Tải bản đầy đủ (.pdf) (129 trang)

Ứng dụng viễn thám và gis để thành lập bản đồ biến động đất ngập nước tỉ lệ 1 100 000 khu vực hải phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.21 MB, 129 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT

ĐOÀN NHƯ CÚC

ỨNG DỤNG VIỄN THÁM VÀ GIS ĐỂ THÀNH
LẬP BẢN ĐỒ BIẾN ĐỘNG ĐẤT NGẬP NƯỚC
TỈ LỆ 1:100.000 KHU VỰC HẢI PHÒNG

LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT

Hà Nội - 2010


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT

ĐOÀN NHƯ CÚC

ỨNG DỤNG VIỄN THÁM VÀ GIS ĐỂ THÀNH
LẬP BẢN ĐỒ BIẾN ĐỘNG ĐẤT NGẬP NƯỚC
TỈ LỆ 1:100.000 KHU VỰC HẢI PHÒNG

Chuyên ngành: Bản đồ viễn thám và hệ thống thông tin địa lý
Mã số: 60.44.76

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
GS.TSKH. PHAN VĂN LỘC


Hà Nội - 2010


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu riêng của tôi. Các số liệu, kết
quả trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai cơng bố trong bất kỳ cơng
trình nào khác.
Tác giả luận văn

Đoàn Như Cúc


2

LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành luận văn này, tơi đã nhận được sự giúp đỡ quí báu của nhiều cá
nhân và tập thể.
Trước hết, tôi xin gửi lời cảm ơn trân trọng nhất tới thầy GS.TSKH Phan
Văn Lộc đã nhiệt tình hướng dẫn chỉ bảo tơi trong suốt q trình thực hiện đề tài.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới tồn thể cán bộ phịng sau đại học, các
thầy, cô giáo, cán bộ Khoa Trắc địa ảnh, trường Đại học Mỏ Địa chất Hà Nội, cùng
các học viên lớp cao học lớp K11 Bản đồ Viễn thám và hệ thống thơng tin địa lý đã
tận tình giúp tơi hồn thầnh luận văn này.
Tơi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các cán bộ, nhân viên Trung tâm
Thông tin và Tư liệu Môi trường, Tổng cục Môi trường đã giúp đỡ tơi trong q
trình thu thập tư liệu, thực hiện đề tài.
Cuối cùng tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè, nhưng người ln động viên, sát
cánh bên tơi trong suốt q trình học tập.
Do thời gian nghiên cứu khơng nhiều, trình độ kiến thức cũng như kinh

nghiệm của bản thân cịn có hạn, do vậy luận văn khơng tránh khỏi những thiếu sót.
Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của các chuyên gia, các nhà
khoa học, các thầy, cô giáo và các bạn đồng nghiệp để kết quả của luận văn hoàn
thiện và có tính ứng dụng cao hơn, hiệu quả hơn.
Tơi xin chân thành cảm ơn!


3

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................... 2
DANH MỤC HÌNH VẼ ........................................................................................ 6
DANH MỤC BẢNG BIỂU ................................................................................... 7
CÁC TỪ VIẾT TẮT............................................................................................. 8
MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 9
CHƯƠNG 1..........................................................................................................12
TỔNG QUAN VỀ ỨNG DUNG VIỄN THÁM VÀ GIS TRONG THÀNH LẬP
BẢN ĐỒ BIẾN ĐỘNG ĐẤT NGẬP NƯỚC.......................................................12

1.1. Khái niệm về đất ngập nước và bản đồ biến động đất ngập nước 12
1.1.1. Khái niệm về đất ngập nước. ....................................................... 12
1.1.2. Khái niệm về bản đồ biến động đất ngập nước............................. 12
1.1.2.1. Khái niệm chung về biến động. ............................................................... 12
1.1.2.2. Khái niệm về bản đồ biến động đất ngập nước ........................................ 13

1.2 Tổng quan về tình trạng biến động đất ngập nước. .................... 13
1.2.1 Ứng dụng viễn thám và GIS thành lập bản đồ biến động đất ngập
nước trên thế giới................................................................................. 13
1.2.2. Ứng dụng viễn thám và GIS thành lập bản đồ biến động đất ngập
nước trong nước. ................................................................................... 19

1.3 Khả năng ứng dụng viễn thám và GIS . ...................................... 22
1.3.1 Khả năng ứng dụng của ảnh vệ tinh trong việc nghiên cứu biến
động các đối tượng sử dụng đất ............................................................. 22
1.3.2 Khả năng ứng dụng của GIS trong việc nghiên cứu biến động các
đối tượng sử dụng đất ............................................................................ 24
CHƯƠNG 2..........................................................................................................27
CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ QUY TRÌNH CƠNG NGHỆ ỨNG DỤNG VIỄN
THÁM VÀ GIS TRONG THÀNH LẬP BẢN ĐỒ BIẾN ĐỘNG ĐẤT .............27
NGẬP NƯỚC.......................................................................................................27

2.1. Cơ sở khoa học ứng dụng công nghệ viễn thám và GIS trong thành
lập bản đồ biến động đất ngập nước...................................................... 27
2.1.1 Nghiên cứu cơ sở khoa học ứng dụng ảnh vệ tinh thành lập bản đồ
biến động đất ngập nước........................................................................ 27
2.1.1.1. Tư liệu Viễn thám ................................................................................... 32
2.1.1.2. Những đặc trưng phản xạ phổ của các đối tựơng tự nhiên........................ 39
2.1.1.3 Các phương pháp nghiên cứu biến động................................................... 42

2.1.2. Nghiên cứu cơ sở khoa học ứng dụng GIS thành lập bản đồ biến
động đất ngập nước ............................................................................... 50
2.1.2.1 Khái niệm về hệ thơng tin địa lí(GIS)....................................................... 50
2.1.2.2 Tổ chức dữ liệu khơng gian của GIS ........................................................ 53

2.2. Quy trình cơng nghệ thành lập bản đồ biến động trên cơ sở ứng
dụng viễn thám và GIS. .......................................................................... 56
2.2.1. Quy định chung ........................................................................... 56


4


2.2.2 Quy trình cơng nghệ ..................................................................... 58
2.2.1.1. Xây dựng đề cương thu thập, xử lý tài liệu, thiết kế kỹ thuật ................... 59
2.2.1.2. Xử lý ảnh viễn thám................................................................................ 59
2.2.1.3. Thành lập bản đồ nền .............................................................................. 61
2.2.1.4. Giải đoán nội nghiệp, chuyển hóa, số hóa, biên tập ................................. 61
2.2.1.5. Chuẩn hóa dữ liệu trạng thái và xây dựng cơ sở dữ liệu........................... 61
2.2.1.6. Phân tích biến động................................................................................. 62
2.2.1.7. Thành lập bản đồ biến động đất ngập nước.............................................. 63
2.2.1.8. In bản đồ, bảng biểu, báo cáo và giao nộp sản phẩm................................ 63

CHƯƠNG 3..........................................................................................................64
THỬ NGHIỆM ỨNG DỤNG VIỄN THÁM VÀ GIS THÀNH LẬP BẢN ĐỒ
BIẾN ĐỘNG ĐẤT NGẬP NƯỚC TỶ LỆ 1:100 000 KHU VỰC THÀNH PHỐ
HẢI PHÒNG........................................................................................................64

3.1. Các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của Thành phố Hải Phòng
.................................................................................................................. 64
3.1.1. Phạm vi thực hiện ........................................................................ 64
3.1.2. Điều kiện tự nhiên ....................................................................... 64
3.1.2.1. Địa hình ................................................................................................. 64
3.1.2.2. Khí hậu ................................................................................................... 66
3.1.2.3. Thuỷ văn................................................................................................. 67
3.1.2.4. Hải văn ................................................................................................... 68
3.1.2.5. Tài nguyên đất ........................................................................................ 68
3.1.2.6. Tài nguyên sinh vật ................................................................................. 69

3.1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội............................................................. 69
3.1.3.1. Dân cư .................................................................................................... 70
3.1.3.2. Kinh tế .................................................................................................... 71
3.1.3.3. Văn hoá - xã hội...................................................................................... 73


3.2. Hiện trạng thông tin tư liệu ............................................................. 75
3.2.1. Tư liệu ảnh vệ tinh ....................................................................... 75
3.2.2. Tài liệu bản đồ ............................................................................. 75
3.3. Xử lý ảnh viễn thám......................................................................... 76
3.3.1. Thành lập bình đồ ảnh vệ tinh:.................................................... 76
3.3. 2. Chạy phân loại ảnh tự động: ....................................................... 80
3.4. Thành lập bản đồ nền ...................................................................... 86
3.5. Giải đoán ảnh viễn thám.................................................................. 86
3.5.1.Phương pháp giải đoán các đối tượng ảnh vệ tinh thành lập bản đồ
trạng thái đất ngập nước : ...................................................................... 89
3.5.2.Các chỉ tiêu kĩ thuật: ..................................................................... 90
3.5.3 Kết qủa điều vẽ ............................................................................. 91
3.3.4. Chuẩn hóa dữ liệu trạng thái và xây dựng cơ sở dữ liệu............... 95
3.6. Phương pháp thành lập bản đồ biến động các vùng đất ngập nước
ven biển thành phố Hải Phịng. .............................................................. 98
3.6.1. Nội dung các lớp thơng tin nền: ................................................... 99


5

3.6.2. Nội dung bản đồ biến động các vùng đất ngập nước: ................. 100
3.7. Tổng hợp, phân tích kết quả.......................................................... 109
KẾT LUẬN ........................................................................................................111
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................112


6

DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình 2.1 Khái niệm chung của viễn thám...........................................................28
Hình 2.2 Bức xạ điện từ .......................................................................................29
Hình 2.3 Phổ điện từ và các dải sóng dùng trong viễn thám .............................30
Hình 2.4 Tương tác cơ bản giữa năng lượng điện từ với đối tượng bề mặt ....31
Hình 2.5: Phản xạ phổ của các đối tượng tự nhiên ............................................39
Hình 2.6: Sơ đồ so sánh sau phân loại ................................................................44
Hình 2.7: Tạo ảnh tỷ số........................................................................................45
Hình 2.8: Phân tích vector thay đổi ....................................................................46
Hình 2.9: Các lớp dữ liệu trong GIS ...................................................................51
Hình 3.1: Sơ đồ quy trình thành lập bình đồ ảnh vệ tinh ..................................77
Hình 3.2: Bình đồ ảnh vệ tinh thời điểm năm 1995 (hình thu nhỏ)...................78
Hình 3.3: Bình đồ ảnh vệ tinh thời điểm năm 2000 (hình thu nhỏ)...................79
Hình 3.4: Bình đồ ảnh vệ tinh thời điểm năm 2008 (hình thu nhỏ)...................80
Hình 3.5: Cơng cụ phân tích biến động trong ENVI..........................................81
Hình 3.6: Hộp thoại Select the 'Initial State’ Image...........................................82
Hình 3.8: Hộp thoại Compute Difference Map Input Parameters ....................83
Hình 3.9: Hộp thoại xác định ngưỡng biến động................................................84
Hình 3.10: Ảnh biến động 1995-2000..................................................................85
Hình 3.11: Bảng phân lớp màu của ảnh biến động 1995-2000 ..........................85
Hình 3.12: Lớp thơng tin trạng thái năm 1995...................................................92
Hình 3.13: Lớp thơng tin trạng thái năm 2000...................................................93
Hình 3.14: Lớp thơng tin trạng thái năm 2008...................................................94
Hình 3.15: Dữ liệu biến động hiển thị trong ArcGIS .........................................98
Hình 3.16: Dữ liệu biến động hiển thị trong ArcGIS (vùng đặc trưng) ..........104
Hình 3.17: Bảng thống kê diện tích biến động trong ArcGIS..........................105
Hình 3.18: Bản đồ biến động đất ngập nước ven biển Hải Phịng ( hình thu
nhỏ).....................................................................................................................108
Hình 3.19: Khu vực biến động đất ngập nước thành phố Hải Phòng .............110



7

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2. 1: Độ phân giải không gian của tư liệu ảnh vệ tinh có độ phân giải
trung bình.............................................................................................................34
Bảng 2.2: Độ phân giải khơng gian của tư liệu ảnh vệ tinh có độ phân giải cao.
..............................................................................................................................35
Bảng 2.3: Các thông số ảnh SPOT ......................................................................36
Bảng 2. 4 : Độ phân giải không gian của tư liệu ảnh vệ tinh có độ phân giải siêu
cao.........................................................................................................................37
Bảng 3.1: Bảng phân loại các nội dung đất ngập nước ven biển Error! Bookmark
not defined.
Bảng 3.2: Nội dung biến động các vùng đất ngập nước ven biển ....................103
Bảng3.3: Thống kê diện tích các loại đất ngập nước ven biển TP. Hải Phòng106
Bảng3.4: Thống kê diện tích biến động đất ngập nước ven biển .....................106
TP. Hải Phòng....................................................................................................106
Bảng 3.5: Hiện trạng đất ngập nước khu vực ven biển Thành phố Hải Phòng
tại thời điểm 1995, 2000, 2009 ...........................................................................107


8

CÁC TỪ VIẾT TẮT

GIS

Geographic Information System

NOAA


National Oceanic and Atmospheric Administration

MODIS

Moderate Resolution Imaging Spectroradiometer

MERIS

MEdium Resolution Imaging Spectrometer

SPOT

Satellite Pour l'Observation de la Terre

Envisat

Environmental Satellite

HRVIR

High-Resolution Visible Infra-Red

CSDL

Cơ sở dữ liệu

NDVI

Chỉ số thực vật


BVMT

Bảo vệ môi trường

KTXH

Kinh tế xã hội

RADAR

Radio Detection And Ranging

HTSD

Hiện trạng sử dụng

TNMT

Tài nguyên môi trường

MT

Môi trường

VNGS

Trạm thu ảnh vệ tinh mặt đất

NDC


Trung tâm dữ liệu viễn thám Quốc gia

DUS

Hệ thống ứng dụng dữ liệu viễn thám

NCKH

Nghiên cứu khoa học

BTNMT

Bộ Tài nguyên và Môi trường

ĐNN

Đất ngập nước


9

MỞ ĐẦU
1 Đặt vấn đề
Đất ngập nước đóng góp một phần không nhỏ cho chất lượng cuộc sống của
chúng ta - thậm chí cho chính sự sống cịn của chúng ta. Nó cung cấp cho chúng ta
nước sạch, nhiều nguồn thức ăn phong phú, dược liệu, nhiên liệu và vật liệu xây
dựng cũng như thuốc nhuộm, da thuộc, dầu và nhựa cây.Việc rà soát, đánh giá các
thành tưụ tồn tại và các xu thế liên quan đến các hoạt động đất ngập nước nhằm rút
ra các bài học kinh nghiệm và đề xuất những biện pháp xử lí và phát triển bền vững

đất ngập nước là hết sức cần thiết.
2 Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam hiện đã xác định được 68 khu đất ngập nước có giá trị kinh tế và
có thể phát triển bền vững mơi trường sống, đây là "kho tàng" cung cấp và trữ nước
ngọt chủ yếu cho người dân các địa phương. Tuy nhiên, các khu đất ngập nước này
đang dần bị thu hẹp bởi thiên tai, mà nguyên nhân chủ yếu là do sự khai thác quá
mức của người dân địa phương, nhằm phục vụ các mục đích sử dụng khơng bền
vững trước mắt.
Các vùng đất ngập nước vẫn chưa thực sự là hạng mục quản lý riêng về sử
dụng và bảo tồn đất. Tình trạng quản lý các vùng đất ngập nước bị phân tán trong
các ban và bộ khác nhau của Chính phủ. Các chính sách tách biệt nhau gây ra các
hoạt động mâu thuẫn nhau ở cơ sở. Có nơi trồng lại rừng ngập mặn chưa gắn kết
với nuôi tôm và với bảo vệ rừng ven biển. Chỉ riêng đất ngập nước ven biển nước
ta, Thống kê của Ngân hàng Phát triển châu á đưa ra bức tranh màu xám như
1755km chiều dài đường bờ bị ơ nhiễm, trong đó 615 km chiều dài đường bờ bị ô
nhiễm nặng, và 712 loài bị đe doạn ở các vùng đất ngập nước ven bờ.
Thách thức đối với đất ngập nước là rất to lớn. Các hệ sinh thái đất ngập
nước của nước ta chiếm diện tích rộng lớn nhưng hầu như chưa được chú ý đầy đủ
và đánh giá đúng mức cũng như thiếu sự đảm bảo về thể chế và pháp lý. Cần có


10

những nỗ lực trung và dài hạn để xây dựng cơ sở tri thức, khung thể chế và pháp lý,
nâng cao nhận thức của cộng đồng và những người làm chính sách cũng như tăng
cường năng lực ở các cấp đã được phân cấp để quản lý hợp lý đất ngập nước. Tuy
nỗ lực như vậy có thể bắt đầu bằng một chương trình tương đối nhỏ song chắc chắn
theo thời gian nỗ lực đó cần được phát triển thành một hệ thống toàn quốc toàn diện
trong lĩnh vực đất ngập nước mới mong đạt được sự quản lý hợp lý đất ngập nước.
3 Mục tiêu của đề tài

Nghiên cứu khả năng ứng dụng Viễn thám và GIS để thành lập bản đồ biến
động đất ngập nước tỷ lệ 1:100.000, thời điểm năm 1995, 2000 và 2008 khu vực
ven biển Thành Phố Hải Phòng nhằm theo dõi thực trạng biến đổi về diện tích của
các loại đất ngập nước làm cơ sở cho việc quản lý hồ sơ biến động diện tích đất
ngập nước.
Cho đến nay, tình hình nghiên cứu sự biến đổi đất ngập nước chưa được
nghiên cứu, đánh giá một cách hệ thống. Theo tính đồng bộ về thông tin số liệu,
phạm vi và thời điểm nghiên cứu của các tài liệu cho thấy: tại thời điểm mùa khơ
các năm 1995, 2000 và năm 2008 có nguồn thơng tin dữ liệu viễn thám đầy đủ nhất.
Do đó, việc xây dựng bản đồ biến động đất ngập nước Thành phố Hải Phòng sẽ lựa
chọn thời điểm này để xây dựng.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Toàn bộ khu vực ven biển thành phố Hải Phịng, tính từ đường bờ vào 20km
đi sâu vào phần đất liền.
Đề tài tập trung nghiên cứu về các dạng bản đồ biến động đường bờ, đất
ngập nước.
5. Các nội dung nghiên cứu của đề tài
Nghiên cứu tổng quan về bản đồ và hệ thống bản đồ chuyên đề.
Nghiên cứu cơ sở lý thuyết về Viễn thám và Hệ thống thông tin địa lý (GIS).


11

Mơ hình hóa quy trình thành lập Bản đồ biến đất ngập nước, tiến hành thử
nghiệm ở khu vực ven biển Thành phố Hải Phịng.
Phân tích, đánh giá chi tiết diện tích biến động đất ngập nước ở 3 thời điểm
(năm 1995, 2000 và năm 2008) khu vực nghiên cứu.
Nội dung của luận văn đi sâu vào nghiên cứu ứng dụng công nghệ Viễn thám
và GIS vào việc thành lập bản đồ biến động đất ngập nước tại ven biển Thành phố
Hải Phòng

6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của để tài
Xây dựng được bộ bản đồ nền và bản đồ biến động 3 thời điểm 1995, 2000,
2008.
Nghiên cứu góp phần giúp học viên hiểu biết thêm về các ứng dụng của công
nghệ viễn thám và hệ thống thông tin địa lý (GIS) nói chung và làm phong phú
thêm về cơ sở khoa học ứng dụng trong công tác thành lập bản đồ biến động đất
ngập nước.
7. Cấu trúc của Luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, cấu trúc của luận văn gồm có 3
chương:
Chương 1. Tổng quan về ứng dụng viễn thám và GIS trong thành lập bản đồ
biến động.
Chương 2: Cơ sở khoa học và quy trình cơng nghệ ứng dụng viễn thám và
GIS trong thành lập bản đồ biến động đất ngập nước.
Chương 3. Thử nghiệm thành lập bản biến động đất ngập nước trong phạm
vi Thành phố Hải Phòng.


12

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ ỨNG DUNG VIỄN THÁM VÀ GIS TRONG THÀNH LẬP
BẢN ĐỒ BIẾN ĐỘNG ĐẤT NGẬP NƯỚC.
1.1. Khái niệm về đất ngập nước và bản đồ biến động đất ngập nước
1.1.1. Khái niệm về đất ngập nước.
Hiện nay trên thế giới có rất nhiều định nghĩa khác nhau về đất ngập nước.
Tuỳ theo mỗi quốc gia, mục đích quản lý và sử dụng đất ngập nước. Định nghĩa về
đất ngập nước ghi tại điều 1 công ước Ramsar, Đựơc sử dụng chính ở Việt Nam
trong các hoạt động liên quan đến đất ngập nước như sau: “ ĐNN là những vùng
đầm lầy, than bùn hoặc vùng nước dù là tự nhiên hay nhân tạo, ngập nước thường

xuyên hoặc từng thời kỳ, là nước tĩnh, nước chảy, nước ngọt, nước lợ hay nước
mặn, bao gồm cả những vùng biển mà độ sâu mực nước khi thủy triều ở mức thấp
nhất không vượt quá 6 m”
Giá trị của Đất ngập nước ở Việt Nam
Giá trị kinh tế của ĐNN: Góp phần quan trọng cho sự phát triển của các
ngành: Nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản, giao thông thuỷ, du lịch…Các dòng
chảy thường xuyên tạo các vùng châu thổ rộng lớn phì nhiêu. Có khu hệ cá phong
phú với sản lượng cao, là nguồn lợi cung cấp cho nhiều cộng đồng sống xung
quanh.
Giá trị Văn hóa của ĐNN: ĐNN có những giá trị văn hố, lịch sử, tín
ngưỡng, khảo cổ quan trọng đối với cộng đồng địa phương cũng như quốc gia.
ĐNN là cội nguồn của nền văn minh lúa nước. Là nguồn cảm hứng cho rất nhiều
các nhà văn, nhà thơ, hoạ sĩ ở Việt Nam.
1.1.2. Khái niệm về bản đồ biến động đất ngập nước.


13

1.1.2.1. Khái niệm chung về biến động.
Cụm từ “biến động” (change) được nhắc đến ở mọi nơi, mọi lúc; ví như:
biến động thị trường, biến động giá cả, biến động không gian, biến động dân số...
Như vậy, biến động được hiểu là sự biến đổi, thay đổi, thay thế trạng thái này bằng
một trạng thái khác liên tục của sự vật, hiện tượng tồn tại trong môi trường tự nhiên
cũng như môi trường xã hội.
1.1.2.2. Khái niệm về bản đồ biến động đất ngập nước
Bản đồ biến động đất ngập nước là bản đồ động thái thể hiện sự biến động
các loại đất ngập nước trong khoảng thời gian xác định. Bản đồ là kết quả phân tích
sự biến động các loại hình đất ngập nước theo từng thời điểm được xác định để
thành lập các bản đồ hiện trạng đất ngập nước.
Các nội dung biến động có thể xác định sau q trình phân tích biến động là :

-Biến động tổng diện tích.
-Biến động do sự chuyển hóa giữa các loại đất ngập nước và giữa các loại đất
ngập nước với các loại đất khác.
1.2 Tổng quan về tình trạng biến động đất ngập nước.
1.2.1 Ứng dụng viễn thám và GIS thành lập bản đồ biến động đất ngập nước
trên thế giới.
Việc sử dụng kết hợp viễn thám và GIS cho nhiều mục đích khác nhau đã trở
nên rất phổ biến trên toàn thế giới trong khoảng 30 năm trở lại đây. GIS bắt đầu
được xây dựng ở Canada từ những năm sáu mươi của thế kỷ 20 và đã được ứng
dụng ở rất nhiều lĩnh vực khác nhau trên toàn thế giới. Sau khi vệ tinh quan sát trái
đất Landsat đầu tiên được phóng vào năm 1972, các dữ liệu viễn thám được xem là
nguồn thông tin đầu vào quan trọng của GIS nhờ những tiến bộ về kỹ thuật của nó.
Từ khi viễn thám lần đầu tiên được sử dụng vào những năm 70 của thế kỷ
20, các nước đang phát triển là đối tượng chính được quan sát bằng công nghệ này.


14

Nền kinh tế của những nước này thường dựa vào các hoạt động khai thác tài nguyên
thiên nhiên, đôi khi, các bản đồ hoặc các dữ liệu sẵn có khơng chính xác hoặc đã lỗi
thời, yêu cầu về độ chính xác cũng thấp hơn các bản đồ của các nước cơng nghiệp
hố hoặc chỉ tương thích với dữ liệu của các vệ tinh thế hệ đầu tiên. Nhưng những
biến đổi về mơi trường đang diễn ra rất nhanh chóng (ví dụ: hoạt động tàn phá rừng,
sự mở rộng các đô thị), do đó cần phải có những quan trắc đầy đủ những thay đổi về
hiện trạng tài nguyên thiên nhiên ở đây.
Các nước trong cộng đồng chung Châu Âu (EC) đang sử dụng cơng nghệ
viễn thám để trợ giúp hồn thành những yêu cầu và uỷ thác của chính sách nông
nghiệp EC phổ biến tới mọi nước. Những yêu cầu này bao gồm xác định và đo đạc
quá trình phát triển của các vụ mùa quan trọng ở Châu Âu, cung cấp dự đốn sản
lượng sớm. Quy trình đã được chuẩn hố này nhằm thu thập thơng tin dựa trên công

nghệ viễn thám, phát triển và xác định thông qua dự án MARS (giám sát nông
nghiệp bằng viễn thám).
Dự án sử dụng nhiều loại tư liệu viễn thám khác nhau, từ ảnh NOAAAVHRR độ phân giải thấp đến ảnh radar độ phân giải cao và nhiều nguồn tài liệu
tham khảo khác. Những dữ liệu này được sử dụng để phân loại mùa màng theo
vùng để tiến hành kiểm kê, đánh giá tình trạng thực vật, ước tính sản lượng và cuối
cùng dự đoán thống kê tương tự cho các vùng khác và so sánh kết quả. Dữ liệu đa
nguồn như cận hồng ngoại và radar được dùng trong dự án để làm tăng độ chính xác
phân loại. Ảnh radar có thể cung cấp các thông tin khác so với ảnh cận hồng ngoại
đặc biệt là cấu trúc thực vật, một đặc tính rất quan trọng khi phân biệt các loại mùa
màng.
Một trong những ứng dụng chính trong dự án này là sử dụng ảnh quang học
độ phân giải cao và ảnh radar để xác nhận các điều kiện của nhà nơng khi có u
cầu trợ giúp hoặc đền bù. Cơng nghệ viễn thám được sử dụng để xác định khoanh
vùng nghi ngờ để sau đó nghiên cứu trực tiếp bằng các phương pháp khác.


15

Dữ liệu viễn thám còn phục vụ để phát triển và quản lý cơ sở dữ liệu thơng
tin địa chính, hiện trạng sử dụng đất và diện tích khoanh thửa.
Cơng nghệ viễn thám có những thuộc tính cho phép giám sát tình trạng sức
khoẻ mùa màng. Một trong những ưu điểm của ảnh quang học cận hồng ngoại là có
thể nhìn dưới bước sóng nhìn thấy đến vùng hồng ngoại là bước sóng rất nhạy với
sự phát triển tốt hay không tốt của cây trồng. Ảnh viễn thám đồng thời cũng cho
người dùng một cái nhìn tổng quan rất cần thiết về đất đai. Những tiên bộ gần đây
trong công nghệ và viễn thông đã cho phép nhà nông quan sát đồng ruộng của họ
qua ảnh viễn thám và có những quyết sách kịp thời trong việc quản lý cây trồng.
Viễn thám có thể trợ giúp người dùng xác định những cánh đồng đang bị quá khô
hoặc quá ướt, bị sâu hại hoặc các phá hoại khác do thời tiết. Cây trồng khoẻ mạnh
sẽ chứa lượng lớn chlorophyll, hợp chất làm cho phần lớn các cây có màu xanh lục.

Phản xạ phổ vùng lam và đỏ sẽ thấp vì bị chất này hấp thụ hết. Trong khi đó, phổ
lam và gần hồng ngoại lại phản xạ mạnh. Vì vậy, với những khu vực mùa màng bị
phá hoại sẽ có một sự suy giảm đáng kể thành phần chlorophyll và cấu trúc lá biến
đổi. Sự giảm chlorophyll có thể nhận rõ qua sự suy giảm phản xạ vùng lam và cấu
trúc bên trong của lá thay đổi nhận được qua sự giảm phản xạ vùng cận hồng ngoại.
Sự suy giảm phản xạ băng lục và hồng ngoại này cho ta công cụ để ước tính trữ
lượng mùa màng sớm.
Tính tốn tỷ số của phản xạ kênh hồng ngoại và kênh đỏ lại cho ta một
phương pháp tốt để đánh gía sức khoẻ cây trồng.
Đây cũng là cơ sở tính tốn cho một số những chỉ số thực vật, chẳng hạn
NDVI. Những cây trồng khoẻ mạnh sẽ có lượng NDVI cao do chúng phản xạ mạnh
với ánh sáng hồng ngoại và yếu với ánh sáng đỏ. Sự tăng trưởng của cây trồng và
sức sống của cây là những yếu tố ảnh hưởng mạnh mẽ đến NDVI. Ví dụ điển hình
là sự khác biệt giữa những cánh đồng được tưới tiêu và không được tưới tiêu. Cánh
đồng được tưới tiêu sẽ có màu xanh sáng trên ảnh tổ hợp màu thực, trong khi các
vùng cây khơ hạn sẽ có màu tối hơn. Trên ảnh tổ hợp màu thật, phản xạ kênh hồng


16

ngoại được thể hiện màu đỏ nên những cây trồng khoẻ mạnh cũng sẽ thể hiện bằng
màu đỏ sáng còn các cây khơ hạn sẽ có phản xạ yếu hơn.
Một trong những ví dụ ứng dụng giám sát mùa màng quốc tế, đó là ứng dụng
viễn thám giám sát thiệt hại từ mọt đối với cây chà là đỏ ở vùng Trung Đông. Ở bán
đảo Arab, chà là là loại cây phổ biến và là sản phẩm nông nghiệp quan trọng nhất.
Mọt chà là đỏ có thế phá hoại nhanh chóng mùa chà là và làm thiệt hại hàng trăm
triệu đôla. Công nghệ viễn thám được sử dụng để đánh giá sức khoẻ mùa chà là
thơng qua phân tích phổ thực vật. Các khu vực bị phá hoại sẽ có màu vàng đối với
mắt thường, có phản xạ kém hơn đối với vùng cận hồng ngoại và phản xạ mạnh hơn
với vùng đỏ so với các khu vực khoẻ mạnh. Chính quyền hy vọng sẽ xác định được

khu vực bị hại và cung cấp các phương tiện diệt trừ bọ và bảo vệ các khu vực khoẻ
mạnh.
Hệ thống thông tin mùa màng Canada: Bản đồ chỉ số mùa màng tổng hợp
được tạo ra mỗi tuần từ ảnh NOAA-AVHRR tổ hợp. Chỉ số NDVI thể hiện sức
khoẻ mùa màng trong vùng đồng cỏ từ Manitora đến Alberta. Những số liệu này
được tính tốn hàng tuần và so sánh với dữ liệu trong quá khứ để đánh giá những
thay đổi về sức khoẻ và sự phát triển cây trồng.
Năm 1988 hạn hán khắc nghiệt đã xảy ra trên khắp vùng đồng cỏ. Chỉ số
NDVI chiết xuất từ ảnh NOAA-AVHRR cho phép tiến hành phân tích vùng hạn
hán và xác định ảnh hưởng của hạn hán đến mùa màng trên vùng bị hạn. Các vùng
màu đỏ và vàng là các vùng bị ảnh hưởng nặng còn màu lục là các vùng cây trồng
vẫn phát triển bình thường. Ta thấy rằng các vùng bình thường đều nằm ở khu vực
mát hơn như Bắc Alberta (sơng Hồ Binh) hay vùng cao ngun (tây Alberta). Các
vùng không phải là mùa màng (vùng núi khô hạn và vùng rừng) có màu đen trong
vùng nghiên cứu
Viễn thám mang đến cho người sử dụng vô số công cụ giúp phân tích tốt hơn
phạm vi và tỷ lệ của suy thối rừng. Tư liệu đa thời gian hỗ trợ cơng tác phân tích
biến động. Hình ảnh của những năm trước được so sánh với thời điểm hiện tại để


17

tính tốn những thay đổi một cách rõ ràng qua kích thước và phạm vi các vùng bị
chặt phá hoặc mất rừng. Dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau được dùng để thu thập
các thông tin tham khảo. Ảnh radar kết hợp với ảnh quang học có thể dùng để giám
sát một cách hợp lý tình trạng những điểm chặt phá đang tồn tại hoặc cảnh báo
những điểm mới và thậm chí đánh giá điều kiện tái sinh rừng. Ở những nước việc
chặt phá rừng được quản lý chặt chẽ, viễn thám cịn là cơng cụ giám sát để đảm bảo
các công ty khai thác gỗ theo các quy định và tiêu chuẩn.
Ảnh độ phân giải cao cung cấp một cái nhìn chi tiết về suy thối rừng trong

khi ảnh radar có thể cung cấp thơng tin khi khu vực bị mây bao phủ. Tất cả các thiết
bị viễn thám, có thể giúp quan sát các khu vực ở xa và không thể tới được trực tiếp,
nơi mà những hoạt động chặt phá bất hợp pháp có thể tiếp diễn mà khơng thể nhận
biết được nếu khơng có hoạt động của trực thăng cứu hộ.
Đối với những ứng dụng đa thời gian, ảnh vệ tinh độ phân giải cao hơn có
thể dùng để xác định đường biên cịn ảnh độ phân giải thấp hơn có thể dùng để xác
định biến động theo đường biên đó.
Ảnh viễn thám quang học vẫn được sử dụng nhiều hơn trong thành lập bản
đồ và giám sát chặt phá rừng ở Canada vì thực vật rừng, các khu vực chặt phá và
thực vật tái sinh có những dấu hiệu phổ dễ nhận biết và bộ cảm quang học có thể
thu được những ảnh viễn thám không mây thuận lợi ở khu vực này.
Ảnh radar vẫn hữu ích hơn với những nước nhiệt đới ẩm vì khả năng chụp
qua mọi điều kiện thời tiết rất có ích trong giám sát suy thoái bao gồm chặt phá
rừng ở những khu vực mây thường bao phủ. Các vùng chặt phá rừng có thể được
xác định trên ảnh radar nhờ vào phản xạ của các vệt cắt yếu hơn của các tán lá rừng
và bìa rừng được nhấn rõ nhờ vào bóng và phản xạ sáng. Mặc dù vậy, các khu khai
thác đang tái sinh thường khó nhận biết vì khó phân biệt rừng tái sinh và vịm lá
rừng trưởng thành. Rừng ngập mặn thường có ở các vùng dải ven bờ nhiệt đới, nơi
thường có mây quanh năm, do đó cần phải có một cơng cụ giám sát đáng tin cậy để
xác định chính xác tỷ lệ rừng suy thối. Ảnh radar có thể phân biệt rừng ngập mặn


18

so với các loại lớp phủ khác và một số băng sóng dài có thể xuyên qua mưa và mây.
Hạn chế duy nhất của ảnh này là khả năng phân biệt các loại rừng ngập mặn khác
nhau.
Viễn thám có thể được sử dụng để phát hiện và giám sát cháy rừng và q
trình phục hồi sau cháy. Đóng vai trị công cụ cứu hộ, các thiết bị từ xa thông
thường quan sát và cảnh báo tới các cơ quan giám sát về hiện trạng và phạm vi của

đám cháy. Tư liệu ảnh nhiệt NOAA AVHRR và tư liệu khí tượng GOES có thể sử
dụng để phát hiện các điểm đang cháy và các điểm nóng cịn đang tồn tại trong khi
các bộ cảm quang học bị khói, bụi và bóng đêm che khuất. So sánh các điểm đã
cháy và đang cháy sẽ tính được tỷ lệ và hướng di chuyển của đám cháy. Tư liệu
viễn thám cũng có thể cung cấp dự trù tuyến đường để tiếp cận và thoát khỏi đám
cháy cũng như các phân tích logic để chữa cháy và xác định khu vực khó phục hồi
sau cháy.
Trong khi tư liệu nhiệt dùng tốt nhất trong quá trình phát hiện và thành lập
bản đồ đám cháy đang diễn ra, các tư liệu đa phổ (quang học và gần hồng ngoại) lại
rất thích hợp để quan trắc các bước phát triển của thực vật trong khu vực cháy trước
đó. Các thời điểm có liên quan và phạm vi đám cháy có thể được xác định và mơ tả
và tình trạng thảm thực vật phục hồi thành cơng có thể được đánh giá và giám sát.
Để thành lập bản đồ cháy rừng yêu cầu tư liệu ảnh có độ phủ khơng gian
trung bình, độ phân giải từ trung bình tới cao và chu kỳ chụp lặp chậm. Mặt khác,
phát hiện và giám sát cháy lại yêu cầu ảnh có độ phủ rộng, độ phân giải trung bình
và độ lặp nhanh.
Các tư liệu viễn thám thu được từ các vệ tinh như QUICKBIRD, IKONOS,
LANDSAT - TM (Mỹ), SPOT5 (Pháp), ENVISAT (Châu Âu), MODIS, SEASAT
(Mỹ), MOS-1 (Nhật), và vệ tinh RADARSAT (Canada) được sử dụng rộng rãi trên
thế giới và mang lại nhiều thành công trong nghiên cứu và xây dựng bản đồ hiện
trạng tài nguyên thiên nhiên.


19

1.2.2. Ứng dụng viễn thám và GIS thành lập bản đồ biến động đất ngập nước
trong nước.
Từ đầu những năm 80 viễn thám bắt đầu được ứng dụng như một nguồn tư
liệu mới, một phương pháp, công nghệ mới trong nhiều lĩnh vực và đã đem lại hiệu
quả rõ rệt về khoa học, công nghệ.

Ở Việt Nam, trong hơn nửa thế kỷ qua, do chiến tranh hủy diệt và các loại
thiên tai khác cùng với các hoạt động khai thác lâm sản, phá rừng làm nương rẫy đã
làm mất đi khoảng năm triệu ha rừng (Báo cáo phân tích đánh giá diễn biến tài
nguyên rừng toàn quốc giai đoạn 1976-1990-1995; Báo cáo chương trình điều tra,
đánh giá và theo dõi diễn biến tài nguyên rừng toàn quốc 5 năm các giai đoạn 19962000 và 2000-2005). Trong những năm gần đây, mặc dù Nhà nước đã có nhiều cố
gắng đầu tư cho ngành lâm nghiệp trong việc khôi phục rừng nhưng vẫn chưa thể
bù đắp phần diện tích rừng bị mất hàng năm, trong khi đó chất lượng rừng tiếp tục
bị suy thoái nghiêm trọng. Vấn nạn phá rừng bừa bãi đã gây nhiều hậu quả nghiêm
trọng không chỉ làm giảm sút khả năng cung cấp của rừng, mà còn dẫn đến các tai
họa cho đời sống con người như lũ lụt, hạn hán, xói mịn kéo theo các thảm hoạ về
môi trường.
Công nghệ viễn thám ở Việt Nam đang vươn tới trình độ tiên tiến, khởi đầu
từ cơng nghệ tương tự, chuyển sang công nghệ số kết hợp với GIS; sự kết hợp công
nghệ này đã đáp ứng được nhu cầu về thông tin của rất nhiều lĩnh vực. Các phần
mềm hàng đầu được ứng dụng cho xử lý, phân tích ảnh kết hợp với GIS như
ERDAS, DIDACTIM, PCI, ERMAPPER, OCAPI, PHOTOSTYLER, SPAN,
IMAGE INTERPRETER, PRODIGEO, SOCET SET, ENVI,… và PARMAP,
ILWIS, ARC/INFO, ARC GIS, MAPINFO
Trước đây các tư liệu ảnh vệ tinh được sử dụng ở Việt Nam chủ yếu có độ
phân giải thấp và trung bình như Landsat, Spot, 2,3,4. Từ năm 2000 trở về đây một
số cơ quan đầu tư mua các loại ảnh độ phân giải siêu cao như IKONOS,
QUICKBIRD,… Đặc biệt như Trung tâm Viễn thám - Bộ Tài nguyên và Môi


20

trường kết hợp với Bộ Quốc phòng mua phủ trùm ảnh vệ tinh SPOT5, đặt ảnh
Quickbird của một số tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long.
Ở Việt Nam đã được trang bị trạm thu ảnh vệ tinh NOAA và GMS dùng
trong công tác dự báo thời tiết, nghiên cứu bão, môi trường, một số yếu tố hải

dương học. Các loại ảnh vệ tinh khác được đầu tư mua thông qua các dự án, đề tài
của một số vùng trong cả nước; đặc biệt hiện nay đã có bộ ảnh LANDSAT TM,
SPOT 2,4 và SPOT5 phủ trùm.
Năm 2005, Trung tâm Viễn thám - Bộ Tài nguyên và Môi trường được nhà
nước giao chủ trì thực hiện Dự án "Xây dựng Hệ thống Giám sát Tài nguyên thiên
nhiên và Môi trường tại Việt Nam (Hệ thống ENRMS)". Đầu năm 2008, hệ thống
đã chính thức đưa vào hoạt động.
Hệ thống bao gồm:
- Trạm thu ảnh vệ tinh mặt đất VNGS (thu ảnh các vệ tinh SPOT2,4,5 với
các đầu thu HRV, HRVIR và HRG; ENVISAT với các đầu thu ASAR và MERIS)
- Trung tâm dữ liệu viễn thám Quốc gia (NDC).
- Hệ thống ứng dụng dữ liệu viễn thám (DUS) (15 đầu mối, bao gồm các Bộ,
ngành có liên quan)
Các dữ liệu thu nhận được sẽ cung cấp cho các cơ quan thuộc khối dân sự
trong cả nước phục vụ mục đích điều tra quy hoạch tài nguyên thiên nhiên và môi
trường, giám sát tai biến môi trường, theo dõi, cảnh báo, trợ giúp cứu hộ khi có sự
cố xảy ra.
Trong thời gian qua đã có các đề tài có liên quan đến ứng dụng công nghệ
viễn thám thành lập bản đồ biến động sau :
+ Bộ bản đồ bao gồm các bản đồ biến động diện tích ni trồng thuỷ sản và
bồi tụ-xói lở dải ven biển thuộc đề tài “Nghiên cứu các giải pháp quản lí mơi trường
phục vụ sản xuất thuỷ sản bền vững” do Viện Kinh tế và Qui hoạch Thuỷ sản Bộ
Thuỷ sản chủ trì và Trung tâm Viễn thám thực hiện. Ngồi ra cịn có các bản đồ phủ


21

trùm trên khu vực nhỏ như bản đồ hiện trạng sử dụng đất và phân vùng chức năng
nuôi trồng thủy sản khu vực Đầm Nại, tỉnh Ninh Thuận...
+ Các bản đồ hiện trạng và biến động một số thành phần tài nguyên và môi

trường như mạng lưới thủy văn và diễn biến dòng chảy, hiện trạng và biến động lớp
phủ thực vật khu vực Thủy điện Sơn La của đề tài: “Nghiên cứu ứng dụng phương
pháp Viễn thám và hệ thống thơng tin Địa lý phục vụ mục đích giám sát một số
thành phần tài nguyên, môi trường tại các khu vực xây dựng cơng trình thủy điện”
+ Trong khn khổ của Dự án “Điều tra, đánh giá tình hình quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất ngập nước (ĐNN) ven biển và đề xuất phương hướng quy hoạch
sử dụng nhằm bảo vệ mơi trường và phịng chống thiên tai” do Cục Bảo vệ môi
trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, Trung tâm Viễn thám, Bộ Tài ngun
và Mơi trường đã thành lập Bộ bản đồ đất ngập nước ven biển Việt Nam tỷ lệ 1:
100 000 năm 2007, bằng phương pháp sử dụng tư liệu viễn thám. Đây là cơng trình
thành lập bản đồ hiện trạng phân bố các vùng đất ngập nước ứng dụng công nghệ
viễn thám lớn nhất ở nước ta và đã có ý nghĩa rất lớn trong việc khẳng định hiệu
quả của việc sử dụng tư liệu viễn thám trong lĩnh vực kiểm kê, đánh giá hiện trạng
ĐNN nói riêng và tổng thể nguồn tài ngun thiên nhiên nói chung. Trong q trình
thành lập bộ bản đồ này, công nghệ GIS cũng đã được sử dụng, nhưng mới được
khai thác ở khả năng đồ họa và lưu trữ dữ liệu, chưa khai thác khả năng phân tích và
xây dựng CSDL của cơng nghệ này.
Ngồi ra cịn nhiều các đề tài và các cơng trình thành lập bản đồ hiện trạng
và biến động các vùng đất ngập nước khác đã thực hiện trong những năm gần đây,
có ứng dụng cơng nghệ viễn thám và GIS ở các mức độ khác nhau, nhưng trên
phạm vi hẹp như: Tiểu dự án “ứng dụng công nghệ viễn thám và GIS trong giải
đoán, thành lập bản đồ biến động đường bờ, đất ngập nước, diện tích rừng đảo Phú
Quốc” thuộc dự án “Điều tra, đánh giá và dự báo biến động các điều kiện tự nhiên,
kinh tế-xã hội và môi trường biển đảo Phú Quốc phục vụ cho việc xây dựng các giải
pháp bảo vệ môi trường Phú Quốc” do Trung tâm Giám sát tài nguyên và môi


22

trường thực hiện trong năm 2007; Bản đồ hiện trạng sử dụng đất ngập nước

(HTSDĐNN) các huyện ven biển vùng Khu Bốn cũ tỷ lệ 1:25.000 - 1:10.000 do
Trung tâm Quy hoạch sử dụng đất đai cùng phối hợp với Trung tâm Giám sát tài
nguyên và môi trường thực hiện trong năm 2007; Đề tài cấp cơ sở của Trung tâm
Viễn thám “Nghiên cứu sử dụng các phần mềm chuyên về xử lý, phân tích và giải
đốn ảnh viễn thám để thành lập bản đồ về các loại hình đất ngập nước, lấy ví dụ tại
khu vực ven biển huyện Xuân Thủy, tỉnh Nam Định” thực hiện trong năm 2007...
+ Những đánh giá về khả năng Sử dụng ảnh vệ tinh để thành lập bản đồ phân
bố các loại hình đất ngập nước ở Việt Nam đã nhận định "Với khả năng thông tin
của ảnh vệ tinh, đặc biệt là khả năng xác định được các đối tượng trên mặt phủ có
độ chính xác và tính khách quan cao, cho phép có thể thành lập được bản đồ về
phân bố các loại hình đất ngập nước trong phạm vi các cấp lãnh thổ khác nhau từ
cấp khu vực, cấp vùng đến tồn quốc” do Kỹ sư Vũ Đình Thảo – Trung tâm Viễn
thám Quốc gia thực hiện. Kết quả về lý thuyết và thực tiễn của các đề tài đã thực
hiện là những kinh nghiệm rất hữu ích cho quá trình thực hiện đề tài này.
1.3 Khả năng ứng dụng viễn thám và GIS .
1.3.1 Khả năng ứng dụng của ảnh vệ tinh trong việc nghiên cứu biến động
các đối tượng sử dụng đất
Cho đến thời điểm hiện nay, ảnh vệ tinh có nhiều loại và đó cú nhiều thế hệ.
Song được sử dụng phổ biến hơn cả vẫn là các ảnh vệ tinh tài nguyên chụp ở dải
phổ nhỡn thấy và cận hồng ngoại; Như hệ thống ảnh LANDSAT, QUIKBIRD của
Mỹ, ảnh SPOT của Phỏp, ảnh KFA-1000, MK-4 và KATE-200 của Nga, ảnh
ASTER của Nhật ... Các loại ảnh này có thể được dùng trong các lĩnh vực về điều
tra tài nguyên, giám sát môi trường; Đặc biệt được sử dụng để thành lập ra các bản
đồ về hiện trạng (hiện trạng sử dụng đất, hiện trạng rừng, hiện trạng lớp phủ, hiện
trạng mơi trường, bản đồ địa hình...) và các bản đồ biến động (biến động diện tích
rừng, biến động bờ sơng-bờ biển, biến động lớp phủ...). Có thể nói rằng, ảnh vệ tinh
là tư liệu rất tốt để nghiên cứu các đối tượng trên bề mặt đất. Hiện nay đã có những


23


loại ảnh có độ phân giải hình học khác nhau, cho phép xác định nhiều đối tượng và
hiện tượng ở những mức độ chi tiết cũng khác nhau. ảnh được chụp với diện rộng
và ở tầm cao nên có thể ghi nhận được nhiều đối tượng, hiện tượng trong một phạm
vi lớn ở cùng một thời điểm và có khả năng tự tổng hợp hoá tự nhiên.
Để xác định phạm vi phân bố các loại hình đất ngập nước, có thể coi ảnh vệ
tinh là tư liệu và công cụ hữu hiệu.Các ưu điểm của tư liệu viễn thám trong nghiên
cứu biến động bao gồm:
- Thể hiện phần lớn các thông tin về lớp phủ mặt đất.
- Tư liệu viễn thám đa thời gian đáp ứng được yêu cầu về khả năng cập nhật
và tính chu kì trong theo dõi biến động.
- Tư liệu viễn thám đảm bảo tính đồng nhất cao về không gian và thời gian
của thông tin trên một phạm vi lãnh thổ lớn, cho phép chỉnh lý, bổ sung các yếu tố
thành phần trong trường hợp cần thiết.
Ảnh vệ tinh có thể đem lại thơng tin cần thiết về lớp phủ trong mọi thời tiết
nhờ thiết bị viễn thám Radar. Điểm này cũng quan trọng với nước ta, vì Việt Nam
nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, khí hậu thay đổi, trời nhiều mây, ảnh Radar là
loại ảnh có thể thu nhận thơng tin xun mây, do đó ảnh Radar có thể khắc phục và
đáp ứng các nhu cầu thông tin về lớp phủ mặt đất một cách kịp thời nhất.
Mặc dù có những ưu điểm trên song để nghiên cứu sự biến động các đối
tượng sử dụng đất bằng ảnh vệ tinh còn phụ thuộc vào các yếu tố khác như:
- Độ chính xác hình học của ảnh vệ tinh, độ tin cậy xác định các đối tượng
sử dụng đất mà ảnh vệ tinh có thể đem lại.
- Các đặc trưng riêng của các loại ảnh vệ tinh như độ phân giải không gian,
độ phân giải phổ và chu kì chụp lặp lại.
- Đặc điểm sử dụng đất ở Việt Nam hiện nay đã có khá nhiều ảnh vệ tinh, có
loại đã phủ trùm tồn quốc. Công nghệ xử lý và khai thác ảnh đã có nhiều tiến bộ,
nhất là đã có những thiết bị và phần mềm chuyên dụng khá hiện đại. Các loại hình



×