Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Ke hoach thuc hien de an pho cap mam non cho tre 5tuoi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.19 KB, 7 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
<b>HUYỆN GIANG THÀNH Độc lập-Tự do- Hạnh phúc</b>


Số: 37 /KH- UBND <i>Giang Thành, ngày 22 tháng 6 năm 2011</i>


<b>KẾ HOẠCH</b>



<b>Thực hiện Đề án Phổ cập giáo dục mầm non</b>
<b>cho trẻ em năm tuổi giai đoạn 2010-2015</b>


Căn cứ Quyết định số 239/2010/QĐ-TTg ngáy 09 tháng 02 năm 2010 của
Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ
em năm tuổi giai đoạn 2010-2015;


Căn cứ Công văn số 4148/BGDĐT-GDMN ngày 15 tháng 7 năm 2010 của
Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn thực hiện Phổ cập giáo dục mầm non
cho trẻ em năm tuổi;


Căn cứ Thông tư 32/2010/TT-BGDĐT ngày 02 tháng 12 năm 2010 của Bộ
Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành quy định điều kiện, tiêu chuẩn, quy trình
cơng nhận Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi;


Căn cứ Kế hoạch số 03//KH-UBND ngày 19 tháng 01 năm 2011 của UBND
tỉnh Kiên Giang về việc thực hiện Đề án Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em
năm tuổi giai đoạn 2010-2015;


Nay UBND huyện Giang Thành xây dựng Kế hoạch thực hiện Đề án Phổ
cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi giai đoạn 2010-2015 trên địa bàn huyện
Giang Thành cụ thể như sau:


<b>I. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH GIÁO DỤC NGHÀNH HỌC MẦM NON</b>


<b>TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN GIANG THÀNH:</b>


Huyện Giang Thành được tách ra từ huyện Kiên Lương theo Nghị quyết
29/NQ-CP ngày 29 tháng 6 năm 2009 của Chính Phủ về việc điều chỉnh địa giới
hành chính huyện Kiên Lương để thành lập huyện Giang Thành thuộc tỉnh Kiên
Giang. Và đã chính thức được cơng bố váo ngày 02/9/2009. Ngày 11/9/2009 phịng
Giáo dục và Đào tạo Giang Thànhchính thức nhận bàn giao từ phòng Giáo dục và
Đào tạo Kiên Lương và đã đi vào hoạt động.


Giang Thành hiện có 05 xã. Đến tháng 3 năm 2011, tồn Huyện có 11 trường
(01 trướng Mầm non, 6 trường tiểu học, 1 trường TH&THCS, 3 trường THCS).
Hiện trên tồn Huyện có một trường Mầm non đặt tại xã Vĩnh Điều; còn các xã còn
lại lớp học mầm non còn gắn chung với trường Tiểu học.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

Năm học 2010- 2011, toàn huyện huy động được 613 cháu đi học với 21 lớp
Mầm non (10 lớp 5 tuổi), bình qn 29 cháu/lớp.Trong đó có


Trẻ 5 tuổi trến trường, đạt tỷ lệ 79,4%, chưa có lớp học bán trú và lớp học 2
buổi/ngày.


<b>II. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP THỰC HIỆN ĐỀ ÁN PHỔ</b>
<b>CẬP GIÁO DỤC MẦM NON CHO TRE 5 TUỔI.</b>


<b>1. Mục tiêu:</b>


- Củng cố, mở rộng mạng lưới trường, lớp đảm bảo đến năm 2015 có trên
95% trẻ em năm tuổi được đi học, trong đó có ít nhất 85 % học 2 buổi/ngày.


- Nâng cao chất lượng giáo dục đối với các lớp mầm non năm tuổi, giảm tỷ
lệ trẻ suy dinh dưỡng, chuẩn bị tốt tâm lý, tư thế sẵn sàng vào học lớp 1, 100% trẻ ở


các cơ sở giáo dục mầm non được học Chương trình giáo dục mầm non mới.


- Đảm bảo 100 % giáo viên dạy mầm non năm tuổi đạt chuẩn, phấn đấu có từ
95% giáo viên mầm non đạt trình độ từ Cao đẳng sư phạm mầm non trở lên, 95%
giáo viên đạt chuẩn nghề nghiệp mức độ cao.


- Ưu tiên đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, đồ dùng, đồ chơi cho
các lớp mầm non năm tuổi.


<b>2. Nhiệm vụ cụ thể:</b>


Theo điều tra năm 2009, trẻ 0 tuổi trong toàn huyện là 492 cháu. Như vậy
đến năm 2015 cần:


- Xây dựng mới 35 phòng học (cả bàn, ghế, bảng) để đủ 1 lớp năm tuổi có 1
phịng học;


- Xây dựng mới 375 m2<sub> phòng chức năng tối thiểu cho 5 xã.</sub>


Mỗi đơn vị xây thêm phòng chức năng có diện tích tối thiểu là 375 m2 <sub>, tuo7ng</sub>
đương 5 phòng học (gồm 120 m2<sub> phòng hành chánh, 60m</sub>2<sub> phòng giáo dục Thể chất</sub>
và Nghệ thuật, 60m2<sub> bếp ăn, 120m</sub>2<sub> hành lang và diện tích phụ). </sub>


- Sắm mới 35 bộ thiết bị tối thiểu cho 35 lớp năm tuổi.


- Đào tạo thêm 25 giáo viên Cao đẳng mầm non dạy lớp mầm non năm tuổi.
<b>Mục tiêu, nhiệm vụ trên được thực hiện:</b>


Chia ra làm hai giai đoạn:



- Giai đoạn 2010-2012 gồm 3 xã (Vĩnh Phú, Vĩnh Điều, Tân Khánh Hịa)
huy đơng trên 95 % trẻ 5 tuổi vào học các lớp mầm non 5 tuổi và có 15 % trẻ 5 tuổi
học 2 buổi/ngày.


- Giai đoạn 2013-2015 hồn thành 2 xã cịn lại, tồn Huyện huy động trên 95
% trẻ 5 tuổi vào học lớp mầm non 5 tuổi và có 85 % học 2 buổi/ngày.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<b>Xã Vĩnh Điều: Hiện có 6 phịng học kiên cố và mượn của Tiểu học 3</b>
phòng. Đến năm 2012 cần xây mới 01 phòng (01 phòng điểm HT2; 01 phòng điểm
Vĩnh Lợi; 01 phòng điểm Rọc Xây 1 và 01 phòng điểm Rọc Xây 2).


<b>Xã Vĩnh Phú: Hiện có 04 phịng kiên cố và 03 phòng mượn của Tiêu học.</b>
Đến năm 2012 cần xây dựng mới 04 phòng (01 phòng điểm Đồng Cơ; 01 phòng
đểm K15; 01 phòng điểm T4 và 01 phòng điểm Kênh Năng).


<b>Xã Tân Khánh Hịa: Hiện có 08 phịng. Đến năm 2012 cần xây mới 02</b>
phòng ( 01 phòng điểm Lò Bom ; 01 phòng điểm Tân Khánh).


Xã Phú Lợi: Hiện có 5 phịng. Đến năm 1012 cần xây mới 02 phòng ( 01 phòng
HN1 và 01 phòng HN2).


<b>Xã Phú Mỹ: Hiện có 05 phịng và mượn của Tiểu học 01 phòng. Đến năm</b>
2012 cần xây mới 03 phòng ( 01 phòng điểm Trần Thệ ; 01 phòng điểm Tràm
Ngang và 01 phòng điểm Pu Tuốt ).


+ Cung cấp 15 bộ thiết bị tối thiểu để thực hiện chương trình giáo dục mầm
non mới cho các lớp mầm non 5 tuổi.


+ Bồi dưỡng đạt chuẩn và trên chuẩn 25 giáo viên (trong tổng số 35) đang
dạy lớp mầm non 5 tuổi. Đào tạo thêm 25 giáo viên mầm non để đáp ứng yêu cầu


huy động trẻ 5 tuổi ra lớp.


+ Hỗ trợ ăn trưa 492 suất cho trẻ có hồn cảnh đặc biệt khó khăn đi học 2
buổi/ngày.


<b>2.2.</b>


<b> Giai đoạn 2013-2015</b>


<b>Xã: Vĩnh Điều: Đến năm 2015 cần xây mới 10 phòng (02 phòng điểm HT2;</b>
02 phòng điểm Vĩnh Lợi; 02 phòng điểm Rọc Xây 1; 02 phòng điểm Rọc Xây 2 và
02 phòng điểm Tà Êm).


<b>Xã: Vĩnh Phú: Đến năm 2015 cần xây mới 09 phòng (02 phòng điểm Đồng</b>
cơ; 02 phòng điểm K15; 03 phòng điểm T4 và 02 phòng điểm Kênh năng).


<b>Xã: Tân Khánh Hoà: Đến năm 2015 cần xây mới 04 phòng (điểm Lò Bom</b>
02 phòng và 02 phòng điểm Tân Khánh).


<b>Xã Phú Lợi: Đến năm 2015 cần xây mới 06 phòng (02 phòng điểm HN1; 02</b>
phòng điểm HN2 và 02 phòng điểm Tà Teng )


<b>Xã Phú Mỹ: Đến năm 2012 cần xây mới 06 phòng (02 phòng điểm Trần</b>
Thệ; 02 phòng điểm Tràm Ngang ; 02 phòng điểm Pu Tuốt ). Riêng điểm Kinh Mới
sửa chữa 02 phịng học bỏ khơng chuyển sang phịng học Mầm non.


+ Tiếp tục sắp xếp lại trường lớp học: cải tạo, sửa chữa các phịng học của
trường phổ thơng chưa sử dụng hết để phục vụ cho Đề án phổ cập giáo dục mầm
non 5 tuổi.



</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

<b>3. Một số giải pháp chủ yếu</b>


<b>- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của</b>
<b>toàn xã hội về công tác giáo dục mầm non.</b>


+ Triển khai, quán triệt Quyết định số 239/2010/QĐ-TTg tới các ban ngành,
đoàn thể xã hội, cộng đồng và gia đình trong tồn huyện để tạo sự đồng thuận và tích
cực hưởng ứng việc phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi.


+ Kiện toàn, bổ sung thành phần, chức năng nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo phổ
cập giáo dục ở cấp huyện và 5 xã. Tổ chức Điều tra cập nhật số liệu phổ cập theo
mẫu dứt điểm vào tháng 5 hàng năm và thành lập hồ sơ phổ cập mầm non cho trẻ
em 5 tuổi.


+ Nâng cao nhận thức trong toàn ngành giáo dục về vai trị, vị trí của phổ cập
giáo dục mầm non năm tuổi, xem đây là nhiệm vụ trọng tâm của ngành; tích cực
tham mưu đưa nhiệm vụ phổ cập giáo dục mầm non năm tuồi vào Nghị Quyết của
các cấp ủy Đảng, Chương trình phát triển kinh tế xã hội địa phương nhằm huy động
mọi nguồn lực tham gia thực hiện.


+ Làm tốt công tác huy động các điều kiện vật chất, cũng như vận động toàn
dân đưa trẻ đến trường đảm bảo đúng độ tuổi và học 2 buổi/ngày.


<b>- Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, đảm bảo ngân sách</b>
<b>cho các lớp mầm non 5 tuổi </b>


+ Quy hoạch, sắp xếp lại mạng lưới trường lớp học một cách hợp lý; bên
cạnh việc xây dựng mới trường mầm non, Phấn đấu đến năm 2015 tất cả các xã
trên địa bàn huyện đều thành lập trường Mẫu giáo.



+ Đưa nhiệm vụ, chỉ tiêu PCGDMN cho trẻ năm tuổi vào các chương trình
kiên cố hóa trường lớp, chương trình mục tiêu quốc gia, nhiệm vụ phát triển kinh
tế-xã hội ở từng địa phương.


+ Huy động các nguồn vốn đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ hoạt
động phổ cập. Song song với bố trí hợp lý vốn đầu tư từ nguồn ngân sách, phát
triển mạng lưới trường công lập, có chính sách khuyến khích các tổ chức, cá nhân
tài trợ xây dựng trường lớp hoặc đầu tư phát triển trường lớp mầm non hệ tư thục.


+Bảo đảm nguồn kinh phí từ ngân sách hỗ trợ ăn trưa cho trẻ 5 tuổi có hồn
cảnh đặc biệt khó khăn được đi học 2 buổi/ngày.


<b>- Đổi mới nội dung phương pháp GDMN</b>


+Triển khai đại trà chương trình GDMN mới đối với tất cả các lớp 5 tuổi.
+ Đẩy mạnh ứng dụng CNTT, năm 2015 có 100% số trường được tiếp cận
với tin học, ngoại ngữ .


+Chuẩn bị tiếng việt cho các lớp MN 5 tuổi người dân tộc thiểu số.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

+ Đào tạo, bồi dưỡng GVMN đủ về số lượng, nâng cao chất lượng đáp ứng
yêu cầu phổ cập và thực tiễn đổi mới GDMN.


+ Đến năm 2015, đảm bảo đủ GVMN dạy lớp 5 tuổi theo quy định là 2 giáo
viên/lớp (lớp 35 trẻ).


+ Nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên mầm non để thích
ứng với chương trình giáo dục mầm non mới.


+ Xây dựng kế hoạch tuyển sinh, đào tạo, mở các lớp bồi dưỡng đáp ứng kịp


thời cho giáo dục mầm non nói chung và cho lớp phổ cập mầm non 5 tuổi nói
riêng.


- Đẩy mạnh xã hội hố công tác PCGDMN cho trẻ em 5 tuổi


+ Lồng ghép các trương trình, dự án triển khai cùng một địa bàn và nguồn
lực hợp lý của nhân dân thực hiện PCGDMN cho trẻ em 5 tuổi.


+ Khuyến khích tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân trong xã hội tham gia
phát triển trường lớp theo tinh thần XHH trong các hoạt động của lĩnh vực giáo
dục.


+ Tại vùng khó khăn có giải pháp huy động nguồn lực từ nhân dân để phát
triển trường, lớp Mầm non.


+ Tranh thủ sự giúp đỡ của các nhà tài trợ, các tổ chức đầu tư cho GDMN 5
tuổi.


+ Tiếp tục triển khai chủ trương xã hội hoá để phát triển giáo dục mầm non ở
các địa bàn có điều kiện.


<b>III. KINH PHÍ, NGUỒN VỐN.</b>
<b>1. Kinh phí: </b>


Tổng kinh phí cho cả Đề án là 40.971 triệu đồng cho 5 năm, bình quân mỗi
năm 8.194 triệu đồng, chia ra:


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

Trong tổng vốn giai đoạn nầy có xây dựng 01 trường mầm non cho 1 xã đạt
chuẩn quốc gia mức độ 1 với số vốn 9.985 triệu đồng (nguồn vôn dư án).



<b>IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:</b>
<b>1. Phòng Giáo dục & Đào Tạo:</b>
- Là cơ quan thường trực của Đề án


- Chủ động đề xuất nhân sự bổ sung cho Ban Chỉ đạo phổ cập giáo dục ở cấp
huyện, bổ sung chức năng, nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo trình ngành chức năng và
UBND huyện quyết định.


- Triển khai làm quán triệt Quyết định số 239/2010/QĐ-TTg trong toàn
ngành để nêu cao vai trị, vị trí, trách nhiệm trong việc thực hiện phổ cập.


- Triển khai các biểu mẫu điều tra và các hồ sơ phục vụ cho công tác Phổ cập
giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi giai đoạn 2010-2015 đến tận các đơn vị
trường học trực thuộc Phòng GD&ĐT


- Hướng dẫn các đơn vị cụ thể hóa những nội dung của Kế hoạch để triển
khai thực hiện.


- Phối hợp với Phòng Tài chính lập và phân bổ kế hoạch chi tiết kinh phí hàng
năm cho từng danh mục cơng trình, hạng mục của kế hoạch cho từng đơn vị


- Định kỳ hàng 6 tháng báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch về UBND huyện,
tham mưu cho UBND huyện sơ kết sau 2 năm thực hiện (2012) và tổng kết vào
giữa năm 2015.


<b>2. Phòng Lao động-Thương binh và Xã hội:</b>


Phối hợp với Phòng Giáo dục - Đào tạo chỉ đạo, giám sát việc thực hiện chế độ
chính sách xã hội đối với giáo viên và trẻ mầm non, nhất là chỉ đạo và theo dõi việc
thực hiện chính sách đối với trẻ mầm non 5 tuổi có hồn cảnh khó khăn.



<b>3. Phịng Y tế:</b>


Phối hợp với Phòng Giáo dục - Đào tạo có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội
ngũ cán bộ y tế đủ cho các trường mầm non, đủ sức quản lý, theo dõi chăm sóc sức
khỏe cho các cháu; xây dựng kế hoạch chống suy dinh dưỡng ở trẻ em mầm non
trong các cơ sở trường học và trong cộng đồng để tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng trong
toàn huyện dưới 4 %.


<b>4. Ban quả lý các dự án ĐTXD:</b>


- Ban quản lý các dự án ĐTXD của huyện phối hợp với Phòng Giáo dục
-Đào tạo tổ chức triển khai thực hiện các dư án xây dựng thuộc Đề án.


- Chịu trách nhiệm chỉ đạo việc kiểm tra, giám sát về chất lượng và hiệu quả
đầu tư xây dựng các cơng trình thuộc Đề án.


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

<b>5. Phịng Tài chính:</b>


- Chủ trì xây dựng các chỉ tiêu huy động xã hội hóa.


- Chủ trì việc chỉ đạo cấp phát, thẩm tra, thanh toán, quyết toán vốn đầu tư
cho Đề án.


<b>6. Phòng nội vụ:</b>


Phối hợp với Phòng Giáo dục - Đào tạo xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi
dưỡng đội ngũ cán bộ, giáo viên mầm non cho Đề án.


<b>7. UBMT TQ Việt Nam, các tổ chức Đoàn thể, Hội Khuyến học Huyện:</b>


Đề nghị tham gia tích cực vào việc vận động trẻ 5 tuổi đến trường, góp phần
đảm bảo tỷ lệ chuyên cần 90 % trở lên.


<b>8. UBND cấp xã: </b>


- Cụ thể hóa việc thực hiện Đề án trên địa bàn.


- Đưa nhiệm vụ phổ cập giáo dục mầm non năm tuổi vào Chương trình phát
triển kinh tế xã hội địa phương.


- Chỉ đạo việc quy hoạch phát triển mạng lưới trường lớp mầm non, chú
trọng vùng đồng bào dân tộc, các ấp cịn khó khăn trong việc huy động trẻ. Mỗi xã,
có ít nhất một trường hồn chỉnh với quy mơ ít nhất 3 lớp ở trung tâm và các điểm
lẻ có phịng học được xây dựng kiên cố theo hướng chuẩn hóa.


Trên đây là kế hoạch thực hiện Đề án phổ cập giáo dục Mầm non cho trẻ
năm tuổi giao đoạn 2010 – 2015 của huyện Giang Thành. Đề nghị các Bàn ngành,
Đoàn thể các cấp và nhận dân tham gia thực hiện đúng tinh thần kế hoạch này, góp
phần hồn thành nhiệm vụ phổ cập giáo dục Mầm non cho trẻ năm tuổi giao đoạn
2010 – 2015./.


<i><b>Nơi nhận:</b></i>


- Sở Giáo dục và Đào tạo (để báo cáo);
- TT Huyện ủy (để báo cáo);


- TT HĐND, UBND huyện;
- Phòng GD&ĐT,Tài chính - KH;
- Phịng LĐ-TB-XH, Y tế, Nội vụ;
- UBMTTQ và các Đoàn thể cấp Huyện;


- Hội Khuyến học huyện;


- UBND các xã;
- Lưu: VT.


</div>

<!--links-->

×