Tải bản đầy đủ (.pdf) (170 trang)

Giáo trình nhập môn Thương mại điện tử: Phần 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.33 MB, 170 trang )

NHẬP MÔN
THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

Biên soạn:

PGS.TS. Trần Văn Tùng
ThS. Lê Quyết Tâm
ThS. Lê Bá Hải

Ấn bản 2020



MỤC LỤC

I

MỤC LỤC
BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ THƯƠNG MẠI THƯƠNG MẠI .............................. 6
1.1 KHÁI NIỆM CHUNG VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ ............................... 7
1.2 ĐẶC ĐIỂM, PHÂN LOẠI THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ ............................ 14
1.3 LỢI ÍCH VÀ HẠN CHẾ CỦA THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ ........................ 18
1.4 ẢNH HƯỞNG CỦA THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ ..................................... 21
1.5 CƠ SỞ VẬT CHẤT, KỸ THUẬT VÀ PHÁP LÝ ĐỂ PHÁT TRIỂN THƯƠNG
MẠI ĐIỆN TỬ ........................................................................................ 24
1.6 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRÊN THẾ GIỚI
VÀ VIỆT NAM ........................................................................................ 32
TÓM TẮT BÀI 1 ................................................................................. 37
CÂU HỎI ƠN TẬP............................................................................... 38
BÀI TẬP............................................................................................ 38
TÌNH HUỐNG .................................................................................... 38


BÀI 2: ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG DOANH NGHIỆP ..... 39
2.1 XÂY DỰNG HỆ THỐNG WEBSITE THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG
DOANH NGHIỆP .................................................................................... 40
2.2 THÍCH HỢP HỆ THỐNG THANH TOÁN ĐIỆN TỬ CHO WEBSITE
THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ .......................................................................... 58
2.3 TÍCH HỢP CÁC ỨNG DỤNG QUẢN LÝ VÀO HỆ THỐNG WEBSITE
THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ .......................................................................... 68
2.4 XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH ĐIỆN TỬ .............................. 78
TÓM TẮT BÀI 2 ............................................................................... 108
CÂU HỎI ÔN TẬP............................................................................. 109
BÀI TẬP.......................................................................................... 109


II

MỤC LỤC

TÌNH HUỐNG .................................................................................. 109
BÀI 3: GIAO DỊCH ĐIỆN TỬ ............................................................... 110
3.1 HỢP ĐỒNG ĐIỆN TỬ .................................................................. 111
3.2 THANH TOÁN ĐIỆN TỬ ........................... ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED.
3.3 CHỮ KÝ SỐ VÀ DỊCH VỤ CHỨNG THỰC CHỮ KÝ SỐ ...................... 145
TÓM TẮT BÀI 3 ............................................. ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED.
CÂU HỎI ÔN TẬP ............................................................................. 151
BÀI TẬP ......................................................................................... 151
TÌNH HUỐNG .................................................................................. 151
BÀI 4: MARKETING ĐIỆN TỬ ............................................................. 152
4.1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG ............................................................. 153
4.2 ỨNG DỤNG MARKETING ĐIỆN TỬ TRONG DOANH NGHIỆP ......... 177
4.3 ỨNG DỤNG MARKETING ĐIỆN TỬ TRONG HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP

KHẨU ............................................................. ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED.2
TÓM TẮT BÀI 4 ................................................................................ 203
CÂU HỎI ƠN TẬP ............................................................................. 204
BÀI TẬP .......................................................................................... 204
TÌNH HUỐNG .................................................................................. 204
BÀI 5: RỦI RO VÀ PHÒNG TRÁNH RỦI RO TRONG THƯƠNG MẠI ĐIỆN
TỬ ......................................................................................................... 205
5.1 TỔNG QUAN VỀ AN TỒN VÀ PHỊNG TRÁNH RỦI RO TRONG
THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ ................................. 20ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED.
5.2 RỦI RO CHÍNH TRONG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ .... ERROR! BOOKMARK NOT
DEFINED.8

5.3 XÂY DỰNG KẾ HOẠCH AN NINH CHO THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ ...... 231
TÓM TẮT BÀI 5 ................................................................................ 242


MỤC LỤC

III

CÂU HỎI ÔN TẬP.......................................... ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED.
BÀI TẬP....................................................... ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED.
TÌNH HUỐNG ............................................... ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED.
BÀI 6: LUẬT ĐIỀU CHỈNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ .............................. 244
6.1 KHÁI QUÁT KHUNG PHÁP LÝ VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRÊN THẾ
GIỚI................................................................................................... 245
6.2 KHUNG PHÁP LÝ VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ CỦA MỘT SỐ NƯỚC VÀ
KHU VỰC ............................................................................................ 247
6.3 NHỮNG QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ ....... 256
6.4 KHUNG PHÁP LÝ VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ CỦA VIỆT NAM ........ 257

TÓM TẮT BÀI 6 ............................................................................... 123
CÂU HỎI ÔN TẬP............................................................................. 124
BÀI TẬP.......................................................................................... 124
TÌNH HUỐNG .................................................................................. 124
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................... 124


IV

HƯỚNG DẪN

HƯỚNG DẪN
MƠ TẢ MƠN HỌC
Học phần Nhập mơn Thương mại điện tử được thiết kế để trang bị những kiến
thức khái quát về các vấn đề cơ bản của lĩnh vực thương mại điện tử, bao gồm:


Tổng quan về thương mại điện tử;



Ứng dụng thương mại điện tử trong doanh nghiệp;



Các cơng cụ và phương tiện trong giao dịch điện tử;



Marketing điện tử và ứng dụng Marketing điện tử trong doanh nghiệp;




Rủi ro và phịng tránh rủi ro trong thương mại điện tử;



Các quy định và luật trong lĩnh vực thương mại điện tử.

Từ những kiến thức cơ bản này, sinh viên có thể hiểu; trình bày và giải thích
được những vấn đề cơ bản về thương mại điện tử hiện nay trước khi các em tham
gia vào các hoạt động thương mại điện tử sau này.

NỘI DUNG MÔN HỌC
Bài 1. Tổng quan về thương mại điện tử. Bài đầu cung cấp cho sinh viên
những kiến thức nền tảng về thương mại điện tử bao gồm khái niệm; đặc điểm,
phân loại; lợi ích và hạn chế; tác động của thương mại điện tử đến các hoạt động
khác của doanh nghiệp cũng như quá trình phát triển thương mại điển từ trên trên
thế giới và Việt Nam
Bài 2. Ứng dụng thương mại điện tử trong doanh nghiệp. Bài này trình bày
khái quát về Xây dựng hệ thống website thương mại điện tử trong doanh nghiệp ;
Tính hợp hệ thống thanh toán điện tử cho website thương mại điện tử ; Tích hợp các
ứng dụng quản lý vào hệ thống website thương mại điện tử; Một số mơ hình website
thương mại điện tử và website bán hàng điển hình và Xây dựng kế hoạch kinh
doanh điện tử.


HƯỚNG DẪN

V


Bài 3. Giao dịch điện tử. Bài này trình bày những vấn đề cơ bản về Hợp đồng
điện tử; Thanh toán điện tử và Chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ kỹ số.
Bài 4. Marketing điện tử. Bài này trình bày những vấn đề cơ bản về Những vần
đề chung về Marketing điện tử; Ứng dụng marketing điện tử trong doanh nghiệp và Một
số công cụ thực hiện và triển khai Marketing online trong Thương mại điện tử.

Bài 5. Rủi ro và phòng tránh rủi ro trong thương mại điện tử. Bài này trình
bày tổng quan về an tồn và phịng tránh rủi ro trong thương mại điện tử; Rủi ro chính
trong thương mại điện tử và Xây dựng kế hoạch an ninh cho thương mại điện tử.

Bài 6. Luật điều chỉnh thương mại điện tử. Bài này cung cấp kiến thức tổng
quát về khung pháp lý về thương mại điện tử trên thế giới; Khung pháp lý về thương
mại điện tử của một số nước và khu vực; Những quy định liên quan đến thương mại
điện tử và Khung pháp lý về thương mại điện tử của Việt Nam

KIẾN THỨC TIỀN ĐỀ
Học phần Nhập môn Thương mại điện tử khơng u cầu sinh viên có kiến thức
tiền đề về thương mại điện tử.

YÊU CẦU MÔN HỌC
Người học phải dự học đầy đủ các buổi lên lớp, đọc tài liệu giảng dạy trước khi
lên lớp và làm bài tập đầy đủ ở nhà.

CÁCH TIẾP NHẬN NỘI DUNG MƠN HỌC
Để học tốt mơn này, người học cần ơn tập các bài đã học, trả lời các câu hỏi và
làm đầy đủ bài tập, đọc trước bài mới và tìm thêm các thơng tin liên quan đến bài
học.



VI

HƯỚNG DẪN

Đối với mỗi bài học, người học đọc trước mục tiêu và tóm tắt bài học, sau đó đọc
nội dung bài học. Kết thúc mỗi ý của bài học, người học phải trả lời câu hỏi ôn tập.
Kết thúc toàn bộ bài học, người học phải làm các bài tập.

PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ MƠN HỌC
Mơn học được đánh giá gồm:
-

Điểm quá trình: 50%. Hình thức và nội dung do giảng viên quyết định, phù hợp
với quy chế đào tạo và tình hình thực tế tại lớp học.

-

Điểm thi: 50%. Hình thức thi tự luận trong 90 phút, đề đóng và nội dung được
lấy từ đề cương bài tập ôn thi cuối kỳ.


BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

7

BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ THƯƠNG
MẠI ĐIỆN TỬ
MỤC TIÊU:
Sau khi học xong bài này, học viên có thể:
-


Hiểu và trình bày được khái niệm; đặc điểm, phân loại; lợi ích và hạn chế của
thương mại điện tử;

-

Trình bày và phân tích được tác động của thương mại điện tử đến các hoạt động
khác của doanh nghiệp;

-

Hiểu và trình bày được quá trình phát triển thương mại điển từ trên trên thế giới và
Việt Nam.


8

BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

1.1 KHÁI NIỆM CHUNG VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
1.1.1.Giới thiệu về Internet
1.1.1.1. Sự ra đời và phát triển của Internet

Lịch sử Internet bắt đầu với việc phát triển máy tính điện tử trong những năm
1950. Các khái niệm ban đầu về mạng diện rộng bắt nguồn từ một số phịng thí
nghiệm khoa học máy tính ở Mỹ, Vương quốc Anh và Pháp. Bộ Quốc phòng Mỹ đã
trao các hợp đồng sớm nhất là vào những năm 1960, bao gồm cả việc phát triển dự
án ARPANET, lãnh đạo bởi Robert Taylor và quản lý bởi Lawrence Roberts. Tin nhắn
đầu tiên được gửi qua ARPANET vào năm 1969 từ phịng thí nghiệm của giáo sư
khoa học Leonard Kleinrock tại University of California, Los Angeles (UCLA) đến nút

mạng thứ hai tại Stanford Research Institute (SRI).
Mạng chuyển mạch gói như NPL network, ARPANET, Tymnet, Merit Network,
CYCLADES, và Telenet, được phát triển vào cuối những năm 1960 và đầu những
năm 1970 bằng nhiều giao thức truyền thông.Donald Davies lần đầu tiên chứng
minh chuyển mạch gói vào năm 1967 tại National Physics Laboratory (NPL) ở Anh,
nơi đã trở thành một thử nghiệm cho nghiên cứu của Vương quốc Anh trong gần hai
thập kỷ. Dự án ARPANET đã dẫn đến sự phát triển của các giao thức cho liên mạng,
trong đó nhiều mạng riêng biệt có thể được nối vào một mạng các mạng.
Bộ giao thức Internet (TCP/IP) được phát triển bởi Robert E. Kahn và Vint Cerf
những năm 1970vaf trở thành giao thức mạng chuẩn trên ARPANET, kết hợp các
khái niệm từ dự án CYCLADES của Pháp do Louis Pouzin chỉ đạo. Đầu những năm
1980, NSF đã tài trợ cho việc thành lập các trung tâm siêu máy tính quốc gia tại
một số trường đại học và cung cấp kết nối vào năm 1986 với dự án NSFNET, cũng
tạo ra quyền truy cập mạng vào các siêu máy tính ở Hoa Kỳ từ các tổ chức nghiên
cứu và giáo dục. Các nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISPs) bắt đầu xuất hiện vào
cuối những năm 1980. ARPANET đã ngừng hoạt động vào năm 1990. Các kết nối
riêng tư hạn chế với các bộ phận của Internet bởi các thực thể thương mại chính


BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

9

thức xuất hiện ở một số thành phố của Mỹ vào cuối năm 1989 và 1990,[5] và
NSFNET đã ngừng hoạt động vào năm 1995, xóa bỏ những hạn chế cuối cùng đối
với việc sử dụng Internet để mang theo giao thông thương mại.
Vào những năm 1980, nghiên cứu tại CERN ở Thụy Sĩ của nhà khoa học máy
tính người Anh Tim Berners-Lee đã đưa ra World Wide Web, liên kết các tài liệu siêu
văn bản vào một hệ thống thơng tin, có thể truy cập từ bất kỳ nút nào trên mạng.
Từ giữa những năm 1990, Internet đã có một tác động mang tính cách mạng đối

với văn hóa, thương mại và công nghệ, bao gồm sự gia tăng của giao tiếp gần như
ngay lập tức bằng thư điện tử, tin nhắn tức thời, cuộc gọi qua điện thoại Giao thức
Internet (VoIP), tương tác hai chiều các cuộc gọi video và World Wide Web với các
diễn đàn thảo luận, blog, mạng xã hội và các trang web mua sắm trực tuyến. Cộng
đồng nghiên cứu và giáo dục tiếp tục phát triển và sử dụng các mạng tiên tiến như
JANET ở Vương quốc Anh và Internet2 ở Hoa Kỳ. Lượng dữ liệu ngày càng tăng được
truyền ở tốc độ cao hơn và cao hơn trên các mạng cáp quang hoạt động ở tốc độ 1
Gbit/s, 10 Gbit/s hoặc nhiều hơn. Internet tiếp quản bối cảnh truyền thơng tồn cầu
gần như ngay lập tức về mặt lịch sử: nó chỉ truyền được 1% thơng tin truyền qua
mạng viễn thông hai chiều vào năm 1993, đã là 51% vào năm 2000 và hơn 97%
thông tin được điều khiển vào năm 2007. Ngày nay Internet tiếp tục phát triển,
được thúc đẩy bởi lượng thông tin trực tuyến, thương mại, giải trí và mạng xã hội
lớn hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, tương lai của internet toàn cầu có thể được định
hình bởi sự khác biệt trong khu vực trên thế giới.
1.1.1.2. Khái niệm về internet

Trước tiên chúng ta tìm hiểu về khái niệm internet để có cái nhìn khái qt
hơn, có rất nhiều định nghĩa Internet nhưng chúng ta sẽ tìm hiểu một định nghĩa
đơn giản nhất: “Internet là một hệ thống thơng tin tồn cầu có thể được truy nhập
cơng cộng gồm các mạng máy tính được liên kết với nhau. Hệ thống này truyền
thơng tin theo kiểu nối chuyển gói dữ liệu (packet switching) dựa trên một giao thức
liên mạng đã được chuẩn hóa (giao thức IP)”.


10

BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

Hình 1.1 – Hệ thống mạng internet toàn cầu năm 2010
Hệ thống này bao gồm hàng ngàn mạng máy tính nhỏ hơn của các doanh nghiệp,

của các viện nghiên cứu và các trường đại học, của người dùng cá nhân và các chính
phủ trên tồn cầu, được liên kết bởi một loạt các công nghệ mạng điện tử, không
dây và mạng quang. Internet mang theo một loạt các tài nguyên và dịch vụ thông
tin, chẳng hạn như các tài liệu và ứng dụng siêu văn bản được liên kết với nhau của
World Wide Web (WWW), thư điện tử, điện thoại và chia sẻ file.
1.1.2.Khái niệm thương mại điện tử
Thương mại điện tử ngày nay trở thành một yếu tố kinh tế có ý nghĩa toàn cầu
và mang một ý nghĩa quyết định trong các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
trong tất cả các ngành nghề kinh doanh khác nhau. Cơ sở hạ tầng của thương mại


BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

11

điện tử phát triển hoàn thiện và đủ đáp ứng cho các hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp và các dịch vụ cơng của chính phủ.
Ngày nay các doanh nghiệp trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đã,
đang tiến hành các hoạt động liên quan Thương mại điện tử cho các hoạt động kinh
doanh và bán hàng của mình, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ; và siêu nhỏ
tại Việt Nam. Vì hiện nay lĩnh vực cơng nghệ thông tin; và đặc biệt là thương mại
điện tử đã trở thành một nhân tố quan trọng trong việc thúc đẩy hoạt động kinh
doanh, gia tăng doanh số và là yếu tố sống còn cho mỗi doanh nghiệp nếu chậm
áp dụng hoặc chuyển đổi có thể dẫn đến nguy cơ phá sản.
Thương mại điện tử (Electronic commerce) là sự mua bán sản phẩm hay dịch
vụ trên các hệ thống điện tử như Internet và các mạng máy tính. Thương mại điện
tử dựa trên một số công nghệ như chuyển tiền điện tử, quản lý chuỗi dây chuyền
cung ứng, tiếp thị Internet, quá trình giao dịch trực tuyến, trao đổi dữ liệu điện tử
(EDI), các hệ thống quản lý hàng tồn kho, và các hệ thống tự động thu thập dữ
liệu. Thương mại điện tử hiện đại thường sử dụng mạng World Wide Web là một

điểm ít nhất phải có trong chu trình giao dịch, mặc dù nó có thể bao gồm một phạm
vi lớn hơn về mặt công nghệ như email, các thiết bị di động như là điện thoại.
Thương mại điện tử thông thường được xem ở các khía cạnh của kinh doanh
điện tử (E.Business). Nó cũng bao gồm việc trao đổi dữ liệu tạo điều kiện thuận lợi
cho các nguồn tài chính và các khía cạnh thanh toán của việc giao dịch kinh doanh.
Một số khái niệm về Thương mại điện tử:
Theo Tổ chức Thương mại thế giới (WTO): "Thương mại điện tử bao gồm việc
sản xuất, quảng cáo, bán hàng và phân phối sản phẩm được mua bán và thanh
toán trên mạng Internet, nhưng được giao nhận một cách hữu hình, cả các sản
phẩm giao nhận cũng như những thơng tin số hố thơng qua mạng Internet".
Theo Ủy ban Thương mại điện tử của Tổ chức Hợp tác kinh tế châu Á - Thái
Bình Dương (APEC): "Thương mại điện tử liên quan đến các giao dịch thương mại


12

BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

trao đổi hàng hóa và dịch vụ giữa các nhóm (cá nhân) mang tính điện tử chủ yếu
thơng qua các hệ thống có nền tảng dựa trên Internet."
Theo Ủy ban châu Âu: "Thương mại điện tử có thể định nghĩa chung là sự mua
bán, trao đổi hàng hóa hay dịch vụ giữa các doanh nghiệp, gia đình, cá nhân, tổ
chức tư nhân bằng các giao dịch điện tử thông qua mạng Internet hay các mạng
máy tính trung gian (thơng tin liên lạc trực tuyến). Thật ngữ bao gồm việc đặt hàng
và dịch thơng qua mạng máy tính, nhưng thanh tốn và q trình vận chuyển hàng
hay dịch vụ cuối cùng có thể thực hiện trực tuyến hoặc bằng phương pháp thủ
cơng."

Hình 1.2 – Mô tả hoạt động thương mại điện tử
Trên thực tế, có nhiều người sử dụng thuật ngữ “Kinh doanh điện tử - Electronic

Business) để chỉ phạm vi rộng lớn hơn của Thương mại điện tử.
Kinh doanh điện tử (E-Business) là thuật ngữ xuất hiện trước thương mại điện
tử (E-Commerce), tuy nhiên, còn khá nhiều mơ hồ trong việc xác định liệu hai thuật


BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

13

ngữ này có giống nhau hay khơng. Có ý kiến cho rằng thương mại điện tử đôi khi
là một nhánh phát triển thêm từ Kinh doanh điện tử. Thương mại điện tử chú trọng
đến việc mua bán trực tuyến (tập trung bên ngồi), trong khi đó kinh doanh điện
tử là việc sử dụng Internet và các công nghệ trực tuyến tạo ra q trình hoạt động
kinh doanh hiệu quả dù có hay khơng có lợi nhuận, vì vậy tăng lợi ích với khách
hàng (tập trung bên trong).
Cụ thể, kinh doanh điện tử là thiết lập hệ thống hay ứng dụng thông tin để
phục vụ và làm tăng hiệu quả kinh doanh. Kinh doanh điện tử bao phủ quá trình
hoạt động trong doanh nghiệp, từ mua hàng qua mạng (e-procurement, epurchasing), quản lý dây chuyền cung cấp nguyên vật liệu, xử lý đơn hàng, phục
vụ khách hàng và giao dịch với đối tác qua các công cụ điện tử cho đến chia sẻ dữ
liệu giữa các bộ phận chức năng trong doanh nghiệp. Trong khi đó, thương mại điện
tử tập trung vào việc mua bán và trao đổi hàng hóa, dịch vụ, thơng tin qua mạng,
các phương tiện điện tử và Internet.
Theo nghĩa rộng hơn, thương mại điện tử là việc sử dụng các phương tiện điện
tử để triển khai thương mại. Nói cách khác, thương mại điện tử là thực hiện quy
trình cơ bản và quy trình khác của giao dịch thương mại bằng phương tiện điện tử,
cụ thể là trên mạng máy tính và viễn thơng một cách rộng rãi, ở mức độ cao nhất
có thể.
Việc phân biệt tương đối giữa hai thuật ngữ này sẽ giúp nhà quản trị phân định
rõ mục tiêu kinh doanh và hướng tiếp cận của doanh nghiệp.
1.1.3.Các phương tiện thực hiện thương mại điện tử

Thương mại điện tử được thực hiện qua các phương tiện như điện thoại, máy
fax, truyền hình, các hệ thống ứng dụng thương mại điện tử và các mạng máy tính
kết nối với nhau. Thương mại điện tử phát triển chủ yếu qua Internet và trên các
hệ thống cung ứng dịch vụ hỗ trợ giao dịch thương mại điện tử (như mạng giá trị
gia tăng, hệ thống quản lý dây chuyền cung ứng hàng hoá, dịch vụ).


14

BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

Ngày nay, với sự phát triển nhanh chóng của cơng nghệ khơng dây, các thiết
bị khơng dây tích hợp đa chức năng đang dần trở thành một phương tiện điện tử
quan trọng, có khả năng kết nối Internet và rất thuận lợi cho việc tiến hành các
giao dịch thương mại điện tử. Các hoạt động thương mại tiến hành trên những
phương tiện di động được gọi là thương mại di động (m- commerce).
-

Điện thoại: là phương tiện phổ thông, dễ sử dụng và thường mở đầu cho các
giao dịch thương mại. Có các dịch vụ bưu điện cung cấp qua điện thoại như hỏi
đáp, tư vấn, giải trí …Với sự phát triển của điện thoại di động, liên lạc qua vệ
tinh, ứng dụng của điện thoại đang và sẽ trở nên rộng rãi hơn. Tuy có ưu điểm
là phổ biến và nhanh nhưng bị hạn chế là chỉ truyền được âm thanh là chính,
các cuộc giao dịch vẫn phải kết thúc bằng giấy tờ và chi phí điện thoại khá cao.

-

Máy điện báo telex, telecopy (fax): Máy fax thay thế được dịch vụ đưa thư và
gửi công văn truyền thống. Ngày nay fax gần như đã thay thế hẳn máy telex chỉ
truyền được lời văn. Máy fax có hạn chế là khơng truyền tải được âm thanh, hình

ảnh phức tạp và chi phí sử dụng cao.

-

Truyền hình: đóng vai trị quan trọng trong quảng cáo thương mại. Tồn thế giới
ước tính có 1 tỉ máy thu hình, số người sử dụng máy thu hình rất lớn đã khiến
cho truyền hình trở thành cơng cụ phổ biến và đắt giá. Truyền hình cable kỹ
thuật số là công cụ quan trọng trong thương mại điện tử vì nó tạo được tương
tác hai chiều với người xem, đó là điều mà truyền hình thơng thường khơng làm
được. Truyền hình ở một số nước gần như chiếm phần lớn doanh số trong thương
mại điện tử dạng B2C.

-

Thiết bị kỹ thuật thanh toán điện tử: Bao gồm thẻ thanh tốn điện tử, túi tiền
điện tử, thẻ thơng minh, các loại thẻ mua hàng cùng các hệ thống kỹ thuật kèm
theo. Xu hướng chung của các loại kỹ thuật này là ngày càng tích hợp nhiều
chức năng nhằm tạo tiện lợi tối đa cho người sử dụng.

-

Máy tính và Internet: Sự bùng nổ của máy tính và Internet vào những năm 90
của thế kỷ XX đã tạo bước phát triển nhảy vọt cho thương mại điện tử. Máy tính


BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

15

trở thành phương tiện chủ yếu của thương mại điện tử vì những ưu thế nổi bật,

xử lý được nhiều loại thông tin, có thể tự động hố các quy trình, nối mạng và
tương tác hai chiều qua mạng.

Hình 1.3 – Mơ hình chuyển hóa từ truyền thống lên thương mại điện tử
Mạng máy tính được hình thành khi hai hay nhiều máy tính được nối với nhau
(thường bằng cáp), chúng sử dụng các phần mềm để giao tiếp thông tin. Những
người sử dụng mạng có thể cùng chia sẻ tài nguyên bao gồm đĩa cứng, ổ đĩa CDROM, máy in, modern … Tuỳ theo tính mở rộng của mạng mà người ta chia thành
các mạng cục bộ (LAN), mạng diện rộng (WAN) và Internet. Theo phạm vi cung cấp
dịch vụ, người ta phân thành các mạng nội bộ (Intranet) và mạng ngoại bộ
(Extranet).
1.1.4.Quá trình phát triển thương mại điện tử
Về nguồn gốc, thương mại điện tử được xem như là điều kiện thuận lợi của các
giao dịch thương mại điện tử, sử dụng công nghệ như EDI (Electronic Data
Interchange – trao đổi dữ liệu điện tử ) và EFT (Electronic funds transfer – chuyển


16

BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

tiền điện tử). Cả hai công nghệ này đều được giới thiệu thập niên 70, cho phép các
doanh nghiệp gửi các hợp đồng điện tử như đơn đặt hàng hay hóa đơn điện tử. Sự
phát triển và chấp nhận của thẻ tín dụng, máy rút tiền tự động (ATM - Automatic
Teller Machine) và ngân hàng điện thoại vào thập niên 80 cũng đã hình thành nên
thương mại điện tử. Một dạng thương mại điện tử khác là hệ thống đặt vé máy bay
bởi Sabre ở Mỹ và Travicom ở Anh.
Vào thập niên 90, thương mại điện tử bao gồm các hệ thống hoạch định tài
nguyên doanh nghiệp (ERP - Enterprise Resource Planning), khai thác dữ liệu và
kho dữ liệu.
Năm 1990, Tim Berners-Lee phát minh ra WorldWideWeb trình duyệt web và

chuyển mạng thơng tin liên lạc giáo dục thành mạng toàn cầu được gọi là Internet
(www). Các công ty thương mại trên Internet bị cấm bởi NSF cho đến năm 1995. Mặc
dù Internet trở nên phổ biến khắp thế giới vào khoảng năm 1994 với sự đề nghị của
trình duyệt web Mosaic, nhưng phải mất tới 5 năm để giới thiệu các giao thức bảo
mật (mã hóa SSL trên trình duyệt Netscape vào cuối năm 1994) và DSL cho phép
kết nối Internet liên tục. Vào cuối năm 2000, nhiều công ty kinh doanh ở Mỹ và
Châu Âu đã thiết lập các dịch vụ thơng qua World Wide Web. Từ đó con người bắt
đầu có mối liên hệ với từ "ecommerce" với quyền trao đổi các loại hàng hóa khác
nhau thơng qua Internet dùng các giao thức bảo mật và dịch vụ thanh toán điện tử.

1.2 ĐẶC ĐIỂM, PHÂN LOẠI THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
1.2.1. Đặc điểm của Thương mại điện tử
Thương mại điện tử phụ thuộc rất lớn vào cơng nghệ lập trình và trình độ sử
dụng và ứng dụng cơng nghệ thơng tin của người sử dụng. Các doanh nghiệp muốn
phát triển và ứng dụng thương mại điện tử địi hỏi phải khơng ngừng cập nhật và
nâng cao kiến thức về công nghệ thông tin, cũng như xây dựng và nâng cấp cơ sở
hạ tầng kỹ thuật nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng và nền tảng
kỹ thuật hiện đại, cũng như các yêu cầu liên quan đến yếu tố bảo mật, tính năng,
hệ thống tự động, nền tảng kỹ thuật lập trình. Bên cạnh đó, doanh nghiệp triển khai


BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

17

thương mại điện tử cần xây dựng đội ngũ nhân lực có kiến thức về công nghệ và
các kỹ năng khác liên quan đến vận hành hệ thống thương mại điện tử.
Thương mại điện tử phục thuộc rất lớn vào mức độ số hóa của thị trường và
nền kinh tế liên quan. Mức độ số hóa của nền kinh tế địa phương và tồn cầu có giá
trị ảnh hưởng lớn đến tốc độ ứng dụng và triển khai các hoạt động thương mại điện

tử liên quan đến doanh nghiệp từ cấp độ thấp đến cấp độ cao nhất: Trao đổi thôn g
tin (email, tin nhắn onine), tìm kiếm thơng tin (thơng qua cơng cụ tìm kiếm, website

thơng tin), mua hàng và sử dụng các dịch vụ trực tuyến, triển khai hệ thống thương
mại điện tử đồng bộ và hoàn thiện.
Thương mại điện tử có tốc độ tăng trưởng với tốc độ rất nhanh. Với sự phát
triển liên tục và ngày càng có những bước tiến đột phá, vì vậy cơng nghệ ứng dụng
trong thương mại điện tử ln nhanh chóng lạc hậu và được thay thế bằng những
công nghệ mới hơn, tiên tiến hơn; điều này làm cho ngành thương mại điện tử đạt
đến tốc độ nhanh nhất: tốc độ đường truyền, cơ sở hạ tầng, nền tảng kỹ thuật …
giúp cho các giao dịch thương mại điện tử rút ngắn được thời gian và tạo nên tính
cách mạng trong các giao dịch thương mại.
Thương mại điện tử xóa bỏ các văn bản và tác vụ liên quan đến giấy tờ, tất cả
được tthể hiện và thực hiện thông qua lưu trữ dữ liệu: file văn bản, file ghi âm, hợp
đồng điện tử, chữ ký điện tử …. Việc giao dịch không dùng giấy giúp các doanh
nghiệp giảm đáng kể chi phí và nguồn lực, dễ dàng và nhanh chóng lưu trữ hoặc
tìm kiếm thơng tin thơng qua hệ thống lưu trữ cơ sở dữ liệu.
So với các hoạt động Thương mại truyền thống, thương mại điện tử có một số
điểm khác biệt cơ bản sau:
Các bên tiến hành giao dịch trong thương mại điện tử không tiếp xúc trực tiếp
với nhau và khơng địi hỏi phải biết nhau từ trước.


18

BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

Trong Thương mại truyền thống, các bên thương gặp gỡ nhau trực tiếp để tiến
hành giao dịch. Các giao dịch được thực hiện chủ yếu theo nguyên tắc vật lý như
chuyển tiền, séc hóa đơn, vận đơn, gửi báo cáo.

Các phương tiện viễn thông như: fax, telex, .. chỉ được sử dụng để trao đổi số
liệu kinh doanh. Tuy nhiên, việc sử dụng các phương tiện điện tử trong thương mại
truyền thống chỉ để chuyển tải thông tin một cách trực tiếp giữa hai đối tác của
cùng một giao dịch.
Thương mại điện tử cho phép mọi người cùng tham gia từ các vùng xa xôi hẻo
lánh đến các khu vực đô thị lớn, tạo điều kiện cho tất cả mọi người ở khắp mọi nơi
đều có cơ hội ngang nhau tham gia vào thị trường giao dịch tồn cầu và khơng địi
hỏi nhất thiết phải có mối quen biết với nhau.
Các giao dịch thương mại truyền thống được thực hiện với sự tồn tại của khái
niệm biên giới quốc gia, còn thương mại điện tử được thực hiện trong một thị trường
không có biên giới (thị trường thống nhất tồn cầu). Thương mại điện tử trực tiếp
tác động tới môi trường cạnh tranh tồn cầu.
Thương mại điện tử càng phát triển, thì máy tính cá nhân trở thành cửa sổ cho
doanh nghiệp hướng ra thị trường trên khắp thế giới. Với thương mại điện tử, một
doanh nhân dù mới thành lập đã có thể kinh doanh ở Nhật Bản, Đức và Chilê …, mà
không hề phải bước ra khỏi nhà, một công việc trước kia phải mất nhiều năm.
Trong hoạt động giao dịch thương mại điện tử đều có sự tham ra của ít
nhất ba chủ thể, trong đó có một bên không thể thiếu được là người cung cấp dịch
vụ mạng, các cơ quan chứng thực.
Trong Thương mại điện tử, ngoài các chủ thể tham gia quan hệ giao dịch giống
như giao dịch thương mại truyền thống đã xuất hiện một bên thứ ba đó là nhà cung
cấp dịch vụ mạng, các cơ quan chứng thực… là những người tạo môi trường cho các
giao dịch thương mại điện tử. Nhà cung cấp dịch vụ mạng và cơ quan chứng thực
có nhiệm vụ chuyển đi, lưu giữ các thông tin giữa các bên tham gia giao dịch thương


BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

19


mại điện tử, đồng thời họ cũng xác nhận độ tin cậy của các thông tin trong giao
dịch thương mại điện tử.
Đối với thương mại truyền thống thì mạng lưới thơng tin chỉ là phương tiện để
trao đổi dữ liệu, còn đối với thương mại điện tử thì mạng lưới thơng tin chính là thị
trường

Hình 1.4 – Hoạt động mua hàng thơng qua thương mại điện tử
Thông qua Thương mại điện tử, nhiều loại hình kinh doanh mới được hình
thành. Ví dụ: các dịch vụ gia tăng giá trị trên mạng máy tính hình thành nên các
nhà trung gian ảo là các dịch vụ môi giới cho giới kinh doanh và tiêu dùng; các siêu
thị ảo được hình thành để cung cấp hàng hóa và dịch vụ trên mạng máy tính.
Các trang Web khá nổi tiếng như Yahoo! America Online hay Google đóng vai
trị quan trọng cung cấp thơng tin trên mạng. Các trang Web này đã trở thành các
“khu chợ” khổng lồ trên Internet. Với mỗi lần nhấn chuột, khách hàng có khả năng
truy cập vào hàng ngàn cửa hàng ảo khác nhau và tỷ lệ khách hàng vào hàng ngàn
các cửa hàng ảo khác nhau và tỷ lệ khách hàng vào thăm rồi mua hàng là rất cao.
Người tiêu dùng đã bắt đầu mua trên mạng một số các loại hàng trước đây
được coi là khó bán trên mạng. Nhiều người sẵn sàng trả thêm một chút tiền còn
hơn là phải đi tới tận cửa hàng. Một số công ty đã mời khách may đo quần áo trên


20

BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

mạng, tức là khách hàng chọn kiểu, gửi số đo theo hướng dẫn tới cửa hàng (qua
Internet) rồi sau một thời gian nhất định nhận được bộ quần áo theo đúng yêu cầu
của mình. Điều tưởng như khơng thể thực hiện được này cũng có rất nhiều người
hưởng ứng.
Các chủ cửa hàng thông thường ngày nay cũng đang đua nhau đưa thông tin

lên Web để tiến tới khai thác m ảng thị trường rộng lớn trên Web bằng cách mở cửa
hàng ảo.
1.2.2. Phân loại thương mại điện tử
Thương mại điện tử ngày nay liên quan đến tất cả mọi thứ từ tìm kiếm nội cho
đến tiêu dùng trực tuyến tức thời, để đặt hàng và dịch vụ thông thường, các dịch
vụ đều tạo điều kiện thuận lợi cho các hình dạng khác của thương mại điện tử.
Ở cấp độ tổ chức, các tập đồn lớn và các tổ chức tài chính sử dụng Internet
để trao đổi dữ liệu tài chính nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho kinh doanh trong nước
và quốc tế. Tính tồn vẹn dữ liệu và tính an ninh là các vấn đề rất nóng gây bức
xúc trong thương mại điện tử. Hiện nay có nhiều tranh cãi về các hình thức tham
gia cũng như cách phân chia các hình thức này trong thương mại điện tử.
Dựa vào đối tượng tham gia vào tiến trình thương mại điện tử thì có 3 đối
tượng chính bao gồm: Chính phủ (G - Government), Doanh nghiệp (B - Business)
và Khách hàng (C - Customer hay Consumer).
Dựa vào bản chất giao dịch, thương mại điện tử có thể chia ra theo các dạng
mơ hình sau: B2B, B2C, B2G, G2G, , C2C, C2G.
Doanh nghiệp với Doanh nghiệp (B2B): là mơ hình các giao dịch thương mại
giữa các doanh nghiệp, chẳng hạn như giữa các nhà sản xuất với người bán bn.
Thường mơ hình B2B được sử dụng trong chuỗi cung ứng (nguyên liệu, các bộ phận
máy móc liên quan), đối tượng giao dịch hàng hóa và dịch vụ cung cấp trong mơ
hình B2B khơng phải là người tiêu dùng cuối cùng. Ví dụ: Cơng ty sản xuất điện
thoại sẽ mua các linh kiện liên quan (qua mơ hình B2B) để lắp rắp thành sản phẩm


BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

21

hoàn chỉnh và bán điện thoại thành phẩm cho người tiêu dùng; hoặc một đại lý
thơng qua mơ hình B2B mua một lượng hàng hóa lớn để bán lẻ cho người tiêu dùng

cuối cùng sản phẩm liên quan.

Hình 1.5 Mơ hình B2B
Doanh nghiệp với Khách hàng (B2C): mô tả các giao dịch thương mại giữa
doanh nghiệp và khách hàng tiêu dùng cuối. Thường mơ hình này được sử dụng
trong các phương thức bán lẻ trực tuyến đến người tiêu dùng cuối cùng. Hàng hóa
bán lẻ trên kênh B2C là hàng hóa: đồ điện tử, đồ dùng văn phòng, đồ dùng nhà
bếp, quần áo, mỹ phẩm, thực phẩm, giải trí, đồ chơi, sách ….


22

BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

Hình 1.6 Mơ hình B2C
Khách hàng với Khách hàng (C2C): mơ tả các giao dịch thương mại giữa các
khách hàng thông qua các hình thức mua bán trực tiếp thơng qua các kênh bán
hàng cá nhân.
Doanh nghiệp với Chính phủ (B2G): mơ tả các giao dịch thương mại giữa doanh
nghiệp và chính phủ; thường mơ hình này được sử dụng thơng qua các tờ khai điện
tử, các hợp đồng điện tử …
Chính phủ với Công dân (G2C): mô tả các giao dịch thương mại giữa chính phủ
và người dân; thường mơ hình này được sử dụng thơng qua: chính phủ điện tử, tờ
khai điện tử, đóng thuế điện tử ….

1.3 LỢI ÍCH VÀ HẠN CHẾ CỦA THƯƠNG MẠI ĐIỆN
TỬ
Thương mại điện tử là loại hình kinh doanh mang lại tiềm năng to lớn cho các
doanh nghiệp từ chính những thời đại tồn cầu hóa và thế giới kinh doanh ngày nay



BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

23

là một thế giới phẳng khơng cịn ngăn cách bởi cách điều kiện địa lý và thời gian
mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp và nó sẽ tiếp tục gia tăng trong xu thế
chung của sự phát triển công nghệ và lớn mạnh của thương mại điện tử.
1.3.1. Lợi ích của thương mại điện tử
Đối với doanh nghiệp:
Thương mại điện tử giúp doanh nghiệp gia tăng sự nhận diện thương hiệu,
nâng cao hình ảnh doanh nghiệp, xây dựng và hồn thiện dịch vụ chăm sóc khách
hàng, mở rộng phạm vi tìm kiếm đối tác, đơn giản hóa q trình vận hành và tăng
năng suất kinh doanh giúp doanh nghiệp linh hoạt hơn trong kinh doanh và gia tăng
sức cạnh tranh.
Thương mại điện tử giúp doanh nghiệp tinh gọn quy trình vận hành và đa dạng
hóa phương thức kinh doanh thơng qua việc ứng dụng các quy trình điện tử và cơng
nghệ hiện đại: quy trình bán hàng, quy trình quản lý kho, quy trình giao hàng, cổng
thanh tốn tích hợp, quy trình chăm sóc khách hàng …
Thương mại điện tử giúp mở rộng phạm vi giao dịch trên thì trường tồn cầu
một cách nhanh chóng và hiệu quả thơng qua việc kết nối internet toàn cầu.
Thương mại điện tử giúp doanh nghiệp tiếp giảm chi phí một cách tối ưu nhất:
chi phí nhân sự, chi phí vận hành, chi phí tìm kiếm khách hàng, chi phí quảng cáo
….
Đối với người tiêu dùng:
Thương mại điện tử cho phép khách hàng thực hiện việc mua sản phẩm dịch
vụ và thực hiện các giao dịch một cách nhanh chóng, thuận tiện 24/24 giờ mỗi ngày
mà không bị giới hạn bởi thời gian, địa lý; chỉ cần người tiêu dùng có thiết bị kết nối
với internet.



×