Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (161.57 KB, 21 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>
<b>MỞ ĐẦU</b>
1.1. Đặt vấn đề: Ngày nay, việc vi phạm hành chính xảy ra trên nhiều địa bàn, hầu
hết tập trung vào các nơi dân cư đông đúc. Để hiểu thêm về luật, nhóm chúng em tiến
hành nghiên cứu, thảo luận về đề tài “vi phạm hành chính và xử lý vi phạm hành chính”.
1.2. Mục đích, yêu cầu:
1.2.1. Mục đích: Trang bị kiến thức cơ bản về pháp luật. Biết và hiểu rõ thêm về vấn đề
“vi phạm hành chính và xử lý vi phạm hành chính”, nhằm áp dụng vào thực tiễn, tránh vi
phạm các luật hành chính.
1.2.2. Đối tượng nghiên cứu: Tồn thể cơng dân Việt Nam nói chung và các bạn đang
tham gia học bộ mơn pháp luật đại cương nói riêng.
1.2.3. Phương pháp nghiên cứu: Dựa trên cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn, dựa trên các tài
liệu được ban hành, các Bộ Luật hành chính, …
1.2.4. Phạm vi nghiên cứu: Trong giai đoạn hiện nay. Xoay quanh đề tài “vi phạm hành
chính và xử lý vi phạm hành chính”
1.2.5. Kết quả nghiên cứu: Qua q trình nghiên cứu đề tài “vi phạm hành chính và xử lý
vi phạm hành chính”, chúng ta hiểu rõ hơn phần nào về:
Nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính
Các hình thức xử lý vi phạm hành chính
Các biện pháp khắc phục hậu quả
Các biện pháp xử lý hành chính khác
<i><b>1. Khái niệm luật Hành chính</b></i>
Luật hành chính là hệ thống các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành điều chỉnh
những quan hệ xã hội mang tính chấp hành và điều hành phát sinh trong hoạt động của các cơ
quan nhà nước hay tổ chức xã hội được nhà nước trao quyền thực hiện chức năng quản lý nhà
nước trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội.
<i><b>2. Đối tượng điều chỉnh của luật Hành chính</b></i>
Đối tượng điều chỉnh là những quan hệ xã hội mang tính chấp hành và điều hành phát
sinh giữa các chủ thể tham gia hoạt động của nhà nước. Chia làm ba nhóm:
- Các quan hệ quản lý phát sinh trong quá trình các cơ quan hành chính nhà nước
thực hiện hoạt động chấp hành điều hành trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
- Các quan hệ quản lý phát sinh trong quá trình các cơ quan hành chính nhà nước
xây dựng và củng cố chế độ công tác nội bộ, nhằm ổn định tổ chức, hồn thành
chức năng và nhiệm vụ của mình.
- Các quan hệ quản lý phát sinh trong quá trình cá nhân và tổ chức được nhà nước
trao quyền thực hiện hoạt động quản lý hành chính nhà nước.
<i><b>3. Phương pháp điều chỉnh của luật Hành chính</b></i>
Luật Hành chính khi điều chỉnh các quan hệ xã hội mang tính điều hành và chấp hành nên
sử dụng phương pháp mệnh lệnh, phục tùng.
Trong trường hợp đặc biệt, Luật Hành chính trong việc ban hành các quyết định, hợp
đồng thì sử dụng phương pháp thỏa thuận.
<b>II.</b> <b>NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA LUẬT HÀNH CHÍNH</b>
Quan hệ pháp luật hành chính là các quan hệ xã hội phát sinh trong chấp hành - điều hành,
giữa một bên mang quyền lực nhà nước có chức năng quản lý hành chính và một bên là đối
tượng quản lý.
<i><b>2. Cơ quan hành chính nhà nước </b></i>
Cơ quan hành chính nhà nước là một bộ phận của bộ máy nhà nước, do nhà nước lập ra để
thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà nước.
Vi phạm hành chính là vi phạm do cá nhân, tổ chức thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý
xâm phạm các quy tắc quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm hình sự và theo quy định
của pháp luật phải bị xử lý hành chính.
Vi phạm hành chính gồm : vi phạm luật giao thông, vi phạm chế độ đăng kí kinh doanh, vi
phạm chế độ kế tốn thống kê, vi phạm pháp luật về thuế và các khoảng phạt về vi phạm hành
chính theo quy định của pháp luật (TT134 về thi hành luật thuế TNDN )
Vi phạm pháp luật là một hiện tượng nguy hiểm, tác động tiêu cực đến các mặt của đời
sống xã hội, làm mất ổn định xã hội. Một vi phạm pháp luật được nhận diện, đánh giá và là cơ
sở để truy cứu trách nhiệm pháp lý là nhờ có cấu thành cơ bản xác định. Nó bao gồm các yếu
tố: Mặt khách quan, mặt chủ quan, chủ thể và khách thể của vi phạm pháp luật. Thiếu một
trong những yếu tố này thì sẽ khơng tồn tại một vi phạm pháp luật trong thực tế. Việc xác
định từng bộ phận này là cơ sở quan trọng để truy cứu trách nhiệm pháp lý, nhờ đó mà tìm ra
được mối quan hệ giữa chúng với nhau, xác định được các biện pháp trách nhiệm pháp lý
tương ứng, tìm ra nguyên nhân của vi phạm pháp luật, và còn đánh giá được mức độ nguy
hiểm của hành vi vi phạm pháp luật. Vì vậy mà ta có thể thấy việc phân tích các yếu tố làm cơ
sở để đánh giá mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi vi phạm pháp luật là rất quan trọng.
<i><b>2. Đặc điểm vi phạm hành chính</b></i>
Hành vi trái pháp luật xâm phạm các quy tắc quản lý nhà nước: Tổ chức, cá nhân đó thực
hiện hoặc thực hiện không đúng yêu cầu mà pháp luật về quản lý hành chính nhà nước đưa ra.
Hành vi đó do cá nhân, tổ chức thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý: Chủ thể thực hiện hành
vi vi phạm hành chính trong trạng thái có đủ khả năng nhận thức được hành vi đó là trái pháp
luật hành chính nhưng vẫn cố ý thực hiện hoặc do quá tự tin, cẩu thả trong xử sự dẫn đến hành
vi trái pháp luật về quản lí hành chính nhà nước xảy ra (đối với tổ chức- yếu tố lỗi phải được
xác định ở từng con người cụ thể ).
Hành vi đó được pháp luật quy định phải bị xử lý hành chính: Chỉ có Quốc hội, Ủy ban
thường vụ quốc hội và Chính phủ mới có quyền ban hành văn bản pháp luật quy định về vi
phạm hành chính và các biện pháp xử lý đối với vi phạm hành chính.
- Ủy ban thường vụ quốc hội quy định về vi phạm hành chính, hình thức, biện pháp
đối với vi phạm hành chính trong các pháp lệnh.
- Chính phủ quy định về các quy phạm hành chính, hình thức biện pháp xử lý đối
với quy phạm hành chính trong các nghị định.
<b>IV. XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH</b>
<i><b>1. Nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính</b></i>
Mọi vi phạm hành chính phải được phát hiện kịp thời và phải bị đình chỉ ngay. Việc xử lý
vi phạm hành chính phải được tiến hành nhanh chóng, công minh, triệt để. Mọi hậu quả do vi
phạm hành chính gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật.
Các cá nhân, tổ chức chỉ bị xử phạt hành chính khi có vi phạm hành chính do pháp luật
quy định.
Việc xử lý vi phạm hành chính phải do người có thẩm quyền tiến hành theo đúng quy
Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt hành chính một lần.Nhiều người cùng
thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì mỗi người vi phạm đều bị xử phạt.Một người
thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm.
Việc xử lý vi phạm hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm, nhân thân
người vi phạm và những tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng để quyết định hình thức, biện pháp xử
lý thích hợp.
Khơng xử lý vi phạm hành chính trong các trường hợp thuộc tình thế cấp thiết, phịng vệ
chính đáng, sự kiện bất ngờ hoặc vi phạm hành chính trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc
các bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.
<i><b>2. Thời hiệu xử lý vi phạm hành chính.</b></i>
Hai năm đối với vi phạm hành chính trong các lĩnh vực tài chính, chứng khốn, sở hữu trí
tuệ, xây dựng, mơi trường, an tồn và kiểm sốt bức xạ, nhà ở, đất đai, đê điều, xuất bản, xuất
khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh hoặc vi phạm hành chính là hành vi bn lậu, sản xuất,
buôn bán hàng giả.
Đối với cá nhân bị khởi tố, truy tố hoặc có quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục tố
tụng hình sự mà có quyết định đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án thì bị xử lý hành chính
nếu hành vi có dấu hiệu vi phạm hành chính, thời hiệu xử ly vi phạm hành chính là 3 tháng kể
từ ngày người có thẩm quyền xử lý nhận được quyết định đình chỉ và hồ sơ vi phạm.
Trong thời hạn nêu trên nếu cá nhân, tổ chức gây ra vi phạm hành chính mới hoặc
cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt thì khơng áp dụng thời hiệu nêu trên.
<i><b>3. Các hình thức xử lý vi phạm hành chính </b></i>
Xử lý vi phạm hành chính bao gồm xử phạt vi phạm hành chính và các biện pháp xử lý
hành chính khác.
a) Xử phạt vi phạm hành chính
Xử phạt vi phạm hành chính được áp dụng đối với cá nhân tổ chức có hành vi cố ý vi
phạm các quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy
định của pháp luật phải bị xử phạt hành chính.
Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính
<i>Cảnh cáo</i> là hình thức xử phạt chính áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành
chính nhỏ, lần đầu, có tình tiết giảm nhẹ; hoặc đối với mọi hành vi vi phạm hành chính
do người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện. Cảnh cáo được
quyết định bằng văn bản đó là <i>Quyết định xử phạt vi phạm hành chính.</i>
<i>Phạt tiền </i>là hình thức xử phạt chính áp dụng cho những trường hợp khơng áp dụng
hình thức cảnh cáo. Căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm cụ thể, mức phạt tiền từ
10.000đ đến 500.000.000đ (Điều 14 Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính).
<i>Hình thức phạt bổ sung</i>
- Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề. Trong thời gian bị tước
quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, cá nhân, tổ chức không được tiến
hành các hoạt động ghi trong giấy phép, chứng chỉ hành nghề.
Ngồi các hình thức xử phạt chính và hình thức bổ sung đã nêu ở trên thì các nhân, tổ
chức vi phạm hành chính cịn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả
sau đây.
Buộc khơi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra hoặc
buộc tháo dỡ cơng trình xây dựng trái phép;
Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ơ nhiễm mơi trường, lây lan dịch bệnh
do vi phạm hành chính gây ra;
Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tái xuất hàng hóa, vật phẩm, phương tiện;
Buộc tiêu hủy vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật ni và cây trồng, văn hóa
phẩm độc hại
Các biện pháp khắc phục hậu quả khác do người có thẩm quyền quyết định áp dụng theo
quy định của Chính phủ .
Người nước ngồi vi phạm hành chính cịn có thể bị xử phạt trục xuất. Trục xuất được áp
dụng là hình thức xử phạt chính hoặc xử phạt bổ sung trong từng trường hợp cụ thể.
c) Các biện pháp xử lý hành chính khác
Các biện pháp xử lý hành chính khác được áp dụng đối với cá nhân có hành vi vi
phạm pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội nhưng chưa đến mức truy cứu trách
nhiệm hình sự (khơng áp dụng đối với người nước ngồi ).
Các biện pháp xử lý hành chính khác bao gồm:
Giáo dục tại xã, phường, thị trấn;
Đưa vào trường giáo dưỡng;
Đưa vào cơ sở giáo dục;
Đưa vào cơ sở chữa bệnh;
Quản chế hành chính.
<i><b>4. Thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính</b></i>
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. cấp huyện, cấp xã hoặc cấp tương đương;
Công an nhân dân; Bộ đội biên phòng; Cảnh sát biển;
Cơ quan thi hành án dân sự.
<i><b>5. Nguyên tắc xác định thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính</b></i>
Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong các
lĩnh vực quản lý nhà nước ở địa phương.
Trong trường hợp vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền xử phạt của nhiều người, thì
việc xử phạt do người thụ lý đầu tiên thực hiện.
Trong trường hợp phạt tiền, thẩm quyền xử phạt được xác định căn cứ vào mức tối đa của
khung tiền phạt quy định đối với từng hành vi vi phạm cụ thể.
Trong trường hợp xử phạt một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính thì
thẩm quyền xử phạt được xác định theo nguyên tắc sau đây:
- Nếu hình thức, mức xử phạt được quy định đối với từng hành vi đều thuộc thẩm
quyền của người xử phạt, thì thẩm quyền xử phạt vẫn thuộc người đó
- Nếu hình thức, mức xử phạt được quy định đối với một trong các hành vi vượt quá
thẩm quyền của người xử phạt, thì người đó phải chuyển vụ vi phạm đến cấp có
thẩm quyền xử phạt
- Nếu các hành vi thuộc thẩm quyền xử phạt của nhiều người thuộc các ngành khác
<i><b>6. Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính và thi hành quyết định xử phạt.</b></i>
6.1) Đình chỉ hành vi vi phạm hành chính
Khi phát hiện vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử lý phải ra lệnh đình chỉ ngay
hành vi vi phạm hành chính.
6.2) Thủ tục đơn giản
Trong trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 5.000 đồng đến 100.000 đồng thì
người có thẩm quyền xử phạt ra quyết định xử phạt tại chỗ.
Trường hợp phạt tiền thì trong quyết định phải ghi rõ mức tiền phạt. Cá nhân, tổ chức vi
phạm có thể nộp tiền phạt tại chỗ cho người có thẩm quyền xử phạt; trong trường hợp nộp
tiền phạt tại chỗ thì được nhận biên lai thu tiền phạt.
6.3) Lập biên bản về vi phạm hành chính
Khi phát hiện vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực quản lý của mình, người có thẩm quyền
xử phạt đang thi hành công vụ phải kịp thời lập biên bản, trừ trường hợp xử phạt theo thủ tục
đơn giản.
Vi phạm hành chính xảy ra trên tàu bay, tàu biển thì người chỉ huy tàu bay, tàu biển có
trách nhiệm lập biên bản để chuyển cho người có thẩm quyền xử phạt khi tàu bay, tàu biển về
đến sân bay, bến cảng.
Trong biên bản về vi phạm hành chính phải ghi rõ ngày, tháng, năm, địa điểm lập biên
bản; họ, tên, chức vụ người lập biên bản; họ, tên, địa chỉ, nghề nghiệp người vi phạm hoặc
Biên bản phải được lập thành ít nhất hai bản; phải được người lập biên bản và người vi
phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm ký; nếu có người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại
diện tổ chức bị thiệt hại thì họ cùng phải ký vào biên bản; trong trường hợp biên bản gồm
nhiều tờ, thì những người được quy định tại khoản này phải ký vào từng tờ biên bản. Nếu
người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm, người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ
chức bị thiệt hại từ chối ký thì người lập biên bản phải ghi rõ lý do vào biên bản.
6.4) Biên bản lập xong phải được giao cho cá nhân, tổ chức vi phạm một bản; nếu vụ
vi phạm vượt quá thẩm quyền xử phạt của người lập biên bản thì người đó phải
gửi biên bản đến người có thẩm quyền xử phạt.
Trong trường hợp cần có thêm thời gian để xác minh, thu thập chứng cứ thì người có
thẩm quyền phải báo cáo thủ trưởng trực tiếp của mình bằng văn bản để xin gia hạn; việc gia
hạn phải bằng văn bản, thời hạn gia hạn không được quá ba mươi ngày.
Quá thời hạn nói trên, người có thẩm quyền xử phạt không được ra quyết định xử phạt,
trừ trường hợp xử phạt trục xuất; trong trường hợp không ra quyết định xử phạt thì vẫn có thể
áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả và tịch thu tang vật vi phạm hành chính thuộc loại
cấm lưu hành.
Người có thẩm quyền xử phạt nếu có lỗi trong việc để quá thời hạn mà không ra quyết
định xử phạt thì bị xử lý theo quy định.
Khi quyết định xử phạt một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính, thì người
Trong quyết định xử phạt phải ghi rõ ngày, tháng, năm ra quyết định; họ, tên, chức vụ của
người ra quyết định; họ, tên, địa chỉ, nghề nghiệp của người vi phạm hoặc tên, địa chỉ của tổ
chức vi phạm; hành vi vi phạm hành chính; những tình tiết liên quan đến việc giải quyết vụ vi
phạm; điều, khoản của văn bản pháp luật được áp dụng; hình thức xử phạt chính, hình thức xử
phạt bổ sung (nếu có), các biện pháp khắc phục hậu quả (nếu có); thời hạn, nơi thi hành quyết
định xử phạt và chữ ký của người ra quyết định xử phạt.
Trong quyết định xử phạt cũng phải ghi rõ cá nhân, tổ chức bị xử phạt nếu không tự
nguyện chấp hành thì bị cưỡng chế thi hành; quyền khiếu nại, khởi kiện đối với quyết định xử
phạt hành chính theo quy định của pháp luật.
Quyết định xử phạt có hiệu lực kể từ ngày ký, trừ trường hợp trong quyết định quy định
ngày có hiệu lực khác.
Quyết định xử phạt được gửi cho cá nhân, tổ chức bị xử phạt và cơ quan thu tiền phạt
trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày ra quyết định xử phạt.
6.5) Thủ tục phạt tiền
Việc phạt tiền trên 100.000 đồng phải theo đúng quy định tại Điều 55 và Điều 56 của
Pháp lệnh này.
tiền phạt có thể giảm xuống, nhưng không được giảm quá mức tối thiểu của khung tiền phạt;
nếu có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể tăng lên nhưng khơng được vượt q mức
tối đa của khung tiền phạt.
Trong trường hợp chỉ áp dụng hình thức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức vi phạm, thì
người có thẩm quyền xử phạt có quyền tạm giữ giấy phép lưu hành phương tiện hoặc giấy
phép lái xe hoặc giấy tờ cần thiết khác có liên quan cho đến khi cá nhân, tổ chức đó chấp hành
xong quyết định xử phạt. Nếu cá nhân, tổ chức vi phạm khơng có những giấy tờ nói trên, thì
người có thẩm quyền xử phạt có thể tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm.
Cá nhân, tổ chức bị phạt tiền phải nộp tiền phạt và được nhận biên lai thu tiền phạt.
Tiền phạt thu được phải nộp vào ngân sách nhà nước qua tài khoản mở tại Kho bạc nhà
nước.
Chính phủ quy định việc quản lý biên lai thu tiền phạt và tiền nộp
6.6) Thủ tục tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề
Khi tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, người có thẩm quyền xử phạt
thu giữ giấy phép, chứng chỉ hành nghề được ghi trong quyết định xử phạt và thông báo ngay
cho cơ quan đã cấp giấy phép, chứng chỉ hành nghề đó biết.
Khi hết thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề ghi trong quyết định
xử phạt, người có thẩm quyền xử phạt giao lại giấy phép, chứng chỉ hành nghề cho cá nhân, tổ
chức đã bị tước giấy phép, chứng chỉ hành nghề đó.
Khi phát hiện giấy phép, chứng chỉ hành nghề được cấp khơng đúng thẩm quyền hoặc có
nội dung trái pháp luật thì người có thẩm quyền xử phạt phải tiến hành thu hồi ngay, đồng
thời báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền biết.
6.7) Thủ tục tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính
Trong trường hợp cần niêm phong tang vật, phương tiện vi phạm thì phải tiến hành ngay
trước mặt người bị xử phạt hoặc đại diện tổ chức bị xử phạt và người chứng kiến; nếu người
<b>V.</b> <b> NHỮNG HIỆN TRẠNG THỰC TIỄN VÀ HƯỚNG GIẢI QUYẾT.</b>
<i><b>1. Tình huống 1: Vấn đề về môi trường.</b></i>
Tháng 9/2008, Bộ tài nguyên môi trường phát hiện Công ty TNHH Vedan Việt Nam gây
ô nhiễm môi trường nước trên sông Thị Vải (Đồng Nai).
Cấu thành vi phạm pháp luật
Mặt khách quan: Hành vi nguy hiểm: sả trực tiếp lượng lớn (45000m3/1tháng) nước thải
bẩn chưa qua xử lý ra sông gây hậu quả nghiêm trọng cho môi trường và con người trong thời
gian dài (từ 1994). Đây là hành vi trái pháp luật hành chính.
Mặt khách thể: Công ty đã xâm hại đến các quy tắc quản lý nhà nước, vi phạm trật tự
quản lý nhà nước, làm tổn hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.
Mặt chủ quan:
-Lỗi: cố ý trực tiếp. Công ty Vedan khi thực hiện hành vi này thì nhận thấy trước hậu quả, tuy
khơng muốn nhưng vẫn để xảy ra hậu quả.
-Mục đích: nhằm giảm bớt chi phí xử lý nước thải.
Mặt chủ thể vi phạm: Cơng ty Vedan có đầy đủ trách nhiệm pháp lý khi thực hiện vì là
một cơng ty có sự đầu tư - 100% vốn của Đài Loan; Có giấy phép hoạt động
<i><b>2. Tình huống 2: Vấn đề về an tồn giao thơng.</b></i>
Lúc 8h sáng ngày 30/4 2011, Chị Kim Dung trên đường đi học. Vì lo sợ bị tr64 giờ học
Phân tích dấu hiệu pháp lý của vi phạm này
Đây là hành vi của cá nhân, thực hiện một cách vô ý (do nguyên nhân chủ quan)
Vi phạm các quy định của luật giao thông đường bộ do nhà nước quy định
Không đến mức bị quy là tội phạm hình sự, được quy định cụ thể trong luật hình sự
Theo quy định của luật giao thông đường bộ, theo quy định của nghị định 34 của chính
phủ về xử phạt người vi phạm luật giao thơng đường bộ thì hành vi của kim dung bị xử phạt
hành chính là 150 nghìn đồng.
Mặt khách quan : có thể gây tai nạn cho những người tham giao thông đi ngược chiều
Mặt khách thể: vi phạm những quy tắc xử sự, quy định trong luật giao thông đường bộ
Mặt chủ quan : hành vi của kim dung là vô ý đi vào đường ngược chiều, với động cơ rút
ngắn thời gian đi lại nhằm mục đích đi tới trường nhanh khỏi muộn giờ học
Mặt chủ thể: chị Kim Dung, người có năng lực pháp luật hành chính, có khả năng điều
chỉnh hành vi của mình.
<i><b>3. Tình huống 3: Vấn đề mơi trường, an tồn cho cộng đồng</b></i>
Ngày 02/01/2006, Ủy ban nhân dân (UBND) xã Mỹ Hiệp ký hợp đồng số 01/HĐ-TĐ cho
thuê bến bãi bồi sông để ông Nguyễn Văn An - dân xã Mỹ Hiệp khai thác cát dọc theo bờ
sơng Latinh, xã Mỹ Hiệp. Diện tích khai thác cát là 2 ha, rộng 40m, dài 500m. Ông An có
hằng năm nộp cho ngân sách UBND 10.000.000 đồng/ha/năm để sử dụng vào phúc lợi, từ
thiện tại địa phương.
Trong các năm qua, ông An làm theo hợp đồng đã ký với UBND xã Mỹ Hiệp.
Hiện tại, ông An khai thác cát bằng máy đào tại song. Tuy nhiên ơng An khơng có giấy
phép khai thác khống sản, chỉ đưa ra hợp đồng thuê bến bãi do UBND xã Mỹ Hiệp ký, đồng
thời việc khai thác cát của hộ ông An cũng gây sạt lở, ảnh hường môi trường nơi khai thác.
Đoàn kiểm tra đã lập biên bản vụ việc và ơng An đã ký xác nhận.
Phân tích: tình huống cho thấy đã có một số tổ chức, cá nhân vi phạm như sau:
Việc Hội đồng nhân dân xã Mỹ Hiệp đã thông qua Nghị quyết 20/NQ-HĐND ngày
25/12/2005 và UBND xã Mỹ Hiệp đã ký hợp đồng số 01/HĐ-TĐ ngày 02/01/2006 ông An
khai thác thác cát là trái quy định của Luật Khống sản.
Ơng An khai thác cát khơng có giấy phép là vi phạm quy định của Luật Khoáng sản.
Trong khi khai thác cát gây sạt lở, ảnh hưởng môi trường là vi phạm Luật Bảo vệ mơi trường.
Tóm lại, việc quản lý tài ngun khống sản ở cấp cơ sở chưa được chú trọng nhưng có
sự vượt thẩm quyền để việc khai thác cát xảy ra trái luật và ảnh hưởng mơi trường. Tuy nhiên
có những nguyên nhân chủ quan và khách quan. Do vậy, cần thiết phải có biện pháp giải
quyết kịp thời, đúng đắn, đảm bảo đúng pháp luật, nhưng cũng phải vừa có tính tun truyền,
phổ biến pháp luật vừa hợp tình hợp lý để giải quyết vụ việc trên.
Hướng giải quyết:
2. Trong thời hạn 15 ngày, ông An phải khắc phục các sự cố sạt lở, ảnh hưởng môi
trường. UBND xã Mỹ Hiệp giám sát việc thực hiện khắc phục vi phạm của ơng An và có báo
cáo kết quả cho UBND huyện Phú Mỹ, Sở Tài nguyên và Môi trường và Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thơn.
3. Đồn kiểm tra Sở Tài ngun và Mơi trường sẽ báo cáo Giám đốc Sở Tài nguyên và
Môi trường để có văn bản kiến nghị UBND tỉnh Bình Định chỉ đạo một số vụ việc như sau:
Yêu cầu UBND huyện Phù Mỹ kiểm điểm UBND xã Mỹ Hiệp và các cá nhân sai phạm
trong việc cho phép ông An khai thác cát trái thẩm quyền, chậm nhất trong vòng 30 ngày kể
từ ngày UBND tỉnh ra văn bản.
Đề nghị hội đồng nhân dân huyện Phù Mỹ tổ chức hủy bỏ Nghị quyết số 20/NQ-HĐND
ngày 25/12/2005 của Hội đồng nhân dân xã Mỹ Hiệp.
Yêu cầu UBND huyện Phù Mỹ; UBND xã Mỹ Hiệp thực hiện các quy định tại Khoản 3,
điều 6 Căn cứ Nghị định số: 160/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ và hướng dẫn
thi hành Luật Khoáng sản và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản như
sau:
- Thực hiện các biện pháp quản lý, bảo vệ tài nguyên khoáng sản, môi trường; bảo đảm an
ninh, trật tự xã hội tại các khu vực có khống sản.
- Giải quyết theo thẩm quyền các thủ tục giao đất, cho thuê đất, sử dụng cơ sở hạ tầng và
các vấn đề có liên quan cho tổ chức, cá nhân được phép thăm dò, khai thác, chế biến
khoáng sản tại địa phương theo quy định của pháp luật.
- Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về khoáng sản; kiểm tra, giám sát và xử lý vi
phạm theo quy định của pháp luật.
<b>VI. VI PHẠM HÀNH CHÍNH CHƯA ĐƯỢC GIẢI QUYẾT HOẶC ĐÃ ĐƯỢC GIẢI</b>
<b>QUYẾT NHƯNG KẾT QUẢ CỊN NHỮNG VƯỚNG MẮC, TỪ ĐĨ CÓ NHU CẦU</b>
<b>PHẢI CÓ LÝ LUẬN SOI SÁNG</b>
<i><b>1. Xử phạt vi phạm hành chính: Thiếu xót</b></i>
Rõ ràng, xử phạt vi phạm hành chính chỉ áp dụng với những người có hành vi gây ra lỗi.
Nhưng thực tế, nhất là ở các địa phương đang đơ thị hóa nhanh, thì ngun nhân vi phạm
nhiều khi khơng hẳn thuộc về người dân mà do quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Các địa
phương lập quy hoạch khắp mọi nơi và lấp đầy bằng các dự án.
Theo quy định thì ở những vùng đó sẽ khơng cấp đăng ký kinh doanh, nếu kinh doanh
khơng đăng ký thì sẽ bị phạt theo Nghị định 43/2010 (trước đây là Nghị định 88). Nhưng trên
thực tế rất nhiều dự án không được triển khai, nhiều năm chưa giải phóng mặt bằng, người
dân khơng được đền bù, vẫn kiếm sống trên chính mảnh đất của mình. Thế là vi phạm luật và
bị phạt. Cơ quan quản lý phạt xong lại cho tồn tại, khơng thể cưỡng chế. Tình trạng này rất
phổ biến, nhưng lỗi không phải do người dân không muốn đăng ký kinh doanh mà không
được đăng ký kinh doanh.
Hiện nay có rất nhiều văn bản quy định về xử phạt vi phạm hành chính (chưa có con số
thống kê đầy đủ, nhưng khoảng hơn 100 văn bản). Tuy nhiên thiếu quy định xử phạt trong
một số lĩnh vực như: quản lý trật tự, tư pháp, an tồn thực phẩm... Ví dụ, vi phạm các quy
định về hành nghề luật sư phải đúng biển hiệu, dán nhãn hàng hóa khơng đúng…
Hành vi vi phạm xuất hiện ở mọi lĩnh vực nhưng quy định lại chưa theo kịp. Ví dụ, gần
đây ở các thành phố có lượng khách du lịch lớn như TPHCM, Hà Nội, Vũng Tàu, Nha Trang,
các hành vi vi phạm của người nước ngoài ngày càng tăng nhưng chưa có các quy định xử
phạt phù hợp với đối tượng này.
Tuy nhiên, ở một số lĩnh vực, dù đã có quy định về xử phạt vi phạm hành chính với đầy
đủ thẩm quyền, hình thức xử phạt, mức phạt nhưng vẫn khơng xử phạt được. Ví dụ các vi
phạm về quảng cáo do khó bắt quả tang nên hầu như khơng xử lý được.
<i><b>2. Xử phạt vi phạm hành chính: lộn xộn và chồng chéo</b></i>
Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính quy định Chủ tịch Hội đồng cạnh tranh chỉ được
xử phạt đến 70 triệu đồng là không phù hợp với Luật Cạnh tranh.
Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính khơng quy định thẩm quyền của Chánh thanh tra
tổng cục, thanh tra cục, nhưng các nghị định lại quy định. Ví dụ như Nghị định xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực tài ngun mơi trường.
Nhiều địa phương đề nghị tăng thẩm quyền cho chính quyền cấp cơ sở vì nếu thực hiện
đúng thẩm quyền theo luật định thì trong hầu hết các trường hợp vi phạm cấp cơ sở chỉ kiểm
tra, phát hiện vi phạm và lập biên bản, báo cáo cấp trên, dẫn đến tình trạng quá tải ở cấp trên.
Mặc dù quy định hiện nay đã nâng dần thẩm quyền xử phạt của cấp xã từ 500.000 lên 2 triệu
đồng, cấp huyện từ 10 triệu lên 20 triệu nhưng cấp xã vẫn khơng phạt được vì phần lớn các
hành vi vi phạm đều có mức phạt cao hơn, nên lại phải chuyển lên cấp quận, huyện. Như vậy,
quy định làm yếu đi chức năng quản lý cấp cơ sở.
Mặt khác, một hành vi vi phạm có khi lại do nhiều cơ quan cùng xử phạt: giao thông,
công an, quản lý trật tự đô thị… dẫn đến “loạn” xử phạt, công tác phối hợp giữa các lực lượng
rất yếu, quyền ai người nấy phạt, dẫn đến sự chồng chéo với nhau.
Trong nhiều quy định về xử phạt vi phạm hành chính, các mức phạt đôi khi cũng chồng
chéo nhau và không hợp lý. Chẳng hạn, Nghị định 111/2009 xử phạt trong lĩnh vực năng
lượng nguyên tử quy định mức phạt tối đa 100 triệu, nhưng Pháp lệnh chỉ quy định mức phạt
cao nhất trong an toàn bức xạ là 70 triệu đồng.
Nghị định 34/2010 quy định phạt tiền từ 20-30 triệu đồng đối với hành vi chiếm dụng
đường phố để bày bán hàng hóa… là q cao, khơng khả thi đối với những người buôn bán
nhỏ. Phần lớn những người này không có tài sản, khơng có tài khoản nên khơng thể cưỡng
chế được, cịn tịch thu phương tiện, dụng cụ thì khơng có nơi cất giữ, thủ tục thanh lý phức
tạp, mất nhiều thời gian, công sức.
Mức phạt 300.000-600.000 đồng hành vi vi phạm điều kiện vệ sinh là quá thấp đối với
nhà hàng lớn nhưng lại quá cao đối với bán hàng vỉa hè.
<b>Như vậy, thực tiễn với nhiều bất cập, chồng chéo địi hỏi cần có một khung pháp lý thống</b>
nhất, lập lại trật tự về xử phạt vi phạm hành chính, để phạt đúng người, đúng hành vi vi phạm,
phát huy hiệu quả răn đe, giáo dục, chứ không nhằm là phạt được bao nhiêu tiền, thu được
nhiều phương tiện, tháo dỡ được nhiều cơng trình xây dựng…
<i><b>3. Xử phạt vi phạm hành chính: thủ tục xử phạt chưa minh bạch</b></i>
phạt do các cơ quan chức năng chưa làm rõ thủ tục đối với người bị xử phạt, dẫn đến tâm lý bị
phạt nhưng chưa “tâm phục khẩu phục”.
Còn nhiều thủ tục chưa được hướng dẫn cụ thể. Ví dụ Pháp lệnh quy định bắt buộc phải
có chữ ký của người vi phạm trong biên bản, điều này sẽ khó thực hiện nếu đối tượng vi phạm
không chịu ký, không chịu giao tang vật.
<b>VII. NHỮNG HIỆN TRẠNG THỰC TIỄN CHỨNG TỎ SỰ HẠN CHẾ TRONG VIỆC</b>
<b>XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH NGÀY NAY</b>
<i><b>1. Trong lĩnh vực môi trường</b></i>
Trong thời gian qua, hàng loạt các vụ vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
được phát hiện với mức độ nghiêm trọng ở nhiều tỉnh, thành khác nhau trong cả nước, thể
hiện tình hình vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường ngày càng gia tăng, diễn
biến phức tạp. Vì vậy, các cơ quan có thẩm quyền đã thể hiện quyết tâm trong việc xử lý đối
với các hành vi vi phạm. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng xuất hiện nhiều vướng mắc và bất cập
của pháp luật trong việc xử lý đối với các vi phạm xảy ra. Điều này càng khẳng định thêm
tính bức thiết của việc nghiên cứu để hoàn thiện pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong
lĩnh vực bảo vệ mơi trường.
Pháp luật về xử lý vi phạm hành chính (VPHC) trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
(BVMT) hiện hành thể hiện chủ yếu bằng Nghị định số 81/2006/NĐ-CP ngày 9/8/2006 về xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ mơi trường.
a) Tình huống của cơng ty Vedan
Thực tế, việc xử lý vi phạm hành chính của Công ty Vedan (tại tỉnh Đồng Nai) vào tháng
10/2008 vừa qua của Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường đã cho thấy những vướng mắc
từ việc xác định không rõ ràng nêu trên. Khi ban hành quyết định xử lý đối với Công ty
Vedan, Thanh tra Bộ Tài ngun và Mơi trường khơng áp dụng hình thức tạm đình chỉ hoạt
động Cơng ty Vedan mà có văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai ban hành quyết
định tạm đình chỉ hoạt động Cơng ty Vedan. Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai thì cho rằng,
tạm đình chỉ là hình thức phạt bổ sung nên khơng thể ban hành quyết định vì Bộ Tài ngun
và Môi trường đã ban hành quyết định xử phạt rồi mà nguyên tắc xử phạt VPHC thì chỉ xử
phạt một lần đối với một HVVP.
Vướng mắc này lẽ ra đã không xảy ra nếu như trong Nghị định 81/2006/NĐ-CP cụ thể
hóa Điều 18 của Nghị định số 134/2003/NĐ-CP ngày 14/11/2003 về Quy định chi tiết thi
hành một số điều của Pháp lệnh Xử lý VPHC năm 2002:
Khi “tạm đình chỉ hoạt động” được xem là biện pháp ngăn chặn thì nó được áp dụng theo
thủ tục riêng độc lập với việc ban hành quyết định xử lý. Lúc này thì Chủ tịch Ủy ban nhân
dân tỉnh Đồng Nai có quyền ban hành quyết định tạm đình chỉ hoạt động đối với Công ty
Vedan mà không phải lo việc vi phạm nguyên tắc một hành vi vi phạm chỉ xử phạt một lần, vì
quyết định tạm đình chỉ hoạt động là quyết định áp dụng biện pháp ngăn chặn vi phạm hành
chính.
b) Tình huống về việc xả nước thải
Nhiều vi phạm địi hỏi phải có kết quả phân tích mẫu chất thải như các hành vi xả nước
thải, khí thải vượt tiêu chuẩn môi trường. Trong khi tiêu chuẩn môi trường quy định cho từng
loại thường có rất nhiều chỉ tiêu như tiêu chuẩn nước thải công nghiệp (37 chỉ tiêu); tiêu
chuẩn chất vơ cơ trong khí thải cơng nghiệp (19 chỉ tiêu); tiêu chuẩn chất hữu cơ trong khí
thải cơng nghiệp (109 chỉ tiêu).
Do vậy, trong thực tế, cơ quan kiểm tra, thanh tra thường căn cứ vào đặc điểm của từng
ngành sản xuất cụ thể để quyết định yêu cầu phân tích một số chỉ tiêu nhất định (ví dụ như
nước thải của ngành cơng nghiệp thực phẩm thì các chỉ tiêu được quan tâm là BOD, COD,
DO, pH, chất rắn lơ lửng và Ecolifom; ngành cơng nghiệp điện, điện tử thì quan tâm các chỉ
tiêu kim loại nặng (Hg, Pb, Cr(VI), Cr(III) và một số hóa chất đặc trưng khác như chất phóng
xạ; với cơng nghiệp dệt nhuộm thì quan tâm các chỉ tiêu màu, pH, COD, tổng Clo hữu cơ và
một số hóa chất khác được sử dụng trong quá trình sản xuất…).
Việc quyết định yêu cầu phân tích chỉ tiêu nào hồn tồn phụ thuộc vào ý chí chủ quan
của cán bộ kiểm tra, thanh tra (trình độ chun mơn hoặc do cố ý của người cán bộ) nên dễ
dẫn đến u cầu phân tích chỉ tiêu khơng phù hợp với ngành đang kiểm tra, hoặc đưa ra một
kết quả phân tích nước thải, khí thải đạt yêu cầu cho phép trong khi thực chất kết quả đó vượt
tiêu chuẩn cho phép. Điều này làm cho vi phạm bị bỏ sót.
Do vậy, địi hỏi cần phải pháp lý hóa các yêu cầu về chỉ tiêu các chất gây ô nhiễm cần
quan tâm trong từng ngành cụ thể để tránh tình trạng như đã nêu, đồng thời tạo cơ sở pháp lý
cho hoạt động thanh tra, kiểm tra được thực hiện một cách thống nhất.
Vi phạm hành chính và mối liên quan đến Luật hình sự
Hiện nay, với những cơng ty vi phạm nghiêm trọng luật bảo vệ môi trường, vi phạm nhiều
lần, hậu quả lớn, mức độ nguy hiểm cho xã hội cao phải bị xử lý trách nhiệm hình sự.
Tuy nhiên, pháp luật hình sự khơng xử lý hình sự các tổ chức, mà xử lý vi phạm hành
Sau khi ban hành quyết định xử lý đối với tổ chức cần phải tiếp tục làm rõ trách nhiệm
của các cá nhân liên quan để có hình thức xử lý thích hợp làm cơ sở cho việc truy cứu trách
nhiệm hình sự khi tiếp tục vi phạm nghiêm trọng hơn.
<i><b>2. Vi phạm hành chính về xây dựng</b></i>
hiệu quả của mức xử phạt cao, các địa phương đã phải lúng túng với việc phải chọn giữa Nghị
định 23 hay Nghị định 146 (NĐ 146/2007/NĐ-CP) vì cả hai cùng có những điều chỉnh về vi
phạm trật tự vỉa hè, lòng lề đường.
Hành vi đổ rác, xả nước thải ra đường không đúng nơi quy định, theo Nghi định 146 phạt
từ 30 - 50 nghìn đồng (điểm c, khoản 1, điều 14); trong khi theo Nghị định 23 thì hành vi này
bị phạt từ 100 - 300 nghìn đồng (khoản 1, điều 46).
Hành vi chiếm dụng hè phố, lòng đường để đặt biển hiệu, buôn bán vặt, các hoạt động
dịch vụ khác gây cản trở giao thông, làm mất mỹ quan đường phố, Nghị định 146 quy định
phạt tiền từ 50 -100 nghìn đồng,
“Xây dựng nhà, cơng trình kiên cố khác trái phép trong phạm vi đất dành cho đường bộ”
cũng chỉ phạt tiền từ 3 - 5 triệu đồng; trong khi khung phạt theo Nghị định 23 đối với các
hành vi này là từ 20 - 30 triệu đồng (khoản 2, Điều 45).
Theo ông Huỳnh Văn Hải - Chánh Thanh tra Xây dựng huyện Bình Chánh chia sẻ: Các
trường hợp bị xử phạt theo Nghị định 23 rất ít vì Nghị định này có mức xử phạt q cao.
Trong khi những người vi phạm thường là những lao động nghèo. Tuy nhiên, thời gian đầu
Xây dựng không phép trên đất nông nghiệp: Lúng túng trong xử lý
Theo Nghị định 23, nếu xây nhà trên đất nông nghiệp nhưng phù hợp quy hoạch làm đất ở
thì chủ nhà phải ngưng thi cơng để thực hiện thủ tục xin phép xây dựng. Nhưng Nghị định
105 có hiệu lực từ ngày 1/1/2010 lại quy định cơng trình phải bị tháo dỡ, khơi phục đất theo
hiện trạng.
Đó là một trong những vướng mắc mà các quận, huyện đang gặp phải. “Đang có sự chồng
chéo giữa hai văn bản, dẫn đến một hành vi nhưng lại bị phạt hai lần, chưa kể hai biện pháp
khắc phục cịn mâu thuẫn”.
của chính quyền gặp khơng ít khó khăn, cịn người dân thì khơng biết nhà mình thuộc diện
nào. Ngồi ra, đối với những trường hợp vi phạm xảy ra trước 1/5/2009 (thời điểm Nghị định
23 có hiệu lực), nhưng phát hiện sau ngày này thì cũng chưa biết phải xử lý theo hướng nào.
Theo ông Nguyễn Tấn Bền - Giám đốc Sở Xây dựng TP.HCM, TP đang nghiên cứu để
triển khai việc miễn cấp phép xây dựng đối với những cơng trình xây dựng trên đất nơng
nghiệp khác nhằm mục đích phục vụ nông nghiệp. Cụ thể, cho phép chủ đầu tư thay đổi thiết
kế mà không phải điều chỉnh giấy phép xây dựng đối với trường hợp thay đổi thiết kế sau khi
được cấp phép xây dựng mà không thay đổi quy mơ cơng trình, mật độ xây dựng, chiều cao,
hệ số sử dụng đất…
<b>KẾT LUẬN</b>
Đất nước ta đang trong quá trình cơng nghiệp hóa hiên đại hóa và xây dưng nền kinh tế
Việc áp dụng đúng pháp luật nói chung và pháp luật về xử phạt hành chính nói riêng sẽ
góp phần tích cực vào q trình đổi mói đất nước, bảo vệ trật tự, an ninh xã hội, tăng cường
hiệu lực, hiệu quả của quản lý nhà nước, đảm bảo cho quá trình đổi mới đất nước thành cơng.
Ngồi ra việc này cịn tạo ra một động lực, một tiền đề để các doanh nghiệp làm ăn chân
chính có ý thức hơn trong đáu tranh bảo vệ thương hiệu hiệu của mình cũng như đấu tranh với
những hành vi không lành mạnh trong xây dựng và phát triển thương hiệu, cùng nhau tạo ra
một môi trường phát triển bền vững, minh bạch và công bằng cho cộng đồng các doanh
nghiệp.
cho các vi phạm trong các trường hợp, để từ đó có thể ngăn chặn và ý thức rõ khi thực hiện
luật hành chính.
Mọi cơng dân Việt Nam, trong đó đăc biệt là thế hệ trẻ - học sinh, sinh viên cần có ý thức
cao trong việc chấp hành tốt pháp luật nói chung và luật hành chính nói riêng, trang bị cho
mình những kiến thức,nhưng hiểu biết về pháp luật, tuyên truyền để mọi người nắm rõ luật
hành chính và những hậu quả của vi phạm hành chính đối với xã hội.