Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Em biet thay se im lang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (113.11 KB, 2 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>Em biết, thầy sẽ… im lặng!</b>


(Dân trí) - Em biết, thầy sẽ im lặng vì trung thực rất cần sự dũng cảm và giá của nó
khơng hề rẻ. Lời nói thật đã hơn một lần chết chém. Nhưng may mắn thay, được sống
một cuộc sống trung thực đang, đã và mãi là khát vọng lớn nhất của nhân loại.


<i>(Minh họa: Ngọc Diệp)</i>


Đề thi Văn trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay có một câu rất hay nói về sự dối trá:
<i>“Thói dối trá là biểu hiện của sự suy thoái về đạo đức trong đời sống xã hội - Viết một </i>
bài văn ngắn (khoảng 400 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến trên”. Mình nhớ
cách đây khoảng 3 năm (2009), trong kỳ thi đại học cũng có một câu tương tự: Câu II
(3 điểm): Trong thư gửi thầy hiệu trưởng của con trai mình, Tổng thống Mĩ A. Lin-côn
(1809-1865) viết: “Xin thầy hãy dạy cho cháu biết chấp nhận thi rớt còn vinh dự hơn
<i>gian lận khi thi”. Từ ý kiến trên, anh/chị hãy viết một bài văn ngắn (khơng q 600 từ) </i>
trình bày suy nghĩ của mình về đức tính trung thực trong khi thi và trong cuộc sống.
Ngày đó, mình đã viết bài này.


<b>Bài làm: </b><i>(600 chữ)</i>


Trong thư Ngày 20/11/2008, Bộ trưởng đã cảnh báo: “sự giả dối vẫn đang tồn tại trong
ngành và trong xã hội”. Nhà khoa học nổi tiếng bởi sự chính trực, GS Hồng Tụy đã
từng kêu lên: “Dân tộc Việt Nam khơng có truyền thống giả dối. Bệnh giả dối là mối
nhục lớn”.


Vâng. Giả dối là “mối nhục lớn” nhưng chúng ta đang phải sống chung với sự giả dối
dù trong sâu thẳm, mỗi người đều khao khát được sống trung thực với mọi người, trung
thực với chính mình. Thế nhưng ai cho họ sự trung thực? Làm sao có thể sống trong sự
trung thực khi xung quanh tràn lan sự lọc lừa, dối trá?


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

mẫu giáo, ba em cầm cuốn “Sổ vàng” mặt ghệt như người vừa bị trấn lột. 6 tuổi, em đi


học. Đó là cuộc đua chạy trường, chạy lớp mà phương tiện là những chiếc “phong bì”
lặc lè ngoại tệ... Và cho khi em chết, con em sẽ làm như bố em làm ngày ơng em mất:
Lo lót cái phong bì để có chỗ nằm trong nghĩa địa.


Hành trình làm người là hành trình giả dối.


“Dân tộc Việt Nam khơng có truyền thống giả dối”. Thạch Sanh 3 lần bị phản bội vẫn
ơn Lý Thông như một ân nhân. Mị Châu mất đầu vẫn giữ niềm tin ở tên gian ngoại bang
Trọng Thủy. Cô Tấm ba lần bị lừa vẫn tin ở tình yêu thương nơi mụ dì ghẻ độc ác. Dân
tộc Việt Nam không chỉ trung thực mà thành thực đến ngây thơ. Sự dối trá đến với dân
tộc ta từ bao giờ? Ai đầu têu và nuôi dưỡng sự dối trá này, thưa thầy?


Sống trong đảo người gù, ai thẳng lưng là dị dạng. Nếu không muốn bị coi là dị dạng, bị
cộng đồng xua đuổi đương nhiên không gù cũng phải còng xuống thành gù. Ai cho họ
thẳng lưng? Ai cho họ trung thực? Có nơi đâu mà sự trung thực bị coi như một nhược
điểm, thậm chí ngu xuẩn, điên rồ, thưa thầy?


Dù muốn có một kỳ thi trung thực nhưng làm sao em trung thực được khi bên cạnh em
là sột soạt tiếng mở bài dưới sự che chở của giám thị? Cả việc phải làm đề thi này cũng
lại là một lần nữa thầy lại bắt chúng em phải nói dối bằng những lời sáo rỗng, khơng
phải của mình bởi nếu viết suy nghĩ trung thực, chắc chắn em sẽ bị điểm 0.


Trung thực rất cần sự dũng cảm. Thầy có đủ dũng cảm để cho bài thi này dù chỉ là 1/2
điểm?


Em biết, thầy sẽ im lặng vì trung thực rất cần sự dũng cảm và giá của nó khơng hề rẻ.
Lời nói thật đã hơn một lần chết chém. Nhưng may mắn thay, được sống một cuộc sống
trung thực đang, đã và mãi là khát vọng lớn nhất của nhân loại.


Vâng, em biết thầy sẽ vẫn… im lặng!



<b>Bùi Hoàng Tám</b>


</div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×