Tải bản đầy đủ (.pdf) (55 trang)

Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn bò cái sinh sản nuôi tại trại bò khoa chăn nuôi thú y trường đại học nông lâm thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.78 MB, 55 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN THỊ NINH
Tên chun đề:
THỰC HIỆN QUY TRÌNH CHĂM SĨC NI DƯỠNG
VÀ PHỊNG TRỊ BỆNH CHO ĐÀN BỊ CÁI SINH SẢN NI
TẠI TRẠI BỊ KHOA CHĂN NI THÚ Y, TRƯỜNG ĐẠI HỌC
NƠNG LÂM THÁI NGUN

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo:

Chính quy

Chun ngành: Chăn ni Thú y
Khoa:

Chăn ni Thú y

Khóa học:

2016 - 2020

Thái Nguyên, năm 2020


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM


NGUYỄN THỊ NINH
Tên chun đề:
THỰC HIỆN QUY TRÌNH CHĂM SĨC NI DƯỠNG
VÀ PHỊNG TRỊ BỆNH CHO ĐÀN BỊ CÁI SINH SẢN NI
TẠI TRẠI BỊ KHOA CHĂN NI THÚ Y, TRƯỜNG ĐẠI HỌC
NƠNG LÂM THÁI NGUN

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo:

Chính quy

Chun ngành:

Chăn ni Thú y

Lớp:

K48 - CNTY POHE

Khoa:

Chăn ni Thú y

Khóa học:

2016 - 2020

Giảng viên hướng dẫn: TS. La Văn Công


Thái Nguyên, năm 2020


i

LỜI CẢM ƠN
Trong q trình thực tập và làm khóa luận tốt nghiệp được thành công,
em đã nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ của thầy cô giáo khoa Chăn nuôi Thú y,
trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, cơ sở thực tập và các cá nhân có liên
quan. Với tình cảm sâu sắc, chân thành, cho phép em được bày tỏ lịng biết ơn
sâu sắc đến q thầy cơ, cơ sở thực tập đã tạo điều kiện giúp đỡ trong quá trình
học tập và thực hiện chuyên đề này.
Trước hết em xin gửi tới quý thầy cô khoa Chăn nuôi Thú y, trường Đại
học Nông Lâm Thái Nguyên, lời chúc sức khỏe và lời cảm ơn sâu sắc. Với sự
quan tâm, dạy dỗ, chỉ bảo tận tình chu đáo của thầy cơ, đến nay em đã có thể
hồn thành thực tập và bài khóa luận.
Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo hướng dẫn TS.
La Văn Cơng ln động viên, tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, chỉ bảo em hồn
thành tốt khóa luận này.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới thầy giáo TS. La Văn Công và cô
giáo ThS. Đỗ Thị Lan Phương đã tạo mọi điều kiện, giúp đỡ em hồn thành
tốt đợt thực tập tại trại bị của khoa Chăn nuôi Thú y, Trường Đại học Nông
Lâm Thái Nguyên.
Cuối cùng, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè đã ln
động viên, giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi để em học tập và hồn thành tốt q
trình thực tập.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 28 tháng 06 năm 2020
Sinh viên
Nguyễn Thị Ninh



ii

LỜI NÓI ĐẦU
Trong suốt thời gian thực tập tại trại bò của khoa là một thời gian để em
trau dồi kiến thức chuyên môn, những kĩ năng sống và đặc biệt vận dụng những
kiến thức lý thuyết đã được học vào thực tiễn sản xuất. Đó là hành trang giúp
em để hồn thành tốt khóa luận tốt nghiệp và vững bước vào cuộc sống sau khi
ra trường.
Được sự đồng ý của Ban chủ nhiệm khoa Chăn nuôi Thú y, Ban Giám
hiệu trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, với sự phân công của khoa và
giáo viên hướng dẫn, em đã thực hiện chun đề: “Thực hiện quy trình chăm
sóc ni dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn bò cái sinh sản ni tại trại bị
khoa Chăn ni Thú y, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên”.
Với thời gian và kinh nghiệm của em cịn hạn chế nên khóa luận khơng
thể tránh được những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự chỉ bảo, đóng góp
ý kiến của các thầy cơ để khóa luận của em được hồn chỉnh hơn.


iii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Thời gian phối giống thích hợp của bị........................................... 10
Bảng 2.2. Cơng thức phối trộn thức ăn tinh (tính cho 200 kg) ....................... 22
Bảng 3.1. Nhu cầu dinh dưỡng của bê sau giai đoạn cai sữa đến hậu bị ........ 30
Bảng 4.1. Cơ cấu đàn bò của trại trong 3 năm qua ......................................... 32
Bảng 4.2. Số lượng đàn bị trực tiếp chăm sóc ni dưỡng tại trại ................ 33
Bảng 4.3. Kết quả thực hiện công tác vệ sinh khử trùng tiêu độc chuồng trại ......34
Bảng 4.4. Kết quả tiêm phòng vaccine cho đàn bò tại trại ............................. 35

Bảng 4.5. Kết quả chẩn đoán một số bệnh cho đàn bò của trại ..................... 36
Bảng 4.6. Kết quả điều trị một số bệnh cho đàn bò của trại ........................... 37
Bảng 4.7. Kết quả thực hiện một số công việc khác tại trại ........................... 39


iv

DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Ý nghĩa

CP

Charoen Pokphand

cs

Cộng sự

ctv

Cộng tác viên

ĐVT

Đơn vị tính

Nxb


Nhà xuất bản

TB

Trung bình


v

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i
LỜI NÓI ĐẦU .................................................................................................. ii
DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................... iii
DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT................................................ iv
MỤC LỤC ......................................................................................................... v
Phần 1. MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1
1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu và yêu cầu của chuyên đề ........................................................... 2
1.2.1. Mục tiêu chuyên đề ................................................................................. 2
1.2.2. Yêu cầu chuyên đề .................................................................................. 2
Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................. 2
2.1. Điều kiện tự nhiên của khoa Chăn ni Thú y .......................................... 3
2.1.1. Vị trí địa lý .............................................................................................. 3
2.1.2. Điều kiện khí hậu thủy văn ..................................................................... 3
2.2. Cơ sở khoa học của chuyên đề ................................................................... 4
2.2.1. Đặc điểm giải phẫu cơ quan sinh dục ở bò cái ....................................... 4
2.2.2. Đại cương về sinh lý sinh sản của bò cái ................................................ 8
2.2.3. Một số bệnh sinh sản thường gặp ở bị cái............................................ 11
2.2.4. Quy trình chăm sóc, ni dưỡng bò cái sinh sản .................................. 18
2.2.5. Những hiểu biết về phịng và trị bệnh cho vật ni .............................. 23

2.3. Tình hình nghiên cứu trong và ngồi nước .............................................. 25
2.3.1. Tình hình nghiên cứu ở trong nước....................................................... 25
2.3.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài ...................................................... 26
Phần 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH ...27
3.1. Đối tượng ................................................................................................. 27


vi

3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành ............................................................... 27
3.3. Nội dung tiến hành ................................................................................... 27
3.4. Phương pháp thực hiện và các chỉ tiêu theo dõi ...................................... 27
3.4.1. Các chỉ tiêu theo dõi.............................................................................. 27
3.4.2. Phương pháp thực hiện.......................................................................... 28
3.4.3. Một số cơng thức tính tốn các chỉ tiêu ................................................ 30
3.4.4. Phương pháp xử lý số liệu..................................................................... 31
Phần 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................. 32
4.1. Tình hình chăn ni bị tại trại bị khoa Chăn ni Thú y trường Đại học
Nơng Lâm Thái Ngun.................................................................................. 32
4.2. Số lượng bị trực tiếp chăm sóc, ni dưỡng tại trại bị khoa Chăn ni Thú
y

32

4.3. Thực hiện cơng tác phịng và trị bệnh cho đàn bị tại trại bị khoa Chăn ni
Thú y trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên ............................................... 33
4.3.1. Cơng tác vệ sinh phịng bệnh tại trại ..................................................... 33
4.3.2. Cơng tác phịng bệnh bằng vaccine cho đàn bị tại trại ........................ 35
4.4. Thực hiện cơng tác chẩn đốn và điều trị một số bệnh cho bò tại trại khoa
Chăn ni Thú y .............................................................................................. 36

4.4.1. Kết quả chẩn đốn một số bệnh cho đàn bị của khoa Chăn ni Thú
y

36

4.4.2. Kết quả điều trị một số bệnh cho đàn bò tại trại bị khoa Chăn ni Thú y .....37
4.5. Kết quả thực hiện một số công việc khác tại trại ..................................... 39
Phần 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................. 40
5.1. Kết luận .................................................................................................... 40
5.2. Đề nghị ..................................................................................................... 40
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 41
PHỤ LỤC


vii


1

Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Ở Việt Nam 80% dân số làm nghề sản xuất nông nghiệp, được phát triển
theo hai ngành lớn đó là ngành trồng trọt và ngành chăn nuôi. Trong những
năm qua ngành chăn nuôi ở nước ta đang được quan tâm và phát triển. Trong
đó có ngành chăn ni bị đã đem lại những lợi nhuận lớn cho người chăn nuôi.
Theo thống kê năm 2017 tổng đàn bò cả nước khoảng trên 5,6 triệu con, cung
ứng một lượng thịt và sữa lớn cho nhu cầu tiêu dùng trong nước. Ngành chăn
ni bị sữa hiện nay đang ni khoảng trên 300 nghìn con và cung cấp gần
900.000 tấn sữa tươi, đáp ứng khoảng 40 - 50% nhu cầu về sữa trong cả nước.

Những năm gần đây cùng với sự phát triển đi lên của nền kinh tế của đất nước,
nhu cầu đời sống của người dân ngày càng đươc cải thiện thì nhu cầu tiêu thụ
thịt bị của người dân ngày càng cao cả về số lượng cũng như chất lượng.
Do nhu cầu tiêu thụ thịt bò trong nước tăng nhanh, do sự cạnh tranh gay
gắt về chất lượng và giá bò giống và các sản phẩm chế biến từ thịt bò trên thị
trường trong nước và quốc tế. Nhiều hộ nông dân, trang trại và doanh nghiệp
chăn ni bị ở nước ta đã cố gắng chuyển phương thức chăn nuôi truyền thống
chủ yếu dựa vào kinh nghiệm vốn có và nguồn thức ăn từ phụ phẩm nông
nghiệp sang chăn nuôi theo hướng công nghiệp.
Mấy năm gần đây được sự quan tâm của các ngành, các cấp, nhiều nỗ
lực chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi tới sản xuất của hệ thống khuyến nông, hệ
thống các trường đào tạo...., quy trình kĩ thuật chăn ni tiên tiến được giới
thiệu một cách có hệ thống tới hộ nơng dân và mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Ở nước ta ni bị hướng thịt đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và đã
phần nào đáp ứng được yêu cầu người tiêu thụ thịt trong nước cũng như phục
vụ nhu cầu cho xuất khẩu. Việc đánh giá khả năng sinh sản đang là đòi hỏi cấp


2

thiết đối với người làm công tác chọn và nhân giống vật nuôi. Bên cạnh những
tiến bộ đã đạt được thì chúng ta cịn gặp khơng ít khó khăn về kỹ thuật chăm
sóc ni dưỡng và tình hình dịch bệnh diễn ra trên đàn bò còn nhiều phức tạp.
Xuất phát từ thực tế trên, nhằm nâng cao kiến thức cũng như góp phần
đẩy mạnh cơng tác chăn ni bị ở Việt Nam, em đã thực hiện chuyên đề: “Thực
hiện quy trình chăm sóc ni dưỡng và phịng trị bệnh cho đàn bị cái sinh
sản ni tại trại bị tại khoa Chăn nuôi Thú y, trường Đại học Nông Lâm
Thái Nguyên”.
1.2. Mục tiêu và yêu cầu của chuyên đề
1.2.1. Mục tiêu chuyên đề

- Nghiên cứu và áp dụng biện pháp chăm sóc, ni dưỡng cho đàn bị tại
trại trong những năm qua.
- Xác định tình hình mắc bệnh, cách phịng trị một số bệnh trên đàn bò
cái sinh sản.
- Nhằm nắm vững kiến thức về quy trình chăm sóc, ni dưỡng đàn bò
ở các giai đoạn.
- Rèn luyện và nâng cao tay nghề, củng cố kiến thức đã học và tìm hiểu
thêm những kiến thức thực tế.
1.2.2. Yêu cầu chuyên đề
- Đánh giá tình hình chăn ni tại trại bị khoa chăn nuôi thú y, trường
Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
- Thực hiện được quy trình chăm sóc và ni dưỡng đàn bị tại khoa Chăn
ni Thú y.
- Thực hiện được quy trình phịng và trị một số bệnh gặp trên đàn bị tại
khoa Chăn ni Thú y.
Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU


3

2.1. Điều kiện tự nhiên của khoa Chăn nuôi Thú y
2.1.1. Vị trí địa lý
Trại bị thuộc khoa Chăn ni Thú y nằm trên địa bàn trường Đại học
Nông Lâm Thái Nguyên cách trung tâm thành phố khoảng 6 km về phía Đơng.
Ranh giới của trường Đại học Nơng Lâm Thái Ngun được xác định như sau:
+ Phía Đơng giáp phường Quang Trung
+ Phía Tây giáp với xã Quyết Thắng
+ Phía Nam giáp với phường Tân Thịnh
+ Phía Bắc giáp với phường Quan Triều.

Trại có tổng diện tích là 8.000 m2. Trong đó tổng diện tích xây dựng
chuồng trại là 50 m2 sân chơi cho bị có diện tích 70 m2, cịn lại là diện tích đất
được quy hoạch để trồng cỏ VA06 và cỏ ghine làm thức ăn cho đàn bị.
2.1.2. Điều kiện khí hậu thủy văn
Thái Ngun là một tỉnh trung du miền núi nằm ở Đông Bắc nước ta,
nên mang đặc trưng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Mùa Hè khí hậu nóng ẩm và
mưa nhiều. Mùa Đơng lạnh, khơ và chịu ảnh hưởng bởi gió mùa Đơng Bắc. Do
mang đặc trưng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nên thời tiết chia làm 4 mùa rõ rệt:
Xuân - Hạ - Thu và Đông, song chủ yếu là hai mùa chính: Mùa mưa và mùa
khơ.
- Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, nhiệt độ trung bình biến
động từ 21oC - 28oC, ẩm độ trung bình từ 81% - 86%, lượng mưa trung bình
250mm/tháng và tập trung mưa nhiều vào các tháng 6, 7 và 8. Nhìn chung khí
hậu ở các tháng trong mùa mưa rất thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. Tuy
nhiên, trong chăn nuôi vào các tháng này cần chú ý đến công tác vệ sinh phòng
trừ dịch bệnh cho đàn bò.


4

- Mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, mùa này khí hậu khơ
lạnh, ít mưa. Nhiệt độ trung bình từ 15 oC đến 24oC, ẩm độ từ 76% đến 87%,
tổng lượng mưa 299mm. Mùa Đông có gió mùa Đơng Bắc kéo dài làm cho thời
tiết trở nên lạnh giá hơn, đêm có sương muối, có ngày nhiệt độ giảm xuống chỉ
còn từ 6oC đến 10oC hoặc thấp hơn.
Sự chênh lệch nhiệt độ hai mùa rõ rệt từ đó làm cho ngành chăn ni bị
gặp nhiều khó khăn hơn.
2.2. Cơ sở khoa học của chuyên đề
2.2.1. Đặc điểm giải phẫu cơ quan sinh dục ở bò cái
 Bộ phận sinh dục bên ngoài:

Là bộ phận ta có thể nhìn thấy, sờ thấy và quan sát được, bao gồm: âm
hộ, âm vật, tiền đình.
- Âm hộ (vulvae): đây là đoạn sau cùng của bộ máy sinh dục cái. Âm hộ
nằm dưới hậu môn và được thông ra ngồi bởi một khe thẳng đứng gọi là âm
mơn. Trong âm hộ cịn có lỗ niệu đạo thơng với bóng đái, tuyến tiền đình
(bartholin) và khí quan cương cứng gọi là âm vật (clitoris).
- Âm vật (clitoris):
Âm vật nằm ở phía dưới hai mép của âm mơn. Là tổ chức cương cứng,
có nhiều dây thần kinh nên tính cảm giác tập trung ở đây cao, tương tự như bao
quy đầu dương vật.
Về cấu tạo, âm vật cũng có các thể hổng như con đực. Trên âm vật có nếp
da tạo ra mũ âm vật, giữa âm vật bẻ gấp xuống dưới. Trong thực tế sau khi dẫn
tinh cho gia súc cái, các dẫn tinh viên thường xoa bóp nhẹ vào âm vật kích thích
con cái hưng phấn để cổ tử cung trở lại co thắt và vận động bình thường.
- Tiền đình (vestibulum):


5

Tiền đình là giới hạn giữa âm mơn và âm đạo, nghĩa là qua tiền đình mới
vào âm đạo. Trong tiền đình có dấu vết màng trinh, phía trong màng trinh là
âm đạo, phía sau màng trinh có lỗ niệu đạo. Màng trinh có các sợi cơ đàn hồi ở
giữa và do hai lá niêm mạc gấp thành một nếp. Tiền đình có một số tuyến, các
tuyến này xếp theo hàng chéo, hướng quay về âm vật, chúng có chức năng tiết
dịch nhầy.
 Bộ phận sinh dục bên trong:
- Buồng trứng (ovanrium) cịn gọi là nỗn bào, gồm một đơi treo ở cạnh
trước dây chằng rộng gần mút sừng tử cung, cạnh trước của xương ngồi hay ở
phía dưới sừng tử cung. Hình dáng của buồng trứng rất đa dạng nhưng phần nhiều
có hình bầu dục hoặc ovan dẹt, khơng có lõm rụng trứng. Kích thước buồng trứng

dài, rộng, cao tương ứng như sau: 1 - 2 cm; 1 - 1,5 cm; 1,5 cm; khối lượng 10 - 20
g (Nguyễn Tấn Anh và Nguyễn Duy Hoan 1998 [1]). Trên thực tế ở bị lai Sind
kích thước buồng trứng là: 23,45 mm; 16,5 mm và 11,55 mm với khối lượng 3,74
g bên phải; 2,5 g bên trái. Tất nhiên kích thước của buồng trứng cũng thay đổi ít
nhiều phụ thuộc vào tuổi, trạng thái sinh lý, cá thể...
Buồng trứng bò được chia ra làm 2 miền: Miền vỏ và miền tủy
+ Miền vỏ: Đặc biệt quan trọng với chức năng sinh dục, đảm bảo quá
trình phát triển của trứng đến khi trứng chín và rụng. Miền vỏ bao gồm ba phần:
Tế bào trứng nguyên thủy, thể vàng và tế bào bào hình hạt.
+ Miền tủy chứa nhiều mạnh máu và tổ chức liên kết đảm bảo nhiệm vụ
nuôi dưỡng, bảo vệ trứng.
- Ống dẫn trứng (oviductus): Bị có hai ống dẫn trứng nằm ở 2 bên, phải
và trái. Chúng có cấu tạo giống nhau. Một đầu của ống dẫn trứng thông với
xoang bụng gần sát buồng trứng và có hình loa kèn, loa kèn là màng mỏng tạo
thành một cái tán rộng, vành tấn có các tua diềm lơ nhơ khơng đều ơm lấy
buồng trứng. Diện tích của loa kèn khơng giống nhau ở các cá thể, đối với bò


6

loa kèn thường rộng 20 - 30 cm² và phủ toàn bộ buồng trứng. Ngày nay người
ta cho rằng màng loa kèn lúc hoạt động còn cọ sát vào buồng trứng, giúp cho
trứng rụng tốt hơn. Đầu kia của ống dấn trứng gắn với mút sừng tử cung. Những
nghiên cứu gần đây cho rằng đoạn nối ống dẫn trứng với mút sừng tử cung là
nơi thử thách tinh trùng lần cuối cùng trước khi tinh trùng tiến vào gặp tế bào
trứng.
Ống dẫn trứng cung cấp một môi trường thuận lợi nhất cho sự hợp nhất
các giao tử và cho một sự phát triển ban đầu của phôi. Ngoại cảnh này bao gồm
cả dinh dưỡng và bảo vệ cho tinh trùng, nỗn bào và hợp tử - phơi sau đó. Tinh
trùng, hợp tử, phơi có các kháng thể ngoại lai, những kháng thể này bị phát hiện

và bị tấn công bởi hệ thống miễn dịch thể dịch của con mẹ (Oliphant và ctv,
1984).
- Tử cung (dạ con) (uterus):
+ Cấu tạo giải phẫu tử cung: Tử cung nằm trong xoang chậu, dưới trực
tràng, trên bóng đái, là nơi làm tổ, cung cấp chất dinh dưỡng cho sự phát triển
của bào thai đồng thời là cơ quan đẩy bào thai lọt ra ngoài khi sinh đẻ.
Tử cung gồm có hai sừng tử cung, một thân và một cổ tử cung.
+ Cổ tử cung:
Cổ tử cung của bị trịn, thơng với âm đạo, ln ln đóng , chỉ mở khi
nào hưng phấn cao độ, hoặc lúc sinh đẻ hay khi bị bệnh lý. Niêm mạc cổ tử
cung không đều nhau và tạo thành những thùy, gọi là thùy hoa nở. Thùy ngồi
cùng dơ vào âm đạo 0,5 - 1cm, nhìn bên ngồi tựa như quả gạo hay hoa cúc
đại. Mặt trong cổ tử cung thơng với thân tử cung và đây là vị trí đúng để ta bơm
tinh khi thụ tinh nhân tạo. Khám qua trực tràng, cầm vào cổ tử cung tựa như
cầm vào một đoạn của cổ gà. Cổ tử cung có khác biệt ít nhiều giữa bị già, trẻ,
giữa bị đẻ nhiều, bị đẻ ít, giữa các giống, giữa bị đẻ bình thường và bị đẻ
khơng bình thường.
+ Thân tử cung:


7

Ngắn, niêm mạc thân và sừng tử cung là những nếp gấp nhăn nheo theo
chiều dọc.
+ Sừng tử cung:
Sừng tử cung của bị rất dài, thơng với ống dẫn trứng, giữa hai sừng tử
cung có rãnh tử cung. Người kĩ thuật có thể căn cứ vào rãnh tử cung để chẩn
đốn gia súc có thai và bệnh lý ở tử cung.
Kích thước tử cung như sau: Sừng tử cung 20 - 35cm; thân tử cung 2 4cm; cổ tử cung 8 - 10cm.
- Âm đạo (vagina):

Âm đạo là đoạn nối tiếp sau cổ tử cung, trước âm hộ. Đây là nơi tiếp
nhận dương vật khi giao phối, phía trên là trực tràng, phía dưới là bóng đái, nó
được ngăn cách với âm hộ bởi màng trinh.
Âm đạo có khả năng co giãn rất lớn và là đường đi ra của thai. Chiều dài
của âm đạo của bò: 22 - 25cm.
Khả năng co rút ở âm đạo đóng vai trị chính trong việc đáp ứng tâm lý
tính dục và cho sự vận chuyển của tinh trùng. Sự co rút của âm đạo, dạ con và
ống dẫn trứng được kích thích bởi dịch thể điều tiết vào trong âm đạo trong quá
trình kích thích trước lúc giao phối.
 Cấu tạo giải phẫu tuyến vú
Tuyến vú chỉ có ở động vật có vú, tuyến này chỉ phát triển ở con cái khi
đến tuổi thành thục về tính và nó phát triển to nhất ở thời kỳ chửa, đẻ. Thời kỳ
con vật đẻ, tuyến vú tiết ra sữa cung cấp dinh dưỡng cho con sơ sinh và lúc con
còn non.
+ Cấu tạo: Tuyến vú là dạng đặc biệt của tuyến mồ hôi tạo thành, tất cả
động vật có vú khơng kể đực, cái đều có tuyến vú. Song chỉ ở con cái cùng với
sự sinh trưởng và phát triển của cơ thể, dưới ảnh hưởng điều hoà của các
hocmone sinh sản mới được phát dục và hoàn thiện trước khi đẻ lần đầu tiên.


8

Ở bị có 2 đơi vú, đối xứng nhau. Vú gồm có bầu vú và núm vú.
 Bầu vú: Là nơi sản sinh và chứa sữa, ngoài cùng là lớp da mỏng mịn
tùy theo vị trí mà lớp da này do da ngực, nách hay da bụng, bẹn kéo đến, tiếp
đến là lớp cơ. Trong cùng có hai phần cơ bản là bao tuyến và ống dẫn, xen kẽ
giữa phần cơ bản ở trong là tổ chức mỡ, tổ chức liên kết, hệ thống mạch quản
thần kinh bao vây và chia vú thành nhiều thuỳ nhỏ, trong đó có nhiều sợi đàn
hồi. Bao tuyến là nơi sản sinh ra sữa, giống như một cái túi, từ túi đó sữa theo
3 loại ống dẫn: Nhỏ, trung bình, lớn rồi đổ vào xoang sữa ở đáy tuyến vàthông

ra đỉnh ở đầu vú. Để hình thành 1 lít sữa cần 540 lần lít máu đi qua tuyến vú,
vì vậy sự cung cấp máu cho tuyến vú rất phong phú, mao mạch bao quanh bao
tuyến dày đặc.
 Núm vú: Một bầu có bốn núm vú, cấu tạo từ ngoài vào trong: Da, tổ chức
liên kết, cơ, ống dẫn sữa. Ở đầu núm vú sợi cơ trơn xếp thành vàng tạo thành cơ
vòng đầu vú, giữ cho đầu vú ở trạng thái khép kín khi không thải sữa.
- Sự phát triển của tuyến vú:
 Động vật còn non tuyến vú chưa phát triển, khi đến tuổi thành thục, hệ
thống ống dẫn bắt đầu sinh trưởng và hình thành hệ thống ống dẫn nhỏ phân
nhánh phức tạp, thể tích tuyến vú tăng lên, đoạn cuối ống dẫn hình thành bao
tuyến chưa có xoang tiết.
 Đến thời kỳ chửa, ni con, bao tuyến có xoang tiết, ống dẫn tăng lên
khơng ngừng, thể tích bầu vú lớn. Qua một thời gian tiết sữa thể tích bao tuyến
nhỏ dần, ống dẫn teo đi, lượng sữa giảm đến ngừng, bầu vú nhỏ lại.
2.2.2. Đại cương về sinh lý sinh sản của bị cái
* Sự thành thục về tính
Theo Nguyễn Xn Trạch (2003) [11] cho biết thành thục sinh dục là
thời điểm con vật bắt đầu có các biểu hiện hoạt động sinh dục, có hiện tượng
động dục và rụng trứng. Trong thực tế, sự thành thục tính dục ở bị xuất hiện
sớm hơn nhiều thành thục thể vóc. Tuổi xuất hiện thành thục tính dục ở bị tơ


9

phụ thuộc vào các yếu tố: Giống, mức dinh dưỡng, khí hậu và mùa vụ, chăm
sóc quản lý.
* Chu kỳ tính và thời điểm phối giống thích hợp
- Chu kỳ tính
Nguyễn Xuân Trạch (2003) [11], thời gian của một chu kỳ động dục ở
bị trung bình là 21 ngày, dao động trong khoảng 18 - 24 ngày. Được chia ra

thành 4 giai đoạn: Tiền động dục (proestrus), động dục (oestrus), hậu động dục
(metoestrus) và yên tĩnh (dioestrus).
+ Giai đoạn tiền động dục: Giai đoạn này bị có biểu hiện hay để ý xung
quanh, ngơ ngác ăn kém, bỏ ăn, kêu la, đái rắt, hay nhảy lên lưng con khác
nhưng chưa chịu đực.
+ Giai đoạn động dục: Giai đoạn này bò hưng phấn cao độ, thời gian chịu
đực của bò cái dao động trong khoảng 6 - 30 giờ, lúc này niêm dịch chảy ra
nhiều lúc đầu loãng, trong, về cuối chuyển sang màu trắng đục như hồ nếp, độ
keo dính cao. Bò chịu đực cao độ.
+ Giai đoạn hậu động dục: Tính từ lúc bị cái thơi chịu đực đến khi cơ
quan sinh dục trở lại bình thường (khoảng 5 ngày). Bị cái ăn, uống và đi lại
bình thường. Sau khi thơi động đực 10 - 12 giờ thì rụng trứng.
+ Giai đoạn yên tĩnh : Đây là giai đoạn dài nhất của chu kỳ tính nằm giữa
hai lần động dục là điểm đặc trưng bởi sự tồn tại của thể vàng. Nếu trứng khơng
được thụ tinh thì thể vàng tồn tại khoảng 8 ngày sau khi rụng trứng rồi tiêu biến
đi, sau đó lại tiếp tục chu kỳ sinh dục mới. Nếu trứng được thụ tinh thì giai đoạn
này được thay thế bằng thời kì mang thai.
+ Thời điểm phối giống thích hợp
Theo Nguyễn Văn Thưởng (1995) [10] cho biết : Thời điểm phối giống
thích hợp để đạt được tỉ lệ thụ thai cao nhất, bò cái cần được thụ tinh vào 2/3
sau của thời kỳ động đực hoặc ít giờ sau thời kì chịu đực. Những nghiên cứu


10

của cơng ty này chỉ ra, đối với bị sữa phối giống 1 lần trong ngày tốt hơn là
phối giống theo nguyên tắc sáng - chiều (phối hai lần), nó có hiệu quả tốt và có
hiệu quả quan trọng là xác định đúng thời gian phối giống.
Thực tế, chăn nuôi bị ở nước ta khó xác định được chính xác thời gian
bắt đầu xuất hiện động dục, ít có điều kiện kiểm tra bò chịu đực hay chưa cho

nên thường dựa vào kinh nghiệm theo quy luật: Sáng - chiều và chiều - sáng.
Có nghĩa là phát hiện động dục buổi sáng thì phối giống vào buổi chiều và phát
hiện động dục buổi chiều thì phối giống vào sáng hơm sau.
Bảng 2.1. Thời gian phối giống thích hợp của bị
Thời gian phát

Thời gian phối giống

Thời gian phối giống

hiện động đực

tốt nhất

quá muộn

Trước 8 giờ sáng

Buổi chiều cùng ngày

Sáng hôm sau

Cùng ngày vào lúc rất
Từ 8 - 12 giờ trưa

muộn hoặc sáng hôm sau

8 giờ sáng hôm sau trở đi

vào lúc rất sớm

Buổi chiều và tối

Sáng và trưa hôm sau

Chiều hôm sau

* Sinh lý quá trình mang thai và đẻ
Theo Nguyễn Xuân Trạch (2003) [11], quá trính phát triển cả bào thai
bò diễn ra trong khoảng 280 ngày và được chia thành 3 thời kỳ:
+ Thời kỳ phôi bào (từ 1 - 34 ngày): Thời kỳ này phôi phát triển mạnh,
khối lượng tăng khoảng 600 lần. Là quá trình phức tạp biệt hóa các mơ bào và
hình thành hệ thống cơ quan chính của bào thai.
+ Thời kỳ tiền thai (từ 35 - 60 ngày): Thời kỳ này toàn bộ các cơ quan
nội tạng, mô, tổ chức thần kinh, sụn, tuyến sữa, cơ quan sinh dục và đặc trưng
giống đã hình thành và phát triển.


11

+ Thời kỳ bào thai (từ ngày 61 - khi đẻ): Trong 2 - 2,5 tháng cuối, khối
lượng thai khoảng 13 - 14kg, tức là bằng khoảng 2/3 đến 3/4 khối lượng sơ sinh.
Mỗi giai đoạn này đòi hỏi kỹ thuật chăm sóc là khác nhau. Đặc biệt chú
ý trong 2 tuần cuối dinh dưỡng và chăm sóc phải thật hợp lý.
2.2.3. Một số bệnh sinh sản thường gặp ở bò cái
2.2.3.1. Nguyên nhân gây nên một số bệnh sinh sản ở bò
Theo Bạch Đăng Phong, Nguyễn Hữu Ninh (2000) [8]), nguyên nhân
gây nên bệnh viêm tử cung - âm đạo do: tử cung âm đạo bị tổn thương; do sát
nhau, nhau sót lại thối rữa gây viêm; do giao phối, thụ tinh nhân tạo bị xây xát
hoặc đực giống mắc bệnh hoặc do kế phát một số bệnh truyền nhiễm như sảy
thai truyền nhiễm, bệnh do Trichomonas, do Streptococcus....

Theo tác giả Nguyễn Văn Thanh và cs (2016) [9], cho biết bệnh viêm tử
cung do trong quá trình sinh đẻ đặc biệt các trường hợp đẻ khó phải can thiệp
bằng tay hay dụng cụ làm sây sát niêm mạc đường sinh dục cái.
Do kế phát từ một số bệnh như sát nhau không can thiệp kịp thời làm cho
nhau thai bị phân hủy thối rữa trong tử cung gây hiện tượng nhiễm trùng tử
cung.
Do công tác vệ sinh trước, trong và sau khi đẻ không đảm bảo như nơi
sinh, nền chuồng, dụng cụ đỡ đẻ không vô trùng. Tất cả những nguyên nhân
trên tạo điều kiện cho các tập đoàn vi khuẩn xâm nhập từ bên ngoài vào tử
cung rồi xâm nhập qua các vết trầy xước của niêm mạc tử cung, chúng sinh sôi
nẩy nở tăng cường về số lượng và độc lực gây viêm. Các vi khuẩn thường gặp
trong bệnh viêm tử cung là Streptococcus, Staphylococcus Ecoli.
Tác giả Bạch Đăng Phong và cs (2000) [8] cho biết đối với trâu bò sau khi đẻ
4 - 6 giờ, nhau sẽ tự ra hết nếu sau 12 giờ nhau không ra thì gọi là sát nhau.
Cũng theo Bạch Đăng Phong, Nguyễn Hữu Ninh (2000) [8], nguyên nhân
gây nên bệnh sát nhau là do khẩu phần ăn ít chất xơ mà quá nhiều chất đạm,


12

canxi, bột hoặc do bị ít vận động trong thời gian mang thai ngồi ra cịn do bệnh
truyền nhiễm, viêm tử cung âm đạo, bệnh xảy thai hoặc do bò đẻ khó.
Theo Nguyễn Văn Thanh và cs (2016) [9], bệnh sát nhau do nhiều
nguyên nhân gây ra nhưng chủ yếu do 2 nguyên nhân sau:
- Sau khi sổ thai tử cung co bóp yếu, sức rặn của con mẹ giảm dần do
trong thời gian có thai gia súc mẹ thiếu vận động nhất là giai đoạn mang thai
kỳ cuối, khẩu phần thức ăn thiếu khoáng đặc biệt là canxi. Gia súc mẹ quá gầy
hoặc quá béo đẻ song thai (với gia súc đơn thai) hay đẻ quá nhiều thai (đối với
gia súc đa thai). Bào thai quá to, dịch thai quá nhiều... từ đó làm cho cổ tử cung
dãn quá độ, làm giảm đàn tính và sự co bóp. Ngồi ra, tất cả những trường hợp

đẻ khó đều ảnh hưởng đến q trình co bóp của tử cung, làm giảm sức rặn của
con mẹ dẫn đến nhau thai con không thể tách rời niêm mạc tử cung gia súc mẹ.
- Nhau con và nhau mẹ dính chặt với nhau: Khi viêm nội mạc tử cung,
viêm màng thai, nhau thai con và nhau thai mẹ dính chặt với nhau, nên mặc dù
tử cung co bóp bình thường nhưng nhau thai con và nhau thai mẹ không thể
tách rời nhau ra được. Ngoài ra, khi gia súc mẹ bị mắc bệnh Brucellosis hoặc
Vibriosis thì nhau mẹ và nhau con thường dính chặt với nhau. Riêng ở trâu bò
do cấu tạo của núm nhau mẹ và nhau con rất đặc biệt, mối liên hệ của chúng
theo hình thức cài răng lược khá chặt chẽ nên sau khi sổ thai chỉ cần tử cung co
bóp yếu cũng dễ dàng gây nên sát nhau.
Người ta chia ra hai loại sát nhau toàn phần và sát nhau một phần. Bò bị
sát nhau phải can thiệp ngay nếu khơng nhau sẽ bị thối gây trúng độc tồn thân,
sẽ chết hoặc mất sữa.
Theo Nguyễn Văn Thanh và cs (2016) [9], bệnh liệt sau đẻ hay bệnh sốt
sữa là một bệnh nguy hiểm cho gia súc. Bệnh phát sinh đột ngột vào nhanh
chóng. Đặc điểm của bệnh là làm con vật mất cảm giác, tê ở các chân, ruột,
họng và gây rối loạn tất cả các phản xạ có và không điều kiện. Thường xảy ra


13

đột ngột ở bò cái đẻ từ lứa thứ 3 đến lứa thứ 6. Sau khi đẻ trong vòng từ 3 - 5
ngày đầu, bò béo tốt, sản lượng sữa cao. Khi bị bệnh, bị thường thể hiện khơng
n tĩnh một số con cịn có biểu hiện về thần kinh như: Run rẩy, co giật..rồi 4
chân mất cảm giác và liệt hẳn.
Theo Nguyễn Xuân Trạch và cs (2003) [11], bệnh liệt nhẹ sau đẻ có thể
trong giai đoạn mang thai nhất là giai đoạn cuối, bị cái khơng được cung cấp
đầy đủ Phosphat canxi mà giai đoạn này bộ xương bào thai phát triển rất nhanh,
cần đến một lượng lớn muối canxi. Sau khi đẻ, bò cái lại tiết nhiều sữa, trong
đó có nhiều muối canxi của bị mẹ được chuyển vào sữa làm cho hàm lượng

canxi trong máu bò mẹ giảm gây ra bại liệt.
Theo Nguyễn Văn Thanh và cs (2016) [9], nguyên nhân chủ yếu gây
bệnh chưa rõ ràng và khó xác định. Nhiều cơng trình nghiên cứu đã chỉ ra rằng:
Nguyên nhân gây bệnh là do sự giảm canxi huyết, xuất hiện khi lượng máu tập
trung rất nhiều vào bầu vú sau khi đẻ, trong khi đó thành phần của sữa chứa
nhiều canxi. Có ý kiến cho rằng hiện tượng giảm canxi huyết là do kết quả sự
rối loạn chức năng hoạt động của tuyến phó giáp trạng, do tuyến này bị sung
huyết trong thời gian sinh đẻ.
 Bệnh mất sữa
Theo Phạm Sĩ Lăng, Phan Địch Lân (1996) [5], nguyên nhân gây nên
bệnh viêm tử cung và viêm vú là hai nguyên nhân trực tiếp gây ra sự giảm và
mất sữa ở bị cái ni con.
Phạm Sĩ Lăng, Phan Địch Lân (1996) [5], mất sữa sau khi đẻ là do kế
phát từ bệnh viêm tử cung và viêm vú. Do khi viêm tử cung cơ thể thường sốt
cao liên tục 2 - 3 ngày, nước trong máu và trong mơ bào bị giảm ảnh hưởng
đến q trình trao đổi chất, nhất là quá trình hấp thu chất dinh dưỡng trong
đường tiêu hóa bị giảm dần dẫn đến mất sữa, khả năng phục hồi chức năng tiết
sữa sẽ bị hạn chế thường xuyên sảy ra ở lứa tuổi tiếp theo.


14

2.2.3.2. Triệu chứng của bệnh sinh sản ở bò
 Bệnh viêm tử cung - âm đạo
Theo Đặng Bạch Phong, Nguyễn Hữu Ninh (1994) [8], bệnh làm cho
bị mệt mỏi ít ăn, sốt cao 40 - 40,5oC trong giai đoạn đầu của bệnh. Âm
hộ chảy nước nhầy tanh nếu nặng thì có mủ lẫn máu thối khắm. Sờ tử cung qua
trực tràng thấy to, mọng như quả mướp, nóng hơn các vùng khác.
 Bệnh sát nhau
Theo Nguyễn Văn Thanh và cs (2016) [9], triệu chứng bệnh sát nhau đối

với trâu bò thì tùy vào mức độ của bệnh mà tồn bộ nhau thai còn nằm trong tử
cung hoặc một phần màng thai, núm nhau con đã tách khỏi núm nhau mẹ và
được đẩy ra treo lịng thịng ở mép âm mơn, có khi một phần của màng ối đã
rời hẳn ra ngồi.
Trâu bị xuất hiện trạng thái đau đớn, bồn chồn, khó chịu trong trạng thái
bị kích thích và cong lưng, cong đuôi rặn. Sau khi sổ thai 2 - 3 ngày mà nhau
thai khơng được đẩy ra ngồi thì các loại vi khuẩn phát triển mạnh trong tử
cung làm cho nhau thai bị thối rữa và từ cơ quan sinh dục ln thải ra ngồi hỗ
dịch bao gồm dịch thai, máu, mủ, niêm dịch, mảnh vụn tổ chức, tế bào phân
giải có mùi hơi thối, khó chịu.
Càng về sau mức độ biến đổi của nhau thai càng nặng hơn càng hôi thối
hơn. Lúc này con mẹ xuất hiện triệu chứng toàn thân rõ: Thân nhiệt cao, ăn
uống giảm, lượng sữa giảm. Nếu thời gian càng lâu mà không được can thiệp
khi tình trạng con vật trở nên trầm trọng hơn: bỏ ăn, ngừng nhai lại, chướng
bụng đầy hơi, ngừng tiết sữa, nhiễm trùng huyết hoặc huyết nhiễm mủ và vật
có thể bị chết.


15

 Bệnh liệt nhẹ sau đẻ
Đặng Bạch Phong, Nguyễn Hữu Ninh (1994) [8], triệu chứng của bệnh:
bò kém ăn, bỏ ăn, nhu động dạ cỏ giảm, không nhai lại, không đại tiểu tiện,
chướng hơi nhẹ, lượng sữa giảm. Bò thở mạnh, hốt hoảng, thân nhiệt đột ngột
tăng cao 41 - 42oC.Trường hợp bò cái mắc bệnh sau khi đẻ vài giờ, nếu không
kịp thời chữa trị sau 12 - 48 giờ 60% số bò mắc bệnh sẽ chết.
Theo Nguyễn Văn Thanh và cs (2016) [9], bệnh liệt nhẹ sau đẻ phát triển
rất nhanh,từ lúc phát bệnh đến lúc phát hiện các triệu chứng điển hình khơng
q 12 giờ. Con vật giảm hay bỏ ăn và ngừng nhai lại. Sau đó, con vật ở trong
trạng thái không yên tĩnh, chân đi loạng choạng, đi thụt lùi, rung cơ. Thỉnh

thoảng con vật lại có hiện tượng hưng phấn thần kinh, kêu rống, thể hiện một
số triệu chứng loạn thần kinh gãy giụa nên vã mồ hơi. Khi bệnh phát triển thì
con vật bỏ ăn hoàn toàn, nhu động dạ cỏ, nhai lại và đại tiểu tiện mất hẳn. Khám
qua trực tràng thì bàng quang sưng to và chứa đầy nước tiểu, con vật chướng
hơi nhẹ và lượng sữa giảm. Thân nhiệt ở thời kỳ cuối không biến đổi nhiều, chỉ
tăng khi con vật hưng phấn.
Thời gian sau nhiệt độ hạ dần, có thể xuống tới 35 - 36 oC. Đầu, gốc sừng,
gốc tai, da, bốn chân lạnh giá. Con vật thở sâu, chậm do lưỡi và phần hầu bị
liệt, nước bọt được tích lại trong miệng nên thở khị khè. Con vật ln thè lưỡi
ra ngồi và chảy nước dãi. Mạch yếu rất khó phát hiện. Trường hợp đặc biệt,
nếu gia súc xuất hiện bệnh trong thời gian sinh đẻ thì tử cung ngừng co bóp,
con mẹ ngừng rặn, q trình sinh đẻ gặp khó khăn.
Cuối cùng hai chân sau của con vật bị bại liệt, không đứng lên được. Con
vật ở trong tình trạng hơn mê, phản xạ mắt rất yếu hoặc mất hẳn, đồng tử mắt
mở rộng, rọi ánh sáng vào mắt không thấy phản ứng. Con vật nằm với tư thế
phủ phục, bốn chân đặt dưới bụng, đầu gục thẳng xuống đất, về sau đầu quẹo


16

sang một bên. Khi dùng tay kéo đầu con vật thẳng ra, bng tay thì đầu lại quẹo
sang một bên ngực. Cũng có con nằm nghiêng, bốn chân duỗi thẳng và run rẩy.
Trường hợp nếu bệnh xảy ra dưới thể nhẹ thì ngồi hiện tượng bại liệt,
con vật cịn xuất hiện một số triệu chứng đặc biệt khác. Đặc biệt nhất là tư thế
nằm của con vật: đầu, cổ, vai và lưng con vật tạo thành hình cong chữ S. Con
vật ủ rũ, bồn chồn, mắt lờ đờ, run cơ và có khi tất cả các bắp thịt trên cơ thể
đầu run. Thân nhiệt nói chung bình thường hoặc có khi hạ xuống một ít. Con
vật bỏ ăn, lượng sữa giảm, không muốn đi lại, chân sau lảo đảo, đứng dậy rất
khó khăn, đứng khơng vững.
 Bệnh mất sữa

Khi vắt các vú không thấy sữa chảy ra, vú bị teo lại, nếu viêm thì sưng
cứng…bê khơng bú được.
2.2.3.3. Phương pháp điều trị một số bệnh sinh sản ở bò
 Bệnh viêm tử cung - âm đạo
Theo Nguyễn Văn Thanh và cs (2016) [9], biện pháp điều trị bệnh viêm
tử cung - âm đạo hiệu quả nhất là:
- Thụt rửa nhiều lần bằng dung dịch thuốc tím 0,1% liều lượng 3000 5000ml.
- Tiêm kháng sinh dùng Amoxinject tiêm bắp liều 1ml/10kg thể trọng
tiêm nhắc lại sau 48 giờ, kết hợp tiêm với oxytoxine 1 - 2ml/con, dùng trong 2
- 3 ngày.
- Sử dụng trợ sức trợ lực: Cafein liều 100 - 200ml.
 Bệnh sát nhau
Theo các tác giả Bạch Đăng Phong, Nguyễn Hữu Ninh (2000) [8], biện
pháp điều trị bệnh sát nhau trước tiên ở bò hiệu quả nhất là áp dụng phương
pháp bóc nhau: Thụt nước muối ấm 1% (4 - 6 lít) vào tử cung sau đó vuốt ra.
Sau khi bóc nhau xong tiến hành thụt các dung dịch: Lugol 1%, rivanol 1%


×