Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học các môn ngữ văn, lịch sử, địa lí, giáo dục công dân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (111.02 KB, 13 trang )

PHÒNG GD&ĐT QUẢNG XƯƠNG

TRƯỜNG THCS QUẢNG LƯU
---------------------------

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

TÊN ĐỀ TÀI
ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ, THÚC
ĐẨY ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CÁC MÔN NGỮ
VĂN, LỊCH SỬ, ĐỊA LÍ, GIÁO DỤC CƠNG DÂN

Người thực hiện: Trần Thị Huê
Chức vụ: Hiệu trưởng
Đơn vị công tác: Trường THCS Quảng Lưu
SKKN thuộc lĩnh vực (môn): KHXH

QUẢNG XƯƠNG, NĂM 2021
1


MỤC LỤC:

1. MỞ ĐẦU
1.1 Lý do chọn đề tài
1.2 Mục đích nghiên cứu
1.3 Đối tượng nghiên cứu
1.4 Phương pháp nghiên cứu
1.5 Những điểm mới của SKKN
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm


2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh
nghiệm
2.3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động
giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
3. KẾT LUẬN , KIẾN NGHỊ
3.1 Kết luận
3.2 Kiến nghị
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

Trang
3
3
3
3
3
4
4
4-5
5-12
12
12
12
13

2


1. MỞ ĐẦU:

1.1. Lý do chọn đề tài
Trong qúa trình dạy học, kiểm tra đánh giá là một khâu quan trọng nhằm xác
định kết quả học tập và mức độ chiếm lĩnh trí thức, kỹ năng, thái độ của người học.
Kiểm tra, đánh giá là hai công việc được tiến hành theo một trình tự nhất định hoặc
đan xen.
Đối với học sinh, kiểm tra đánh giá có tác dụng thúc đẩy quá trình học tập.
Qua kết quả kiểm tra, đánh giá, học sinh tự đánh giá mức độ chiếm lĩnh tri thức, kỹ
năng so với yêu cầu môn học. Là biện pháp để tiếp tục hoàn thiện nội dung học tập,
rèn luyện phương pháp và hình thành thái độ.
Đối với giáo viên kiểm tra đánh giá chẳng những phản ảnh thành tích học tập
mà qua đố giáo viên tự đánh giá về chuyên môn, năng lực, phương pháp dạy không
ngừng hoàn thiện, đồng thời là cơ sở tiếp theo cho việc đổi mới phương pháp và
hình thức tổ chức dạy học cho phù hợp.
Trong những năm qua cùng với việc đổi mới phương pháp dạy học việc đổi
mới kiểm tra đánh giá đã từng bước góp phần nâng cao chất lượng. Tuy vậy, công
tác kiểm tra đánh giá cũng vẫn còn cứng nhắc chưa thật linh hoạt và khoa học, còn
nặng về đánh giá theo kiểu truyền thống học sinh chỉ được đánh giá thông qua một
tiết học cụ thể trên lớp và thường vào đầu tiết học (kiểm tra bài cũ). Vì vậy chưa
phát huy hết khả năng sáng tạo của giáo viên và học sinh trong quá trình dạy học.
Để công tác kiểm tra đánh giá đạt hiệu quả cao hơn góp phần đổi mới
phương pháp dạy học, tôi chọn đề tài: "Đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá,
thúc đẩy đổi mới pháp dạy học các môn Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí, Giáo dục cơng
dân” cấp trung học cơ sở.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Để giải quyết một vấn đề trong thực tiễn giảng dạy nâng cao chất lượng giáo
dục thông qua việc đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá. Từ đó nâng cao trình
độ chun mơn, kĩ năng nghiệp vụ trong qúa Trình kiểm tra đánh giá kết quả học
sinh. Hình thành ở học sinh những thói quen, kĩ năng cách thức học tập có hiệu quả
tốt nhất.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:

- Phạm vi: Trường THCS Quảng Lưu
- Đối tượng nghiên cứu: đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá các môn
Khoa học xã hội.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
- Điều tra, so sánh, đối chiếu.
- Nghiên cứu khoa học.
- Kiểm tra đánh giá.
- Đàm thoại, hội thảo.
1.5. Những điểm mới của SKKN
3


Giải quyết một vấn đề trong thực tiễn giảng dạy nâng cao chất lượng giáo
dục thông qua việc đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
2.1 Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm:
Đổi mới phương pháp dạy học là một quá trình bao gồm nhiều những khâu
trong một chuỗi các hoạt động dạy học. Việc đổi mới phương pháp dạy học chỉ
thực sự có hiệu quả khi có sự đổi mới đồng bộ tất cả các khâu trong q trình đó.
Kiểm tra đánh giá là một khâu vô cùng quan trọng không thể thiếu được.
Thực tế cho thấy đại đa số giáo viên cho rằng đổi mới phương pháp dạy học
là đổi mới cách dạy và cách học. Hiểu như vậy có chiều phiến diện và chưa thực sự
khoa học và triệt để.
Đánh giá kiểm tra phải được xem là một nội dung rất quan trọng nhằm đổi
mới phương pháp dạy học. Là một nhà quản lý trực tiếp chỉ đạo công tác chuyên
môn. Trong nhiều năm qua song song với việc chỉ đạo phương pháp dạy học, tôi đã
quan tâm chú trọng đến công tác kiểm tra đánh giá trong giảng dạy.
Đã nhiều năm chỉ đạo thu thập số liệu thông tin về vấn đề này tôi cho rằng
phương pháp kiểm tra đánh giá là một vấn đề cần phải chú trọng đúng mức, có sự
chỉ đạo cụ thể và chặt chẽ, có những giải pháp đúng đắn thì sẽ thúc đẩy việc đổi

mới phương pháp dạy học góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục.
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
Trong những năm gần đây các mơn khoa học xã hội có xu hướng ít được học
sinh chú trọng và quan tâm như các mơn khoa học tự nhiên. Từ nhận thức đó mà
tâm lý ngại học không say mê, hứng thú, tập trung nhiều thời gian cho các môn học
này. Đặc biệt học sinh khá giỏi có xu hướng nghiêng hẳn về các mơn khoa học tự
nhiên.
Vì vậy, khi học các mơn khoa học xã hội học sinh thường dừng lại ở việc học
thuộc lịng, máy móc, đối phó để kiểm tra cho đạt điểm trung bình mà ít chú trọng
đến việc dùng tư duy rèn luyện kĩ năng, có thái độ quan điểm trước một vấn đề đặt
ra.
Khả năng viết, trình bày, vận dụng chưa đạt kết quả mong muốn mà mục tiêu
các môn học cần hướng đến.
Giáo viên khi ra đề còn chưa xác định chuẩn kiến thức. Ra đề không sát đúng
với đối tượng học sinh. Nội dung kiểm tra cịn mang tính hứng thú, thích phần nào
ra phần đó.
Khi thiết lập ma trận – ra đề thi cho nhiều lớp giáo viên cịn ngại, ít có sự đầu
tư - chất lượng bộ đề chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới. Việc đổi mới
phương pháp kiểm tra, đánh giá chưa sát với việc đổi mới phương pháp dạy học.
Một số giáo viên dạy các môn như Giáo dục cơng dân, Lịch sử cịn phải dạy
chéo ban nên khơng đào tạo chun sâu vì vậy khơng hiểu hết được mục tiêu, yêu
cầu của bài dạy, môn dạy. Các giờ đạt kiểm tra đánh giá chỉ mới dừng lại ở việc
4


nghiên cứu tài liệu – sách giáo khoa. Vì thế quá trình dạy học cũng như các khâu
quan trọng trong q trình xây dựng đề kiểm tra đánh giá cịn hạn chế.
Trong qúa trình kiểm tra đánh giá giáo viên chưa tạo ra được mơi trường
thân thiện, tích cực, học sinh yếu kém còn sự khi kiểm tra. Học sinh khá giỏi không
phát huy hết được khả năng tư duy, sáng tạo trước những vấn đề có yêu cầu cao.

2. 3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề:
2.3.1. Với nhà quản lý trường học:
Quá trình đổi mới phương pháp dạy học - đổi mới phương pháp kiểm tra
đánh giá khơng thể khơng nói vai trị của nhà quản lý từ Ban giám hiệu đến các tổ
chuyên môn các nhà trường.
*/ Với nhà quản lý: Phải xây dựng, chỉ đạo theo một kế hoạch cụ thể từ việc quy
định nhiệm vụ cụ thể cho tổ trưởng chuyên môn giáo viên cốt cán của các môn, quy
định về việc ra đề - thẩm định quản lý đề trước và sau khi kiểm tra đánh giá.
Căn cứ vào kết quả thẩm định chất lượng ở đầu năm học sau mỗi kỳ và kiểm
tra thực tế các khối lớp. Qua đó, chỉ đạo các tổ chun mơn ra đề cho phù hợp đối
tượng các khối lớp.
*/ Đối với các tổ chun mơn: Cần có sự thống nhất những u cầu và nguyên tắc
chung trong việc kiểm tra, đánh giá. Thống nhất vấn đề trọng tâm trong các chương
phần. Bám sát vào chuẩn kiến thức để làm cơ sở, mục tiêu cho việc giảng dạy, xây
dựng nội dung đề ra. Xây dựng ma trận và một số biểu chấm cụ thể cho một số đề
kiểm tra. Từ đó, có sự thống nhất trong việc kiểm tra đánh giá mặt bằng chung giữa
các lớp với nhà quản lý.
*/ Cách làm: Hiệu phó chun mơn có những qui định cụ thể cho giáo viên
và tổ trưởng, tổ phó chun mơn đó là:
1. Quy định thời gian xây dựng đề: Trước một tuần tính đền ngày kiểm tra.
2. Quy định thời gian trả bài: Sau một tuần từ ngày kiểm tra đến ngày trả bài
(trừ một số bài ở mơn Ngữ văn có tiết trả bài theo phân phối chương trình). Việc
qui định nhằm yêu cầu giáo viên phải có kế hoạch xây dựng chấm - trả - kịp thời để
có thơng tin ngược giúp giáo viên và học sinh điều chỉnh được phương pháp dạy và
học.
3. Quy định khi duyệt đề kiểm tra: Đề kiểm tra phải duyệt trước ít nhất 2
ngày. Đề kiểm tra phải là những đề mà Hiệu phó chuyên môn hoặc Tổ trưởng
chuyên môn đã duyệt và được lưu tại văn phòng nhà trường.
Đầu năm nhà trường tổ chức riêng một buổi hội thảo về việc nâng cao kinh
nghiệm ra đề, kiểm tra đánh giá các môn học nhằm nâng cao chất lượng dạy học.

4. Quy định về cách kiểm tra thường xuyên đặc biệt là học bài cũ làm bài tập
ở nhà.
Phải kiểm tra một cách thường xuyên, ít nhất có một học sinh trở lên được
kiểm tra trong một tiết dạy và được đánh giá nhận xét cụ thể trong vở. Hồ sơ minh
chứng là con điểm ghi trong Sổ đầu bài và vở của học sinh. Sổ điểm cá nhân hoặc
5


những đánh giá nhận xét. Việc kiểm tra này phải linh hoạt, có thể đưa vào lồng
ghép phần khởi động bài học mới, tạo sự hứng thú cho học sinh.
Hiệu phó chun mơn cuối tuần tập hợp cập nhật cơng tác kiểm tra học bài
cũ, làm bài tập ở nhà thông qua hai kênh học sinh và điểm ghi trong sổ đầu bài
hàng tuần, đầu tuần hội ý chuyên môn có thơng báo cho giáo viên về cơng tác kiểm
tra chấm trả để từ đó có kế hoạch chỉ đạo cho các tuần tiếp theo.
Qua sự chỉ đạo của chuyên mơn kết quả đạt được như sau:
- Giáo viên có sự đầu tư – xây dựng ma trận - thiết kế đề bài cho một tiết
kiểm tra đảm bảo đúng qui trình. Kỹ năng ra đề giáo viên được nâng cao.
- Học sinh xây dựng được một ý thức cao, tự giác trong việc tự học bài cũ ở
nhà trước khi đến lớp. Sự chỉ đạo chuyên môn cần phải sát sao. Cụ thể có tổng kết
– thơng báo – đánh giá chính xác kịp thời là một trong những yếu tố giúp cho công
tác dạy học – công tác kiểm tra đạt kết quả cao.
- Quá trình đổi mới phương pháp dạy học - đổi mới phương pháp kiểm tra
đánh giá khơng thể khơng nói vai trị của nhà quản lý từ Ban giám hiệu đến các tổ
chuyên môn các nhà trường.
*/ Đối với các tổ chun mơn:
Cần có sự thống nhất những yêu cầu và nguyên tắc chung trong việc kiểm
tra, đánh giá, thống nhất vấn đề trọng tâm trong các chương phân. Bám sát vào
chuẩn kiến thức để làm cơ sở, mục tiêu cho việc giảng dạy, xây dựng mục tiêu đề
ra. Bám sát công văn của BGD về giảm tải. Xây dựng ma trận và một số biểu chấm
cụ thể cho một số đề bài. Từ đó, có sự thống nhất trong việc kiểm tra đánh giá mặt

bằng chung giữa các lớp. Việc này được tổ chuyên môn tổ chức họp thảo luận ngày
từ đầu năm học.
2.3.2. Đổi mới về môi trường – không gian - thời gian kiểm tra đánh giá:
Quá trình dạy học bao giờ cũng diễn ra trong một môi trường xã hội nhất
định. Việc kiểm tra đánh giá khơng nằm ngồi các mơi trường xã hội đó. Đó là mơi
trường thầy với thầy, trị vời trị, thầy với trị. Vì vậy, kiểm tra, đánh giá phải tạo ra
được một môi trường thân thiện đói với học sinh. Khi học sinh được kiểm tra, đánh
giá các em không tỏ ra lo sợ mà ngược lại các em thấy tự tin, hứng thú với công
việc này. Muốn vậy người giáo viên phải là người ln tạo ra một khơng khí cởi
mở, nhẹ nhàng gần gũi học sinh.
Đối với đối tượng học sinh yếu kém, ln có sự khích lệ, động viên tạo niềm
tin cho học sinh dù kết quả kiểm tra còn chưa cao để các em hứng thú cho những
lần kiểm tra sau. Ngược lại, với học sinh khác các em thấy mình ln được sáng
tạo, có cơ hội để say mê khám phá, chiếm lĩnh tri thức thông qua những lần kiểm
tra đánh giá.
Việc kiểm tra đánh giá không tạo ra một thói quen vào bài học mới là kiểm
tra bài cũ, kiểm tra việc làm bài, chuẩn bị bài của học sinh như thế nào. Không nên
rập khuôn cứng nhắc mà phải thực hiện linh hoạt trong suốt quá trình giảng dạy ở
6


một tiết học. Quá trình một tiết học giáo viên có thể lồng ghép việc dạy bài mới với
việc kiểm tra bài cũ.
Việc kiểm tra, đánh giá không nhất thiết chỉ có thể tiến hành ở lớp với các
giờ học chính khóa mà cịn có nhiều cách kiểm tra đánh giá với những không gian,
thời gian khác nhau. Bằng các câu hỏi thăm dị, bằng hình thức trị chuyện, phỏng
vấn, trao đổi, phát phiếu học tập trắc nghiệm, tổ chức các hoạt động ngoại khóa,
các sân chơi liên mơn. Thơng qua hình thức này giáo viên có thể thăm dị, tìm hiểu
và đánh giá mức độ lĩnh hội kiến thức hình thành các kỹ năng của học sinh. Đây là
những phương pháp nhanh nhất và hiệu quả giúp giáo viên có thể kiểm tra, đánh

giá khách quan phương pháp - kết quả giảng dạy của mình đề từ đó điều chỉnh cho
phù hợp, nâng cao chất lượng dạy học.
Khi chỉ đạo về giải pháp đổi mới môi trường, không gian, thời gian kiểm tra
đáinh giá học sinh, bản thân tôi đã chỉ đạo một số tiết dạy mẫu, xây dựng “tiết học
thân thiện” ở các khối lớp cụ thể như sau:
- Tiết GDCD của đồng chí Cường lớp 8A
- Tiết Địa lí của đồng chí Hường lớp 6C
- Tiết Văn của đồng chí Minh lớp 6C
- Tiết Sử của đồng chí Ninh lớp 7C
Trong q trình xây dựng giờ dạy hai tổ tập trung góp ý xây dựng giờ dạy
sau đó giáo viên được phân cơng tiến hành giảng dạy. Tất cả giáo viên trong nhà
trường đến dự. Trên cơ sở phiếu dự giờ theo qui định của Sở, của nhà trường bổ
sung thêm một số nội dung xây dựng tiết học thân thiện với những tiêu chí đánh giá
cụ thể. Dựa vào phiếu giáo viên đánh giá rút kinh nghiệm cho các tiết học trên. Chỉ
ra được những ưu điểm, những tồn tại. Trong quá trình chỉ đạo xây dựng các tiết
học thân thiện tất cả giáo viên trong nhà trường cho rằng:
- Để tiết học được tốt đạt hiệu quả cao thì mơi trường kiểm tra đánh giá phải
thân thiện, đó là sự gần gũi, sự hỗ trợ giúp đỡ các đối tượng học sinh trong lớpcủa
người thầy là vô cùng quan trọng, phải tạo được bầu không khí thoải mái, tâm lý
của học sinh tự tin thì việc tổ chức giờ học mới đạt hiệu quả.
- Phải linh hoạt trong việc kiểm tra đánh giá học sinh có thể là thầy đánh giá
kết quả học tập của trị, nhưng cũng có thể là vai trị đánh giá kết quả học tập mẫu.
- Giáo viên phải đánh giá cụ thể ngồi bằng ngơn ngữ bằng quan điểm được
ghi nhận.
2.3.3. Ra đề kiểm tra:
Là một khâu quan trọng, nếu việc ra đề khoa học hợp lý, phù hợp đối tượng,
vùng miềm tâm lý, lứa tuổi thì sẽ phản ánh đúng kết quả đạt được.
Việc ra đề phải phân loại được đối tượng học sinh. Mỗi đề kiểm tra nên có
70% câu hỏi – bài tập có lượng kiến thức dành cho mặt bằng chung. 30% còn lại là
yêu cầu cao. Như vậy, việc ra đề giúp cho 3 đối tượng học sinh có thể đạt được

mức độ chung, đồng thời phát huy được học sinh khá giỏi.
7


Ra đề: Là một công việc cần nhiều thời gian ,phải chịu khó, cơng phu tận
tuỵ… phải có đề chẵn, lẻ dù 15 phút hay một tiết. Nếu sử dụng một đề cho một lớp
thì trong quá trình kiểm tra lớp trước, thông tin kiến thức lớp sau sẽ lộ dẫn đến học
sinh sẽ học tủ, đối phó với phần kiểm tra, kết quả phản ánh sẽ khơng chính xác và
khách quan.
Đối với môn khoa học kỹ thuật xã hội: Ra đề phải chú ý đến phương pháp
dạy học tích hợp - kiểm ta đánh giá tích hợp ở các phân mơn, liên mơn. Q trình
kiểm tra chú ý đến phương pháp tích hợp sẽ giúp học sinh một lần kiểm tra là một
lần được học lại và khắc sâu kiến thức ở nhiều nội dung.
Ra đề phải thiết lập ma trận, xây dựng đề, đáp án, bám sát đặc điểm từng
môn học. Kiểm tra, đánh giá trên ba mặt: Kiến thức, kỹ năng, thái độ và đạt được ở
ba mức: Nhận biết, thông hiểu và vận dụng.
Để giải pháp trên có hiệu quả tơi đã thực hiện như sau:
- Tổ chức một buổi tập huấn công tác ra đề cho giáo viên trong nhà trường
Hình thức tổ chức: Báo cáo và thảo luận
Cách làm: Mỗi bộ môn chọn cử một giáo viên báo cáo u cầu, tiêu chí, qui
trình khi ra một đề kiểm tra. Sau khi báo cáo trước hội nghị thì các tổ nhóm cùng
nhau thảo luận đi đến cách ra đề cách kiểm tra đánh giá.
Ở khâu ra đề người quản lý phải yêu cầu giáo viên cần chú ý:
1. Đề kiểm phải đáp ứng được các yêu cầu:
- Nội dung bao quát chương trình đã học
- Đảm bảo mục tiêu dạy học
- Đảm bảo tính chính xác khoa học
- Đảm bảo tính phù hợp giữa thời gian và nội dung kiểm tra
- Đánh giá được trình độ học sinh một cách khách quan
2. Tiêu chí:

- Nội dung nằm trong chương trình và có tính phổ quát
- Có nhiều dạng câu hỏi trong một đề kiểm tra.
- Điểm cho các phần nội dung kiểm tra phải phù hợp
- Câu hỏi rõ ràng, nghĩa hiển ngôn, đủ thông tin
- Mỗi câu hỏi phải phù hợp với thời gian dự kiến trả lời và số điểm
3. Quy trình ra đề:
- Xác định mục tiêu , mức độ, nội dung và hình thức kiểm tra
- Thiết lập ma trận 2 chiều
- Thiết kế câu hỏi theoma trận
- Xây dựng đáp án hướng dẫn
Ở giải pháp này sau khi tiến hành triển khai tôi thấy:
- Việc ra để ở các môn học đã được giáo viên thực hiện dúng quy đình có
tính thống nhất trong các mơn học. Vì vậy việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập
của học sinh có tính tương thích ở các khối lớp. Tránh được hiện tượng đề ra quá dễ
hoặc quá khó giữa lớp này với lớp kia. Kết quả đánh giá được phản ảnh một cách
8


khách quan, phù hợp với đối tượng và phương pháp giảng dạy. Vì vậy cần chú
trọng việc tập huấn khâu ra đề cho giáo viên trong các nhà trường.
2.3.4. Hình thức kiểm tra:
Như đã trình bày việc kiểm tra, đánh giá thực hiện linh hoạt ở cả giờ chính
khố và cả giờ khơng chính khố. Song ở đây tơi xin được trình bày hình thức kiểm
tra, đánh giá trong giờ học chính khố với 2 hình thức kiểm tra:
a/ Kiểm tra, đánh giá thường xuyên: Phải linh hoạt, đa dạng ở các hình thức khác
nhau:
*/ Kiểm tra miệng:
Ngồi phương pháp truyền thông vào đầu tiết học giáo viên đạt câu hỏi kiểm
tra học sinh trả lời. Đây chỉ xem là một rong nhiều hình thức kiểm tra miệng mang
tính thủ tục, tạo ra tâm lý căng thẳng, nhàm chán đối với học sinh. Ở hình thức này

giáo viên có thể chuyển nhiều hình thức kiểm tra khác phong phú hơn.
Ví dụ : Giáo viên định hướng một mảng kiến thức về tác giả Nguyên Hồng
Cho một học sinh đặt một câu hỏi, đồng thời học sinh đó được chọn một
trong số các bạn trong lớp trả lời câu hỏ imình đặt ở hình thức này giáo viên hạn
chế dung lượng kiến thức, ấn định thời gian thực hiện nội dung kiểm tra là 5 phút.
Việc học sinh ra câu hỏi cho học sinh trả lời tạo ra hưng phấn cho các học sinh
khác, đồng thời tạo sự thân thiện gần gủi. Nếu câu hỏi chưa chuẩn xác giáo viên có
thể hướng dẫn và sửa để các em tự tin thực hiện nhiệm vụ.
Cách kiểm tra này tạo cho học sinh sự hứng thú, tự tin, tạo ra một môi trường
kiểm tra, đánh giá kết quả học tập thân thiện.
Qua hình thức kiểm tra đánh giá này chúng tôi thấy việc kiểm tra bài cũ đã
thu được kết quả tốt, kích thích học sinh muốn được học, muốn được kiểm tra.
Đồng thời bước vào bài mới hưng phấn hơn.
*/ Kiểm tra viết, phỏng vấn, thực hành:
Phụ thuộc vào yêu cầu, nội dung kiểm tra, phụ thuộc vào kế hoạch của từng
giáo viên
Hình thức kiểm tra này phải có sự chuẩn bị chu đáo, đầy đủ về các điều kiện
để kiểm tra như ra đề thi, giấy thi.
Do thời gian rất ít, nếu khơng có sự chuẩn bị các điều kiện thì cả giáo viên và
học sinh thì thời gian làm bài khơng cịn đủ 15 phút cho lượng kiến thức đã định ra.
Khi ra đề kiểm tra 15 phút chú trọng: Đề ra phải phù hợp chú ý đến đối
tượng học sinh. Đây là một vấn đề giáo viên ít lưu tâm,chú trọng. Câu hỏi cũng
phải phân hoá được đối tượng dù chỉ là 15 phút.
Ví dụ: Cho một bài kiểm tra:
Câu thơ:
"Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”
- Câu thơ được trích trong tác phẩm nào, của ai? chỉ ra biện pháp tu từ và nêu
tác dụng của biện pháp tu từ ấy?
Đề ra đã đạt được 3 mức độ hướng tới được 3 đối tượng học sinh

9


Ý 1: Mức độ nhận biết
Ý 2: Mức độ thông hiểu
Ý 3: Mức độ vận dụng
- Kiểm tra 15 phút phải lồng ghép trong một tiết dạy. Giáo viên dạy phải có
kế hoạch, việc kiểm tra 15 phút chỉ có thể tiến hành vào những tiết học mà phân
phối chương trình qui định tiết học có dung lượng kiến thức vừa phải. Có như thế
giáo viên dạy bài mới đảm bảo được đầy đủ các quy định và bảo đảm được kiến
thức mới.
Kế hoạch kiểm tra 15 phút phải được cụ thể hoá trong kế hoạch bài dạy.
Kiểm tra vào thời gian nào, tiết nào, kiểm tra trước hay sau tiết dạy phải được thể
hiện trong giáo án. Không được tuỳ tiện cắt xén tuỳ hứng kiểm tra. Chúng ta khơng
nên bình thường hố hình thức kiểm tra này, đã làm khoa học thì việc kiểm tra cũng
phải khoa học.
Để thực hiện việc kiểm tra 15 phút có hiệu quả đảm bảo được thời gian cho
một tiết học tôi đã tiến hành làm như sau:
-Cho giáo viên rà soát lại tồn bộ nội dung chương trình bộ mơn mình dạy để
xem dung lượng kiến thức của bài nào, tiết nào có thể lồng ghép được việc kiểm tra
15 phút và có kế hoạch đăng ký. Việc làm này tránh được sự tuỳ tiện trong q
trình kiểm tra đồng thời có sự chuẩn bị tốt cho một tiết học mới đan xen việc kiểm
tra 15 phút.
Sau khi giáo viên đăng ký bản thân tơi tiếp tục rà sốt lại một lần nữa nếu tiết
nào, bài nào chưa phù hợp sẽ thông báo cho giáo viên điều chỉnh và bổ sung.
Với chương trình Ngữ văn lớp 9 các tiết 38,33,61 mà giáo viên tiến hành
lồng ghép kiểm tra 15 phút đó là một việc làm tuỳ tiện sẽ dẫn đến việc cắt xén nội
dung bài học vì những tiết này dung lượng kiến thức rất dài, giáo viên phải có cách
thức giờ học hợp lý thì cũng chỉ đủ thời gian cho việc nắm kiến thức mới mà thôi.
Ngược lại các tiết 137,138,139,151,152 là những tiết mà giáo viên có thể lồng ghép

được bởi dung lượng kiến thức vừa phải, giáo viên linh hoạt trong việc tổ chức giờ
học thì thời lượng về thời gian đủ để giáo viên tổ chức kiểm tra 15 phút.
Tuỳ việc làm trên. Tôi cho rằng nếu có kế hoạch cụ thể, có sự chỉ đạo sâu sát
của người quản lý trong cơng tác chun mơn thì việc kiểm tra đánh giá 15 phút
(bài kiểm tra thường xuyên) của giáo viên sẽ được tiết hành khoa học đảm bảo
đúng yêu cầu.
*/ Kiểm tra, đánh giá giữa kỳ:
Được quy định trong phân phối chương trình ở các kỳ kiểm tra. Hình thức
này sử dụng kiến thức của một chương, một phần, một chủ đề, một học kỳ…có tác
dụng kiểm tra kiến thức, kỹ năng của học sinh về một vấn đề tương đối hoàn chỉnh
phạm vi kiến thức đã học, kỹ năng của học sinh về số vấn đề tương đối hoàn chỉnh,
phạm vi kiến thức đã học, giúp học sinh rèn luyện năng lực tư duy tổng hợp, kỹ
năng kỹ xảo vận dụng, ứng dụng vào thực tế. Đối với hình thức kiểm tra này, yêu
cầu giáo viên phải có sự đầu tư, chịu khó kết hợp trắc nghiệm với tự luận.
10


Đối với đề kiểm tra 90 phút, hơn 10 câu hỏi đề 45 phút khơng ít hơn 5 câu.
Mức độ các phần:
Nhận biết:
20%
Thông hiểu: 50%
Vận dụng:
30%
Câu hỏi tự luận phù hợp với thời gian qui định của bài làm
Đề kiểm tra một tiết đạt kết quả, quản lý chuyên môn phải ra đề một số yêu
cầu sau:
- Giáo viên phải thông báo cho học sinh kế hoạch kiểm tra (ngày kiểm tra và
tiết kiểm tra) để học sinh chủ động và có kế hoạch ơn tập.
- Đề ra phải có sự thẩm định của Ban giám hiệu hoặc Tổ trưởng chun mơn

thì mới có giá trị trong tiết kiểm tra.
- Phải đăng ký trong kế hoạch giảng dạy. Nếu giáo viên muốn kiểm tra đồng
thời nhiều lớp cùng một tiết thì phải báo với chun mơn để có kế hoạch đảo giờ
hoặc cử giáo viên coi thi.
- Nghiêm cấm việc sử dụng một đề kiểm tra nhiều lớp ở nhiều tiết khác nhau.
2.3.5. Chấm chữa bài:
Là một khâu quan trọng trong việc kiểm tra đánh giá
Chấm thi sát đúng đáp án, chính xác.
Việc chấm trả bài đúng hạn, có những nhận xét rõ ràng, chính xác, cẩn thận và
thơng báo kết quả cho học sinh, lời phê không làm các em tự ti.
Phải thận trọng những tiến bộ của học sinh. Đối với các môn khoa học xã hội,
thông qua việc chấm chữa bài mà rèn luyện cho học sinh được nhiều mặt: Sự cẩn
thận, chữ viết, cách trình bày, diễn đạt…giáo viên nên chọn một lần trả bài một số
lỗi lớn, phổ biến sửa cho học sinh.
Sau các tiết trả bài nên thu một số bài ở ba đối tượng học sinh để kiểm tra xác
xuất mức độ chấm chữa bài của giáo viên, đồng thời nắm bắt kết quả của học sinh.
Cần thiết lưu lại mỗi lần kiểm tra để từ đó thấy được sự chuyển biến thay đổi trong
q trình kiểm tra đánh giá đồng thời có những chỉ đạo sát đúng trong quá trình dạy
học.
Trong khâu chấm chữa người quản lý cũng phải thực sự quan tâm ngồi chất
lượng của các mơn mình học phải quan tâm đến trách nhiệm của giáo viên trong
khâu chấm chữa để đánh giá năng lực phẩm chất được kết tinh trong bài làm của
học sinh mà giáo viên chấm chữa.
Để việc chấm chữa bài có hiệu quả và nâng cao tinh thần trách nhiệm của
giáo viên tôi đã tiến hành một số công việc như sau:
- Trong một tháng tôi tiến hành thu một số bài kiểm tra mà giáo viên đã tiến
hành chấm chữa cho học sinh ở các khối lớp và các bộ môn khác nhau để rà soát
với kết quả được ghi nhận trong sổ điểm.
- Đánh giá việc chấm chữa của giáo viên những mặt đã làm được và những
tồn tại thông báo công khai trước hội nghị chuyên môn để giáo viên kịp thời khắc

phục.
11


- Việc làm trên đã có tác dụng tích cực, hình thành ở đội ngũ cán bộ giáo
viên một tinh thần trách nhiệm cao trong công tác chấm chữa bài cho học sinh đồng
thời đánh giá một cách trung thực khách quan kết quả học tập của học sinh. Với
học sinh các em có ý thức nổ lựccao hơn trong học tập và trong qúa trình làm bài
kiểm tra đồng thời việc bảo quản lưu giữ bài kiểm tra cũng được học sinh chú trọng
quan tâm. Qua việc kiểm tra về công tác lưu giữ bài kiểm tra của học sinh thì tất cả
học sinh đều có túi đựng bài kiểm tra và có đầy đủ các bài kiểm tra được lưu giữ.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản
thân, đồng nghiệp và nhà trường:
Qua nhiều năm xây dựng kế hoạch, chỉ đạo và đưa những giái pháp về đổi
mới công tác kiểm tra đánh giá. Chất lượng các môn học đã có nhiều chuyển biến
và đạt được kết quả cao. Chúng tôi đã tiến hành khảo sát đo mức độ hứng thú của
học sinh trước và sau áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Mức độ hứng thú:

Trước khi áp dụng
Tổng số Rất
Thích Bình
thích
thường
372
39
78
176
%
10%

21% 47%

Khơng
thích
79
22%

Rất
thích
137
37%

Sau khi áp dụng
Thích Bình
thường
145
66
39% 18%

Khơng
thích
24
6%

Đặc biệt là các mơn ngữ văn, Lịch sử, Địa lí, Giáo dục cơng dân. Kết quả cụ thể như sau:
Năm Học
Môn
2017-2018
2018-2019
2019-2020

383HS
373HS
372HS

6.0
%

K
158
41.
3%

TB
182
47.
5%

Y
52
13.
6%

G
27
7.2
%

K
153
41

%

TB
179
48
%

Y
14
3.8
%

G
29
7.8
%

K
166
44.
6%

TB
170
45.
7%

52
13.
6%


186
48.
6%

133
34.
7%

12
3.1
%

88
23.
7%

222
59.
7%

61
16.
4%

1
0.3
%

88

23.
7%

222
59.
7%

61
16.
4%

33
176
8.6 46
%
%
GDCD
69
174
18
45.
%
4%
3. Kết luận, kiến nghị:

160
41.
8%
145
37.

9%

14
3.7
%
4
1%

35
9.4
%
64
17.
2%

178
47.
7%
176
47.
2%

151
40.
1%
130
34.
8%

11

2.9
%
3
0.8
%

62
16.
7%
73
19.
6%

207
55.
6%
179
48.
1%

113
30.
4%
120
32.
3%

Ngữ văn

Lịch sử


Địa lí

G
23

Y
7
1.
8
%
1
0.
3
%
0
0
%
0
0
%
12


3.1. Kết luận:
Từ kết quả trên có thể khẳng định việc đổi mới phương pháp dạy học và đồi
mới phương pháp kiểm tra đánh giá là hai hoạt động có quan hệ chặt chẽ với nhau.
Đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá là một khâu và là một động lực đổi mới
phương pháp dạy học góp phần thực hiện mục tiêu đào tạo. Đổi mới phương pháp
kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh là một khâu then chốt của quá trình

đổi mới, thực hiện cho thấy việc đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá trở thành
một yêu cầu trong quá trình dạy học của mỗi giáo viên. Là thước đo năng lực
chuyên môn phẩm chất đạo đức, tinh thần trách nhiệm, ý thức nghề nghiệp. Giáo
viên nào có sự chuyên tâm đầu tư trong khâu kiểm tra đánh giá thì chắc chắn cơng
tác chun môn sẽ được nâng cao. Đây cũng là một cách để giáo viên tự bồi dưỡng
chuyên môn nghiệp vụ và phương pháp dạy học tích cực.
Kết quả học tập của học sinh là vấn đề cốt yếu của quan điểm đổi mới
phương pháp dạy học. Vì vậy việc đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá là u
cầu có tính bắt buộc lồng ghép và xuyên suốt trong qúa trình đổi mới phương pháp
dạy học. Tất cả các nhân tố cấu trúc của quá trình dạy học tác động qua lại lẫn
nhau. Sự đổi mới đồng bộ của các nhân tố là điều kiện để dạy học một cách cao
nhất.
3.2. Kiến nghị:
Để việc đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá đã thúc đẩy chất lượng dạy
học đây tiếp tục là một nhiệm vụ, yêu cầu cho những người làm giáo dục. Để công
tác dạy học tốt hơn tôi xin đề xuất một số vấn đề sau:
Đối với trường: Tổ chức hội thảo về công tác đổi mới kiểm tra đánh giá để từ
đó giáo viên có nhận xrét đúng đắn hơn, thực hiện công tác kiểm tra đánh giá tốt
hơn. Việc đổi mới phương pháp dạy học không thể không bắt đầu từ việc đổi mới
kiểm tra đánh giá.
Ngành giáo dục tiếp tục mở các lớp chuyên đề về đổi mới phương pháp dạy
học, đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá; Phương pháp dạy học thích ứng với
đổi mới kiểm tra đánh giá cho cán bộ giáo viên.
Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho dạy và học
Đội ngũ giáo viên cần đủ về số lượng, cơ cấu bộ mơn, từng bước khắc phục
tình trạng dạy chéo ban.
Xác nhận của đơn vị

Quảng Xương, ngày 15 tháng 4 năm 2021
Người thực hiện


Trần Thị Huê
13



×