Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Dạy học theo chủ đề tích hợp bài 7 kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc môn giáo dục công dân 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (429.2 KB, 24 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẢNG XƯƠNG

TRƯỜNG THCS NGUYỄN DU

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

TÊN ĐỀ TÀI
DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP
BÀI 7 “KẾ THỪA VÀ PHÁT HUY TRUYỀN THỐNG
TỐT ĐẸP CỦA DÂN TỘC” MÔN GDCD 9

Người thực hiện: Lê Tiến Hùng
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THCS Nguyễn Du
SKKN thuộc lĩnh vực (môn): GDCD

QUẢNG XƯƠNG NĂM 2021
0


1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài:
Ngày nay yêu cầu đổi mới giáo dục ngày càng cao và là một quy trình tất
yếu, mang tính chiến lược nhằm bồi dưỡng thế hệ trẻ thành người lao động phát
triển toàn diện về "Đức, Trí, Thể, Mỹ’’, để làm chủ bản thân, làm của tương lai
của dân tộc, nhằm xây dựng đất nước văn minh, giàu đẹp. Tại khoản 3, điều 30,
chương 1 Luật Giáo dục năm 2019 (sửa đổi bổ sung) quy định: “Phương pháp
giáo dục phổ thông phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học
sinh phù hợp với đặc trưng từng môn học, lớp học và đặc điểm đối tượng học
sinh; bồi dưỡng phương pháp tự học, hứng thú học tập, kỹ năng hợp tác, khả
năng tư duy độc lập; phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực của người học;


tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông vào quá trình giáo
dục” [1]. Vậy yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học nói chung và đổi mới
phương pháp dạy học mơn Giáo dục cơng dân (GDCD) nói riêng trong nhà
trường là vấn đề được quan tâm và chú trọng nhiều nhất bởi mục tiêu chương
trình là đào tạo những cơng dân có ích cho xã hội. Để giúp học sinh tiếp cận
được với nhiều kiến thức khó thì phải có nhiều phương pháp dạy học, trong đó
dạy học theo chủ đề tích hợp là phương pháp rất quan trọng giúp học sinh có tri
thức bao quát, tổng hợp đồng thời còn bồi dưỡng kỹ năng, thái độ trong cuộc
sống, rèn cho học sinh bản lĩnh tự tin, khả năng diễn đạt một vấn đề trước tập
thể; tập dượt cho học sinh biết phát hiện, đặt ra và giải quyết những vấn đề gặp
phải trong học tập, cuộc sống; giúp học sinh biết chia sẻ những kinh nghiệm,
băn khoan của bản thân với nhau...
Năm học 2020 - 2021 là năm học tiếp tục thực hiện dạy học theo chủ đề
tích hợp. Bản thân tôi thấy rằng dạy học theo chủ đề tích hợp sẽ khắc phục được
lối dạy theo kiểu truyền thu một chiều mà giờ dạy trở nên sinh động, nhẹ nhàng,
có hiệu quả. Trong thực tế, ở các trường phổ thơng hiện nay việc dạy học theo
hướng tích hợp được quan tâm nhưng chưa khai thác được triệt để như: vận
dụng những kiến thức liên môn để khai thác nội dung bài học nhưng lại chưa thể
gọi tên hoạt động đó ra và học sinh cũng chưa biết cách vận dụng các kiến thức,
kĩ năng đó vào cuộc sống thực tế.
Xuất phát từ thực tiễn của giáo dục nói chung, của việc dạy học theo chủ
đề tích hợp trong mơn GDCD nói riêng, tơi đã mạnh dạn nghiên cứu đề tài: Dạy
học theo chủ đề tích hợp bài 7 “Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp
của dân tộc” mơn GDCD 9
1.2. Mục đích nghiên cứu của đề tài

1


Mục đích nghiên cứu của đề tài là nhằm tìm ra một số phương pháp vận

dụng kiến thức liên môn để tạo hứng thú học tập cho học sinh, góp phần nâng
cao chất lượng dạy học môn GDCD, trau dồi tình cảm, giáo dục nhân cách học
sinh.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Dạy học theo chủ đề tích hợp bài 7 “Kế thừa và phát huy truyền thống tốt
đẹp của dân tộc” môn GDCD 9 - Lớp 9C1, Trường THCS Nguyễn Du - Quảng
Xương- Thanh Hoá.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
- Bằng phương pháp thực nghiệm: Từ thực tiễn giảng dạy môn GDCD, ở những
lớp có áp dụng dạy học tích hợp cho thấy chất lượng bài giảng đạt hiệu quả cao
hơn.
- Qua nghiên cứu tài liệu, sách báo, trên các phương tiện thông tin, thu thập
được và qua học hỏi kinh nghiệm từ các đồng nghiệp, đặc biệt từ các giờ thao
giảng.
- Trên nền tảng đó bằng con đường phân tích tổng hợp, so sánh, đối chiếu, khái
qt và xử lí thơng tin để bước đầu rút ra kinh nghiệm cần thiết về dạy bài 7“Kế
thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc”- GDCD 9
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận sáng kiến kinh nghiệm
Dạy học tích hợp là một trong những nguyên tắc quan trọng, là một quan
điểm dạy học hiện đại nhằm phát huy tính tích cực của học sinh, tạo ra động cơ,
hứng thú học tập học sinh đồng thời góp phần nâng cao chất lượng giáo dục
trong nhà trường, vì chúng ta biết mọi sự vật, hiện tượng trên thế giới đều có
mối liên quan mật thiết với nhau, tác động qua lại lẫn nhau. Chính vì vậy khi
nhận thức một vấn đề chúng ta cần đặt chúng trong mối quan hệ với các vấn đề,
hiện tượng khác để nhận thức đúng đắn và đầy đủ về vấn đề cần giải quyết.
Dạy học tích hợp là hình thức tìm tịi những nội dung giao thoa giữa các
môn học với nhau, những khái niệm, tư tưởng chung giữa các môn học, tức là
con đường tích hợp những nội dung từ một số mơn học có liên hệ với nhau. Tùy
theo khoa học cụ thể mà có thể tích hợp các mơn khoa học khác lại với nhau

như: Lí- Hóa- Sinh, Văn - Sử - Địa. Hoặc có thể tích hợp được cả các môn tự
nhiên với các môn xã hội như: Văn, Tốn, Địa, Hóa, Sinh, GDCD…Ở mức độ
cao, sự tích hợp này sẽ hình thành những mơn học mới, chứ khơng phải là một
sự lắp ghép thông thường các môn riêng rẽ lại với nhau. Tuy nhiên, các môn vẫn
giữ vị trí độc lập với nhau, chỉ tích hợp những phần gần nhau.
Dạy học tích hợp sẽ đem lại hiệu quả:

2


- Giúp cho giờ học sẽ trở nên sinh động hơn, vì khơng chỉ có giáo viên mà học
sinh cũng tham gia vào quá trình tiếp nhận kiến thức, từ đó phát huy tính tích
cực của học sinh.
- Góp phần phát triển tư duy liên hệ, liên tưởng ở học sinh. Tạo cho học sinh
một thói quen trong tư duy, tức là khi xem xét một vấn đề phải đặt chúng trong
một hệ quy chiếu, từ đó mới có thể nhận thức vấn đề một cách thấu đáo.
- Qua bài học giáo dục HS hiểu đúng, hiểu sâu kiến thức trong bài học đồng thời
mở rộng vốn hiểu biết những lĩnh vực khác liên quan tới bài học và rèn luyện kĩ
năng sống, phát triển năng lực cần đạt theo u cầu mơn học.
Từ những quan điểm đó tơi đã mạnh dạn tích hợp kiến thức liên mơn vào
mơn GDCD theo đúng quan điểm chỉ đạo của Bộ GD&ĐT. Trong q trình
giảng dạy tơi đã đúc rút ra một số kinh nghiệm có thể chưa thực sự đầy đủ, hồn
thiện nhưng phần nào cũng đóng góp được cho đồng nghiệp, học sinh có được
những phương pháp giảng dạy và học tập tốt, hiệu quả. Nó sẽ là một cái nhìn
mới lạ, một cách tiếp cận mới trong giảng dạy môn GDCD.
2.2.Thực trạng vấn đề nghiên cứu
Việc thực hiện dạy học tích hợp mặc dù được tập huấn ở tất cả các cấp
trong hệ thống giáo dục nhưng thực tế dạy học tích hợp chưa thực sự có hiệu
quả, bởi đội ngũ giáo viên phần lớn được đào tạo chương trình sư phạm đơn
mơn. Chưa chuẩn bị cơ sở lí luận dạy học liên mơn chính thống nên khi giảng

dạy khơng thể tránh khỏi lúng túng trong việc xác định mục tiêu giáo dục tích
hợp. Đa số giáo viên chỉ có thể tập trung cung cấp kiến thức thuộc bộ môn của
mình, ít chú trọng mở rộng đặc biệt lồng ghép tích hợp liên mơn. Để bài dạy có
tích hợp liên mơn địi hỏi người giáo viên “vất vả hơn”, phải xem xét, rà sốt nội
dung chương trình, SGK hiện hành để loại bỏ thông tin cũ đồng thời bổ sung,
cập nhật thông tin mới phù hợp nội dung phương pháp dạy học tích hợp liên
mơn . Cấu trúc bài dạy giáo viên phải sắp xếp lại nội dung nên không tránh khỏi
giáo viên có cảm giác ngại thay đổi. Tâm lý các em chỉ chú trọng các môn thi
THPT như: Tốn, Anh, Văn mà chưa chú trọng các mơn khác như: Sử, Địa,
Công dân... nên dẫn đến thụ động, kĩ năng sống các em còn kém, hiểu biết xã
hội chưa tốt.
Thời lượng bài học hạn chế nên tích hợp kiến thức liên mơn vào dạy địi
hỏi sự nỗ lực cố gắng của cả giáo viên và học sinh nếu không dẫn đến tình trạng
học sinh khơng nhận biết đâu là trọng tâm bài học.
Trước thực trạng trên, qua nghiên cứu, khảo sát HS trường THCS Nguyễn
Du trong năm học 2020 -2021 tôi đã thống kê như sau

3


Bảng khảo sát chất lượng lớp 9C4 năm học 2020-2021 trước khi áp dụng
kinh nghiệm

Nội dung khảo sát
Nêu được thế nào là truyền
thống tốt đẹp của dân tộc.
Nêu được một số truyền
thống tốt đẹp của dân tộc
Hiểu được thế nào là kế
thừa và phát huy truyền

thống tốt đẹp của dân tộc và
vì sao cần phải kế thừa, phát
huy truyền thống tốt đẹp của
dân tộc.
Xác định được những thái
độ, hành vi cần thiết để kế
thừa, phát huy truyền thống
tốt đẹp của dân tộc

36

Kết quả
Giỏi
Khá
T.Bình
Sl %
Sl %
Sl
%
4
11.1 10 27.8 17 47.2

Y-K
Sl
%
5
13.9

36


5

13.9 12 33.3 13

36.1

6

16.7

36

3

8.3

10 27.8 17

47.2

6

16.7

36

5

13.9 10 27.8 16


44.4

5

13.9

SS

2.3. Các giải pháp sử dụng để giải quyết vấn đề
2.3.1 Tìm hiểu những truyền thống tốt đẹp của dân tộc
Giáo dục học sinh về truyền thống tốt đẹp của cộng đồng các dân tộc Việt
Nam, bản sắc văn hóa của dân tộc thiểu số
2.3.2 Giữ gìn truyền thống tốt đẹp của dân tộc
Thể hiện qua thái độ và việc làm: Tìm đọc tài liệu nói về các truyền thống
tốt đẹp của dân tộc; đánh giá cao, kính phục các nghệ nhân của những nghề
truyền thống; tích cực tham gia các hoạt động đền ơn, đáp nghĩa; tích cực tìm
hiểu lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc....
2.3.3 Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
Học sinh chăm chỉ học tập, rèn luyện, tu dưỡng đạo đức; phấn đấu là con
ngoan, trị giỏi; hăng say lao động; khơng để bản thân sa ngã hay bị dụ dỗ, lôi
kéo vào những việc làm đi ngược lại với truyền thống dân tộc.
2.3.4 Giới thiệu truyền thống tốt đẹp của dân tộc với bạn bè thế giới.
Bằng kiến thức môn ngoại ngữ (Tiếng Anh) cùng với lòng tự hào dân tộc
học sinh biết giới thiệu với bạn bè thế giới về các truyền thống tốt đẹp của dân

4


tộc: Yêu nước, bất khuất chống giặc ngoại xâm, đoàn kết, nhân nghĩa, cần cù lao
động, hiếu học, hiếu thảo…; các truyền thống về văn hóa, về nghệ thuật.

2.3.5 Tổ chức giờ dạy vận dụng kiến thức liên môn:
Tổ chức giờ dạy vận dụng kiến thức liên mơn trong đó người giáo viên
ln giữ vai trị, chức năng tổ chức, hướng dẫn, định hướng chứ không phải
truyền thụ, áp đặt một chiều. Học sinh được đặt vào vị trí trung tâm của q
trình tiếp nhận, đóng vai trị chủ thể cảm thụ, nhận thức thẩm mĩ, trực tiếp tiến
hành hoạt động tiếp cận khám phá, chiếm lĩnh kiến thức.
Trong quá trình trên lớp GV có thể vận dụng kiến thức tích hợp theo
nhiều cách khác nhau tuỳ thuộc vào từng phân môn và từng bài học. Sau đây là
một số cách vận dụng kiến thức tích hợp thích hợp trong bộ mơn GDCD:
Bước 1: Tích hợp thơng qua việc kiểm tra bài cũ.
Kiểm tra bài cũ là bước thứ hai trong tiến trình lên lớp. Mục đích của hoạt
động này là kiểm tra kiến thức đã học cũng như mức độ hiểu bài và đây là hoạt
động kết nối bài đã học với bài đang chuẩn bị học nên vận dụng tích hợp kiến
thức liên mơn rất thuận tiện.
Bước 2: Tích hợp thơng qua việc giới thiệu bài mới
Thời lượng dành cho giới thiệu bài rất ít tuy nhiên hoạt động này có ý
nghĩa vơ cùng quan trọng vì tạo hứng thú cho HS trước khi bước vào bài học. Vì
vậy GV có thể vận dụng tích hợp kiến thức liên môn (vận dụng trong giáo án
minh hoạ ).
Bước 3: Tích hợp thơng qua câu hỏi tìm hiểu nội dung bài học
Đây là cách GV sử dụng nhiều vận dụng tích hợp kiến thức liên mơn (vận
dụng trong giáo án minh hoạ).
Bước 4: Tích hợp thơng qua phương tiện dạy học cụ thể bảng phụ, sử dụng
CNTT
Giáo viên và học sinh sử dụng cơng nghệ thơng tin trình chiếu những hình
ảnh thể hiện truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam
Bước 5: Tích hợp thơng qua hệ thống bài tập (trong phần bài tập vận dụng
hoặc phần luyện tập hay bài tập về nhà)....
Như vậy, vận dụng kiến thức liên mơn cần được hiểu tồn diện và phải
được qn triệt trong tồn bộ mơn học; qn triệt trong mọi khâu của quá trình

dạy học; quán triệt trong mọi yếu tố của hoạt động học tập; tích hợp trong
chương trình, tích hợp trong sách giáo khoa, tích hợp trong phương pháp dạy
học của giáo viên và tích hợp trong hoạt động học tập của học sinh; tích hợp
trong các sách đọc thêm, tham khảo... Quan điểm “lấy học sinh làm trung tâm”
địi hỏi thực hiện việc tích cực hố hoạt động học tập của học sinh trong mọi
5


mặt, trên lớp và ngồi giờ; tìm mọi cách phát huy năng lực tự học của học sinh,
phát huy tinh thần dân chủ, bồi dưỡng lòng tin cho học sinh thì các em mới tự
tin và học tốt được.
2.3.6. Nội dung kiến thức các mơn vận dụng:
* Tích hợp mơn Âm nhạc: Học sinh nhớ lại ca từ của bài “Đi cấy” dân
ca Đơng Anh- Thanh Hố (một trong những bài hát thuộc tổ khúc múa đèn, là
trò diễn tiêu biểu nhất của ngũ trị Viên Khê) ở chương trình âm nhạc lớp 6. Ca
từ của bài dân ca này khơng chỉ được lưu giữ với vùng Thanh Hóa mà những
câu hát “lên chùa bẻ một cành sen, ăn cơm bằng đèn đi cấy sáng trăng” đã trở
thành khá quen thuộc trong các làn điệu dân ca của dân tộc Việt Nam.
* Môn Lịch sử: giúp học sinh nhớ lại và vận dụng các kiến thức lịch sử
về những cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân tộc, nhớ
lại các nhân vật lịch sử gắn liền với các cuộc kháng chiến như Bà Trưng, Bà
Triệu (chiến thắng quân Nam Hán năm 40), Hưng Đạo Đại Vương (chiến thắng
quân Nguyên Mông); Lê Lợi với cuộc khởi nghĩa Lam Sơn; Quang Trung
Nguyễn Huệ với chiến thắng quân Thanh… Từ đó thấy được nhân dân ta có một
lịng nồng nàn yêu nước, đó là truyền thống quý báu của dân tộc ta.
* Môn Mĩ thuật: Bằng những kiến thức mĩ thuật vẽ theo đề tài đã học
trong môn mĩ thuật lớp 6,7,8 học sinh có thể vận dụng để thực hiện bài tập chủ
đề kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, những bức tranh về
truyền thống của dân tộc.
* Tích hợp mơn Ngữ Văn: Cảm thụ được cái hay, cái đẹp của truyền

thống quê hương và biết giới thiệu về truyền thống tốt đẹp ấy cho các bạn cùng
biết.
* Tích hợp mơn Tiếng Anh: Biết giới thiệu về truyền thống tốt đẹp ấy
cho bạn bè quốc tế biết.
* Tích hợp hiểu biết xã hội: Việc kế thừa và phát huy truyền thống tốt
đẹp của dân tộc là một vấn đề rộng được hiểu ở nhiều phương diện khác nhau
nên việc tích hợp các kiến thức về hiểu biết xã hội sẽ giúp ích rất nhiều trong
việc hiểu vấn đề ở nhiều góc độ, khía cạnh. Học sinh sẽ có cái nhìn tồn diện, cụ
thể, có ý thức chăm chỉ học tập, lao động, bảo vệ các di tích văn hóa, di tích lịch
sử, sống nhân ái, trung thực, giữ chữ tín… Từ đó thêm hình thành ý thức giữ gìn
và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc ở các em.

6


2.3.4.Giáo án minh họa ( Lớp 9C1)
Ngày soạn: 12/ 11/ 2020
Ngày dạy: 14/ 11/ 2020
Tiết 11+12 BÀI 7

KẾ THỪA VÀ PHÁT HUY TRUYỀN THỐNG TỐT
ĐẸP CỦA DÂN TỘC
I. mơc tiªu cần đạt.
1. Kin thc: Nờu c th no l truyn thống tốt đẹp của dân tộc; nêu được
một số truyền thống tốt đẹp của dõn tộc Việt Nam; hiểu được thế nào là kế thừa
và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc và vì sao cần phải kế thừa và phát
huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Xác định được những thái độ, hành vi cần
thiết để kế thừa, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tc.
2. K nng: Biết rèn luyện bản thân theo các truyền thống tốt
đẹp của dân tộc.

3. Thỏi : Tôn trọng, tự hào về những truyền thống tốt đẹp
của dân tộc.
4. nh hng phỏt trin nng lc:
- Năng lực tự học, năng lực thẩm mỹ, năng lực giao tiếp, năng
lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
5. nh hng phỏt trin phẩm chất:
- Yêu nước, trách nhiệm
III/CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC
- Giải quyết vấn đề, động não, xử lí tình huống, liên hệ và tự liên hệ
- Khăn ph bn...
IV. Phơng tiện dạy học
1. Chun b ca giỏo viên:
- Máy chiếu, phiếu học tập, bài tập nhóm.
- Tranh ảnh, tư liệu, sự kiện về việc phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
- Sách giáo khoa, sách giáo viên GDCD 9.
- S¸ch híng dÉn thùc hiƯn chn kiến thức, kĩ năng.
2. Chun b ca hc sinh:
- Hc bài cũ, đọc và nghiên cứu trước bài mới.
- Sưu tầm tranh, ảnh về truyền thống tốt đẹp của quê hương mình và viết bài
giới thiệu về truyền thống tốt p ú.
V. tiến trình tổ chức các hoạt động.
1. n định lớp: Kiểm tra sĩ số lớp
2. KiĨm tra bµi cò:
7


?Thế nào là hợp tác cïng ph¸t triĨn?. Vì sao cn phi hp tỏc gia cỏc quc
gia?
3. Cỏc hoạt động học
Hoạt động 1: Khởi động

Cho HS nghe bài dân ca “Đi cấy” dân ca Đơng Anh- Thanh Hố (Tích hợp
với môn Âm nhạc)
? Nội dung của bài dân ca?
- HS: Phản ánh đời sống sinh hoạt và tâm tư tình cảm của người nông dân Việt
Nam thời xưa.
GV giới thiệu vo bi mi
Hot ng 2: Hình thành kiến thức mới:
HOT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

Tìm hiểu thế nào là truyền thống tốt
đẹp của dân tộc
GV yêu cầu HS đọc hai mẩu chuyện ở
SGK trang 23 và 24

NỘI DUNG CẦN ĐẠT

1. Thế nào là truyền thống tốt
đẹp của dân tộc

3

CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH
?Lịch sử dân tộc ta đã có những cuộc
kháng chiến vĩ đại nào chứng tỏ tinh
thần yêu nước?(Tích hợp mơn Lịch sử)
HS: Đó là các cuộc khởi nghĩa: Bà
Trưng, Bà Triệu; Trần Hưng Đạo; Lê
Lợi, Quang Trung
GV: Dân tộc ta đã có nhiều cuộc


THẦY GIÁO CHU VĂN AN
[2]

8


kháng chiến đánh đuổi quân xâm lược
và lưu danh những vị anh hùng có lịng
u nước. Điều đó chứng tỏ truyền
thống yêu nước của dân tộc ta.
? Truyền thống yêu nước của dân tộc
ta thể hiện như thế nào qua lời nói của
Bác Hồ?
HS: Lịng u nước của dân tộc ta
nồng nàn, là một tinh thần quý báu.
Lòng yêu nước nổi dậy, đánh tan mọi
sự xâm lược của kẻ thù, nhấn chìm bè
lũ bán nước và cướp nước.
GV tiếp tục hướng dẫn HS tìm hiểu
mẩu chuyện thứ hai: “Chuyện về một
người thầy”.
GV giới thiệu thêm về cuộc đời của
thầy giáo Chu Văn An.
? Em có nhận xét gì về cách ứng xử
của cậu học trò cũ đối với thầy giáo
Chu Văn An?
HS: Tơn trọng, lễ phép, tơn trọng, kính
cẩn thầy giáo. Đó chính là những biểu
hiện đạo đức tốt mà chúng ta cần học
tập.  Truyền thống tôn sư trọng đạo

Sau khi tìm hiểu về các truyền
thống tốt đẹp trên GV chốt: Dân tộc ta
có rất nhiều truyền thống tốt đẹp. Vậy
truyền thống tốt đẹp của dân tộc là gì?
Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là
những giá trị tinh thần ( những tư
tưởng, đức tính, lối sống, cách ứng xử
tốt đẹp…) hình thành trong quá trình
lịch sử lâu dài của dân tộc, được
truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
[3]
Tìm hiểu các truyền thống tốt đẹp 2. Các truyền thống tốt đẹp của dân
của dân tộc.
tộc Việt Nam
GV: Cho HS quan sát các tranh vẽ của
HS được chuẩn bị ở nhà (Tích hợp với
mơn Mĩ Thuật) về một số truyền thống
tốt đẹp của dân tộc.

9


1

2

3

4


6

5
[4]
? Các bức tranh trên thể hiện truyền
thống tốt đẹp nào của dân tộc?

10


HS: Truyền thống: Yêu nước (tranh 1),
tôn sư trọng đạo (tranh 2), nhân nghĩa
(tranh 3), hiếu thảo (tranh 4), truyền
thống về văn hóa (tranh 5), nghệ thuật
(tranh 6).
? Ngồi các truyền thống trên thì dân
tộc ta cịn có những truyền thống tốt
đẹp nào?
HS:
GV: Tổng kết, các truyền thống tốt đẹp - Yêu nước, bất khuất chống giặc
của dân tộc ta.
ngoại xâm, đoàn kết, nhân nghĩa, cần
cù lao động, hiếu học, hiếu thảo…
- Các truyền thống về văn hóa: Các
tập quán tốt đẹp và cách ứng xử mang
bản sắc văn hóa Việt Nam.
- Về nghệ thuật: Nghệ thuật hát tuồng,
GV: Bằng vốn ngoại ngữ của mình chèo, làn điệu dân ca…
(Tiếng Anh) em hãy viết 1 đoạn văn
[3]

ngắn giới thiệu cho bạn bè quốc tế về
một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta
(Tích hợp với mơn Ngữ Văn, Tiếng
Anh)

11


[5]
Tìm hiểu thế nào là kế thừa và phát 3. Thế nào là kế thừa và phát huy
huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc truyền thống tốt đẹp của dân tộc
- Chiếu Slide Áo dài Việt Nam
Slide 1: Áo dài xưa
Slide 2: Áo dài trong đời sống hiện đại
Slide 3:Áo dài Việt Nam đối với bạn bè
quốc tế
Slide 4: Bộ sưu tập Áo dài của NTK
Minh Hạnh

2

1

[2]

? Em hãy so sánh một vài nét về Áo

3

12


4


dài xưa và nay?
- Nhận xét: Áo dài xưa và nay đã có sự
thay đổi: Phong phú đa dạng về kiểu
dáng, màu sắc, chất liệu. Có những
cách tân và được sử dụng rộng rãi,
mang lại sự tiện lợi, lịch sự.
? Những người sử dụng áo dài và
những nhà thiết kế như Minh Hạnh,
Minh Châu, Võ Việt Chung là biểu
hiện cho điều gì?
- HS: Kế thừa, bảo vệ, giữ gìn những
giá trị truyền thống xưa của ơng cha.
- Bảo vệ, gìn giữ, phát huy những nét
đẹp trong trang phục truyền thống của
người Việt, làm cho những truyền
thống được giữ gìn, tơn vinh trong
cuộc sống hiện tại và tương lai. Thể
hiện sự kế thừa và phát huy truyền
thống tốt đẹp của dân tộc.
? Vậy em hãy cho biết thế nào là kế
thừa và phát huy truyền thống tốt
đẹp của dân tộc?

Kế thừa và phát huy truyền thống tốt
đẹp của dân tộc là bảo vệ, giữ gìn để
các truyền thống đó khơng bị phai

nhạt theo thời gian, mà ngày càng
phát triển phong phú hơn, sâu đậm
hơn.
[3]

- GV cho học sinh làm bài tập:
Bài tập 1: Những việc làm nào sau đây
thể hiện sự kế thừa và phát huy truyền
thống tốt đẹp của dân tộc, vì sao?
- GV sử dụng máy chiếu

13


Đáp án: a, c, e, g, h

4. Vì sao cần phải kế thừa, phát huy
truyền thống tốt đẹp của dân tộc

Tìm hiểu vì sao cần phải kế thừa,
phát huy truyền thống tốt đẹp của
dân tộc
- GV: Sử dụng kĩ thuật “Khăn phủ bàn”
để tìm hiểu vì sao cần phải kế thừa và
phát huy truyền thống tốt đẹp của dân
tộc (Thời gian 5 phút)
- Chia lớp thành 4 nhóm.
* Bước 1: Giao nhiệm vụ.
- Câu hỏi thảo luận của các nhóm: Vì
sao cần phải kế thừa, phát huy

truyền thống tốt đẹp của dân tộc?
(Máy chiếu)
- HS nhận nhiệm vụ.
*Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- Các thành viên của nhóm sẽ ngồi vào
vị trí tương ứng của từng phần xung
quanh. Mỗi em làm việc độc lập trong
vòng 2 phút, trả lời câu hỏi theo cách
hiểu riêng (viết vào phần giấy của
mình trên giấy Ao)
- GV: Quan sát HS các nhóm hoạt
động.
* Bước 3: Thảo luận, trao đổi, báo
cáo
- Các em thảo luận nhóm thống nhất ý
kiến và viết vào phần chính giữa của tờ
giấy Ao.
- Đại diện từng nhóm lên trình bày, các
nhóm khác nhận xét, bổ sung.

14


* Bước 4: Phương án kiểm tra, đánh
giá
- GV: Chốt nội dung
GV giảng: Tài sản vơ giá: Có nghĩa
là đây là những giá trị tinh thần có
giá trị vơ cùng lớn, không thể định
lượng bằng con số cụ thể; Truyền

thống tốt đẹp của dân tộc tồn tại vĩnh
viễn; và chúng ta không thể đem ra
để mua bán, trao đổi được. Và như
thế nó sẽ góp phần tích cực vào sự
phát triển của mỗi cá nhân và cả dân
tộc

[5]
- Vì đó là tài sản vơ giá, góp phần
tích cực vào sự phát triển của mỗi cá
nhân và cả dân tộc [3]

5. Những thái độ, hành vi cần thiết
để kế thừa, phát huy truyền thống
Tìm hiêu những thái độ, hành vi tốt đẹp của dân tộc
cần thiết để kế thừa, phát huy truyền
thống tốt đẹp của dân tộc.
GV: Tổ chức cho HS chơi trò chơi “Ai
nhanh hơn”
- GV phổ biến nội dung, luật chơi
(chiếu slide)

GV: Chốt nội dung

- Sưu tầm, tìm hiểu và tự hào về các
truyền thống tốt đẹp của dân tộc;
- Trân trọng, tự hào về các anh hùng
dân tộc, các danh nhân văn hóa của
15



đất nước;
- Giữ gìn và bảo vệ các di tích lịch sử
và văn hóa dân tộc, các loại hình nghệ
thuật truyền thống;
- Sống và ứng xử phù hợp với các giá
trị đạo đức, văn hóa truyền thống của
dân tộc (chăm chỉ học tập, lao động,
sống nhân ái, trung thực, giữ chữ tín,
tơn sư trọng đạo)
- Phê phán, ngăn chặn những hành vi,
việc làm tổn hại đến những truyền
thống dân tộc. Đồng thời, tôn trọng, tự
hào về những truyền thống tốt đẹp của
dân tộc
[3]

? Nêu 1 số việc làm cụ thể mà các thầy
cô giáo và học sinh trường THCS
Nguyễn Du đã làm gì để kế thừa và
phát huy truyền thống tốt đẹp của dân
tộc?

1

2
16


3


4

5

6

8
[6]

7
HS: Các hoạt động của thầy cô giáo và học sinh trường THCS Nguyễn Du đã
làm để kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc:
- Ủng hộ đồng bào bão lụt - Truyền thống nhân nghĩa (Hình ảnh 1 và 2)
- Thi đua học tốt, dạy tốt- Truyền thống hiếu học (Hình ảnh 3 và 4)
- Thi gói bánh chưng – Truyền thống về văn hóa (Hình ảnh 5 )
- Hoạt động viết báo tường chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam (ngày 20/11) –
Truyền thống tơn sư trọng đạo (Hình ảnh 6)
- Nhà trường tổ chức cho HS đi tham quan các di tích lịch sử - Truyền thống
uống nước nhớ nguồn (Hình ảnh 7 và 8)
Hoạt động 3: Luyện tập
* [7] Bài tập 2 (Trang 26 SGK) GV chia lớp thành 3 nhóm, hướng dẫn HS thảo
luận tìm nguồn gốc và ý nghĩa về truyền thống tốt đẹp của quê hương. Có thể là:
+ Nhóm 1: Truyền thống hiếu học
+ Nhóm 2: Trang phục váy Mường (Trang phục dân tộc)
+ Nhóm 3: Hội thi kéo co ( Trò chơi dân gian)

7

17



- GV hướng dẫn HS cách viết bài văn giới thiệu về những truyền thống tốt đẹp
ấy để bạn bè cùng biết (Phần này HS hoàn thiện ở nhà)
* Bài tập 5 (Trang 26 SGK) GV yêu cầu HS làm bài tập theo phương pháp sắm
vai cho tình huống.
“An thường tâm sự với các bạn: Nói đến truyền thống của dân tộc Việt Nam,
mình có mặc cảm thế nào ấy. So với thế giới, nước mình cịn lạc hậu lắm. Ngồi
truyền thống đánh giặc râ, dân tộc ta có truyền thống nào đáng tự hào đâu”
Em có đồng ý với An khơng? Vì sao? Em sẽ nói gì với An? [7]

[5]
HS tham gia đóng vai tình huống
Hoạt động 4: Vận dụng Em hãy cùng các bạn trong lớp lập kế hoạch ủng hộ
các bạn có hồn cảnh khó khăn trong nhà trường. Dự kiến:
- Thời gian, ủng hộ các bạn những gì, ủng hộ bao nhiêu bạn trong nhà trường...
Hoạt động 5: Tìm tịi, mở rộng

GV: Cho HS đọc chuyện “Bác Hồ với văn hóa dân tộc”
? Những việc làm thể hiện lối sống có văn hóa Việt Nam trong cuộc sống
của Bác? Ngoài các tục lệ truyền thống của dân tộc ta từ xưa, Bác còn sáng
tạo ra những tục lệ gì? Tục lệ ấy hiện nay có ý nghĩa như thế nào?
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
Sau khi áp dụng dạy bài “ Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của
dân tộc” Lớp 9C1, năm học 2020-2021 theo chủ đề tích hợp tơi đã thu được kết
quả như sau:
Kết quả
Nội dung khảo sát
SS Giỏi
Khá

T.Bình
Y-K
Sl %
Sl %
Sl
%
Sl
%
Nêu được thế nào là truyền 36 21 58.4 15 41.6 0
0
0
0
thống tốt đẹp của dân tộc.
Nêu được một số truyền 36 20 55.6 16 44.4 0
0
0
0
thống tốt đẹp của dân tộc
18


Hiểu được thế nào là kế 36 19 52.8 17 47.2 0
0
0
0
thừa và phát huy truyền
thống tốt đẹp của dân tộc
và vì sao cần phải kế thừa,
phát huy truyền thống tốt
đẹp của dân tộc.

Xác định được những thái 36 21 58.4 15 41.6 0
0
0
0
độ, hành vi cần thiết để kế
thừa, phát huy truyền thống
tốt đẹp của dân tộc
Với kết quả khảo sát trên, so sánh với kết quả trước khi áp dụng, tôi nhận
thấy rằng những giải pháp đưa ra đã có hiệu quả, góp phần nâng cao giờ dạy.
Học sinh có hứng thú học, chủ động tiếp cận kiến thức phân mơn GDCD, khắc
phục tình trạng chán học, lười học và ngại học môn GDCD, đồng thời học sinh
hiểu thêm những kiến thức của các môn học khác. Không những vậy với việc áp
dụng vận dụng dạy học tích hợp trong dạy học mơn GDCD cịn tạo cho HS thói
quen và kĩ năng tự học, tự nghiên cứu, vận dụng, tích hợp linh hoạt kiến thức
liên mơn và đã biết khai thác những kiến thức đã có để giải quyết những vấn đề
mới. Hơn nữa vận dụng dạy học tích hợp trong mơn GDCD tạo cho người giáo
viên có thói quen ln tự mình đặt trong thử thách chinh phục kiến thức khơng
chỉ bộ mơn mình đảm nhiệm mà cịn chinh phục kiến thức mơn khoa học khác
góp phần nâng cao trình độ chun mơn - nghiệp vụ.

3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận:
Qua việc áp dụng phương pháp dạy học theo chủ đề tích hợp, tơi nhận
thấy học sinh đã biết vận dụng kiến thức các môn học: Âm nhạc, Lịch Sử, Mĩ
thuật, Ngữ Văn, Tiếng Anh để lĩnh hội kiến thức nhằm kế thừa và phát huy
những truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Đồng thời giáo dục ý thức cho học sinh
thái độ, tình cảm, lịng u nước thơng qua tiết học. Bên cạnh đó đã phát huy
được tính tích cực, chủ động, hiểu bài và hứng thú trong học tập, biết u thích
bộ mơn GDCD. Khắc phục được tính ỷ lại, rụt rè, nhút nhát của học sinh.
Thông qua tiết học học sinh được thể hiện năng khiếu, tài năng, những

hiểu biết tổng thể về các mơn học của mình. Tơi tin rằng việc vận dụng kiến
thức liên mơn giờ học sẽ khơng cịn khô khan và sẽ tạo được hứng thú bộ môn
đối với học trò.
3.2. Kiến nghị:
3.2.1. Đối với giáo viên:

19


- Khơng ngừng tự học, tìm hiểu kiến thức của các môn học khác, vận dụng vào
môn GDCD để kết quả dạy và học ngày càng cao hơn nữa.
3.2.2. Đối với nhà trường:
- Cần bổ sung thêm sách nâng cao, tư liệu tham khảo... để phục vụ dạy học
môn GDCD
- Các phương tiện dạy học như máy chiếu, ti vi, loa, đài Radio... cần được
bổ sung và đảm bảo chất lượng.
- Thường xuyên tổ chức các hoạt động sinh hoạt chun mơn theo mơn, liên
mơn để giáo viên có dịp tìm hiểu những kiến thức liên mơn....
3.2.3. Đối với Phịng giáo dục & Đào tạo
- Tổ chức thể nghiệm chuyên đề dạy học theo chủ đề tích hợp để giáo viên
được giao lưu, học hỏi kinh nghiệm, nâng cao chất lượng trong dạy học.
Trên đây là kinh nghiệm của tôi về Dạy học theo chủ đề tích hợp bài 7
“Kê thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc” môn GDCD 9. Đề
tài sẽ không tránh khỏi khiếm khuyết. Tôi rất mong được các cấp lãnh đạo
chuyên môn, đồng nghiệp xa gần góp ý bổ sung để đề tài nghiên cứu của tơi
được hồn thiện hơn.
Tơi xin chân thành cảm ơn !
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG Quảng Xương, ngày 10 tháng 04 năm 2021.
ĐƠN VỊ
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,

khơng sao chép nội dung của người khác.

Lê Thị Phương

Lê Tiến Hùng

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật Giáo dục năm 2019 (Sửa đổi bổ sung).
2. Tranh ảnh tìm kiếm từ mạng Internet.
3. Hướng dẫn thực hiện chuẩn KTKN môn GDCD THCS – NXBGD.
4. Tranh vẽ của học sinh trường THCS Nguyễn Du về truyền thống tốt
đẹp của dân tộc
5. Sản phẩm hoạt động học của học sinh trường THCS Nguyễn Du
6. Hình ảnh về hoạt động của giáo viên và học sinh trường THCS
Nguyễn Du thể hiện kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc
7. Sách giáo khoa GDCD lớp9- NXBGD

20


TRÍCH DẪN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Điều 30, Luật Giáo dục năm 2019 (Sửa đổi bổ sung).
[2]. Tranh ảnh tìm kiếm từ mạng Internet.
[3]. Hướng dẫn thực hiện chuẩn KTKN môn GDCD THCS – NXBGD.
[4]. Tranh vẽ của học sinh trường THCS Nguyễn Du về truyền thống tốt
đẹp của dân tộc
[5]. Sản phẩm hoạt động học của học sinh trường THCS Nguyễn Du
[6]. Hình ảnh về hoạt động của giáo viên và học sinh trường THCS
Nguyễn Du thể hiện kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc
[7]. Sách giáo khoa GDCD lớp9- NXBGD


DANH MỤC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH
NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN, TỈNH VÀ CÁC
CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Lê Tiến Hùng
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên, trường THCS Nguyễn Du

TT

1.

Tên đề tài SKKN

Cấp đánh giá xếp
loại
(Ngành GD cấp
huyện/tỉnh; Tỉnh...)

Sử dụng phương pháp trò Huyện, tỉnh

Kết quả
đánh giá
xếp loại
(A, B, hoặc
C)

Năm học
đánh giá xếp
loại


Huyện A 2005- 2006
21


chơi trong giảng dạy GDCD
2.

lớp 6
Nâng cao ý thức pháp luật Huyện, tỉnh

3.

cho học sinh THCS
Sử dụng kĩ thuật dạy học Huyện, tỉnh
mảnh ghép, khăn phủ bàn

Tỉnh B
Huyện A 2013- 2014
Tỉnh B
Huyện A 2017- 2018
Tỉnh B

trong bài: Quyền được bảo
vệ, chăm sóc và giáo dục của
trẻ em Việt Nam - GDCD
lớp 7

22



MỤC LỤC
TT
1

NỘI DUNG
MỞ ĐẦU

Trang
1

1.1

Lý do chọn đề tài

1

1.2
1.3
1.4
2
2.1
2.2
2.3

Mục đích nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu
NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm

Thực trạng vấn đề nghiên cứu
Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
2.3.1 Tìm hiểu những truyền thống tốt đẹp của dân tộc
2.3.2 Giữ gìn truyền thống tốt đẹp của dân tộc
2.3.3 Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
2.3.4 Giới thiệu truyền thống tốt đẹp của dân tộc với bạn bè

1
2
2
2
2
3
4
4
4
4
4

thế giới.
2.3.5 Tổ chức giờ dạy vận dụng kiến thức liên môn
2.3.6. Nội dung kiến thức các môn vận dụng
Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
Kết luận
Kiến nghị

5
6
19

20
20
20

2.4
3
3.1
3.2

23



×