Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

Tai lieu sinh hoat Chi doan thang 8 2012

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (398.49 KB, 22 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>Chào mừng Đại hội Đại</b>


<b>biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh</b>



<b>Tỉnh Bình Dương lần IX,</b>


<b>nhiệm kỳ 2012 – 2017</b>



<i><b>Chủ đề tháng 8/2012</b></i>


<i><b>“Khát vọng tuổi trẻ </b></i>


<i><b>-Dựng xây đất nước”</b></i>



<b>Tổ biên tập:</b>


- Nguyễn Phạm Duy Trang –
Bí thư Tỉnh Đoàn – Tổ Trưởng.


- Trần Thị Diễm Trinh – Phó Ban
Biên tập Website Tỉnh Đồn – Tổ Phó.


<i><b>Xem thông tin:</b></i>
www.tuoitrebinhduong.vn
Điện thoại liên hệ: 0650. 3844330


<b>SỐ 10 - THÁNG 08/2012</b>

<b>LƯU HÀNH NỘI BỘ</b>


<b>BÌNH DƯƠNG</b>

<b>TÀI LIỆU SINH HOẠT CHI ĐOÀN</b>



<b> CHUYÊN</b> <b>ĐỀ NĂM</b>


<b>2012 MỤC</b> <b>LỤC </b>


(3) Nâng cao chất lượng



nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của cơng cuộc cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế
của đất nước.


(4) Xây dựng đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế, nhất là hệ thống giao thơng.


(5) Đổi mới quan hệ phân phối, chính sách tiền lương, thu nhập của cán bộ, công chức, viên
chức, người lao động; khắc phục tình trạng bất hợp lý và tác động tiêu cực của quan hệ phân
phối, chính sách tiền lương, thu nhập hiện nay.


(6) Tập trung giải quyết một số vấn đề xã hội bức xúc (suy thoái đạo đức, lối sống, tệ nạn xã
hội, trật tự, kỷ cương xã hội).


(7) Đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả cuộc đấu tranh phịng, chống tham nhũng, lãng phí để thực
sự ngăn chặn, đẩy lùi được tệ nạn này.


Tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là góp phần thiết
thực và trực tiếp thực hiện tốt cả bảy nhiệm vụ nêu trên, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết
Đại hội XI của Đảng.


Yêu cầu của việc tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là
phải thường xuyên và tự giác trong việc rèn luyện và tu dưỡng đạo đức, lối sống của mỗi người,
đặc biệt là cán bộ, đảng viên, theo tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trên tinh thần
đó, mỗi cá nhân, mỗi tập thể cần phải tự cảm thấy bức xúc, tự cảm nhận nhu cầu tự thân phải thực
hiện cho chính mình, vì chính sự phát triển của cá nhân và tập thể mình.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

Một yêu cầu quan trọng nữa là tính hiệu quả phải được quan tâm đúng mức. Từ đó, cấp ủy
đảng các cấp phải đặc biệt coi trọng việc gắn nhiệm vụ này với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị
và Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội XI của Đảng tại địa phương, đơn vị
mình, nhất là xác định một số nội dung cụ thể, một số vấn đề tư tưởng, đạo đức gây bức xúc trong


ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị, để tập trung chỉ đạo giải quyết mang lại kết quả cụ thể, củng
cố niềm tin cho cán bộ, đảng viên và nhân dân. Quan tâm đúng mức với vấn đề xây dựng và thực
hiện chuẩn mực đạo đức, đạo đức nghề nghiệp, bồi dưỡng, giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ và cán
bộ, đảng viên. Từ công tác chỉ đạo, tổ chức triển khai đòi hỏi tinh thần chủ động, sáng tạo của các
ngành, các cấp, của mỗi tổ chức đảng, mỗi cán bộ, đảng viên và nhân dân.


Trên cơ sở yêu cầu chung, dựa trên đặc điểm, tình hình của từng địa phương, từng đơn vị
để lựa chọn lộ trình hợp lý cho từng nội dung công việc, phân công trách nhiệm cụ thể cho từng
cơ quan, tổ chức, từng cán bộ phụ trách để phù hợp với điều kiện thực tiễn. Càng xây dựng kế
hoạch sát hợp với thực tiễn, việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh càng đi
vào cuộc sống một cách thiết thực, tránh bệnh hình thức, qua loa, chiếu lệ, hoặc ngược lại, cầu
kỳ, lãng phí <i>(Cịn tiếp kỳ sau…)</i>


<b>Nguồn: Nhà xuất bản chính trị quốc gia</b>
<b>THEO DỊNG LỊCH SỬ: NGÀY NÀY NĂM ẤY</b>


<b>Những ngày đáng nhớ trong tháng 8:</b>



 1-8-1930: Ngày truyền thống cơng tác tư tưởng văn hóa của Đảng.
 10-8-2004: Ngày vì nạn nhân chất độc màu da cam


 19-8-1945: Ngày Cách mạng tháng Tám thành công
 19-8-1945: Ngày thành lập công an nhân dân Việt Nam
 20-8-1888: Ngày sinh chủ tịch Tôn Đức Thắng


 26-8-1975: Ngày Việt Nam là hội viên phong trào các nước không liên kết
 28-8-2004: Ngày truyền thống Văn phòng cơ quan hành chính Nhà nước





<b>---19/08/1945: Cách mạng tháng Tám, Tổng khởi nghĩa giành chính quyền</b>



Đầu năm 1945, qn đội Xơ Viết liên tiếp giành thắng lợi trên chiến trường Châu Âu, giải
phóng hàng loạt nước và tiến thẳng vào sào huyệt của phát xít Đức ở Béclin. Ngày 8/5/1945, phát xít
Đức đầu hàng vô điều kiện. Ngày 8/8/1945, Liên Xô tuyên chiến với phát xít Nhật, đẩy qn phiệt
Nhật vào tình thế thất bại. Ngày 13/8/1945, Hội nghị toàn quốc của Đảng họp ở Tân Trào, nhận định
thời cơ khởi nghĩa giành chính quyền đã tới, những điều kiện khởi nghĩa ở Đơng Dương đã chín
muồi. Uỷ ban khởi nghĩa gửi quân lệnh số 1 cho đồng bào và cho chiến sĩ cả nước ngay trong đêm ấy.


<i><b>Xe loa phát lệnh Tổng khởi nghĩa Cách mạng Tháng Tám năm 1945 tại Hà Nội. (Ảnh TL, TNN st)</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

Quốc ca và bầu ra uỷ ban dân tộc giải phóng Trung Ương, tức chính phủ lâm thời do đồng chí Hồ Chí
Minh làm chủ tịch.


Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra lời kêu gọi: “Giờ quyết định cho vận mệnh dân tộc ta đã đến. Toàn
thể đồng bào ta hãy đứng dậy đem sức ta mà giải phóng cho ta”. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, hơn 20
triệu nhân dân ta từ Bắc đến Nam đã tiến hành cuốc tổng khởi nghĩa cách mạng tháng tám thành công.
Cuộc khởi nghĩa bắt đầu từ 14/8, một ngày sau khi Hội nghị toàn quốc của Đảng khai mạc. Từ
ngày 14 đến 18, tổng khởi nghĩa giành được thắng lợi ở nông thôn đồng bằng miền Bắc, đại bộ phận
miền Trung, một phần miền Nam và các thị xã Bắc Giang, Hải Phòng, Hà Tĩnh, Hội An.


Ngày 17/8, ở Hà Nội, tổng hội viên chức chính quyền bù nhìn tổ chức một cuộc mittinh lớn tại
Quảng trường nhà hát thành phố, có hàng vạn người tham gia để ủng hộ chính phủ bù nhìn Trần
Trọng Kim. Trong mittinh này, dưới sự lãnh đạo của xứ Uỷ Bắc Kỳ và thành Uỷ Hà Nội, quần chúng
cách mạng đã giương cao lá cờ đỏ sao vàng, chiếm lấy diễn đàn cuộc mittinh, cán bộ Việt Minh đã
diễn thuyết báo tin cho đồng bào biết quân phiệt Nhật đã đầu hàng và giới thiệu chủ trương đường lối
cứu nước của Việt Minh, kêu gọi nhân dân đánh đổ chính quyền bù nhìn thân Nhật. Cuộc mittinh đã
tiến thành cuộc biểu tình, tuần hành thị uy, bắt đầu từ quảng trường nhà hát thành phố và lan khắp nơi
trên phố phường Hà Nội. Cả Hà Nội tưng bừng khí thế sục sơi khởi nghĩa.



Ngụy quyền cực kỳ bối rối hoang mang, chúng dựng lên cái gọi là “Uỷ ban chính trị” đề nghị
với Việt Minh: “Đằng nào các ông cũng thắng, nhưng để điều đình với Đồng Minh sẽ vào Đông
Dương giải giáp quân Nhật, đề nghị vùng nông thôn cách thành phố 15km là thuộc quyền các ơng,
cịn thành phố cần có nhân sĩ, trí thức đứng ra giao dịch với Đồng Minh”.


Đại biểu Việt Minh đã trả lời dứt khoát, “giao dịch với Đồng Minh lúc này, ngồi Việt Minh
khơng ai có thể có lực lượng và danh nghĩa cả”.


Sáng ngày 19/8, theo lời kêu gọi của Việt Minh, cả Hà Nội vùng dậy dưới rừng cờ đỏ sao vàng
xuống đường tiến thẳng về trung tâm Nhà hát thành phố để dự mittinh. Họ vừa đi vừa hơ khẩu hiệu:


* Đả đảo chính phủ bù nhìn Trần Trọng Kim.
* Thành lập chính phủ dân chủ cộng hịa Việt Nam.


* Anh em binh lính hãy mang súng gia nhập hàng ngũ chiến đấu bên cạnh Việt Minh.
* Việt Nam hoàn toàn độc lập.


Cuộc mittinh diễn ra vào ngày 19/8/1945. Sau loạt súng chào cờ và bài Tiến Quân Ca, đại biểu
uỷ ban quân sự cách mạng đọc lời hiệu triệu của Việt Minh. Cuộc mittinh trở thành cuộc biểu tình vũ
trang tiến vào chiếm phủ khâm sứ, trại lính bảo an và các cơ sở của chính phủ bù nhìn.


Từ Hà Nội, làn sóng cách mạng toả đi khắp nơi, cả nước vùng dậy đấu tranh giành chính quyền
và liên tiếp giành thắng lợi.


Cách mạng tháng tám là sự kiện vĩ đại trong lich sự dân tộc, đánh dấu bước tiến nhảy vọt của
cách mạng Việt Nam. Đây là lần đầu tiên giai cấp công nhân và nhân dân lao động giành được chính
quyền trong cả nước, lần đầu tiên chế độ dân chủ nhân dân ở Việt Nam ra đời.


<b>Nguồn: lichsuvietnam.vn</b>
<b>Ngày 19/8/1945: Ngày thành lập Công an nhân dân Việt Nam </b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

ác” ở khu giải phóng trước ngày Tổng khởi nghĩa là những tổ chức tiền thân của Công an nhân dân
Việt Nam.


Ngày 19/8/1945, cuộc khởi nghĩa thắng lợi ở Thủ đô Hà Nội, chính quyền thực dân phong kiến
bị đập tan, lực lượng an ninh cách mạng cùng các lực lượng khởi nghĩa khác chiếm lĩnh các trụ sở
chính quyền cũ, bảo vệ cuộc khởi nghĩa thắng lợi.


Ngày 19/8/1945 được lấy làm ngày thành lập Công an nhân dân Việt Nam.


Đêm 13/7/1946, lực lượng CAND Thủ đô, được sự phối hợp của các đơn vị Vệ quốc đoàn, tự
vệ chiến đấu, đã đập tan âm mưu phản cách mạng định lật đổ chính quyền của ta vào 14/7 do bọn
phản động Việt quốc, Việt cách tổ chức. Các sào huyệt của chúng ở 80 phố Quán Thánh, 162 phố Bùi
Thị Xuân, 7 phố Ôn Như Hầu, ở Trúc Bạch, Ngũ Xã bị phá tan, nhiều tên phản động bị tóm gọn, tội
ác của chúng bị phơi trần.


Bước vào cuộc kháng chiến lâu dài gian khổ, Công an đã kịp thời chuyển hướng tổ chức và hoạt
động. Trước tiên là đảm bảo an tồn việc di chuyển tồn bộ các cơ quan chính quyền, đoàn thể và tản
cư nhân dân ra khỏi vùng có chiến sự; bảo vệ việc vận chuyển tài liệu, kho tàng, tài sản nhà nước; xây
dựng và bảo vệ căn cứ địa kháng chiến; có kế hoạch chiến đấu ngay trong vùng địch chiếm đóng và
đối phó với âm mưu của chúng đánh ra vùng tự do.


Tháng 3/1948, trong thư gửi Cơng an khu XII, Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định:
<i>Tư cách người công an cách mệnh là:</i>


<i>Đối với tự mình, phải cần, kiệm, liêm, chính.</i>
<i>Đối với đồng sự, phải thân ái, giúp đỡ.</i>


<i>Đối với Chính phủ, phải tuyệt đối trung thành.</i>
<i>Đối với nhân dân, phải kính trọng, lễ phép.</i>


<i>Đối với công việc, phải tận tụy.</i>


<i>Đối với địch, phải kiên quyết, khơn khéo.</i>


Từ đó trở đi, cán bộ chiến sĩ công an đều ra sức rèn luyện và phấn đấu theo 6 điều Bác Hồ dạy.
Các lực lượng cơng an đã hoạt động khơn khéo, mưu trí, dũng cảm chiến đấu với bọn phịng nhì
Pháp, đi sâu vào lịng địch, phá vỡ những âm mưu tình báo gián điệp của chúng, giữ vững an ninh trật
tự vùng có chính quyền nhân dân, phục vụ các chiến dịch, góp phần đưa cuộc kháng chiến chống
Pháp giành thắng lợi. Nhiều tấm gương hy sinh oanh liệt như Bửu Đóa ở Khánh Hòa, Bùi Thị Cúc ở
Hưng Yên, Võ Thị Sáu ở Bà Rịa v.v… làm rạng rỡ Công an nhân dân Việt Nam và dân tộc ta.


Trong công cuộc bảo vệ miền Bắc và cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc, cùng
với các lực lượng khác, công an đã tổ chức bảo vệ tuyệt đối an toàn lãnh tụ, bảo vệ chính quyền, tính
mạng và tài sản của nhân dân. Phong trào bảo vệ trị an, “bảo mật phòng gian” phát triển mạnh mẽ đã
phát hiện, tiêu diệt nhiều tổ chức gián điệp, biệt kích của địch cài cắm lại hoặc do Mỹ, ngụy tung ra
miền Bắc nhằm phá hoại sự nghiệp cách mạng. Cuộc đấu tranh chống các tệ nạn xã hội, giữ gìn trật
tự, an tồn xã hội có kết quả.


Lực lượng an ninh miền Nam đấu tranh chống hoạt động tình báo, gián điệp và các tổ chức
phản động, phục vụ sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Cuộc kháng chiến chống
Mỹ cứu nước thắng lợi, Tổ quốc độc lập, thống nhất, đi lên CNXH. Chủ nghĩa đế quốc và các thế lực
thù địch khác tìm mọi cách phá hoại sự nghiệp cách mạng của chúng ta bằng chiến lược “Diễn biến
hịa bình”, bạo loạn, lật đổ. Cuộc vận động “Xây dựng lực lượng công an trong sạch, vững mạnh, đẩy
mạnh phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc” và phong trào học tập thực hiện 6 điều Bác Hồ
dạy đã thúc đẩy lực lượng cơng an hồn thành tốt nhiệm vụ. Nhiều âm mưu gây rối, gây bạo loạn bị
dập tắt. Cuộc đấu tranh chống tội phạm hình sự, giữ gìn trật tự an tồn xã hội từng bước có kết quả.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

nhân dân đang nỗ lực phấn đấu góp phần xứng đáng vào sự nghiệp ổn định chính trị, phát triển kinh
tế, văn hóa theo mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.



Công an nhân dân Việt Nam đã 3 lần được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Sao Vàng vào
các năm 1980, 1985 và 2000.


<b>Nguồn: lichsuvietnam.vn</b>
<b>Tiểu sử Chủ tịch Tơn Đức Thắng (20/8/1888 - 30/3/1980)</b>


<b>Đồng chí Tơn Đức Thắng, sinh ngày 20 tháng 8 năm</b>
<b>1888 trong một gia đình nơng dân khá giả tại Cù lao Ơng</b>
<b>Hổ, làng Mỹ Hoà Hưng, Tổng Định Thành, tỉnh Long</b>
<b>Xuyên (nay là xã Mỹ Hòa Hưng, thành phố Long Xuyên,</b>
<b>tỉnh An Giang).</b>


Năm1906, sau khi học xong bậc sơ học ở trường tiểu học
Long Xuyên, Tơn Đức Thắng rời q lên Sài Gịn và đến với
giai cấp cơng nhân đang trong q trình hình thành. Truyền
thống quật cường của quê hương đất nước và cuộc sống giai cấp cơng nhân đã sớm rèn luyện nhiệt
tình yêu nước trong Tôn Đức Thắng. Từ đây, Tôn Đức Thắng đã hòa nhập trong phong trào đấu tranh
chống thực dân Pháp.


Tại Sài Gịn, Tơn Đức Thắng học việc và làm thợ ở nhiều nơi. Năm 1912, tổ chức cuộc bãi
khóa của học sinh trường Cơ khí Á Châu (còn gọi là trường Bá Nghệ- nay là trường Cao đẳng Kỹ
thuật Cao Thắng) đòi thực hành quy chế của trường, chống đánh đập học sinh, phong trào này đã
được công nhân Ba Son hưởng ứng.


Năm 1915 – 1917, học thợ máy ở trường Bá Nghệ, nhưng chưa học xong đã bị động viên sang
Pháp làm lính thợ phục vụ chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Tôn Đức Thắng làm việc trên chiến hạm
France, xưởng Arsenal, quân cảng Toulon.


Năm 1919, Tôn Đức Thắng bị điều động tới một đơn vị hải quân được lệnh tiến công
Xêvaxtôpôn trên bờ Hắc Hải trấn áp nước Nga Xô Viết mới ra đời. Tôn Đức Thắng đã cùng các bạn


lính thợ tham gia phản chiến bằng hành động kéo lá cờ đỏ lên cột cờ chiến hạm.


Năm 1920, sau cuộc binh biến, Tôn Đức Thắng bị trục xuất khỏi nước Pháp. Trở về Sài Gịn,
Tơn Đức Thắng vận động những người có cùng chí hướng thành lập Cơng hội bí mật. Dưới sự lãnh
đạo của Cơng hội mà đồng chí Tơn Đức Thắng là Hội Trưởng phong trào cơng nhân Sài Sòn- Chợ
Lớn phát triển mạnh mẽ, tiêu biểu là cuộc bãi công của công nhân ở Ba Son, tháng 8 năm 1925.


Năm 1926, đồng chí tham gia Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên- tổ chức tiền thân của
Đảng. Năm 1927, đồng chí được bầu vào Ban Chấp hành Thành bộ Sài Gòn- Chợ Lớn và Kỳ bộ Nam
Kỳ.


Cuối năm 1929, đồng chí bị thực dân Pháp bắt trong vụ án Bac-bi-ê. Tòa án thực dân Pháp kết
án 20 năm khổ sai, đày ra Côn Đảo.


Năm 1945, Cách mạng Tháng Tám thành cơng, đồng chí trở về đất liền trong lúc thực dân Pháp
trở lại xâm lược nước ta một lần nữa. Đồng chí bắt tay ngay vào cuộc chiến đấu mới của đồng bào
Nam Bộ và nhân dân cả nước.


Ngày 06 tháng 01 năm 1946, trong cuộc tổng tuyển cử đầu tiên đồng chí được nhân dân Sài
Gịn- Chợ Lớn bầu làm đại biểu Quốc hội khóa I nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

Năm 1948, Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra chỉ thị phát động phong trào thi đua ái quốc,
đồng chí được bầu làm Trưởng Ban vận động thi đua ái quốc Trung ương.


Năm 1950 , đồng chí được bầu làm Chủ tịch Hội hữu nghị Việt - Xô.


Năm 1951, đồng chí được bầu làm Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng; Được cử làm
Phó trưởng Ban Dân vận- Mặt trận Trung ương.


Năm 1955, được bầu làm Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Tháng 7,


được bầu là Chủ tịch danh dự Ủy ban Bảo vệ Hịa bình thế giới của Việt Nam và được Đại hội Hịa
bình thế giới bầu làm Ủy viên Hịa bình thế giới. Ngày 20/9, kỳ họp thứ tư Quốc hội khóa I bầu làm
Trưởng Ban Thường trực Quốc hội.


Năm 1960 , tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa II, đồng chí được bầu làm Phó Chủ tịch nước
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.


Năm 1969, sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời, tại kỳ họp đặc biệt Quốc hội khóa III, đồng
chí được bầu làm Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.


Năm 1976, tại kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa VI- Quốc hội nước Việt Nam thống nhất, đồng
chí được bầu làm Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.


Cả cuộc đời cống hiến cho sự nghiệp cách mạng Việt Nam, phong trào cộng sản và công nhân
quốc tế, đồng chí Tơn Đức Thắng vinh dự được nhận Hn chương sao vàng- Huân chương cao quý
của nước Việt Nam, Huân chương Lê-nin của nước Nga Xô Viết, Huân chương Soukhe- Bator của
nước Mông Cổ và nhiều phần thưởng cao quý khác.


Đồng chí Tơn Đức Thắng, hiến dâng cả đời mình cho độc lập, tự do của dân tộc và cho lý tưởng
cộng sản chủ nghĩa, đồng chí là một hình ảnh trong sáng của tinh thần cách mạng bất khuất và đạo
đức chí cơng vơ tư, tác phong khiêm tốn, giản dị, như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “ Đồng chí Tơn
Đức Thắng là một gương mẫu đạo đức cách mạng: Suốt đời cần kiệm liêm chính, suốt đời hết lòng
hết sức phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân”.


Do tuổi cao, sức yếu sau một thời gian bệnh nặng Người qua đời vào ngày 30/3/1980 tại Hà
Nội, an táng tại nghĩa trang Mai Dịch.


<b>Nguồn: www.baotangtonducthang.com</b>


<b>CHỦ TRƯƠNG, CHÍNH SÁCH CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC</b>



<b>DÀNH CHO THANH NIÊN</b>



Trong tài liệu sinh hoạt chi đoàn số tháng 8/2012, Tổ biên tập Tài liệu sinh hoạt chi đồn trích dẫn
phần tiếp theo nội dung Chương trình Phát triển thanh niên tỉnh Bình Dương giai đoạn 2011-2020.


<b>III. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP THỰC HIỆN.</b>


<b>1- Xây dựng và thực hiện các chương trình, dự án, chính sách phù hợp tạo cơ hội và điều</b>
<b>kiện thuận lợi cho thanh niên, tài năng trẻ được học tập, đào tạo khơng ngừng nâng cao trình</b>
<b>độ chun mơn nghiệp vụ và kỹ năng nghề nghiệp, vươn lên ngang tầm với thời kỳ hội nhập</b>
<b>quốc tế.</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

tạo nguồn cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp xã; Đề án tuyển chọn, đào tạo cán bộ nguồn từ học sinh, sinh
viên xuất sắc trong tỉnh; Xây dựng chính sách đào tạo nguồn cán bộ, viên chức y tế từ sinh viên;...
Qua đó tạo điều kiện, cơ hội cho thanh niên và tài năng trẻ được học tập, đào tạo để phát triển; phát
hiện, bồi dưỡng, đào tạo và thu hút những học sinh, sinh viên và cán bộ công chức trẻ, giỏi về công
tác trong các cơ quan, doanh nghiệp nhà nước.


- Có chính sách thoả đáng thu hút, bố trí, sử dụng số thanh niên học giỏi là con em gia đình có
truyền thống cách mạng được gia đình đưa đi đào tạo tự túc ở nước ngoài; nghiên cứu và triển khai hệ
thống quy trình phát hiện, bồi dưỡng, đào tạo, hỗ trợ tạo điều kiện cho những tài năng thể thao có cơ
hội phát triển, hình thành thế hệ vận động viên thành tích cao.


- Sở Giáo dục và Đào tạo tăng cường thực hiện các giải pháp khắc phục tình trạng bỏ học trong
thanh thiếu niên, tiến tới hoàn thành phổ cập bậc trung học phổ thơng trong tồn Tỉnh; tham mưu Ủy
ban nhân dân tỉnh thực hiện các giải pháp, chính sách tạo điều kiện cho thanh niên ngoại tỉnh (thanh
niên xa quê) được thụ hưởng quyền được học tập.


- Các đơn vị có liên quan phối hợp thực hiện tốt các chính sách tín dụng ưu đãi cho thanh niên
vay để học tập trong các cơ sở đào tạo sau giáo dục phổ thông.



- Huy động sự đóng góp của nhân dân thơng qua tổ chức các loại quỹ khuyến học khuyến tài;
tiếp tục tổ chức hoạt động hiệu quả, mở rộng đối tượng hỗ trợ và quy mô hoạt động Quỹ Tài năng trẻ
tỉnh Bình Dương nhằm tổ chức bình chọn và trao các giải thưởng, học bổng phát triển tài năng trẻ,
qua đó phát hiện tài năng, bồi dưỡng và nhân rộng các điển hình tiên tiến.


- Tạo điều kiện thuận lợi để Tỉnh Đoàn triển khai đề án đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm
cơng tác Đồn và cơng tác thanh niên ở các cấp đủ tiêu chuẩn theo Quy chế cán bộ Đồn; ban hành
chính sách khuyến khích, thu hút và bồi dưỡng cán bộ trẻ, giỏi làm cán bộ Đoàn.


<b>2- Xây dựng và thực hiện các chương trình, dự án, chính sách góp phần nâng cao chất</b>
<b>lượng lao động, giải quyết việc làm, tăng thu nhập và cải thiện đời sống cho thanh niên.</b>


- Triển khai thực hiện tốt các giải pháp thuộc Chương trình <i>“Nâng cao chất lượng nguồn nhân</i>
<i>lực tỉnh Bình Dương giai đoạn 2011 – 2015”</i> như: xây dựng đội ngũ giáo viên, huy động các nguồn
lực nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; thực hiện quy hoạch dạy nghề; rà soát, điều chỉnh cơ cấu
ngành nghề đào tạo phù hợp với thị trường lao động,.. qua đó góp phần nâng cao chất lượng nguồn
lao động trẻ.


- Thực hiện có hiệu quả các chương trình trọng tâm của tỉnh theo Chương trình hành động số 76
-Ctr/TU ngày 15/10/2008 của Tỉnh ủy: Chương trình tập huấn, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật,
hướng dẫn mơ hình, phương thức sản xuất kinh doanh mới cho thanh niên nông thôn và cho các hoạt
động tư vấn, hỗ trợ thanh niên nông thôn làm kinh tế; Chương trình khuyến cơng cho thanh niên;
Chương trình nâng cao tay nghề, kỹ năng lao động cho thanh niên công nhân; Chương trình giáo dục
tiền hơn nhân, kiến thức và kinh nghiệm sống cho thanh niên.


- Xây dựng và triển khai kế hoạch thực hiện đề án hỗ trợ thanh niên học nghề và tạo việc làm
(Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 103/2008/QĐ-TTg ngày 21/7/2008); tiếp tục thực
hiện đề án dạy nghề cho thanh niên nông thôn và bộ đội xuất ngũ; quan tâm dạy nghề và tạo việc làm
cho thanh niên yếu thế, thanh niên khuyết tật; xây dựng và triển khai phong trào <i>“Mỗi thanh niên học</i>


<i>một nghề</i>”.


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

- Tăng cường vận động các doanh nghiệp đầu tư, có chính sách ưu đãi, liên kết nhằm thu hút các
trường đào tạo ngoại ngữ có uy tín, chất lượng cao trong nước mở các cơ sở đào tạo ngoại ngữ; thu
hút các nguồn lực trong và ngoài nước xây dựng các trường song ngữ thuộc các bậc học.


- Bố trí nguồn vốn hàng năm và tổ chức triển khai, khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn
vốn chăm lo, hỗ trợ, đồng hành với thanh niên: như nguồn vốn 120 Trung ương Đoàn, nguồn vốn quỹ
quốc gia về việc làm, vốn từ Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh cho thanh niên vay giải quyết việc
làm, các nguồn vốn hỗ trợ thanh niên nông thôn, thanh niên công nhân.


- Phát huy vai trị các Trung tâm Giới thiệu việc làm trong cơng tác hướng nghiệp, dạy nghề và
tạo việc làm cho thanh niên. Các cấp chính quyền thường xuyên phối hợp với cấp bộ đoàn tổ chức
các hoạt động gắn với nghề nghiệp và việc làm cho thanh niên như: ngày hội tư vấn nghề nghiệp, hội
chợ việc làm, phiên giao dịch việc làm, gặp gỡ trao đổi giữa thanh niên với người sử dụng lao động,...
- Bố trí nguồn lực chăm lo thanh niên công nhân thông qua tổ chức các hoạt động của: Trung
tâm hỗ trợ thanh niên công nhân và lao động trẻ Bình Dương, đề án Văn phịng tư vấn, hỗ trợ thanh
niên, Tuần lễ thanh niên công nhân Bình Dương; khuyến khích và tạo điểu kiện mở rộng đối tượng và
quy mô hoạt động các Quỹ xã hội từ thiện nhằm chăm lo cho thanh niên công nhân. Sở Kế hoạch
-Đầu tư phối hợp cùng Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành
quy định và chính sách khuyến khích chủ đầu tư hạ tầng khu cơng nghiệp, các nhà doanh nghiệp tạo
quỹ đất, xây dựng thiết chế văn hóa cho cơng nhân lao động.


- Triển khai thực hiện Chương trình xây dựng nhà ở cho người có thu nhập thấp, bằng nhiều giải
pháp tạo điều kiện cho thanh niên cơng nhân có khả năng tiếp cận và thụ hưởng chương trình.


- Tiếp tục hỗ trợ, phát triển các mơ hình thanh niên làm kinh tế, mơ hình khuyến nông, khuyến
công và chuyển giao tiến bộ khoa học – kỹ thuật cho thanh niên; triển khai cuộc vận động “<i>Tuổi trẻ</i>
<i>chung tay xây dựng nông thôn mới</i>”. Xây dựng lực lượng Thanh niên xung phong Tỉnh làm nòng cốt
phong trào, trong các hoạt động tham gia phát triển kinh tế - xã hội của Đoàn và một số hoạt động


xung kích thanh niên. Thực hiện tốt Chương trình phát triển Thanh niên xung phong tỉnh Bình Dương
giai đoạn 2010 – 2020 theo Quyết định số 2286/QĐ-UBND ngày 30/7/2010 của Chủ tịch Ủy ban
nhân dân tỉnh.


- Xây dựng, thực hiện các chính sách, dự án cụ thể nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả các hoạt động
khuyến khích, hỗ trợ thanh niên tham gia phong trào, hoạt động sáng tạo trẻ, cải tiến kỹ thuật, nghiên cứu
khoa học. Tiếp tục phát động sâu rộng phong trào <i>“Sáng tạo trẻ”</i> trong thanh thiếu nhi, định kỳ tổ chức
cuộc thi <i>"Sáng tạo thanh thiếu niên - nhi đồng"</i>, “<i>Sáng tạo khoa học kỹ thuật trẻ tỉnh Bình Dương</i>” ở các cấp,
lựa chọn và tạo điều kiện để các sản phẩm sáng tạo được áp dụng vào thực tế.


<i><b>(Còn tiếp kỳ sau...)</b></i>


Trong tài liệu sinh hoạt chi đoàn số tháng 8/2012, chúng tơi xin trích dẫn phần cuối của Hướng dẫn
số 12 HD/KTTWĐ, ngày 23/02/2012 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đoàn về “ <i>Giải quyết khiếu nại,</i>
<i>tố cáo trong Đồn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh”</i>.


<b>III. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO</b>
<b>1. Bước chuẩn bị:</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

- Khi nhận được đơn, thư khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết, cán bộ kiểm tra (cán bộ
được phân công) phải nghiên cứu kỹ đơn khiếu nại, tố cáo; tóm tắt nội dung tố cáo, khiếu nại và tham
mưu, đề xuất với lãnh đạo ủy ban kiểm tra, cấp bộ đoàn hướng giải quyết, có thể phân cơng cán bộ trực
tiếp xem xét, tham mưu (nếu vụ việc đơn giản không cần thiết phải lập tổ công tác để trực tiếp kiểm tra,
xác minh) hoặc thành lập tổ công tác nếu thấy cần thiết.


- Nếu thấy cần thiết phải lập tổ công tác thì uỷ ban kiểm tra (hoặc cấp bộ đồn) ra quyết định thành
lập tổ công tác giải quyết, khiếu nại, tố cáo; nội dung gồm: thành phần tổ công tác, nhiệm vụ tổ công
tác, thời hạn giải quyết...


- Cán bộ được phân công hoặc tổ công tác được giao giải quyết khiếu nại, tố cáo xây dựng kế


hoạch cụ thể giải quyết khiếu nại, tố cáo trình lãnh đạo uỷ ban kiểm tra hoặc cấp bộ đồn có thẩm
quyền phê duyệt kế hoạch, thành lập tổ (đoàn) kiểm tra giải quyết khiếu nại, hoặc tố cáo.


<b>2. Bước tiến hành:</b>


<b>2.1. Về giải quyết khiếu nại:</b> Sau khi nghiên cứu đơn, thư khiếu nại cán bộ (tổ công tác) được giao
giải quyết khiếu nại cần lưu ý:


- Nếu thấy có dấu hiệu bị xử lý oan, sai hoặc trù dập thì phải xem xét lại tồn bộ q trình thi hành
kỷ luật.


- Nếu thấy việc khiếu nại khơng có cơ sở, chứng cứ, tình tiết nào có thể làm thay đổi kết luận về
nội dung vi phạm hoặc hình thức xử lý thì giải thích cho người khiếu nại biết. Nếu người khiếu nại
không đồng ý với nội dung giải thích thì triển khai giải quyết khiếu nại theo trình tự:


+ Làm việc với người khiếu nại, để tìm hiểu kỹ các nội dung và vấn đề liên quan đến khiếu nại.
+ Yêu cầu cấp bộ đoàn ra quyết định kỷ luật giải trình về quá trình xem xét, xử lý kỷ luật và các ý
kiến khiếu nại để tìm hiểu về các nội dung, tình tiết dẫn đến việc xử lý kỷ luật. Làm rõ điểm khác nhau
giữa nội dung khiếu nại với nội dung của quyết định kỷ luật.


+ Nếu cấp đã ban hành quyết định kỷ luật và cán bộ (tổ kiểm tra) giải quyết khiếu nại cịn có ý kiến
khác nhau thì cán bộ (tổ kiểm tra) tiếp tục thẩm tra, xác minh làm rõ các nội dung còn chưa thống nhất
và báo cáo đầy đủ với uỷ ban kiểm tra, cấp bộ đồn có thẩm quyền giải quyết khiếu nại về các ý kiến
khác nhau đó, đồng thời dự thảo báo cáo kết quả giải quyết khiếu nại và đề xuất hướng giải quyết với
uỷ ban kiểm tra, cấp bộ đồn có thẩm quyền xem xét, quyết định.


<b>2.2. Về giải quyết tố cáo:</b> Sau khi nghiên cứu đơn tố cáo, cán bộ (tổ công tác) giải quyết tố cáo
theo các bước sau:


- Cán bộ (tổ công tác) giải quyết tố cáo làm việc với tổ chức đồn có liên quan và cán bộ bị tố cáo


để thông báo quyết định, nội dung tố cáo; kế hoạch giải quyết; thống nhất lịch trình tiến hành; yêu cầu
cán bộ, tổ chức đoàn bị khiếu nại, tố cáo chuẩn bị báo cáo giải trình các nội dung bị tố cáo; yêu cầu
cung cấp tài liệu, phối hợp giải quyết.


- Cán bộ (tổ công tác) kiểm tra làm việc với người tố cáo, thu thập tài liệu, chứng cứ.


- Làm việc với các tổ chức, cá nhân có liên quan để thu thập thêm tài liệu liên quan, thẩm tra, xác
minh các nội dung tố cáo.


- Sau khi đã thu thập đầy đủ tài liệu chứng cứ; các văn bản giải trình của những người có liên quan,
cán bộ (tổ công tác) kiểm tra giải quyết tố cáo phải dự thảo báo cáo kết quả giải quyết tố cáo và đề xuất
hướng xử lý giải quyết với cơ quan có thẩm quyền.


- Qua giải quyết tố cáo nếu phát hiện cán bộ đồn, tổ chức đồn có sai phạm đến mức phải xử lý kỷ
luật thì đề xuất cơ quan có thẩm quyền xem xét, xử lý kỷ luật (nêu rõ hình thức kỷ luật).


<b>3. Bước kết thúc:</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

- Kết luận các nội dung giải quyết khiếu nại, tố cáo; đồng thời thông báo cho cán bộ hoặc tổ chức
đoàn bị khiếu nại, tố cáo biết các kết luận đó.


- Có văn bản trả lời người có đơn khiếu nại, tố cáo về kết quả giải quyết các nội dung khiếu nại, tố cáo.
Kết luận phải thể hiện rõ các nội dung:


- Nội dung khiếu nại, tố cáo đúng, đúng một phần hay sai.


- Kết quả xử lý kỷ luật cán bộ, cấp bộ đoàn bị tố cáo có sai phạm; Trách nhiệm của cán bộ đoàn hay
cấp bộ đoàn bị khiếu nại, tố cáo.


- Trường hợp cá nhân, tổ chức tố cáo không đúng, tố cáo sai, thì cần xem xét trách nhiệm của người


tố cáo, nếu đến mức phải xử lý kỷ luật thì phải đề xuất hình thức kỷ luật và đề nghị cơ quan có thẩm
quyền kỷ luật tiến hành xem xét kỷ luật theo quy định.


Trên đây là Hướng dẫn giải quyết khiếu nại, tố cáo trong Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. Trong q
trình thực hiện nếu có những vấn đề còn vướng mắc, chưa rõ đề nghị uỷ ban kiểm tra, cấp bộ đoàn các
cấp trao đổi trực tiếp hoặc có văn bản gửi Uỷ ban Kiểm tra Trung ương Đoàn để nghiên cứu, giải quyết.


<b>Chi đoàn triệu phú</b>



Ở các tổ chức Đoàn, đăc biệt là chi đồn cơ sở, để có một
nguồn quỹ “dồi dào” phục vụ cho các hoạt động là hết sức khó khăn
vì theo quy định của Điều lệ Đồn, hàng tháng mỗi đồn viên chỉ
đóng 5 ngàn đồng tiền quỹ đồn. Thế nhưng vài năm trở lại đây, Chi
đoàn T.18 thuộc Đồn cơ sở Phịng Hậu cần – Bộ CHQS tỉnh Lâm
Đồng với số lượng đoàn viên chỉ khoảng mười người, đã có những
ý tưởng khá táo bạo để mỗi năm giúp chi đoàn thu gần 25 triệu đồng
làm quỹ tổ chức các hoạt động.


Theo thượng úy Nguyễn Xuân Ngọc - Bí thư Đồn cơ sở Phịng Hậu cần thì hầu hết các đoàn
viên ở Chi đoàn T.18 đều rất năng nổ, nhiệt tình. Ngồi việc hồn thành tốt các nhiệm vụ chun mơn
là đón tiếp, phục vụ khách du lịch, góp phần cùng cán bộ, nhân viên Trạm khách T.18 hoàn thành chỉ
tiêu kinh tế do Bộ CHQS tỉnh giao, đồn viên của chi đồn cịn là lực lượng nịng cốt đi đầu trong các
hoạt động của đồn cơ sở, góp phần xây dựng Đồn cơ sở Phịng Hậu cần ngày càng vững mạnh,
hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.Không những giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, năng nổ trong
các hoạt động đoàn, cán bộ và đoàn viên Chi đồn T.18 Phịng Hậu cần cịn rất đồn kết trong việc
cùng nhau khắc phục những khó khăn.


Xuất phát từ thực tế nguồn quỹ hoạt động của tổ chức đồn rất eo hẹp, trong khi có nhiều hoạt
động lại cần chi phí, trước khó khăn mang tính…thường xun đó, anh Lê Quyết Thắng - Bí thư chi
đồn cùng với đồn viên đã trình bày với cấp trên ý tưởng mượn của Trạm khách T.18 số tiền 35 triệu


đồng mua hai chiếc xe máy cho khách du lịch thuê, nếu hoạt động thuận lợi, sau khi trả xong số vốn
mượn, tiền thu được từ việc cho thuê xe máy sẽ dùng vào các hoạt động của Đoàn. Ý tưởng của chi
đồn nhanh chóng được lãnh đạo Trạm khách T.18 nhiệt tình ủng hộ.


Với diện tích rộng rãi, cơ sở vật chất không ngừng được nâng cấp, tọa lạc ở trung tâm thành phố,
hằng năm Trạm khách T.18 đón khoảng 50 ngàn lượt khách du lịch tới tham quan và cơng tác tại Đà
Lạt. Đây chính là cơ sở để cán bộ, đoàn viên của chi đoàn tin tưởng vào sự “đầu tư” của mình sẽ
thành cơng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

Có niềm tin như vậy, nhưng ngày mang 2 chiếc xe máy mới tinh về, tất cả các đoàn viên xen kẽ
với cảm giác háo hức vì chi đồn đã có những tài sản hết sức có giá trị là sự hồi hộp, lo lắng vì khơng
biết đến bao giờ mới trả đủ số tiền đã mượn.


Nhớ lại cảm giác lúc đó, anh Lê Quyết Thắng chia sẻ: “Với một chi đoàn cơ sở, mượn một số tiền
lớn như vậy mà không hồi hộp, lo lắng sao được, áp lực dồn lên các đoàn viên trong chi đoàn là rất
lớn. Nhưng được sự ủng hộ, động viên nhiệt tình của lãnh đạo trạm khách cộng với quyết tâm để các
hoạt động của chi đoàn ngày càng hiệu quả, chất lượng hơn, đồn viên của chi đồn đã vượt qua
những khó khăn, áp lực ban đầu và đi vào thực hiện ý tưởng “kinh doanh” của mình”.


Để những chiếc xe máy của chi đồn ln sẵn sàng cho khách th vào mọi thời điểm, và cũng để
việc “kinh doanh” hiệu quả hơn, chi đồn đã tổ chức phân cơng nhiệm vụ cho đoàn viên một cách cụ
thể như: đoàn viên ở bộ phận tiếp tân có nhiệm vụ tư vấn, cho khách thuê xe và thu tiền, đoàn viên bộ
phận phục vụ phòng đảm nhận việc lau chùi, bảo quản xe, cịn đồn viên ở bộ phận bảo đảm an ninh
thì thường xuyên kiểm tra và sửa xe khi bi hỏng hóc. Với cách làm như vậy, sau hai năm đi vào “kinh
doanh”, đến nay không những đã trả hết số tiền đã vay mà chi đồn cịn dư hơn chục triệu đồng làm
quỹ hoạt động. Cùng với những nỗ lực trong cơng tác để hồn thành tốt nhiệm vụ chun mơn, cán
bộ, đồn viên chi đồn Trạm T.18 cịn tích cực tham gia vào các chương trình của Đồn cơ sở Phịng
Hậu cần, trích một phần số tiền thu được từ mơ hình cho th xe máy tham gia vào các hoạt động như
đền ơn đáp nghĩa, tặng quà các gia đình chính sách, gia đình có cơng với cách mạng gặp hồn cảnh
khó khăn, tặng q cho con em cán bộ, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân viên quốc phịng trong


đơn vị có thành tích học tập tốt.


Ghi nhận những đóng góp tích cực của Chi đồn Trạm khách T.18, những năm qua, lãnh đạo
Phòng Hậu cần cũng như Đồn cơ sở của Phịng đã tặng nhiều giấy khen, bằng khen và cơng nhận là
chi đồn vững mạnh xuất sắc, hơn 50% đoàn viên của chi đoàn hàng năm đều được Đoàn cơ sở khen
thưởng. Với những hiệu quả từ mơ hình cho th xe máy, cũng với bầu nhiệt huyết và tinh thần xung
kích của tuổi trẻ, tin tưởng rằng, trong thời gian tới những hoạt động của chi đồn Trạm khách T.18 sẽ
khơng ngừng nâng cao cả về chất lượng và hiệu quả, xứng đáng là “Chi đồn triệu phú” như đồn
viên Đồn cơ sở Phịng Hậu cần thường gọi.


<b> Nguồn: báo Lâm Đồng (20/2/2012) </b>


<b>Kỹ Năng Lãnh Đạo - Các phong cách lãnh đạo</b>



Phong cách lãnh đạo là kết quả của mối quan hệ giữa cá nhân và sự kiện, và được biểu
hiện bằng công thức: Phong cách lãnh đạo = Cá tính x Mơi trường.


<b>1. Phong cách lãnh đạo độc đoán:</b> Kiểu quản lý mệnh lệnh độc đoán được đặc trưng
bằng việc tập trung mọi quyền lực vào tay một mình người quản lý, người lãnh đạo - quản lý
bằng ý chí của mình, trấn áp ý chí và sáng kiến của mọi thành viên trong tập thể.


Phong cách lãnh đạo này xuất hiện khi các nhà lãnh đạo nói với các nhân viên chính xác
những gì họ muốn các nhân viên làm và làm ra sao mà không kèm theo bất kỳ lời khuyên hay
hướng dẫn nào cả


<b>Đặc điểm:</b>


- Nhân viên ít thích lãnh đạo.


- Hiệu quả làm việc cao khi có mặt lãnh đạo, thấp khi khơng có mặt lãnh đạo.


- Khơng khí trong tổ chức: gây hấn, phụ thuộc vào định hướng cá nhân


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

<b>2. Phong cách lãnh đạo dân chủ</b>:


Kiểu quản lý dân chủ được đặc trưng bằng việc người quản lý biết phân chia quyền lực
quản lý của mình, tranh thủ ý kiến cấp dưới, đưa họ tham gia vào việc khởi thảo các quyết định.


Kiểu quản lý này còn tạo ra những điều kiện thuận lợi để cho những người cấp dưới được
phát huy sáng kiến, tham gia vào việc lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch, đồng thời tạo ra bầu
khơng khí tâm lý tích cực trong q trình quản lý.


<b>Đặc điểm: </b>


- Nhân viên thích lãnh đạo hơn


- Khơng khí thân thiện, định hướng nhóm, định hướng nhiệm vụ
- Năng suất cao, kể cả khơng có mặt của lãnh đạo.


<b>3. Phong cách lãnh đạo tự do: </b>Với phong cách lãnh đạo này, nhà lãnh đạo sẽ cho phép
các nhân viên được quyền ra quyết định, nhưng nhà lãnh đạo vẫn chịu trách nhiệm đối với những
quyết định được đưa ra.


Phong cách lãnh đạo uỷ thác được sử dụng khi các nhân viên có khả năng phân tích tình
huống và xác định những gì cần làm và làm như thế nào. Bạn không thể ôm đồm tất cả mọi công
việc! Bạn phải đặt ra các thứ tự ưu tiên trong công việc và uỷ thác một số nhiệm vụ nào đó.


<b>Đặc điểm: </b>


- Nhân viên ít thích lãnh đạo.



- Khơng khí trong tổ chức thân thiện, định hướng nhóm, định hướng vui chơi.
- Năng suất thấp, người lãnh đạo vắng mặt thường xuyên.


<b>Các tình huống cụ thể:</b>
<b>1. Theo thâm niên công tác</b>


- Sử dụng phong cách lãnh đạo độc đoán đối với các nhân viên mới, những người còn
đang trong giai đoạn học việc.


- Nhà lãnh đạo sẽ là một huấn luyện viên tốt với đầy đủ năng lực và trình độ.


Nhờ đó, nhân viên sẽ được động viên để học hỏi những kỹ năng mới. Đây sẽ là một mơi
trường hồn tồn mới dành cho các nhân viên.


<b>2. Theo các giai đoạn phát triển của tập thể</b>


- Giai đoạn bắt đầu hình thành. Là giai đoạn tập thể chưa ổn định, mọi thành viên thường
chỉ thực hiện công việc được giao theo nhiệm vụ, nhà lãnh đạo nên sử dụng phong cách độc đoán.
- Giai đoạn tương đối ổn định.Khi các thành viên chưa có sự thống nhất, tự giác trong hoạt
động, tính tích cực, sự đoàn kết chưa cao, nên dùng kiểu lãnh đạo mềm dẻo, linh hoạt.


- Giai đoạn tập thể phát triển cao: Tập thể có bầu khơng khí tốt đẹp, có tinh thần đồn kết,
có khả năng tự quản, tự giác cao, nên dùng kiểu dân chủ hoặc tự do.


<b>3. Dựa vào tính khí của Nhân viên</b>


- Đối với tính khí sơi nổi – nóng nảy.
- Đối với tính khí trầm tư – nhút nhát.


<b>4. Dựa vào giới tính</b>



<b>5. Theo trình độ của nhân viên:</b>


- Sử dụng phong cách lãnh đạo uỷ thác đối với các nhân viên hiểu rõ về cơng việc hơn
chính bản thân nhà lãnh đạo.


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

- Cũng như vậy, trường hợp này sẽ giúp nhà lãnh đạo có điều kiện để làm những cơng việc
khác cần thiết hơn.


<b>6. Dựa theo tuổi:</b>


- Nên dùng kiểu lãnh đạo tự do đối với người hơn tuổi.
- Trái lại đối với người nhỏ tuổi thì dùng kiểu độc đoán.


<b>7. Cần độc đoán với:</b>


- Những người ưa chống đối
- Khơng có tính tự chủ.
- Thiếu nghị lực


- Kém tính sáng tạo


<b>8. Cần dân chủ với</b>


- Những người có tính thần hợp tác.
- Có lối sống tập thể.


<b>9. Nên tự do với</b>


- Những người khơng thích giao thiệp.


- Hay có đầu óc cá nhân chủ nghĩa


<b>10. Với tình huống bất trắc: </b>Với một số tình huống địi hỏi ta phải hành động khẩn
trương và kịp thời, chẳng hạn như hoả hoạn.


- Mọi nỗ lực phải dốc hết vào xử lý tình huống.


- Doanh nghiệp cần một sự lãnh đạo cứng rắn và uy quyền.


<b>11. Bất đồng trong tập thể: </b>Khi có sự bất đồng trong tập thể, trước sự thù địch, chia rẽ
nội bộ, nhà quản trị cần phải áp dụng kiểu lãnh đạo độc đoán, sử dụng tối đa quyền lực của mình.


<b>12. Những tình huống gây hoang mang</b>


- Thỉnh thoảng do sự xáo trộn trong tập thể như thay đổi, cải tổ…không ai biết nên phải
làm gì, mọi người đều hoang mang.


- Nhà quản trị phải tỏ ra gần gũi, gặp gỡ trao đổi, thông báo, tạo mối quan hệ thân mật để
trấn an nhân viên.


<b>Nguồn: kynang.edu.vn</b>


<b>BỆNH TAY CHÂN MIỆNG VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA</b>


<b>Bệnh tay chân miệng là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây nên, cùng tìm hiểu </b>
<b>ngun nhân và cách phòng chống để hạn chế những biến hứng nguy hiểm.</b>


Bệnh tay chân miệng là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus
gây nên, bệnh thường gặp ở trẻ em (trên 90%). Bệnh có thể bị rải rác
hoặc bùng phát thành các vụ dịch nhỏ vào mùa hè ở những nơi đông dân


cư, điều kiện vệ sinh kém. Biểu hiện của bệnh là những mụn nước, bọng
nước ở tay, chân và miệng. Rất nhiều bệnh nhân được chẩn đoán nhầm
với các bệnh da khác như chốc, thuỷ đậu, dị ứng,... dẫn đến điều trị sai
lầm và làm bệnh lan tràn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

<b>Nguyên nhân gây bệnh</b>


Bệnh do Enterovirus (nhóm virus đường ruột) gây ra, thường gặp nhất là chủng virus Coxsackie
A16. Ngồi ra, một số chủng virus Coxsackie nhóm A khác (A4-A7, A9, A10) hoặc virus Coxsackie
nhóm B (B1-B3, và B5) cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh. Trong những năm gần đây, ở khu vực
Đông Á và Đông Nam Á xuất hiện những vụ dịch bệnh tay chân miệng do Enterovirus typ 71 gây
nên. Khác với các chủng Coxsackie cổ điển, chủng Enterovirus typ 71 có thể gây ra các biến chứng
nguy hiểm như viêm não, màng não, viêm cơ tim, viêm phổi và có thể dẫn đến tử vong. Cần lưu ý là
bệnh này khơng có liên quan gì đến bệnh lở mồm long móng ở gia súc, một bệnh gây ra bởi
Aphthovirus.


<b>Tính chất lây lan của bệnh</b>


Virus có tính chất lây lan rất mạnh. Virus truyền trực tiếp từ người sang người. Người lành bị
nhiễm virus do hít hay nuốt phải các giọt nhỏ chất tiết đường tiêu hố, hơ hấp được phát tán khi bệnh
nhân ho, hắt hơi. Virus cũng có thể lây lan qua tiếp xúc trực tiếp với dịch của mụn nước, bọng nước
hoặc tiếp xúc với phân của bệnh nhân. Trong vùng dịch, có rất nhiều trẻ em bị nhiễm và đào thải virus
ra môi trường nhưng không phải tất cả trẻ đó có biểu hiện bệnh.


<b>Triệu chứng của bệnh: </b>Triệu chứng bắt đầu xuất hiện sau khi nhiễm virus từ 3-6 ngày. Biểu
hiện sớm nhất của bệnh là mệt mỏi, sốt nhẹ (38 - 38,5oC), đau họng, sổ mũi diễn ra trong vài ngày.
Sau đó bệnh sang giai đoạn tồn phát. Đầu tiên là sự xuất hiện các mụn nước ở niêm mạc miệng,
thường là ở mặt trong má, lợi, mặt bên của lưỡi; các mụn nước có kích thước nhỏ (2-3mm) nằm trên
một nền niêm mạc viêm đỏ. Các mụn nước trong miệng thường dập vỡ rất nhanh tạo ra các vết trợt
loét rất đau rát làm bệnh nhân khó ăn uống. Tiếp theo, xuất hiện các mụn nước, bọng nước ở bàn


chân, bàn tay, đôi khi gặp cả mụn nước, bọng nước ở mông. Các mụn nước, bọng nước này thường
khơng gây đau rát; chúng tồn tại trong vịng 7 đến 10 ngày rồi xẹp xuống và tự mất đi kể cả khi khơng
được điều trị. Bệnh nhân có khả năng lây bệnh cho người khác qua đường hô hấp trong 1 tuần đầu bị
bệnh. Bệnh nhân cịn có khả năng đào thải virus qua phân trong vòng vài tuần sau. Sau khi khỏi bệnh,
cơ thể bệnh nhân có miễn dịch với chủng virus gây bệnh, nhưng một người có thể bị bệnh tay chân
miệng nhiều lần nếu lần sau bị nhiễm các chủng virus khác với những lần trước. Bệnh thường gặp ở
trẻ dưới 10 tuổi, tuy nhiên người lớn chưa có miễn dịch với bệnh cũng có thể mắc bệnh.


<b>Biến chứng của bệnh</b>


Bệnh có thể gây biến chứng viêm não, màng não, viêm cơ tim, viêm phổi. Đây là một biến chứng rất
hiếm gặp nhưng rất nguy hiểm, có thể gây tử vong, thường do chủng Enterovirus típ 71 gây ra.


<b>Chẩn đốn bệnh</b>


Chẩn đốn bệnh chủ yếu dựa vào triệu chứng lâm sàng, tiền sử bệnh và các yếu tố dịch tễ. Các
xét nghiệm virus chủ yếu sử dụng nhằm mục đích nghiên cứu khoa học.


<b>Điều trị</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

khuẩn. Tại các thương tổn ngồi da, bơi các dung dịch sát khuẩn để tránh bội nhiễm. Khi có biến
chứng viêm não, màng não, viêm cơ tim, viêm phổi phải nhập viện để có biện pháp điều trị tích cực.


<b>Phịng ngừa</b>


Hiện tại vẫn chưa có vaccin phịng bệnh chân tay miệng. Trong vùng dịch, biện pháp hữu hiệu
nhất để khống chế dịch là phòng lây lan bệnh sang người lành. Các biện pháp phòng ngừa là:


- Người lành, nhất là trẻ em nên hạn chế tiếp xúc với bệnh nhân nếu không thực sự cần thiết.
- Sau khi chăm sóc bệnh nhân, cần rửa tay kỹ với xà phịng.



- Khơng được chọc vỡ các mụn nước bọng nước trên da bệnh nhân.


- Giặt các đồ dùng của bệnh nhân và lau phòng ở của bệnh nhân bằng các dung dịch sát khuẩn có chlor.
- Cần theo dõi chặt chẽ những trẻ có biểu hiện sốt trong vùng dịch.


- Cho trẻ nghỉ học cho đến khi khỏi bệnh.


<b>Theo Sức khỏe và đời sống</b>


<b>5 kỹ năng khi đi xin việc</b>



Phỏng vấn xin việc ln là "cửa ải" khó khăn nhất đối với các ứng viên. Vì thế, hãy chứng minh
bạn là một ứng cử viên xuất sắc với đầy đủ các kỹ năng sau:


<b>1. Kỹ năng tổ chức</b>


Đây là kỹ năng không thể thiếu đối với bất kỳ công việc nào. Nhà tuyển dụng ln cần những
người có khả năng giải quyết nhanh chóng một khối lượng lớn các cơng việc. Họ là những người làm
việc một cách khoa học.Thể hiện như thế nào?


- Ăn mặc gọn gàng và chuyên nghiệp


- Luôn sẵn sàng các tài liệu cần thiết liên quan đến cơng việc. Đó có thể là: bút, giấy, bản sơ yếu
lí lịch và một số tấm card của các doanh nghiệp. Tất nhiên, tuỳ vào vị trí tuyển dụng mà bạn có thể có
những bước chuẩn bị phù hợp.


- Trước khi đi phỏng vấn, hãy tập trung mọi chiến lược. Chuẩn bị các câu hỏi phỏng vấn thông
thường sẽ cho phép bạn tự tin và tiến hành phỏng vấn một cách suôn sẻ.



<b>2. Kỹ năng ra quyết định</b>


Không có ơng chủ nào lại muốn tuyển một nhân viên chậm chạp, và sức ì quá lớn. Họ cần
những nhân viên giỏi chứ không phải là một chú robot; họ cần những những người nói được và làm
được; những người khơng bao giờ nói từ "khơng thể"; những người có khả năng giải quyết mọi công
việc và bất chấp mọi khó khăn. Sự thể hiện tốt nhất cho kỹ năng này là:


- Trước khi đi phỏng vấn, hãy chuẩn bị sẵn các câu chuyện về những công việc trước đây bạn
đã làm và những quyết định cho từng bước đi để khắc phục những khó khăn đó. Hãy lấy chúng làm ví
dụ để chứng minh năng lực của mình.


- Thơng qua các câu trả lời, hãy cho nhà tuyển dụng thấy được những kinh nghiệm và những
hiểu biết của bạn.


<b>3. Kỹ năng giao tiếp: </b>Nếu chưa giao tiếp thực tế với nhiều người, bạn sẽ khơng bao giờ có đủ
tự tin khi đứng trước đám đông. Bởi kỹ năng giao tiếp được tổng hợp từ nhiều kỹ năng khác nhau, nó
khơng chỉ địi hỏi bạn phải có sự hiểu biết sâu rộng mà cịn u cầu bạn phải có tính linh hoạt trong mọi
tình huống và sự sáng tạo trong cơng việc. Điều này giải thích tại sao phần lớn nhà tuyển dụng lại cần
tuyển những ứng cử viên có khả năng giao tiếp tốt, đặc biệt là khả năng diễn thuyết trước đám đơng.


Làm gì để thể hiện tốt kỹ năng này?


</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>

- Hãy đứng trước gương rồi thực hành nói, hoặc trả lời các câu hỏi phỏng vấn. Mục đích của
việc này là tạo sự tự tin, đồng thời để bạn có thể tự kiểm tra mọi sai sót của mình.


- Thực hành phỏng vấn với người khác sẽ rất có hiệu quả. Một mặt, họ có thể chỉ ra cho bạn
những mặt được và chưa được một cách thẳng thắn. Mặt khác, những lời phê bình của họ sẽ giúp bạn
bình tĩnh hơn khi phải nhận những lời phê bình từ người phỏng vấn.


- Bình tĩnh và ln ln duy trì ánh mắt. Làm như vậy, trông bạn sẽ tự tin hơn.



<b>4. Kỹ năng làm việc theo nhóm</b>


Yêu cầu của kỹ năng làm việc theo nhóm là phải biết lắng nghe ý kiến của người khác, làm việc
có tính xây dựng, khơng ỉ lại hay dựa dẫm vào người khác.


Ngày nay, hầu hết các công ty đều cần những nhân viên vừa có thể làm việc độc lập lại vừa có
thể làm việc theo nhóm. Bởi các ông chủ đều nghĩ rằng họ sẽ không chỉ làm tốt cơng việc của mình
mà cịn nỗ lực có hiệu quả với các cơng việc của nhóm.


Sự thể hiện tốt nhất cho kỹ năng này là:


- Tốt nhất, bạn nên chuẩn bị một danh sách các công việc mà trong đó bạn có đóng góp cơng
sức cho sự thành cơng của nhóm. Những điểm này khơng có trong bản sơ yếu lí lịch, nhưng chúng có
thể được đề cập trong buổi phỏng vấn.


- Không chỉ thể hiện những đóng góp có hiệu quả cho sự thành cơng của nhóm mà bạn cịn nên
chỉ ra cho nhà tuyển dụng thấy rằng bạn cũng có thể là người lãnh đạo và rất có trách nhiệm với cơng
việc của nhóm.


- Khơng nên e ngại khi đề cập đến những khó khăn mà nhóm bạn vấp phải. Hãy lấy chúng làm bàn
đạp để chứng minh cho nhà tuyển dụng thấy được bạn cịn có khả năng giải quyết mọi vấn đề và vượt qua
mọi khó khăn. Một khi mọi vấn đề được giải quyết hiệu quả thì thành cơng của bạn là rất lớn.


<b>5. Kỹ năng giải quyết nhiều loại công việc</b>


Tiết kiệm thời gian, giảm nguồn nhân lực luôn là mục tiêu hướng tới của các doanh nghiệp. Vì
thế, nhà tuyển dụng ln cần những người có khả năng làm được nhiều loại công việc. Trong trường
hợp này, họ sẽ là người "hai trong một", nghĩa là một người có thể làm được nhiều việc khác nhau mà
lẽ ra phải cần đến hai nhân viên. Theo đó, các ơng chủ sẽ trả tiền công theo giờ làm việc.



Cần thể hiện như thế nào?


- Khi nói về cơng việc trước đây của bạn, hãy đưa ra những tình huống, những cơng việc mà
bạn đã từng giải quyết cùng một lúc.


- Chuẩn bị một danh sách các dự án được yêu cầu trong đó có rất nhiều nhiệm vụ mà bạn có thể
đồng thời hồn thành. Sẵn sàng nói rõ từng bước đi cụ thể cho mỗi việc.


- Hãy sẵn lòng nhận trách nhiệm và xác định khả năng thành công của công việc.


Mọi thơng tin trong bản sơ yếu lí lịch chỉ là những thông tin cơ bản nhất để nhà tuyển dụng có
thể nắm bắt sơ qua về bạn. Song, để nổi bật trong hàng trăm ứng cử viên khác, bạn hãy chứng minh
mình bằng 5 kỹ năng được đúc kết ở trên.


<b>Nguồn: www.kynang.edu.vn</b>


<b>Hỏi đáp pháp luật</b>



<b>Hỏi: </b>Tôi làm ở công ty cũ được 6 năm 4 tháng kể từ tháng 10 năm 2005, nay tôi đã kết thúc
công việc ở công ty cũ vào ngày 23/4/2012 (Đúng trong giấy quyết định thôi việc của Cty). Ngày


</div>
<span class='text_page_counter'>(17)</span><div class='page_container' data-page=17>

27/4/2012 tôi lên Phịng Trợ Cấp Thất Nghiệp quận Bình Tân để đăng ký thì họ hẹn ngày 22/5/2012
lên để bổ túc hồ sơ sổ BHXH, giấy quyết định thôi việc.Và ngày 22/5/2012 tơi đã nộp đầy đủ các hồ sơ
đó thì họ lại đưa giấy hẹn đến ngày 19/6/2012 lên để nhận kết quả hưởng bảo hiểm thất nghiệp.


Vậy cho tôi hỏi nếu ngày 19/6/2012 tơi có hợp đồng lao đơng ở cơng ty mới thì có được hưởng
trợ cấp thất nghiệp một lần khơng? Vì hơm nay tơi lên hỏi thì họ nói tơi khơng được hưởng vì có việc
làm không sau 15 ngày kể từ ngày tôi nhận quyết định được hưởng trợ cấp thất nghiệp ( tức là ngày
19/6/2012 đúng trong giấy hẹn).Bởi vì theo tơi biết thì 15 ngày đó được tính từ ngày đăng ký chứ


khơng phải ngày nhận kết quả và thời gian hẹn quá dài ( gần 2 tháng thất nghiệp)


<b>Trả lời:</b> Theo nghị định 127/2009/NĐ-CP có quy định như sau:


<b> Điều 15: Điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp theo Điều 81 Luật Bảo hiểm xã hội</b>


1. Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp đủ mười hai tháng trở lên trong vòng hai mươi bốn tháng
trước khi bị mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật lao động
hoặc chấm dứt hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.


2. Đã đăng ký với cơ quan lao động khi bị mất việc làm, chấm dứt hợp đồng lao động hoặc
hợp đồng làm việc.


3. Chưa tìm được việc làm sau mười năm ngày kể từ ngày đăng ký với cơ quan lao động theo
quy định tại khoản 2 Điều này.


<b>Điều 20. Thời điểm hưởng bảo hiểm thất nghiệp</b>


Người lao động khi có đủ điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại Điều 15
Nghị định này được hưởng các chế độ bảo hiểm thất nghiệp tính từ ngày thứ 16 kể từ ngày đăng ký
theo quy định tại khoản 2 Điều 15 Nghị định này. Khoản 2 điều 53: Nếu bạn có việc làm thì sẽ được
hưởng khoản trợ cấp một lần bằng giá trị của tổng trợ cấp thất nghiệp của số thời gian được hưởng
trợ cấp thất nghiệp còn lại theo quy định tại khoản 2 Điều 82 Luật Bảo hiểm xã hội. Như vậy, đối với
trường hợp của bạn sẽ được trợ cấp thất nghiệp bằng tổng giá trị của tổng trợ cấp thất nghiệp. Nếu cơ quan
có chức năng khơng thực hiện đúng như luật định thì bạn có thể u cầu khiếu nại.


<b>Nguồn: Hãng luật Giải phóng Tp.Hồ Chí Minh</b>


<b>Đồn vệ quốc qn</b>


<b>Nhạc và lời: Phan Huỳnh Điểu</b>




Ðoàn Vệ quốc quân một lần ra đi


Toàn thắng vinh quang ghi ngày trở về


Ra đi ra đi bảo tồn sông núi



Ra đi ra đi thà chết chớ lui



Cờ bay phất phới ngời màu Lạc Hồng


Kèn reo vang tiếng gọi dòng Lạc Hồng


Đoàn vệ quốc quân ...



Ra đi ra đi theo hồn sơng núi



Thù bao năm xưa có bao giờ nguôi



</div>
<span class='text_page_counter'>(18)</span><div class='page_container' data-page=18>

Dưới cờ oai nghiêm



Ðồn qn Việt Nam có hay


Ngày xưa biết bao vị hùng anh


Quyết vì non sơng ra tay bao lần


Ngày nay đoàn quân ta gắng làm sao


Giành quyền tự do hạnh phúc cho dân


Ðoàn Vệ quốc quân một lần ra đi


Dù có gian nguy nhưng lịng khơng nề


Ra đi ra đi bảo tồn sơng núi



Ra đi ra đi thà chết chớ lui



Mời các bạn nghe tại địa chỉ: />


<b>Cuốn sách và giỏ đựng than</b>




Có một câu chuyện kể rằng tại một trang trại ở miền núi xa xơi,
miền Đơng bang Kentucky, có một ơng cụ sống với người cháu của mình.
Mỗi buổi sáng, ông cụ đều dậy rất sớm để đọc sách. Có những cuốn sách
ơng đã đọc nhiều lần, đến mức cuốn sách sờn cũ, nhưng lúc nào ông đọc
cũng say mê và chưa một buổi sáng nào ông quên đọc sách.


Cậu cháu trai cũng bắt chước ông, cũng cố gắng mỗi ngày đều ngồi
đọc sách. Rồi một ngày, cậu hỏi ơng:


- Ơng ơi, cháu cũng thử đọc sách như ơng, nhưng cháu khơng hiểu gì cả. Hoặc là có những đoạn
cháu hiểu, nhưng khi gấp sách lại là cháu qn ngay. Thế thì đọc sách có gì tốt đâu mà ơng đọc thường
xun thế ạ...


Ơng cụ lúc đó đang đổ than vào lị, quay lại nhìn cháu và chỉ nói:


- Cháu hãy đem cái giỏ đựng than này ra sông và mang về cho ông một giỏ nước nhé!


Cậu bé liền làm theo lời ông, dù rằng tất cả nước đã chảy ra hết khỏi giỏ trước khi cậu bé quay về
đến nhà.


Nhìn thấy cái giỏ, ơng cụ cười và nói:


- Nước chảy hết mất rồi! Có lẽ lần sau cháu sẽ phải đi nhanh hơn nữa!
Rồi ông bảo cháu quay lại sông lấy một giỏ nước.


Lần này cậu bé cố chạy nhanh hơn, nhưng lại một lần nữa, khi cậu về đến nhà thì cái giỏ đã trống
rỗng. Thở khơng ra hơi, cậu nói với ơng rằng “đựng nước vào cái giỏ là điều không thể”, rồi đi lấy một
chiếc xô để múc nước. Nhưng ơng cụ ngăn lại:



- Ơng khơng muốn lấy một xơ nước. Ơng muốn lấy một giỏ nước cơ mà! Cháu có thể làm được
đấy, chỉ có điều cháu chưa cố hết sức thơi!


Rồi ơng lại bảo cháu ra sông lấy nước. Vào lúc này, cậu bé đã biết rằng không thể đựng nước vào
giỏ được, nhưng cậu muốn cho ông thấy rằng dù cậu chạy nhanh đến đâu, nước cũng sẽ chảy hết ra khỏi
giỏ trước khi cậu về đến nhà. Thế là cậu bé lại lấy nước, lại chạy nhanh hết sức, và khi về đến chỗ ông,
cái giỏ lại trống rỗng.


- Ông xem này - Cậu bé hụt hơi nói - Thật là vơ ích!


- Cháu lại nghĩ nó là vơ ích ư... - Ơng cụ nói - Cháu thử nhìn cái giỏ xem!


</div>
<span class='text_page_counter'>(19)</span><div class='page_container' data-page=19>

Cậu bé nhìn vào cái giỏ, và lần đầu tiên, cậu bé nhận ra rằng cái giỏ trơng khác hẳn ban đầu. Nó
khơng còn là cái giỏ than đen bẩn nữa, mà đã được nước rửa sạch sẽ.


- Cháu của ơng, đó là những gì diễn ra khi cháu đọc sách. Có thể cháu không hiểu hoặc không nhớ
được mọi thứ, nhưng khi cháu đọc, sách sẽ thay đổi cháu từ bên trong tâm hồn, như nước đã làm sạch
giỏ than kia vậy.


<b>Nguồn: nghethuatsong.vn</b>


<b>CHỦ ĐIỂM CÔNG TÁC THÁNG 8 NĂM 2012</b>


<b>“Khát vọng tuổi trẻ - Dựng xây đất nước”</b>



<b>I.TRỌNG TÂM CÔNG TÁC THÁNG 8</b>


- Tổ chức các hoạt động giáo dục truyền thống cho đoàn viên thanh niên về Ngày Cách mạng
Tháng Tám thành công, Quốc khánh 2/9 và Ngày thành lập lực lượng Công an nhân dân Việt Nam
(19/8/1945 – 19/8/2012) qua các hình thức như: tổ chức các hoạt động du khảo về nguồn, gặp gỡ cựu


chiến binh, nghe kể chuyện truyền thống, tổ chức các buổi tọa đàm, thi hái hoa dân chủ…

Tổng kết


chương trình

<i>“Thắp sáng ước mơ tuổi trẻ Việt Nam vì dân giàu, nước mạnh, dân chủ, cơng</i>


<i>bằng, văn minh”</i>

. Tích cực triển khai

Đề

án tăng cường công tác giáo dục lý tưởng cách mạng,


đạo đức lối sống cho thanh thiếu nhi



- Tổ chức các hoạt động có ý nghĩa thiết thực nhân kỷ niệm 67 năm Ngày Cách mạng tháng Tám
như: Thi tìm hiểu về truyền thống cách mạng của dân tộc, lịch sử truyền thống của địa phương, tổ chức
thăm nom, chăm sóc các gia đình thương binh liệt sĩ, gia đình chính sách; tổ chức các hoạt động văn hóa
văn nghệ biểu diễn các ca khúc truyền thống cách mạng; treo băng rôn tuyên truyền, gặp gỡ cán bộ lão
thành cách mạng, ra quân thực hiện các ngày thứ 7 tình nguyện, ngày chủ nhật xanh quét dọn vệ sinh
các bia đài tưởng niệm, nghĩa trang liệt sĩ...


- Tổ chức các hoạt động hè tình nguyện, ngày Chủ nhật xanh, thứ 7 tình nguyện giúp các trường
mầm non, mẫu giáo... sửa chữa bàn ghế, làm đồ chơi, dọn vệ sinh sạch đẹp trường lớp chuẩn bị đón năm
học mới; cử đồn viên thanh niên nắm lại đối tượng trẻ trong độ tuổi đến trường, trẻ em khó khăn để để
có kế hoạch vận động giúp đỡ trẻ đến trường.

Tổ chức các hoạt động tổng kết sinh hoạt hè cho thiếu


nhi tại địa phương, đánh giá, nhận xét việc sinh hoạt Đoàn tại địa phương của học sinh, sinh viên


trong dịp hè.

Đồn viên giáo viên và thanh niên tình nguyện tham gia tốt công tác ôn tập kiến thức cho
học sinh yếu kém để chuẩn bị vào năm học mới.

Tổng kết chương trình

<i>“Tiếp sức mùa thi”</i>

năm


2012.



- Các Chi đoàn khối trường học ổn định tổ chức, chuẩn bị đại hội cho năm học mới và đoàn thanh
niên khối xã, thị trấn trong tồn tỉnh có kế hoạch chuẩn bị tiếp nhận Chi đoàn và đoàn viên thanh niên
khối trường học về sinh hoạt tại địa phương.


- Hẩy mạnh công tác tuyên truyền, công tác nắm bắt tình hình tư tưởng, dư luận xã hội trong đồn
viên thanh niên trước thềm Đại hội Đoàn cấp tỉnh và Đại hội Đồn tồn quốc; thực hiện các cơng trình,
phần việc thanh niên chào mừng Đại hội Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Bình Dương lấn thứ IX và Đại
hội Đoàn Toàn quốc lần thứ X nhiệm kỳ 2012 – 2017. Trong đó, vận động đồn viên tham gia diễn đàn



</div>
<span class='text_page_counter'>(20)</span><div class='page_container' data-page=20>

<i>Nếu tôi là đại biểu đại hội Đồn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Bình Dương lần IX</i>, nộp bài các bài thi hết hạn
trong tháng 8/2012 như: cuộc thi ảnh đẹp <i>Tuổi trẻ Bình Dương</i> (hết hạn ngày 15/8/2012) và bài thi viết
cảm nhận “<i>Tơi u Bình Dương”</i> (hết hạn ngày 30/8/2012). Chi tiết thông tin liên hệ chuyên mục Trang
thông tin điện tử tổng hợp Tỉnh Đoàn theo địa chỉ: www.tuoitrebinhduong.vn)


Một số hội nghị, hoạt động lớn của Trung ương Đoàn trong tháng 8/2012: Hội nghị Ủy


ban Quốc gia về Thanh niên Việt Nam lần thứ 21; Hội thi Tin học trẻ toàn quốc năm 2012; Hội


nghị tập huấn về xây dựng nông thôn mới; tổng kết chương trình phối hợp hoạt động giai đoạn


2010 - 2012 và xây dựng nội dung phối hợp trong giai đoạn 2012 - 2017 giữa Trung ương Đoàn


và Bộ Tư lệnh Biên phòng, Bộ Tư lệnh Hải quân.



<b>II. NỘI DUNG SINH HOẠT CHI ĐOÀN, CHI HỘI THÁNG 8</b>
<b>1. Nội dung sinh hoạt:</b>


- Tuyên truyền, giáo dục cho đoàn viên, thanh niên hiểu hơn về bối cảnh lịch sử, diễn biến,


kết quả, nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945 và


ngày Quốc khánh 2/9; những bài học kinh nghiệm về giành và giữ chính quyền cách mạng;


những thành quả vĩ đại của Đảng và nhân dân ta đã đạt được trong 67 năm xây dựng và bảo vệ


Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; những nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai


đoạn mới.



- Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức chính trị, mục tiêu, định


hướng lý tưởng cách mạng, sự cống hiến, hy sinh của thế hệ thanh niên đi trước và trách nhiệm


của tuổi trẻ hôm nay trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; khơi dậy ước mơ, cổ vũ khát vọng của


đoàn viên, thanh niên trong việc lập thân, lập nghiệp; tích cực tham gia phát triển kinh tế - xã


hội, học tập, lao động sáng tạo, tình nguyện vì cộng đồng, xung kích thực hiện nhiệm vụ được


giao.



- Một số nội dung tuyên truyền khác trong sinh hoạt chi đoàn: Tuyên truyền về Luật Biển,


các vấn đề về biển đảo quê hương, 124 năm Ngày sinh Chủ tịch Tôn Đức Thắng (20/8/1888



-20/8/2012), 67 năm Ngày truyền thống Công an nhân dân Việt Nam (19/8/1945 - 19/8/2012).



- Tiếp tục hoàn thành các chỉ tiêu của chiến dịch mùa hè tình nguyện năm 2012 đã đề ra; triển khai
tổ chức các hoạt động hè và duy trì tốt hoạt động thiếu nhi trên địa bàn khu, ấp.


- Tổ chức các hoạt động giáo dục truyền thống cho đoàn viên thanh niên về Ngày Cách mạng
Tháng Tám thành công, Quốc khánh 2/9 và Ngày thành lập lực lượng Công an nhân dân Việt Nam
(19/8/1945 – 19/8/2012) qua các hình thức như: tổ chức các hoạt động du khảo về nguồn, gặp gỡ cựu
chiến binh, nghe kể chuyện truyền thống, tổ chức các buổi tọa đàm, thi hái hoa dân chủ…


- Tuyên truyền sâu rộng trong đoàn viên thanh niên về bối cảnh lịch sử, diễn biến, kết quả, nguyên
nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945; Những bài học về giành
và giữ chính quyền cách mạng; những thành quả vĩ đại của Đảng và nhân dân ta trong 67 năm xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; Những nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai
đoạn cách mạng mới.


- Các Chi đoàn khối trường học ổn định tổ chức, chuẩn bị đại hội cho năm học mới và đoàn thanh
niên khối xã, thị trấn trong tồn tỉnh có kế hoạch chuẩn bị tiếp nhận Chi đoàn và đoàn viên thanh niên
khối trường học về sinh hoạt tại địa phương.


</div>
<span class='text_page_counter'>(21)</span><div class='page_container' data-page=21>

<b>2. Hình thức tổ chức sinh hoạt chi đoàn</b>



-

Tổ chức sinh hoạt truyền thống kỷ niệm 67 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh


2/9; giao lưu với các nhân chứng lịch sử;

Thi tìm hiểu về truyền thống cách mạng của dân tộc, lịch sử
truyền thống của địa phương, tổ chức thăm nom, chăm sóc các gia đình thương binh liệt sĩ, gia đình
chính sách; tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ biểu diễn các ca khúc truyền thống cách mạng; treo
băng rôn tuyên truyền, gặp gỡ cán bộ lão thành cách mạng, ra quân thực hiện các ngày thứ 7 tình
nguyện, ngày chủ nhật xanh quét dọn vệ sinh các bia đài tưởng niệm, nghĩa trang liệt sĩ...


- Tổ chức các ngày Chủ nhật xanh, thứ 7 tình nguyện giúp các trường mầm non, mẫu giáo... sửa


chữa bàn ghế, làm đồ chơi, dọn vệ sinh sạch đẹp trường lớp chuẩn bị đón năm học mới; cử đồn viên
thanh niên nắm lại đối tượng trẻ trong độ tuổi đến trường, trẻ em khó khăn để để có kế hoạch vận động
giúp đỡ trẻ đến trường. Đoàn viên giáo viên và thanh niên tình nguyện tham gia tốt cơng tác ơn tập kiến
thức cho học sinh yếu kém để chuẩn bị vào năm học mới.


- Chi đoàn tổ chức sinh hoạt phù hợp với điều kiện về không gian và thời gian, cần chủ


động, tích cực và sáng tạo, đảm bảo bám sát nội dung theo định hướng tuyên truyền, tránh tổ


chức sinh hoạt chi đồn một cách hình thức, lấy lệ.



- Tổ chức diễn đàn “

<i>Khát vọng thanh niên</i>

” theo Hướng dẫn số 88-HD/TWĐTN ngày


25/6/2012 của Ban Bí thư Trung ương Đoàn. Phối hợp, lồng nghép với các hoạt động giao lưu


văn hóa văn nghệ, thể dục, thể thao. Có thể kết hợp tổ chức diễn đàn với việc biểu dương, tôn


vinh, giao lưu với những cá nhân, tập thể tiêu biểu trong thực hiện các phong trào hành động của


Đồn trong nhiệm kỳ. Khuyến khích các cơ sở Đồn có điều kiện tổ chức các diễn đàn trực tuyến


và trên mạng internet để tạo cho các đối tượng thanh niên ở các cơ sở Đoàn khác nhau, địa bàn


khác nhau, trong và ngồi nước có thể tham gia.



<b>3. Định hướng tư tưởng cho thanh niên trước các vấn đề xã hội nổi bật</b>



- Biển Đơng và tình hình về biển Đơng ln là một vấn đề thời sự được dư luận trong và


ngoài nước quan tâm theo dõi, đặc biệt là thời gian vừa qua khi mà vấn đề này đang diễn biến


phức tạp, gây ra những bức xúc trong các tầng lớp nhân dân, trong đó có thanh niên, sinh viên.


Trước tình hình trên, các chi đoàn cần tăng cường sinh hoạt, định hướng tuyên truyền, giáo dục


sâu rộng trong cán bộ, đoàn viên, thanh niên về vị trí, vai trị, tiềm năng thế mạnh của biển, đảo


Việt Nam; tuyên truyền giáo dục tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, nâng cao ý thức đấu


tranh bảo vệ, giữ gìn chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc; tuyên truyền về chủ trương


giải quyết các tranh chấp bằng phương pháp hịa bình của Đảng và Nhà nước ta. Trên cơ sở đó,


kịp thời nắm bắt và định hướng, hướng dẫn đoàn viên, thanh niên có những cách biểu hiện và


hành động phù hợp, tránh bị kẻ xấu lợi dụng

<i>(theo đề cương tuyên truyền của cấp ủy và Đồn</i>


<i>cấp trên)</i>

.




</div>
<span class='text_page_counter'>(22)</span><div class='page_container' data-page=22>

cơng tác giáo dục đạo đức, lối sống cho thanh thiếu nhi, đặc biệt là cách ứng xử văn hóa phù hợp


với thuần phong mỹ tục.



- Thời gian qua, các phương tiện thông tin đại chúng liên tục phát hiện, đăng tải nhiều


thông tin về các vụ việc vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm, gây tâm lý lo lắng cho người tiêu


dùng, đồng thời cũng ảnh hưởng trực tiếp đến những người sản xuất, chăn ni chân chính. Là


một lực lượng chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu dân số của cả nước, thanh niên đồng thời cũng là một


lực lượng người tiêu dùng đơng đảo, vì vậy nhiệm vụ của các chi đoàn cần phải hướng dẫn cho


các đoàn viên, thanh niên trong chi đồn mình tiếp cận nguồn thơng tin chính thống về vấn đề vệ


sinh an tồn thực phẩm, tuyên truyền nếp sống văn minh, vệ sinh, để từ đó có thể chăm sóc sức


khỏe bản thân, bảo vệ những người sản xuất, chăn ni chân chính đồng thời lên án những hành


vi tiệu cực ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng xã

hội.



1. CVĐ “Tuổi trẻ Việt Nam học tập và làm theo lời Bác” - Chuyên đề năm 2012 (Tr 1)
2. Theo dòng lịch sử: Ngày này năm ấy (Tr 2)


3. Những chủ trương, chính sách liên quan đến thanh niên (Tr 7)
4. Sổ tay nghiệp vụ: (Tr 9)


5.Mơ hình – kinh nghiệm: (Tr 11)
6. Góc Kỹ năng: (Tr 12)


7. Dân số - Sức khỏe - Môi trường (Tr14)
8. Thanh niên và nghề nghiệp: (Tr 16)
9. Thanh niên và pháp luật (Tr 18)
10. Bài hát thanh niên:(Tr 18)
11. Nghệ thuật sống: (Tr 19)


12. Định hướng sinh hoạt chi Đoàn tháng 7/2012 (Tr20)



Suốt đời phấn đấu cần, kiệm, liêm, chính, chí cơng vơ tư, làm người công bộc tận tụy, trung thành của
nhân dân, đời tư trong sáng, cuộc sống riêng giản dị <i>(Tiếp theo kỳ trước…)</i>


<i></i>


---3. Ra sức phấn đấu thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội lần thứ XI của Đảng.
Nghị quyết Đại hội lần thứ XI của Đảng đã đưa ra quyết tâm trong nhiệm
kỳ này phải “tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công
nghiệp theo hướng hiện đại; đến giữa thế kỷ XXI nước ta trở thành một nước
công nghiệp hiện đại, theo định hướng xã hội chủ nghĩa”


Đại hội xác định bảy nhiệm vụ trọng tâm cần tập trunglãnh đạo, chỉ đạo:
(1) Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng.


</div>

<!--links-->

×