Tải bản đầy đủ (.docx) (1 trang)

da nang 2012

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (70.4 KB, 1 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TUYỂN SINH LỚP 10 TRƯỜNG THPT CHUYÊN </b>
<b>THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG</b> <b> LÊ QUÝ ĐÔN TP. ĐÀ NẴNG NĂM 2012</b>


<b> MƠN VẬT LÍ (Ngày thi 25.06.2012)</b>


Thời gian làm bài 150 phút (không kể thời gian giao đề)
<b>Câu 1 (1,5 điểm)</b>


Hai chất lỏng 1 và 2 có khối lượng riêng lần lượt là D1 và D2 có thể hịa tan được vào nhau.


Một khối nhựa hình hộp đặc, đồng chất có thể tích Vo, nổi được trong hỗn hợp hai chất lỏng. Nếu ta


trộn lẫn hai chất lỏng theo tỉ lệ thể tích bằng nhau thì phần thể tích khối nhựa chìm trong hỗn hợp
này là V1. Nếu ta trộn hai chất lỏng theo tỉ lệ khối lượng bằng nhau thì phần thể tích khối nhựa chìm


trong hỗn hợp là V2. Nếu thả khối nhựa vào chất lỏng 1 thì phần thể tích khối nhựa chìm trong chất


lỏng 1 là Vc1 = 0,75Vo. Nếu thả khối nhựa vào chất lỏng 2 thì phần thể tích khối nhựa chìm trong


chất lỏng 2 là Vc2 = 0,6Vo. TínhV1 và V2 theo Vo.


<b>Câu 2 (2,0 điểm) </b>


Ba người đi xe đạp, đều xuất phát tại A, chuyển động trên cùng một đường thẳng từ A đến B
với vận tốc khơng đổi. Người thứ nhất có vận tốc v1 = 8km/h. Người thứ hai có vận tốc v2 = 10km/h


và xuất phát sau người thứ nhất 15 phút. Người thứ ba xuất phát sau người thứ hai 30 phút và đuổi
kịp hai người đi trước tại hai nơi cách nhau 0,45km. Tìm vận tốc của người thứ ba.


<b>Câu 3 (2,0 điểm)</b>



Một nhiệt lượng kế bằng đồng có khối lượng 300g chứa 500g nước và 200g nước đá, tất cả
đều ở cùng nhiệt độ 0o<sub>C.</sub>


a. Cho vào nhiệt lượng kế một thỏi nhôm khối lượng 100g ở nhiệt độ 100o<sub>C. Chứng tỏ rằng</sub>


nước đá nóng chảy khơng hồn tồn, tính khối lượng nước đá còn lại trong nhiệt lượng kế.


b. Cho thêm vào nhiệt lượng kế 50g hơi nước ở 100o<sub>C. Tính nhiệt độ cuối cùng của hỗn hợp.</sub>


Cho nhiệt dung riêng của đồng, nhôm và nước lần lượt là 380J/kg.K, 880J/kg.K và 4200J/kg.K;
nhiệt nóng chảy của nước đá ở 0o<sub>C là 3,4.10</sub>5<sub>J/kg, nhiệt hóa hơi của nước ở 100</sub>o<sub>C là 2,3.10</sub>6<sub>J/kg. Bỏ</sub>


qua sự tỏa nhiệt ra môi trường xung quanh.
<b>Câu 4 (1,0 điểm)</b>


Một vật sáng AB đặt vng góc với trục chính của một thấu kính phân kì L1 có quang tâm O1,


điểm A nằm trên trục chính, cách thấu kính một khoảng 36cm. Sau L1 cách nó một khoảng 88cm đặt


một màn M, rồi đặt giữa L1 và màn M một thấu kính hội tụ L2 đồng trục với L1 có quang tâm O2 và


tiêu cự f2 = 24cm. Giữ vật, thấu kính L1 và màn cố định, dịch chuyển L2 thì tìm được hai vị trí đặt L2


cách nhau 20cm đều cho ảnh rõ nét trên màn. Tính tiêu cự f1 của thấu kính L1.


<b>Câu 5 (1,0 điểm)</b>


Một vật sáng AB đặt vng góc với trục chính có điểm A nằm trên trục chính và ở ngồi tiêu
cự của một thấu kính hội tụ L. Nếu dịch vật lại gần thấu kính 5cm thì ảnh dịch chuyển ra xa thấu
kính 10cm, nếu dịch chuyển vật ra xa thấu kính 40cm thì ảnh dịch chuyển lại gần thấu kính 8cm, các


ảnh này đều là ảnh thật. Tìm tiêu cự của thấu kính.


<b>Câu 6 (2,5 điểm)</b>


Cho mạch điện như hình vẽ, trong đó nguồn điện có hiệu
điện thế U khơng đổi, R1 và R2 là các điện trở có giá trị xác định.


Rb là biến trở có giá trị lớn nhất là Rb = RMN (Rb > R2). Di chuyển


con chạy C trên biến trở thì thấy số chỉ của ampe kế thay đổi từ
0,16A đến 0,4A tương ứng với số chỉ của vôn kế thay đổi từ 41,6V
đến 32V. Xác định giá trị của U, R1, R2 và Rb. Cho biết các dụng cụ


đo là lí tưởng. Bỏ qua điện trở của nguồn điện và dây nối.
HẾT


</div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×