Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (153.3 KB, 4 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>
<b>Sau đây là những lời khuyên bổ ích khi điều khiển xe trong điều kiện đường ướt: </b>
<i><b> 1. Thường xuyên kiểm tra lốp xe.</b></i>
Luôn luôn kiểm tra lốp xe trước khi bạn lên đường. Hãy chắc chắn rằng bạn thực hiện các thao
tác bảo dưỡng sau đây:-Giữ lốp xe ln trong tình trạng căng đúng với áp suất do nhà sản xuất
chỉ định. Thông số về áp suất lốp xe có thể được tìm thấy trên gờ cửa, trụ cửa, và hộp đựng đồ
hay nắp nhiên liệu. Nó cũng được nhắc đến trong sách hướng dẫn sử dụng. Con số được ghi trên
thành vỏ không phải là độ bơm căng khuyên dùng – nó là độ bơm căng tối đa của lốp xe. Bạn
nên kiểm tra độ bơm căng của lốp xe ít nhất là một lần mỗi tháng.
-Bạn cũng cần nên kiểm tra độ mòn của lốp xe xem đã cần thay chúng hay chưa. thông thường
các nhà sản xuất khuyên bạn thay lốp xe theo một số điều kiện như thời gian sử dụng, độ mòn
của gai lốp. Luật của một số nước có quy định vỏ xe khơng được mòn quá quy định cho phép.
Quy định này nằm trong khỏang 1.1mm đến 1.6mm tùy theo tiêu chuẩn từng nước khác nhau. Ở
Việt Nam quy định này là 1.2mm, tuy nhiên chúng tôi khuyên bạn nên thay vỏ lốp xe khi gai của
chúng còn 1.4mm (do đường Việt nam xấu và có nhiều đá nhỏ, sắc)
<i><b>2. Chạy chậm lại.</b></i>
Khi trời mưa, nước mưa hòa lẫn bụi bẩn và dầu trên đường tạo khả năng trơn trượt, làm giảm độ
bám đường. Cách tốt nhất để tránh vấn đề này là chạy chậm lại. Khi xe di chuyển với tốc đọ
chậm thì diện tích tiếp xúc của lốp với mặt đường trở nên lớn hơn, làm tăng độ bám đường.
<i><b>3. Biết cách phục hồi sau khi trượt.</b></i>
Trơn trượt có thể xảy ra thậm chí đối với những người lái cẩn thận. Nếu xe bạn trượt, nhớ không
thắng gấp. Không đạp nhanh lên phanh nếu như xe bạn khơng có hệ thống chống bó cứng phanh
(ABS). Thay vào đó, đạp phanh từ từ và lái xe theo đà trượt.
<i><b>4. Lái theo vệt lốp của xe phía trước bạn</b>. </i>
1. Tránh sử dụng phanh trong điều kiện đường ướt. Hãy chạy chậm bằng cách bỏ chân ra khỏi
bàn đạp ga khi có thể.
2. Bật đèn pha, ngay cả khi mưa nhỏ. Ánh đèn không những giúp bạn thấy đường mà còn giúp
cho những xe khác nhìn thấy bạn. Nếu xe bạn có đèn dùng cho ban ngày, bạn nên bật lên để
những chiếc xe sau có thể thấy bạn tốt hơn.
<i><b>5. Chuẩn bị cho một chuyến đi du lịch xa.</b></i>
1. Lái xe trong điều kiện đường ướt đòi hỏi sử dụng nhẹ nhàng tất cả những hệ thống điều khiển
– bánh lái, bộ ly hợp, phanh và bàn đạp ga – và giữ khoảng cách lớn để đề phịng các trường hợp
có sự cố hoặc khi gặp phải các tình huống nguy cấp.
<i><b> 6. Học cách làm thế nào tránh khỏi và giải quyết tình trạng trượt trên đường ướt. </b></i>
Trượt trên đường ướt xảy ra khi lượng nước phía trước lốp xe hình thành nhanh hơn lượng nước
bị đẩy ra bởi trọng lượng xe. Sức ép của nước nâng xe bạn lên và xe sẽ trượt trên một lớp nước
mỏng giữa lốp xe và mặt đường. Ngay thời điểm này, xe bạn có thể khơng tiếp xúc với mặt
đường, và bạn bắt đầu trượt hay ríp rê trên đường, hay thậm chí là văng ra khỏi đường.
1.Trượt nước là khó tránh khỏi, tuy nhiên để duy trì sự tiếp xúc với mặt đường, bạn nên giữ lốp
xe luôn đủ áp suất, giữ mặt gai luôn tốt và thay thế lốp khi cần thiết, nên chạy chậm khi đường
ướt và tránh các vũng nước.
2. Cố gắng lái theo vết lốp của những chiếc xe phía trước bạn.
3. Nếu bạn thấy mất độ bám đường, đừng hãm phanh hay quẹo (rẽ) đột ngột. Điều đó có thể làm
xe bạn bị quăng đi. Nới chân ra khỏi bàn đạp phanh đến khi xe chạy chậm lại và bạn có cảm giác
<i><b>7.Nếu mưa trở nên quá nặng hạt, hãy ngừng xe lại!</b></i>
Mưa lớn có thể làm quá tải các thanh gạt nước, làm cho nước chảy siết lên kính trước. Khi tầm
nhìn bị giới hạn đến mức bạn khơng thấy được mép đường hay xe khác ở khoảng cách an toàn,
đó là lúc nên dừng lại và đợi cho mưa bớt đi.Tốt nhất là dừng lại ở những khu vực có thể nghỉ
ngơi hay những khu vực an tồn. Nếu lề đường là lựa chọn duy nhất, nên tắp vào ngay khi có thể
và đợi cho mưa bão qua đi. Giữ đèn pha luôn bật và bật luôn cả đèn báo nguy hiểm để cảnh báo
cho những xe khác.
<i><b>8. Những cơn mưa đầu mùa sẽ làm cho đường rất trơn.</b></i>
Những cơn mưa đầu mùa luôn làm cho đường trở nên khó đi, bởi vì bùn và dầu trên đường lúc
khô kết hợp với nước, tạo thành một lớp trơn trượt. Lái xe sẽ cảm thấy khó điều khiển và nên cẩn
thận hơn trong khoảng nửa tiếng đầu sau khi trời bắt đầu mưa.
<i><b>9. Thời tiết u ám làm giảm tầm nhìn.</b></i>
Cẩn trọng hơn khi vượt qua những chiếc xe khác. Bật đèn để những chiếc xe khác có thể nhìn
thấy bạn dễ dàng. Ln sử dụng đèn xi nhan.
<i><b>10. Làm khô phanh sau khi lái xe qua một vũng nước đọng.</b></i>
Nếu bạn lái qua vũng nước đủ sâu làm ướt má phanh, bạn nên ra nhẹ phanh để làm khơ chúng.
<i><b>11. Đừng lái xe trong tình trạng mệt mỏi</b></i>.
Nên ngừng xe để nghỉ ngơi trong chốc lát sau khi phải đã lái xe liên tục trong vài giờ liền hoặc
sau mỗi hai trăm km.
Phần đầu sứ cách điện có màu gạch đỏ. Đây là tin vui với tài xế vì nó cho thấy động cơ đang làm
việc tốt. Lớp màu đỏ phủ ngoài là sản phẩm cháy của một loại phụ gia có trong xăng khơng pha
chì.
Một lớp nhiên liệu mỏng bao phủ đầu điện cực chứng tỏ quá trình cháy dưa thừa nhiên liệu, hệ
thống đánh lửa gặp sự cố hoặc do sử dụng bu-gi có dải nhiệt độ khơng thích hợp.
Bu-gi dùng trên động cơ ơtơ hiện nay có 2 loại chính, bu-gi “nóng” thốt nhiệt kém dùng cho
động cơ tốc độ thấp, bu-gi “lạnh” tản nhiệt nhanh thường lắp trên động cơ có vịng tua cao.
Người sử dụng có thể tra cứu thông tin này trong sổ tay kỹ thuật đi kèm xe.
Phần sứ ngăn cách giữa 2 điện cực nứt, vỡ, năng lượng đánh lửa bị phân tán. Nguyên nhân do
điều chỉnh sai khe hở giữa 2 điện cực, thời điểm đánh lửa không đúng hoặc sử dụng xăng có chỉ
số ốc tan thấp hơn khuyến cáo của nhà sản xuất.
Hiện tượng mòn điện cực xảy ra khi động cơ làm việc, đặc biệt lúc tăng tốc hoặc khởi động có
phát sinh lỗi đánh lửa. Khe hở lớn làm giảm khả năng đánh lửa, q trình cháy hỗn hợp hịa khí
Nếu trên đầu và sườn điện cực bám muội đen, có nghĩa rằng bu-gi đang làm việc trong điều kiện
thừa xăng, dây cao áp kém, vòi phun hỏng hoặc xe vận hành ở tốc độ thấp trong thời gian dài.
Khe hở lớn của xéc-măng dầu hoặc ghít dẫn hướng xu-páp để dầu bôi trơn lọt vào trong buồng
đốt, hiện tượng này khiến dầu máy hao nhanh. Đây là hư hỏng nặng, cần kịp thời mang xe tới
gara để khắc phục.
Dấu hiệu cho thấy động cơ đang bị hư hại năng. Pit-tông chuyển động vượt quá giới hạn, va đập
vào bu-gi, khiến nó bị cong vênh và rất có thể bề mặt pit-tông cũng đang hỏng nặng.
Điện cực cháy vì quá nhiệt, do bu-gi đánh lửa quá sớm hoặc thiếu nhiên liệu trong hỗn hợp hịa
khí. Làm việc trong điều kiện này, bu-gi sẽ nhanh chóng bị hỏng hoảng tồn. Do đó cần kiểm tra
và kịp thời khác phục hư hỏng của hệ thống đánh lửa và vòi phun.