Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

KHOA CONG NGH THONG TIN THI 90 PHÚT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (132.32 KB, 11 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

THI HẾT HỌC PHẦN HỌC KÌ II NĂM HỌC 2013-2014
MƠN THI: Internet và Các dịch vụ
LỚP: CTK37CD
THỜI GIAN: 90 PHÚT

Câu 1: Mô hình OSI có mấy tầng, nêu chức năng của mỗi tầng?
Mơ hình OSI có 7 tầng:
-

Tầng 7: Tầng ứng dụng (Application layer)

Nó cung cấp phương tiện cho người dùng truy nhập các thông tin và dữ liệu trên mạng
thông qua chương trình ứng dụng. Một số ví dụ về các ứng dụng trong tầng này bao gồm
Telnet, giao thức truyền tập tin FTP và giao thức truyền thư điện tử SMTP, DNS …
-

Tầng 6: Tầng trình diễn (Presentation layer)

Tầng trình diễn biến đổi dữ liệu để cung cấp một giao diện tiêu chuẩn cho tầng ứng dụng.
Nó thực hiện các tác vụ như mã hóa dữ liệu, nén dữ liệu.
-

Tầng 5: Tầng phiên (Session layer)

Tầng phiên kiểm soát các (phiên) hội thoại giữa các máy tính. Tầng này thiết lập, quản lý và
kết thúc các kết nối giữa trình ứng dụng địa phương và trình ứng dụng ở xa.
-


Tầng 4: Tầng giao vận (Transport Layer)

Tầng giao vận cung cấp dịch vụ chuyên dụng chuyển dữ liệu giữa các người dùng tại đầu
cuối, nhờ đó các tầng trên khơng phải quan tâm đến việc cung cấp dịch vụ truyền dữ liệu
đáng tin cậy và hiệu quả. Tầng giao vận kiểm soát độ tin cậy của một kết nối được cho
trước. Một số giao thức có định hướng trạng thái và kết nối (state and connection
orientated). Có nghĩa là tầng giao vận có thể theo dõi các gói tin và truyền lại các gói bị thất
bại. Một ví dụ điển hình của giao thức tầng 4 là TCP.
Tầng này là nơi các thơng điệp được chuyển sang thành các gói tin TCP hoặc UDP. Ở tầng 4
địa chỉ
được đánh là address ports, thông qua address ports để phân biệt được ứng dụng trao đổi.
-

Tầng 3: Tầng mạng (Network Layer)


Tầng mạng cung cấp các chức năng và qui trình cho việc truyền các chuỗi dữ liệu có độ dài
đa dạng,
từ một nguồn tới một đích. Tầng mạng thực hiện chức năng định tuyến, .Các thiết bị định
tuyến
(router) hoạt động tại tầng này.
-

Tầng 2: Tầng liên kết dữ liệu (Data Link Layer)

Tầng liên kết dữ liệu cung cấp các phương tiện có tính chức năng và quy trình để truyền dữ
liệu giữa các thực thể mạng, phát hiện và có thể sửa chữa các lỗi trong tầng vật lý nếu có.
Cách đánh địa chỉ mang tính vật lý, nghĩa là địa chỉ (địa chỉ MAC) được mã hóa cứng vào
trong các thẻ mạng (network card) khi chúng được sản xuất. Tầng liên kết dữ liệu có thể
được chia ra thành 2 tầng con: tầng MAC (Media Access Control - Điều khiển Truy nhập

Đường truyền) và tầng LLC (Logical Link Control - Điều khiển Liên kết Lơgic).
-

Tầng 1: Tầng vật lí (Physical Layer)

Tầng vật lí định nghĩa tất cả các đặc tả về điện và vật lý cho các thiết bị. Trong đó bao gồm
bố trí
của các chân cắm (pin), các hiệu điện thế, và các đặc tả về cáp nối (cable). Các thiết bị tầng
vật lí
bao gồm Hub, bộ lặp (repeater), thiết bị tiếp hợp mạng (network adapter).
Câu 2: So sánh mơ hình OSI và TCP/IP?
Các điểm giống nhau:
-

Cả hai đều có kiến trúc phân lớp.

-

Đều có lớp Appication, mặc dù các dịch vụ ở mỗi lớp khác nhau.

-

Đều có các lớp Transport và Network.

-

Sử dụng kĩ thuật chuyển packet(packet-switched).

-


Các nhà quản trị mạng chuyên nghiệp cần phải biết rõ hai mơ hình trên.
Các điểm khác nhau:

-

Mơ hình TCP/IP kết hợp với lớp Presentation và lớp Session vào trong lớp
Application.


-

Mơ hình TCP/IP kết hợp lớp Datalink và với Physical vào trong một lớp.

-

Mơ hình TCP/IP đơn giản hơn OSI vì có ít lớp hơn.

-

Nghi thức TCP/IP được chuẩn hóa và được sử dụng phổ biến trên toàn thế giới.

Câu 3: Để hiển thị được website cần có những gì? Để lưu website đầy đủ cần làm sao?
Để hiển thị được website cần có:
1. Tên miền: hay cịn gọi là Domain, là địa chỉ của trang web để mọi người có thể truy
cập.
2. Website: là dữ liệu, nội dung của website bao gơm các hình ảnh, bài viết và các file
mã lệnh hay còn gọi là mã nguồn (source code).
3. Hosting: Nơi lưu trữ dữ liệu cho website trên internet.
Để lưu website đầy đủ cần:
1. Đăng ký tên miền.

2. Lập trình website
3. Thuê hosting hoặc sử dụng những hosting miễn phí trên internet.
Câu 4: Nêu những gì bạn biết về torrent; outlook; Pop; Imap; TeamViewer?
-

Torrent là phương thức chia sẻ file dựa trên mạng đồng đẳng hay mạng ngang hàng
(peer-to-peer hay P2P). Trong mạng này tất cả các máy tính tham gia đều ngang hàng
nhau và được gọi là peer, mỗi máy tính đóng vai trị vừa là máy chủ vừa là máy khách
đối với các máy khác trong mạng P2P. Torrent là một cải tiến dựa trên giao thức đồng
đẳng trước đó cho phép chia sẻ dữ liệu một cách ổn định và chặt chẽ hơn. Tóm lại, sử
dụng Torrent thay vì phải download trực tiếp tồn bộ một file nào đó từ server, bạn sẽ
lấy về từng phần của file thông qua các peer trong mạng đồng thời chia sẻ những phần
mà bạn có cho những người khác.

-

Outlook : Có thể dùng để chuyển thư, liên hệ và thông tin lịch của ta từ một tài khoản
trên máy tính đến tài khoản khác.

-

POP: (Post Office Protocol) là giao thức email. Chúng cho phép người dùng đọc các
email cục bộ bằng một ứng dụng trung gian như Outlook, Thunderbird. Cách hoạt
động:


• Kết nối đến server.
• Nhận toàn bộ mail.
• Lưu cục bộ như mail mới.
• Xóa mail trong server.

• Ngắt kết nối.
• Hành vi mặc định của POP là xóa mail khỏi server. Tuy nhiên, hầu hết chương
trình chạy POP cũng cung cấp một tùy chon cho phép để lại một bản sao mail
tải về trên server.
-

Imap : cũng là giao thức email. Chúng cho phép người dùng đọc các email cục bộ
bằng một ứng dụng trung gian như Outlook, Thunderbird. Nhưng chúng để mail trên
server và lưu đệm email một các cục bộ. Nói cách khác Imap là một dạng của lưu trữ
đám mây. Cách hoạt động:
• Kết nối đến server.
• Lấy nội dung được yêu cầu từ người dùng và lưu đệm cục bộ, chẳng hạn như danh
sách mail mới, tổng kết tin nhắn hay nội dung của những mail được chọn.
• Xử lý các biên tập từ người dùng, ví dụ như đánh dấu email là mail để đọc hay xóa…
• Ngắt kết nối.

-

TeamViewer: là một phần mềm chuyên dùng để điều khiển từ xa, có chức năng chia
sẻ màn hình và tập tin giữa các máy tính thơng qua mạng Internet. TeamViewer có thể
chạy trên rất nhiều nền tảng hệ điều hành hiện nay như Windows(2000, XP, Vista, 7),
Mac OSX, Linux, IOS, Android và cả bằng trình duyệt web, và hồn tồn miễn phí.

Câu 5: Google groups, nêu những hiểu biết của bạn về google group? Chia sẻ và lưu trữ trực
tuyến có lợi gì hoạt động ra sao?
cho phép ta tạo nhóm để thảo luận và chia sẻ file dùng chung hay chỉ đơn giản là để gởi
email cho nhiều người cùng một lần bằng 1 địa chỉ.
Mail Group giúp đơn giản hóa việc gởi email cùng lúc cho nhiều người: chỉ cần gởi cho 1
địa chỉ duy nhất thay vì đồng gởi cho cả danh sách dài.



Mail Group là công cụ quản lý danh sách thành viên, cung cấp không gian để lưu trữ tất cả
thông tin trao đổi và giúp bạn dễ dàng theo dõi, tra cứu về sau.
Tuy nhiên, các dịch vụ này dễ bị người dùng lạm dụng để gửi spam email nên có thể bị các
máy chủ ở Việt Nam ngăn chặn.
Google Groups là một trong số các dịch vụ Mail Group đáng tin cậy hiện nay vì họ có chính
sách chống spam mail tốt và phục vụ miễn phí cho mọi người.
-

Chia sẻ và lưu trữ trực tuyến giúp chia sẻ tài liệu dễ dàng giữa các máy tính với nhau,
giữa máy tính với điện thoại di động…

-

Nhưng tính bảo mật dữ liệu chưa thể khẳng định được, không thể chắc chắn thơng tin
có bị đánh cắp hoặc lộ bí mật hay không, mặc dù nhà cung cấp dịch vụ luôn khẳng
định tính bảo mật là tuyệt đối an tồn.

Câu 6: Nêu hiểu biết về địa chỉ IP, cách chia địa chị IP, cho ví dụ?
-

IP là viết tắt của từ tiếng Anh: Internet Protocol là một địa chỉ đơn nhất mà những
thiết bị điện tử hiện nay đang sử dụng để nhận diện và liên lạc với nhau trên mạng
máy tính bằng cách sử dụng giao thức Internet.

Mỗi địa chỉ IP là duy nhất trong cùng một cấp mạng.
-

Cách chia địa chỉ IP:
1.Chia IP ở lớp C :

1A. Chia 192.168.10.0 / 24 thành 2 mạng con
Bước 1 Xác định số bit cần lấy : 2^1 = 2 mạng
- Ta lấy 1 bit từ HostID cho NetID :
192.168.10.0 / 24
255.255.255.0 ó 11111111.11111111.11111111 . 0 0 0 0 0 0 0 0
Ta lấy bit ở vị trí thứ 7
- Đối với lớp C : ta có 24 bit cho NetID và 8 bit cho HostID.
- Ta đã lấy 1 bit ở HostID nên số bit còn lại ở HostID là 7 bit.
- Ta có số bit ở NetID là 25 bit.
Bước 2 Xác định số host mỗi mạng : Số host = 2^số bit còn lại của HostID
- Số host mỗi mạng là : 2 ^ 7 = 128 host ( bao gồm địa chỉ mạng và broadcast )


- Số host thực là : 128 – 2 ( trừ đi địa chỉ đầu là địa chỉ mạng
và địa chỉ cuối là broadcast)
Bước 3 Xác định dãy IP :
- Vì lấy đi 1 bit nên số bit cịn lại ở hostID là 7 : => 2^7 = 128. (mỗi lần cộng thêm
128)
- Ta có dãy IP là : ( 25bit )
Network Range Broadcast
192.168.10.0 192.168.10.1 – 192.168.10.126 192.168.10.127
192.168.10.128 192.168.10.129 – 192.168.10.254 192.168.10.255
Bước 4 Xác đinh subnet masks
- Subnet masks ban đầu có 24 bit :
255.255.255.0 => 11111111.11111111.11111111. 0 0 0 0 0 0 0 0
- Ta lấy đi 1 bit :
11111111.11111111.11111111. 1 0 0 0 0 0 0 0
- Ta có :
1*2^7 + 0*2^6 + 0*2^5 + 0*2^4 + 0*2^3 + 0*2^2 + 0*2^1 + 0*2^5 = 128
- Kết quả : 255.255.255.128 / 25

Câu 7: Nêu những hiểu biết về dịch vụ DSN? Mơ hình Client-Server? Tìm kiếm online?
-

DNS: Tên miền, chẳng hạn như google.com, được quản lý bởi một hệ thống cơ sở dữ
liệu và sổ đăng ký miền toàn cầu. Hệ thống Tên Miền (DNS) cung cấp ánh xạ giữa tên
máy chủ trên máy tính mà con người có thể đọc được với địa chỉ IP mà thiết bị mạng
sử dụng. Hiểu được những điều cơ bản về sổ đăng ký tên miền và DNS sẽ giúp người
quản trị quản lý miền.

-

Mơ hình Client-Server là một mơ hình nổi tiếng trong mạng máy tính, được áp dụng
rất rộng rãi và là mơ hình của mọi trang web hiện có. Ý tưởng của mơ hình này là
máy con (đóng vài trò là máy khách) gửi một yêu cầu (request) để máy chủ (đóng vai
trị người cung ứng dịch vụ), máy chủ sẽ xử lý và trả kết quả về cho máy khách.

-

Tìm kiếm online: là tìm kiếm những thứ có sẵn trên internet.


Câu 8: Những hiểu biết của bạn về Telnet; FTP, Một số lệnh FTP?
-

TELNET (viết tắt của TerminaL NETwork) là một giao thức mạng (network protocol)
được dùng trên các kết nối với Internet hoặc các kết nối tại mạng máy tính cục
bộ LAN. TELNET thường được dùng để cung cấp những phiên giao dịch đăng nhập,
giữa các máy trên mạng Internet, dùng dịng lệnh có tính định hướng người dùng. Tên
của nó có nguồn gốc từ hai chữ tiếng Anh "telephone network" (mạng điện thoại), vì
chương trình phần mềm được thiết kế, tạo cảm giác như một thiết bị cuối được gắn

vào một máy tính khác.

-

FTP thường chạy trên hai cổng, 20 và 21, và chỉ chạy riêng trên nền của TCP. Trình
chủ FTP lắng nghe các yêu cầu dịch vụ từ những kết nối vào máy của các trình khách
FTP, trên cổng 21. Đường kết nối trên cổng 21 này tạo nên một dòng truyền điều
khiển, cho phép các dịng lệnh được chuyển qua trình chủ FTP. Để truyền tải tập tin
qua lại giữa hai máy, chúng ta cần phải có một kết nối khác. Tùy thuộc vào chế độ
truyền tải được sử dụng, trình khách (ở chế độ năng động - active mode) hoặc trình
chủ (ở chế độ bị động -passive mode) đều có thể lắng nghe yêu cầu kết nối đến từ đầu
kia của mình. Trong trường hợp kết nối ở chế độ năng động, (trình chủ kết nối với
trình khách để truyền tải dữ liệu), trình chủ phải trước tiên đóng kết vào cổng 20,
trước khi liên lạc và kết nối với trình khách. Trong chế độ bị động, hạn chế này được
giải tỏa, và việc đóng kết trước là một việc khơng cần phải làm.
Trong khi dữ liệu được truyền tải qua dòng dữ liệu, dịng điều khiển đứng im. Tình
trạng này gây ra một số vấn đề, đặc biệt khi số lượng dữ liệu đòi hỏi được truyền tải là
một số lượng lớn, và đường truyền tải chạy thông qua những bức tường lửa. Bức
tường lửa là dụng cụ thường tự động ngắt các phiên giao dịch sau một thời gian dài
im lặng. Tuy tập tin có thể được truyền tải qua hồn thiện, song dòng điều khiển do bị
bức tường lửa ngắt mạch truyền thông giữa quãng, gây ra báo lỗi.

-

Một số lệnh FTP (truyền tải file): Cú pháp: Code: ftp ip/host
Nếu kết nối thành công đến máy chủ, ta sẽ vào màn hình ftp, có dấu nhắc như sau:
Code: ftp>_ Tại đây, ta sẽ thực hiện các thao tác bằng tay với ftp. Nếu kết nối thành
công, ta sẽ được yêu cầu nhập uername, password.
-Cd thu_muc: chuyển sang thư mục khác trên máy chủ



-Dir: xem danh sách các file và thư mục của thư mục hiện thời trên máy chủ
-Mdir thu_muc: tạo một thư mục mới có tên thu_muc trên máy chủ
-Rmdir thu_muc: xáo một thu mục mới có tên thu_muc trên máy chủ
-Put file: tải một file file từ máy bạn đang sử dụng lên máy chủ.
-Quit: thốt khỏi chương trình ftp, quay về DOS command.
Câu 9: Những hiểu biết của bạn về HTTP; WWW; Messenger; Blog?
-

HTTP là chữ viết tắt của HyperText Transfer Protocol(giao thức truyền tải siêu văn
bản). Nó là giao thức cơ bản mà World Wide Web sử dụng. HTTP xác định cách các
thơng điệp(các file văn bản, hình ảnh đồ hòa, âm thanh, video, và các file multimedia
khác) được định dạng và truyền tải ra sao, và những hành động nào mà các Web
server và các trình duyệt Web phải làm để đáp ứng các lệnh rất đơn đa dạng, Chẳng
hạn, khi ta gõ một địa chỉ Web URL vào trình duyệt Web, một lệnh HTTP sẽ được gửi
tới Web. HTTP là giao thức truyền tải các file từ một Web server vào một trình duyệt
Web để người dùng có thể xem một trang Web đang hiện diện trên Internet. HTTP là
một giao thức ứng dụng của bộ giao thức TCP/IP (các giao thức nền tảng cho Internet)

-

World Wide Web, gọi tắt là Web hoặc WWW, mạng lưới tồn cầu là một khơng
gian thơng tin tồn cầu mà mọi người có thể truy nhập (đọc và viết) qua các máy
tính nối với mạng Internet. Thuật ngữ này thường được hiểu nhầm là từ đồng
nghĩa với chính thuật ngữ Internet. Nhưng Web thực ra chỉ là một trong các dịch vụ
chạy trên Internet, ngồi Web ra cịn các dịch vụ khác như thư điện tử hoặc FTP.

-

Messenger là một dịch vụ miễn phí cho phép mọi người gửi tin nhắn trực tiếp cho

nhau qua Internet. Ngồi ra chương trình cịn nhiều chức năng khác như nhận các
thơng báo có email mới nhắc nhở các sự kiện đáng ghi nhớ

-

Blog dùng để chỉ một tập san cá nhân trực tuyến, một quyển nhật ký dựa trên nền
web hay một bản tin trực tuyến nhằm thông báo những sự kiện xảy ra hàng ngày về
một vấn đề gì đó.

Câu 10: Phân loại, chức năng mạng máy tính? Có những kiểu mạng máy tính nào, trình bày
ưu và nhược điểm?


-

Phân loại mạng máy tính:

Dựa vào khoản cách địa lý để phân loại mạng máy tính, về cơ bản phân thành các loại
mạng: LAN, MAN, WAN, GAN
- Chức năng của mạng máy tính là để kết nối các máy tính với nhau
- Các kiểu mạng máy tính:

LAN
LAN (từ Anh ngữ: local area network), hay còn gọi là "mạng cục bộ", là mạng tư nhân
trong một toà nhà, một khu vực (trường học hay cơ quan chẳng hạn) có cỡ chừng vài km.
Chúng nối các máy chủ và các máy trạm trong các văn phòng và nhà máy để chia sẻ tài
ngun và trao đổi thơng tin. LAN có 3 đặc điểm:
1. Giới hạn về tầm cỡ phạm vi hoạt động từ vài mét cho đến 1 km.
2. Thường dùng kỹ thuật đơn giản chỉ có một đường dây cáp (cable) nối tất cả máy.
Vận tốc truyền dữ liệu thông thường là 10 Mbps, 100 Mbps, 1 Gbps, và gần đây là

100Gbps.
3. Ba kiến trúc mạng kiểu LAN thông dụng bao gồm:


Mạng bus hay mạng tuyến tính. Các máy nối nhau một cách liên tục thành
một hàng từ máy này sang máy kia. Ví dụ của nó
là Ethernet (chuẩn IEEE 802.3).



Mạng vòng. Các máy nối nhau như trên và máy cuối lại được nối ngược trở
lại với máy đầu tiên tạo thành vịng kín. Thí dụ mạng vịng thẻ bài IBM (IBM
token ring).



Mạng sao.

MAN
MAN (từ Anh ngữ: metropolitan area network), hay cịn gọi là "mạng đơ thị", là mạng có cỡ
lớn hơn LAN, phạm vi vài km. Nó có thể bao gồm nhóm các văn phịng gần nhau trong
thành phố, nó có thể là cơng cộng hay tư nhân và có đặc điểm:
1. Chỉ có tối đa hai dây cáp nối.
2. Không dùng các kỹ thuật nối chuyển.


3. Có thể hỗ trợ chung vận chuyển dữ liệu và đàm thoại, hay ngay cả truyền hình. Ngày
nay người ta có thể dùng kỹ thuật cáp quang (fiber optical) để truyền tín hiệu. Vận
tốc có hiện nay thể đạt đến 10 Gbps.
Ví dụ của kỹ thuật này là mạng DQDB (Distributed Queue Dual Bus) hay còn gọi là bus

kép theo hàng phân phối (tiêu chuẩn IEEE 802.6).

WAN
WAN (wide area network), còn gọi là "mạng diện rộng", dùng trong vùng địa lý lớn thường
cho quốc gia hay cả lục địa, phạm vi vài trăm cho đến vài ngàn km. Chúng bao gồm tập họp
các máy nhằm chạy các chương trình cho người dùng. Các máy này thường gọi là máy lưu
trữ(host) hay cịn có tên là máy chủ, máy đầu cuối (end system). Các máy chính được nối
nhau bởi các mạng truyền thông con (communication subnet) hay gọn hơn là mạng
con (subnet). Nhiệm vụ của mạng con là chuyển tải các thông điệp (message) từ máy chủ
này sang máy chủ khác.
Mạng con thường có hai thành phần chính:
1. Các đường dây vận chuyển còn gọi là mạch (circuit), kênh (channel), hay đường
trung chuyển (trunk).
2. Các thiết bị nối chuyển. Đây là loại máy tính chuyện biệt hố dùng để nối hai hay
nhiều đường trung chuyển nhằm di chuyển các dữ liệu giữa các máy. Khi dữ liệu đến
trong các đường vô, thiết bị nối chuyển này phải chọn (theo thuật toán đã định) một
đường dây ra để gửi dữ liệu đó đi. Tên gọi của thiết bị này là nút chuyển gói (packet
switching node) hay hệ thống trung chuyển (intermediate system). Máy tính dùng
cho việc nối chuyển gọi là "bộ chọn đường" hay "bộ định tuyến" (router).
Hầu hết các WAN bao gồm nhiều đường cáp hay là đường dây điện thoại, mỗi đường dây
như vậy nối với một cặp bộ định tuyến. Nếu hai bộ định tuyến không nối chung đường dây
thì chúng sẽ liên lạc nhau bằng cách gián tiếp qua nhiều bộ định truyến trung gian khác. Khi
bộ định tuyến nhận được một gói dữ liệu thì nó sẽ chứa gói này cho đến khi đường dây ra
cần cho gói đó được trống thì nó sẽ chuyển gói đó đi. Trường hợp này ta gọi là nguyên lý


mạng con điểm nối điểm, hay nguyên lý mạng con lưu trữ và chuyển tiếp (store-andforward), hay nguyên lý mạng con nối chuyển gói.
Có nhiều kiểu cấu hình cho WAN dùng nguyên lý điểm tới điểm như là dạng sao, dạng
vịng, dạng cây, dạng hồn chỉnh, dạng giao vịng, hay bất định.
--HẾT--


Sinh viên không được sử dụng tài liệu.
Cán bộ coi thi khơng giải thích gì thêm.

MSSV:…1115026…………………………
Họ tên sinh viên:……Trần Nhật Hoàng…………………………………

Giáo viên ra đề

Phan Tuấn Anh



×