Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Tiết 81 : Văn bản BỨC TRANH CỦA EM GÁI TÔI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (137.34 KB, 5 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<i> Tiết 81</i>


<i><b>: </b></i> <i><b> </b></i>


<i><b>Văn bản</b></i>


<b>BỨC TRANH CỦA EM GÁI TÔI</b>


<b> <Tạ Duy Anh></b>
<b>A. Mục tiêu cần đạt</b>


<b>1. Kiến thức :</b>


<i><b>* Mức độ nhận biết : - Tình cảm của người em có tài năng với người anh.</b></i>


<i><b>* Mức độ thông hiểu : - Những nét đặc sắc trong miêu tả tâm lí nhân vật và nghệ</b></i>
thuật kể chuyện.


<i><b>* Mức độ vận dụng : - Cách thức thể hiện vấn đề giáo dục nhân cách của câu</b></i>
chuyện: không khô khan, giáo huấn mà tự nhiên, sâu sắc qua tự nhận thức của
nhân vật chính.


<b>2. Kĩ năng:</b>


<i><b>- Kĩ năng bài học: Đọc diễn cảm, giọng đọc phù hợp với tâm lí nhân vật.Đọc –</b></i>
hiểu nội dung văn bản truyện hiện đại có yếu tố tự sự kết hợp với miêu tả tâm lí
nhân vật.


Kể tóm tắt câu chuyện trong một đoạn văn ngắn.


- Kĩ năng sống cần giáo dục: tự nhận thức và xác định cách ứng xử ( sống khiêm
tốn và tôn trọng người khác); giao tiếp, phản hồi/ lắng nghe tích cực, trình bày suy


nghĩ, ý tưởng, cảm nhận của bản thân về giá trị của tác phẩm.


<b>3. Thái độ: giáo dục sự tôn trọng người khác và đức tính khiêm tốn, giáo dục tình</b>
cảm gia đình.


- <b>GD đạo đức: </b>Giáo dục phẩm chất yêu gia đình, u người thân, lịng nhân ái,
khoan dung, tự lập, tự chủ, có trách nhiệm với bản thân và với người khác => GD
giá trị sống: YÊU THƯƠNG, KHOAN DUNG, TÔN TRỌNG, TRÁCH NHIỆM, TRUNG
THỰC.


<b>4. Phát triển năng lực: Rèn học sinh năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề,</b>
<i>năng lực sáng tạo, năng lực sử dụng ngôn ngữ , năng lực hợp tác khi thực hiện</i>
nhiệm vụ được giao trong nhóm, năng lực giao tiếp trong việc lắng nghe tích cực,
thể hiện việc tự tin chủ động trong việc chiếm lĩnh kiến thức bài học, năng lực tự
<i>quản lí được thời gian khi làm bài và trình bày bài.</i>


<b>B. Chuẩn bị</b>


- GV: nghiên cứu SGK, bộ chuẩn kiến thức, SGV, bài soạn, tranh vẽ, tài liệu tham
khảo, máy chiếu


- HS: đọc – tóm tắt, soạn bài
<b>C. Phương pháp</b>


- Phương pháp đọc diễn cảm, vấn đáp, thuyết trình, nhóm, nêu vấn đề, động não
<b>D. Tiến trình giờ dạy và giáo dục</b>


<i><b>1. Ổn định tổ chức (1)</b></i>
<i><b>2. Kiểm tra bài cũ (5):</b></i>



<b>? Cảm nhận của em về vẻ đẹp của thiên nhiên và cuộc sống con người trong</b>
<b>văn bản Sơng nước Cà Mau của Đồn Giỏi ?</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>? Cảm nhận của em về vẻ đẹp của thiên nhiên và cuộc sống con người trong</b>
<b>văn bản Vượt Thác của Võ Quảng ?</b>


- Bức tranh thiên nhiên trên sông Thu Bồn được miêu tả theo hành trình vượt thác
có vẻ đẹp êm đềm ở vùng đồng bằng và vẻ đẹp uy nghiên, hùng vĩ của vùng núi
rừng.


<i><b>b. Vẻ đẹp của con người lao động – dượng Hương Thư đưa thuyền ngược dịng,</b></i>
<i><b>vượt thác.</b></i>


- Ngoại hình: cởi trần, như một pho tượng đồng đúc, bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm
răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa


- Động tác: co người phóng sào, ghì chặt đầu sào -> thả sào, rút sào nhanh như cắt
-> ghì trên ngọn sào.


=> Dượng Hương Thư trong cuộc vượt thác rất hùng dũng, quyết đoán, với sức
mạnh của người lao động trong nền cảnh thiên nhiên rộng lớn, hùng vĩ.


<i><b>3. Bài mới</b></i>
<i>Thời gian:1’</i>


<i>Mục tiêu: Đặt vấn đề tiếp cận bài học</i>
<i>Hình thức:Hoạt động cá nhân</i>


<i>PP: Thuyết trình</i>



<i><b>HĐ1: GTBM(1’): </b>Đã bao giờ em ân hận, ăn năn vì thái độ cứ xử của mình với</i>
<i>người thân trong gia đình chưa? Đã bao giờ em cảm thấy mình rất tồi tệ, xấu xa</i>
<i>không xứng đáng với anh, chị, em của mình chưa? Có những sự ân hận, hối lỗi</i>
<i>làm cho tâm hồn ta trong trẻo hơn, lắng dịu hơn. Truyện bức tranh của em gái tôi</i>
<i>đã thành công trong việc thể hiện chủ đề đó.</i>


<i><b> Hoạt động của thầy và trò</b></i> <i><b>Ghi bảng</b></i>
<b>Hoạt động 2 (5)</b>


<i><b>- Mục tiêu: Tìm hiểu những nét chính về tác giả, </b></i>
<i><b>tác phẩm</b></i>


<i><b>- Phương pháp vấn đáp tái hiện</b></i>


<i><b>-Phương tiện: tư liệu, SGK, bảng, MC</b></i>
<i><b>- KT: Động não</b></i>


<b>? Nêu những hiểu biết của em về tác giả? Tác </b>
<b>phẩm?</b>


- 2 HS trình bày. – GV trình chiếu chân dung tác
giả, một số tác phẩm tiêu biểu và giới thiệu


- Tạ Duy Anh sinh năm 1959


- Quê: huyện Chương Mĩ, tỉnh Hà Tây (nay thuộc
Hà Nội)


- Là cây bút trẻ trong văn học thời kì đổi mới.
<i><b>* GV: Đây là câu chuyện khá gần gũi trong đời </b></i>


sống bình thường của lứa tuổi thiếu niên nhưng đã
gợi ra những điều so sánh về mối quan hệ, thái độ
cách ứng xử giữa người này - người khác


<i><b>Hoạt động 3 (28’)</b></i>


<i><b>- Mục tiêu : Hướng dẫn hs đọc và tìm hiểu giá trị </b></i>


<b>I. Giới thiệu chung.</b>


<i><b>1. Tác giả</b></i>


- Tạ Duy Anh (1959), là cây
bút trẻ trong văn học thời kì
đổi mới.


<i><b>2. Tác phẩm</b></i>


- Là truyện ngắn đạt giải nhì
cuộc thi “Tương lai vẫy gọi”
của báo TNTP


- In trong tập “Con dế ma”
(1999)


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<i><b>của văn bản</b></i>


<i><b>- Phương pháp: đọc diễn cảm, nêu vấn đề, phát </b></i>
<i><b>vấn, khái quát, nhóm.</b></i>



<i><b>- Phương tiện: tư liệu, SGK, MC</b></i>
<i><b>KT: Làm việc theo nhóm, động não</b></i>


<b>* Đọc: GV lưu ý cách đọc: Phân biệt rõ lời kể, lời </b>
đối thoại, diễn biến tâm lí người anh.


- GV đọc 1 đoạn -> 2 HS khác đọc tiếp
<b>? Hãy kể tóm tắt câu chuyện ? </b>
- Có sự lồng ghép 2 cốt truyện nhỏ.


+ Cốt truyện về người em: Kiều Phương mê vẽ ->
được phát hiện tài năng vẽ -> bức tranh đạt giải nhất
+ Cốt truyện về người anh: Ngạc nhiên...-> ghen
tức trước tài năng của em -> hãnh diện và xấu hổ
khi xem tranh...


- 3 HS kể -> HS nhận xét -> GV bổ sung.


<b>* Chú thích: Tìm hiểu một số chú thích trong SGK</b>
<b>? Theo em truyện có thể chia thành mấy phần? </b>
<b>Nội dung?</b>


- Đ1: Từ đầu -> là được (31): Giới thiệu Kiều
<i><b>Phương</b></i>


- Đ2: Tiếp -> mẹ vẫn hồi hộp (33) : Diễn biến tâm
<i><b>trạng người anh </b></i>


- Đ3: Còn lại: Tác dụng của lòng nhân hậu
<b>?Chủ đề của văn bản là gì?</b>



Trong cuộc sống, mỗi con người đều phải vượt qua
lòng mặc cảm, tự ti để có được sự trân trọng và
niềm vui thật sự chân thành trước những thành công
hay tài năng của người khác để vượt lên tự khẳng
định giá trị và năng lực của chính mình.


<b>? Nhân vật chính trong truyện là ai? Vì sao?</b>
- Kiều Phương và người anh là nhân vật chính
nhưng nhân vật người anh có vị trí quan trọng hơn
vì thể hiện chủ đề văn bản


<b>? Truyện được kể bằng lời của nhân vật nào? </b>
<b>Theo ngôi thứ mấy?</b>


- Nhân vật người anh – ngôi thứ nhất


<b>? Sự lựa chọn vai kể như vậy có tác dụng gì </b>
<b>trong việc xây dựng nhân vật và thể hiện chủ đề </b>
<b>của truyện?</b>


+ Truyện kể từ ngôi thứ nhất = lời của người anh ->
tác giả miêu tả tâm trạng nhân vật một cách tự
nhiên, nhân vật cô em được hiện ra trong cách nhìn,
sự biến đổi của người anh, để cuối truyện bộc lộ


<i><b>1. Đọc - Chú thích – tóm tắt</b></i>


<i><b>2. Bố cục: 3 phần</b></i>



</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

được nhân cách của người anh.


+ Truyện kể từ ngôi thứ nhất cho ta thấy nhân vật tự
soi xét tình cảm của mình, ý nghĩ của mình để tự
vươt lên.


-> Miêu tả tâm trạng của nhân vật một cách tự
nhiên bằng lời của chính nhân vật ấy -> thể hiện chủ
đề câu chuyện được tự nhiên và thấm thía hơn qua
sự tự nhận thức của nhân vật người anh


<b>? Có ý kiến cho rằng “truyện nhằm khẳng định, </b>
<b>ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của cơ em gái”. Nhưng</b>
<b>có ý kiến lại khẳng định “truyện muốn hướng </b>
<b>người đọc tới sự tự thức tỉnh của người anh.” </b>
<b>Vậy ý kiến của em như thế nào?</b>


- Như trên đã xác định, nhân vật trung tâm là người
anh vì vậy truyện khơng nhằm ca ngợi phẩm chất
của người em mà muốn hướng người dọc đến sự
thức tỉnh ở nhân vật nguồi anh qua diễn biến tâm
trạng.


- Ý kiến 2 là đúng vì thể hiện chủ đề của văn bản.
<b>? Nhân vật Kiều Phương được giới thiệu như thế</b>
<b>nào? Có những nét đẹp nào về tâm hồn, tính </b>
<b>cách?</b>


- Ngoại hình, hành động: mặt luôn bị bôi bẩn, hay
lục lọi các đồ vật, tự chế thuốc vẽ, tập vẽ các đồ vật,


ln vui vẻ, vẽ về anh...


- Tính cách và phẩm chất nổi bật: hồn nhiên, hiếu
động, tài năng hội hoạ, tình cảm trong sáng và lịng
nhân hậu


<b>? Theo em nét nào là đáng quí nhất ở K.Phương?</b>
- Mặc dù có tài năng và được đánh giá cao, được
mọi người quan tâm nhưng Kiều Phương không hề
mất đi sự hồn nhiên, trong sáng của tuổi thơ, vẫn
dành cho anh trai những tình cảm tốt đẹp.


<b>? Hãy đánh giá về nhân vật Kiều Phương ?</b>


- Kiều Phương là một em gái hồn nhiên, hiếu động,
tài vẽ tranh sớm được khẳng định nhưng không tự
cao tự đại. Em có một tình cảm vơ cùng trong sáng,
cao đẹp - tình cảm đó biểu hiện nổi bật trong bức
tranh “Anh trai tôi” tham gia trại thi vẽ quốc tế và
đạt giải nhất. Những biểu hiện tình cảm trong cuộc
sống hằng ngày và thành công nghệ thuật của Kiều
Phương đã giúp cho người anh nhận ra những hạn
chế của bản thân. Mặc dù bị anh đối xử nghiêm
khắc, nhưng Kiều Phương hiểu tính anh, vẫn rất


<i><b>a. Nhân vật Kiều Phương</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

thương yêu anh. Bức tranh “Anh trai tôi” do đó
khơng chỉ thể hiện tài năng nghệ thuật đặc biệt của
cơ bé mà cịn thể hiện vẻ đẹp tâm hồn và nhân cách


của Kiều Phương.


- 3 HS trình bày-> GV chốt -> Ghi


- Tính cách và phẩm chất nổi
bật: hồn nhiên, hiếu động, có
tài năng hội hoạ, tình cảm
trong sáng, có lịng nhân hậu,
có tấm lịng bao dung độ
lượng.


<i><b>4, củng cố ( 3’ ): GV khái quát nội dung tiết 1 về cách xây dựng nhân vật, hình </b></i>
ảnh nhân vật Kiều Phương


<i><b>5, Hướng dẫn về nhà: (3’)</b></i>
- Tóm tắt truyện


- Cảm nhận về nhân vật Kiều Phương
- Phân tích tâm trạng nhân vật người anh


<i>?) Nêu diễn biến tâm trạng của người anh qua 3 thời điểm: trước và sau khi tài</i>
<i>năng của Kiều Phương được phát hiện, khi Kiều Phương được giải cao nhất cuộc</i>
<i>thi vẽ?</i>


<i>?) Việc người anh vẫn lén xem tranh của Kiều Phương nói lên điều gì? Thái độ</i>
<i>của người anh?</i>


<i>?) Tại sao người anh nỡ đẩy Kiều Phương ra khi em muốn chia sẻ niềm vui với</i>
<i>anh?</i>



<i>?) Trong trường hợp này, em khuyên người anh như thế nào?</i>


<i>?) Thái độ của người anh khi đứng trước bức tranh đoạt giải của Kiều Phương?</i>
<i>Tại sao? </i>


<i>?) Từ tâm trạng ngỡ ngàng tại sao sau đó người anh lại hãnh diện và xấu hổ?</i>
<i>?) Em hiểu như thế nào về đoạn kết “Tôi không trả lời...con đấy”? Theo em nhân</i>
<i>vật người anh đáng yêu hay đáng ghét? Cảm nhận của em về người anh? </i>


<b>E. Rút kinh nghiệm:</b>


</div>

<!--links-->

×