Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

skkn một số kinh nghiệm giúp học sinh học tốt môn tiếng việt lớp 5 theo mô hình VNEN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.36 MB, 28 trang )

Một số kinh nghiệm giúp học sinh học tốt môn Tiếng Việt lớp 5 theo mơ hình VNEN

MỤC LỤC
NỘI DUNG

TRANG

Mục lục

1

I. Mở đầu

3

1. Lý do chọn đề tài

3

2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài

4

3. Đối tượng nghiên cứu

4

4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu

4


5. Phương pháp nghiên cứu

5

II. Nội dung

5

1. Cơ sở lý luận

5

2. Thực trạng

6

2.1. Thuận lợi- khó khăn

6

2.2. Thành công- hạn chế

7

2.3. Mặt mạnh- mặt yếu

7

2.4. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động


8

2.5. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt

8

ra
3. Giải pháp, biện pháp

9

3.1. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp

9

3.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp

9

3.3. Điều kiện để thực hiện giải pháp, biện pháp

22

3.4. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp

22

Giáo viên: Trần Thị Lan Chung – Trường TH Nguyễn Văn Trỗi

1



Một số kinh nghiệm giúp học sinh học tốt môn Tiếng Việt lớp 5 theo mơ hình VNEN

3.5. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu

23

4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề
nghiên cứu

24

III. Kết luận, kiến nghị

25

1. Kết luận

25

2. Kiến nghị

25

Nhận xét của hội đồng chấm sáng kiến cấp trường – cấp huyện

26

Tài liệu tham khảo


28

Giáo viên: Trần Thị Lan Chung – Trường TH Nguyễn Văn Trỗi

2


Một số kinh nghiệm giúp học sinh học tốt môn Tiếng Việt lớp 5 theo mơ hình VNEN

I. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Giáo dục Tiểu học là một trong các hình thức giáo dục trong hệ thống
giáo dục phổ thông. Xác định mục tiêu Giáo dục Tiểu học, trong điều 27, luật
Giáo dục 2011 đã quy định rõ: “Giáo dục Tiểu học nhằm giúp học sinh hình
thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí
tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học trung học
cơ sở”.
Tiếng Việt là một trong các mơn học có vai trị đặc biệt ở bậc Tiểu học,
điều đó được thể hiện qua thời lượng giảng dạy qua từng khối lớp, nó là phương
tiện chủ yếu để học sinh tiếp thu kiến thức của các môn học khác. Mơn Tiếng
Việt ở Tiểu học có nhiệm vụ hình thành năng lực ngơn ngữ cho học sinh, thể
hiện ở bốn kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết. Cung cấp cho học sinh những kiến thức
sơ giản về Tiếng Việt và các hiểu biết về xã hội, tự nhiên và con người. Mơn
Tiếng Việt cịn là một cơng cụ hữu hiệu trong hoạt động và giao tiếp ở học sinh,
giúp học sinh chủ động, tự tin, mạnh dạn thể hiện ý kiến của mình. Từ đó giúp
học sinh hình thành và phát triển các kỹ năng cơ bản khác. Với mục tiêu cuối
cùng là bồi dưỡng tình yêu Tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong
sáng và giàu đẹp của Tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách của con người
Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Tuy nhiên, qua thực tế giảng dạy, tôi thấy việc dạy và học mơn Tiếng Việt
hiện nay đang gặp những khó khăn: Hạn chế dễ thấy nhất là việc dạy và học
khuôn mẫu, máy móc, thiếu tính chân thực. Học sinh ngay cả người lớn trong
giao tiếp, trong các văn phong vẫn còn diễn đạt lủng củng, sử dụng câu chưa
đúng kết cấu ngữ pháp, chưa đảm bảo liên kết câu, liên kết đoạn; học sinh học
theo câu mẫu, bài văn mẫu quá nhiều, học theo khuôn mẫu nhất định, cảm thụ ít,
khơng có sự sáng tạo riêng của mỗi cá nhân. Học sinh học chữ nhiều, phát triển
con người ít do đó phát triển các kỹ năng giao tiếp cho học sinh cịn hạn chế (nói
khơng rõ ý, viết khơng thành câu, diễn đạt rườm rà, khó hiểu,…). Rõ ràng các
em vẫn chưa phát huy hết khả năng và tính chủ động của mình trong học tập,
khả năng diễn đạt bằng ngơn ngữ của các em cịn nhiều hạn chế.
Đặc biệt khi học sinh học tập theo mơ hình trường học mới- VNEN, một
mơ hình tổ chức dạy học theo nhóm, mơ hình đặt học sinh vào mơi trường học
tập tích cực giúp các em rèn được các kỹ năng. Từ đó giúp học sinh học hỏi lẫn
Giáo viên: Trần Thị Lan Chung – Trường TH Nguyễn Văn Trỗi

3


Một số kinh nghiệm giúp học sinh học tốt môn Tiếng Việt lớp 5 theo mơ hình VNEN

nhau, phát huy tinh thần trách nhiệm, tính tích cực trên cơ sở hợp tác. Do vậy
với mơ hình học tập mới này đã thay đổi cả cách học của học sinh, cách dạy và
đánh giá của giáo viên đặc biệt thay đổi cả cách tổ chức lớp học thì những ngồi
u cầu về kiến thức, sự phát triển các kỹ năng cho học sinh trong đó có kỹ năng
giao tiếp, kỹ năng diễn đạt là điều rất quan trọng.
Hiện nay, chúng ta đang dạy học theo xu hướng nâng cao dần kết quả của
học sinh trong khi việc dạy học của các thầy giáo, cô giáo chưa đạt yêu cầu về
sự hướng dẫn, dìu dắt người học từng bước. Chấm bài thì dễ dàng tìm ra sai sót
nhưng làm sao để học sinh khỏi sai sót, chỉ ra được cụ thể, rõ ràng sai sót của

các em để đưa ra biện pháp hỗ trợ phù hợp thì phần lớn chúng ta chưa chỉ ra
cách làm đầy đủ và đúng hướng cho học sinh.
Xuất phát từ những thực trạng và băn khoăn đó, tôi chọn đề tài: “Một số
kinh nghiệm giúp học sinh học tốt mơn Tiếng Việt lớp 5 theo mơ hình VNEN”.
Mong rằng đề tài này sẽ mang lại những điều bổ ích cho học sinh, giáo viên và
phụ huynh trong việc dạy và học mơn Tiếng Việt theo mơ hình VNEN hiện nay.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
Mục tiêu của đề tài: Áp dụng một số kinh nghiệm để dạy học mơn Tiếng
Việt theo mơ hình trường học mới VNEN.
Nhiệm vụ của đề tài: Nâng cao chất lượng dạy và học mơn Tiếng Việt lớp
5 theo mơ hình VNEN. Định hướng cho GV trong việc thực hiện tổ chức hoạt
động dạy học nhằm khắc phục một số hạn chế, khó khăn của học sinh trong học
Tiếng Việt. Học sinh chủ động, tích cực hơn trong các hoạt động học tập, góp
phần phát triển được phẩm chất, năng lực tồn diện cho học sinh, bồi dưỡng tình
u Tiếng Việt và giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt, hình thành nhân cách
con người xã hội chủ nghĩa.
3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là một số kinh nghiệm để học tốt
môn Tiếng Việt lớp 5, trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi, theo mơ hình VNEN.
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
Khuôn khổ nghiên cứu: Một số kinh nghiệm giúp học sinh học tốt môn
Tiếng Việt lớp 5.
Giáo viên: Trần Thị Lan Chung – Trường TH Nguyễn Văn Trỗi

4


Một số kinh nghiệm giúp học sinh học tốt môn Tiếng Việt lớp 5 theo mơ hình VNEN

Đối tượng khảo sát: Học sinh lớp 5, trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi.

Thời gian: Năm học 2013-2014 và 2014-2015
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp điều tra phỏng vấn
- Phương pháp thống kê toán học
- Phương pháp thực hành giao tiếp
- Phương pháp tổng hợp
II. NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận
Mơn Tiếng Việt có một vị trí quan trọng trong giáo dục ở Tiểu học, điều
đó được thể hiện ở thời lượng giảng dạy trong từng khối lớp và nó làm cơng cụ
để học các môn khác. Mục tiêu của môn Tiếng Việt ở Tiểu học là:
- Hình thành và phát triển ở học sinh các kỹ năng sử dụng Tiếng Việt
(nghe, nói, đọc, viết) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của
lứa tuổi. Thông qua việc dạy và học Tiếng Việt góp phần rèn luyện các thao tác
tư duy.
- Cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về Tiếng Việt và những
hiểu biết sơ giản về xã hội, tự nhiên và con người, về văn hóa, văn học của Việt
Nam và nước ngồi.
- Bồi dưỡng tình u q hương, đất nước và hình thành thói quen giữ gìn
sự trong sáng của Tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách của con người Việt
Nam xã hội chủ nghĩa.
2. Thực trạng

Giáo viên: Trần Thị Lan Chung – Trường TH Nguyễn Văn Trỗi

5



Một số kinh nghiệm giúp học sinh học tốt môn Tiếng Việt lớp 5 theo mơ hình VNEN

2.1. Thuận lợi, khó khăn
* Thuận lợi
- Học sinh lớp 5 đa phần có nhận thức tốt hơn các lớp dưới, có trí tưởng
tượng và khả năng nhìn nhận và thâu tóm hình ảnh, học sinh biết dùng từ đặt
câu, nắm được kiến thức Tiếng Việt cơ bản.
- Học sinh được học 2 buổi trên ngày nên các em được tham gia học tập,
rèn luyện nhiều ở trường.
- Phòng học khang trang, sạch sẽ, lớp học trang trí đầy đủ với các cơng cụ
hỗ trợ học tập theo đặc trưng mơ hình học tập VNEN.
- GV nhiệt tình, có ý thức trách nhiệm với học sinh.
- Phụ huynh học sinh đa phần đã có sự quan tâm chăm lo hơn về việc học
hành của con em mình, mua sắm tương đối đầy đủ vở và đồ dùng học tập, tạo
điều kiện thuận lợi cho các em tới trường, tạo được mối liên hệ với giáo viên
chủ nhiệm lớp và nhà trường.
* Khó khăn
Từ phía giáo viên:
- Mơn Tiếng Việt là mơn học mang tính tổng hợp và sáng tạo, giáo viên
chưa có biện pháp sư phạm phù hợp để phát huy tối đa năng lực học tập và cảm
thụ văn học, chưa khơi gợi ở các em lịng u thích Tiếng Việt, ham thích học
Tiếng Việt.
- Giáo viên cịn hạn chế về chun mơn, nghiệp vụ cũng như kinh nghiệm
cơng tác.
Từ phía học sinh:
- Một số em chưa thực sự quan tâm và chú ý môn Tiếng Việt.
- Ý thức môn số em chưa cao, chưa có sự tích cực và hợp tác trong giờ học.
Từ phía phụ huynh:
Giáo viên: Trần Thị Lan Chung – Trường TH Nguyễn Văn Trỗi


6


Một số kinh nghiệm giúp học sinh học tốt môn Tiếng Việt lớp 5 theo mơ hình VNEN

- Một nét tâm lí chung của các phụ huynh muốn con học thêm về tốn và
các mơn tự nhiên. Một vài phụ huynh điều kiện kinh tế cịn khó khăn chưa có sự
đầu tư cho con em mình.
- Phụ huynh ở vùng nông thôn hạn chế trong việc mua sách cho việc đọc
của các con. Hiếm thấy gia đình đầu tư được cho con em mình tủ sách để phục
vụ cho việc học tốt môn Tiếng Việt ở Tiểu học.
2.2. Thành công, hạn chế
* Thành công
- Nâng cao được hiệu quả trong hoạt động học tập của học sinh. Học sinh
nắm được những sai sót của mình và khắc phục theo sự hướng dẫn, hỗ trợ của
giáo viên.
- Những kỹ năng của học sinh, trong đó có kỹ năng giao tiếp, hợp tác
được cải thiện thông qua mỗi giờ dạy.
- Phát triển được ngơn ngữ nói và viết được cho học sinh.
* Hạn chế
- Giáo viên hạn chế về thời gian trong tiết học nên không quan tâm,
hướng dẫn cho tất cả các học sinh.
- Trình độ của học sinh khơng đồng đều nên chưa mang lại hiệu quả tối đa
cho mỗi giải pháp.
- Một số em chưa có ý thức cao trong học tập nên chưa hợp tác tốt trong
tiết học.
2.3. Mặt mạnh, mặt yếu
* Mặt mạnh
Sau thời gian thực hiện, tơi thấy có được những mặt tích cực như sau:
- Hiệu quả học tập môn Tiếng Việt của học sinh tăng lên: Khả năng diễn

đạt câu văn của học sinh có nhiều tiến bộ, lỗi chính tả được cải thiện, học sinh
dùng từ ngữ chính xác, có hiệu quả.
Giáo viên: Trần Thị Lan Chung – Trường TH Nguyễn Văn Trỗi

7


Một số kinh nghiệm giúp học sinh học tốt môn Tiếng Việt lớp 5 theo mơ hình VNEN

- Học sinh tích cực, tự giác trong các hoạt động học tập.
- Rèn được các kỹ năng cho học sinh trong đó có kỹ năng giao tiếp, hợp tác.
- Phát triển được năng lực học tập cho học sinh thông qua các hoạt động
học tập.
* Mặt yếu
- Địi hỏi GV phải có sự đầu tư, chuẩn bị nhiều cho mỗi tiết dạy. Quan
tâm, hỗ trợ nhiều đến các em còn nhiều hạn chế.
- Chưa có tác động tích cực đến các em còn nhiều hạn chế trong học tập.
2.4. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động
Có được những thành cơng trên là do học sinh tích cực, chủ động với các
giải pháp theo hướng tự chủ của bản thân dưới sự hướng dẫn của giáo viên, do
đó mang lại hiểu quả rõ rệt cho mỗi giải pháp. Đồng thời do đặc trưng của mơ
hình học tập VNEN: Học sinh học tập và giải quyết các nhiệm vụ học tập theo
nhóm, các em được hợp tác chia sẻ với nhau, nhận xét cho nhau và giúp nhau
khắc phục những sai sót thơng qua từng ngày, từng giờ lên lớp. Do vậy thấy rõ
được hiệu quả cho từng giải pháp.
Tuy nhiên, vẫn còn nhiều hạn chế:
- Đối tượng học sinh chưa thực sự đồng đều.
- Thời gian thực hiện các giải pháp không liền mạch, có sự gián đoạn về
thời gian của tiết học và sau đó được tiếp tục vào các tiết ôn do đó học sinh nắm
bắt các giải pháp chưa có tính hệ thống.

2.5. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra
Học tập theo mơ hình trường học mới VNEN, học sinh phát huy được tinh
thần học tập tích cực, tự giác, chia sẻ, hợp tác, sáng tạo. Giáo viên chỉ là người
hỗ trợ, hướng dẫn, gợi mở cho các em. Học sinh được khuyến khích tự nhận xét
bản thân và nhận xét bạn. Khi các em tự mình tìm ra điểm sai và tìm cách giải
quyết thì kiến thức đó sẽ rất bền vững. Do đó mơ hình VNEN góp phần nâng

Giáo viên: Trần Thị Lan Chung – Trường TH Nguyễn Văn Trỗi

8


Một số kinh nghiệm giúp học sinh học tốt môn Tiếng Việt lớp 5 theo mơ hình VNEN

cao hiệu quả, chất lượng giảng dạy các môn học và hoạt động giáo dục trong đó
có mơn Tiếng Việt.
Những khó khăn, vướng mắc trong dạy học môn Tiếng Việt là điều không
phải mới. Nó xuất hiện đồng hành trong q trình thực hiện. Tuy nhiên, yếu tố
quyết định vẫn là cách làm đúng hướng và phù hợp của giáo viên, khơi gợi ở các
em ý thức tự học. Luôn luôn động viên sự tiến bộ của các em, hướng dẫn dần
dần cùng sự hợp tác, hỗ trợ của không gian lớp học, không gian sống của các em
sẽ mang hiệu quả trong việc phát triển con người toàn diện, bồi dưỡng nhân
cách và kỹ năng cho học sinh.
3. Giải pháp, biện pháp
3.1. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp
Giải pháp này hướng đến các mục tiêu:
- Tăng cường hiệu quả học tập môn Tiếng Việt cho học sinh lớp 5.
- Phát triển tốt các kỹ năng cho học sinh trong đó có kỹ năng giao tiếp,
hợp tác.
- Phát huy được tính chủ động tích cực của học sinh, đáp ứng mục

tiêu xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
3.2. Nội dung và cách thức thực hiên giải pháp, biện pháp
- Học sinh chủ động chiếm lĩnh được kiến thức, ghi nhớ và khắc sâu được
kiến thức. Từ đó vận dụng có hiệu quả vào trong các hoạt động giao tiếp và các
hoạt động sử dung ngôn ngữ. Giáo viên là người định hướng, khơi gợi cho học
sinh; hỗ trợ học sinh khi gặp khó khăn.
- Tăng cường thêm các bài tập để khai thác đối tượng học sinh.
- Chú ý phát triển các kỹ năng cơ bản cho học sinh, đặc biệt kỹ năng viết,
kỹ năng nói.
3.2.1. Tăng cường sử dụng từ đúng, từ hay thông qua các bài Luyện từ và
câu

Giáo viên: Trần Thị Lan Chung – Trường TH Nguyễn Văn Trỗi

9


Một số kinh nghiệm giúp học sinh học tốt môn Tiếng Việt lớp 5 theo mơ hình VNEN

Để học sinh dùng từ hay trước hết tôi đặc biệt chú ý hướng dẫn học sinh
hiểu đúng nghĩa của từ thông qua các tiết Luyện từ và câu, mở rộng vốn từ.
Muốn học sinh hiểu đúng từ cần chú ý đến cách phát âm chuẩn, viết đúng và
cách diễn đạt của học sinh. Khi học sinh nói, viết cho các em khác nhận xét, bổ
sung, sửa chữa cho nhau theo cặp, theo nhóm rồi báo cáo lại. Giáo viên theo dõi,
hỗ trợ khi cần thiết, nhận xét, chỉnh sửa cho các em. Sau mỗi lần như thế, học
sinh nắm được những thiếu sót của bản thân để lần sau khơng mắc phải. Đặc
biệt với những em hiểu sai nghĩa từ, giáo viên có thể hướng dẫn các em sử dụng
Từ điển Tiếng Việt, cho các em đặt câu với nghĩa các em hiểu được, sau đó giải
thích cho học sinh trong tình huống cụ thể. Làm được điều này học sinh sẽ ghi
nhớ được lỗi sai của mình và có được cách hiểu đúng về nghĩa từ một cách tự

nhiên và lâu qn.
Ví dụ: Khi dạy bài 19A: Người cơng dân số Một, học sinh thường hay
mắc lỗi đọc nhầm “Người công dân số Một” thành “Người cơng nhân số Một”.
Lí do của do các em chưa hiểu nghĩa được hai từ “cơng dân” và “cơng nhân”, do
đó sử dụng nhầm lẫn mà không hề biết. Lúc này tôi thường cho học sinh đặt hai
câu để học sinh phân biệt nghĩa: Anh Thành là một công dân gương mẫu của đất
nước và Bố em là công nhân của nhà máy sợi.
Khi học sinh đã biết dùng từ đúng, có nhiều cách giúp học sinh dùng từ
hay. Để dùng được từ hay trước hết học sinh phải hiểu nghĩa của từ, dùng từ
chính xác. Quan trọng để học sinh tự tư duy, tự tìm tịi, phát huy sự sáng tạo của
các em.
Phần lớn học sinh là tự học, nhưng giáo viên phải có sự định hướng, hỗ
trợ kiến thức cho học sinh. Ví dụ như kiến thức về từ đồng nghĩa, từ nhiều
nghĩa, từ đồng âm. Thực tế học sinh hay nhầm lẫn giữa từ đồng nghĩa, từ nhiều
nghĩa và từ đồng âm. Khơng nắm được nghĩa của chúng bởi vì định nghĩa về từ
đồng nghĩa, từ nhiều nghĩa, từ đồng âm chưa chính xác dẫn đến sự khó khăn cho
học sinh trong việc nhận diện. Phân biệt các từ trên nếu chỉ dựa vào định nghĩa
là chưa đủ. Đứng trước thực tế đó nên tơi đã hỗ trợ cho học sinh bằng cách mở
rộng và hệ thống kiến thức.
- Đầu tiên cho học sinh tự nhắc lại định nghĩa của từ đồng nghĩa, từ nhiều
nghĩa, từ đồng âm.
- Nêu một số ví dụ để học sinh dễ hiểu kiến thức hơn.
Giáo viên: Trần Thị Lan Chung – Trường TH Nguyễn Văn Trỗi

10


Một số kinh nghiệm giúp học sinh học tốt môn Tiếng Việt lớp 5 theo mơ hình VNEN

Khi phân tích từ đồng nghĩa có hai thao tác, đó là chỉ ra sự giống nhau và

khác nhau. Nhưng quan trọng là phải chỉ ra được sự khác nhau về sắc thái.
Ví dụ: Giữ gìn, bảo vệ có nghĩa chung là giữ ngun vẹn, trọn vẹn một cái
gì đó (Giữ gìn quần áo, bảo vệ quần áo)
Tuy nhiên hai từ này có điểm khác nhau:
+ Bảo vệ phù hợp với đối tượng lớn trừu tượng, giữ gìn phù hợp với đối
tượng nhỏ, q (Giữ gìn đồn kết của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt
mình, Bảo vệ đất nước)
Ví dụ : Giữ gìn, bảo vệ có nghĩa chung là giữ ngun vẹn, trọn vẹn một
cái gì đó (Giữ gìn quần áo; bảo vệ quần áo)
+ Bảo vệ có nét nghĩa ngăn ngừa, phịng chống, ngăn chặn sự tác động
của bên ngồi; giữ gìn có tính chất thụ động giữ cái đã có, khơng có sắc thái
chống lại thế lực bên ngồi (giữ gìn luận văn khác bảo vệ luận văn)
Hoặc các từ đồng nghĩa khác nhau về sắc thái. Giáo viên nên hỗ trợ để
học sinh thấy rõ được nét nghĩa riêng dùng đúng cho từng trường hợp.
Ví dụ: Cho, biếu, tặng: cho có sắc thái trung hịa, biếu có sắc thái kính
trọng, tặng có sắc thái thân mật.
Do có sự khác nhau về sắc thái nghĩa và sắc thái biểu cảm nên cách dùng
các từ đồng nghĩa khác nhau. Hay nói cách khác, các từ đồng nghĩa khơng phải
bao giờ cũng thay thế được cho nhau, chúng đồng nghĩa với nhau vì chúng vừa
giống nhau vừa khác nhau.
Từ nhiều nghĩa và từ đồng âm đều có hình thức âm thanh giống nhau nên
dễ nhầm lẫn:
Ví dụ: Ba (1) bố: Ba tơi rất thích đọc báo.
(2) số từ: Số ba là con số khơng may mắn của tơi.
Học sinh có thể nhầm lần từ ba là từ nhiều nghĩa vì hình thức âm thanh
giống nhau. Khi gặp trường hợp này, tôi đã phân biệt để học sinh thấy được các
nét nghĩa của từ nhiều nghĩa có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, còn ở đây các

Giáo viên: Trần Thị Lan Chung – Trường TH Nguyễn Văn Trỗi


11


Một số kinh nghiệm giúp học sinh học tốt môn Tiếng Việt lớp 5 theo mơ hình VNEN

nét nghĩa khơng có quan hệ với nhau vì thế khơng phải là từ nhiều nghĩa.
Trường hợp ở ví dụ trên là từ đồng âm.
Để giúp học sinh có thể phân biệt được đâu là từ nhiều nghĩa đâu là từ
đồng âm cần giúp học sinh xác định quan hệ về các nét nghĩa chính xác (đối với
từ nhiều nghĩa), nếu loại trừ được có quan hệ về các nét nghĩa thì đó là từ đồng
âm cịn nếu chúng có quan hệ về nét nghĩa với nhau thì đó là từ nhiều nghĩa.

Học sinh tham gia thảo luận tìm ra kiến thức bài học

3.2.2. Phát triển kỹ năng đọc cho học sinh qua các bài Tập đọc
Có bốn kỹ năng đọc là đọc đúng, đọc lưu loát, đọc hiểu và mục tiêu cuối
cùng là đọc diễn cảm. Để đạt được đọc diễn cảm thì trước tiên học sinh phải
luyện được đọc đúng, đọc lưu loát và đọc hiểu.
Luyện đọc phải chú ý đến từng đối tượng học sinh. Khi học sinh học theo
mô hình VNEN, học sinh ngồi học theo nhóm, việc luyện đọc cũng được thực
hiện trong nhóm. Do đó khi lựa chọn nhóm trưởng trong giờ luyện đọc thì kỹ
năng đọc của nhóm trưởng phải tốt. Hơn nữa nhóm trước phải thực sự nhanh
nhẹn khi tổ chức luyện đọc cho các bạn. Những bạn đọc chậm có thể cho đọc
một đoạn, những bạn đọc tốt hơn cho đọc hai đoạn hoặc cả bài. Chú ý phải theo
dõi, nhận xét và chỉnh sửa cho các khi bạn phát âm sai rồi báo cáo cho giáo viên.
Giáo viên tổ chức luyện đọc thêm cho học sinh đọc còn chậm.

Giáo viên: Trần Thị Lan Chung – Trường TH Nguyễn Văn Trỗi

12



Một số kinh nghiệm giúp học sinh học tốt môn Tiếng Việt lớp 5 theo mơ hình VNEN

Rèn kỹ năg đọc cho học sinh là cả một quá trình mà yếu tố quyết định là ở
ý thức tự rèn của các em. Do vậy, giáo viên cần luôn nhắc nhở các em phải
thường xuyên luyện đọc thêm ở nhà. Có đọc thêm ở nhà thì học sinh mới biết từ
nào mình đọc sai để lên lớp sửa chữa. Ngồi ra phải bồi dưỡng cho các em ham
thích đọc sách, ý thức tự đọc. Sưu tầm thêm sách báo để đọc. Tham gia thêm các
Câu lạc bộ Tiếng Việt của trường, lớp để nâng cao khả năng đọc của mình.

Giờ luyện đọc của các em học sinh trong một tiết Tiếng Việt

Ví dụ: Khi dạy bài kì diệu rừng xanh (Nguyễn Phan Hách, Tiếng Việt 5tập 1B), học sinh dễ mắc các lỗi sai sau, giáo viên chú ý luyện đọc thêm cho học
sinh những từ ngữ:
- Lúp xúp (luyện đọc đúng vần)
- Giang sơn vàng rợi, màu sắc sặc sỡ rực lên, nấm dại, chồn sóc, rừng
rào rào chuyển động (luyện âm đầu và cụm từ)
Đọc diễn cảm là kỹ năng cao nhất trong luyện đọc. Thơng qua nhiều hình
thức: Luyện đọc diễn cảm đoạn văn (khổ thơ) em thích nhất, luyện đọc diễn cảm
cả bài hoặc đọc phân vai, đóng kịch (đối với những văn bản nhiều lời thoại).
Giáo viên chú ý cho học sinh về sắc thái giọng đọc, ngắt giọng, nhấn giọng, nét
mặt, của chỉ khi đọc.
Ví dụ: Khi dạy bài “Chuỗi ngọc lam”

Giáo viên: Trần Thị Lan Chung – Trường TH Nguyễn Văn Trỗi

13



Một số kinh nghiệm giúp học sinh học tốt môn Tiếng Việt lớp 5 theo mơ hình VNEN

Luyện đọc theo kiểu phân vai như sau: 4 học sinh trong nhóm phân vai:
người dẫn chuyện, chú Pi-e, cô bé Gioan và chị cô bé rồi luyện đọc. Học sinh
nhận xét giọng đọc của từng nhân vật như sau:
+ Lời cô bé Gioan: ngây thơ, hồn nhiên khi khen chuỗi ngọc lam đẹp, khi
khoe nắm xu lấy từ con lợn đất tiết kiệm.
+ Lời chú Pi-e: điềm đạm, nhẹ nhàng, tế nhị
+ Lời chị cô bé: lịch sự, thật thà
+ Người dẫn chuyện: đọc giọng kể chuyện chậm rãi, nhẹ nhàng. Câu kết
chuyện đọc chậm, đầy cảm xúc.
Về thời gian luyện đọc, cần dành nhiều thời gian để luyện đọc, tuỳ vào
trình độ của học sinh, giáo viên cho luyện kỹ năng đọc đoạn trọng tâm đoạn khó,
cho các em đọc tốt đọc trước lớp. Đến những tiết ôn tập, giáo viên coi đây như
một dịp để học sinh thi đọc với nhau, kết hợp với hai cách chọn bài thích nhất,
đoạn thích nhất hoặc bắt thăm thi đọc thuộc lịng. Giáo viên nên tuyên dương
những em có giọng đọc tốt, diễn cảm và cũng cần những hình thức động viên,
khuyến khích những em đọc chưa tốt.
Bản thân giáo viên cần rèn kỹ năng đọc, giáo viên cần có giọng đọc tốt để
đọc mẫu hoặc hướng dẫn học sinh đọc. Giọng đọc giáo viên là công cụ trực
quan cho học sinh luyện đọc.
Xây dựng khơng khí hào hứng, say mê học tập cho học sinh bằng cách tổ
chức các trò chơi học tập. Để kích thích hứng thú luyện đọc bằng cách tổ chức
các trị chơi, thơng qua trị chơi kích thích các em hứng thú học tập và tinh thần
thi đua.
Ví dụ: Thi học thuộc lịng “Truyền điện” theo nhóm, bài “Sắc màu em
yêu”. Các nhóm bốc xăm để giành quyền đọc trước Nhóm đầu tiên đọc đoạn 1,
sau đó chỉ bất kì truyền điện thật nhanh một bạn khác nhóm 2,…tương tự như
vậy đến hết bài. Nếu nhóm nào khơng thuộc thì bị đứng “điện giật”. Nhóm nào
có ít bạn bị “điện giật” thì nhóm đó thắng cuộc.

Như vậy ta thấy trị chơi học tập ln ln làm cho học sinh hào hứng,
say mê tích cực trong học tập, làm cho học sinh tự đọc, luyện đọc nhiều hơn.
Giáo viên: Trần Thị Lan Chung – Trường TH Nguyễn Văn Trỗi

14


Một số kinh nghiệm giúp học sinh học tốt môn Tiếng Việt lớp 5 theo mơ hình VNEN

3.2.3. Rèn kỹ năng làm văn cho học sinh
Muốn học sinh rèn được kỹ năng viết được một bài văn hay thì giáo viên
không nên vội vàng. Đầu tiên phải hướng dẫn học sinh viết được đoạn văn hay,
câu văn hay. Ở các lớp dưới, học sinh đã được rèn luyện viết câu rất kĩ do đó ở
lớp 5, giáo viên nên chú ý chỉnh sửa lại cho học sinh và phát triển cho học sinh
kỹ năng viết đoạn văn.
- Ở học sinh thường mắc lỗi viết lan man, viết dài dòng dẫn đến viết dài
mà khơng có được ý. Do đó khi viết tôi chú ý rèn cho học sinh viết câu mở đoạn,
từ câu mở đoạn sẽ triển khai các câu trong đoạn văn. Trong đoạn văn chú ý cho
học sinh tả theo trình tự nhất định, lơgic. Mỗi khi học sinh viết giáo viên nên gợi
ý cho học sinh thấy đâu là câu mở đoạn.
Ví dụ: Khi dạy viết đoạn văn tả hình dáng người bạn em u q nhất.
Tơi định hướng cho học sinh nắm được ý chính của đoạn văn là tả hình dáng với
câu mở đoạn như: Bạn Hoa là một người rất xinh xắn, dễ thương. Vậy xinh xắn,
dễ thương như thế nào sẽ triển khai để viết các câu tiếp theo trong đoạn văn với
các chi tiết về dáng người, khn mặt, mái tóc, đơi mắt, chiếc mũi, cái miệng,
làn da,…Thực hiện tốt khâu định hướng học sinh sẽ không bị lạc đề hay viết lan
man.
- Khi viết đoạn văn, cần chú ý nhắc học sinh tránh lỗi lặp từ, lặp ý. Cần
nhắc học sinh khi miêu tả, cần tả cụ thể từng chi tiết chứ không phải kể hay liệt
kê chi tiết dẫn đến tình trạng học sinh chỉ mới viết được 5 đến 7 câu thì khơng

biết viết gì nữa.
Khi học sinh hồn thiện được đoạn văn cần phải tổ chức nhận xét, chỉnh
sửa đoạn văn. Tổ chức học sinh nhận xét cho học sinh, nhóm nhận xét cho học
sinh. Sau đó giáo viên nhận xét chung và chỉnh sửa lại.
Dựa vào quá trình viết đoạn văn, học sinh sẽ tiến hành viết cả bài văn,
giáo viên nhắc nhở học sinh một bài văn hồn chỉnh cần có đủ ba phần:
Phần mở bài:
Mở bài có hai kiểu là mở bài trực tiếp và mở bài gián tiếp. Giáo viên nên
khuyến khích để học sinh viết theo mở bài gián tiếp và cho học sinh tập viết
trước đoạn mở bài, sau đó cho học sinh đọc để các bạn khác nhận xét. Nếu học
Giáo viên: Trần Thị Lan Chung – Trường TH Nguyễn Văn Trỗi

15


Một số kinh nghiệm giúp học sinh học tốt môn Tiếng Việt lớp 5 theo mơ hình VNEN

sinh viết chưa được, giáo viên cho học sinh viết lại. Lúc này những bạn viết tốt
rồi sẽ tư vấn, hỗ trợ cho những bạn chưa hoàn thành. Giáo viên sẽ nhận xét lại.
Phần thân bài:
Ở phần thân bài, định hướng cho học sinh viết từng đoạn. Giáo viên cho
học sinh viết phần thân bài rồi đọc các bạn nghe và nhận xét. Những bài viết tốt
là bài viết diễn đạt trôi chảy, rõ ý. Học sinh biết sử dụng những biện pháp nghệ
thuật so sánh, nhân hóa, liên tưởng phù hợp. Vận dụng được các giác quan trong
quá trình quan sát một cách linh hoạt. Khi học sinh viết tốt giáo viên cần có có
hành động tuyên dương, khen thưởng kịp thời để tạo sự khích lệ đối với các em.
Nếu bài văn viết chưa đạt, giáo viên động viên học sinh viết lại, có thể
tham khảo những bài văn thành cơng. Ngồi ra giáo viên sử dụng thêm hình ảnh,
tranh ảnh hay video để tăng khả năng cảm thụ, giúp học sinh dễ dàng hình dung
trong quá trình quan sát.

Phần kết bài:
Đây là phần quan trọng, giáo viên nên hướng cho học sinh kết bài mở
rộng. Cũng như các phần trên giáo viên cần thường xuyên hỗ trợ, chỉnh sửa cho
học sinh. Khi học sinh viết tốt nên tuyên dương, động viên kịp thời.
Trong suốt quá trình dạy học các bài Tập làm văn, ngoài việc chỉnh sửa,
nhận xét cho học sinh, để cho câu văn của học sinh tránh khô khan, thiếu hình
ảnh. Tơi cịn chú ý tạo ra mơi trường học tập vui tươi, tích cực, kích thích hứng
thú học tập của các em thông qua các hoạt động như trò chơi, thi đua. Việc dạy
học Tập làm văn có hiệu quả khơng phải một sớm một chiều mà phải thực hiện
cả một q trình xun suốt tích lũy và rèn luyện. Vì thế, tơi thường xun cho
các em trao đổi, nhận xét bài làm với bạn, ghi chép lại những câu văn hay vào
Sổ tay Văn học của mình hoặc chia sẻ ở Góc Tiếng Việt.
Trong q trình dạy học, tôi tạo điều kiện để các em được tự do phát triển
năng lực học tập cá nhân, trí thơng minh và óc sáng tạo của mỗi em. Đây chính
là dịp các em được thể hiện năng lực và vốn văn chương của mình.
Cụ thể như sau: Tơi đưa ra những câu đơn giản, đủ thành phần chủ ngữ và
vị ngữ. Sau đó cho các em tự suy nghĩ, thi đua đưa ra những hình ảnh so sánh để
câu văn hấp dẫn, sinh động hơn. Ở hình thức thi đua này, sẽ tạo cho các em một
Giáo viên: Trần Thị Lan Chung – Trường TH Nguyễn Văn Trỗi

16


Một số kinh nghiệm giúp học sinh học tốt môn Tiếng Việt lớp 5 theo mơ hình VNEN

mơi trường học tập tích cực, em nào cũng muốn được thể hiện tài năng của mình
trước lớp. Do đó, các em sẽ đem hết khả năng và vốn từ ngữ của mình ra thi thố
cùng các bạn. Đây chính là những cơ hơi để các em được dử dụng vốn từ của
mình, chỉnh sửa được cách dùng từ đặt câu.
Ví dụ: Bé Nga đang tập đi

Học sinh có thể thêm:
- Ngồi hiên nhà, bé Nga đang chập chững tập đi.
- Ơ kìa, bé Nga đang tập đi mới dễ thương làm sao!
- Đôi chân xinh xắn của bé Nga đang chập chững bước đi từng bước một
ngoài hiên nhà.
3.2.4. Khắc phục lỗi chính tả
Nhìn chung tình hình phạm lỗi chính tả của học sinh trong nhà trường
Tiểu học rất đa dạng. Có nhiều loại lỗi và cách khắc phục:
- Lỗi do chưa hình thành được biểu tượng âm thanh chi nên khi dạy giáo
viên phải đọc chuẩn xác, đọc tròn vành, rõ chữ giúp học sinh viết một cách dễ
dàng hơn, cần đọc đúng tốc độ để học sinh viết kịp.
- Lỗi viết hoa tùy tiện, lẫn lộn giữa chữ viết hoa và chữ viết thường.
Không nắm được quy tắc viết hoa, kiến thức ngữ pháp cịn hạn chế. Vì vậy giáo
viên cho học sinh nắm vững quy tắc viết hoa, thường xun cho học sinh ơn
luyện các quy tắc chính tả.
Ví dụ: Một số lỗi như: Pháp/ pháp, Ê-mi-li/ Ê-Mi-Li, Sông Đà/ Sông đà,
Nô- en/ Nô En
- Lỗi do học sinh trong q trình học mơn Tiếng Việt khơng chịu khó,
thiếu tính cẩn thận dẫn đến viết thừa nét, thiếu nét, chữ viết không đúng quy
định,…Giáo viên cần chú ý đến những em này, cho các em tự sửa lỗi của mình
để tìm ra chỗ các em viết sai, sau đó cho các em so sánh với bài viết của bạn để
so sánh, khắc phục lỗi của mình.

Giáo viên: Trần Thị Lan Chung – Trường TH Nguyễn Văn Trỗi

17


Một số kinh nghiệm giúp học sinh học tốt môn Tiếng Việt lớp 5 theo mơ hình VNEN


Ví dụ: Các nét khuyết trên và nét khuyết dưới học sinh viết khơng đầy đủ,
nét móc xi và nét móc ngược thường bị thiếu,…
Cách tiến hành trong các tiết luyện viết theo trình tự viết bài viết trước,
thực hiện các hoạt động về kiến thức chính tả sau như lâu nay đã làm cho phần
viết trở nên quan trọng hơn và luyện chính tả trở thành phần phụ của tiết học.
Chính vì vậy giáo viên thường đầu tư nhiều vào phần viết bài còn các hoạt động
bài tập thường lướt qua nhanh. Nếu nghiên cứu kĩ ta sẽ thấy quy tắc chính tả
thưởng nằm ở các hoạt động sau bài luyện viết. Nghĩa là học sinh chưa biết hoặc
chưa nhớ lại quy tắc đã viết bài thì làm sao các em nắm vững được các quy tắc
chính tả.
Tại sao chúng ta khơng mạnh dạn “đột phá” đổi mới bằng cách đảo trình
tự tiết dạy: Phần luyện tập chính tả dạy trước và bài luyện viết dạy sau.
Ví dụ: Dạy bài Việt Nam thân yêu ở tuần 1, nếu chúng ta dạy luyện tập
chính tả trước để nhắc lại quy tắc chính tả: K, gh, ngh đứng trước i, e, ê/ c, g, ng
đứng trước a, o, ơ, ơ… thì khi viết bài luyện viết, các em sẽ vận dụng ngay quy
tắc đó mà viết ít sai hơn cũng như khắc sâu kiến thức về chính tả hơn. Hay với
bài Thư gửi các học sinh ở tuần 3, Anh bộ đội Cụ Hồ gốc Bỉ ở tuần 4, phần
luyện tập là quy tắc đánh dấu thanh. Phần luyện tập được dạy trước, học sinh
nắm được kiến thức chính tả: Dấu thanh đặt ở âm chính/ Âm chính là ngun
âm đơi, là tiếng khơng có âm cuối thì đặt dấu thanh ở chữ cái đầu của ngun
âm đơi/ Âm chính là ngun âm đơi, là tiếng có âm cuối thì đặt dấu thanh ở chữ
cái thứ hai của ngun âm đơi. Sau đó, học sinh viết bài chính tả chắc chắn rằng
các em sẽ đánh dấu thanh chính xác hơn và nhớ lâu hơn quy tắc chính tả này.
Việc thực hiện luyện tập chính tả trước khi viết cịn tiết giảm được thời
gian. Vì nếu giáo viên tiến hành luyện tập chính tả trước ở các bài này thì ở
bước cho học sinh viết từ dễ sai chính tả của phần bài viết, giáo viên có thể lược
qua các từ có thể áp dụng quy tắc chính tả mà học sinh mới vừa học ở phần
luyện tập.
Đổi mới phương pháp giảng dạy ở tiết chính tả khơng dễ nhưng nếu giáo
viên nghiên cứu kĩ nội dung tiết dạy, nắm chắc trọng tâm, mạnh dạn thay đổi

trình tự và lược bỏ các bước thừa thì tiết chính tả sẽ đạt hiệu quả cao hơn, học
sinh sẽ viết chính tả tốt hơn.
3.2.5. Phát huy các cơng cụ hỗ trợ học tập trong các tiết Tiếng Việt
Giáo viên: Trần Thị Lan Chung – Trường TH Nguyễn Văn Trỗi

18


Một số kinh nghiệm giúp học sinh học tốt môn Tiếng Việt lớp 5 theo mơ hình VNEN

Mơ hình VNEN là mơ hình phát huy được năng lực học tập của học sinh
ở chính khơng gian học tập. Một khơng gian mở, thân thiện và khơi gợi được
hứng thú học tập của các em sẽ nâng cao được hiệu quả học tập. Hiệu quả cho
thấy những bài Tiếng Việt được liên kết với không gian học tập cùng với các
công cụ hỗ trợ học tập giúp các em ghi nhớ và khắc sâu kiến thức đã học đồng
thời giúp các em vận dụng được các kỹ năng cần thiết trong môn Tiếng Việt.
Những công cụ hỗ trợ hiệu quả trong các tiết Tiếng Việt của lớp VNEN là
“Nhịp cầu bè bạn”, “Góc học tập” và Góc Thư viện”. Hiệu quả trong việc dạy
học Tiếng Việt xưa nay chưa cao là do chúng ta chỉ dừng lại ở khuôn khổ của
bài học mà chưa phát triển nó ra, chưa có tính ứng dụng với thực tế, với đời
sống sinh hoạt của các em.
Những dòng chia sẻ được gửi qua Nhịp cầu bè bạn sau khi học xong tiết
học là cơ hội để học sinh rèn kỹ năng viết thường xuyên nhất. Thông qua những
lá thư được gửi cho bạn bè, cho thầy cô giáo các em sẽ được trao đổi cho nhau
những suy nghĩ, tình cảm của mình. Nhưng hơn thế nữa kỹ năng viết của các em
sẽ nâng cao dần. Giáo viên cho học sinh đọc thư của mình trước lớp, sau đó cho
các bạn trong lớp nhận xét. Chú ý cho học sinh nhận xét ở cách diễn đạt câu văn.
Hình thức gửi thư tơi thay đổi để mỗi học sinh mỗi lần gửi được gửi cho những
bạn khác nhau: Có thể gửi cho bạn ngồi bên tay phải trong nhóm, gửi cho bạn
ngồi đối diện với bạn hoặc gửi cho bạn mà em muốn gửi.

Ví dụ: Sau học bài 4A: Hịa bình cho thế giới (Tiết 1). Tơi cho các em gửi
cho nhau những lá thư qua Nhịp cầu bè bạn với nội dung: Những suy nghĩ của
em sau khi học xong bài Tập đọc Những con sếu bằng giấy. Hội đồng tự quản
gọi một vài bạn muốn chia sẻ thư của mình trước lớp. Các bạn khác lắng nghe,
nhận xét. Giáo viên nhận xét, bổ sung cho học sinh nếu cần.

Giáo viên: Trần Thị Lan Chung – Trường TH Nguyễn Văn Trỗi

19


Một số kinh nghiệm giúp học sinh học tốt môn Tiếng Việt lớp 5 theo mơ hình VNEN
“Nhịp cầu bè bạn” tại một lớp học VNEN

Xây dựng Góc thư viện với đầy đủ các loại truyện thiếu nhi, sách báo, bài
văn mẫu để học sinh có cơ hội trau dồi vốn từ ngữ của mình từ đó nâng cao hiệu
quả học môn Tiếng Việt. Ở lớp tôi chú trọng và quan tâm đặc biệt đến Góc thư
viện. Thư viện cần đặt ở vị trí phù hợp, dễ nhìn và dễ lấy, không đặt quá cao
hoặc quá thấp. Các đầu sách cần được cập nhật thường xuyên dưới sự quản lí
của Ban thư viện. Hằng tuần Ban thư viên cập nhật, kiểm tra và báo cáo số
lượng sách, tình trạng đọc sách của các bạn trong lớp. Đặc biệt những cuốn sách
hỗ trợ việc học Tiếng Việt cần phải có như: Từ điển Tiếng Việt, Cách khắc phục
một số lỗi chính tả, hay Những bài văn hay chọn lọc, Tục ngữ và Thành ngữ
Việt Nam,… Những cuốn sách đó khơng chỉ giúp học sinh học tự chiếm lĩnh
thêm kiến thức mà cịn sự hỗ trợ hữu ích trong các giờ Tiếng Việt.
Ví dụ: Ở HĐ 5/ Tr 131: Thảo luận trả lời câu hỏi bài Tập đọc Nghĩa thầy trò
Những thành ngữ, tục ngữ nào dưới đây nói lên được các bài học mà các
môn sinh nhận được trong ngày mừng thọ cụ giáo Chu:
A. Tiên học lễ, hậu học văn
B. Uống nước nhớ nguồn

C. Tôn sư trọng đạo
D. Nhất tự vi sư, bán tự vi sư (Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy)
Ở nhóm Hợp tác, một số học sinh chưa hiểu rõ câu Uống nước nhớ
nguồn. Ngoài cách hỗ trợ trực tiếp giải nghĩa cho học sinh, giáo viên cho một
học sinh trong nhóm tự đến Góc thư viện của lớp sử dụng quyển Tục ngữ và
thành ngữ. Sau đó cho các bạn tìm lời giải nghĩa mình cần.

Giáo viên: Trần Thị Lan Chung – Trường TH Nguyễn Văn Trỗi

20


Một số kinh nghiệm giúp học sinh học tốt môn Tiếng Việt lớp 5 theo mơ hình VNEN

Sử dụng Góc thư viện trong giờ học Tiếng Việt

3.2.6. Tăng cường bồi dưỡng vốn sống cho học sinh
Các em có thể đọc lưu loát các văn bản, các tác phẩm song nếu thiếu đi
hoạt động trải nghiệm của cuộc sống thì khó để học sinh diễn đạt đầy đủ được.
Giáo viên hướng dẫn cho học sinh đọc thêm sách báo, tổ chức các cuộc thi kể
chuyện, đọc thơ, tham gia văn nghệ,…đồng thời khuyến khích các em đi tham
quan dã ngoại, du lịch cùng gia đình trong các dịp lễ tết, nghỉ hè,…tạo điều kiện
cho các em tiếp xúc với thế giới xung quanh, trau dồi vốn sống thực tế. Các hoạt
động ngoại khóa, sinh hoạt tập thể cũng có rất nhiều tác dụng trong việc trang bị
cho các em vốn sống thực tế.
Ví dụ: Nếu chưa một lần về nơng thơn, được ngắm cảng đồng quê vào vụ
gặt trong một ngày thu đẹp trời chắc các em khó mà “cảm nhận” hết vẻ đẹp trù
phú, ấm no, thanh bình mà nhộn nhịp của “Quang cảnh làng mạc ngày mùa” với
một vẻ đẹp trù phú của những sắc vàng: vàng lịm của quả xoan, vàng hoe của
nắng, vàng mượt của những chú chó, chú gà,…

Đặc biệt trong định hướng đổi mới dạy học hiện nay: Học sinh tự học, tự
chiếm lĩnh kiến thức dưới sự hướng dẫn, dìu dắt của giáo viên. Do vậy, việc rèn
luyện cho các em khả năng tự học là điều hết sức quan trọng. Trong việc tổ chức
học tập trên lớp, tơi ln khuyến khích các em tự chiếm lĩnh kiến thức thơng qua
hình thức thi đua cá nhân, tập thể, nhóm góp phần nâng cao năng lực tự học của
các em. Đồng thời nhắc nhở các em tự nghiên cứu, tự đọc sách báo kể cả những
lúc rảnh rỗi, ở nhà khơng có sự hướng dẫn của thầy cô giáo.

Giáo viên: Trần Thị Lan Chung – Trường TH Nguyễn Văn Trỗi

21


Một số kinh nghiệm giúp học sinh học tốt môn Tiếng Việt lớp 5 theo mơ hình VNEN

Phát triển khả năng tự học cho học sinh

3.3. Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp
Giáo viên:
- Thường xuyên theo dõi, hỗ trợ, quan sát các hoạt động học tập của học
sinh, khơi gợi được hứng thú học tập ở các em.
- Chuẩn bị kỹ lưỡng các tiết dạy, kế hoạch dạy học, nội dung điều chỉnh
cho phù hợp.
- Tạo cho học sinh thói quen tự học và giải quyết các tình huống học tập
qua các hoạt động. Vận dụng trong hoạt động thực tế cuộc sống.
Học sinh:
- Có ý thức học tập, tích cực trong các hoạt động. Mạnh dạn phát hiện lỗi
và sửa lỗi của bản thân.
3.4. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp
- Lựa chọn nội dung học tập phù hợp với từng đối tượng.


Giáo viên: Trần Thị Lan Chung – Trường TH Nguyễn Văn Trỗi

22


Một số kinh nghiệm giúp học sinh học tốt môn Tiếng Việt lớp 5 theo mơ hình VNEN

- Bổ sung thêm các hoạt động tăng cường để tăng hiệu quả cho từng
giải pháp.
- Khắc sâu được kiến thức và giúp học sinh vận dụng được trong các hoạt
động thực hành.
3.5. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu
Kết quả khảo sát của lớp 5B, trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi, năm học
2013-2014:
Tổng số học sinh

Học sinh ham thích học Tiếng Việt

28

Tổng

Tỉ lệ

Học kì I

Học kì II

Tăng


15

24

32,1 %

Điểm kiểm tra học kì I

Điểm kiểm tra cuối năm

Số
học
sinh

1 đến 4

5 đến 8

9 đến 10

1 đến 4

5 đến 8

9 đến 10

TS

TL


TS

TL

TS

TL

TS

TS

TL

TS

28

4

14,3 21

75

3

10,7 0

18


64,3 10

TL

TL
35,7

Kết quả khảo sát lớp 5C, trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi, năm học
2014-2015:
Tổng số học sinh
25

Tổng
số

Học sinh ham thích học Tiếng Việt
Học kì I

Học kì II

Tăng

15

25

40 %

Điểm kiểm tra học kì I

1 đến 4

Tỉ lệ

5 đến 8

9 đến 10

Điểm cuối tra cuối năm
1 đến 4

Giáo viên: Trần Thị Lan Chung – Trường TH Nguyễn Văn Trỗi

5 đến 8

9 đến 10
23


Một số kinh nghiệm giúp học sinh học tốt môn Tiếng Việt lớp 5 theo mơ hình VNEN

học
sinh

TS

TL

TS


TL

TS

TL

TS

25

2

8

13

52

10

40

0

TL

TS

TL


TS

TL

10

40

15

60

Ngồi ra, với các đặc trưng của mơ hình VNEN mang lại, các kỹ năng của
học sinh cũng có sự thay đổi rõ rệt: Học sinh khơng cịn nhút nhát mà tự tin,
mạnh dạn tham gia tích cực vào tiết học. Giờ học khơng xảy ra theo một chiều
mà có sự trao đổi, tương tác giữa thầy và trò, giữa trò và trò. Tỉ lệ học sinh tự tin
trao đổi ý kiến trước tập thể cao hơn.
Như vậy, vấn đề tôi đang nghiên cứu mang lại giá trị khoa học như sau:
Học sinh học tốt mơn Tiếng Việt theo mơ hình trường học mới VNEN.
Nâng cao chất lượng giảng dạy, tăng cường phát huy tính tích cực, chủ động,
sáng tạo của học sinh. Lấy học sinh làm trung tâm trong các hoạt động dạy học
Tiếng Việt, giúp học sinh tự chiếm lĩnh kiến thức và tạo điều kiện tốt nhất để
mọi học sinh được tham gia vào quá trình học tập. Giáo viên tổ chức hoạt động
học tập giúp học sinh tự nắm được kiến thức, kỹ năng mới, đồng thời được rèn
luyện về phương pháp tự học. Giáo viên quan tâm đến vận dụng vốn hiểu biết và
kinh nghiệm của từng cá nhân và tập thể học sinh để xây dựng bài học và phát
triển kỹ năng cho học sinh.
4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu
Sau khi áp dụng thực nghiệm với hai lớp, tôi thấy chất lượng học môn
Tiếng Việt đã có sự tăng lên rõ rệt, học sinh u thích học môn Tiếng Việt hơn

và các kỹ năng cơ bản như kỹ năng hợp tác, kỹ năng giao tiếp được nâng cao và
hoàn thiện. Nâng cao dần năng lực tự học của học sinh theo hướng phát triển
năng lực, phẩm chất người học. Với các điều kiện đã áp dụng, các em làm chủ
được kiến thức, biết khám phá và đem lại kết quả cao trong học tập. Đồng thời
giúp các em phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo trong học tập và rèn
luyện các kỹ năng. Góp phần cùng nhà truờng nâng cao chất lượng giáo dục
toàn diện.

III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ

Giáo viên: Trần Thị Lan Chung – Trường TH Nguyễn Văn Trỗi

24


Một số kinh nghiệm giúp học sinh học tốt môn Tiếng Việt lớp 5 theo mơ hình VNEN

1. Kết luận
Dạy học môn Tiếng Việt là đem đến sự vận động khoa học cho não bộ và
các cơ quan phát âm, ngơn ngữ, đem đến những tinh hoa văn hóa, văn học nghệ
thuật cho tâm hồn trẻ. Vì thế địi hỏi người thầy phải có phườn pháp phù hợp,
đáp ứng nhu cầu ham hiểu biết của học sinh và tăng cường giáo dục nhân cách,
đạo đức cho học sinh. Dạy học Tiếng Việt để mang lại hiệu quả cao cho mô hình
VNEN là một nghệ thuật trong lao động dạy học sáng tạo của giáo viên. Đây là
vấn đề hết sức cần thiết và có ý nghĩa rất lớn để kích thích tư duy học tập và
sáng tạo, phát triển kỹ năng và nhân cách cho học sinh.
2. Kiến nghị
Qua đây tôi mạnh dạn đưa ra một số kiến nghị:
* Đối với nhà trường:
- Cung cấp đầy đủ các tài liệu về phương pháp dạy Tiếng Việt để giáo

viên có điều kiện nghiên cứu. Cung cấp đồ dùng dạy học: tranh ảnh, bảng phụ,
…để giờ dạy đạt kết quả tốt hơn.
- Thường xuyên tổ chức các chuyên đề và các hoạt động giáo dục cho
giáo viên học hỏi, trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau.
- Tổ chức các trò chơi luyện đọc như: Thi đọc tiếp sức, đọc thơ truyền
điện,..
- Đầu tư vào thư viện trường có đầy đủ sách báo, truyện cho học sinh
tham khảo hang tuần.
* Các cấp lãnh đạo:
- Cụm trường và chuyên môn thường xuyên tổ chức các chuyên đề theo
từng môn và các hoạt động giáo dục cho giáo viên học hỏi, trao đổi kinh nghiệm
lẫn nhau.
- Hỗ trợ kinh phí đầu tư cơ sở vật chất để đầu tư xây dựng thư viện.
Trên đây là một số giải pháp về tổ chức hoạt động mà tôi đã vận dụng để
nâng cao chất lượng dạy và học môn Tiếng Việt lớp 5. Trong khi viết chắc chắn
Giáo viên: Trần Thị Lan Chung – Trường TH Nguyễn Văn Trỗi

25


×