Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Bao cao ket qua 5 nam thuc hien chuong trinh phobien giao duc phap luat

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (132.39 KB, 6 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

PHÒNG GDĐT HUYỆN BẮC SƠN
<b>TRƯỜNG THCS XÃ TÂN HƯƠNG</b>


Số:20 /BC-THCS


<b> CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM</b>
<b> Độc lập – Tự do – Hạnh phúc</b>



Tân Hương, ngày 10 tháng 6 năm 2012
<b>BÁO CÁO</b>


<b>Kết quả 05 năm thực hiện Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật </b>
<b>của Chính phủ từ năm 2008 đến năm 2012</b>


Thực hiện Quyết định số 37/2008/QĐ-TTg ngày 12/3/2008 của Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phổ biến giáo dục pháp luật từ
năm 2008 đến năm 2012;


Thực hiện sự chỉ đạo của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Bắc
Sơn, trường THCS xã Tân Hương báo cáo kết quả thực hiện Chương trình
cụ thể như sau:


<b>I. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH</b>


<b>1. Cơng tác tổ chức điều hành Chương trình</b>


Triển khai thực hiện Quyết định số 37/2008/QĐ-TTg ngày 12/3/2008
của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phổ biến giáo dục pháp
luật từ năm 2008 đến năm 2012, nhà trường đã căn cứ các văn bản hướng
dẫn thực hiện của cấp trên thành lập ban chỉ đạo, giới thiệu nội dung của


chương trình thơng qua các cuộc họp, các đợt tập huấn, lồng ghép với các
hoạt động tập thể, các ngày lễ lớn trong năm học. Tính đến ngày 10/7/2012,
nhà trường đã ban hành tổng số 10 văn bản (Kế hoạch, quyết định) để triển
khai thực hiện về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của nhà trường.


Nhà trường đã căn cứ Đề án của cấp trên xây dựng Đề án Nâng cao
chất lượng công tác phổ biến giáo dục pháp luật trong nhà trường, có sự
phối hợp với các đồn thể ở địa phương.


<b>2. Mục tiêu, yêu cầu, đối tượng, nội dung thực hiện Chương trình</b>
Bám sát mục tiêu Chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo nhà trường
đã tổ chức phổ biến kịp thời, đầy đủ các nội dung pháp luật phù hợp với từng
đối tượng:


- Đối với cán bộ, công chức, viên chức: Nội dung phổ biến, giáo dục
pháp luật tập trung vào ba nhóm vấn đề chính sau:


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

+ Các quy định về cán bộ, công chức, về chống tham nhũng, thực
hành tiết kiệm, chống lãng phí; quy chế dân chủ ở cơ sở; các quy định
khiếu nại, tố cáo; thi đua, khen thưởng; hội nhập kinh tế, quốc tế...


+ Các quy định pháp luật mới liên quan như luật dân sự, luật đất đai,
luật tố tụng dân sự, hình sự, lao động, hơn nhân gia đình...


- Đối với học sinh: Nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật được thực
hiện qua chương trình mơn học Giáo dục cơng dân. Bên cạnh đó, các nội
dung pháp luật liên quan cịn được tích hợp ở một số môn học khác như
Lịch sử, Địa lý, Ngữ văn. Các nội dung pháp luật được tuyên truyền phổ
biến liên quan trực tiếp đến học sinh, như quyền và nghĩa vụ cơ bản của
công dân, Bộ luật Dân sự, Bộ luật Hình sự, pháp luật về giao thơng, pháp


luật về phòng chống ma túy, pháp luật về phòng chống tệ nạn xã hội, pháp
luật về bảo vệ môi trường, luật Hơn nhân và gia đình...


Nội dung thực hiện bằng hình thức tuyên truyền trực tiếp được nhà
trường áp dụng thường xuyên đồng thời tuyên truyền, phổ biến, giáo dục
pháp luật thông qua các phương tiện thông tin đại chúng và có hiệu quả.
Tài liệu tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật được bổ sung kịp thời
và đầy đủ. Các cuộc thi tìm hiểu pháp luật do cấp trên tổ chức luôn tham
gia đầy đủ số lượng bài và có chất lượng.


Thực hiện dạy học mơn Giáo dục cơng dân theo hướng phát huy tính
tích cực, chủ động của học sinh cũng như ứng dụng công nghệ thông tin
trong giảng dạy. Có đủ sách giáo khoa và một số tài liệu phục vụ giảng
dạy, học tập như “Sách giáo viên môn Giáo dục công dân”, “Thực hành
giáo dục cơng dân”, “Tình huống giáo dục cơng dân”, “Tư liệu giáo dục
công dân” đã được đặt mua đầy đủ.


Cùng với giảng dạy chương trình chính khóa, nhà trường đã tổ chức
các hoạt động giáo dục pháp luật ngoại khoá cho học sinh thơng qua các
hình thức đa dạng như kỷ niệm các ngày lễ lớn trong năm học, lễ khai
giảng.... Đối với cán bộ, giáo viên việc tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật
thông qua các hội nghị tập huấn, các cuộc họp giới thiệu văn bản pháp luật
mới được triển khai thường xuyên. Cử giáo viên tham gia tập huấn định kỳ
hàng năm theo kế hoạch của cấp trên.


<b>3. Các giải pháp thực hiện Chương trình</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

- Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của nhà
trường được thành lập gồm 06 thành viên do hiệu trưởng làm chủ tịch. Hội
đồng đã xây dựng Kế hoạch tổ chức và hoạt động, thực hiện tốt chức năng


thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường.


- Nhà trường có 01 cán bộ giáo viên mơn GDCD phụ trách công tác
pháp chế. Cán bộ phụ trách được cử bồi dưỡng thường xuyên, tập huấn định
kỳ hằng năm theo kế hoạch cấp trên.


<i>3.2. Về kinh phí, cơ sở vật chất</i>


- Kinh phí triển khai, thực hiện cơng tác phổ biến, giáo dục pháp luật
được bố trí từ ngân sách nhà nước cấp <i>(nguồn kinh phí tiết kiệm chi hàng</i>
<i>năm)</i>. Cùng với kinh phí từ ngân sách, nhà trường cịn kết hợp với một số
nguồn kinh phí khác như kinh phí xã hội hóa giáo dục...để tổ chức triển
khai cơng tác phổ biến, giáo dục pháp luật.


- Nhà trường đã có tủ sách pháp luật riêng, dễ lấy và được sử dụng có
hiệu quả; các đầu sách hàng năm đều được bổ sung.


<b>II. ĐÁNH GIÁ VỀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH</b>
<b>1. Về hiệu quả</b>


Việc triển khai Chương trình cơng tác phổ biến, giáo dục pháp luật của
Chính phủ giai đoạn 2008-2012 và Đề án nâng cao chất lượng công tác phổ
biến, giáo dục pháp luật của nhà trường trong thời gian qua đã đánh dấu
một bước chuyển mạnh mẽ trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của
nhà trường. Mặc dù chưa có điều kiện đánh giá một cách khoa học về vấn
đề này song với những kết quả đã thực hiện nêu trên có thể khẳng định
công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường đã mang lại những
kết quả quan trọng.


Kết quả của công tác này thể hiện trên các mặt sau:



- Đã tạo ra sự chuyển biến rõ rệt về mặt nhận thức của cán bộ quản lý,
giáo viên, nhân viên và học sinh về vị trí vai trị của pháp luật trong đời
sống xã hội cũng như ý nghĩa và sự cần thiết của việc đẩy mạnh công tác
phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường. Kết quả phổ biến, giáo dục
pháp luật không chỉ thể hiện trong phạm vi của trường mà cịn lan toả ra
mơi trường xung quanh, thể hiện vai trị trung tâm văn hố của nhà trường.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

<b>2. Tồn tại, khó khăn và nguyên nhân </b>
<i>a) Về tổ chức chỉ đạo, điều hành </i>


Thể chế cho việc triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật chưa
đủ, chưa mạnh; cá nhân phụ trách công tác phổ biến, giáo dục của nhà
trường chưa chuyên trách.


<i>b) Về thực hiện nội dung, hình thức, biện pháp của chương trình</i>


- Việc tổ chức chương trình giảng dạy pháp luật trong nhà trường chưa
có tài liệu thống nhất. Nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật còn dàn trải,
nặng về lý thuyết, thiếu tính thực tiễn. Phương pháp giáo dục nói chung và
phương pháp tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật nói riêng cịn nặng
nề, hành chính hố, chậm được đổi mới. Hoạt động ngoại khố cịn đơn
điệu, thiếu hấp dẫn.


- Trang thiết bị, tài liệu, phương tiện phục vụ công tác phổ biến, giáo
dục pháp luật còn thiếu nhiều. Việc xây dựng, quản lý tủ sách pháp luật
theo Thông tư liên tịch số
02/2006/TTLT-BTP-BCA-BGDĐT-BLĐTBXH-TLĐLĐVN ngày 7 tháng 6 năm 2006 cịn khó khăn, hiệu quả sử dụng tủ
sách pháp luật thấp.



- Đội ngũ giáo viên giảng dạy môn Giáo dục cơng dân chưa qua đào
tạo chính quy về luật, chưa được bồi dưỡng cập nhật kiến thức pháp luật
phục vụ việc giảng dạy. Chưa có chế độ, chính sách thỏa đáng để tạo nguồn
giáo viên và để thu hút, gắn bó họ với cơng việc. Vì vậy, để tăng cường
giáo dục pháp luật trong tình hình mới, điều kiện đầu tiên có tính chất
quyết định là cần có một đội ngũ giáo viên được đào tạo về pháp luật, có
trình độ sư phạm, đủ về số lượng và gương mẫu về chấp hành pháp luật.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật). Việc huy động các nguồn
kinh phí khác chưa có hiệu quả như mong muốn.


<i>c) Nguyên nhân</i>


- Nhận thức của một số cá nhân, tổ chức về vị trí, vai trị, nội dung của
cơng tác phổ biến, giáo dục pháp luật còn hạn chế, chưa nhận thức được
nhu cầu đổi mới và tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong
điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền hiện nay từ đó việc triển khai
thực hiện cịn hình thức.


- Sự phối hợp các lực lượng làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật
trong và ngoài nhà trường chưa nề nếp nên chưa đạt được hiệu quả cao.
Cấp uỷ Đảng ở địa phương chưa thật sự quan tâm chỉ đạo công tác phổ
biến, giáo dục pháp luật đối với nhà trường.


- Ý thức pháp luật của các cán bộ giáo viên, nhân viên và học sinh tuy
có được nâng lên song cịn khơng ít bất cập. Hiện tượng vi phạm pháp luật
vẫn còn trong giáo viên và học sinh.


<b>3. Bài học kinh nghiệm</b>



Qua thực tiễn triển khai thực hiện Chương trình cơng tác phổ biến,
giáo dục pháp luật của Chính phủ thời gian qua nhà trường rút ra một số
bài học kinh nghiệm cơ bản sau đây:


- Cần xây dựng được nhận thức đúng đắn về vị trí, vai trị, nội dung
của cơng tác phổ biến, giáo dục pháp luật từ lãnh đạo nhà trường đến giáo
viên làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; tranh thủ sự lãnh đạo của
các cấp uỷ Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.


- Phải xây dựng kế hoạch, chương trình đầy đủ, tạo cơ sở pháp lý vững
chắc cho việc tổ chức công tác phổ biến, giáo dục pháp luật một cách bài
bản, đồng bộ và có hệ thống.


- Bố trí cán bộ giáo viên nhiệt tình, am hiểu pháp luật phụ trách công
tác phổ biến, giáo dục pháp luật .


- Có kế hoạch cụ thể cả về nhiệm vụ, cả về kinh phí và các điều kiện
bảo đảm khác để triển khai và tổ chức kiểm tra, đôn đốc thực hiện một cách
thường xuyên.


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

- Cơ quan lập pháp sớm ban hành Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật để
tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho việc triển khai công tác phổ biến, giáo dục
pháp luật trong tình hình mới hiện nay.


- Trong thời gian tới tiếp tục thực hiện Đề án nâng cao chất lượng
công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường để đảm bảo thực
hiện đúng các mục tiêu của Đề án.


- Cấp trên có kế hoạch tổ chức kiểm tra việc triển khai thực hiện các
Đề án thuộc Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật của Chính phủ


2008-2012.


<i><b>2. Nhóm giải pháp về nguồn lực thực hiện cơng tác phổ biến, giáo</b></i>
<i><b>dục pháp luật </b></i>


Phịng Giáo dục và Đào tạo bố trí kinh phí thực hiện cơng tác phổ
biến, giáo dục pháp luật, kinh phí triển khai thực hiện Chương trình phổ
biến, giáo dục pháp luật của Chính phủ giai đoạn 2008-2012 cho nhà
trường. Bên cạnh đó, Phịng Giáo dục và Đào tạo cần phối hợp với Phịng
tài chính có văn bản hướng dẫn nhà trường trong việc phân bổ nguồn kinh
phí cho công tác này cũng như việc phối kết hợp sử dụng kinh phí từ các
chương trình, đề án, dự án khác.


Trên đây là Báo cáo sơ kết Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật
của Chính phủ từ năm 2008-2012 của trường THCS xã Tân Hương./.


<i><b>Nơi nhận: </b></i>


- Phòng GDĐT (để b/c);
- Lưu: NTr.


<b>HIỆU TRƯỞNG</b>


</div>

<!--links-->

×