấp nước TP
Nam Định

Hình 3.2

Sơ đồ cột áp trong ngày tại nút bất lợi nhất J30


Hình 3.3

Sơ đồ cột áp trong ngày tại nút sau bơm

Hình 3.4

Ranh giới phân vùng cấp nước thành phố Nam Định

Hình 3.5

Sơ đồ nút tính tốn thủy lực mạng lưới cấp nước TP Nam Định
sau phân vùng

Hình 3.6

Sơ đồ cột áp trong ngày tại nút bất lợi nhất hiện trạng và sau
phân vùng

Hình 3.7

Sơ đồ cột áp trong ngày tại nút sau bơm hiện trạng và sau


phân vùng


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
BXD
CP


Tên đầy đủ
Bộ Xây dựng
Chính phủ

HĐQT

Hội đồng quản trị

HTCN

Hệ thống cấp nước

MLCN

Mạng lưới cấp nước

KDNS

Kinh doanh nước sạch

NMN

Nhà máy nước

PVTM

Phân vùng tách mạng

GIS

SCADA

Hệ thống thông tin địa lý
Hệ thống thu thập số liệu và điều khiển tự động

DMZ

Vùng quản lý thất thoát nước

DMA

Khu vực quản lý thất thoát nước

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TP

Thành phố

TTg

Thủ tướng

TTTT

Thất thoát thất thu

UBND


Ủy ban nhân dân


MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt
Danh mục các bảng biểu
Danh mục các hình vẽ, đồ thị
MỞ ĐẦU .............................................................................................................................. 1
PHẦN NỘI DUNG.............................................................................................................. 5
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ PHÂN VÙNG TÁCH MẠNG; HIỆN TRẠNG HỆ
THỐNG CẤP NƯỚC THÀNH PHỐ NAM ĐỊNH ........................................................ 5
1.1. Tổng quan về phân vùng tách mạng tại các đô thị Việt Nam ....................... 5
1.2. Giới thiệu chung về thành phố Nam Định ..................................................... 7
1.2.1. Điều kiện tự nhiên ......................................................................................... 7
1.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ............................................................................. 15
1.2.3. Hiện trạng hệ thống hạ tầng kỹ thuật ............................................................ 19
1.3. Hiện trạng mạng lưới cấp nước thành phố Nam Định ............................... 28
1.3.1. Hiện trạng nguồn nước của thành phố Nam Định......................................... 28
1.3.2. Hiện trạng nhà máy nước ............................................................................. 29
1.3.3. Hiện trạng mạng lưới cấp nước .................................................................... 30
1.3.4. Hiện trạng trạm bơm cấp 2........................................................................... 31
1.3.5. Hiện trạng cấp nước ..................................................................................... 32
1.4. Đánh giá chung về hiện trạng mạng lưới cấp nước thành phố Nam Định và
việc phân vùng tách mạng ................................................................................... 33
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC PHÂN VÙNG TÁCH MẠNG
NHẰM GIẢM NĂNG LƯỢNG TIÊU THỤ CỦA MẠNG LƯỚI CẤP NƯỚC ...... 35

2.1. Cơ sở lý thuyết .............................................................................................. 35
2.1.1. Phân cấp mạng lưới ..................................................................................... 35
2.1.2. Nguyên tắc phân vùng tách mạng mạng lưới cấp nước ................................ 36


2.1.3. Cơ sở phân vùng tách mạng ......................................................................... 38
2.1.4. Lý thuyết sử dụng phần mềm Epanet trong tính tốn thủy lực mạng lưới cấp
nước ...................................................................................................................... 40
2.1.5. Lý thuyết tối ưu hóa mạng lưới hỗ trợ tính tốn thủy lực mạng lưới cấp nước
.............................................................................................................................. 43
2.2. Cơ sở pháp lý ................................................................................................ 51
2.2.1. Các văn bản pháp luật, quy phạm, tiêu chuẩn ............................................... 51
2.2.2. Định hướng quy hoạch cấp nước thành phố Nam Định ................................ 55
2.2.3. Kế hoạch cấp nước an toàn .......................................................................... 61
2.3. Kinh nghiệm trong nước và ngoài nước về phân vùng tách mạng ............. 63
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÂN VÙNG TÁCH MẠNG NHẰM GIẢM
CHI PHÍ ĐIỆN NĂNG TIÊU THỤ TẠI TRẠM BƠM CẤP NƯỚC VÀO MẠNG
LƯỚI................................................................................................................................... 69
3.1. Đánh giá năng lượng điện tiêu thụ của trạm bơm cấp nước vào mạng lưới
.............................................................................................................................. 69
3.2. Sơ đồ phân vùng tách mạng ......................................................................... 73
3.2.1. Đề xuất phương án phân vùng tách mạng..................................................... 73
3.2.2. Phân tích và lựa chọn sơ đồ phân vùng tách mạng ....................................... 73
3.2.3. Xác định ranh giới phân vùng tách mạng ..................................................... 74
3.3. Tính tốn thủy lực mạng lưới sau khi áp dụng sơ đồ phân vùng tách mạng
lựa chọn ................................................................................................................ 79
3.3.1. Nhiệm vụ tính tốn thủy lực mạng lưới ........................................................ 79
3.3.2. Lắp đặt, bố trí van điều khiển, kiểm sốt ...................................................... 79
3.3.3. Tính tốn thủy lực mạng lưới ....................................................................... 80
3.4. Phân tích áp lực tại các nút trên mạng lưới sau phân vùng ....................... 83

3.5. Kết quả tiêu thụ năng lượng điện tại trạm bơm cấp nước vào mạng lưới
sau phân vùng tách mạng .................................................................................... 84
3.6. Đánh giá hiệu quả đạt được ......................................................................... 84
3.6.1. Đánh giá về hiệu quả kỹ thuật ...................................................................... 84


3.6.2. Đánh giá về hiệu quả kinh tế ........................................................................ 85
3.6.3. Đánh giá chung ............................................................................................ 87
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................. 89
Kết luận ................................................................................................................ 89
Kiến nghị .............................................................................................................. 90
TÀI LIỆU THAM KHẢO


1

MỞ ĐẦU
* Lý do chọn đề tài:
Trong giai đoạn hiện nay, năng lượng nói chung và năng lượng điện nói
riêng đóng một vai trị rất quan trọng và có ảnh hưởng đến mọi lĩnh vực đời sống
kinh tế xã hội. Nước ta là một nước đang phát triển nhu cầu về sử dụng năng lượng
rất lớn nhưng lại bị hạn chế về mặt năng lượng, đặc biệt là năng lượng điện. Đứng
trước tình hình tài nguyên năng lượng khan hiếm, việc sử dụng năng lượng tiết
kiệm và hiệu quả là ưu tiên trong chính sách năng lượng quốc gia.
Để sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, trước tiên cần phải có các hoạt
động quản lý năng lượng một cách chặt chẽ của các doanh nghiệp, các cơ sở tiêu
thụ năng lượng để tìm ra giải pháp tiết kiệm năng lượng. Việc tiến hành nghiên cứu
đề xuất các giải pháp tiết kiệm năng lượng nói chung và năng lượng điện nói riêng
là rất cần thiết.
Với các NMN, để sản xuất được khối lượng lớn nước sạch đáp ứng nhu cầu

thì phải tiêu thụ một lượng điện năng rất lớn. Chi phí về điện trong giá thành sản
xuất nước chiếm tỉ lệ khá cao. Mặt khác, do đặc thù sản xuất cấp nước phải liên tục
24/24h trong ngày nên các NMN phải chịu một khoản tiền lớn để thanh toán tiền
điện trong giờ cao điểm. Việc chú trọng tiết kiệm điện năng là yếu tố quan trọng để
giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành, tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh. Như ta biết
chi phí điện năng tiêu thụ của NMN phụ thuộc chủ yếu vào lưu lượng và áp lực của
trạm bơm. Việc giảm áp lực bơm để giảm lượng điện tiêu thụ và giảm giá thành
nước sạch là vấn đề rất quan trọng, đem lại lợi ích cho doanh nghiệp, cho người
dân, góp phần tiết kiệm nguồn năng lượng cho quốc gia. Bên cạnh đó, khi giảm
được áp lực bơm còn giúp kéo dài tuổi thọ đường ống và làm tỉ lệ thất thoát nước
sạch. Mặt khác, hiện nay mạng lưới cấp nước nói chung cịn nhiều bất cập dẫn đến
áp lực bơm còn cao và chưa ổn định.
Vì vậy, việc nghiên cứu phân vùng tách mạng nhằm giảm áp lực lực bơm,
giảm năng lượng tiêu thụ, điều hòa áp lực mạng lưới, nâng cao hiệu quả làm việc
của hệ thống cấp nước thành phố Nam Định là cấp thiết.


2

* Mục đích nghiên cứu của đề tài:
Đề xuất các giải pháp phân vùng tách mạng cho mạng lưới cấp nước hiện có
của thành phố Nam Định, giảm năng lượng tiêu thụ bằng việc giảm, ổn định áp lực
bơm.
* Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Mạng lưới cấp nước thành phố Nam Định
- Phạm vi nghiên cứu: Năng lượng điện tiêu thụ tại trạm bơm cấp II cấp nước
vào mạng lưới cấp nước thành phố Nam Định.
* Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp điều tra, khảo sát thu thập tài liệu.
- Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu.

- Phương pháp so sánh, kế thừa kinh nghiệm trong nước và nước ngoài.
- Sử dụng phần mềm mô phỏng thủy lực
- Phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia
* Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài.
- Ý nghĩa khoa học: Xác định được mối quan hệ giữa các cơng trình trong hệ
thống cấp nước về phương diện thủy lực và sự ảnh hưởng. Đưa ra giải pháp để kiểm
soát và điều khiển được các thông số làm việc của mạng lưới để có thể áp dụng vào
các khu vực có mạng lưới cấp nước phù hợp và tương tự.
- Ý nghĩa thực tiễn: Xây dựng được sơ đồ mạng lưới cấp nước hợp lý, giúp
điều hịa áp lực trên tồn bộ mạng lưới và giảm, ổn định áp lực của các máy bơm tại
trạm bơm cấp II. Đáp ứng giảm chi phí điện năng trong vận hành máy bơm, giảm
chi phí sản xuất kinh doanh nước sạch.
* Các khái niệm thuật ngữ được sử dụng trong luận văn [3,9].
- Hoạt động cấp nước là các hoạt động có liên quan trong lĩnh vực sản xuất,
cung cấp và tiêu thụ nước sạch, bao gồm: quy hoạch, tư vấn thiết kế, đầu tư xây
dựng, quản lý vận hành, bán buôn nước sạch, bán lẻ nước sạch và sử dụng nước.
- Dịch vụ cấp nước là các hoạt động có liên quan của tổ chức, cá nhân trong
lĩnh vực bán buôn nước sạch, bán lẻ nước sạch.


3

- Đơn vị cấp nước là tổ chức, cá nhân thực hiện một phần hoặc tất cả các hoạt
động khai thác, sản xuất, truyền dẫn, bán buôn nước sạch và bán lẻ nước sạch.
- Khách hàng sử dụng nước là tổ chức, cá nhân và hộ gia đình mua nước sạch
của đơn vị cấp nước.
- Nước sạch là nước đã qua xử lý có chất lượng đảm bảo, đáp ứng yêu cầu sử
dụng
- Mạng lưới cấp nước là hệ thống đường ống truyền dẫn nước sạch từ nơi sản
xuất đến nơi tiêu thụ, bao gồm mạng cấp I, mạng cấp II, mạng cấp III và các cơng

trình phụ trợ có liên quan.
- Cơng trình phụ trợ là các cơng trình hỗ trợ cho việc quản lý, vận hành, bảo
dưỡng, sửa chữa đối với hệ thống cấp nước như sân, đường, nhà xưởng, tường rào,
trạm biến áp, các loại hố van, hộp đồng hồ, họng cứu hỏa...
- Vùng phục vụ cấp nước là khu vực có ranh giới xác định mà đơn vị cấp
nước có nghĩa vụ cung cấp nước sạch cho các đối tượng sử dụng nước trong khu
vực đó.
- Nước thất thoát là lượng nước mất đi trong quá trình cung cấp nước. Lượng
nước thất thốt chính là phần chênh lệch giữa lượng nước bơm vào hệ thống và
lượng nước tiêu thụ hợp pháp. Nước thất thoát bao gồm thất thốt vơ hình (hay cịn
gọi là thất thốt thương mại) và thất thốt hữu hình (hay cịn gọi là thất thốt cơ
học).
- Rị rỉ trên đường ống truyền tải hoặc phân phối nước: Lượng nước mất đi
ngay trên hệ thống mạng lưới đường ống cấp nước do rò rỉ hay bể ống.
- Kế hoạch cấp nước an toàn là một phương pháp luận được phát triển bởi Tổ
chức Y tế thế giới để trợ giúp các công ty cấp nước trong việc nâng cao và duy trì
chất lượng nước. Bản chất của kế hoạch là sử dụng phương pháp đánh giá và quản
lý rủi ro tổng hợp trong tất cả các khâu trong dây chuyền sản xuất và cung cấp
nước, từ lưu vực nguồn nước tới người sử dụng. Kế hoạch cung cấp cho các công ty
cấp nước cơ hội để đánh giá, điều chỉnh và nâng cấp các hoạt động quản lý hiệu
quả.


4

* Cấu trúc luận văn:
Luận văn bao gồm phần mở đầu, phần nội dung, kết luận và kiến nghị, tài liệu
tham khảo, phụ lục. Phần nội dung của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về phân vùng tách mạng; hiện trạng hệ thống cấp nước
thành phố Nam Định

Chương 2: Cơ sở khoa học của việc phân vùng tách mạng nhằm giảm năng
lượng tiêu thụ của mạng lưới cấp nước
Chương 3: Đề xuất giải pháp phân vùng tách mạng trong hệ thống cấp nước
thành phố Nam Định nhằm giảm chi phí điện năng tại trạm bơm cấp nước vào mạng
lưới


THƠNG BÁO
Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui
lịng liên hệ với Trung Tâm Thơng tin Thư viện
– Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.
Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội.
Email:

TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN


89

PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận
Việc đề xuất và nghiên cứu giải giảm năng lượng tiêu thụ mạng lưới cấp
nước thành phố Nam Định bằng phương pháp phân vùng tách mạng nhằm đem lại
hiệu quả cao trong công tác quản lý cũng như tiết kiệm năng lượng tiêu thụ dựa trên
những nguồn lực của đại phương. Qua nghiên cứu, luận văn đưa ra các nội dung
chính:
- Nắm được các loại sơ đồ phân vùng tách mạng bao gồm khái niệm, phạm
vi áp dụng, ưu nhược điểm của từng sơ đồ để có thể đánh giá lựa chọn sơ đồ phân
vùng tách mạng tối ưu nhất cho một khu vực nghiên cứu hoặc dự án nào đó.

- Phân tích mơ hình thủy lực trước và sau phân vùng tách mạng để đưa ra
phương án cấp nước cho từng khu vực một cách an toàn như bổ sung thêm các
tuyến ống, vị trí lắp đặt đồng hồ tổng, vị trí đặt van chặn, vị trí đặt van giảm áp...
- Khi có được sơ đồ và ranh giới phân vùng tách mạng, lắp đồng hồ tổng
vùng và đồng hồ khu vực ta sẽ thu thập được cơ sở dữ liệu quan trọng để xây dựng
chế độ chạy bơm của trạm bơm cấp II. Đây là một vấn đề quan trọng vì trong thực
tế áp lực cao trong mạng không chỉ gây tốn kém năng lượng điện mà còn là nguyên
nhân gây ra thất thoát nước.
- Thực hiện các giải pháp quản lý, vận hành sau phân vùng một cách cụ thể:
Phải lập ra các kế hoạch sửa chữa, cải tạo, thay thế mạng lưới và đồng hồ tiêu thụ từ
những cụm cấp nước nhỏ trong một khu vực đến hết từng khu vực, để tránh ảnh
hưởng đến cả vùng lớn.
Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn chỉ giới hạn đến tiết kiệm năng
lượng tiêu thụ của mạng lưới cấp nước dựa trên nguồn nội lực với chi phí là thấp
nhất như tận dụng tuyến ống hiện trạng đường kính lớn làm tuyến ống truyền dẫn,
bổ sung thêm các tuyến cấp II song song trong điều kiện bắt buộc theo cấu tạo và
khả năng phân phối nước của mạng lưới, lắp đặt đồng hồ tổng khu vực, van giảm
áp, van chặn mà hầu như không đề cập đến việc thay thế đường ống cũ hoặc địi hỏi
cao về trình độ cũng như máy móc, thiết bị, phần mềm hỗ trợ, tuy nhiên cũng đem


90

lại những hiệu quả nhất định. Khi có sự đầu tư mạnh mẽ hơn như hệ thống điều
khiển tự động SCADA, hệ thống thông tin địa lý GIS, phần mềm quản lý khách
hàng, quản lý và tính tốn hóa đơn tiền nước, đào tạo nguồn nhân lực, ứng dụng
KHKT tiến bộ... thì chắc chắn hiệu quả hoạt động của hệ thống cấp nước nói chung
cịn tăng, đạt được mục tiêu trong kế hoạch cấp nước an toàn cũng như chương trình
quốc gia phịng chống thất thốt thất thu nước sạch.
Từ các sơ sở lý luận, thực tiễn cùng với việc phân tích đánh giá hiện trạng

mạng lưới đường ống cấp nước và thực trạng tiêu thụ năng lượng điện hiện nay trên
mạng lưới cấp nước thành phố Nam Định, tác giả đã đưa ra giải pháp phân vùng
tách mạng phù hợp với điều kiện thành phố nhằm giảm bớt năng lượng điện tiêu
thụ, song song với đó phân vùng tách mạng cịn giúp bình ổn áp lực trên mạng lưới,
giảm lượng nước rị rỉ, thất thốt, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho nhà máy.
Với giải pháp trên, tác giả mong muốn sẽ góp phần làm giảm năng lượng
điện tiêu thụ trên mạng lưới cấp nước thành phố Nam Định, giảm lượng nước thất
thoát, đem lại hiệu quả cao để phát triển nhà máy nước theo chiến lược phát triển
bền vững.

Kiến nghị
Tiết kiệm năng lượng điện trong công ty cấp nước là nhiệm vụ cực kỳ quan
trọng và cấp thiết, đây là yếu tố đảm bảo cho sự phát triển bền vững của ngành cấp
nước nói chung và Cơng ty TNHH MTV kinh doanh nước sạch Nam Định nói
riêng.
Trước thực trạng lượng nước thất thoát trên hệ thống cấp thành phố Nam
Định đang còn khá cao như hiện nay (25%), năng lượng điện tiêu thụ trong giờ cao
điểm còn lớn, bên cạnh các giải pháp về quản lý và thiết bị mà Công ty TNHH
MTV kinh doanh nước sạch Nam Định đang triển khai thì Cơng ty nên tham khảo
các kết quả của luận văn để triển khai biện pháp kĩ thuật phù hợp.
UBND Thành phố Nam Định cần có cơ chế chính sách tạo điều kiện để
Cơng ty TNHH MTV kinh doanh nước sạch Nam Định đầu tư và triển khai áp dụng


91

phân vùng tách mạng trên hệ thống mạng lưới cấp nước thành phố đạt hiệu quả cao
nhất.
Nhà nước có hành lang pháp lý và thống nhất để có thể nhân rộng các các kết
quả của luận văn với các đề xuất giải pháp kỹ thuật, quản lý, vận hành cho cơng ty

TNHH MTV kinh doanh nước sạch Nam Định nói riêng và các cơng ty cấp nước
nói chung cùng áp dụng.
Để hệ thống mạng lưới cấp nước phân vùng đã lựa chọn làm việc hiệu quả
như kỳ vọng cần áp dụng các phần mềm quản lý vận hành, kiểm soát mạng lưới.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ tài chính (2012), Thơng tư 88/2012/TT-BTC về việc ban hành khung giá
tiêu thụ nước sạch sinh hoạt.
2. Bộ Tài chính- Bộ Xây dựng- Bộ Nơng nghiệp và phát triển nông thôn, Thông
tư liên tịch số 75/2012/TTLT-BTC-BXD-BNNPTNT ngày 15/05/2012
Hướng dẫn nguyên tắc, phương pháp xác định và thẩm quyền quyết định giá
tiêu thụ nước sạch tại các đô thị, khu công nghiệp và khu vực nông thôn.
3. Bộ Xây dựng (2008), Quyết định số 16/2008/QĐ-BXD về việc ban hành quy
chế đảm bảo an toàn cấp nước.
4. Bộ Xây dựng, Quyết định số 590/QĐ-BXD ngày 30 tháng 05 năm 2014
Cơng bố định mức dự tốn sản xuất nước sạch và quản lý, vận hành mạng
lưới cấp nước.
5. Chi hội Cấp nước miền Nam (2011), Báo cáo kết quả nghiên cứu phương
pháp phân vùng tách mạng và chống thất thoát, thất thu nước sạch.
6. Cục Hạ tầng kỹ thuật- Bộ Xây dựng (2015), Ứng dụng công nghệ thông tin
trong cơng tác chống thất thốt, thất thu nước sạch.
7. Cục Hạ tầng kỹ thuật- Bộ Xây dựng (2015), Kinh nghiệm chống thất thoát
nước sạch tại Việt Nam.
8. Cục Hạ tầng kỹ thuật- Bộ Xây dựng (2015), Thực hiện cấp nước an tồn tại
đơ thị Việt Nam.
9. Nghị định số 117/2007/NĐ- CP, ngày 11 tháng 7 năm 2007 và Nghị định số
124/2011/NĐ-CP ngày 28/12/2011 của chính phủ về sản xuất và tiêu thụ
nước sạch.
10. Phan Vĩnh Cẩn (2013), Tối ưu hóa hệ thống cấp thốt nước và mơ trường,

NXB Xây dựng, Hà Nội.
11. Quyết định số 2147/QĐ-TTg, ngày 24/11/2010 của Thủ tướng Chính phủ
Phê duyệt chương trình quốc gia chống thất thoát, thất thu nước sạch đến
năm 2025.


12. Quyết định số 577/QĐ-TTg, ngày 19/04/2011 của Thủ tướng Chính phủ
thành lập Ban Chỉ đạo Chương trình quốc gia chống thất thoát, thất thu nước
sạch.
13. Quyết định 1929/QĐ- TTg ngày 20/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt định hướng phát triển cấp nước đô thị và khu công nghiệp Việt Nam
đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050.
14. Quyết định số 22/2015/QĐ-UBND ngày 17/07/2015 của UBND tỉnh Nam
Định về việc Quy định giá bán nước sạch do Công ty TNHH một thành viên
kinh doanh nước sạch Nam Định và Công ty cổ phần nước sạch và vệ sinh
nông thôn Nam Định sản xuất.
15. TCXDVN 33:2006 Cấp nước- Mạng lưới đường ống và cơng trình- Tiêu
chuẩn thiết kế.
16. Thơng tư 08/2012/TT-BXD ngày 21/11/2012 của Bộ Xây dựng về việc
Hướng dẫn thực hiện bảo đảm cấp nước an toàn.
17. Trịnh Xn Lai (2009), “Tính tốn mạng lưới phân phối nước và phân tích
nước va”, NXB Xây dựng, Hà Nội.
18. Viện Kiến trúc, Quy hoạch đô thị & nông thôn - Bộ Xây dựng (2011),
“Điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định đến
năm 2025”
19. Vũ Cao Đàm (2009), Phương pháp nghiên cứu khoa học, NXB Giáo dục,
Hà Nội.
Tài liệu trang Web
20. />21. />



×