Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Sự khác biệt của yếu tố hậu hiện đại trong sáng tác của hồ anh thái và haruki murakami tt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (500.42 KB, 27 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

TRẦN QUANG HƢNG

SỰ KHÁC BIỆT CỦA YẾU TỐ HẬU HIỆN ĐẠI
TRONG SÁNG TÁC CỦA HỒ ANH THÁI VÀ
HARUKI MURAKAMI
Ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 9 22 01 21

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC

HÀ NỘI – 2018


Cơng trình được hồn thành tại:
Học viện Khoa học Xã hội

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Trƣơng Đăng Dung

Phản biện 1: GS.TS. Trần Đình Sử
Phản biện 2: PGS.TS. Lý Hồi Thu
Phản biện 3: TS. Nguyễn Ngọc Thiện

Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án tiến sĩ
họp tại: Học Viện Khoa học Xã hội vào lúc: .... giờ .... phút, ngày
.... tháng ... năm 2018

Có thể tìm hiểu luận án tại:


- Thư viện học viện khoa học xã hội
- Thư viện quốc gia việt nam


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hậu hiện đại đã trở thành hiện tượng mang tính tồn cầu, được bàn
luận, tranh cãi rất nhiều và có ảnh hưởng sâu rộng trên nhiều lĩnh vực,
trong đó, có văn học.
Hồ Anh Thái là nhà văn giàu yếu tố hậu hiện đại của Việt Nam và
Haruki Murakami là một nhà văn hậu hiện đại của Nhật Bản. Sự xuất
hiện của yếu tố hậu hiện đại trong các sáng tác của hai tác giả văn học
đương đại Việt Nam và Nhật Bản có thể xem là độc lập chứ không nằm
trong mối quan hệ ảnh hưởng, chi phối. So sánh sự khác biệt của yếu tố
hậu hiện đại trong sáng tác của hai nhà văn với nhau sẽ thấy được sự
khác biệt, chẳng những ở văn chương của họ, mà cịn có được một cái
nhìn thực chất về hậu hiện đại ở Việt Nam và Nhật Bản, và xa hơn nữa là
hai nền văn hóa, hai cá tính dân tộc. Trên cơ sở đó khẳng định tài năng
và đóng góp đáng kể của hai nhà văn trên tiến trình hiện đại hóa và hội
nhập văn học thế giới.
Trong thời gian qua đã có khá nhiều nghiên cứu giới thiệu về yếu
tố hậu hiện đại trong sáng tác của Hồ Anh Thái và Haruki Murakami.
Tuy nhiên hầu hết các cơng trình tập trung nghiên cứu yếu tố hậu hiện
đại ở cấp độ tác phẩm hoặc nhóm tác phẩm và khảo sát độc lập cho một
tác giả. Chưa có cơng trình nào tiến hành khảo sát trên quy mơ tồn diện
và có sự so sánh để chỉ ra được sự khác biệt của yếu tố hậu hiện đại trong
sáng tác của hai nhà văn này.
Chính vì vậy đề tài Sự khác biệt của yếu tố hậu hiện đại trong
sáng tác của Hồ Anh Thái và Haruki Murakami mà chúng tơi tiến hành
là hồn tồn mới mẻ và có triển vọng để thực hiện tốt.

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích

1


Làm sáng tỏ được sự khác biệt của yếu tố hậu hiện đại trong sáng
tác của Hồ Anh Thái và Haruki Murakami.
2.2. Nhiệm vụ
Nghiên cứu lí thuyết, khái quát những đặc trưng cơ bản của văn
học hậu hiện đại; nghiên cứu những tiền đề tiếp nhận yếu tố hậu hiện đại
ở hai nhà văn; khảo sát, phân tích yếu tố hậu hiện đại trong tác phẩm của
mỗi tác giả; so sánh, đối chiếu chỉ rõ những điểm khác biệt ở yếu tố hậu
hiện đại trong sáng tác của mỗi nhà văn, đưa ra lí giải cho những khác
biệt đó; khái quát những thành công của mỗi tác giả trong việc vận dụng
các thủ pháp hậu hiện đại.
3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là yếu tố hậu hiện đại trong sáng tác của Hồ
Anh Thái và Haruki Murakami và chỉ ra sự khác biệt của nó trong sang
tác của Hồ Anh Thái và Murakami.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của luận án là những tác phẩm của hai nhà
văn Hồ Anh Thái và Haruki Murakami.
4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Để triển khai đề tài Sự khác biệt của yếu tố hậu hiện đại trong
sáng tác của Hồ Anh Thái và Haruki Murakami, chúng tôi đã vận dụng
lý thuyết hậu hiện đại, lý thuyết liên văn bản là chủ đạo.
Chúng tôi sử dụng phối hợp nhiều phương pháp nghiên cứu, trong
đó phương pháp so sánh là những phương pháp nghiên cứu chủ đạo.

Ngoài ra trong hệ thống phương pháp nghiên cứu cịn có: phương pháp
lịch sử - loại hình, hương pháp cấu trúc - hệ thống.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
Luận án chỉ ra và làm sáng tỏ những điểm khác biệt ở yếu tố hậu
hiện đại ở tác phẩm của hai tác giả chủ yếu qua các phương diện thân
2


phận con người và phương thức thể hiện tác phẩm. Qua đó, luận án đánh
giá những đặc sắc nghệ thuật riêng trong sáng tác của hai nhà văn tiêu
biểu cho hai nền văn học Việt Nam và Nhật Bản trên tinh thần soi sáng
của lí thuyết hậu hiện đại. Đây là cơ sở để khẳng định tài năng và đóng
góp đáng kể của hai và văn trong tiến trình hướng tới ngôi nhà chung của
văn chương thế giới.
6. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của luận án
Về lí luận: Luận án nỗ lực khái quát những đặc trưng cơ bản của
văn học hậu hiện đại, mang đến một cái nhìn sâu sắc hơn về sự vận động
của tư duy tiểu thuyết và truyện ngắn theo tinh thần hậu hiện đại.
Về thực tiễn: Chúng tôi mong muốn đem một hướng nghiên cứu
về sự khác biệt ở những tác giả khác nhau, trong hoàn cảnh xã hội khác
nhau khi họ cùng sử dụng những thủ pháp tương đồng. Qua đó, luận án
cũng gợi mở thêm về những giá trị của văn học hậu hiện đại cũng như
thấy được ảnh hưởng của nó trong tiến trình phát triển của văn học nhân
loại. Luận án sẽ là một tài liệu tham khảo hữu ích cho việc nghiên cứu,
học tập văn học hậu hiện đại.
7. Cơ cấu của luận án
Ngoài phần Mở đầu, phần Kết luận, Danh mục tài liệu tham
khảo, phần Nội dung luận án được triển khai thành 4 chương:
Chƣơng 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Chƣơng 2. Hậu hiện đại trong văn học và tiền đề tiếp nhận ở Hồ

Anh Thái và Haruki Murakami.
Chƣơng 3. Sự khác biệt về thân phận con người trong sáng tác của
Hồ Anh Thái và Haruki Murakami.
Chƣơng 4. Sự khác biệt về phương thức thể hiện trong sáng tác
của Hồ Anh Thái và Haruki Murakami.

3


CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1. Những cơng trình nghiên cứu liên quan gián tiếp đến đề tài
Trước hết để tạo được cơ sở lí luận cho việc đi vào nghiên cứu
các yếu tố hậu hiện đại trong sáng tác của các nhà văn Việt Nam, chúng
tôi hướng đến tìm hiểu những cơng trình cung cấp cơ sở lí thuyết do các
nhà lí luận đã dày cơng nghiên cứu và dịch thuật trong thời gian qua như:
Văn học hiện đại thế giới – những vấn đề lý thuyết (2003) của nhiều tác
giả; Chủ nghĩa hậu hiện đại (Postmodernism) (2006) của Trần Quang
Thái; Truyện ngắn hậu hiện đại thế giới (2003); Truyện ngắn, lí luận, tác
gia và tác phẩm (2005); Văn học hậu hiện đại - Lí thuyết và tiếp nhận
(2012) của Lê Huy Bắc; Hoàn cảnh hậu hiện đại (2006) của J.F. Lyotard
(do Ngân Xuyên dịch, Bùi Văn Nam Sơn hiệu đính và giới thiệu); Lí
thuyết hậu hiện đại (2011) của Phương Lựu; Thi pháp của chủ nghĩa hậu
hiện đại (2012) của Liviu Petrescu do Lê Nguyên Cẩn dịch; Văn học hậu
hiện đại – Lí thuyết và tiếp nhận (2011) của Khoa Ngữ văn Trường Đại
Khoa học Huế; Văn học hậu hiện đại- Lí thuyết và thực tiễn (2013) của
Khoa Ngữ văn trường Đại học Sư phạm Hà Nội…
Ngoài ra còn phải kể đến những bài nghiên cứu đăng trên các tạp
chí của các tác giả: Nguyễn Hưng Quốc, Đào Tuấn Ảnh, Phùng Gia Thế,
Đơng La, Hồng Ngọc Tuấn, Inrasara, Như Huy, Trịnh Thanh Thủy, Ngơ

Văn Giá, Nguyễn Chí Hoan, Đồn Cầm Thi…
1.2. Những cơng trình liên quan trực tiếp đến đề tài
1.2.1. Những cơng trình nghiên cứu yếu tố hậu hiện đại trong
sáng tác của Hồ Anh Thái
Trong văn học Việt Nam đương đại, Hồ Anh Thái là nhà văn có
chỗ đứng khá vững chắc. Sự đổi mới ở ngòi bút của Hồ Anh Thái đã
nhận được nhiều sự chú ý của các nhà phê bình trong nước và quốc tế.
Các yếu tố hậu hiện đại được thể hiện trong sáng tác của ông ở một số
4


phương diện như cách tiếp cận hiện thực, chất hài hước, giọng điệu giễu
nhại, cách cấu trúc tác phẩm… được thể hiện qua những bài viết của các
tác giả: Diệu Hường, Nguyễn Thị Minh Thái, Ngọc Ánh, Nguyễn Đăng
Điệp, Xuân Cang, Trần Thanh Giao, Lê Minh Khuê, Trần Bảo Hưng,
Phùng Gia Thế, Hồi Nam, Phạm Xn Thạch, Hồng Cơng Danh, Lê
Vĩnh Nguyên, Ngọc Hà, Ma Văn Kháng, Nguyễn Thị Huế… Ngồi ra
cịn phải kể đến các báo cáo khoa học, khóa luận, luận văn của các sinh
viên và học viên cao học.
1.2.2. Những cơng trình nghiên cứu yếu tố hậu hiện đại trong
sáng tác của Haruki Murakami
Haruki Murakami là một trong những tiểu thuyết gia thế kỉ XX
quan trọng nhất của Nhật Bản. Qua những sáng tác của mình Haruki
Murakami đã cho thấy ông thực sự là một nhà văn hậu hiện đại với kĩ
thuật viết tinh tế và điêu luyện. Nghiên cứu về yếu tố hậu hiện đại
trong sáng tác của Murakami về các phương diện xây dựng nhân vật,
sự phá vỡ kết cấu kể chuyện truyền thống, sử dụng biểu tượng, ẩn dụ,
và việc sử dụng nhiều yếu tố giễu nhại… được thể hiện qua bài viết
của các tác giả Hoàng Long, Phạm Xuân Nguyên, Lâm Thiếu Hoa,
Nguyễn Tuấn Khanh, Trần Tố Loan, Hà Văn Lưỡng, Dương Ánh

Tuyết, Nguyễn Anh Dân, Phan Quý Bích, Nguyễn Bích Nhã Trúc…
và trong nhiều đề tài khoa học, các khóa luận, luận văn tốt nghiệp của
sinh viên, học viên cao học.

5


CHƢƠNG 2
HẬU HIỆN ĐẠI TRONG VĂN HỌC VÀ TIỀN ĐỀ TIẾP NHẬN
Ở HỒ ANH THÁI VÀ HARUKI MURAKAMI
2.1. Những đặc trƣng thi pháp cơ bản của văn học hậu hiện đại
Chủ nghĩa hậu hiện đại trong văn học là khuynh hướng văn học
tiếp nối chủ nghĩa hiện đại (bao gồm các khuynh hướng như tiểu thuyết
mới, hiện thực huyền ảo, chủ nghĩa cực hạn…), ra đời vào khoảng sau
chiến tranh thế giới thứ hai với các đặc trưng: sự từ chối tư tưởng trung
tâm, tính liên văn bản, giễu nhại, “xun tạc” sự thật, lối trần thuật hỗn
độn, xóa nhịa ranh giới giữa tinh tuyển và bình dân… Tác phẩm văn học
viết theo tinh thần hậu hiện đại có một “hệ thống thi pháp bất định và đột
phá”, sự không hạn chế về mặt chủ đề. Để thuận lợi cho cho quá trình
khảo sát tác phẩm của hai tác giả trong luận án, chúng tôi tập trung ở một
số đặc trưng cơ bản sau:
2.1.1. Phi trung tâm hóa và tinh thần giễu nhại
Chống lại các yếu tố trung tâm là đặc trưng then chốt của chủ
nghĩa hậu hiện đại nói chung và văn học hậu hiện đại nói riêng. “Chủ
nghĩa hậu hiện đại lại là một quá trình giải - khu biệt hóa (de differentiation) và xóa bỏ mọi trung tâm… Một cách vắn tắt, tự bản chất,
chủ nghĩa hậu hiện đại là một thứ chủ nghĩa đa nguyên”. Hậu hiện đại
khước từ sự tồn tại của bất kì nền tảng cơ bản nào, nó thiếu sự lạc quan
đối với chân lý khoa học, triết học, hay tôn giáo - những cái có thể giải
thích mọi thứ cho con người. Tính đa nguyên, hỗn độn, đánh đổ mọi
trung tâm chi phối cách nhìn về thế giới.

2.1.2.Tính liên văn bản
Liên văn bản là thuật ngữ cơ bản, phổ biến của chủ nghĩa hậu hiện
đại. “Liên văn bản có thể diễn giải như là: 1) Thủ pháp văn học cụ thể
như trích dẫn, vay mượn, nhại, bắt chước, mô phỏng; 2) Nguyên lí phổ
quát của sự tồn tại của văn bản văn học; 3) Hình ảnh “thế giới như văn
6


bản””. Liên văn bản là sự tương quan của văn bản chính với các văn bản
văn học, nghệ thuật khác. Liên văn bản là biểu hiện của sự trưng bày
“hiện thực phì đại” của xã hội hậu hiện đại. Những hình thức cụ thể của
liên văn bản văn học: sử dụng, vay mượn đề tài, cốt truyện, trích dẫn, đạo
văn, điển tích, nhái lại (phong cách, thể loại nhân vật…), sử dụng đề từ…
2.1.3. Bóp méo sự thật và lối trần thuật hỗn độn
Các nhà văn hậu hiện đại xem sự hỗn độn là không thể khắc phục
được, người nghệ sĩ bất lực. Họ giễu nhại nỗ lực giải thích hiện thực của
người hiện đại là ảo tưởng ngây thơ. Họ chấp nhận thế giới hỗn độn và
gia tăng thực trạng đó bằng cách “giải cấu trúc mọi trung tâm văn hóa”,
thực hiện mọi “chiến lược” tạo hiệu ứng trần thuật hỗn độn. Sự thật trong
tác phẩm bị bóp méo, xuyên tạc một cách cố ý thể hiện cảm quan về thế
giới đa phương đa tầng của “hiện thực phì đại”. Phương thức này được
phản ánh ở nguyên tắc “phi lựa chọn” – nguyên tắc đặc trưng trong văn
học hậu hiện đại.
2.1.4. Đề cao tiểu tự sự và mở rộng ngoại biên
Chủ nghĩa hậu hiện đại với tư tưởng thâu nạp mọi thứ đã quay về
những câu chuyện đời thường, nhỏ nhặt, mang xu hướng thơng tục hóa,
phù hợp với xã hội tiêu dùng ngày nay. Hiện thực trong tác phẩm văn
học là một “hiện thực thậm phồn”, ranh giới giữa hiện thực và tưởng
tượng bị xóa nhịa, cái huyền ảo và thực tại khách quan được đặt trong
mối quan hệ tương thông với nhau. Kĩ thuật viết hiện đại được đẩy đi xa

hơn, lượng kiến thức hỗn tạp, có cả chuyên biệt là thách đố lớn đối với
công chúng để có thể tiếp cận những khả thể nhất định của tác phẩm.
2.2. Những yếu tố tiền đề cho sự tiếp nhận tinh thần hậu hiện
đại ở hai tác giả
2.2.1. Hồ Anh Thái
Sinh ra ở một quốc gia vẫn đang trong cơng cuộc cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa, nền kinh tế thị trường, những tác động của thế giới ảo, bên
7


cạnh những tích cực cũng gây nên những chao đảo lớn làm con người bị
“chấn động” mạnh và trở nên hoang mang. Tinh thần hậu hiện đại nảy
sinh ở nước ta như một hệ quả tất yếu.
Trong thời đại bùng nổ thơng tin tồn cầu, ngồi con đường dịch
thuật, các tác phẩm cũng như hệ thống lí thuyết về hậu hiện đại, những
khái niệm mới mẻ trong sáng tạo nghệ thuật của thế giới được cập nhật
nhanh chóng qua Internet giúp các nhà văn dễ dàng tiếp cận.
Bằng tài năng, niềm đam mê văn chương và khả năng về ngoại ngữ,
Hồ Anh Thái đã dịch và giới thiệu những tác phẩm văn học Mỹ sang
tiếng Việt. Đó cũng là con đường ơng đón nhận những điều mới mẻ từ
văn học ngoài nước. Hơn nữa, vốn là một nhà ngoại giao được đi nhiều,
tiếp xúc nhiều và với thái độ tích cực tìm hiểu các nền văn hóa mới, nhà
văn có điều kiện sống trong khơng khí của văn hóa, văn học phương Tây.
Ơng lại có quan niệm chín chắn về nghề văn, nhà văn, và sự cần thiết
không ngừng làm mới mình trong nghệ thuật. Chính thái độ ln trăn trở
về sự vận động và đổi mới trong cách viết là mảnh đất thuận lợi để cấy
vào đó những yếu tố ảnh hưởng của văn học hậu hiện đại. Trong khơng
khí của nền văn học sau đổi mới, đặc biệt là giai đoạn từ 1990 đến nay,
Hồ Anh Thái là một trong số những cây bút đã mạnh dạn đổi mới theo
khuynh hướng hậu hiện đại, thể nghiệm những thủ pháp mới trong các

sáng tác của mình và đạt được thành công nhất định, làm nên phong cách
của riêng ông.
2.2.2. Haruki Murakami
Sau thế chiến thứ hai đến thời kì Heisei, xã hội Nhật Bản thực sự
bước sang thời kì hậu cơng nghiệp. Kinh tế Nhật từ phát triển thần kì rồi
dần chuyển sang suy thoái chậm, kéo theo những hậu quả khôn lường và
nạn thất nghiệp gia tăng. Cùng với những biến động về kinh tế, chính trị
Nhật Bản cũng xuất hiện nhiều đảo lộn. Tình hình xã hội nảy sinh nhiều
vấn đề căng thẳng, bất an vốn có của một nền hậu công nghiệp cộng với
8


sự lo lắng thường trực về khủng bố, thiên tai đã đặt đất nước và con
người Nhật vào sự trải nghiệm tâm lí thực sự của thời kì hậu hiện đại.
Về văn học, Nhật Bản là quốc gia có nền văn học phát triển sớm
và đã đạt được nhiều thành tựu rực rỡ. Bước sang thế kỉ XX, nền văn học
của xứ sở hoa Anh Đào tiếp tục trải qua q trình hiện đại hóa để sánh
bước cùng văn học thế giới.
Murakami đã sớm có sự u thích đặc biệt với văn học phương
Tây. Ông sống những năm tháng dài ở nước ngồi. Ở đó, ơng có có điều
kiện tiếp nhận và thể nghiệm thành công những yếu tố hậu hiện đại trong
các tác phẩm của mình. Ngồi ra, Murakami cịn có niềm đam mê âm
nhạc Âu Mỹ. Sự say mê và ăn sâu của âm nhạc đã có ảnh hưởng rất lớn
và các sáng tác của ơng. Ơng cũng có những quan niệm mới mẻ và tích
cực về nghề viết văn.
Niềm đam mê nghệ thuật, những dấu ấn cá nhân và nỗi đau thời
đại đã chi phối sâu tới cách cảm, cách nghĩ và văn phong của Murakami.
Ông thể hiện một phong cách lạ so với với các nhà văn cùng thời. Tác
phẩm của ơng tràn ngập những hình ảnh, biểu tượng văn hóa đại chúng,
mang đậm dấu ấn của tinh thần hậu hiện đại.

2.2.3. Cái nhìn về hiện thực và con ngƣời
Xuyên suốt toàn bộ tiểu thuyết Hồ Anh Thái là một cách nhìn thể
hiện sự khám phá mới về hiện thực xã hội và con người. Bức tranh hiện
thực cuộc sống trong sáng tác của Hồ Anh Thái không phải được “vô
trùng” hay được “chưng cất” mà luôn đa chiều, nhiều tầng vỉa, luôn luôn
biến ảo, bao gồm vô số “mảnh vỡ” hiện thực bị phân tách từ bề nổi và
mạch ngầm chằng chịt trong đời sống xã hội.
Con người trong bức tranh xã hội hôm nay được Hồ Anh Thái tái
hiện bằng nhiều mảng màu với những nét bút sắc sảo, tinh tế. Mỗi con
người là một “nhân vị” riêng, tồn tại với tất cả những phẩm chất tự nhiên
vốn có của nó. Đó là những kiểu con người mới hơi thở cuộc sống và
9


thời đại. Họ là sản phẩm của một hiện thực bất tồn với sự đổ vỡ khơng
thể cứu vãn của những thang bảng giá trị từng có.
Murakami thể hiện tinh thần hậu hiện đại rất rõ khi xây dựng chân
dung hiện thực thời kì hậu kĩ nghệ. Ơng chấp nhận một cách bình thản
rằng thế giới là hỗn mang, khơng hồn hảo như nó vốn có. Hơi hướng
của văn học phi lý Kafka, triết lý hiện sinh mang bóng dáng của A.
Camus, J. P. Sartre hay F. Nietzsche và cả dáng dấp lý thuyết vững chắc
của M. Bakhtin làm cho hững con người trong trang văn của ơng khơng
cịn là “người Nhật thuần túy” mà đã bước ra khỏi giới hạn của quốc gia
mình trở thành những “cơng dân tồn cầu”. Con người giống như những
mảnh vỡ kì dị, méo mó và bị “Âu hóa” tối đa. Họ là những số phận tiêu
biểu của một Nhật Bản hậu chiến, hậu kĩ nghệ, buồn thảm, đớn đau và
khao khát cứu rỗi.

10



CHƢƠNG 3
SỰ KHÁC BIỆT VỀ THÂN PHẬN CON NGƢỜI TRONG SÁNG
TÁC CỦA HỒ ANH THÁI VÀ HARUKI MURAKAM
3.1. Sự khác biệt ở kiểu con ngƣời đặc trƣng
3.1.1. Con ngƣời tha hóa trong sáng tác của Hồ Anh Thái
Tha hóa là khái niệm chỉ con người khi bị biến chất từ tốt thành
xấu, thành con người khác, hoàn toàn đối lập, xa lạ, thù địch với chính
“bản gốc” lúc ban đầu, thậm chí biến con người trở nên khác biệt so với
chính nó và đồng loại. Trong văn học Việt Nam, nhân vật tha hóa thực sự
xuất hiện cùng với trào lưu văn học hiện thực phê phán 1930 – 1945. Đến
văn học đổi mới sau 1986, trong cuộc “giải thiêng” về cách nhìn con
người, con người tha hóa đã trở lại và xuất hiện ngày càng nhiều trong
trang viết nhiều nhà văn Việt Nam. Ở sáng tác của Hồ Anh Thái, đây là
kiểu con người đặc trưng.
Nền kinh tế thị trường thời mở cửa với sự lấn át của văn minh tiêu
dùng và xu thế tồn cầu hố là điều kiện thuận lợi dẫn con người đến sự
tha hóa. Vốn là người nhạy cảm trước những tiêu cực xã hội, ông viết rất
sắc sảo về sự tha hóa, biến chất của con người.
Tha hóa qua phát hiện của Hồ Anh Thái khơng cịn là nguy cơ mà
nó hiện hữu tràn ngập khắp nơi không giới hạn ở tuổi tác, giới tính hay
thành phần xã hội. Biểu hiện sự tha hóa của các nhân vật cũng rất phong
phú: Xuống cấp về đạo đức, nhân cách sống; tha hóa vì tham tiền bạc;
trượt dốc vì khơng làm chủ được những dục vọng thấp hèn của mình...
Qua kiểu con người đặc trưng này, nhà văn gióng lên một hồi chng lớn
cảnh báo tồn xã hội: Cuộc sống hôm nay đã vắng tiếng súng nhưng con
người đang phải đối diện với một cuộc chiến mới tuy âm thầm nhưng dai
dẳng, khốc liệt, cam go hơn nhiều. Đó là cuộc chiến chống lại sự tha hóa,
trượt dốc về nhân cách.


11


3.1.2. Con ngƣời cô đơn trong sáng tác của Murakami
Kiểu con người đặc trưng trong sáng tác của Murakami chính là
kiểu con người cơ đơn. Đó là kết quả tạo ra từ rất nhiều yếu tố:
Đặc trưng lãnh thổ đất nước; nhịp sống cơng nghiệp; tính cách và
văn hóa dân tộc. Trong văn học Nhật Bản, từ buổi sơ khai, bóng dáng
con người cơ đơn đã xuất hiện trong cảm thức aware. Từ Kojiki, đến
Genji, đến những trang văn của Kawabata (Nobel văn học 1968), đã cho
thấy tâm thức cô đơn đặc trưng của người Nhật.
Sang thời kì văn học đương đại, Murakami, bằng sự nhạy cảm của
một người cầm bút tài ba, đã nhìn thấy trong đời sống tinh thần “những
con người” mà ông muốn viết nỗi cô đơn thường trực. Cảm giác chông
chênh với thực tại là một trong những đặc điểm nổi bật ở người Nhật
hôm nay. Con người bị sự cô đơn bủa vây trong nhiều hồn cảnh và
nhiều mối quan hệ khác nhau: Cơ đơn trong những “mảnh ghép” của
cuộc sống; cơ đơn trong “dịng ý thức về bản thể” của chính mình; cơ
đơn với nỗi khắc khoải tìm kiếm câu trả lời về bản ngã, về sự tồn tại và
những ẩn ức thẳm sâu trong tâm hồn.
Đối mặt với nỗi cô đơn, các nhân vật của Murakami đã có nhiều cách
ứng xử khác nhau: Dấn thân cho hành trình tìm lại bản ngã của chính mình;
chạy trốn nỗi cơ đơn; tìm đến sự cứu rỗi trong tình yêu, tình dục; tìm đến cái
chết như một sự phóng thích để giải thốt khỏi cơ đơn… Ông đã diễn tả rất
tinh tế cảm thức cô đơn của con người thời hậu hiện đại và chuyến “hành
hương” đầy khó khăn thử thách, đơi khi cịn xen lẫn niềm tuyệt vọng đề
thốt khỏi cơ đơn.
3.2. Sự khác biệt ở kiểu con ngƣời với bản năng tính dục
3.2.1. Con người bản năng tính dục qua cái nhìn của Hồ Anh Thái
Con người với bản năng tính dục ở tác phẩm của Hồ Anh Thái

được khai thác chủ yếu trên cơ sở cái nhìn từ chuẩn mực đạo đức xã hội,
với tinh thần phê phán những vết đen khi con người không làm chủ được
12


dục tính của mình. Con người với sự ham muốn khơng làm chủ, tha hóa
vì bản năng tính dục khơng tự chủ mới là nơi thể hiện sinh động cảm
quan hậu hiện đại của nhà văn.
Khác với con người bản năng trong sáng tác của Haruki Murakami
ln có sự phản thân, tự vấn, những con người không làm chủ được dục
tính của mình trong những sáng tác của Hồ Anh Thái khi đã rơi vào vực
thẳm dục vọng hầu như khơng thể thốt ra được. Dục vọng sẽ ăn mịn ý
chí, làm tha hóa lương tri và hậu quả là biến họ thành nô lệ. Bằng kiểu
con người với bản năng dục tính biến thái q mức, nhà văn gióng lên
hồi chuông cảnh báo về một “cõi người” đẫm màu thác loạn đang có
những sự xuống cấp trầm trọng về đạo đức và tha thiết mong muốn một
sự thay đổi tích cực tiến bộ hơn.
3.2.2. Con ngƣời với bản năng tính dục trong sáng tác của
Haruki Murakami
Haruki Murakami xây dựng con người bản năng tính dục gắn
liền với những bản năng ngun thủy. Ơng cố gắng phóng chiếu ánh
sáng lên những vùng tối của bản năng vô thức con người, tìm thấy con
người trong những đam mê khát vọng chân thực. Họ luôn s n sàng gạt bỏ
những quan hệ đạo đức thông thường để trung thành với bản thân trong
một thứ tồn tại mãnh liệt, đích thực, rộng mở vơ biên. Cái nhìn con người
với bản năng tính dục của Haruki Murakami cởi mở, phóng khống hơn
nhiều so với nhà văn Hồ Anh Thái.
Sự kết hợp dục tính với việc khai phá thế giới tâm linh con người
chính là một đóng góp độc đáo của Murakami trên hành trình sáng tạo và
khai phá thế giới. Trong cái nhìn của ông tình dục là tấm gương phản

chiếu những vấn đề tinh thần sâu kín, một khao khát bộc lộ khao khát
bản năng, khao khát được đồng cảm sẻ chia. Việc coi tình dục như một
cơng cụ để mở cánh cửa đi vào tiềm thức - vô thức con người, khám phá
thế giới tinh thần siêu nghiệm đầy tính ảo là một sáng tạo mới lạ và giàu
13


ý nghĩa của nhà văn. Ơng đã biến cho lịng say mê dục tính hịa quyện
với những rung cảm thẩm mĩ tự do, đậm dấu ấn cá nhân thành chiếc chìa
khóa diệu kì để mở cánh cửa tuyệt đẹp bước vào thế giới tồn tại siêu hình
của con người.
Xây dựng con người với bản năng tính dục ngun thủy,
Murakami cịn thể hiện một cái nhìn sâu sắc hơn khi ơng chú ý đến vấn
đề này ở những người đồng tính. Đây cũng là một sự khác biệt mà chúng
tôi chưa thấy xuất hiện ở sáng tác của nhà văn Hồ Anh Thái. Với sự
khám phá tính dục ở những người đồng tính Murakami cho thấy sự biểu
hiện vơ cùng phức tạp của con người bản năng.
Vì sao Murakami có thể xây dựng hình tượng con người với bản
năng tính dục sâu sắc đến như vậy? Ngoài tài năng trác tuyệt của ơng cịn
phải kể đến nền tảng văn học nơi ông được sinh ra. Văn học Nhật Bản từ
xưa đã xem dục tính là một lĩnh vực khả thể trong việc khám phá chân
tính con người. Họ xem chủ đề sex là một chủ đề bình đẳng như bao chủ
đề khác. Nhật Bản thời kì Heian có cả một dịng văn học nữ lưu, người
phụ nữ được ngưỡng mộ ngay từ thế kỉ thứ VIII. Truyền thống này đã
hoài thai nên đỉnh cao văn học Nhật Bản thời cổ, đó là truyện Genji
Monnogatari. Tác phẩm này có sức ảnh hưởng mạnh mẽ đến truyền
thống văn học Nhật với phạm trù thẩm mĩ aware (niềm bi cảm nhân
sinh) tôn thờ cái đẹp mong manh chóng phai tàn. Cịn nền văn học đô thị
Edo đã quy phạm ra một số khái niệm mĩ cảm cơ bản cho văn học Nhật.
Đó là khái niệm Ukiyo(phù thể) tơn thờ lối sống tự do phóng túng trong

luyến ái sắc dục và tích cực hưởng lạc. Sau cuộc cách mạng tình dục ở
Nhật, đến Kawabata, ơng khơng chỉ hồn tồn hướng đến bản năng tự
nhiên của con người mà cịn nhằm vào mục đích ngợi ca vẻ đẹp con
người.
Đến Murakami, bằng bản lĩnh của một cây bút bậc thầy, ông đã thể
hiện con người bản năng tính dục một cách chân thực, nhẹ nhàng và thật
14


tinh tế. Chịu ảnh hưởng sâu sắc phân tâm học, con người tính dục trong
sáng tác của ơng được khắc họa một cách đầy đủ nhất, trọn vẹn, mang lại
cho người đọc cái nhìn dân chủ, sịng phẳng và tiến bộ nhất về quan hệ
luyến ái của con người.
3.3. Sự khác biệt ở kiểu con ngƣời với hành trình kiếm tìm
3.3.1. Con ngƣời với hành trình kiếm tìm giá trị cuộc sống
trong sáng tác của Hồ Anh Thái
Trong nhiều sáng tác của mình, Hồ Anh Thái đã thể hiện kiểu con
người với hành trình kiếm tìm được xây dựng với những nét độc đáo
riêng biệt. Đó là hành trình con người ngược dịng q khứ tìm kiếm ở
chiều sâu lịch sử ánh sáng soi chiếu hiện tại để ý thức rõ hơn về cuộc
sống hiện tại của bản thân mình, tìm thấy ý nghĩa đích thực trong cuộc
sống hiện tại của mình. Ngồi ra trong sáng tác của ơng cịn hành trình
con người tìm về nhân dạng ban đầu đầy gian nan thử thách với tinh thần
chiến đấu đến cùng cho tình u, hạnh phúc.
Thơng qua những hành trình tìm kiếm của nhân vật, nhiều hiện
thực được đánh giá lại, thẩm định lại về giá trị. Những cuộc tìm kiếm của
con người hành trình trong sáng tác của Hồ Anh Thái đóng góp nhiều
góc nhìn để trả lời cho câu một hỏi lớn: Con người bây giờ sống với nhau
như thế nào? Với cách xây dựng kiểu con người kiếm tìm nhà văn đã thể
hiện cuộc đấu tranh giữa thiện và ác diễn ra thật gay go, hấp dẫn trong

nhịp sống hỗn độn, xô bồ của thời đại mới.
3.2.3. Con ngƣời với hành trình kiếm tìm bản thể chính mình
trong sáng tác của Haruki Murakami
Con người trong tác phẩm của Murakami đang cố đi tìm cái bản
thể ngun sơ tồn vẹn trong nỗi cô đơn vô tận giữa không gian và thời
gian. Từ thời kì Heian, sự phát triển của Phật giáo với triết lí vơ thường
đã truyền vào trong sáng tác của các nhà văn Nhật Bản nỗi buồn ngao
ngán về kiếp phù du ở trần thế. Đạo Phật nói chung và Thiền tơng nói
15


riêng đã cung cấp cho người Nhật một cách nhận thức về thế giới tự
nhiên, tâm linh, bản ngã và đã tạo cho họ lối sống thiên về nội tâm trầm
lặng, đi sâu vào thế giới bên trong con người hơn là khai phá hiện thực
khách quan. Khi làn sóng văn hóa phương Tây du nhập vào Nhật Bản,
dưới ảnh hưởng tư tưởng hiện sinh, sự ý thức về bản thể của con người
có thêm điều kiện để phát triển.
Hành trình của con người kiếm tìm trong sáng tác của Murakami
là sự tiến thêm một bước nữa vào sâu địa hạt của bản thể. Đó chính là
cuộc săn đuổi, khám phá “con người bên trong con người”, những mặt
còn khuất tối, mặt thật của chính mình trong thế giới tiềm thức, vơ
thức… Với nhiều nhân vật của Murakami, hành trình đi tìm cội rễ của
bản thể là một cuộc “du hành” vào chốn tận cùng của tâm hồn, mổ xe
những đớn đau, những ẩn uất và khát vọng.

16


CHƢƠNG 4
SỰ KHÁC BIỆT Ở PHƢƠNG THỨC THỂ HIỆN

TRONG SÁNG TÁC CỦA HỒ ANH THÁI VÀ MURAKAMI
4.1. Sự khác biệt về nghệ thuật xây dựng cốt truyện phân
mảnh, lắp ghép
4.1.1. Những nét cơ bản về cốt truyện phân mảnh lắp ghép
Kiểu cốt truyện phân mảnh, lắp ghép là một trong những đặc
trưng cơ bản của văn học hậu hiện đại phương Tây thế kỷ XX, thể hiện
cho một hệ hình tư duy, một phương pháp khoa học, hiện diện với tư
cách là một tâm thức, một thế giới quan. Nó đề cao tính bất định, tính
đứt đoạn, tính phân mảnh và xem sự lắp ghép ngẫu nhiên, sự kết hợp
lỏng lẻo giữa các thành tố trong tác phẩm như những thủ pháp nghệ
thuật đắc dụng. Đó là kiểu kết cấu mang hơi hướng của tư duy hội họa
lập thể. Ở kiểu cốt truyện này, khơng có mâu thuẫn, xung đột nào được
coi là trung tâm, chi phối đến các nhân vật, hay thúc đẩy sự phát triển cốt
truyện. Tương ứng với mỗi mảnh ghép của cốt truyện là mỗi mảnh hiện
thực của cuộc sống, theo đó bức tranh xã hội mới hiện lên sinh động,
chân thật và toàn diện.
4.1.2. Cốt truyện phân mảnh lắp ghép trong sáng tác của Hồ
Anh Thái
Hồ Anh Thái đi vào những phân mảnh hiện thực của cuộc sống
con người, mỗi mảnh gắn với những nhân vật, sự kiện tình huống riêng.
Mỗi truyện gồm nhiều mảnh nhỏ của bức tranh hiện thực đa dạng và
phức tạp. Nhà văn cung cấp cho người đọc cái nhìn đa diện để thấy rõ sự
đổ vỡ, nhốn nháo, xô bồ và đầy bất trắc của cuộc sống đương đại. Với
cách tổ chức cốt truyện phân mảnh, truyện ngắn của Hồ Anh Thái đã bao
quát được toàn bộ xã hội qua nhiều kiểu người, trong nhiều lĩnh vực. Bức
tranh xã hội được tái hiện thật sống động với nhiều góc cạnh bất ngờ.

17



Mặt khác, người đọc cũng thấy được khả năng biểu đạt ẩn dụ, biểu tượng
ở mỗi tác phẩm.
Việc xáo trộn trật tự trước sau của cốt truyện còn mở ra khả năng
đưa thêm vào tác phẩm cốt truyện khác theo kiểu “truyện lồng trong
truyện”. Dụng ý của nhà văn khi xây dựng kiểu cốt truyện phân rã và
lồng ghép nhiều cốt truyện vào nhau trong một cốt truyện lớn là thể hiện
sự phân rã về mặt quan hệ và ý thức của con người trong xã hội hiện đại.
Để tạo được kiểu cốt truyện này đòi hòi người viết phải có khả năng phát
hiện ra nhiều “trạng thái có vấn đề” từ cuộc sống và tổ chức chúng lại
trong tác phẩm của mình, nếu khơng tác phẩm văn chương có thể trở
thành những bài báo mang tính chất thời sự, thời vụ. Bên cạnh kiểu ghép
các mảnh nhỏ lại với nhau tạo thành cốt truyện, Hồ Anh Thái còn sử dụng
các mô-tip đồng dạng cạnh nhau để hướng tới những chủ đề khác nhau.
Mạch truyện phát triển song song được lắp ghép xen kẽ, soi chiếu lẫn
nhau tạo ra tính đa tuyến, đa cấu trúc của cốt truyện khiến người đọc được
trải nghiệm nhiều không gian và nhiều khoảng thời gian khác nhau.
4.1.3. Cốt truyện phân mảnh, lắp ghép trong sáng tác của
Haruki Murakami
Cốt truyện mảnh vỡ trong sáng tác của Haruki Murakami thể hiện
rõ nhất ở việc các sự kiện, chi tiết, biến cố được sắp xếp một cách hỗn
độn, khơng có thứ tự trước sau. Các câu chuyện trong tác phẩm của ông
được kể một cách linh động thông qua nhiều người kể chuyện. Mỗi nhân
vật theo đuổi một thế giới riêng của mình. Họ ln lý giải cuộc đời mình
trong những chuyến đi, bên những cuộc tìm kiếm và nhận ra những băn
khoăn, trăn trở đến tột cùng. Do đó cốt truyện là tổng thể của tất cả các
câu chuyện. Và yêu cầu một thể liền nhất của toàn bộ tổng thể là một
việc là bất khả dĩ. Hơn thế, trong bản thân một câu chuyện, hệ thống sự
kiện, biến cố khơng được sắp xếp theo trình tự thời gian và thường xuyên
có sự di chuyển, đảo lộn, sắp đặt lại theo cách kể của người trần thuật.
18



Mọi giá trị của tồn tại bị xới tung lên, vị trí của chúng khơng theo một
quy luật nào. Bức tranh xã hội Nhật Bản hiện thực thời kì hậu hiện đại
được Murakami thể hiện một cách sắc lạnh bằng cảm quan mảnh vỡ về
thế giới.
Đặc điểm khá nổi bật trong cốt truyện phân mảnh của Murakami là
tính nhảy cóc của hệ thống các sự kiện, tình tiết theo hành trình của nhân
vật. Những “bước nhảy” phi tuyến tính cũng là một trong những đặc
điểm độc đáo của tiểu thuyết Haruki. Việc di chuyển một cách lắt léo này
đã khiến người đọc xoay vần với nhiều chiều không gian - thời gian khác
nhau của cốt truyện. Sự phân mảnh trong góc nhìn, trong diễn biến cốt
truyện kéo theo hiệu ứng domino là sự phân mảnh trong cảm xúc tâm lí
của chính người đọc.
4.2. Sự khác biệt về nghệ thuật mờ hóa nhân vật
4.2.1. Tẩy trắng ngoại hình, lai lịch, tính cách
Những nét riêng biệt, cụ thể của từng nhân vật bỗng nhiên bị biến
mất theo cách có chủ ý của nhà văn. Mờ hóa lai lịch, khơng ngoại hình,
khơng đời sống nội tâm là những thủ pháp quan trọng mà Hồ Anh Thái
đã sử dụng. Với những con người không rõ nhân dạng của mình nhà văn
khơng hề làm mất đi khả năng khái quát về hiện thực mà ngược lại cịn
khiến cho độc giả khi đọc ln có cảm giác mình có một phần nào đó
trong những nhân vật như thế. Đó cịn là lời cảnh báo về tình trạng con
người đang có nguy cơ bị nhịe mờ, bị tẩy trắng, bị mờ mờ nhân ảnh
trong vịng xốy của cuộc sống.
Những nhân vật của Hồ Anh Thái còn là những con người rất ít
được thể hiện về tính cách và đời sống nội tâm. Với việc xóa mờ tính
cách như vậy, rõ ràng, các nhân vật không thể được nhìn nhận trong một
lơgic phù hợp giữa tính cách, suy nghĩ và hành động. Do vậy, họ cũng
khơng khốc chiếc áo điển hình cho một tầng lớp hay một kiểu người

nào, họ chỉ đại diện cho chính họ. Nhưng từ những mảnh vỡ tính cách
19


phi điển hình này, các nhân vật của ơng lại nói được nhiều hơn cái biểu
đạt mà họ đang mang trên mình.
Nếu nhà văn Hồ Anh Thái dùng cách đơn giản hóa về lai lịch,
ngoại hình và đời sống nội tâm để làm mờ hóa nhân vật thì Haruki
Murakami có cách đặt nhân vật vào những hoàn cảnh cũng bị tẩy trắng
hoàn toàn. Cách tân về kiểu dạng nhân vật như thế này trong tiểu thuyết
Murakami đã ít nhiều chịu ảnh hưởng từ những nền tảng ban đầu do nhà
văn vĩ đại Kafka ở thế kỷ XX đặt ra. Nhiều nhân vật được “làm dẹt”,
được “tẩy trắng” và “vơ hình hóa” đến mức tối giản về tiểu sử, tính cách.
Những nhân vật có thể gọi bằng tên như: người rỗng, người khơng mặt,
người đàn bà bí ẩn… Murakami đưa nhân vật vào tồn tại ở thế giới của kí
ức, ở tiếng nói vọng tưởng từ bên trong của nhân vật khác rất khó nắm
bắt được.
4.2.2. Sự biến mất của nhân vật
Bên cạnh những thành công với kiểu nhân vật bị tẩy trắng tính
cách, Murakami cịn phù phép, “mờ hóa” nhân vật để họ “biến mất” hoặc
trở thành một dạng “không - nhân vật” trong tiểu thuyết của mình. Đây là
kiểu nhân vật bị tha hóa, thậm chí biến mất khỏi tiến trình câu chuyện.
Thủ pháp mờ hóa khơng hề mới mẻ nếu xét trong lịch sử văn học hiện
đại và đến Murakami, ơng đã nâng thủ pháp mờ hóa đến cực đoan, nhân
vật từ chỗ bị mờ hóa đến mức như không tồn tại dù chúng vẫn xuất hiện
trong tác phẩm. Nó đem lại hiệu ứng “mảnh vỡ”, tạo những “khoảng
trống”, “khoảng lặng”, những khúc “vỹ thanh” day dứt, đầy ám ảnh trong
tác phẩm.
Ở những sáng tác của Hồ Anh Thái ta cũng bắt gặp cách cho nhân
vật “biến mất” qua việc đặt tên để mã hóa cho nhiều nhân vật của mình

theo nhiều cách khác nhau: Gọi những nhân vật của mình bằng những cái
tên theo nghĩa hốn dụ gắn với nghề nghiệp, địa vị, chức tước; gọi tên
theo tuổi tác; gọi tên bằng một đặc trưng phẩm chất, thói quen hạnh động
20


và những nét tính cách cơ bản của nhân vật. Tên nhân vật cịn được Hồ
Anh Thái mã số hóa gọi theo số thứ tự. Thậm chí có khi tên của nhân vật
chỉ cịn là một kí tự duy nhất, một cái nickname có thể dễ dàng gặp vơ số
trên mạng…
Hồ Anh Thái đã tạo ra “độ mờ hóa” cao, tạo sự “giãn cách” giữa
nhân vật với con người thực tại để gây ấn tượng cho người đọc. Nhà văn
muốn xóa nhịa cá tính của từng nhân vật để chỉ ra đặc tính chung của
một loại người. Đây cũng chính là một yếu tố quan trọng góp phần giúp
nhà văn xây dựng thành công kiểu nhân vật đám đông với đặc tính nổi
bật là tẻ nhạt, u mê, “phi anh hùng”. Qua hình tượng đám đơng, nhà văn
đã đưa ra ánh sáng bao tật xấu của đủ mọi hạng người. Ông hướng người
đọc nhìn thẳng vào sự thật đời sống, vào bản chất con người trong đó có
bản thân mình.
Murakami cũng nhiều lần gián tiếp cho nhân vật của ông “biết
mất” như Hồ Anh Thái nhưng ơng khơng “hịa tan” nhân vật vào đám
đơng mà “nhấn chìm” họ vào một hồn cảnh “vơ tăm tích”. Nhân vật của
ơng sống trong sự đan xen giữa hiện tại và quá khứ, giữa thực tại và ma
ảo. Thời gian dường như đứt đoạn, không gian lơ lửng, lưng chừng giữa
mơ và thực rất khó xác định. Nhân vật của ơng gần như là những mảnh
vỡ cơ đơn, lạc lồi và méo mó giữa xã hội hậu hiện đại, luôn day dứt với
ám ảnh, mặc cảm và mất mát. Với Murakami, con người luôn tồn tại
những bản thể khác nhau trong cùng một hình hài xác thịt. Sức mạnh vơ
biên của nó có khi tồn tại ở phần ý thức hiện hữu trên bề mặt thực tại, đơi
lúc chìm khuất ở bản năng vơ thức phía bên kia giấc mơ. Do đó, tẩy trắng

hồn cảnh là phương thức tối ưu để nối kết vô thức và ý thức, tạo ra một
mặt phẳng phi không gian và thời gian để nhân vật tự do hành động, biến
cái ảo thành thực một cách tài tình và thuyết phục.
4.3. Sự khác biệt trong việc thể hiện yếu tố liên văn bản

21


4.3.1. Sắc màu văn hóa đặc trƣng
Sắc màu văn hóa trong những trang văn của Hồ Anh Thái mang
đậm dấu ấn của tư tưởng văn hóa phương Đơng trong sự pha trộn với văn
hóa dân gian. Trong khi đó ở sáng tác Murakami, đó là sự lai ghép về
văn hóa Đông Tây hết sức rõ rệt. Ở Hồ Anh Thái nhân sinh quan Phật
giáo đóng vai trị quan trọng. Dấu ấn của triết học Phật giáo in đậm trong
văn Hồ Anh Thái, tạo thành một nguồn cảm hứng sáng tác dồi dào và chi
phối khá nhiều tới văn phong. Còn ở Murakami, sự giao thoa văn hóa
phương Đơng và phương Tây tạo nên dấu ấn hậu hiện đại rất riêng biệt.
Những trang văn của ơng cịn thấy sự kết hợp nhuần nhuyễn triết học
Phật giáo tâm linh với hiện sinh, phân tâm học phương Tây và cả cảm
thức phi lý trong sáng tác của F. Kafka.
4.3.2. Sự xâm nhập của các thể loại
Những trang văn Hồ Anh Thái cũng có mặt của rất nhiều thể loại
khác như: Thơ, ký sự, phóng sự, tiểu phẩm hài… Hồ Anh Thái đã cung
cấp cho người đọc rất nhiều thơng tin về tình hình xã hội, đem đến nguồn
kiến thức khá lớn về văn hóa dân gian, lịch sử, triết học Phật giáo và cả
những tục lệ qua yếu tố liên văn bản này.
Murakami lại có những lựa chọn khác cho sự xâm nhập thể loại. Ông
đã kết hợp một cách khéo léo các thể loại báo chí, truyện khoa học giả
tưởng, tiểu thuyết giả trinh thám, hình thức viết thư…, tạo nên độ “nhịe”
cần thiết về ranh giới thể loại. Ơng mượn tiểu thuyết đen với những nét

đặc trưng là thể hiện bạo lực, tình dục và tính xác thực để thể hiện rất đắc
lực cho những kiểu con người bản năng tính dục, con người với hành
trình đi tìm lại bản ngã. Ông tái hiện cho người đọc hình dung về một
nước Nhật “tràn ngập bạo lực”. Ông dùng thể loại báo chí vào tiểu thuyết
của mình để tạo nên sự hịa phối, đan xen nhiều điểm nhìn, nhiều tầng
bậc tự sự và sự đối thoại. Ơng cịn sử dụng hình thức viết thư như một
trong hình thức thể loại phát huy tối đa tính chủ quan của người kể
22


chuyện. Ơng để âm nhạc giữ vai trị quan trọng như một phông nền thật đặc
biệt để câu chuyện kể được thêm sự tha thiết, bay bổng, cứ tự nhiên mà đi
vào lòng người.
KẾT LUẬN
1. Cả hai nhà văn Hồ Anh Thái và Haruki Murakami đều có những
quan niệm mới mẻ về văn chương và ý thức được tầm quan trọng của
người cầm bút trong việc mang đến những giá trị tinh thần mới mẻ, hấp
dẫn phục vụ độc giả qua mỗi tác phẩm văn học của mình. Việc tiếp nhận
và thể hiện tinh thần hậu hiện đại của mỗi nhà văn trong điều kiện hiện
thực xã hội, “hoàn cảnh hiện đại”, mơi trường sống, hai nền văn hóa, hai
tính cách dân tộc khác nhau đã tạo nên những điểm khác biệt khá thú vị.
2. Xuyên suốt toàn sáng tác của mình, Hồ Anh Thái thể hiện một
cách nhìn khám phá mới về hiện thực xã hội và con người. Đó là một bức
tranh đa chiều, ln ln biến ảo với vô số “mảnh vỡ” bị phân tách từ bề
nổi và mạch ngầm chằng chịt. Ở cái “nhà cười” khổng lồ, đó con người
bị va đập bộc lộ nhiều nét bản chất khơng hồn thiện. Cịn Murakami,
với khát vọng khám phá những sâu thẳm bên trong con người, ơng nhìn
thấy một hiện thực hậu hiện đại đầy rẫy nỗi đau nhân sinh, nỗi bất an và
những ám ảnh không nguôi về bản thể. Con bước ra từ bức tranh hiện
thực ấy, luôn mang một nỗi cô đơn thường trực và khao khát được tìm

thấy bản ngã chính mình.
3. Về phương thức thể hiện tác phẩm, trong các sáng tác của hai
nhà văn cũng thể hiện những khác biệt ở các phương diện: Nghệ thuật
xây dựng cốt truyện; nghệ thuật mờ hóa nhân vật và thể hiện yếu tố liên
văn bản. Cách triển khai cốt truyện mảnh vỡ của Murakami trong một
tác phẩm phức tạp hơn nhiều so với Hồ Anh Thái. Ở nghệ thuật mờ hóa
nhân vật, ở mỗi nhà văn lại có những cái hay riêng. Liên văn bản với
tính đối thoại nhiều chiều giữa các văn bản, giữa tác giả và người đọc tạo
23


×