Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Giáo trình Thuốc bảo vệ thực vật - CĐ Nông Lâm Đông Bắc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.39 MB, 105 trang )

TRƢỜNG CAO ĐẲNG NƠNG LÂM ĐƠNG BẮC

GIÁO TRÌNH
THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT
Trình độ đào tạo: Cao đẳng, Trung cấp
Chuyên ngành: Khoa học cây trồng; Trồng trọt và BVTV
(Giáo trình lưu hành nội bộ)

Quảng Ninh, năm 2019


LỜI NÓI ĐẦU
Đáp ứng yêu cầu đào tạo theo niên chế, để có tài liệu phục vụ học tập và nghiên
cứu của sinh viên Cao đẳng nghề khoa học cây trồng và nghề trồng trọt BVTV của
trƣờng Cao đẳng Nông Lâm Đơng Bắc. Tơi biên soạn giáo trình Thuốc bảo vệ thực
vật, giáo trình là tài liệu chính, đƣợc thống nhất để giảng dạy trong trƣờng và là tài liệu
tham khảo cho sinh viên các ngành đào tạo khác.
Giáo trình này đƣợc cập nhật những thông tin, tiến bộ kỹ thuật mới về thuốc
bảo vệ thực vật, sát thực với thực tiễn sản xuất và phù hợp với sự phát triển của xã hội
để giúp cho các em học sinh, sinh viên học tập tốt. Tập bài giảng thuốc bảo vệ thực vật
gồm 07 chƣơng:
Chƣơng 1: Mở đầu
Chƣơng 2: Cơ sở độc chất học nông nghiệp
Chƣơng 3: Nguyên lý và phƣơng pháp sử dụng thuốc bảo vệ thực vật
Chƣơng 4: Hỗn hợp thuốc bảo vệ thực vật
Chƣơng 5: Những biện pháp đảm bảo an toàn khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật
Chƣơng 6: Thuốc trừ sâu và các loại động vật gây hại khác
Chƣơng 7: Thuốc trừ nấm và vi khuẩn
Giáo trình thuốc bảo vệ thực vật thể hiện rõ tầm quan trọng của việc phòng trừ
dịch hại bằng thuốc hóa học, nhƣng quan trọng hơn là phải sử dụng thuốc bảo vệ thực
vật cho đúng để không chỉ phòng trừ đƣợc dịch hại mang lại hiệu quả cao mà còn bảo


vệ đƣợc mối cân bằng sinh học trong tự nhiên và an toàn cho ngƣời sử dụng. Trong
mỗi chƣơng giới thiệu những kiến thức cơ bản về khái niệm chất độc, phân loại độ
độc, các con đƣờng xâm nhập dịch chuyển của chất độc vào cơ thể sinh vật, một số
nhóm thuốc và cách sử dụng thuốc an toàn và hiệu quả. Các nội dung đƣợc biên tập
hết sức ngắn ngọn để các em học sinh sinh viên đọc hiểu đƣợc nội dung của học phần
nhanh nhất. Nhân dịp này, tôi xin đƣợc bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc tới các đồng chí trong
Hội đồng khoa học nhà trƣờng đã góp ý để tơi hồn thiện tập bài giảng.
Mặc dù đã rất cố gắng, nhƣng do thời gian và trình độ cịn có hạn nên giáo trình
thuốc BVTV khơng thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Tơi rất mong nhận đƣợc
những ý kiến đóng góp q báu của các thầy cô giáo, các nhà khoa học cùng các bạn
đọc để tập giáo trình của tơi đƣợc hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Tác giả. Trịnh Thị Nga

1


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU

Chữ viết tắt

Nghĩa

BVTV

Bảo vệ thực vật

VSV

Vi sinh vật


BT-Bacillus thuringiensis

Vi khuẩn Bacillus thuringiensis

ADI-Acceptable Daily Intake-

Lƣợng tiêu thụ hằng ngày đƣợc chấp nhận

TTLV-hreshold Limit Value -

Ngƣỡng giới hạn

2


MỤC LỤC
Đề mục

Trang

LỜI NÓI ĐẦU ..................................................................................................................... 0
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU............................................................. 2
MỤC LỤC ........................................................................................................................... 3
Chƣơng 1: MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 7
1.1. VÀI TRÕ, VỊ TRÍ VÀ Ý NGHĨA CỦA BIỆN PHÁP SỬ DỤNG THUỐC BẢO
VỆ THỰC VẬT TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP. ................................................. 7
1.1.1. Tác hại của dịch hại đối với cây trồng và nông sản .................................................. 7
1.1.2. Vai trò của biện pháp dùng thuốc Bảo vệ thực vật phịng chống dịch hại cây
trồng và nơng sản. ................................................................................................................ 7

1.1.3. Ý nghĩa của biện pháp dùng thuốc bảo vệ thực vật ................................................... 7
1.2. ƢU VÀ NHƢỢC ĐIỂM CỦA BIỆN PHÁP DÙNG THUỐC BVTV PHÕNG
TRỪ DỊCH HẠI CÂY TRỒNG VÀ NÔNG SẢN ............................................................. 7
1.2.1. Ƣu điểm ..................................................................................................................... 7
1.2.2. Nhƣợc điểm ............................................................................................................... 7
1.2.3. Xu hƣớng sản xuất và sử dụng thuốc BVTV ............................................................ 7
1.3. ĐỐI TƢỢNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA ĐỘC CHẤT HỌC NÔNG NGHIỆP ............... 8
1.3.1. Đối tƣợng ................................................................................................................... 8
1.3.2. Nhiệm vụ ................................................................................................................... 8
CÂU HỎI ÔN TẬP ............................................................................................................. 8
Chƣơng 2: CƠ SỞ ĐỘC CHẤT HỌC NÔNG NGHIỆP .................................................... 9
2.1. KHÁI NIỆM VỀ CHẤT ĐỘC ..................................................................................... 9
2.1.1.Chất độc ...................................................................................................................... 9
2.1.2. Tính độc (độc tính) .................................................................................................... 9
2.1.3.. Độ độc....................................................................................................................... 9
2.1.4. Liều lƣợng ................................................................................................................. 9
2.2. NHỮNG YÊU CẦU ĐỐI VỚI CHẤT ĐỘC DÙNG LÀM THUỐC BẢO VỆ
THỰC VẬT ....................................................................................................................... 10
2.3. PHÂN LOẠI THUỐC BVTV .................................................................................... 11
2.3.1. Dựa vào đối tƣợng phòng chống: ........................................................................... 11
2.3.2. Dựa vào con đƣờng xâm nhập (hay cách tác động của thuốc) đến dịch hại: tiếp
xúc, vị độc, xông hơi, thấm sâu và nội hấp. ...................................................................... 12
2.3.3. Dựa vào nguồn gốc hoá học: ................................................................................... 12
2.4. SỰ XÂM NHẬP DỊCH CHUYỂN CỦA CHẤT ĐỘC VÀO CƠ THỂ SINH VẬT ....... 12
2.4.1. Sự xâm nhập của chất độc vào tế bào sinh vật ........................................................ 12
2.4.2. Sự xâm nhập dịch chuyển của chất độc vào cơ thể dịch hại .................................. 13
2.4.2.1. Sự xâm nhập và di chuyển của chất độc vào trong cơ thể côn trùng ................... 13
2.4.2.2. Sự xâm nhập và di chuyển của chất độc vào trong cơ thể loài gậm nhấm.................... 13
2.4.2.3. Sự xâm nhập và di chuyển của chất độc vào trong cơ thể cỏ dại ........................ 14
2.5. TÁC ĐỘNG CỦA CHẤT ĐỘC ĐẾN CƠ THỂ SINH VẬT..................................... 14

2.5.1. Các điều kiện để chất độc gây hại và gây chết đối với sinh vật .............................. 14
2.5.2. Sự biến đổi của chất độc trong cơ thể sinh vật ........................................................ 16
2.5.3. Tác động của chất độc đến cơ thể sinh vật .............................................................. 17
2.5.3.1. Tác động cục bộ, toàn bộ ................................................................................... 17
2.5.3.2. Tác động tích luỹ ................................................................................................. 17
2.5.3.3. Tác động liên hợp ............................................................................................... 17
3


2.5.3.4. Tác động đối kháng ............................................................................................. 18
2.6. SỰ LIÊN QUAN GIỮA TÍNH CHẤT CỦA CHẤT ĐỘC VÀ TÍNH ĐỘC CỦA
CHẤT ĐỘC ....................................................................................................................... 18
2.6.1. Sự liên quan giữa đặc điểm hoá học của chất độc và tính độc của chất độc ........... 18
2.6.2. Sự liên quan giữa đặc điểm vật lý của chất độc và của chế phẩm thuốc đến tính
độc của chất độc ................................................................................................................ 19
2.6.3. Liên quan giữa cƣờng độ tác động của thuốc BVTV đến độ độc của chúng ..... 20
2.7. SỰ LIÊN QUAN GIỮA ĐẶC ĐIỂM CỦA SINH VẬT VỚI TÍNH ĐỘC CỦA
CHẤT ĐỘC ....................................................................................................................... 21
2.8. ẢNH HƢỞNG CỦA ĐIỀU KIỆN NGOẠI CẢNH ĐẾN TÍNH ĐỘC CỦA CHẤT
ĐỘC ................................................................................................................................... 22
2.8.1. Những yếu tố thời tiết, đất đai ............................................................................... 22
2.8.2. Những yếu tố về cây trồng và điều kiện canh tác ................................................ 24
2.9. PHẢN ỨNG CỦA DỊCH HẠI VỚI CHẤT ĐỘC Ở LIỀU LƢỢNG THẤP ............. 25
2.10. TÍNH CHỐNG THUỐC CỦA DỊCH HẠI .............................................................. 25
2.10.1. Định nghĩa tính chống thuốc của dịch hại ............................................................ 26
2.10.2. Đặc điểm của sự hình thành tính chống thuốc các quần thể dịch hại .................. 27
2.11. SỰ SUY GIẢM VỀ TÍNH ĐA DẠNG TRONG SINH QUẦN .............................. 31
2.12. SỰ XUẤT HIỆN LOÀI DỊCH HẠI MỚI ................................................................ 32
2.13. SỰ TÁI PHÁT CỦA DỊCH HẠI ............................................................................. 32
2.14. TÁC ĐỘNG CỦA THUỐC BVTV ĐẾN CÁC SINH VẬT SỐNG TRONG ĐẤT 34

2.14.1. Tác động của thuốc BVTV đến các sinh vật sống trong đất ............................. 34
2.14.2. Phƣơng hƣớng khắc phục những ảnh hƣởng bất lợi của thuốc BVTV đến
quần thể sinh vật sống trong đất ...................................................................................... 35
2.14.3. Tác động của thuốc BVTV đến động vật sống trên cạn và dƣới nƣớc ............. 35
2.15. THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT TRONG ĐẤT ĐAI VÀ TRỒNG TRỌT ................... 36
2.16. DƢ LƢỢNG CỦA THUỐC BVTV ........................................................................ 38
2.16.1. Khái niệm .............................................................................................................. 38
1.16.2. Dƣ lƣợng thuốc BVTV trên cây trồng và nông sản: ............................................. 38
2.16.3. Các biện pháp nhằm giảm thiểu dƣ lƣợng thuốc BVTV trên cây trồng và nông
sản ...................................................................................................................................... 39
2.17. THUỐC BVTV VÀ CON NGƢỜI .......................................................................... 39
CÂU HỎI ÔN TẬP ........................................................................................................... 41
Chƣơng 3: NGUYÊN LÝ VÀ CÁC PHƢƠNG PHÁP SỬ DỤNG THUỐC BVTV ....... 42
3.1. Các dạng chế phẩm thuốc Bảo vệ thực vật thƣờng dùng ........................................... 42
3.1.1. Thành phần của chế phẩm thuốc ........................................................................... 42
3.1.2. Các dạng chế phẩm thuốc Bảo vệ thực vật thƣờng dùng trong nông nghiệp .......... 45
3.2. NGUYÊN TẮC 4 ĐÖNG SỬ DỤNG THUỐC BVTV ............................................. 51
3.2.1. Cách đọc nhãn thuốc .............................................................................................. 51
3.2.2. Áp dụng kỹ thuật sử dụng thuốc theo nguyên tắc “4 đúng”.................................... 54
3.3. CÁC PHƢƠNG PHÁP SỬ DỤNG THUỐC BVTV ................................................. 59
3.3.1. Phun thuốc bột ......................................................................................................... 59
3.3.2. Rắc thuốc hạt ........................................................................................................... 59
3.3.3. Phun lỏng ................................................................................................................. 60
3.3.4. Sol khí ...................................................................................................................... 60
3.3.5. Xử lý giống .............................................................................................................. 60
3.3.6. Xông hơi .................................................................................................................. 61
3.3.7. Nội liệu pháp thực vật ............................................................................................. 62
4



3.3.8. Làm bả độc .............................................................................................................. 63
3.6. SO SÁNH TÍNH ĐỘC CỦA THUỐC BVTV ........................................................... 63
CÂU HỎI ÔN TẬP ........................................................................................................... 65
Chƣơng 4: HỔN HỢP THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT ................................................... 66
4.1. NGUYÊN TẮC HỖN HỢP THUỐC BVTV ............................................................. 66
4.2. ƢU ĐIỂM VÀ NHƢỢC ĐIỂM CỦA VIỆC HỖN HỢP THUỐC BVTV ................ 66
4.3. PHƢƠNG PHÁP HỖN HỢP THUỐC BVTV........................................................... 66
CÂU HỎI ÔN TẬP ........................................................................................................... 67
Chƣơng 5: NHỮNG BIỆN PHÁP ĐẢM BẢO AN TOÀN KHI SỬ DỤNG THUỐC
BẢO VỆ THỰC VẬT ....................................................................................................... 68
5.1. TIÊU CHUẨN CỦA NHỮNG NGƢỜI LÀM VIỆC VỚI CHẤT ĐỘC ................... 68
5.1.1. Sức khoẻ .................................................................................................................. 68
5.1.2. Kiến thức ................................................................................................................. 68
5.2. QUY CÁCH VẬN CHUYỂN, BẢO QUẢN VÀ XUẤT NHẬP THUỐC BVTV ... 68
5.2.1. Những ngƣời sản xuất, kinh doanh và sử dụng thuốc BVTV không mua bán
thuốc đựng trong các bao bì khơng đúng qui cách ......................................................... 68
5.2.2. Trách nhiệm ngƣời kinh doanh thuốc BVTV ....................................................... 68
5.2.3. Trách nhiệm ngƣời mua thuốc BVTV .................................................................. 69
5.2.4. Xử lý đổ vỡ trong khi vận chuyển, bảo quản thuốc BVTV ................................. 69
5.3. NHỮNG BIỆN PHÁP ĐẢM BẢO SỬ DỤNG THUỐC CÓ HIỆU QUẢ TỐT VÀ
AN TOÀN CHO NGƢỜI DÙNG THUỐC BVTV .......................................................... 76
5.4. NHỮNG BIỆN PHÁP ĐẢM BẢO AN TOÀN CHO NGƢỜI VÀ GIA SƯC, GIA
CẦM Ở VÙNG CĨ SỬ DỤNG THUỐC BVTV ............................................................. 79
5.5. SƠ CỨU NHỮNG NẠN NHÂN BỊ NGỘ ĐỘC THUỐC BVTV ............................ 79
5.5.1. Các đƣờng xâm nhập ............................................................................................... 79
5.5.2. Các triệu chứng bị ngộ độc: .................................................................................... 80
5.5.3. Các biện pháp sơ cứu............................................................................................... 81
CÂU HỎI ÔN TẬP ........................................................................................................... 82
Chƣơng 6: THUỐC TRỪ SÂU ......................................................................................... 83
VÀ CÁC LOẠI ĐỘNG VẬT GÂY HẠI KHÁC.............................................................. 83

6.1. THUỐC TRỪ SÂU THẢO MỘC .............................................................................. 83
6.1.1. Rotenon và các rotenoit: .......................................................................................... 83
6.1.2. Azadirachtin............................................................................................................. 83
6.2. THUỐC TRỪ SÂU CLO HỮU CƠ ........................................................................... 83
6.2.1. Diphenyl aliphatic (DDT và những hợp chất tƣơng tự DDT) ................................ 84
6.2.2. Thuốc trừ sâu xyclodien .......................................................................................... 84
6.3. THUỐC TRỪ SÂU LÂN HỮU CƠ .......................................................................... 85
6.3.1. Thuốc trừ sâu, nhện lân hữu cơ tiếp xúc ................................................................. 86
6.4. THUỐC TRỪ SÂU PYRETHROID .......................................................................... 86
6.5. THUỐC ỨC CHẾ SINH TRƢỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CÔN TRÙNG ................... 88
6.6. THUỐC DẪN DỤ CÔN TRÙNG .............................................................................. 90
6.7. CHẾ PHẨM SINH VẬT TRỪ SÂU .......................................................................... 92
6.7.1. Vi khuẩn Bacillus thuringiensis (Bt) ....................................................................... 92
6.7.2. Các nấm trừ sâu ....................................................................................................... 94
6.7.3. Nấm Metarhium anisopliae (nấm xanh) .................................................................. 95
6.7.4. Virus trừ sâu: ........................................................................................................... 96
6.8. THUỐC TRỪ NHỆN HẠI ......................................................................................... 97
6.8.1. Nhóm Diphenyl aliphatic: Dicofon ......................................................................... 97
5


6.8.2. Nhóm ete sulfit ........................................................................................................ 97
6.8.3. Nhóm amidine ......................................................................................................... 97
6.8.4. Nhóm Pyrazole ........................................................................................................ 98
6.9. THUỐC TRỪ TUYẾN TRÙNG ................................................................................ 98
6.10. THUỐC TRỪ CHUỘT ............................................................................................ 98
6.10.1. Thuốc trừ chuột vô cơ: .......................................................................................... 98
6.10.2. Thuốc trừ chuột chống đông máu:......................................................................... 98
6.10.3. Thuốc trừ chuột sinh học (vi khuẩn trừ chuột) .................................................... 100
CÂU HỎI ÔN TẬP ......................................................................................................... 100

Chƣơng 7: THUỐC TRỪ NẤM VÀ VI KHUẨN .......................................................... 101
7.1. NHÓM THUỐC CHỨA ĐỒNG .............................................................................. 101
7.2. NHÓM THUỐC CHỨA LƢU HUỲNH .................................................................. 101
7.3. NHỮNG HỢP CHẤT DỊ VÕNG ............................................................................. 101
7.3.1. Nhóm Benzimidazol .............................................................................................. 101
7.3.2. Nhóm thuốc trừ nấm Triazole ............................................................................... 102
7.3.3. Nhóm men khử ...................................................................................................... 102
7.4. NHỮNG HỢP CHẤT CHỨA CLO VÀ NITƠ........................................................ 102
7.5. NHÓM THUỐC KHÁNG SINH ............................................................................. 102
CÂU HỎI ÔN TẬP ......................................................................................................... 104

6


Chƣơng 1: MỞ ĐẦU
1.1. VÀI TRÕ, VỊ TRÍ VÀ Ý NGHĨA CỦA BIỆN PHÁP SỬ DỤNG THUỐC
BẢO VỆ THỰC VẬT TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP.
1.1.1. Tác hại của dịch hại đối với cây trồng và nông sản
- Dịch hại trong nơng nghiệp (pests): là những lồi sinh vật và vi sinh vật gây
hại cho cây trồng và nông sản, làm thất thu năng suất hoặc làm giảm phẩm chất nông
sản, thực phẩm.
- Các loài dịch hại thƣờng thấy là sâu hại, bệnh cây, cỏ dại, chuột, nhện đỏ,
tuyến trùng...Thất thu hàng năm do các loài dịch hại gây ra chiếm khoảng 35% khả
năng sản lƣợng mùa màng (khoảng 75 tỷ đơla); trong đó thiệt hại do sâu là 13,8%
(29,7 tỷ đôla); do bệnh cây là 11,6% (24,8 tỷ đôla); do cỏ dại là 9,5% (20,4 tỷ đôla)
(theo Cramer H. H., 1967). Nếu tính cho diện tích nơng nghiệp của thế giới là 1,5 tỷ
hécta, không kể đồng cỏ và bãi hoang thì thiệt hại bình qn là 47- 60 đơla trên một
hécta.
1.1.2. Vai trò của biện pháp dùng thuốc Bảo vệ thực vật phịng chống dịch
hại cây trồng và nơng sản.

- Là biện pháp quyết định để ngăn chặn dịch hại và đóng một vai trị quan trọng
trong hệ thống các biện pháp bảo vệ cây, nông sản.
1.1.3. Ý nghĩa của biện pháp dùng thuốc bảo vệ thực vật
- Bảo vệ cây trồng từ ngoài đồng đến trong kho (cây lƣơng thực, cây thực
phẩm, cây ăn quả vv .....Thức ăn của ngƣời, gia súc, gia cầm,
- Trừ côn trùng môi giới truyền bệnh (ruồi, muỗi, ve bét vv...) trong nhà ở,
trong chuồng trại gia súc, gia cầm.
1.2. ƢU VÀ NHƢỢC ĐIỂM CỦA BIỆN PHÁP DÙNG THUỐC BVTV PHÕNG
TRỪ DỊCH HẠI CÂY TRỒNG VÀ NÔNG SẢN
1.2.1. Ƣu điểm
- Diệt dịch hại nhanh, triệt để, đồng loạt trên diện rộng và chặn đứng những trận
dịch trong thời gian ngắn mà các biện pháp khác khơng thể thực hiện đƣợc.
- Biện pháp hóa học đem lại hiệu quả phòng trừ rõ rệt, kinh tế, bảo vệ đƣợc
năng suất cây trồng, cải thiện chất lƣợng nông sản và mang lại hiệu quả kinh tế, đồng
thời cũng giúp giảm đƣợc diện tích cánh tác.
- Dễ ứng dụng rộng rãi nhiều nơi, nhiều vùng khác nhau đem lại hiệu quả ổn
định và nhiều khi là biện pháp phòng trừ duy nhất.
1.2.2. Nhƣợc điểm
- Dễ gây độc cho ngƣời, gia súc, sinh vật có ích ở xung quanh khu vực áp dụng
thuốc.
- Ở những nơi sử dụng thuốc BVTV tràn lan gây ô nhiễm môi trƣờng, mất cân
bằng sinh thái.
- Nếu sử dụng không đúng cách dƣ lƣợng thuốc còn gây độc cho thực vật, tồn
lƣu trong nông sản gây độc cho ngƣời và gia súc khi sử dụng.
- Gây ra hiện tƣợng kháng thuốc trong quần thể dịch hại
1.2.3. Xu hƣớng sản xuất và sử dụng thuốc BVTV
7


Ngày nay, biện pháp hoá học BVTV đƣợc phát triển theo các các hƣớng chính

sau:
- Nghiên cứu tìm ra các hoạt chất mới có cơ chế tác động mới, có tính chọn lọc
và hiệu lực trừ dịch hại cao hơn, lƣợng dùng nhỏ hơn, tồn lƣu ngắn, ít độc và dễ dùng
hơn. Thuốc trừ sâu tác dụng chậm (điều khiển sinh trƣởng côn trùng, pheromon, các
chất phản di truyền, chất triệt sản) là những ví dụ điển hình. Thuốc sinh học đƣợc chú
ý dùng nhiều hơn.
- Tìm hiểu các phƣơng pháp và nguyên liệu để gia công thành các dạng thuốc
mới ít ơ nhiễm, hiệu lực dài, dễ dùng, loại dần dạng thuốc gây ô nhiễm môi trƣờng.
- Nghiên cứu công cụ phun rải tiên tiến và cải tiến các loại cơng cụ hiện có để
tăng khả năng trang trải, tăng độ bám dính, giảm đến mức tối thiểu sự rửa trôi của
thuốc. Chú ý dùng các phƣơng pháp sử dụng thuốc khác bên cạnh phun thuốc còn
đang phổ biến. Thay phun thuốc sớm, đại trà và định kỳ bằng phun thuốc khi dịch hại
đạt đến ngƣỡng.
1.3. ĐỐI TƢỢNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA ĐỘC CHẤT HỌC NÔNG NGHIỆP
1.3.1. Đối tƣợng
Nghiên cứu sự tác động của thuốc lên cơ thể sinh vật trong mối quan hệ giữa 3
yếu tố
Đặc điểm của chất độc (tính chất hóa học, tính chất vật lý, khả năng tác động
sinh lý, liều lƣợng...).
Đặc điểm của sinh vật bị thuốc tác động: các đặc điểm di truyền nhƣ cấu tạo
hình thái giải phẩu, hệ thống men, hoạt tính sinh lý và các đặc điểm khác nhƣ thể
trọng, tuổi tác, tình trạng sức khoẻ...
Điều kiện ngoại cảnh khi chất độc tác động lên cơ thể dịch hại, các yếu tố
thƣờng gây ảnh hƣởng là nhiệt độ, ẩm độ, gió, mƣa... các yếu tố này một mặt tác động
lên dịch hại làm ảnh hƣởng đến tính mẫm cảm của nó; mặt khác ảnh hƣởng đến tính
chất lý, hóa học của thuốc, từ đó làm tăng hay giảm hiệu quả dùng thuốc.
1.3.2. Nhiệm vụ
+ Đề ra những yêu cầu của sản xuất nông nghiệp đối với một loại thuốc trừ dịch
hại mà ngành hóa học cần giải quyết.
+ Đề ra các biện pháp dùng thuốc hợp lý nhất, nhằm phát huy đến mức tối đa

hiệu lực trừ dịch hại và hạn chế đến mức tối thiểu tác hại của thuốc trên ngƣời, gia súc,
cây trồng, môi trƣờng và cân bằng sinh thái.
CÂU HỎI ƠN TẬP
1. Vai trị của biện pháp hóa học BVTV trong sản xuất nơng nghiệp?
2. Hãy cho biết ƣu và khuyết điểm của ngành Hóa BVTVtrong nơng nghiệp?
3. Những xu hƣớng chính trong việc phát triển thuốc BVTV hiện nay?

8


Chƣơng 2: CƠ SỞ ĐỘC CHẤT HỌC NÔNG NGHIỆP
2.1. KHÁI NIỆM VỀ CHẤT ĐỘC
2.1.1.Chất độc
Là những chất khi xâm nhập vào cơ thể sinh vật một lượng nhỏ cũng có thể
gây biến đổi sâu sắc về cấu trúc hay chức năng trong cơ thể sinh vật, phá huỷ nghiêm
trọng những chức năng của cơ thể, làm cho sinh vật bị ngộ độc hoặc bị chết. Đây là
một khái niệm mang tính qui ƣớc.
2.1.2. Tính độc (độc tính)
Là khả năng gây độc của một chất đối với cơ thể sinh vật ở một lƣợng nhất
định của chất độc đó.
2.1.3.. Độ độc
Biểu thị mức độ của tính độc, là liều lƣợng nhất định của chất độc cần có để
gây đƣợc một tác động nào đó trên cơ thể sinh vật khi chúng xâm nhập vào cơ thể sinh
vật.
2.1.4. Liều lƣợng
Là lƣợng chất độc cần thiết đƣơc (tính bằng mg hay g) để gây đƣợc một tác
động nhất định trên cơ thể sinh vật.
Liều lượng ngưỡng: là liều lƣợng rất nhỏ chất độc tuy đã gây biến đổi có hại
cho cơ thể sinh vật, nhƣng chƣa có biểu hiện các triệu chứng bị hại.
Liều lượng độc: là liều lƣợng nhỏ chất độc đã gây ảnh hƣởng đến sức khoẻ của

sinh vật và các triệu chứng ngộ độc bắt đầu biểu hiện.
Liều gây chết : là liều lƣợng chất độc đã gây cho cơ thể sinh vật những biến đổi
sâu sắc đến mức không thể hồi phục, làm chết sinh vật.
Để đánh giá tác động của chất độc đến cơ thể sinh vật, hay so sánh độ độc của
các loại thuốc với nhau, ngƣời ta còn chia ra:
Liều dưới liều gây chết: là liều lƣợng chất độc đã phá huỷ những chức năng của
cơ thể sinh vật, nhƣng chƣa làm chết sinh vật.
Bảng 1 . PHÂN LOẠI ĐỘ ĐỘC CỦA THUỐC TRỪ DỊCH HẠI (theo qui
định của WHO)
Trị số LD50 của thuốc ( mg/kg)
Dạng lỏng
Dạng rắn
Qua miệng
Qua da
Qua miệng
Qua da
Rất độc
 20
 40
5
 10
Độc
20 – 200
40 – 400
5 – 50
10 - 100
Độc trung bình
200 – 2000
400 – 4000
50 – 500

100 - 1000
ít độc
>2000
> 4000
> 500
>1000
Liều gây chết tuyệt đối: là liều lƣợng chất độc thấp nhất trong những điều kiện
nhất định làm chết 100% số cá thể dùng trong nghiên cứu.
Liều gây chết trung bình (medium lethal dose, MLD = LD50): là liều lƣợng chất
độc gây chết cho 50% số cá thể đem thí nghiệm. Giá trị LD50 ( qua miệng và qua da
động vật thí nghiệm) đƣợc dùng để so sánh độ độc của các chất độc với nhau. Giá trị
9


LD50 càng nhỏ, chứng tỏ chất độc đó càng mạnh. Giá trị LD50 thay đổi theo lồi
động vật thí nghiệm và điều kiện thí nghiệm.
Bảng 2- BẢNG PHÂN LOẠI ĐỘ ĐỘC THUỐC BVTV Ở VIỆT NAM VÀ
CÁC BIỂU TƢỢNG VỀ ĐỘ ĐỘC CẦN GHI TRÊN NHÃN
Nhóm
độc

Chữ
đen

Nhóm
độc I

Rất
độc


Nhóm
độc II

Độc
cao

Nhóm
độc III

Nguy
hiểm

Cẩn
thận

LD50 đối với chuột (mg/kg)
Hình
Vạch
tƣợng
Qua miệng
Qua da
Màu
(đen)
Thể rắn
Thể lỏng
Thể rắn Thể lỏng
Đầu lâu
xƣơng chéo
trong hình
Đỏ

≤ 50
≤ 200
≤ 100
≤ 400
thoi vng
trắng
Chữ thập
chéo trong
> 50 >100 –
Vàng
> 200 – 2000
> 400-4000
hình thoi
500
1000
vng trắng
Đƣờng
chéo khơng
Xanh
liền nét
> 2000 –
nƣớc 500 – 200
>1000
>4000
trong hình
3000
biển
thoi vng
trắng
Khơng biểu Xanh

>2000
> 3000
> 1000
> 4000
tƣợng
lá cây

2.2. NHỮNG YÊU CẦU ĐỐI VỚI CHẤT ĐỘC DÙNG LÀM THUỐC BẢO VỆ
THỰC VẬT
Thuốc BVTV là những chất độc; nhƣng muốn là thuốc BVTV phải đạt một số u
cầu sau:
- Có tính độc với sinh vật gây hại.
- Có khả năng tiêu diệt nhiều lồi dịch hại ( tính độc vạn năng), nhƣng chỉ tiêu diệt
các lồi sinh vật gây hại mà không gây hại cho đối tƣợng khơng phịng trừ (tính chọn lọc).
- An tồn đối với ngƣời, môi sinh và môi trƣờng.
- Dễ bảo quản , chun chở và sử dụng.
- Giá thành hạ.
Khơng có một loại chất độc nào có thể thoả mãn hồn tồn các u cầu nói trên. Các
u cầu này, thậm chí ngay trong một u cầu cũng có mâu thuẫn không thể giải quyết
đƣợc. Tuỳ theo giai đoạn phát triển của biện pháp hoá học, mà các yêu cầu đƣợc đánh giá
cao thấp khác nhau. Hiện nay, yêu cầu “ an tồn với ngƣời, mơi sinh và mơi trƣờng” đƣợc
tồn thế giới quan tâm nhiều nhất.

10


2.3. PHÂN LOẠI THUỐC BVTV
2.3.1. Dựa vào đối tƣợng phòng chống:
- Thuốc trừ sâu (Insecticide): Gồm các chất hay hỗn hợp các chất có tác dụng
tiêu diệt, xua đuổi hay di chuyển bất kỳ loại cơn trùng nào có mặt trong môi trƣờng

(AAPCO). Chúng đƣợc dùng để diệt trừ hoặc ngăn ngừa tác hại của côn trùng đến cây
trồng, cây rừng, nông lâm sản, gia súc và con ngƣời.
Trong thuốc trừ sâu, dựa vào khả năng gây độc cho từng giai đoạn sinh trƣởng,
ngƣời ta còn chia ra: thuốc trừ trứng (Ovicide ), thuốc trừ sâu non (Larvicide).
- Thuốc trừ bệnh (Fungicide): Thuốc trừ bệnh bao gồm các hợp chất có nguồn
gốc hố học (vơ cơ và hữu cơ), sinh học (vi sinh vật và các sản phẩm của chúng,
nguồn gốc thực vật ), có tác dụng ngăn ngừa hay diệt trừ các loài vi sinh vật gây hại
cho cây trồng và nông sản (nấm ký sinh, vi khuẩn, xạ khuẩn) bằng cách phun lên bề
mặt cây, xử lý giống và xử lý đất... Thuốc trừ bệnh dùng để bảo vệ cây trồng trƣớc khi
bị các loài vi sinh vật gây hại tấn công tốt hơn là diệt nguồn bệnh và khơng có tác
dụng chữa trị những bệnh do những yếu tố phi sinh vật gây ra (thời tiết, đất úng;
hạn...). Thuốc trừ bệnh bao gồm cả thuốc trừ nấm (Fungicides) và trừ vi khuẩn
(Bactericides). Thƣờng thuốc trừ vi khuẩn có khả năng trừ đƣợc cả nấm; cịn thuốc trừ
nấm thƣờng ít có khả năng trừ vi khuẩn. Hiện nay ở Trung quốc, mới xuất hiện một số
thuốc trừ bệnh có thể hạn chế mạnh sự phát triển của virus ( Ningnanmycin ...).
Nhiều khi ngƣời ta gọi thuốc trừ bệnh là thuốc trừ nấm (Fungicides). Trong
trƣờng hợp này, thuốc trừ nấm bao gồm cả thuốc trừ vi khuẩn.
- Thuốc trừ chuột (Rodenticde hay Raticide): là những hợp chất vô cơ, hữu cơ;
hoặc có nguồn gốc sinh học có hoạt tính sinh học và phƣơng thức tác động rất khác
nhau, đƣợc dùng để diệt chuột gây hại trên ruộng, trong nhà và kho tàng và các loài
gậm nhấm. Chúng tác động đến chuột chủ yếu bằng con đƣờng vị độc và xơng hơi ( ở
nơi kín đáo).
- Thuốc trừ nhện (Acricide hay Miticide): những chất đƣợc dùng chủ yếu để
trừ nhện hại cây trồng và các loài thực vật khác, đặc biệt là nhện đỏ. Hầu hết thuốc trừ
nhện thông dụng hiện nay đều có tác dụng tiếp xúc. Đại đa số thuốc trong nhóm là
những thuốc đặc hiệu có tác dụng diệt nhện, có khả năng chọn lọc cao, ít gây hại cho
cơn trùng có ích và thiên địch. Nhiều loại trong chúng cịn có tác dụng trừ trứng và
nhện mới nở; một số khác còn diệt nhện trƣởng thành. Nhiều loại thuốc trừ nhện có
thời gian hữu hiệu dài, ít độc với động vật máu nóng. Một số thuốc trừ nhện nhƣng
cũng có tác dụng diệt sâu. Một số thuốc trừ sâu, trừ nấm cũng có tác dụng trừ nhện.

- Thuốc trừ tuyến trùng (Nematocide): các chất xông hơi và nội hấp đƣợc dùng
để xử lý đất trƣớc tiên trừ tuyến trùng rễ cây trồng, trong đất, hạt giống và cả trong
cây.
- Thuốc trừ cỏ (Herbicide): các chất đƣợc dùng để trừ các loài thực vật cản trở
sự sinh trƣởng cây trồng, các loài thực vật mọc hoang dại, trên đồng ruộng, quanh các
cơng trình kiến trúc, sân bay, đƣờng sắt... và gồm cả các thuốc trừ rong rêu trên
ruộng, kênh mƣơng. Đây là nhóm thuốc dễ gây hại cho cây trồng nhất. Vì vậy khi
dùng các thuốc trong nhóm này cần đặc biệt thận trọng.
11


2.3.2. Dựa vào con đƣờng xâm nhập (hay cách tác động của thuốc) đến
dịch hại: tiếp xúc, vị độc, xông hơi, thấm sâu và nội hấp.
2.3.3. Dựa vào nguồn gốc hố học:
- Thuốc có nguồn gốc thảo mộc : bao gồm các thuốc bvtv làm từ cây cỏ hay các
sản phẩm chiết xuất từ cây cỏ có khả năng tiêu diệt dịch hại.
- Thuốc có nguồn gốc sinh học: gồm các loài sinh vật (các loài ký sinh thiên
địch), các sản phẩm có nguồn gốc sinh vật ( nhƣ các lồi kháng sinh...) có khả năng
tiêu diệt dịch hại.
- Thuốc có nguồn gốc vơ cơ : bao gồm các hợp chất vô cơ ( nhƣ dung dịch
boocđô, lƣu huỳnh và lƣu huỳnh vơi....) có khả năng tiêu diệt dịch hại.
- Thuốc có nguồn gốc hữu cơ: Gồm các hợp chất hữu cơ tổng hợp có khả năng
tiêu diệt dịch hại ( nhƣ các hợp chất clo hữu cơ, lân hữu cơ, cacbamat...).
Gần đây, do nhiều dịch hại đã hình thành tính chống nhiều loại thuốc có cùng
một cơ chế, nên ngƣời ta đã phân loại theo cơ chế tác động của các loại thuốc ( nhƣ
thuốc kìm hãm men cholinesterase, GABA, kìm hãm hơ hấp...) hay theo phƣơng thức
tác động (thuốc điều khiển sinh trƣởng côn trùng, thuốc triệt sản, chất dẫn dụ, chất xua
đuổi hay chất gây ngán).
- Phân chia theo các dạng thuốc (thuốc bột, thuốc nƣớc...) hay phương pháp sử
dụng ( thuốc dùng để phun lên cây, thuốc xử lý giống...).

Ngoài cách phân loại chủ yếu trên, tuỳ mục đích nghiên cứu và sử dụng,
ngƣời ta cịn phân loại thuốc BVTV theo nhiều cách khác nữa.
Khơng có sự phân loại thuốc bvtv nào mang tính tuyệt đối, vì một loại thuốc có
thể trừ đƣợc nhiều loại dịch hại khác nhau, có khả năng xâm nhập vào cơ thể dịch hại
theo nhiều con đƣờng khác nhau, có cùng lúc nhiều cơ chế tác động khác nhau; trong
thành phần của thuốc có các nhóm hay nguyên tố gây độc khác nhau... nên các thuốc
có thể cùng lúc xếp vào nhiều nhóm khác nhau.
2.4. SỰ XÂM NHẬP DỊCH CHUYỂN CỦA CHẤT ĐỘC VÀO CƠ THỂ SINH VẬT
2.4.1. Sự xâm nhập của chất độc vào tế bào sinh vật
- Màng tế bào có khả năng thẩm thấu rất lớn đối với các chất khống và các
chất hữu cơ. Thƣờng q trình hấp thu các chất đi qua màng này xảy ra nhờ vào sự hấp
thu phân tử, sự trao đổi ion hoặc liên kết hóa học.
- Màng nguyên sinh chất có cấu tạo chuyên hóa rất phức tạp và là vật cản thứ
hai trên con đƣờng các chất thâm nhập vào cơ thể do các yếu tố sau:
+ Tính thấm chọn lọc: các chất đi qua màng tế bào với tốc độ khác nhau, điều
này làm cản trở khả năng khuyếch tán của nhiều chất vào tế bào. Tuy nhiên tính thấm
này có thể thay đổi khi có tế bào bị một tác động nào đó. Nhƣ khi chịu sự tác động của
tác nhân gây hại, tế bào có thể bị kích thích hoặc bị tổn thƣơng và khi đó tính thấm của
màng tế bào tăng lên rõ rệt, lúc đó các chất, kể cả chất độc sẽ khuyếch tán nhanh
chóng và bên trong tế bào cho đến khi cân bằng về áp suất đƣợc xác lập.
+ Khả năng hấp thu của toàn khối nguyên sinh chất: khả năng này đƣợc đặc
trƣng bởi một hệ số nào đó. Khi bị chất độc tác động thì hệ số này tăng lên do tính hấp

12


thu của khối nguyên sinh chất tăng lên, kết quả là chất độc xâm nhập vào tế bào với
một tốc độ nhanh hơn.
+ Khả năng hấp phụ của màng nguyên sinh chất: Đặc biệt là đối với các kim
loại nặng nhƣ Hg, Cu, As... Các chất độc này thƣờng phản ứng với các nhóm thio và

amin của màng tế bào, trong nhiều trƣờng chúng đã phá hủy màng tế bào để đi vào bên
trong.
=> Các chất hữu cơ thƣờng xâm nhập vào tế bào bằng con đƣờng khuyếch tán
dƣới dạng phân tử qua các khe lipoprotein của màng tế bào.
=> Các chất độc vô cơ nhƣ các hợp chất của Cu, Fe, Zn... thƣờng xâm nhập vào
tế bào dƣới dạng ion hoặc phân tử
2.4.2. Sự xâm nhập dịch chuyển của chất độc vào cơ thể dịch hại
2.4.2.1. Sự xâm nhập và di chuyển của chất độc vào trong cơ thể côn trùng
- Xâm nhập vào cơ thể sinh vật qua con đƣờng tiếp xúc đối với những thuốc dễ
hoà tan trong lipit và lipoproteit chất béo. Biểu bì cơn trùng khơng có tế bào sống,
đƣợc cấu tạo bằng lipit và lipoproteit biến tính, có tác dụng giữ khung cơ thể, ngăn
khơng cho nƣớc ở trong cơ thể cơn trùng thốt ra ngoài và các chất khác ở bên ngoài
xâm nhập vào cơ thể. Nhƣng lớp biểu bì bao phủ khơng đều trên tồn cơ thể, có những
chỗ mỏng, mềm nhƣ ở các khớp đầu, ngực bàn chân, chân lông v.v... thuốc xâm nhập
qua dễ dàng hơn. Các thuốc dạng sữa dễ xâm nhập vào cơ thể qua biểu bì cơn trùng và
biểu bì lá cây hơn. Những biểu bì quá dày, thuốc khơng đi qua đƣợc, hoặc thuốc hồ
tan trong biểu bì nhiều, bị giữ lại ở biểu bì mà không đi vào đƣợc bên trong, hiệu lực
của thuốc cũng bị giảm. Xâm nhập qua biểu bì, thuốc sẽ đi tiếp vào máu và đƣợc máu
di chuyển đến các trung tâm sống.
- Các thuốc xông hơi lại xâm nhập vào lỗ thở, hệ thống khí quản và vi khí quản
vào máu gây độc cho côn trùng. Chất độc xâm nhập qua đƣờng hơ hấp có tính độc
mạnh hơn các đƣờng khác, do tác động ngay đến máu. Cƣờng độ hô hấp càng mạnh,
khả năng ngộ độc càng tăng. Vì thế, khi xông hơi các côn trùng trong kho, ngƣời ta
thƣờng hoặc rút bớt khơng khí, hoặc bơm thêm CO2 vào kho để kích thích sự hơ hấp
của cơn trùng.
- Các thuốc trừ sâu vị độc, đƣợc chuyển từ miệng đến ống thực quản, túi thức ăn
vào ruột giữa. Dƣới tác động của các men có trong nƣớc bọt và dịch ruột giữa, thuốc
sẽ chuyển từ dạng khơng hồ tan sang dạng hoà tan, rồi thẩm thấu qua vách ruột hay
phá vỡ vách ruột vào huyết dịch, cùng huyết dịch đi đến các trung tâm sống. Những
chất độc cịn lại khơng tan sẽ bị thải qua hậu môn, hoặc qua nôn mửa; một phần nhỏ

chất độc thẩm thấu qua thành ruột trƣớc, vào thành ruột sau và bị giữ ở đó. Quá trình
bài tiết càng chậm, thời gian tồn lƣu trong ruột càng lâu, lƣợng chất độc xâm nhập vào
cơ thể càng nhiều, độ độc của thuốc sẽ mạnh. Độ pH của dịch ruột ảnh hƣởng nhiều
đến độ tan của thuốc. Độ tan càng lớn, nguy cơ gây độc càng tăng.
2.4.2.2. Sự xâm nhập và di chuyển của chất độc vào trong cơ thể lồi gậm nhấm
- Thuốc trừ chuột có thể xâm nhập vào cơ thể loài gậm nhấm bằng cả ba con
đƣờng : tiếp xúc, vị độc và xông hơi.

13


- Biện pháp diệt chuột và các loài gậm nhấm chủ yếu là trộn thuốc trừ chuột với
thức ăn (làm bả) ( con đƣờng vị độc). Tác động xông hơi (đƣờng hô hấp), chỉ đƣợc áp
dụng trong các khoảng không gian kín (trong kho tàng, trong hang)... Dù bằng con
đƣờng nào, cuối cùng thuốc cũng vào máu. Khi vào máu, thuốc một phần phá hại máu,
phần khác đƣợc vận chuyển đến trung tâm sống, tác động đến chức năng sống của các
cơ quan này, chuột bị ngộ độc rồi chết.
2.4.2.3. Sự xâm nhập và di chuyển của chất độc vào trong cơ thể cỏ dại
- Chất độc cũng có thể xâm nhập vào mọi bộ phân của thực vật, nhƣng lá và rễ
là hai nơi chất độc dễ xâm nhập nhất. Bề mặt lá và các bộ phận khác trên mặt đất,
đƣợc bao phủ bởi màng lipoit và những chất béo khác, có bản chất là những chất
khơng phân cực, nên thƣờng dễ cho những chất không phân cực đi qua. Vỏ thân là
những lớp bần, thuốc bvtv phân cực hay khơng phân cực đều khó xâm nhập; nhƣng
nếu đã xâm nhập đƣợc qua vỏ thân, chất độc sẽ đi ngay vào bó mạch và di chuyển đến
các bộ phận khác nhau của cây. Giọt chất độc nằm trên lá, ban đầu xâm nhập vào bên
trong lá nhanh, theo thời gian, nƣớc bị bốc hơi, nồng độ giọt thuốc sẽ tăng cao, khả
năng hoà tan của thuốc kém, thuốc xâm nhập vào cây chậm dần.
Chất độc trong đất xâm nhập qua rễ là chính ( cũng có thể xâm nhập qua hạt
giống và những lóng thân ở lớp đất mặt) nhờ khả năng hấp phụ nƣớc và chất hoà tan.
Các chất phân cực dễ xâm nhập qua rễ. Tốc độ xâm nhập thuốc qua rễ thƣờng lúc đầu

tăng sau giảm dần. Riêng hai thuốc trừ cỏ 2,4-D và DNOC lại khác: lúc đầu xâm nhập
nhanh, sau ngừng hẳn rồi lại có một lƣợng thuốc từ rễ thốt ra ngồi đất. Mặt dƣới lá
có nhiều khí khổng và tế bào kèm, nên các chất phân cực lại dễ xâm nhập.
2.5. TÁC ĐỘNG CỦA CHẤT ĐỘC ĐẾN CƠ THỂ SINH VẬT
2.5.1. Các điều kiện để chất độc gây hại và gây chết đối với sinh vật
- Thuốc phải tiếp xúc đƣợc với sinh vật, là điều kiện tiên quyết để thuốc phát
huy tác dụng. Muốn thuốc tiếp xúc đƣợc với dịch hại nhiều nhất cần phải:
+ Nắm chắc đặc tính sinh vật học, sinh thái học của dịch hại
+ Nắm đƣợc đặc tính của từng loại thuốc
=> Tìm biện pháp xử lý thích hợp để thuốc tiếp xúc nhiều nhất với dịch hại và
hạn chế thuốc tác động đến các sinh vật khơng là đối tƣợng phịng trừ, giảm nguy cơ
gây hại của thuốc đến mơi sinh, mơi trƣờng. Mỗi lồi sinh vật có những đặc tính sinh
học khác nhau:
+ Cơn trùng: cần hiểu rõ khả năng di chuyển của côn trùng ( rệp ít di chuyển,
nhƣng các sâu hại khác lại di chuyển mạnh); nơi chúng sống, nơi gây hại và cách gây
hại, thời điểm hoạt động để chọn thuốc và phƣơng pháp xử lý thích hợp.
+ Nấm bệnh và nhện: Là những loại sinh vật ít hay khơng tự di chuyển. Phải
phun thuốc đúng vào nơi chúng sống, hạt thuốc phải mịn, trang trải thật đều trên bề
mặt vật phun, lƣợng nƣớc phun phải lớn mới phát huy đƣợc tác dụng.
+ Chuột: Chuột di chuyển rất rộng, nên phải tạo điều kiện cho chuột tiếp xúc
với bả, bằng cách rải bả trên những lối đi của chuột, chọn bả không hoặc ít mùi, hay
chỉ có mùi hấp dẫn, tránh dùng những bả gây tác động mạnh để chuột không sợ và
phải thay mồi bả liên tục để lừa chuột.
14


+ Cỏ dại : phải phun, rải và trộn thuốc vào đất, tạo điều kiện cho cỏ dại nhận
đƣợc nhiều thuốc nhất.
- Thuốc phải xâm nhập đƣợc vào cơ thể sinh vật và sau đó phải dich chuyển
đƣợc đến trung tâm sống của chúng :

+ Thuốc xâm nhập vào
cơ thể dịch hại bằng con đƣờng
tiếp xúc (còn gọi là những
thuốc Ngoại tác động): Là
những thuốc gây độc cho sinh
vật khi thuốc xâm nhập qua
biểu bì chúng.

Hình 2.1. Thuốc xâm nhập vào cơ thể dịch hại bằng con đƣờng tiếp xúc
+ Thuốc xâm nhập vào cơ thể dịch hại bằng con đƣờng vị độc (cịn gọi là những
thuốc có tác động Đường ruột hay Nội tác động): Là những loại thuốc gây độc cho
động vật khi thuốc xâm nhập qua đƣờng tiêu hoá của chúng. Độ pH dịch ruột và thời
gian tồn tại của thuốc trong dạ dày và ruột non ảnh hƣởng rất mạnh đến hiệu lực của
thuốc.
+Thuốc có tác động xơng hơi: Là những thuốc có khả năng bay hơi/ bụi, đầu
độc bầu khơng khí bao quanh dịch hại và gây độc cho sinh vật khi thuốc xâm nhập
qua đƣờng hơ hấp.
+ Thuốc có tác động thấm sâu: Là những thuốc có khả năng xâm nhập qua biểu
bì thực vật, thấm vào các tế bào phía trong, diệt dịch hại sống trong cây và các bộ phận
của cây. Các thuốc này chỉ có tác động theo chiều ngang, mà khơng có khả năng di
chuyển trong cây.
+ Thuốc có tác động nội hấp: Là những
loại thuốc có khả năng xâm nhập qua
thân, lá, rễ và các bộ phận khác của cây;
thuốc dịch chuyển đƣợc trong cây, diệt
đƣợc dịch hại ở những nơi xa vùng tiếp
xúc với thuốc. + Những thuốc xâm nhập
qua lá, vận chuyển xuống các bộ phận
phía dƣới của cây, theo mạch libe, cùng
dòng nhựa luyện, gọi là vận chuyển

hướng gốc hay các thuốc mang tính lưu
dẫn.
+ Mạch libe là các tế bào sống, nên thuốc
bị các chất trong tế bào sống, men tác Hình 2.2. Thuốc vận chuyển hƣớng gốc
động và các yếu tố sinh học tác động.
15


+ Những thuốc xâm nhập qua rễ rồi dịch
chuyển lên các bộ phận phía trên của cây
cùng dịng nhựa ngun, gọi là vận
chuyển hướng ngọn.

Hình 2.3. Thuốc vận chuyển hƣớng ngọn
+ Có thuốc lại xâm nhập cả qua lá và rễ,
vận chuyển cả hƣớng ngọn và hƣớng gốc.

Hình 2.4: Thuốc vận chuyển theo hƣớng
ngọn và gốc
- Chất độc phải tồn giữ trong cơ thể sinh vật một thời gian, ở nồng độ nhất định
đủ để phát huy tác dụng
- Chất độc gây tác động độc đối với cơ thể dịch hại
2.5.2. Sự biến đổi của chất độc trong cơ thể sinh vật
Chất độc trong cơ thể sinh vật biến đổi theo 3 hƣớng:
- Độ độc của chất độc có thể được tăng lên: Khi chúng đƣợc biến đổi thành
những chất có tính độc cao hơn.
Ví dụ: Malathion có độ độc kém hơn Malaoxon, một sản phẩm oxy hoá của
Malathion. Các thuốc trừ sâu thuộc nhóm nereistoxin (Cartap, Bensultap, Monosultap,
Thiocyclam ) chỉ có hiệu lực diệt sâu khi chúng đƣợc chuyển thành Nereistoxin trong
cơ thể côn trùng. Thuốc trừ nấm Thiophanate methyl vào nấm bệnh sẽ chuyển thành

carbendazim mới có độ độc với nấm bệnh.
- Chất độc có thể trở nên ít độc hơn, thậm chí mất hẳn tính độc: Do chất độc
phản ứng với các chất có trong cơ thể, hoặc dƣới tác động của các men phân huỷ
thuốc, hay những phản ứng thuỷ phân hay trao đổi khác.
Ví dụ: Dƣới tác động của men DDTaza, DDT chuyển thành DDA hay DDE ít
độc với cơn trùng.
Những chất độc bị thải nhanh ra ngoài do phản ứng tự bảo vệ của sinh vật cũng
không gây độc đƣợc với dịch hại.
16


Ví dụ: Atrazin trừ đƣợc nhiều lồi cỏ lá rộng và lá hẹp cho nhiều loại cây
trồng khác nhau, nhƣng lại rất an tồn với ngơ. Vì trong ngơ có men glutation
tranferaza có khả năng khử Atrazin thành hydroxysimazin khơng gây độc cho cây.
- Độ độc của thuốc có thể khơng thay đổi:
Sunfat đồng có độ độc với nấm bệnh khơng thay đổi, dù có xâm nhập hay
khơng xâm nhập vào cơ thể sinh vật.
Chất độc chỉ phát huy đƣợc tính độc khi chúng đạt một lƣợng nhất định, tồn tại
trong cơ thể sinh vật một thời gian nhất định. Với hai điều kiện đó, chât độc mới có
thể đủ gây hại cho sinh vật, bằng cách phản ứng với protein, gây tê liệt hệ men, ngăn
cản sự tạo vitamin, thay đổi trạng thái keo, độ nhớt và khả năng nhuộm màu của
nguyên sinh chất, phá huỷ các chức năng sống cơ bản làm cho sinh vật bị ngộ độc rồi
chết. Nồng độ chất độc càng tăng, thời gian lƣu giữ chất độc trong cơ thể sinh vật càng
dài, càng tác động sâu sắc đến cơ thể sinh vật.
2.5.3. Tác động của chất độc đến cơ thể sinh vật
Sau khi chất độc xâm nhập đƣợc vào tế bào, tác động đến trung tâm sống,
tuỳ từng đối tƣợng và tuỳ điều kiện khác nhau mà gây ra tác động sau trên cơ thể
sinh vật:
2.5.3.1. Tác động cục bộ, toàn bộ
- Tác động cục bộ: Chất độc chỉ gây ra những biến đổi tại những mô mà chất

độc trực tiếp tiếp xúc với chất độc ( nhƣ những thuốc có tác động tiếp xúc).
- Tác dụng toàn bộ: Chất độc sau khi xâm nhập vào sinh vật, lại loang khắp
cơ thể, tác động đến cả những cơ quan ở xa nơi thuốc tác động hay tác động đến
toàn bộ cơ thể gọi là các chất có (những thuốc có tác dụng nội hấp thƣờng thể hiện
đặc tính này).
2.5.3.2. Tác động tích luỹ
Khi sinh vật tiếp xúc với chất độc nhiều lần, nếu quá trình hấp thu nhanh
hơn quá trình bài tiết, sẽ xảy ra hiện tƣợng tích luỹ hố học. Nhƣng cũng có trƣờng
hợp cơ thể chỉ tích luỹ những hiệu ứng do các lần sử dụng thuốc lặp lại mặc dù liều
lƣợng thuốc ở các lần dùng trƣớc đó bị bài tiết ra hết đƣợc gọi là sự tích luỹ động
thái hay tích luỹ chức năng.
2.5.3.3. Tác động liên hợp
Khi hỗn hợp hai hay nhiều chất với nhau, hiệu lực của chúng có thể tăng lên
và hiện tƣợng này đƣợc gọi là tác động liên hợp. Nhờ tác động liên hợp, khi hỗn
hợp hai hay nhiều thuốc khác nhau, giảm đƣợc số lần phun thuốc, giảm chi phí
phun và diệt đồng thời nhiều lồi dịch hại cùng lúc.
Có hai loại tác động liên hợp :Tác động liên hợp gia cộng: khi hiệu ứng của
hỗn hợp bằng tổng đơn giản các tác động. Tác động liên hợp nâng cao tiềm thế : khi
hiệu ứng của hỗn hợp vƣợt quá tổng hiệu ứng riêng của từng chất cộng lại. Tác
động liên hợp nâng cao tiềm thế cho phép giảm lƣợng thuốc khi sử dụng. Ngun
nhân: có thể do lý tính của thuốc đƣợc cải thiện tốt hơn, hoặc các loại thuốc ph ản
ứng và chuyển hố thành những chất mới có độ độc hơn và cuối cùng do khả năng
nâng cao hiệu lực sinh học của từng loại thuốc.
17


2.5.3.4. Tác động đối kháng
Ngƣợc với hiện tƣợng liên hợp là tác động đối kháng, có nghĩa khi hỗn hợp,
chất độc này làm suy giảm độ độc của chất độc kia. Hiện tƣợng đối kháng có thể
đƣợc gây ra dƣới tác động hoá học, lý học và sinh học của các thuốc với nhau.

Nghiên cứu tác động liên hợp và đối kháng có ý nghĩa rất lớn trong cơng
nghệ gia công thuốc và là cơ sở cho hai hay nhiều loại thuốc đƣợc hỗn hợp với
nhau.
- Hiện tƣợng quá mẫn: Các cá thể xảy ra hiện tượng quá mẫn khi tác động
của chất đƣợc lặp lại. Dƣới tác động của chất độc, các sinh vật có độ nhạy cảm cao
với chất độc.
Chất gây ra hiện tƣợng này đƣợc gọi là chất cảm ứng. Khi chất cảm ứng đã
tác động đƣợc vào cơ thể với liều nhỏ cũng có thể gây hại cho sinh vật. Nếu chất
độc xâm nhập trƣớc giai đoạn tột cùng của sự cảm ứng, hiện tƣợng quá mẫn sẽ
không xảy ra và cơ thể sinh vật lại có thể hồi phục, đƣợc gọi là hiện tượng mất cảm
ứng.
- Một số chất độc khi xâm nhập vào cơ thể sinh vật, khơng làm chết sinh vật
đó, nhƣng phá hoại các chức năng sinh lý của từng cơ quan riêng biệt, làm sinh vật
khơng phát triển đƣợc bình thƣờng, nhƣ côn trùng không lột xác đƣợc để phát triển,
côn trùng khơng đẻ đƣợc hay đẻ ít và có tỷ lệ trứng nở thấp, khả năng sống sót kém
v.v... Hiện tƣợng này mang tên tác động dị hậu.
Ngoài ra, chất độc có thể làm cho sinh vật phát triển kém, còi cọc, gây
những vết thƣơng cơ giới ảnh hƣởng hoạt động hệ men và các hệ sống khác.
2.6. SỰ LIÊN QUAN GIỮA TÍNH CHẤT CỦA CHẤT ĐỘC VÀ TÍNH ĐỘC
CỦA CHẤT ĐỘC
2.6.1. Sự liên quan giữa đặc điểm hoá học của chất độc và tính độc của chất độc
- Trong phân tử chất độc thƣờng có những gốc sinh độc quyết định đến độ
độc của thuốc đó. Các gốc sinh độc có thể chỉ là một nguyên tử hay một loại
nguyên tố (nhƣ Hg, Cu... trong các hợp chất chứa thuỷ ngân hay chứa đồng); hoặc
cũng có thể là một nhóm các nguyên tố (nhƣ gốc-CN có trong các hợp chất
xianamit; hay gốc -P=O (S) trong các thuốc lân hữu cơ) biểu hiện đặc trƣng tính
độc của chất đó.
Các thuốc BVTV có nguồn gốc khác nhau, nên cơ chế tác động của chúng
cũng khác nhau:
- Các thuốc trừ sâu thuộc nhóm lân hữu cơ và cacbamat kìm hãm hoạt động

hệ men cholinesterase; pyrethroit lại kìm hãm kênh vận chuyển Na+ và hợp chất
Cyclodien kìm hãm kênh vận chuyển ion Cl - của hệ thần kinh ngoại vi; còn Fipronil
và Avermectin lại kìm hãm sự điều khiển GABA v.v...Một số thuốc trừ bệnh
dicarboxamide ngăn cản quá trình sinh tổng hợp tryglycerin; benzimidazol ngăn
cản sự phân chia tế bào của nấm bệnh; các chất kháng sinh và acylamin lại kìm
hãm sinh tổng hợp protein.
- Một hợp chất có hoạt tính sinh học mạnh, thƣờng là các hoạt chất có độ độc
cao. Các chất độc có các nối đơi hay nối ba, các phân tử dễ đứt gãy hay dễ phản
18


ứng, làm tăng độ độc của thuốc. Điều này cũng giải thích tại sao các thuốc thuộc
nhóm pyrethroid có khả năng tác động nhanh, mạnh đến côn trùng đến vậy. Hay
đối với dầu khoáng, độ độc của thuốc đối với sinh vật cũng phụ thuộc nhiều vào
hàm lƣợng hydratcacbon chƣa no chứa trong các phân tử của chúng. Hàm lƣợng
này càng cao, càng dễ gây độc cho sinh vật, đồng thời càng dễ gây hại cho cây
trồng.
- Sự thay thế nhóm này bằng một nhóm khác, hay sự thêm bớt đi một nhóm
này hay nhóm khác có trong phân tử sẽ làm thay đổi độ độc và cả tính độc của hợp
chất rất nhiều.
Ví dụ: Sự clo hố của naphtalen và benzen đã làm tăng tính độc lên 10-20,
của phenol lên 2-100lần. Ethyl parathion và Methyl parathion hoàn toàn giống nhau
về cơng thức cấu tạo có khác chăng ở Ethyl parathion có 2 gốc etoxy C2H5O trong
khi đó ở Methyl parathion có 2 gốc metoxy CH3O. Mặc dù có sự khác biệt nhau rất
ít nhƣ vậy nhƣng chúng khác nhau rất lớn về phƣơng thức và khả năng tác động
đến côn trùng và độ độc của thuốc đối với sinh vật
2.6.2. Sự liên quan giữa đặc điểm vật lý của chất độc và của chế phẩm
thuốc đến tính độc của chất độc
Các sản phẩm kỹ thuật ở các dạng lỏng, dung dịch, bột hay chất kết tinh, có
hàm lƣợng chất độc cao. Chúng rất độc với ngƣời, động vật máu nóng, cây trồng,

mơi sinh và mơi trƣờng. Do có độ độc cao, nên lƣợng thuốc tiêu thụ trên một đơn
vị diện tích rất thấp (khoảng 0,5-1kg a.i./ha, thậm chí chỉ 6-12g a.i./ha), nên rất khó
trang trải đều trên đơn vị diện tích. Chúng có độ bám dính kém, ít tan trong nƣớc
và khơng thích hợp cho việc sử dụng ngay. Vì vậy các hoạt chất thuốc BVTV
thƣờng đƣợc gia cơng thành các dạng khác nhau, nhằm cải thiện lý tính của thuốc,
tăng độ bám dính và trang trải của thuốc, tạo điều kiện cho thuốc sử dụng dễ dàng,
an toàn, hiệu quả, giảm ơ nhiễm mơi trƣờng, ít gây hại cho thực vật và các sinh vật
có ích khác.
Đặc điểm vật lý của thuốc BVTV có ảnh hƣởng rất lớn đến độ độc của thuốc
và hiệu quả phòng trừ của chúng. Những đặc điểm vật lý đó là:
- Kích thước và trọng lượng hạt thuốc : ảnh hƣởng rất nhiều đến độ độc của
thuốc. Hạt thuốc có kích thƣớc lớn, có diện tích bề mặt nhỏ, thƣờng khó hồ tan
trong biểu bì lá ( tốc độ hồ tan của vật chất tỷ lệ thuận với tổng diện tích bề mặt
của chúng), giảm khả năng xâm nhập. Hạt thuốc có kích thƣớc lớn khó bám dính
trên bề mặt vật phun nên thƣờng bị rơi vãi thất thoát nhiều, giảm lƣợng thuốc tồn
tại trên vật phun. Đối với cơn trùng, kích thƣớc hạt thuốc lớn, sẽ khó xâm nhập vào
miệng cơn trùng, lƣợng thuốc xâm nhập vào cơ thể côn trùng bị giảm, hiệu lực của
thuốc do thế cũng giảm theo. Với các thuốc bột thấm nƣớc, khi pha với nƣớc tạo
thành huyền phù, kích thƣớc hạt lớn làm cho huyền phù dễ bị lắng đọng, khó trang
trải đều trên bề mặt, dễ làm tắc vịi phun, rất khó sử dụng.
Thuốc có hạt to, nặng chiếm ƣu thế, tốc độ rơi của các hạt sẽ lớn, , thời gian
rơi của thuốc xuống bề mặt vật phun ngắn, thuốc không bay xa khỏi nơi phun.

19


Ngƣợc lại, trong thuốc có nhiều hạt nhỏ, nhẹ, thời gian rơi của thuốc sẽ dài, thuốc
dễ bị cuốn xa khỏi nơi phun.
- Hình dạng hạt thuốc ảnh hƣởng nhiều đến độ bám dính và tính độc của
thuốc. Hạt thuốc xù xì, nhiều góc cạnh dễ bám dính trên bề mặt vật phun hơn các

hạt thuốc trơn láng.
Trong huyền phù và nhũ tƣơng độ lơ lửng của các hạt thuốc lâu sẽ giúp cho
sự phân tán chất độc tốt, nâng cao đƣợc độ độc của thuốc, đồng thời cũng giảm khả
năng gây tắc bơm.
- Khả năng bám dính của thuốc là một trong những nhân tố kéo dài hiệu lực
của thuốc. Thuốc có độ bám dính tốt, ít bị thất thốt do rửa trơi, chống đƣợc tác hại
của ẩm độ, mƣa và gió, lƣợng thuốc tồn trên cây nhiều hơn và lâu hơn.
- Tính thấm ướt và khả năng loang của giọt thuốc cũng ảnh hƣởng lớn đến
hiệu lực của thuốc. Khi phun lỏng, hình dạng hạt nƣớc thuốc và khả năng loang
trên bề mặt vật phun (thực vật và dịch hại) phụ thuộc vào một hệ thống gồm 3 pha:
chất lỏng, khơng khí và bề mặt của vật phun; trong đó hiện tƣợng bề mặt đóng một
vai trị quan trọng. Trên bề mặt vật phun, giọt chất lỏng có hình dáng khác nhau,
tuỳ theo mối tƣơng tác của năng lƣợng bề mặt giữa các pha. Trạng thái giọt chất
lỏng trên bề mặt vật rắn đƣợc xác định bằng độ cong của bề mặt giọt chất lỏng,
đƣợc biểu thị bằng góc tạo ra bởi bề mặt chất rắn và đƣờng tiếp tuyến với bề mặt
giọt chất lỏng tại nơi giọt tiếp xúc với vật rắn.
2.6.3. Liên quan giữa cƣờng độ tác động của thuốc BVTV đến độ độc
của chúng
Cƣờng độ tác động của chất độc đến cơ thể sinh vật phụ thuộc vào nồng độ,
thời gian tiếp xúc và mức tiêu dùng của thuốc BVTV.
- Nồng độ của thuốc BVTV là lƣợng chất độc chứa trong dạng thuốc đem
dùng, hoặc lƣợng hố chất có trong khơng khí. Nồng độ của thuốc BVTV đƣợc thể
hiện bằng phần trăm trọng lượng của hoạt chất/ trọng lượng của sản phẩm (đối với
sản phẩm) hay phần trăm trọng lượng của sản phẩm / trọng lượng nước (đối với
dịch phun); hoặc đƣợc biểu thị bằng g trọng lƣợng hoạt chất/ đơn vị thể tích. Nhìn
chung, nồng độ càng cao, càng dễ gây hại cho sinh vật.
Dƣới tác động của nồng độ chất độc, cơ thể sinh vật có phản ứng với chất
độc khác nhau. Ơ nồng độ thấp, trong một số trƣờng hợp, chúng còn kích thích
sinh vật phát triển tốt, ngƣợc lại ở nồng độ cao, chúng gây hại có khi làm chết sinh
vật.

Ví dụ: Ngƣời ta dùng 2,4-D ở nồng độ thấp để kích thích sinh trƣởng cho
một số cây trồng; nhƣng ở nồng độ cao, 2,4-D lại là loại thuốc trừ cỏ. Khi côn
trùng tiếp xúc với thuốc trừ sâu ở nồng độ thấp, nhiều lần, trong thời gian dài
chẳng những côn trùng khơng bị tiêu diệt mà chúng cịn dần hình thành tính chống
thuốc, gây khó khăn cho việc phịng trừ côn trùng.
- Mức tiêu dùng là lƣợng thuốc cần thiết để xử lý cho một đơn vị diện tích
hay thể tích. Mức tiêu dùng phụ thuộc vào các lồi dịch hại, lồi cây (cây có tán lá
rộng, cần dùng với lƣợng thuốc nhiều hơn để có thể trang trải đều trên cây),vào
20


tuổi cây ( cây lớn cần phun với lƣợng thuốc nhiều hơn), tình hình sinh trƣởng của
cây (cây càng xanh tốt, phát triển mạnh càng cần lƣợng thuốc nhiều hơn) và các
dạng thành phẩm (dạng thuốc hạt cần lƣợng nhiều hơn thuốc bột thấm nƣớc và
dạng dung dịch).
Khi phun thuốc lên cây ở dạng lỏng, lƣợng dung dịch phun trên đơn vị diện
tích cũng mang đặc tính của mức tiêu dùng. Ngoài ra, khi sử dụng thuốc dạng dung
dịch, lƣợng nƣớc dùng nhiều hay ít, cịn phụ thuộc vào cơng cụ phun rải ( khi dùng
bơm động cơ, lƣợng nƣớc có thể giảm đi,nhƣng nồng độ thuốc phải tăng lên tƣơng
ứng so với dùng các bơm tay, nhƣng không đƣợc thay đổi mức tiêu dùng).
- Qui mô sử dụng và số lần phun thuốc: Số lần phun thuốc càng nhiều, qui
mô dùng thuốc càng rộng, ảnh hƣởng của thuốc BVTV đến môi trƣờng càng mạnh,
đặc biệt là các thuốc trừ sâu. Ngoài ra, khoảng cách giữa các lần phun càng ngắn,
càng dễ tạo điều kiện cho thuốc tích luỹ trên bề mặt vật phun, dễ gây ô nhiễm với
môi trƣờng.
- Thời gian hiệu lực của thuốc càng dài, độ độc của thuốc đối với môi trƣờng
càng tăng. Cùng một nồng độ, thời gian thể hịên triệu chứng ngộ độc, gây chết hay
quật ngã cho sinh vật càng ngắn, thì loại thuốc đó càng độc.
2.7. SỰ LIÊN QUAN GIỮA ĐẶC ĐIỂM CỦA SINH VẬT VỚI TÍNH ĐỘC CỦA
CHẤT ĐỘC

- Các lồi sinh vật có phản ứng rất khác nhau đối với một loại thuốc. Cùng
một loại thuốc, ở cùng một liều lƣợng, một phƣơng pháp xử lý, thậm chí trên cùng
một điểm xử lý, nhƣng có lồi sinh vật này bị thuốc gây hại, lồi khác lại khơng
hay ít bị hại.
Ví dụ: Dung dịch boocđơ có thể diệt trừ nhiều loại nấm và vi khuẩn gây
bệnh cho cây, nhƣng lại có hiệu lực kém hoặc khơng diệt đƣợc lồi nấm phấn trắng
(Erisiphales). Thuốc trừ cỏ Ethoxysulfuron có khả năng diệt trừ mạnh cỏ cói lác và
cỏ lá rộng; nhƣng lại ít có hiệu lực trừ cỏ hồ thảo, đặc biệt là cỏ lồng vực nƣớc và
không gây hại lúa. Thuốc Buprofezin có hiệu lực trừ các loại chích hút cao, nhƣng
ít gây hại cho các sâu miệng nhai.
Nhìn chung, các lồi ký sinh thiên địch thƣờng mẫn cảm với thuốc trừ sâu
hơn các lồi cơn trùng và nhện gây hại.
- Mỗi loại thuốc chỉ diệt đƣợc một số loài sinh vật, nên ngƣời ta đã chia
thuốc BVTV thành các nhóm khác nhau để tiện cho việc sử dụng nhƣ thuốc trừ
sâu, trừ bệnh, trừ cỏ...
+ Cùng một lồi sinh vật, tính mẫn cảm của loài sinh vật ở các giai đoạn phát
dục khác nhau cũng không giống nhau với từng loại thuốc.
Ví dụ: Giai đoạn trứng và nhộng của cơn trùng thƣờng chống thuốc mạnh
hơn giai đoạn sâu non và trƣởng thành; cỏ non thƣờng chống chịu thuốc kém hơn
cỏ già( do khả năng xâm nhập của thuốc vào cỏ già kém hơn vào cỏ non và khả
năng trao đổi chất của cỏ già cũng kém hơn cỏ non).
+ Tính mẫn cảm của chất độc cịn có thể biến đổi theo ngày đêm. Những côn
trùng hoạt động ban ngày thƣờng kém mẫn cảm với thuốc hơn vào ban đêm.
21


Ngƣợc lại, những côn trùng hoạt động ban đêm lại có khả năng chống chịu với
thuốc mạnh hơn ở ban ngày.
+ Giới tính cũng ảnh hƣởng đến sự chống chịu của thuốc. Thông thƣờng khả
năng chống chịu của con đực kém con cái.

+ Tính mẫn cảm của các cá thể sinh vật trong một loài, cùng giai đoạn phát
dục với một loại thuốc cũng khác nhau. Khi bị một lƣợng rất nhỏ chất độc tác
động, có những cá thể bị hại rất nghiêm trọng, nhƣng có các cá thể khác khơng bị
hại. Đó là phản ứng cá thể của sinh vật gây nên do các lồi sinh vật có cấu tạo khác
nhau về hình thái, đặc trƣng về sinh lý sinh hố khác nhau. Nhữngcơn trùng đói ăn,
sinh trƣởng trong điều kiện khó khăn thƣờng có sứcchống chịu với thuốc kém.
Hiện tƣợng này là do một hay nhiều nguyên nhân sau đây gây nên:
- Các lồi sinh vật có khả năng tự bảo vệ khác nhau để tránh sự xâm nhập
của thuốc vào cơ thể sinh vật. Loài gặm nhấm có vị giác và khứu giác phát triển, hệ
thần kinh của chúng khá hồn thiện nên chúng có tính đa nghi, tự bảo vệ bằng cách
khơng ăn hay ăn ít bả, nôn mửa hay tự gây nôn mửa để tống bả độc ra ngồi.
- Giữa các lồi sinh vật có cấu tạo khác nhau về cấu tạo giải phẫu, độ dày
mỏng của biểu bì; thế đứng của lá, lá có lơng hay nhẵn bóng, độ dày lớp sáp, độ
nơng sâu của rễ v.v... ảnh hƣởng nhiều đến khả năng xâm nhập của thuốc vào cơ
thể sinh vật.
- Tình trạng sinh lý và hoạt tính sinh lý lúc bị ngộ độc cũng ảnh hƣởng đến
khả năng chịu đựng các loại thuốc của sinh vât. Sinh vật có trạng thái sinh lý tốt,
có khả năng trao đổi chất mạnh, khả năng thải loại chất độc ra khỏi cơ thể mạnh thì
khả năng chịu đựng chất độc của các loài này tăng. Ngƣợc lại, khi hoạt tính sinh lý
cao sẽ tạo điều kiện cho thuốc xâm nhập vào cơ thể nhiều hơn, nên độ mẫn cảm
của sinh vật đối với thuốc cao hơn.
- Thành phần hệ men trong cơ thể sinh vật có ảnh hƣởng quyết định đến tính
chống thuốc của dịch hại. Các lồi sinh vật có hệ men phân huỷ các chất độc thành
các chất không độc, độ mẫn cảm của loài này đối với chất độc cũng giảm đi nhiều
2.8. ẢNH HƢỞNG CỦA ĐIỀU KIỆN NGOẠI CẢNH ĐẾN TÍNH ĐỘC CỦA
CHẤT ĐỘC
Yếu tố ngoại cảnh ảnh hƣởng trực tiếp đến lý hố tính của thuốc BVTV,
đồng thời ảnh hƣởng đến trạng thái sinh lý của sinh vật và khả năng sinh vật tiếp
xúc với thuốc, nên chúng ảnh hƣởng đến tính độc của thuốc cũng nhƣ khả năng tồn
lƣu của thuốc trên cây.

2.8.1. Những yếu tố thời tiết, đất đai
- Tính thấm của màng nguyên sinh chất chịu ảnh hƣởng mạnh mẽ của điều
kiện ngoại cảnh nhƣ độ pH của môi trƣờng, ánh sáng, nhiệt độ, ẩm độ v.v... Do tính
thấm thay đổi, khả năng xâm nhập của chất độc vào tế bào sinh vật cũng thay đổi,
nói cách khác, lƣợng thuốc BVTV xâm nhập vào tế bào sinh vật nhiều ít khác nhau,
nên độ độc của thuốc thể hiện không giống nhau.
Đại đa số các thuốc BVTV, trong phạm vi nhiệt độ nhất định (từ 10-40oC),

22


+ Độ độc của thuốc với sinh vật sẽ tăng khi nhiệt độ tăng. Do khi nhiệt độ
tăng, hoạt động sống của sinh vật (nhƣ hô hấp dinh dƣỡng...) tăng lên, kéo theo sự
trao đổi chất của sinh vật tăng lên, tạo điều kiện cho thuốc xâm nhập vào cơ thể
mạnh hơn, nguy cơ ngộ độc lớn hơn. Hiệu lực của các thuốc xông hơi để khử trùng
kho tàng tăng lên rõ rệt khi nhiệt độ tăng. Có loại thuốc, khi nhiệt độ tăng lên, đã
làm tăng sự chống chịu của dịch hại với thuốc.
+ Khi nhiệt độ tăng, hiệu lực của thuốc sẽ giảm. Do sự tăng nhiệt độ trong
một phạm vi nhất định, đã làm tăng họat tính của các men phân huỷ thuốc có trong
cơ thể, nên làm giảm sự ngộ độc của thuốc đến dịch hại. Vì thế, việc sử dụng thuốc
DDT ở những nơi có nhiệt độ thấp lợi hơn ở những nơi có nhiệt độ cao.
+ Nhiệt độ thấp, nhiều khi ảnh hƣởng đến khả năng chống chịu của cây với
thuốc.
Khi phun 2.4D và các sản phẩm chứa 2.4D hay Butachlor cho lúa gieo
thẳng, gặp rét dài ngày, đã bị chết hàng loạt. Nguyên nhân là do nhiệt độ thấp, cây
lúa không ra rễ kịp, mầm thóc khơng phát triển thành cây, lại tiếp xúc với thuốc
liên tục, nên bị chết.
+ Nhƣng cũng có trƣờng hợp, tăng hay giảm nhiệt độ của thuốc cũng không
ảnh hƣởng nhiều đến độ độc của thuốc (nhƣ CuSO4.5H2O).
Nhiệt độ cũng ảnh hƣởng mạnh đến độ bền và tuổi thọ của sản phẩm. Nhiệt

độ cao làm tăng độ phân huỷ của thuốc, làm tăng sự lắng đọng của các giọt hay hạt
chất độc trong thuốc dạng lỏng, gây phân lớp ở các thuốc dạng sữa, dạng huyền
phù đậm đặc.
- Độ ầm khơng khí và độ ầm đất cũng tác động đến quá trình sinh lý của sinh
vật cũng nhƣ độ độc cuả chất độc. Độ ẩm của khơng khí và đất đã làm cho chất độc
bị thuỷ phân và hoà tan rồi mới tác động đến dịch hại. Độ ẩm cũng tạo điều kiện
cho thuốc xâm nhập vào cây dễ dàng hơn.
+ Độ ẩm khơng khí tăng, lại làm giảm tính độc của thuốc. Độ độc của
pyrethrin với Dendrolimus spp. giảm đi khi độ ẩm khơng khí tăng lên. Khi độ ẩm
tăng, khả năng sự khuyếch tán của thuốc xông hơi bị giảm, dẫn đến giảm hiệu lực
của thuốc xông hơi.
+ Độ ẩm cũng ảnh hƣởng rất mạnh đến lý tính của thuốc, đặc biệt các thuốc
ở thể rắn. Dƣới tác dụng của độ ẩm, thuốc dễ bị đóng vón, khó phân tán và khó hồ
tan.
Nhiệt và ẩm độ ảnh hƣởng nhiều đến chất lƣợng của thuốc, nên khi bảo quản
nhà sản xuất thƣờng khuyên, thuốc BVTV phải đƣợc cất nơi râm mát để chất lƣợng
thuốc ít bị thay đổi.
- Lượng mưa vừa phải sẽ làm tăng khả năng hoà tan thuốc trong đất. Nhƣng
mƣa to, đặc biệt sau khi phun thuốc gặp mƣa ngay, thuốc rất dễ bị rửa trôi, nhất là
đối với các thuốc dạng bột, các thuốc chỉ có tác dụng tiếp xúc.Vì vậy khơng nên
phun thuốc khi trời sắp mƣa to.
- Ánh sáng ảnh hƣởng mạnh đến tính thấm của chất nguyên sinh. Cƣờng độ
ánh sáng càng mạnh, làm tăng cƣờng độ thoát hơi nƣớc, tăng khả năng xâm nhập
23


thuốc vào cây, hiêụ lực của thuốc do vậy càng cao. Nhƣng một số loại thuốc lại dễ
bị ánh sáng phân huỷ, nhất là ánh sáng tím, do đó thuốc mau bị giảm hiệu lực. Mặt
khác dƣới tác động của ánh sáng mạnh, thuốc dễ xâm nhập vào cây nhanh, dễ gây
cháy lá cây.

Nhƣng có loại thuốc, nhƣ 2,4-D, phải nhờ ánh sáng, thơng qua q trình
quang hợp của cây, thuốc mới có khả năng di chuyển ở trong cây và gây độc cho
cây.
- Đặc tính ¡ý hố của đất ảnh hƣởng rất nhiều đến hiệu lực của các loại thuốc
bón vào đất. Khi bón thuốc vào đất, thuốc thƣờng bị keo đất hấp phụ do trong đất
có keo và mùn. Hàm lƣợng keo và mùn càng cao, thuốc càng bị hấp phụ vào đất,
lƣợng thuốc đƣợc sử dụng càng nhiều; nếu không tăng lƣợng dùng, hiệu lực của
thuốc bị giảm. Nhƣng nếu thuốc đƣợc giữ lại nhiều quá, bên cạnh tác động giảm
hiệu lực của thuốc, cịn có thể ảnh hƣởng đến cây trồng vụ sau, nhất là với các lồi
cây mẫn cảm với thuốc đó.
- Hàm lƣợng chất dinh dƣỡng có trong đất, có thể làm giảm hay tăng độ độc
của thuốc BVTV.
- Độ pH của đất có thể phân huỷ trực tiếp thuốc BVTV trong đất và sự phát
triển của VSV đất. Thông thƣờng, trong môi trƣờng axit thì nấm phát triển mạnh;
cịn trong mơi trƣờng kiềm vi khuẩn lại phát triển nhanh hơn.
Thành phần và số lƣợng các sinh vật sống trong đất, đặc biệt là các ysy có
ích cho độ phì nhiêu của đất, có ảnh hƣởng lớn đến sự tồn lƣu của thuốc trong đất.
Thuốc trừ sâu, tác động nhiều đến các loài động vật sống trong đất. Ngƣợc lại, các
loại thuốc trừ bệnh lại tác động mạnh đến các vi sinh vật sống trong đất. Các thuốc
trừ cỏ, tác động không theo một qui luật rõ rệt.
Nhiều lồi vi sinh vật có trong đất, có khả năng sử dụng thuốc BVTV làm
nguồn dinh dƣỡng. Những thuốc BVTV có thể bị các vi sinh vật này phân huỷ và
sự phân huỷ càng tăng khi lƣợng vi sinh vật có trong đất càng nhiều. Ngƣời ta dễ
dàng nhận thấy một qui luật đối với thuốc trừ cỏ:
Lần đầu dùng thuốc trừ cỏ, thời gian tồn lƣu của thuốc trong đất rất lâu.
Nhƣng nếu cũng dùng loại thuốc trừ cỏ ấy nhiều lần, thì càng về sau, thời gian tồn
lƣu của thuốc trong đất ngày càng ngắn lại, thuốc càng bị phân huỷ mạnh hơn.
Hiện tƣợng này là do, các lồi vi sinh vật đã thích ứng đƣợc với thuốc, sẵn nguồn
dinh dƣỡng đã phát triển mạnh với số lƣợng lớn nên phân huỷ thuốc mạnh hơn.
Ngƣời ta cũng nhận thấy, những loại thuốc ít bị keo đất hấp thụ, dễ bị vi khuẩn

phân huỷ, ngƣợc lại bị keo đất hấp phụ nhiều lại bị nấm phân huỷ.
2.8.2. Những yếu tố về cây trồng và điều kiện canh tác
Khi điều kiện canh tác tốt, vệ sinh đồng ruộng tốt sẽ hạn chế đƣợc nguồn
dịch hại nên giảm đƣợc sự gây hại của dịch hại.
- Trong phòng trừ cỏ dại, tình hình sinh trƣởng và phát triển của cây trồng
và cỏ dại mang một ý nghĩa quan trọng. Khi mật độ cây trồng cao, cây phát triển
mạnh, cây càng già, càng cạnh tranh với cỏ dại mạnh, nhiều khi khơng cần trừ cỏ.
Nhƣng trong tình huống nhất định phải phòng trừ, phải tiến hành hết sức thận
24


×