Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của thuốc kích thích sinh trưởng và phân bón lá đến khả năng sinh trưởng phát triển giống hoa hồng summer snow tại phia đén nguyên bình cao bằng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.34 MB, 107 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

LƯƠNG HƯƠNG LY
Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA THUỐC KÍCH THÍCH SINH TRƯỞNG
VÀ PHÂN BÓN LÁ ĐẾN KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG PHÁT TRIỂN
GIỐNG HOA HỒNG SUMMER SNOW TẠI PHIA ĐÉN
NGUYÊN BÌNH - CAO BẰNG

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Ngành

: Khoa học cây trồng

Khoa

: Nơng học

Khóa học

: 2016 - 2020

Thái Nguyên, năm 2020



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

LƯƠNG HƯƠNG LY
Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA THUỐC KÍCH THÍCH SINH TRƯỞNG
VÀ PHÂN BÓN LÁ ĐẾN KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG PHÁT TRIỂN
GIỐNG HOA HỒNG SUMMER SNOW TẠI PHIA ĐÉN
NGUYÊN BÌNH - CAO BẰNG

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Ngành

: Khoa học cây trồng

Lớp

: K48 - TT - N02

Khoa

: Nơng học

Khóa học


: 2016 - 2020

Giảng viên hướng dẫn : TS. Hà Duy Trường

Thái Nguyên, năm 2020


i

LỜI CẢM ƠN
Thực tập tốt nghiệp là một phần vô cùng quan trọng trong khung
chương trình đào tạo của tất cả các trường Đại học nói chung và trường Đại
học Nơng Lâm Thái Ngun nói riêng. Q trình thực tập tốt nghiệp giúp cho
sinh viên thực hành được những kiến thức lý thuyết đã học và những kỹ năng
sau những giờ thực hành, giúp cho sinh viên làm quen với thực tiễn sản xuất,
nhằm nâng cao chuyên môn để khi ra trường trở thành một kỹ sư nơng nghiệp
có thể đáp ứng được nhu cầu của xã hội.
Trong thời gian thực tập tốt nghiệp vừa qua, được sự nhất trí của Ban
giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm Khoa Nông học, và thầy giáo TS. Hà
Duy Trường em đã thực hiện đề tài tốt nghiệp với tên: “Nghiên cứu ảnh
hưởng của thuốc kích thích sinh trưởng và phân bón lá đến khả năng sinh
trưởng phát triển giống hoa hồng Summer Snow tại Phia Đén – Nguyên
Bình – Cao Bằng”. Trong suốt q trình thực tập để hồn thành khóa luận tốt
nghiệp, ngoài sự cố gắng và nỗ lực của bản thân, em đã nhận được nhiều sự
giúp đỡ, quan tâm từ thầy cơ và bạn bè. Có được kết quả này, em xin bày tỏ
lòng biết ơn sâu sắc tới sự chỉ bảo giúp đỡ tận tình của thầy giáo TS. Hà Duy
Trường cùng các thầy cô giáo trong Khoa Nơng học đã giúp em hồn thành
đề tài tốt nghiệp này.
Trong quá trình thực hiện đề tài này, do điều kiện thời gian và năng lực
bản thân còn nhiều hạn chế nên khơng thể tránh khỏi những sai sót, khiếm

khuyết. Vì vậy em kính mong sự đóng góp ý kiến của các thầy, cô giáo và các
bạn để luận văn của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 8 năm 2020
Sinh viên

Lương Hương Ly


ii

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i
MỤC LỤC ......................................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................ v
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .............................................................. vi
PHẦN 1. MỞ ĐẦU .......................................................................................... 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................. 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài ......................................................................... 2
1.3. Yêu cầu của đề tài ...................................................................................... 2
1.4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ................................................... 3
1.4.1. Ý nghĩa khoa học .................................................................................... 3
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn ..................................................................................... 3
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................... 4
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài .......................................................................... 4
2.2. Nguồn gốc và phân loại.............................................................................. 5
2.3. Đặc tính thực vật ........................................................................................ 8
2.4. Yêu cầu về điều kiện ngoại cảnh ............................................................... 9
2.5. Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa hồng trên thế giới và Việt Nam ........ 11
2.5.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa hồng trên thế giới .......................... 11

2.5.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa hồng tại Việt Nam ......................... 12
2.5.3. Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa tại Phia Đén - Nguyên Bình - Cao Bằng .. 15
2.6. Tình hình nghiên cứu sử dụng phân bón lá trên thế giới và ở Việt Nam....... 17
2.6.1. Tình hình nghiên cứu sử dụng phân bón lá trên thế giới ...................... 17
2.6.2. Tình hình nghiên cứu sử dụng phân bón lá ở Việt Nam ....................... 19
PHẦN 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN ...................... 23


iii

3.1. Đối tượng và vật liệu nghiên cứu ............................................................. 23
3.2. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................. 24
3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 24
3.4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 24
3.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm.............................................................. 24
3.4.2. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi ................................................... 26
3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu..................................................................... 27
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................... 28
4.1. Nghiên cứu ảnh hưởng một số loại phân bón lá đến khả năng sinh trưởng,
phát triển của giống hoa hồng Summer Snow ................................................ 28
4.1.1. Ảnh hưởng của phân bón lá đến khả năng phân cành của hoa hồng .... 28
4.1.2. Ảnh hưởng của phân bón lá đến tăng trưởng số lá của hoa hồng ......... 30
4.1.3. Ảnh hưởng của phân bón lá đến chiều dài và chiều rộng lá của hoa hồng . 32
4.1.4. Ảnh hưởng của phân bón lá đến năng suất và chất lượng của hoa hồng .... 34
4.1.5. Mức độ gây hại của sâu bệnh hại trên cây hoa hồng khi sử dụng một số
loại phân bón lá khác nhau .............................................................................. 37
4.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng phân bón cá Cơ Đặc Fish Emulsion
đến khả năng sinh trưởng phát triển của giống hoa hồng Summer Snow ...... 38
4.2.1. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón cá Cơ Đặc Fish Emulsion đến khả
năng phân cành của hoa hồng ......................................................................... 38

4.2.2. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón cá Cơ Đặc Fish Emulsion đến tăng
trưởng số lá của hoa hồng ............................................................................... 40
4.2.3. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón cá Cơ Đặc Fish Emulsion đến
chiều dài và chiều rộng lá của hoa hồng ......................................................... 42
4.2.4. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón cá Cơ Đặc Fish Emulsion đến năng
suất và chất lượng của hoa hồng ..................................................................... 44


iv

4.2.5. Mức độ gây hại của bệnh hại trên cây hoa hồng khi sử dụng liều lượng
phân bón cá Cơ Đặc Fish Emulsion khác nhau............................................... 47
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ........................................................... 49
5.1. Kết luận .................................................................................................... 49
5.2. Đề nghị ..................................................................................................... 49
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 50
PHỤ LỤC


v

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1. Ảnh hưởng của phân bón lá đến khả năng phân cành của hoa hồng .......28
Bảng 4.2. Ảnh hưởng của phân bón lá đến tăng trưởng số lá của hoa hồng .. 30
Bảng 4.3. Ảnh hưởng của phân bón lá đến chiều dài và chiều rộng lá của hoa
hồng ................................................................................................. 32
Bảng 4.4. Ảnh hưởng của phân bón lá đến năng suất và chất lượng của hoa
hồng ................................................................................................. 35
Bảng 4.5. Mức độ gây hại của sâu bệnh hại trên cây hoa hồng khi sử dụng
một số loại phân bón lá khác nhau .................................................. 37

Bảng 4.6. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón cá Cơ Đặc Fish Emulsion đến
khả năng phân cành của hoa hồng .................................................. 39
Bảng 4.7. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón cá Cơ Đặc Fish Emulsion đến
tăng trưởng số lá của hoa hồng ....................................................... 40
Bảng 4.8. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón cá Cô Đặc Fish Emulsion đến
chiều dài và chiều rộng lá của hoa hồng ......................................... 42
Bảng 4.9. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón cá Cơ Đặc Fish Emulsion đến
năng suất và chất lượng của hoa hồng ............................................ 45
Bảng 4.10. Mức độ gây hại của sâu bệnh hại trên cây hoa hồng khi sử dụng
liều lượng phân bón cá Cơ Đặc Fish Emulsion khác nhau ............. 47


vi

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BVTV

Bảo vệ thực vật

CD

Chiều dài

CR

Chiều rộng

CT

Cơng thức


CV

Coefficient variance (hệ số biến động)

Đ/C

Đối chứng

ĐVT

Đơn vị tính

LSD

Least Significant Difference (sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa)

NC

Nghiên cứu

NN&PTNT

Nơng nghiệp và phát triển nông thôn

P

Xác suất



1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Nói đến hoa là nói đến cái đẹp. Hoa mang trong mình màu sắc đa dạng,
hình dáng hài hịa, mùi hương quyến rũ. Ngồi giá trị thẩm mỹ, thưởng
ngoạn, hoa cịn mang lại nguồn lợi kinh tế cho con người. Ngày nay, khi đời
sống người dân đã được nâng cao, nhu cầu hoa tươi ngày càng lớn, tạo nền
tảng vững chắc cho nghề trồng hoa. Sản xuất hoa đã trở thành một ngành kinh
tế có thu nhập cao. Trong rất nhiều loại hoa thì hoa hồng là loại được trồng
phổ biến nhất. Hoa hồng là một trong những loài hoa được ưa chuộng nhất
trên thế giới bởi màu sắc và hương thơm của nó. Được sử dụng phổ biến hiện
nay dưới dạng hoa cắt cành, hoa hồng chậu. Hoa hồng có màu sắc đẹp mắt,
hương thơm dịu dàng và được xem là “Hồng hậu của các lồi hoa” nó tiêu
biểu cho hịa bình, tuổi trẻ là hoa của tình yêu, tình hữu nghị, niềm vui và sự
tốt lành. Hoa hồng được trồng với nhiều mục đích khác nhau như: trang trí
làm đẹp cho không gian sống, làm nước hoa, mỹ phẩm và thuốc chữa bệnh.
Và cịn một mục đích nữa là để làm quà tặng để chinh phục phái đẹp. Hoa
hồng được trồng ở nhiều nước trên thế giới như: Hà Lan, Mỹ, Nhật,
Colombia... Hoa hồng là loại hoa được trồng phổ biến nhất ở nước ta hiện nay
và đang có xu thế phát triển mạnh, là những loại cây đem lại hiệu quả kinh tế
khá cao trong nghề sản xuất hoa. Hoa hồng giờ đây không chỉ phục vụ cho
tiêu dùng nội địa mà cịn xuất khẩu sang Trung Quốc.
Ngun Bình là huyện miền núi vùng cao của tỉnh Cao Bằng, cách
Thành phố Cao Bằng 45 km về phía tây theo đường Quốc lộ 34, nằm trong
vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình là 20°C, nhiệt độ cao nhất
là 36,8°C và thấp nhất là 0,6°C, điều này rất phù hợp với các giống hoa ơn đới
đang có nhu cầu tiêu dùng lớn trên thị trường như hoa hồng. Song trong



2

những năm vừa qua Phia Đén chưa khai thác hết các lợi thế về tiềm năng đất
đai, khí hậu cũng như điều kiện thiên nhiên ưu đãi khác bởi những năm qua
tỉnh Cao Bằng chưa có sự đầu tư cho việc phát triển hoa. Đặc biệt là công tác
nghiên cứu, thử nghiệm, khảo nghiệm. Người dân trồng hoa nhưng lại thiếu
kỹ thuật. Hoa tuy số lượng cành nhiều nhưng chất lượng chưa đảm bảo, tỷ lệ
cành đủ tiêu chuẩn còn ở mức thấp. Hiện nay các nghiên cứu về phân bón vẫn
chưa phù hợp và chưa mang lại tính hiệu quả kinh tế, do vậy mà chưa đáp ứng
được cho sản xuất dẫn đến cây sinh trưởng chậm, chất lượng hoa kém. Vì
vậy, việc xác định tối ưu về phân bón giúp cây sinh trưởng phát triển tốt là rất
cần thiết. Vì với chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp hoa hồng sinh trưởng phát
triển tốt.
Xuất phát từ yêu cầu thực tế trên chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài
“Nghiên cứu ảnh hưởng của thuốc kích thích sinh trưởng và phân bón lá
đến khả năng sinh trưởng phát triển giống hoa hồng Summer Snow tại
Phia Đén – Nguyên Bình – Cao Bằng”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài
Xác định được phân bón lá thích hợp đến khả năng sinh trưởng của
giống hoa hồng Summer Snow.
Xác định được liều lượng của phân bón lá đạm cá Cơ Đặc Fish
Emulsion đến khả năng sinh trưởng của giống hoa hồng Summer Snow.
1.3. Yêu cầu của đề tài
- Đánh giá được ảnh hưởng của phân bón lá đến từng giai đoạn sinh trưởng
phát triển và chất lượng hoa của giống hoa hồng Summer Snow.
- Đánh giá được ảnh hưởng của liều lượng phân bón lá đến từng giai đoạn
sinh trưởng phát triển và chất lượng hoa của giống hoa hồng Summer Snow.
- Đánh giá được khả năng chống chịu sâu bệnh hại hoa hồng Summer Snow.
- Đề xuất được loại phân bón lá tốt nhất từ kết quả nghiên cứu.



3

1.4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
1.4.1. Ý nghĩa khoa học
Các kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ cung cấp các dẫn liệu khoa học về ảnh
hưởng phân bón lá và liều lượng phân bón lá đến sinh trưởng phát triển, năng suất,
chất lượng của hoa hồng tại Phia Đén – Nguyên Bình – Cao Bằng.
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết luận của đề tài là cơ sở khoa học cho định hướng sử dụng phân bón
lá và liều lượng phân bón lá nhằm phát triển sản xuất hoa hồng tại Phia Đén –
Nguyên Bình – Cao Bằng và các vùng có điều kiện sinh thái tương đồng.


4

PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
Sinh vật nói chung và thực vật nói riêng đều cần các chất dinh dưỡng
để sống và phát triển. Phần lớn các chất dinh dưỡng bao gồm cả nguyên tố
khoáng, đa lượng và vi lượng cần thiết cho cây đều có trong đất và được cây
trồng hút qua hệ thống rễ. Tuy vậy, có một số nguyên tố đa lượng, vi lượng
mà số lượng trong đất không đủ cung cấp cho nhu cầu của cây khi gieo trồng
với mật độ cao. Trong thực tế, hiện tượng cây thiếu vi lượng vẫn xảy ra do
trong đất quá nghèo hoặc không bón đủ phân hữu cơ nên vẫn phải bón bổ
sung nguyên tố vi lượng.
Sản lượng hoa càng nhiều nhu cầu về dinh dưỡng càng lớn. Hoa hồng
là loại cây cho hoa liên tục vì thế quá trình hút dinh dưỡng tương đối đều đặn,

ít có biến động đối với cả nguyên tố đa lượng và vi lượng. Mặt khác, hoa
hồng là cây cho hoa nhiều năm, hoa liên tục bị cắt đi nên tiêu hao lượng lớn
chất dinh dưỡng. Nếu khơng được bổ sung kịp thời thì cây sinh trưởng chậm,
năng suất và chất lượng hoa kém. Cung cấp đầy đủ phân bón cho cây là vấn
đề rất quan trọng để cây hoa sinh trưởng, phát triển khỏe mạnh, chất lượng
sản phẩm cao và mẫu mã đẹp.
Cây hút dinh dưỡng chủ yếu qua rễ, đồng thời cũng có thể hấp thụ một
lượng ít qua lá. Vì vậy, để góp phần cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cây,
nhất là các nguyên tố vi lượng cần thiết, người ta thường dùng dưới dạng
phân bón lá. Do cây cần với số lượng rất ít nên bón qua lá sẽ có hiệu quả hơn
và đỡ lãng phí hơn so với bón qua đất. Trong trồng trọt, việc sử dụng phân
bón qua lá đã trở thành phổ biến và có tác dụng rất lớn đến sinh trưởng, phát
triển của cây. Do giữ vai trò là cung cấp chất dinh dưỡng nên phạm vi sử
dụng phân bón cho các loại cây trồng khá rộng. Mỗi giai đoạn sinh trưởng,


5

phát triển cụ thể của cây có nhu cầu dinh dưỡng khác nhau. Có những giai
đoạn cây sinh trưởng, phát triển mạnh, nhu cầu dinh dưỡng cao mà đất không
cung cấp đủ thì việc cung cấp dinh dưỡng trực tiếp qua lá sẽ giúp cây sinh
trưởng phát triển tốt hơn, hiệu quả của phân bón thể hiện rõ hơn. Sử dụng
phân bón lá có nhiều ưu điểm:
- Đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng của cây nhất là sau khi bị bệnh,
ngập úng, chua phèn hoặc vì lý do nào đó mà bộ rễ hoạt động kém thì bón
phân qua lá giúp cây chóng phục hồi.
- Do bón phân qua lá có tỷ lệ thành phần và các nguyên tố dinh dưỡng
khá cân đối, phù hợp cho từng loại cây nên có thể làm tăng năng suất, chất
lượng sản phẩm và giá trị thương phẩm cho hoa.
- Một số phân bón qua lá có phối trộn thêm chất điều hịa sinh trưởng nên

có tác dụng kích thích sự sinh trưởng, phát triển của cây trong đó có sự ra hoa.
Tuy nhiên, khi sử dụng phân bón lá cần phải chú ý:
- Phân bón qua lá khơng thể thay thế được phân bón qua rễ mà chỉ có
tác dụng bổ sung khi phân bón qua rễ khơng đủ và khơng thuận lợi cho quá
trình sinh trưởng, phát triển.
- Mỗi loại phân bón lá có thành phần dinh dưỡng khác nhau phù hợp
cho từng đối tượng cây trồng và từng giai đoạn sinh trưởng, phát triển của
cây. Vì vậy, cần sử dụng đúng nồng độ, liều lượng, thời gian và số lần phun
theo hướng dẫn tránh gây hại cho cây.
- Tùy trường hợp ta có thể sử dụng phân bón lá phối hợp với chất điều
hòa sinh trưởng sẽ cho hiệu quả tốt hơn khi sử dụng riêng rẽ, nhất là khi cây
có biểu hiện thiếu dinh dưỡng (Nguyễn Việt Xuân, 2008) [16].
2.2. Nguồn gốc và phân loại
 Nguồn gốc
Người ta cho rằng hoa hồng có nguồn gốc từ tầm xuân - có từ Kỷ Đệ
Tam cách đây 3,5 - 7 triệu năm, chủ yếu phân bố ở các vùng đại lục ôn đới


6

Bắc bán cầu. Riêng loại ra hoa 4 mùa có khởi nguyên ở vùng Á nhiệt đới.
Trải qua sự biến đổi lâu dài trong tự nhiên và sự chọn lọc của con người, tầm
xuân đã biến thành hoa hồng cổ đại. Hoa hồng trồng hiện nay có nguồn gốc
rất phức tạp, nó là kết quả tạp giao của tầm xuân (Rosa multiflora) với mai
khôi (Rosa rugosa) và hoa hồng (Rosa indica) (Đặng Văn Đông và cộng sự,
2002) [3].
Mai khôi (Rosa rugosa): có nguồn gốc ở Trung Quốc, hiện cịn rất
nhiều cây hoang dại. Mai khôi là loại cây thân gỗ rụng lá, cao tới 2m, thân
dạng bò, màu nâu tro, trên thân có một lớp lơng nhung và có gai. Lá kép lơng
chim, có 5 - 9 lá nhỏ, hình thn hoặc hình trứng dài 2 - 5cm, mép lá có răng

cưa, mặt trên khơng có gai, mặt dưới có lơng gai. Hoa mọc thành chùm màu
trắng hoặc đỏ tím, đường kính 6 - 8cm, có chứa tinh dầu, mùi thơm, thông
thường mỗi năm hoa ra một lần vào tháng 5 hoặc tháng 6, cũng có khi ra thêm
một đợt vào tháng 7, tháng 8. Quả hình cầu dẹt, màu đỏ gạch (Đặng Văn
Đông và cộng sự, 2002) [3].
Tầm xuân (Rosa multiflora): Là loại cây bụi rụng lá, cành nhỏ, mọc lan
như cây dây leo, lá kép lông chim, hoa nhỏ và mọc thành cành, một năm chỉ
ra hoa 1 lần. Cây có nguồn gốc ở Trung Quốc, Tây Âu, Bắc Mỹ. Ở Trung
Quốc có loại tầm xuân dại có 5 - 11 lá kép, quanh có gai, hoa nhỏ, màu trắng
đến màu đỏ, mọc dày sít như hình cái ô, ra hoa vào tháng 5, tháng 6, quả nhỏ
hình cầu. Ngồi ra cịn có một số loại tầm xn khác như: cẩu tầm xuân (Rosa
camina), tầm xuân màu vàng, tầm xuân lá nhãn, tầm xuân Pháp... (Đặng Văn
Đông và cộng sự, 2002) [3].
Hoa hồng (Rosa indica): có nguồn gốc ở Hồ Bắc, Tứ Xuyên, Vân Nam,
Tô Châu, Quảng Đông (Trung Quốc). Hiện nay còn tồn tại những cây hoang
dại, là loại cây bụi, rụng lá và nửa rụng lá. Cây mọc đứng thẳng hoặc nửa mở.
Lá kép lông chim có từ 3 - 5 lá nhỏ, hình trứng dài 2 - 3 cm, đỉnh lá nhọn,


7

mép lá răng cưa, hai mặt khơng có lơng. Hoa mọc rời hoặc thành chùm trên
cành, đường kính 5cm hoa màu trắng đến đỏ thẫm, thơm nhẹ, cuống hoa nhỏ.
Một năm cây ra hoa nhiều lần từ cuối tháng 4 đến tháng 10. Quả hình trứng
hoặc hình cầu, quả chín vào tháng 4 đến tháng 11. Nhiễm sắc thể 2n = 2x =
14, có rất nhiều biến chủng như có loại có lơng, khơng có lơng, lá mỏng nhỏ,
nhiều hoa, là bố, mẹ của các giống hoa hồng hiện nay (Đặng Văn Đông và
cộng sự, 2002) [3].
Hoa hồng bụi Summer Snow nhân giống bởi Charles H. Perkins (Hoa
Kỳ, 1938) Summer Snow có hoa màu trắng, khi nở chuyển sang màu hồng

nhưng lại từ từ chuyển sang màu trắng, mùi hương nhẹ, hoa kích thước nhỏ,
dạng chùm, sai hoa quanh năm. Hoa có khả năng sinh trưởng rất tốt, kháng
bệnh tốt, cho hoa nhiều (hongleocolong.com) [30].
 Phân loại hoa hồng
Người ta phân theo hình dạng và phân theo xếp loại của lồi hoa
(phuongrosa.com) [20].

Phân theo hình dạng
Dạng leo: Thường là những nhánh nhỏ của cây mọc leo từ 1.8 đến 6m,
được uốn cho leo tường, leo giàn và hàng rào, những thân nhỏ nên uốn ngang
để cho hoa nở nhiều hơn.
Dạng bán leo: Cây chỉ cao tối đa 1-1.2m thích hợp để trồng chậu, trồng
ban công, sân thượng.
Dạng bụi: Là loại cây nhỏ, mọc từng chùm cao tối đa 40-60cm, được
trồng hàng rào hay trồng chậu trưng bày không gian nội thất.
Dạng nhỏ trồng phủ đất: Đây là hoa hồng có nhiều gai sinh trưởng
mạnh, kháng bệnh, mọc thấp, cây phát triển về chiều rộng có khả năng chịu
rét cao. Lựa chọn phù hợp trồng bồn hay trồng luống ở các cơng trình cơng
viên, khu du lịch.


8

Phân theo cách xếp loại
Hoa hồng mọc dại: Là những loại hoa hồng có lá và hoa nhỏ mọc thành bụi
lớn, sinh trưởng và phát triển khỏe và chỉ ra hoa mỗi năm một lần vào mùa hạ.
Hoa hồng cổ: Nhắc đến hoa hồng cổ thì chúng ta liên tưởng ngay đến
mùi thơm hấp dẫn của nó. Cây sinh trưởng và phát triển khỏe, chịu rét tốt, cây
có nhiều kích cỡ, hoa to và đẹp.
Hoa hồng hiện đại: Là những loại hoa hồng mới rất đẹp, một bông hoa

được lai trộn giữa hai màu. Màu sắc hoa rất đa dạng. Chúng ra hoa liên tục và
thường rẻ hơn hoa hồng cổ, chịu rét tốt, lâu tàn nhưng lại có ít mùi thơm.
2.3. Đặc tính thực vật
Theo tác giả Hồng Ngọc Thuận (2005) [12] nghiên cứu về đặc điểm
thực vật học cây hoa hồng đã cho thấy:
Rễ: rễ hoa hồng thuộc loại rễ chùm, chiều ngang tương đối rộng, khi bộ
rễ lớn phát triển nhiều rễ phụ.
Thân: Hoa hồng thuộc nhóm cây thân gỗ cây bụi thấp, thẳng có nhiều
cành và gai cong.
Lá: lá hoa hồng là lá kép lông chim mọc cách, ở cuống có lá kèm nhẵn,
mỗi lá có 3-5 hay 7-9 lá chét, xung quanh lá chét có nhiều răng cưa nhỏ. Tùy
giống mà lá có màu xanh đậm hay xanh nhạt, răng cưa nông hay sâu hoặc có
hình dạng lá khác.
Hoa: có nhiều màu sắc và kích thước khác nhau. Cụm hoa chủ yếu có
một hoa hoặc tập hợp một ít hoa trên cuống dài, cứng, có gai. Hoa lớn có cánh
dài hợp thành chén ở gốc, xếp thành một hay nhiều vòng, siết chặt hay lỏng
tùy theo giống. Hoa hồng thuộc lồi hoa lưỡng tính. Nhị đực và nhụy cái trên
cùng một hoa, các nhị đực dính vào nhau bao quanh vịi nhụy. Khi phấn chín
rơi trên đầu nhụy nên có thể tự thụ phấn. Đài hoa màu xanh.


9

Quả: quả hình trái xoan có cánh đài cịn lại.
Hạt: hạt hoa hồng nhỏ có lơng, khả năng nảy mầm của hạt rất kém do
có lớp vỏ dày.
2.4. Yêu cầu về điều kiện ngoại cảnh
* Nhiệt độ là yếu tố quan trọng quyết định đến sự sinh trưởng phát triển
của cây hoa hồng. Nhiệt độ ảnh hưởng đến sự ra hoa và nở hoa, ảnh hưởng
đến quang hợp, hô hấp, sự tạo thành các sản phẩm trao đổi chất, đặc biệt là

sắc tố. Do vậy mà nhiệt độ cũng ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất (Nguyễn
Xuân Linh và cộng sự, 2000) [6]. Nhiệt độ tác động tới cây hoa qua con
đường quang hợp. Quang hợp của cây tăng theo chiều tăng nhiệt độ, khi nhiệt
độ tăng lên 10°C thì cường độ quang hợp tăng 2 lần. Vì vậy, nhiệt độ càng
tăng thì hoạt động tổng hợp của cây càng mạnh (Nguyễn Xuân Linh và cộng
sự, 2000) [6]. Nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp đều ảnh hưởng không tốt tới
cây hoa hồng, nhiệt độ thích hợp cho cây hoa hồng 18 - 23,9°C
(caytrongvatnuoi.com) [21]. Theo Boodley J. W. (1970) [17], tổng tích ơn của
cây hoa hồng là lớn hơn 1700°C. Nhiệt độ ngày tối thích thường là 23 - 25°C,
có một số giống từ 21 - 23°C. Nhiệt độ từ 26 - 27°C cho sản lượng hoa cao
hơn ở 29 - 32°C là 49%, hoa thương phẩm cao hơn 20,8%
(caytrongvatnuoi.com) [21]. Nhiệt độ đêm ảnh hưởng rất lớn tới số lượng
hoa, số lần ra hoa. Đa số các giống ở nhiệt độ đêm 16°C cho số lượng và chất
lượng hoa tốt (caytrongvatnuoi.com) [21]. Boodley J. W. (1970) [18] cho
rằng nhiệt độ ban ngày thấp và ban đêm cao sẽ khống chế độ dài cành, rất bất
lợi cho sản xuất hoa thương phẩm, nhiệt độ ban đêm cao làm cho cành hồng
ngắn lại.
* Ánh sáng là điều kiện cần thiết cho sự sinh trưởng, phát triển của cây
hoa nói chung và hoa hồng nói riêng. Ánh sáng cung cấp năng lượng cho
phản ứng quang hợp, tạo ra chất hữu cơ cho cây, có tới 90% chất khơ trong


10

cây là do quang hợp tạo nên. Cường độ quang hợp phụ thuộc vào điều kiện
ánh sáng, thiếu ánh sáng cây không thể quang hợp được, quang hợp phụ thuộc
vào thành phần quang phổ của ánh sáng và cường độ chiếu sáng. Cường độ
quang hợp của cây hoa tăng khi cường độ chiếu sáng tăng. Song nếu cường
độ ánh sáng vượt quá giới hạn, thì cường độ chiếu sáng tăng quang hợp bắt
đầu giảm. Đối với hoa hồng, nếu giảm ánh sáng thì năng suất, chất lượng đều

giảm (Nguyễn Quang Thạch, 2000) [10].
* Độ ẩm của khơng khí và đất đều ảnh hưởng tới sinh trưởng và phát
triển của cây hoa. Độ ẩm thích hợp thì cây hoa sinh trưởng, phát triển tốt ít
sâu bệnh, ra hoa đẹp, chất lượng hoa cao. Nước đóng vai trị quan trọng trong
cơ thể thực vật. Nước giữ vai trò quan trọng trong phân chia tế bào, khi có
đầy đủ nước và mơi trường thích hợp, tế bào phân chia, phát triển thuận lợi
cây sinh trưởng nhanh. Khi thiếu nước các quá trình sinh lý, sinh hóa trong
cây hoa giảm, các hợp chất hữu cơ được tạo thành ít, cây cịi cọc, phát triển
kém. Nếu sự thiếu nước kéo dài, cây hoa có thể khô héo và chết. Tuy nhiên,
nếu quá nhiều nước, cây bị úng ngập, sinh trưởng phát triển của cây cũng bị
ngừng trệ. Trong trường hợp quá ẩm ướt, sâu bệnh phát triển mạnh, hoa cho
năng suất thấp, chất lượng hoa kém. Mỗi loại hoa yêu cầu độ ẩm khác nhau.
Hoa hồng thuộc ôn đới yêu cầu độ ẩm đất thường khoảng 70 - 80%, nếu
khống chế ẩm độ thích hợp thì độ dài cành tăng thêm trung bình 8,2%
(Nguyễn Quang Thạch và cộng sự, 2000) [10].
* Đất là một yếu tố môi trường quan trọng cơ bản nhất, là nơi nâng đỡ
cây trồng, cung cấp nước, dinh dưỡng cơ bản và khơng khí cho sự sống của
cây hoa. Phần lớn các cây hoa yêu cầu đất tốt, nhiều mùn, tơi xốp, thốt nước,
có khả năng giữ ẩm, tầng canh tác dày (Hồng Ngọc Thuận, 2005) [12]. Nhìn
chung hoa hồng đều thích nghi và phát triển tốt trên những loại đất trung tính
và ít chua, rễ phân bố chủ yếu ở tầng đất 60cm trở lên, một số ít giống phân


11

bố 1m trở lên. Mực nước ngầm lớn hơn 40m để tránh ảnh hưởng tới bộ rễ.
Đặc biệt, với những loại cây có thời gian thu hoạch nhiều năm như hoa hồng,
việc đảm bảo tính chất lý hóa của đất rất quan trọng. Đất trồng hoa hồng tốt
nhất là đất đen, đá vôi hoặc đất đồi giàu mùn. Loại đất này kết cấu viên tốt,
khối lượng riêng nhỏ, khả năng giữ mùn tốt, thống khí, có lợi cho sự phát

triển của bộ rễ (Đặng Văn Đông và cộng sự, 2002; Đặng Văn Đơng & Đinh
Thế Lộc, 2003) [3, 5].
2.5. Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa hồng trên thế giới và Việt Nam
2.5.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa hồng trên thế giới
Hoa hồng là một trong những loài hoa trồng phổ biến nhất trên thế giới
và được ưa chuộng bởi sự đa dạng về chủng loại và phong phú về màu sắc.
Chính vì thế, hoa hồng được nhiều nước trên thế giới trồng theo hướng hàng
hóa đầu tư thâm canh cao và trở thành một ngành thương mại lớn. Sản xuất
hoa đã mang lại những lợi ích to lớn cho nền kinh tế của các nước trồng hoa
trên thế giới (Đặng Văn Đông, Bùi Thị Hồng, 2003) [4]. Diện tích hoa trên
thế giới ngày càng mở rộng và đang được tăng lên. Trong đó tổng diện tích
trồng hoa của Châu Á khoảng 134.000 ha, chiếm khoảng 60% tổng diện tích
hoa của thế giới (Hồng Ngọc Thuận, 2005) [14]. Thị phần thị trường hoa của
các nước đang phát triển chỉ chiếm 20% thị trường hoa của thế giới. Nguyên
nhân là do các nước Châu Á có diện tích trồng hoa nói chung và hoa hồng nói
riêng được đầu tư cơng nghệ tiên tiến cịn ít. Hoa của Châu Á thường được
trồng ở điều kiện tự nhiên, ngoài đồng ruộng và chủ yếu phục vụ thị trường
nội địa (Đặng Văn Đông & Bùi Thị Hồng, 2001) [2]. Các nước sản xuất hoa
hồng chính là: Hà Lan, Mỹ, Colombia, Nhật, Israel…Trong đó Hà Lan là
nước trồng và xuất khẩu hoa hồng lớn nhất trên thế giới. Hà Lan xuất khẩu
khoảng 4 tỷ USD tương đương với 21 tỷ cành. Mỹ là nước trồng hoa hồng
nhiều nhưng nhập khẩu cũng nhiều. Ở một số nước Tây Âu và Trung Quốc


12

mặc dù nhu cầu tiêu dùng hoa hồng rất lớn, nhưng các nước này chỉ có thể
sản xuất hoa vào mùa hè, cịn mùa đơng do nhiệt độ xuống q thấp và
thường bị băng tuyết bao phủ vì vậy năng suất và chất lượng hoa hồng giảm
nhiều. Để thu được một bơng hồng có chất lượng cao phải chi phí rất lớn

(Nguyễn Quang Thạch, 2000) [9]. Đây chính là một cơ hội cho các nước có
điều kiện thuận lợi như Việt Nam đầu tư sản xuất để xuất khẩu loài hoa này.
2.5.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa hồng tại Việt Nam
Không chỉ trên thế giới mới chuộng hoa hồng mà ở Việt Nam hoa hồng
cũng rất được yêu chuộng. Bởi thế mà trên cả nước có những vùng trồng hoa
nổi tiếng như hoa hồng Đà Lạt; hoa hồng Sa Đéc Đồng Tháp; vùng trồng hoa
Mê Linh, Tây Tựu...(thegioihoahong.vn) [22].
Hoa hồng Đà Lạt: Đà Lạt là vùng khí hậu mát mẻ quanh năm rất thích
hợp cho hoa hồng phát triển trong cả 4 mùa. Tuy nhiên, có một số tháng mưa
nhiều, sâu bệnh phát triển mạnh nên người trồng hoa ở Đà Lạt đã sử dụng các
nhà che để trồng hoa hồng rất hiệu quả. Giá bán hoa hồng ở Đà Lạt dao động từ
500-1.000/bông. Một ha trồng hoa hồng 1 năm trồng ở mức độ thông thường
cho thu từ 220-250 triệu đồng. Tuy nhiên, do giá công lao động cao và chi phí
làm nhà che nên giá thành hoa ở Đà Lạt thường cao hơn so với ngoài Bắc
(trongraulamvuon.com) [23].

Hoa hồng của vùng Mê Linh, Tây Tựu: Vùng Mê Linh tồn bộ diện
tích trồng hoa hồng đều ở điều kiện tự nhiên. Người dân chưa có tập quán làm
nhà che cho hoa hồng. Do khí hậu mùa hè nóng, ẩm, mưa nhiều và thường
hay có gió bão lớn, nên hoa hồng chỉ đạt chất lượng cao từ tháng 10 đến tháng
3 năm sau. Những tháng còn lại hoa hồng thường nhỏ, màu sắc nhợt nhạt, lá
nhiều vết bệnh, giá bán lúc này rất rẻ, dao động 500-2000đ/bông. Với giá bán
này người trồng hoa chưa đủ chi phí bỏ ra. Song, bù lại những tháng mùa
đông và những ngày lễ tết, giá hoa hồng lên cao tới 2000-5000/bông. Tính


13

bình quân l ha trồng hồng cho thu từ 150-160 triệu đồng/năm, trừ chi phí thì
hiệu quả cao gấp 7-9 lần so với trồng Lúa (trongraulamvuon.com) [23].

Hoa hồng Sadec: Nằm ở phía nam sơng Tiền, thành phố Sa Đéc thuộc
tỉnh Đồng Tháp được biết đến là vùng trồng hoa nổi tiếng mà hoa hồng là một
trong số đó. Hoa hồng Sa Đéc ở đây cũng đa dạng nhưng thuần túy là sản
xuất (thegioihoahong.vn) [22]. Khác với hoa hồng Đà Lạt, Hà Nội chuyên
bán cành, hoa hồng Sa Đéc (Đồng Tháp) chỉ bán gốc. Đây là nguồn cung lớn
không chỉ cho miền Nam mà rất được thị trường miền Bắc chuộng. Hiện tại,
làng hoa Sa Đéc là nơi nuôi trồng gần 70 giống hoa hồng khác nhau, với
nguồn gốc từ cả trong nước lẫn nước ngoài. Hoa hồng Sa Đéc cung ứng
quanh năm cho thị trường cả nước, đặc biệt là dịp Tết. Hoa hồng Sa Đéc cịn
có điểm khác biệt là hoa được trồng theo bụi hoặc vào chậu và xuất bán theo
từng chậu. Người mua hoa có thể tiếp tục gieo trồng, nuôi dưỡng hoa, khác
với hoa hồng Đà Lạt chỉ được bán theo cành, bó. Đặc điểm này cũng lại là
khó khăn đối với đầu ra của hoa hồng Sa Đéc. Vì người mua có thể tiếp tục
ni trồng và có thể sử dụng để trang trí, làm cơng trình nên vịng quay với
đầu ra của hoa này chậm hơn, nơng dân ln phải tìm thị trường mới, giống lạ
để chinh phục khách hàng. Giá các loại hồng ở địa phương này dao động
15.000-30.000 đồng/chậu mua tại vườn. Tuy nhiên, giá có thể tăng lên trong
thời điểm cận Tết khi nguồn cầu với loại hoa này lên cao. Trong vài năm gần
đây, các giống hoa hồng được trồng ở Sa Đéc khơng chỉ có xuất xứ trong
nước mà cịn được nhập giống về từ nước ngồi. Nổi bật trong số đó có hồng
leo từ Thái Lan, hoặc các giống hồng từ Pháp, Mỹ,... (zingnews.vn) [24].
Vùng trồng hoa hồng SaPa: SaPa là vùng khí hậu á nhiệt đới. Ở đây có
“thung lũng hoa hồng” đa dạng về chủng loại nhưng tựu chung lại vẫn là hoa
hồng cắt cành. Hoa hồng thích hợp trồng vào mùa đơng và mùa xn
(thegioihoahong.vn) [22].


14

 Một số giống hoa hồng đang trồng phổ biến ở Việt Nam

Hoa hồng cổ SaPa Nhắc đến loại hoa hồng được yêu thích nhất tại
Việt Nam hiện nay phải kể đến hoa hồng cổ SaPa quý hiếm và độc đáo này.
Giống hoa này rất được nhiều người yêu thích bởi cách trồng và chăm sóc khá
đơn giản khơng cầu kỳ. Hoa hồng cổ SaPa hay còn được gọi là hoa hồng cổ
Pháp, có dạng hoa trịm khum, hoa to, cánh hoa mềm mại thường có màu
hồng phấn nhẹ. Cây có tuổi thọ rất cao, và rất siêng ra hoa trong điều kiện
thích hợp (baokhuyennong.com) [25].
Hoa hồng nhung Là lồi hoa đã xuất hiện tại Việt Nam từ rất lâu, và
được xếp vào loại hoa có cổ quý hiếm, đặc biệt. Hoa hồng nhung là giống cây
bụi thấp, nhỏ, hoa có màu đỏ tươi, mùa đơng hoa chuyển sang màu đỏ đậm,
cánh dày, đường kính có thể lên tới 10cm. Cây hoa hồng nhung rất dễ trồng
và chăm sóc, có thể thích nghi được với những điều kiện khắc nghiệt. Hoa
hồng nhung rất được người dân Việt Nam ưa chuộng sử dụng vào những dịp
lễ, sự kiện quan trọng, đặc biệt (baokhuyennong.com) [25].
Hoa hồng leo cổ Hải Phòng Đây là lồi hoa rất đặc biệt và được ưa
thích nhất tại Việt Nam bởi rất ít lồi hoa hồng cổ nào ở đây có màu đỏ nhung,
mềm mại như lồi hoa này. Hoa hồng leo cổ thường được trồng để leo tường
hoặc trồng leo theo vịm trơng rất đẹp và cuốn hút. Khi lựa chọn hoa để trang
trí nhà cửa người ta thường nghĩ tới hoa hồng cổ Hải Phòng để lựa chọn bởi
khả năng ra hoa quanh năm, dễ trồng ít sâu bệnh (baokhuyennong.com) [25].
Hầu hết các giống hồng hiện đang trồng mang tính chất thương mại. Ở
Việt Nam, những giống hồng đều nhập từ các nước khác. Có rất nhiều nguồn
nhập khác nhau: quà biếu tặng, nguồn nhập chính ngạch qua các cơ quan khoa
học, các công ty và nguồn nhập khơng chính ngạch do người sản xuất tự nhập
hoặc lấy cành hoa thương phẩm được nhập từ nước ngồi về nhân giống. Chính
vì vậy, các giống hồng trồng ở Việt Nam vô cùng phong phú và đa dạng, với rất


15


nhiều màu sắc và hình dáng khác nhau, tên gọi cũng không thống nhất. Thông
thường người dân chỉ gọi tên giống theo màu sắc và nguồn xuất xứ, ví dụ: Đỏ
Pháp, đỏ Ý, đỏ Trung Quốc, phấn hồng Trung Quốc, viền vàng Mỹ, trắng Mỹ,
đỏ Hà Lan, vàng Hà Lan…Chính vì vậy, mà sinh ra vấn đề lẫn giống và vi phạm
bản quyền, nhược điểm này đang được các cơ quan khoa học chuyên ngành dần
khắc phục. Hồng là cây nhân giống vơ tính dễ dàng, nên việc nhập giống và trao
đổi mẫu giống khơng khó vì thế hàng năm các giống hồng trồng ở Việt Nam
cũng luôn thay đổi. Mỗi năm ước chừng chúng ta có thêm 8 – 10 giống hồng
mới, nhập từ các nước khác nhau (caytrongvatnuoi.com) [26].
2.5.3. Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa tại Phia Đén - Nguyên Bình - Cao Bằng
Trong mấy năm gần đây, nghề trồng hoa, cây cảnh đã phát triển, có
nhiều hộ gia đình sản xuất hoa nhưng sản xuất theo phương pháp truyền
thống dựa trên kinh nghiệm là thiết yếu. Thiếu các tiến bộ khoa học cả về
giống và kỹ thuật canh tác nên chưa chủ động là lưu giữ được cây giống tốt,
hoa ra không đúng mùa vụ, chất lượng kém, chưa phát triển được các loại hoa
có giá trị thương phẩm cao. Bên cạnh đó, Cao Bằng lại có điều kiện để phát
triển nghề trồng hoa, cây cảnh, đặc biệt là các vùng ven thị xã và vùng Phia
Đén – Ngun Bình, nơi có khí hậu giống với Đà Lạt, có thể trồng các loại
hoa quanh năm. Khu vực Phia Đén, Nguyên Bình (Cao Bằng) là vùng cao có
khí hậu giống như SaPa, Đà Lạt, nhiệt độ trung bình năm là 18 độ C, rất thuận
lợi cho sự phát triển rau, hoa ơn đới nhưng diện tích các loại cây trồng này rất
ít, đặc biệt là cây hoa.
Khu vực Phia Đén - Phia Oắc là vùng nông thôn, miền núi cao, dân cư
chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số, canh tác chủ yếu dựa vào kinh nghiệm
nên hiệu quả chưa cao. Việc bố trí mật độ trồng khơng khoa học, cơng tác bón
phân, làm cỏ ít được quan tâm, bón khơng đúng quy trình nên không cung cấp
đủ dinh dưỡng đúng thời điểm cây cần, thậm chí cịn gây ngộ độc dinh dưỡng


16


do bón khơng cân đối. Việc phịng trừ sâu bệnh hại cũng chưa được chú
trọng, làm xuất hiện nhiều loài gây hại cho cây, giảm giá trị kinh tế.
Trước thực tế đó, Dự án xây dựng mơ hình sản xuất rau, hoa ôn đới ở
Phia Đén đã được phê duyệt. Dự án do Công ty TNHH xây dựng Miền Tây
chủ trì, được thực hiện từ tháng 9/2016 đến tháng 5/2019 sản phẩm được công
ty bao tiêu thu mua và tiêu thụ sản phẩm. Dự án được triển khai thực hiện trên
diện tích 8 ha tại các xóm Cốc Phường, Bản Đổng, Bản Chang, xã Thành
Công với sự hỗ trợ ứng dụng khoa học công nghệ của Trung tâm Nghiên cứu
cây trồng ơn đới miền núi phía Bắc Việt Nam - Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên. Trung tâm đã triển khai công nghệ trồng các loại rau như bắp cải,
súp lơ, đậu Hà Lan... và các loài hoa như lily, lay ơn, tuylip... Các cán bộ kỹ
thuật hướng dẫn bà con sử dụng công nghệ mới phụ bằng hệ thống tự động
tưới nhỏ giọt và tưới phun mưa, giảm đến 30 - 60% lượng nước so với cách
tưới truyền thống. Bà con được hỗ trợ và hướng dẫn từ cách chọn đất, nguồn
nước tưới, giống, phân bón, cách phịng trừ sâu bệnh đến thời gian thu hoạch.
Trong tổng số 8 ha có hơn 2 ha mơ hình hoa chất lượng cao theo tiêu chuẩn
VietGAP. Đây là kết quả bước đầu của dự án “Xây dựng mơ hình sản xuất
rau, hoa ơn đới tăng thu nhập cho người dân khu vực Phia Đén, huyện
Nguyên Bình”.
Dự án này thuộc chương trình Hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao tiến bộ
khoa học và công nghệ thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nông thôn, miền
núi, vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016 - 2025 sẽ tạo thêm thu nhập ổn định
cho người dân nơi đây. Giáo sư, Tiến sĩ Đào Thanh Vân - Giám đốc Trung
tâm Nghiên cứu cây trồng ôn đới miền núi phía Bắc Việt Nam - Đại học
Nơng Lâm Thái Nguyên đánh giá cao kết quả bước đầu của triển khai thành
cơng mơ hình sản xuất rau, hoa ơn đới, mong muốn Cao Bằng tiếp tục nhân


17


rộng, tăng cường chuyển giao khoa học kỹ thuật cho bà con, khai thác tiềm
năng, thế mạnh tại cùng ôn đới Phia Đén.
Với kết quả từ dự án, Công ty TNHH Xây dựng Miền Tây sẽ tiếp tục
phát triển sản xuất rau, hoa ôn đới chất lượng cao thông qua việc liên kết với
nông dân trên quy mô 10 - 20ha rau, 5 - 10ha hoa. Doanh nghiệp sẽ cung cấp
giống, tập huấn kỹ thuật cho người dân và cam kết bao tiêu sản phẩm, giúp
người dân yên tâm phát triển sản xuất (caobangtv.vn) [27].
Kết luận: qua đây ta thấy hoa hồng đã được nghiên cứu ở rất nhiều nơi
như Học viện Nông Nghiệp hay tại Gia Lâm – Hà Nội.... nhưng tại Cao Bằng
thì chưa có nhiều bài nghiên cứu về hoa hồng. Đa số những bài nghiên cứu về
hoa hồng hiện nay chỉ nghiên cứu về hoa hồng cắt cành cịn những giống
hồng bụi và hồng leo thì có rất ít bài nghiên cứu cụ thể.
2.6. Tình hình nghiên cứu sử dụng phân bón lá trên thế giới và ở Việt Nam
2.6.1. Tình hình nghiên cứu sử dụng phân bón lá trên thế giới
 Một số thơng tin về phân bón lá
- Khái niệm: Phân bón lá là các các hợp chất dinh dưỡng hòa tan trong
nước được tưới hoặc phun trực tiếp vào lá hoặc thân để cung cấp chất dinh
dưỡng cho cây trồng thông qua thân, lá.
- Tính cấp thiết: Phân bón lá cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng một
cách nhanh chóng, ngồi việc cây hấp thụ dinh dưỡng qua rễ thì việc hấp thu
phân qua lá làm cho dinh dưỡng được chuyển đến các bộ phận của cây nhanh
chóng, qua đó đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng của cây qua các thời kỳ phát
triển. Bón phân qua lá phát huy được hiệu lực nhanh, hiệu quả, cây sử dụng
chất dinh dưỡng thường đạt mức cao đến 90% chất dinh dưỡng bón qua lá,
trong đó khi bón qua đất, cây chỉ sử dụng được 45-50%.


×