Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

Tai Lieu Hoc NQDH Dang Bo Tinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (187.39 KB, 19 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>BAN TUYÊN GIÁO TỈNH ỦY BÌNH ĐỊNH</b>


<b>TÀI LIỆU HỎI - ĐÁP</b>



<b>VỀ NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU</b>


<b>LẦN THỨ XVIII ĐẢNG BỘ</b>



<b>TỈNH BÌNH ĐỊNH</b>



<b>(Dùng cho nhân dân)</b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

Đại hội đại biểu lần thứ XVIII Đảng bộ tỉnh Bình Định (nhiệm kỳ 2010
-2015) diễn ra từ ngày 27/10/2010 đến ngày 29/10/2010 tại thành phố Quy Nhơn
là một sự kiện chính trị có ý nghĩa trọng đại trong đời sống tinh thần xã hội tỉnh
ta. Đại hội đã nghe, thảo luận và thông qua các văn kiện:


- Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVII trình Đại
hội với chủ đề: "Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ, phát
huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân, tiếp tục đẩy mạnh sự nghiệp cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa, tạo tiền đề để đến năm 2020, Bình Định cơ bản trở thành tỉnh
công nghiệp".


- Báo cáo kiểm điểm sự lãnh đạo và chỉ đạo của Ban Chấp hành Đảng bộ
tỉnh khóa XVII.


- Báo cáo tổng hợp ý kiến của Đại hội các đảng bộ trực thuộc Tỉnh ủy
tham gia các dự thảo văn kiện trình Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của
Đảng.


- Tổng hợp ý kiến tại đại hội đảng bộ trực thuộc về một số điểm bổ sung,
sửa đổi Điều lệ Đảng.



- Dự thảo Nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ XVIII Đảng bộ tỉnh Bình
Định.


Sau 3 ngày làm việc, Đại hội đại biểu lần thứ XVIII Đảng bộ tỉnh đã
thành công tốt đẹp. Đại hội thể hiện tinh thần: "Trí tuệ, đồn kết, đổi mới, phát
triển nhanh và bền vững!".


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<b>Câu hỏi 1: Qua 5 năm (2006 - 2010) thực hiện Nghị quyết Đại hội đại</b>
<b>biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, Đảng bộ, quân và dân tỉnh Bình Định đã</b>
<b>đạt những thành tựu gì? Nguyên nhân của những thành tựu đó?</b>


<b>Trả lời: Qua 5 năm (2006 - 2010) thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu</b>
Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, Đảng bộ, quân và dân tỉnh Bình Định đã đạt được
<b>những thành tựu quan trọng trên nhiều lĩnh vực, đó là:</b>


<i><b>1. Về phát triển kinh tế</b></i>


- Nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng. Tốc độ tăng tổng sản phẩm địa phương
(GDP) bình quân 5 năm đạt khoảng 10,9%, cao hơn 2% so với giai đoạn 2001
-2005; trong đó nơng, lâm nghiệp và thủy sản tăng bình qn 7,2%, cơng nghiệp
và xây dựng 15,4%, dịch vụ 11,6%. GDP bình quân đầu người 940 USD. Cơ
cấu kinh tế (năm 2010): nông, lâm, ngư nghiệp 35,7%; công nghiệp - xây dựng
27,2%; dịch vụ 37,1% (năm 2005, tỷ trọng tương ứng là 38,4% 26,7%
-34,9%). Cơ cấu lao động xã hội có bước chuyển dịch theo hướng giảm dần trong
lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp và tăng trong lĩnh vực công nghiệp - dịch vụ.


- Sản xuất cơng nghiệp có bước phát triển. Giá trị sản xuất cơng nghiệp
tăng bình qn hàng năm 16%. Đối với Khu kinh tế Nhơn Hội, đã đẩy mạnh
công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, hỗ trợ tái định cư; đầu tư xây dựng


các cơng trình hạ tầng kỹ thuật và thu hút đầu tư vào Khu kinh tế... Sản xuất
nơng nghiệp phát triển khá tồn diện. Giá trị sản xuất nơng, lâm, ngư nghiệp
tăng bình qn hàng năm 7,5%. Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi (năm 2010)
chiếm tỷ trọng khá cao trong cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp (40,3%). Các
hoạt động thương mại dịch vụ, tài chính và liên kết hợp tác kinh tế tiếp tục phát
triển. Giá trị tăng thêm của các ngành dịch vụ tăng bình quân 11,6%/năm. Tổng
kim ngạch xuất khẩu trong 5 năm qua đạt 1,7/1,5 tỷ USD. Thu ngân sách bình
quân tăng 21,6%/năm.


- Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội tiếp tục được đầu tư xây dựng và phát
huy hiệu quả. Tổng vốn đầu tư huy động trong 5 năm qua trên 37.800 tỷ đồng,
chiếm 40,3% GDP, gấp 2,6 lần so với giai đoạn 2001 - 2005. Nhiều công trình
trọng điểm đã hồn thành, đưa vào sử dụng và phát huy hiệu quả (cầu đường
Quy Nhơn - Nhơn Hội, hồ Định Bình, đường Xn Diệu, đường ĐT 639, đường
Gị Găng - Cát Tiến...).


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

nhiều nguồn vốn đã tập trung đầu tư xây dựng các cơng trình hạ tầng thiết yếu ở
vùng miền núi và trung du, như: điện, đường giao thông, thủy lợi, trường học,
trạm y tế, nước sinh hoạt... Các tuyến giao thông ven biển, hệ thống điện lưới
quốc gia, hệ thống thông tin liên lạc, bưu chính viễn thơng, kết cấu hạ tầng nghề
cá và nuôi trồng thủy sản được đầu tư xây dựng khá đồng bộ; tiềm năng kinh tế
biển và vùng ven biển được khai thác ngày càng hiệu quả.


<i><b>2. Về </b><b>giáo dục</b><b> - đào tạo và khoa học, công nghệ</b></i>


- Chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập giáo dục
trung học cơ sở được giữ vững. Chất lượng giáo dục - đào tạo có chuyển biến
tiến bộ. Hệ thống mạng lưới trường lớp, các ngành học, cấp học tiếp tục được
củng cố và mở rộng theo hướng đa dạng hóa các loại hình đào tạo. Các trường
Đại học Quy Nhơn, Quang Trung, các trường cao đẳng, trung học đã góp phần


quan trọng trong việc đào tạo nguồn nhân lực cho tỉnh và khu vực. Giáo dục
-đào tạo ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số được
quan tâm và có bước phát triển. Đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên
được chuẩn hóa. Chương trình kiên cố hóa trường, lớp học, xây dựng nhà cơng
vụ cho giáo viên thực hiện đúng kế hoạch. Công tác xã hội hóa giáo dục - đào
tạo đạt được kết quả bước đầu. Hoạt động khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã
hội học tập tiếp tục được đẩy mạnh. Việc thực hiện chính sách đào tạo, đãi ngộ,
thu hút nhân lực có trình độ cao được quan tâm.


- Hoạt động khoa học - công nghệ đạt được một số kết quả. Hoạt động
khoa học xã hội và nhân văn được chú trọng. Việc nghiên cứu ứng dụng khoa
học, công nghệ vào sản xuất và đời sống đã góp phần nâng cao năng suất, chất
lượng một số cây trồng, vật nuôi và sản phẩm hàng hóa chủ yếu, thúc đẩy
chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cung cấp một số luận cứ khoa học cho việc xây
dựng các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.


<i><b>3. Về văn hóa - xã hội</b></i>


- Chất lượng các hoạt động văn hóa - thơng tin, báo chí - phát thanh,
truyền hình có tiến bộ, 95% địa bàn dân cư trong tỉnh được phủ sóng phát thanh
- truyền hình. Cơng tác bảo tồn, trùng tu các di tích lịch sử, văn hóa, di tích cách
mạng và kháng chiến và các hoạt động lễ hội được quan tâm. Nhiều cơng trình
văn hóa được đầu tư xây dựng mới… Phong trào “Tồn dân đồn kết xây dựng
đời sống văn hóa” từng bước đi vào chiều sâu. Hoạt động báo chí có sự đổi mới
về hình thức và nội dung, đáp ứng tốt hơn nhiệm vụ, nhu cầu thông tin tuyên
truyền trong tỉnh.


- Cơng tác xã hội hóa các hoạt động văn hóa, thể dục - thể thao đạt kết
quả bước đầu. Đã chú trọng đầu tư phát triển các bộ mơn thể thao thành tích cao
có thế mạnh của tỉnh đi đôi với phát triển phong trào thể dục, thể thao quần


chúng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

hóa gia đình, chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân có tiến bộ. Mức hưởng
thụ các dịch vụ y tế của nhân dân tăng lên, đặc biệt là trẻ em, người nghèo, đồng
bào dân tộc thiểu số. Bệnh viện Đa khoa tỉnh đã được nâng cấp đạt tiêu chuẩn
Bệnh viện hạng I; một số cơ sở y tế cấp tỉnh, khu vực, cấp huyện và mạng lưới y
tế cơ sở tiếp tục được nâng cấp, củng cố, tăng cường. Đến cuối năm 2009, có
134/159 xã được cơng nhận đạt chuẩn quốc gia về y tế, chiếm 84,3% và tăng 58
xã, 144/159 trạm y tế xã có bác sĩ, tăng 19 xã. Tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi suy dinh
dưỡng giảm 4,17% (so với đầu nhiệm kỳ).


- Tỉnh đã tích cực huy động các nguồn lực tập trung khắc phục hậu quả
các đợt thiên tai, ổn định sản xuất và đời sống nhân dân. Công tác đào tạo nghề,
giải quyết việc làm đạt kết quả tích cực. Trong 5 năm qua đã đào tạo, bồi dưỡng,
tập huấn nghề trên 10 vạn lượt người; giải quyết việc làm cho hơn 12 vạn lao
động. Tỷ lệ người lao động thất nghiệp so với lực lượng lao động trong tỉnh
giảm 3,57% (so với đầu nhiệm kỳ); đã huy động được nhiều nguồn vốn trong xã
hội cho cơng tác giảm nghèo, tỷ lệ hộ nghèo cịn 8,3%. Đến cuối năm 2010, đã
cơ bản hoàn thành kế hoạch hỗ trợ xây dựng nhà ở cho đối tượng chính sách, hộ
nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số có nhà ở đơn sơ. Thực hiện bình đẳng giới
và tiến bộ phụ nữ được quan tâm. Công tác thực hiện chính sách đối với người
có cơng với nước đạt kết quả tích cực. Các hoạt động nhân đạo, từ thiện được
đẩy mạnh. Mặc dù cịn nhiều khó khăn, nhưng nhìn chung, đời sống đại bộ phận
nhân dân trong tỉnh ổn định, một bộ phận được cải thiện.


<i><b>4. Về củng cố quốc phòng - an ninh</b></i>


- Triển khai thực hiện có kết quả các chủ trương, biện pháp về tăng cường
quốc phòng - an ninh trên địa bàn tỉnh. Nền quốc phịng tồn dân, thế trận quốc
phịng tồn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân và xây dựng tiềm lực trong


khu vực phòng thủ tỉnh ngày càng vững chắc. Cơng tác quản lý nhà nước về
quốc phịng - an ninh được tăng cường; phát triển kinh tế - xã hội kết hợp với
củng cố quốc phòng - an ninh đạt hiệu quả. Chất lượng tổng hợp, sức mạnh
chiến đấu của các lực lượng vũ trang tỉnh được nâng lên. Cơng tác huấn luyện,
diễn tập khu vực phịng thủ cấp tỉnh, cấp huyện, thành phố đạt kết quả tốt.


- Đã kịp thời phát hiện, đấu tranh trấn áp có hiệu quả các hoạt động
chống phá của các thế lực thù địch, các phần tử cơ hội chính trị, bất mãn, lợi
dụng tơn giáo, âm mưu hình thành các tổ chức phản động để chống phá chế
độ. An ninh tuyến núi được giữ vững, an ninh tuyến biển cơ bản được đảm
bảo, phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc được củng cố góp phần quan
trọng giữ vững an ninh chính trị và trật tự an tồn xã hội trên địa bàn tỉnh, tạo
môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Các lực lượng
vũ trang tỉnh tham gia tích cực, có hiệu quả các hoạt động cứu trợ, cứu nạn, phòng,
chống và khắc phục hậu quả thiên tai.


<i><b>5. Về xây dựng hệ thống chính trị</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

chiến đấu của tổ chức đảng và chất lượng đội ngũ đảng viên tiếp tục được nâng
cao. Số tổ chức cơ sở đảng trong sạch, vững mạnh hàng năm đạt 70,6%; tổ chức
cơ sở đảng yếu kém giảm bình quân 1,8%/năm. Kết nạp đảng viên mới đạt tỷ lệ
bình quân 5,6%/năm so với tổng số đảng viên của tồn Đảng bộ. Cơng tác đào
tạo, bồi dưỡng cán bộ đạt kết quả tích cực; đã hỗ trợ đào tạo 50 tiến sĩ và tương
đương, 532 thạc sĩ và tương đương; đào tạo, nâng cao trình độ lý luận chính trị
trung, cao cấp cho hơn 2.600 cán bộ. Cơng tác bảo vệ chính trị nội bộ được chú
trọng. Phương thức lãnh đạo của các cấp ủy đảng tiếp tục được đổi mới. Công
tác kiểm tra, giám sát đi vào nền nếp.


- Việc thực hiện dân chủ ở cơ sở được đẩy mạnh, các quyền và lợi ích hợp
pháp của công dân được đảm bảo tốt hơn. Chất lượng hoạt động của các cơ quan


tư pháp có tiến bộ. Công tác thanh tra, điều tra, truy tố, xét xử được tập trung chỉ
đạo; thi hành án dân sự đạt kết quả khá. Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo
dục pháp luật được tiến hành thường xuyên. Công tác tiếp dân và giải quyết
khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân được quan tâm.


- Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể các cấp từng bước đổi mới nội dung và
phương thức hoạt động theo hướng sát cơ sở; lắng nghe tâm tư, nguyện vọng,
kịp thời phản ảnh, đề xuất giải quyết những vấn đề liên quan đến lợi ích chính
đáng của nhân dân; tuyên truyền, vận động nhân dân tự giác thực hiện chủ
trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Tổ chức bộ máy đồn thể
các cấp được củng cố, kiện tồn. Cơng tác xây dựng đội ngũ cốt cán; đào tạo,
tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ đoàn thể ở cơ sở; đào tạo, bồi dưỡng
nghề và giới thiệu việc làm cho hội, đoàn viên được chú trọng.


<i><b>Đạt được những thành tựu trên là nhờ:</b></i>


- Đường lối đổi mới đúng đắn của Đảng; sự lãnh đạo, chỉ đạo của Trung
ương Đảng, Chính phủ, sự giúp đỡ của các bộ, ban, ngành Trung ương và các
địa phương.


- Những kinh nghiệm về lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành và kết quả trong đầu
tư phát triển của các nhiệm kỳ trước dần phát huy hiệu quả.


- Sự nỗ lực, phấn đấu của toàn Đảng bộ, toàn dân, toàn quân, các ngành,
các cấp, Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể trong tỉnh.


- Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, cấp ủy, chính quyền
các cấp đã nêu cao quyết tâm, năng động vận dụng sáng tạo đường lối, nghị
quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước vào thực tiễn địa phương, đơn vị; thực
hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ, tăng cường đoàn kết nội bộ, tạo sự đồng


thuận xã hội.


<b>Câu hỏi 2: Những khuyết điểm, yếu kém 5 năm qua là gì? Nguyên</b>
<b>nhân của những khuyết điểm, yếu kém đó?</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

<b>1. Kinh tế phát triển chưa bền vững: tăng trưởng kinh tế đạt thấp; cơ cấu</b>
kinh tế chuyển dịch chậm. Chất lượng và tính cạnh tranh của sản phẩm không
cao, một số chỉ tiêu không đạt kế hoạch1<sub>.</sub>


Sản xuất công nghiệp quy mô nhỏ, phát triển thiếu ổn định. Quá trình xây
dựng và thu hút đầu tư cho một số dự án không đạt được mục tiêu đề ra.


Việc quy hoạch, phát triển các vùng ngun liệu phục vụ cho cơng nghiệp
chế biến (mía, sắn) nhìn chung hiệu quả cịn thấp. Cơng tác quản lý, bảo vệ rừng
còn nhiều hạn chế. Chỉ đạo xử lý ô nhiễm môi trường (ở một số khu, cụm công
nghiệp), lấn chiếm đất đai, khai thác tài nguyên, khoáng sản (ở một số vùng ven
biển của tỉnh) chưa chặt chẽ. Tiềm năng du lịch chưa được khai thác có hiệu
quả. Tiến độ xây dựng một số cơng trình trọng điểm chậm (hồ Cẩn Hậu, đường
phía Tây của tỉnh, đường Xuân Diệu, đường Nguyễn Tất Thành nối dài...).


<b>2.</b> Chất lượng giáo dục toàn diện chưa đáp ứng yêu cầu. Hiệu quả ứng
dụng các đề tài nghiên cứu khoa học, công nghệ vào thực tiễn ở một số lĩnh vực
còn thấp. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” ở một số
nơi cịn nặng về hình thức.


<b>3. </b>Chất lượng khám chữa bệnh ở tuyến huyện và tuyến cơ sở cịn nhiều
mặt hạn chế; tình trạng q tải ở các bệnh viện công chưa được khắc phục. Kết
quả thực hiện chương trình giảm nghèo chưa vững chắc; nguy cơ tái nghèo còn
cao (nhất là ở miền núi, vùng sâu, vùng xa). Đời sống một bộ phận nhân dân cịn
nhiều khó khăn.



<b>4. Trật tự xã hội có mặt diễn biến phức tạp; tội phạm có chiều hướng gia</b>
tăng; tai nạn giao thơng vẫn cịn ở mức cao. An ninh nơng thơn tuyến ven biển
cịn nhiều vấn đề bức xúc. Công tác điều tra, truy tố, xét xử một số vụ án cịn
chậm; tình trạng đơn thư vượt cấp, khiếu kiện đơng người cịn xảy ra.


<b>5.</b> Cơng xây dựng Đảng và hệ thống chính trị cịn những hạn chế. Hệ
thống chính trị ở cơ sở một số nơi cịn yếu, khơng đủ năng lực giải quyết những
vấn đề phức tạp nảy sinh. Công tác xây dựng tổ chức cơ sở đảng và kết nạp đảng
viên trong các doanh nghiệp ngồi nhà nước cịn lúng túng. Đội ngũ cán bộ kế
cận ở nhiều ngành, địa phương cịn mỏng, bị hẫng hụt. Trình độ một bộ phận
cán bộ chưa ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ. Chất lượng và hiệu quả cơng tác
kiểm tra, giám sát nhìn chung chưa cao.


Phương thức lãnh đạo của cấp ủy đối với chính quyền, Mặt trận Tổ quốc
và các đồn thể trên một số nội dung chưa rõ; phong cách, lề lối làm việc có mặt
chậm đổi mới; nội dung, chất lượng sinh hoạt chưa cao.


1<sub> Có 8/23 chỉ tiêu khơng đạt kế hoạch đề ra; trong đó, so với Nghị quyết Đại hội XVII</sub>


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

Năng lực điều hành, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước của ủy ban nhân
dân các cấp trên một số lĩnh vực yếu. Tổ chức bộ máy một số cơ quan chậm
được củng cố, kiện toàn; triển khai thực hiện cải cách hành chính chưa đạt yêu
cầu.


Hoạt động của Mặt trận và đoàn thể một số địa phương chưa thật sát dân,
chưa kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng và tham gia giải quyết những vấn đề
bức xúc của nhân dân. Công tác dân vận ở một số nơi chưa tốt, nhất là ở những
nơi xảy ra vụ việc bức xúc, có khiếu kiện đơng người.



Những khuyết điểm, yếu kém trên có nguyên nhân khách quan do ảnh
hưởng của khủng hoảng tài chính và suy thối kinh tế tồn cầu; thiên tai, dịch
bệnh cây trồng, vật nuôi liên tiếp xảy ra; những yếu kém vốn có của nền kinh tế
tỉnh… nhưng chủ yếu là do những nguyên nhân chủ quan sau đây:


Cơng tác dự báo cịn yếu, chưa lường hết được diễn biến phức tạp của tình
hình và những khó khăn, thách thức trong giai đoạn 2005 - 2010 nên xây dựng
một số nhiệm vụ, mục tiêu, giải pháp chưa phù hợp. Năng lực vận dụng, cụ thể
hóa, nhất là việc tổ chức thực hiện của cấp ủy, chính quyền, đơn vị, địa phương,
trình độ, năng lực, tinh thần trách nhiệm của một số cán bộ, đảng viên ở một số
ngành, địa phương, đơn vị, cơ sở còn yếu. Chưa tập trung đúng mức việc lãnh
đạo, chỉ đạo giải quyết một số vấn đề trọng tâm, lĩnh vực trọng điểm. Sự phối
hợp giữa các sở, ngành; giữa sở, ngành với các địa phương trong một số lĩnh
vực thiếu chặt chẽ, đồng bộ.


<b>Câu hỏi 3: Qua 5 năm (2006 - 2010) thực hiện Nghị quyết Đại hội</b>
<b>XVII Đảng bộ tỉnh rút ra những kinh nghiệm gì?</b>


<b>Trả lời: Qua 5 năm (2006 - 2010) thực hiện Nghị quyết Đại hội XVII</b>
Đảng bộ tỉnh rút ra một số kinh nghiệm sau:


<i>Một là: </i>Phải nắm vững và vận dụng sáng tạo, linh hoạt đường lối, chủ


trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước vào điều kiện
cụ thể của địa phương. Huy động, sử dụng hợp lý, có hiệu quả cao các nguồn
lực trong tỉnh và các nguồn ngoại lực cho đầu tư phát triển; đồng thời tích cực
tranh thủ sự lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư,
Chính phủ và sự giúp đỡ, hỗ trợ của các bộ, ban, ngành Trung ương.


<i>Hai là: Lãnh đạo phát triển kinh tế phải gắn với đảm bảo quốc phòng - an</i>


ninh, giải quyết tốt các vấn đề an sinh xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái;
chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, nhất là đối với người
nghèo, đồng bào ở miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó
khăn, vùng căn cứ cách mạng.


<i>Ba là: Coi trọng đúng mức công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Thật sự</i>
phát huy dân chủ, giữ vững nguyên tắc, kỷ luật, kỷ cương; giữ vững sự đoàn kết
thống nhất trong tồn Đảng bộ; gắn bó mật thiết với nhân dân; dựa vào nhân dân
để xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền. Chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ
vững vàng về mọi mặt, đảm bảo tính kế thừa, đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ.


<i>Bốn là:</i> Trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo phải nhạy bén, sáng tạo, kiên


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

quyết, chỉ thị, chương trình, cuộc vận động…, kịp thời đề ra các giải pháp phù
hợp với tình hình mới. Chú trọng cơng tác thi đua khen thưởng, nhân điển hình
tiên tiến.


<i>Năm là: Lãnh đạo và phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị,</i>
phát huy khối đại đoàn kết toàn dân; tạo sự nhất trí cao trong Đảng bộ, sự đồng
thuận xã hội trong việc triển khai thực hiện các chủ trương, nghị quyết của
Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; phát huy vai trị của đội ngũ trí thức
và những người có uy tín tại cộng đồng trong sự nghiệp cơng nghiệp hoá, hiện
đại hoá tỉnh nhà.


<b>Câu hỏi 4: Phương hướng, mục tiêu phát triển và các chỉ tiêu chủ yếu</b>
<b>trong 5 năm (2010 - 2015) được Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bình Định</b>
<b>lần thứ XVIII đề ra là gì?</b>


<b>Trả lời: Phương hướng, mục tiêu phát triển và các chỉ tiêu chủ yếu trong</b>
5 năm tới đã được Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII đề ra là:



<i><b>1. Phương hướng, mục tiêu phát triển</b></i>


<i>Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ; phát huy dân</i>
<i>chủ và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân; phát huy nội lực, tranh thủ tối đa các</i>
<i>nguồn ngoại lực; khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế của tỉnh; tích cực thu</i>
<i>hút đầu tư, liên kết, hợp tác với các địa phương, các tổ chức kinh tế trong và</i>
<i>ngoài nước, tiếp tục đẩy mạnh sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố tỉnh</i>
<i>nhà; trong đó tập trung phát triển kinh tế với tốc độ tăng trưởng cao, hiệu quả</i>
<i>và bền vững. Gắn phát triển kinh tế với giải quyết tốt các vấn đề xã hội; nâng</i>
<i>cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân; phát triển kinh tế - xã hội gắn</i>
<i>với bảo đảm quốc phòng - an ninh, giữ vững ổn định chính trị và trật tự an tồn</i>
<i>xã hội, bảo vệ mơi trường sinh thái; tạo tiền đề để đến năm 2020, tỉnh ta cơ bản</i>
<i>trở thành một tỉnh công nghiệp. </i>


<i><b>2. Các chỉ tiêu chủ yếu</b></i>


Tổng sản phẩm địa phương (GDP) tăng bình quân hằng năm 13%
-14%; GDP bình quân đầu người năm 2015 trên 2.000 USD.


- Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm bình qn hằng năm các ngành: nơng
- lâm - ngư nghiệp tăng 6,5%; công nghiệp - xây dựng tăng 19,6% (riêng giá trị
sản xuất cơng nghiệp tăng bình quân 20,7%); dịch vụ tăng 12,7%.


- Cơ cấu kinh tế (năm 2015): nông - lâm - ngư nghiệp 26,2%, công nghiệp
- xây dựng 36,1%, dịch vụ 37,7%.


- Tổng kim ngạch xuất khẩu 5 năm đạt 2,8 tỷ USD.


- Thu ngân sách đạt trên 5.500 tỷ đồng vào năm 2015, phấn đấu đủ chi


thường xuyên và chừng mực có dư cho đầu tư phát triển.


- Tỷ lệ lao động qua đào tạo và bồi dưỡng nghề đạt 55%. Mỗi năm giải
quyết 25.000 - 30.000 việc làm mới cho người lao động.


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

- Phấn đấu mỗi năm giảm từ 1,5 - 2% hộ nghèo (theo tiêu chí mới).
- Giảm tỷ suất sinh hằng năm 0,2 - 0,3‰.


- 95% số trạm y tế xã có bác sỹ; 95% số xã đạt chuẩn quốc gia về y tế.
- Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng còn dưới mức 17%;


- Tỷ lệ che phủ rừng đạt trên 47% vào năm 2015.


- Có 70% dân cư đô thị sử dụng nước sạch, 95% dân cư nông thôn được
sử dụng nước hợp vệ sinh.


- 100% rác thải sinh hoạt ở thành phố Quy Nhơn và 70% các đô thị, 100%
chất thải công nghiệp, chất thải y tế được thu gom và xử lý đạt tiêu chuẩn mơi
trường.


- Phấn đấu có trên 70% tổ chức cơ sở đảng đạt trong sạch vững mạnh,
phát triển đảng viên mới hằng năm đạt 5% so với tổng số đảng viên của Đảng
bộ.


<b>Câu hỏi 5: Những nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu về phát triển kinh tế</b>
<b>được Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bình Định lần thứ XVIII đề ra là gì?</b>


<b>Trả lời: Những nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu về phát triển kinh tế được</b>
Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII đề ra như sau:



<i><b>1. Phát triển công nghiệp theo hướng hiện đại, tiếp tục tạo nền tảng</b></i>
<i><b>cho sự phát triển bền vững của tỉnh.</b></i>


- Rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển cơng nghiệp đến năm
2015 và sau năm 2015. Bố trí hợp lý công nghiệp trên các vùng. Phấn đấu đưa
công nghiệp phát triển nhanh dựa trên các lợi thế: chế biến thủy sản, nông lâm
sản, sản xuất vật liệu xây dựng đồng thời tiếp tục đẩy mạnh các ngành sản xuất:
tân dược, giày da, may mặc, công nghiệp thực phẩm, đóng mới và sửa chữa tàu
cá. Đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, xây dựng các khu cơng
nghiệp Phú Tài, Long Mỹ, Nhơn Hồ, Hịa Hội, Bồng Sơn và các cụm công
nghiệp ở các huyện, thành phố.


- Điều chỉnh, bổ sung cơ chế, chính sách thu hút đầu tư; phát triển cơng
nghiệp cơ khí, năng lượng điện, vật liệu điện, điện tử, công nghiệp nhựa, sản
xuất thiết bị nông, lâm, thủy hải sản và phụ tùng thay thế. Ưu tiên thu hút các dự
án có quy mơ lớn, thiết bị cơng nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường, tạo
bước chuyển dịch mạnh cơ cấu sản xuất công nghiệp. Phát triển mạnh công
nghiệp có hàm lượng khoa học cơng nghệ cao, giá trị gia tăng lớn kết hợp công
nghiệp sử dụng nhiều lao động ở các vùng nơng thơn, góp phần chuyển dịch
nhanh cơ cấu lao động.


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

<i><b>2. Tiếp tục đẩy nhanh tiến độ xây dựng kết cấu hạ tầng, tích cực thu</b></i>
<i><b>hút đầu tư vào Khu kinh tế Nhơn Hội, tạo bước đột phá quan trọng trong</b></i>
<i><b>phát triển công nghiệp của tỉnh.</b></i>


- Đẩy nhanh tiến độ xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật và
các cơng trình dịch vụ; tập trung đẩy mạnh công tác trồng rừng cảnh quan, rừng
phòng hộ, chống cát bay.


- Tăng cường công tác xúc tiến đầu tư, thu hút các ngành cơng nghiệp có


quy mơ lớn, cơng nghệ hiện đại; phấn đấu đến năm 2015, giá trị sản xuất công
nghiệp trong Khu kinh tế chiếm khoảng 20% tổng giá trị sản xuất công nghiệp
và 10% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu tồn tỉnh.


<i><b>3. Phát triển nơng nghiệp tồn diện theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện</b></i>
<i><b>đại hóa gắn với giải quyết tốt vấn đề nông thôn, nông dân.</b></i>


Phát triển nông, lâm, ngư nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá, đạt năng
suất, chất lượng, hiệu quả cao, thân thiện với môi trường, gắn với công nghiệp
chế biến, thị trường tiêu thụ và xuất khẩu. Tiếp tục thực hiện chuyển dịch cơ cấu
mùa vụ, cây trồng, vật nuôi; phát triển kinh tế hộ, kinh tế trang trại, tổ hợp tác,
hợp tác xã nông nghiệp. Ổn định diện tích trồng lúa có năng suất, chất lượng cao
phục vụ tiêu dùng nội địa và xuất khẩu; mở rộng diện tích trồng ngơ, đảm bảo
an ninh lương thực (đến năm 2015, sản lượng lương thực 700.000 tấn). Phát
triển các vùng nguyên liệu mía, sắn, nguyên liệu giấy phục vụ công nghiệp chế
biến. Tiếp tục quy hoạch và xây dựng các vùng chuyên canh cây trồng, chú
trọng các loại cây có giá trị kinh tế cao trên một đơn vị diện tích. Quy hoạch
phát triển các vùng sản xuất hoa, cây cảnh hàng hoá và vùng chuyên canh rau
sạch; phát triển mạnh chăn ni theo hình thức trang trại, gia trại gắn với quy
hoạch các vùng chăn ni tập trung. Đẩy mạnh lai tạo đàn bị, nạc hoá đàn heo,
phát triển đàn gia cầm.


Phát triển thuỷ sản thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh. Quy hoạch và
đầu tư mở rộng diện tích ni tơm thâm canh và bán thâm canh ở những vùng
đủ điều kiện. Áp dụng các biện pháp nuôi luân canh, xen canh, nuôi tổng hợp,
nuôi công nghiệp bằng hệ thống lồng, bè trên biển. Phát triển nuôi trồng thủy
sản kết hợp với phục hồi hệ thống rừng ngập mặn và phát triển du lịch sinh thái
vùng đầm Thị Nại. Nâng cao năng lực khai thác hải sản xa bờ gắn với công tác
bảo vệ an ninh, chủ quyền biển, đảo. Xây dựng các khu dịch vụ hậu cần nghề cá,
các cụm chế biến hải sản, các điểm tránh, trú bão cho tàu cá. Đầu tư nâng cấp


các cơ sở chế biến thủy hải sản nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo
an toàn vệ sinh thực phẩm, tạo dựng thương hiệu sản phẩm thủy sản của tỉnh,
nâng cao giá trị xuất khẩu và tính cạnh tranh của sản phẩm.


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

(nhà nông, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp, nhà nước) trong phát triển sản xuất
nơng nghiệp.


Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển nơng nghiệp, nơng
thơn; tích tụ ruộng đất hợp lý để kinh tế hộ phát triển sản xuất hàng hố, tạo điều
kiện phân cơng lại lao động. Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các
hợp tác xã nông nghiệp. Tăng cường công tác quản lý đất đai, tài nguyên,
khoáng sản; sử dụng đất đúng quy hoạch, tiết kiệm, hiệu quả. Thực hiện chương
trình xây dựng nông thôn mới theo hướng văn minh, giàu đẹp, kinh tế phát triển,
hạ tầng kinh tế - xã hội tương đối đồng bộ; giữ gìn và phát huy các ngành nghề
truyền thống có giá trị văn hố và giá trị kinh tế cao. Triển khai xây dựng 20%
số xã trong tồn tỉnh theo chuẩn nơng thơn mới. Quy hoạch, đầu tư xây dựng các
thị trấn, thị tứ, cụm dân cư; các cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và làng
nghề để nơng dân có việc làm tại chỗ. Tổ chức thực hiện tốt công tác đào tạo
nghề cho lao động nơng thơn. Tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ bê tơng hóa
giao thơng nơng thơn; đầu tư xây dựng thủy lợi, điện, nước sinh hoạt; xây dựng,
nâng cấp đê biển, đê sông, trường học, cơ sở y tế, văn hố, thể dục - thể thao.
Thực hiện có hiệu quả chương trình giảm nghèo. Tăng cường các dịch vụ chăm
sóc sức khỏe, kế hoạch hố gia đình, nâng cao dân trí và đời sống nhân dân; xây
dựng nếp sống văn hố; bảo vệ mơi trường sinh thái, phát triển nông thôn bền
vững.


<i><b>4. Đẩy mạnh xuất khẩu, nâng cao hiệu quả các hoạt động thương mại,</b></i>
<i><b>dịch vụ.</b></i>


- Tập trung đầu tư phát triển các nhóm mặt hàng xuất khẩu có lợi thế như


thủy hải sản, lâm sản, nơng sản thực phẩm, khống sản, thủ cơng mỹ nghệ, cơng
nghiệp tiêu dùng đi đôi với áp dụng công nghệ tiên tiến nhằm nâng cao giá trị
gia tăng và sức cạnh tranh của sản phẩm; chú ý phát triển các sản phẩm chế biến
sâu, vừa tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu, vừa tiết kiệm nguyên liệu, tài nguyên,
góp phần cùng cả nước giảm nhập siêu.


- Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ
thương mại đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất, lưu thơng hàng hóa của các
thành phần kinh tế. Phát huy vai trò của thành phố Quy Nhơn là trung tâm
thương mại, dịch vụ của tỉnh và khu vực, đồng thời phát triển các trung tâm
thương mại dịch vụ vùng: Bồng Sơn, An Nhơn, Phú Phong.


- Chú trọng phát triển dịch vụ, nhất là dịch vụ vận tải biển qua các cảng
Quy Nhơn, Thị Nại. Tiếp tục hỗ trợ, khuyến khích phát triển và nâng cao chất
lượng hoạt động các loại hình dịch vụ: tài chính, ngân hàng, vận tải, bưu chính,
viễn thơng, tư vấn, khoa học, cơng nghệ, bảo hiểm… Phát triển du lịch thành
ngành kinh tế quan trọng của tỉnh. Tích cực thu hút đầu tư, triển khai các dự án
du lịch dọc tuyến Quy Nhơn - Sông Cầu, Nhơn Hội - Cát Tiến và các điểm du
lịch khác.


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

- Huy động và cân đối các nguồn vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng:
vốn ngân sách tỉnh, các nguồn vốn trong nhân dân, vốn của các doanh nghiệp
trong và ngoài tỉnh, vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài, vốn đầu tư từ ngân sách
Trung ương và của các bộ, ngành đầu tư trên địa bàn tỉnh. Tạo sự thơng thống
về quản lý hành chính để thu hút đầu tư. Coi trọng xã hội hoá đầu tư để tập trung
phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội, nhất là hạ tầng giao thơng, các khu, cụm cơng
nghiệp, các cơng trình văn hóa - xã hội...


- Thực hiện tốt cơng tác quy hoạch và quản lý quy hoạch, nhất là quy
hoạch sử dụng đất, quy hoạch phát triển bảo vệ rừng, quy hoạch phát triển công


nghiệp, du lịch, đô thị... đồng thời quan tâm giải quyết tốt vấn đề sản xuất và đời
sống của nhân dân các vùng tái định cư. Tập trung đẩy nhanh tiến độ thi cơng,
hồn thành các cơng trình kinh tế, văn hóa, xã hội1<sub>.</sub>


<i><b>6. Phát triển hài hịa các vùng đơ thị và nơng thơn.</b></i> Phát huy thế mạnh
của từng vùng; tăng cường sự liên kết, phối hợp giữa các vùng trong phát triển,
từng bước giảm bớt chênh lệch về trình độ phát triển và mức sống của dân cư
giữa các vùng. Có chính sách hỗ trợ phát triển các vùng cịn nhiều khó khăn.


<i><b>7. Phát triển các thành phần kinh tế và liên kết, hợp tác phát triển.</b></i>


- Tiếp tục đầu tư chiều sâu, mở rộng và nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh
doanh của các doanh nghiệp nhà nước. Khuyến khích các doanh nghiệp ngoài
quốc doanh, các tổ chức, cá nhân đầu tư vào các hoạt động cơng ích và dịch vụ
cơng. Chăm lo phát triển kinh tế tập thể, tiếp tục đổi mới hoạt động của các hợp
tác xã theo hướng thực sự là đơn vị kinh doanh có chức năng kinh tế và xã hội.
Phát triển các hình thức hợp tác đa dạng trong các lĩnh vực. Đẩy mạnh thu hút
đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào một số ngành, lĩnh vực kinh tế, đặc biệt là
lĩnh vực công nghệ cao.


- Khuyến khích phát triển các loại hình doanh nghiệp với hình thức sở hữu
hỗn hợp như cơng ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn nhiều thành viên, công
ty hợp doanh, hợp tác xã cổ phần. Chú trọng phát triển các thành phần kinh tế đi
đôi với giải quyết tốt các vấn đề công bằng xã hội.


<b>Câu hỏi 6: Những nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu về phát triển giáo</b>
<b>dục - đào tạo; khoa học, công nghệ và bảo vệ môi trường được Đại hội đại</b>
<b>biểu Đảng bộ tỉnh Bình Định lần thứ XVIII đề ra như thế nào?</b>


1<sub> Tuyến đường phía Tây tỉnh, đập đầu mối và hệ thống kênh mương đập dâng Văn</sub>



</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

<b>Trả lời: Những nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu phát triển giáo dục - đào</b>
tạo; khoa học, công nghệ và bảo vệ môi trường được Đại hội Đảng bộ tỉnh lần
thứ XVIII đề ra là:


<i><b>1. Về giáo dục - đào tạo</b></i>


Thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện,
tạo bước chuyển biến rõ rệt về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Đặc biệt coi
trọng giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng
thực hành, ý thức trách nhiệm xã hội cho học sinh, sinh viên; đề cao trách nhiệm
của gia đình và xã hội trong việc phối hợp với nhà trường trong giáo dục thế hệ
trẻ. Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, nhà giáo đủ về số lượng, đáp ứng yêu cầu
về chất lượng. Giữ vững chất lượng phổ cập giáo dục bậc tiểu học đúng độ tuổi và
trung học cơ sở; tiếp tục thực hiện phổ cập giáo dục bậc trung học ở những nơi đủ
điều kiện; triển khai thực hiện chương trình phổ cập mầm non trẻ em 5 tuổi. Tiếp
tục đầu tư xây dựng, nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật cho các cơ sở giáo dục - đào
tạo; thực hiện chương trình kiên cố hố trường, lớp và xây dựng nhà công vụ cho
giáo viên giai đoạn 2008 - 2012 và những năm tiếp theo.


<i><b>2. Về khoa học - công nghệ</b></i>


Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng khoa học - công nghệ vào sản xuất và
đời sống. Chú trọng phát triển công nghệ thông tin, công nghệ sinh học...
khuyến khích đổi mới khoa học - cơng nghệ trong các doanh nghiệp; đầu tư xây
dựng Trung tâm công nghệ thông tin tỉnh và ứng dụng mạnh mẽ công nghệ
thông tin trong công tác quản lý nhà nước và các hoạt động kinh doanh dịch vụ.
Đầu tư phát triển các hoạt động khoa học xã hội và nhân văn.


<i><b>3. Về bảo vệ môi trường</b></i>



Tăng cường công tác bảo vệ môi trường; nâng cao ý thức, trách nhiệm của
tổ chức và cơng dân trong việc giữ gìn, bảo vệ mơi trường. Thực hiện có hiệu
quả chương trình mục tiêu quốc gia về ứng phó với biến đổi khí hậu. Có giải
pháp cơ bản, chủ động phòng tránh, hạn chế thiệt hại do bão lũ. Trong đó, chú
trọng cơng tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng phòng hộ đầu nguồn; củng cố các
hồ thủy lợi, thủy điện; đảm bảo an tồn dân cư vùng phía Tây của tỉnh và vùng
ven biển, vùng có nguy cơ thường bị sạt lở. Quan tâm hơn nữa việc đảm bảo an
toàn cho ngư dân đánh bắt xa bờ dài ngày trên biển.


<b>Câu hỏi 7: Những nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu về phát triển văn</b>
<b>hóa - xã hội được Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bình Định lần thứ XVIII đề</b>
<b>ra là gì?</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

<i><b>1. Chăm lo phát triển sự nghiệp văn hóa, thơng tin - truyền thơng, thể</b></i>
<i><b>dục - thể thao</b></i>


- Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc và của địa phương.
Phát huy tính năng động, sáng tạo của nhân dân, đội ngũ trí thức, văn nghệ sĩ
trong sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa. Nâng cao chất lượng phong trào
"Tồn dân đồn kết xây dựng đời sống văn hố"; xây dựng nếp sống văn hố
trong các gia đình, khu dân cư, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp. Tăng cường cơ
sở vật chất, trang thiết bị, nâng cao chất lượng hoạt động báo chí, phát thanh,
truyền hình. Đầu tư xây dựng các cơng trình văn hóa. Thực hiện xã hội hóa một
số hoạt động văn hóa. Gắn kết nhiệm vụ phát triển văn hoá - nghệ thuật với phát
triển du lịch và hoạt động thơng tin đối ngoại, quảng bá hình ảnh đất nước, con
người Bình Định với bạn bè trong nước và nước ngồi, phục vụ cơng cuộc cơng
nghiệp hố, hiện đại hoá tỉnh nhà.


- Tiếp tục đẩy mạnh phong trào toàn dân rèn luyện thân thể theo gương


Bác Hồ vĩ đại. Phát triển sâu rộng phong trào thể dục thể thao quần chúng đi đôi
với đầu tư phát triển một số bộ mơn thể thao thành tích cao có lợi thế của tỉnh.


<i><b>2. Nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân và cơng</b></i>
<i><b>tác dân số - kế hoạch hóa gia đình, bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ bà mẹ và trẻ</b></i>
<i><b>em.</b></i>


- Nâng cao chất lượng cơng tác y tế dự phịng và bảo vệ, chăm sóc sức
khỏe nhân dân. Tăng cường cơng tác kiểm tra về vệ sinh an tồn thực phẩm.
Thực hiện có hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia về phòng, chống một
số bệnh dịch nguy hiểm, bệnh xã hội. Nâng cao y đức đội ngũ cán bộ và nhân
viên y tế. Củng cố, hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở. Tăng cường đầu tư phương
tiện và cơ sở vật chất - kỹ thuật cho các trung tâm y tế, trạm y tế, từng bước đáp
ứng nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân. Tiếp tục thực hiện xã hội hóa cơng
tác chăm sóc sức khỏe nhân dân.


- Thực hiện nghiêm chính sách và pháp luật về dân số; duy trì mức sinh
hợp lý, quy mơ gia đình ít con. Làm tốt cơng tác chăm sóc bà mẹ, trẻ em; ngăn
ngừa nạn bạo hành trong gia đình và nguy cơ xâm hại trẻ em. Triển khai thực
hiện có hiệu quả Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới và tiến bộ của phụ nữ.


<i><b>3. Giải quyết tốt các vấn đề xã hội.</b></i>


- Thực hiện có hiệu quả các chương trình quốc gia về giải quyết việc làm,
xố đói giảm nghèo. Triển khai thực hiện đề án giảm nghèo nhanh và bền vững
3 huyện miền núi gắn với các chương trình mục tiêu quốc gia về xố đói giảm
nghèo ở các xã đặc biệt khó khăn của tỉnh. Tiếp tục đẩy mạnh công tác đào tạo,
bồi dưỡng nghề. Phấn đấu mỗi năm giải quyết việc làm mới cho 25.000 - 30.000
lao động. Phấn đấu mỗi năm giảm từ 1,5 - 2% hộ nghèo (theo tiêu chí mới).



</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>

hiện kịp thời các chính sách trợ giúp các đối tượng xã hội; nâng cao hiệu
quả công tác cứu trợ, các hoạt động nhân đạo, từ thiện.


<b>Câu hỏi 8: Những nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu về tăng cường quốc</b>
<b>phòng - an ninh được Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bình Định lần thứ</b>
<b>XVIII đề ra là gì?</b>


<b>Trả lời: Nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu để tăng cường quốc phòng - an</b>
ninh được Đại hội lần thứ XVIII Đảng bộ tỉnh đề ra là:


- Xây dựng nền quốc phịng tồn dân, thế trận quốc phịng tồn dân gắn
với thế trận an ninh nhân dân, xây dựng tỉnh thành khu vực phòng thủ vững
chắc. Nâng cao chất lượng tổng hợp và khả năng sẵn sàng chiến đấu của các lực
lượng vũ trang tỉnh. Xây dựng lực lượng quân đội nhân dân, công an nhân dân
từ tỉnh đến các huyện, thành phố theo hướng cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và
từng bước hiện đại; củng cố lực lượng dân quân tự vệ và dự bị động viên theo
hướng nâng cao chất lượng. Thực hiện tốt chính sách hậu phương quân đội.


- Đẩy mạnh phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc. Chủ động phát
hiện và xử lý kịp thời các đối tượng cơ hội chính trị, bọn bất mãn chống đối, các
băng nhóm tội phạm, nhất là tội phạm có tổ chức; phát hiện và xử lý kịp thời
những vấn đề liên quan đến an ninh nông thôn, không để xảy ra bất ngờ, bị động;
ngăn chặn có hiệu quả tội phạm ma túy, các tệ nạn xã hội; áp dụng đồng bộ các
biện pháp kiềm chế tai nạn giao thông.


<b>Câu hỏi 9: Những nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu về xây dựng hệ</b>
<b>thống chính trị được Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bình Định lần thứ</b>
<b>XVIII đề ra là gì?</b>


<b>Trả lời: Nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu về xây dựng hệ thống chính trị</b>


được Đại hội lần thứ XVIII Đảng bộ tỉnh đề ra là:


<i><b>1. Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ </b></i>


<i>- Nâng cao chất lượng, hiệu quả cơng tác giáo dục chính trị tư tưởng.</i>
Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của
Nhà nước cho cán bộ, đảng viên và nhân dân, nhất là thế hệ trẻ. Nâng cao tính
chiến đấu, tính thuyết phục, hiệu quả của công tác tư tưởng; đấu tranh chống âm
mưu "diễn biến hịa bình" trên lĩnh vực văn hóa, tư tưởng, các luận điệu xuyên
tạc, phản động của các thế lực thù địch. Khắc phục và phòng ngừa biểu hiện suy
thối về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong cán bộ, đảng viên. Nâng cao
chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác tư tưởng, lý luận và đội ngũ báo cáo
viên. Tiếp tục thực hiện Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo
đức Hồ Chí Minh”. Gắn triển khai thực hiện Cuộc vận động với công tác xây
dựng, chỉnh đốn Đảng và nhiệm vụ chính trị của từng địa phương, đơn vị.


</div>
<span class='text_page_counter'>(17)</span><div class='page_container' data-page=17>

hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sắp xếp, luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý.
Chăm lo xây dựng, đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện đội ngũ cán bộ; chú ý cán bộ
trẻ, cán bộ nữ, cán bộ là người dân tộc thiểu số nhằm đáp ứng tốt hơn yêu cầu,
nhiệm vụ của thời kỳ mới. Thực hiện tốt chính sách cán bộ. Đẩy mạnh cơng tác
kết nạp đảng viên mới theo hướng bảo đảm chất lượng. Tăng cường cơng tác
bảo vệ chính trị nội bộ.


<i>- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát. </i>Nâng cao chất lượng, hiệu quả
công tác kiểm tra, giám sát của các cấp ủy, tổ chức đảng, ủy ban kiểm tra các
cấp. Gắn công tác kiểm tra, giám sát với công tác tư tưởng và công tác tổ chức
cán bộ. Kết hợp chặt chẽ, có hiệu quả cơng tác kiểm tra, giám sát của Đảng với
công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát của các cơ quan nhà nước, Mặt trận, các
đồn thể và vai trị giám sát của nhân dân.



- Tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng. Tăng cường sự lãnh
đạo của cấp ủy, tổ chức đảng đồng thời khắc phục tình trạng cấp ủy bao biện
làm thay hoặc buông lỏng sự lãnh đạo đối với chính quyền. Các cơ quan trong
hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở phải xây dựng quy chế làm việc; tăng cường
công tác lãnh đạo, chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện
nhiệm vụ.


<i><b>2. Phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, xây dựng chính quyền vững mạnh.</b></i>
- Thực hiện tốt quy chế dân chủ và Pháp lệnh dân chủ ở cơ sở và công tác
tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật. Duy trì và thực hiện tốt cơng tác tiếp
dân, tiếp xúc cử tri; chỉ đạo giải quyết kịp thời các khiếu nại, tố cáo của công
dân, kiến nghị của cử tri; phát huy dân chủ đi đôi với xử lý nghiêm những hành
vi vi phạm quyền làm chủ của nhân dân, lợi dụng dân chủ khiếu nại, tố cáo sai
sự thật, vu cáo, xuyên tạc, kích động, gây rối.


- Thực hiện cơng khai, minh bạch về kinh tế, tài chính trong các cơ quan
hành chính, đơn vị cung ứng dịch vụ công, doanh nghiệp nhà nước; công khai,
minh bạch trong phê duyệt các dự án đầu tư, xây dựng cơ bản, mua sắm từ ngân
sách nhà nước và các nguồn huy động đóng góp của nhân dân; trong quản lý sử
dụng đất đai, tài sản công.


- Tiếp tục thực hiện cải cách hành chính, trọng tâm là đẩy mạnh thực hiện
cải cách thủ tục hành chính, loại bỏ các thủ tục gây phiền hà cho tổ chức và
công dân, nhất là đối với một số lĩnh vực đang có nhiều bức xúc như: cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy phép đăng ký đầu tư, quyền sở hữu nhà ở,
giấy phép xây dựng, đăng ký kinh doanh… Thực hiện xã hội hố một số dịch vụ
cơng phù hợp với cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Quy hoạch,
đầu tư xây dựng Trung tâm hành chính của tỉnh.



- Tiếp tục thực hiện chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020. Củng cố,
nâng cao chất lượng hoạt động của toà án nhân dân, viện kiểm sát nhân dân, cơ
quan điều tra cấp tỉnh, cấp huyện; nâng cao trình độ, năng lực, đạo đức nghề
nghiệp đội ngũ cán bộ các cơ quan tư pháp; giải quyết đúng pháp luật, thẩm
quyền những khiếu kiện liên quan đến hoạt động tư pháp.


</div>
<span class='text_page_counter'>(18)</span><div class='page_container' data-page=18>

- Nâng cao nhận thức của toàn Đảng bộ và các tầng lớp nhân dân trong
tỉnh về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân trong tình hình mới. Tiếp tục
đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đồn thể,
phát huy vai trị nịng cốt tập hợp, đồn kết nhân dân; tổ chức các phong trào thi
đua yêu nước, vận động các tầng lớp nhân dân thực hiện các nhiệm vụ phát triển
kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh chính trị và trật tự an tồn xã hội; tham gia
xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền.


- Chú trọng xây dựng đội ngũ trí thức; chăm lo công tác thanh thiếu niên,
phụ nữ; phát huy vai trò cựu chiến binh, người cao tuổi, các doanh nhân, người
có uy tín trong cộng đồng; thực hiện tốt chính sách dân tộc, tơn giáo; xây dựng
khối đồn kết tồn dân trên nền tảng liên minh giai cấp công nhân với giai cấp
nơng dân và đội ngũ trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng.


<i><b>Chịu trách nhiệm xuất bản:</b></i>


<b>LÊ KIM TOÀN</b>


<b>Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy</b>
<b>Trưởng ban Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy</b>


<i><b>Chịu trách nhiệm nội dung:</b></i>


<b>NGUYỄN TRUNG HẬU</b>



<b>Phó Trưởng ban Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy</b>


<i><b>Biên tập:</b></i>


<b>VÕ VĂN NGHĨA</b>


<b>Trưởng phòng Phịng Giáo dục lý luận chính trị,</b>
<b>Ban Tun giáo Tỉnh ủy</b>


<i><b>Sửa bản in và kỹ thuật vi tính:</b></i>


<b>NGUYỄN THỊ THƠM</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(19)</span><div class='page_container' data-page=19></div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×