Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

Nghiên cứu xây dựng cơ sở khoa học để dự báo mức độ ô nhiễm môi trường nước do nước thải ở một số mỏ than hầm lò quy mô sản xuất lớn thuộc vùng đông triều uông bí

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.6 MB, 92 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT

NGUYỄN TUẤN ANH

NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG QUY TRÌNH
CƠNG NGHỆ VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN VIỆC
BAY QUÉT LIDAR ĐỊA HÌNH KẾT HỢP CHỤP
ẢNH SỐ THÀNH LẬP MƠ HÌNH SỐ ĐỘ CAO
TẠI KHU VỰC MỘT SỐ TỈNH MIỀN TRUNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT

HÀ NỘI, 11-2010


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT

NGUYỄN TUẤN ANH

NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG QUY TRÌNH
CƠNG NGHỆ VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN VIỆC
BAY QUÉT LIDAR ĐỊA HÌNH KẾT HỢP CHỤP
ẢNH SỐ THÀNH LẬP MƠ HÌNH SỐ ĐỘ CAO
TẠI KHU VỰC MỘT SỐ TỈNH MIỀN TRUNG
Chuyên ngành: Kỹ thuật Trắc địa
Mã số: 60.52.85

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
GS.TSKH ĐẶNG HÙNG VÕ

HÀ NỘI, 11-2010


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai cơng bố trong bất kỳ
cơng trình nào khác.
Hà nội, ngày 05 tháng 11 năm 2010
Tác giả luận văn

Nguyễn Tuấn Anh


MỤC LỤC
Nội dung.

Trang

MỞ ĐẦU

1

1. Tính cấp thiết của đề tài

1

2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài.


2

3. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

3

4. Phương pháp nghiên cứu

3

5. Phạm vi nghiên cứu

4

6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

4

7. Cấu trúc bố cục của luận văn

7

CHƯƠNG 1: KHẢO SÁT VÀ PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG CÁC
ĐẶC ĐIỂM ĐẶC TRƯNG CỦA KHU VỰC

8

1.1. Đặc điểm dân cư, kinh tế, văn hoá, xã hội.


8

1.2. Đặc điểm địa hình, địa mạo, thực phủ, giao thơng, thuỷ hệ

12

1.3. Phân tích các thảm hoạ lũ, lụt xảy ra hàng năm trong khu vực

17

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH CÁC GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ VÀ LỰA
CHỌN GIẢI PHÁP HỢP LÝ PHỤC VỤ VIỆC XÂY DỰNG DEM

23

VÀ DSM ĐỂ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ ĐỀ TÀI ĐẶT RA
2.1. Phương pháp đo đạc trực tiếp.

23

2.2. Phương pháp ảnh hàng không.

26

2.3. Phương pháp ảnh Viễn thám.

26

2.4. Phương pháp sử dụng các tư liệu bản đồ địa hình có sẵn.


28

2.5. Phương pháp Laser mặt đất.

29


2.6. Phương pháp LiDAR trên máy bay.

31

2.7. Lựa chọn giải pháp công nghệ phù hợp

37

CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ KỸ THUẬT VÀ XÂY DỰNG CÁC QUY
TRÌNH CƠNG NGHỆ CHO TỪNG CƠNG ĐOẠN

39

3.1. Sơ đồ thiết kế kỹ thuật tổng quát.

39

3.2. Thu thập các tài liệu Trắc địa Bản đồ hiện có trong khu vực.

41

3.3. Lựa chọn các trang thiết bị máy móc, phần mềm, phần cứng.


45

3.4. Xác định ranh giới khu vực và thiết kế các tuyến bay.

46

3.5. Công tác ngoại nghiệp dưới mặt đất.

50

3.6. Công tác bay quét LiDAR trên không.

54

3.7. Công tác xử lý dữ liệu.

56

3.8. Các sản phẩm.

71

CHƯƠNG 4: XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN TỔ CHỨC THỰC HIỆN

77

4.1. Tổ chức thực hiện.

77


4.2. Ước tính tiến độ thực hiện các hạng mục công việc của dự án.

80

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

82

DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH ĐÃ CƠNG BỐ

83

TÀI LIỆU THAM KHẢO

84


DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt

Viết đầy đủ

CNTT

Công nghệ thông tin

CSDL

Cơ sở dữ liệu


DEM

Digital Elevation Modem (Mơ hình số độ cao)

DSM

Digital Surface Modem (Mơ hình số bề mặt)

ĐBSCL

Đồng bằng sông cửu long

GPS

Global Positioning System

GIS

Geographycal Information System

KHCN

Khoa học công nghệ

LiDAR

Light Detecting And Ranging

NCKH


Nghiên cứu khoa học

NN&PTNT

Nông nghiệp và phát triển nông thôn

TC

Thủy chuẩn

TN&MT

Tài nguyên và Môi trường

TIN

Triangle Irrigular Network

VN-2000

Hệ tọa độ quốc gia Việt Nam

WGS-84

Hệ tọa độ toàn cầu


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình


Trang

Hình 2.1: Đo tồn đạc điện tử và GPS động xây dựng mơ hình DEM

23

Hình 2.2: Mơ hình DEM và DSM làm từ ảnh Viễn thám

27

Hình 2.3: Mơ hình DEM lập từ tư liệu bản đồ đã có sẵn.

28

Hình 2.4: Máy qt Laser mặt đất GIEGL VZ-400 tại thực địa

30

Hình 2.5: Mơ phỏng bay qt Laser và chụp ảnh số ngồi thực địa

32

Hình 2.6: Mơ phỏng các thành phần LiDAR phần phối hợp hoạt động

32

Hình 2.7: Máy chụp ảnh số RolleiMetric AIC Phase One H25

33


Hình 2.8: Các thành phần thiết bị của máy quét Laser ALTM3100C

34

Hình 2.9: Mô phỏng hoạt động của hệ thống LiDAR đặt trên máy bay

37

Hình 2.10: Cảnh ngập lụt các vùng trũng tại khu vực miền trung

38

Hình 3.10: Sơ đồ thiết kế khu bay Thanh hố.

48

Hình 3.11: Sơ đồ thiết kế khu bay Quảng trị

49

Hình 3.12: Sơ đồ thiết kế khu bay Quảng nam

50

Hình 3.13: Sơ đồ quan hệ giữa mặt đất, mặt Geoid và mặt Ellipsoid

57

Hình 3.14: Mơ hình Geoid trọng lực khu vực Thanh hóa


58

Hình 3.15: Mơ phỏng bay qt LiDAR khu vực Thanh hóa

60

Hình 3.16: Đám mây dữ liệu điểm đã được phân loại.

67


Hình 3.17: Mặt cắt ngang qua khu có nhà

70

Hình 3.18: Mặt cắt ngang qua khu có thực phủ

70

Hình 3.19: Khu vực mép nước có thực phủ

71

Hình 3.20: Ảnh cường độ

71

Hình 3.21: Sản phẩm mơ hình DEM có độ chi tiết khác nhau

72


Hình 3.22: Sản phẩm mơ hình DSM

73, 74

Hình 3.23: Bình đồ trực ảnh

75

Hình 3.24: Mơ hình quản lý và lưu trữ dữ liệu

76

Hình 3.25: Mơ hình quản lý, cung cấp và khai thác dữ liệu, sản phẩm

76


LỜI CẢM ƠN
Bản luận văn là kết quả của một q trình khơng ngừng học hỏi, tiếp thu, đúc
kết những kinh nghiệm thực tiễn, bản luận văn đã đề cập đến những cơng nghệ mới
có tính chun mơn sâu, mới được ứng dụng ở Việt Nam trong thời gian gần đây,
do vậy để hoàn thành tốt luận văn, tác giả đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của
các thầy cô giáo trong khoa Trắc địa trường đại học mỏ địa chất, các bạn bè đồng
nghiệp. Đặc biệt tác giả xin chân thành cảm ơn GS. TSKH Đặng Hùng Võ đã tận
tình giúp đỡ trong quá trình thực hiện luận văn. TS Lê Minh đã tư vấn về công nghệ
LiDAR và Geoid, ông Trần Nhật Tỉnh tư vấn phần cơ sở toán học và hệ tọa độ VN2000. Do thời gian nghiên cứu khơng nhiều, trình độ kiến thức cũng như kinh
nghiệm của bản thân cịn có hạn, vì vậy luận văn khơng tránh khỏi những thiếu sót.
Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của các chuyên gia, các nhà
khoa học, các thầy, cô giáo và các bạn đồng nghiệp để kết quả của luận văn hồn

thiện và có tính ứng dụng cao hơn, hiệu quả hơn.
Xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã ln ở bên động viên tôi thực hiện thành
công bản luận văn này.


-1MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Miền Trung là khu vực có truyền thống yêu nước, người dân cần cù chịu khó
với hình thù hẹp về chiều ngang, địa hình có độ dốc lớn từ tây sang đơng, một bên
là các dãy núi, một bên là bờ biển chạy dài theo dải đất miền trung tạo nên các danh
lam thắng cảnh đẹp và các bãi biển thơ mộng, nhưng chính đặc thù địa hình như vậy
hàng năm khu vực này đã chịu nhiều trận bão, lũ lụt, lở đất, sói lở bờ biển khiến cho
kinh tế khu vực Miền trung chậm phát triển không khai thác được các lợi thế về
cảnh quan du lịch tương xứng với tiềm năng vốn có của nó.
Ở Việt Nam, phịng chống thiên tai nói chung và phịng chống lũ lụt núi
riêng cho các tỉnh miền Trung được Chính phủ đặc biệt quan tâm và đầu tư rất
nhiều kinh phí cho cơng tác nghiên cứu, triển khai các giải pháp phòng chống. Các
nghiên cứu về vấn đề này có thể kể đến là ‘Chiến lược và chương trình hành động
quốc gia giảm nhẹ thiên tai ở Việt Nam’ do Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc
và Bộ NN & PTNT thực hiện, ‘Nghiên cứu phát triển và quản lý tài nguyên nước
quốc gia cho 14 lưu vực lớn của Việt Nam’ trong đó có quy hoạch phòng lũ cho
một số tỉnh Miền Trung do Bộ NN & PTNT và JICA thực hiện, một số đề tài
NCKH cấp Nhà nước, cấp bộ, cấp tỉnh (ngân sách tỉnh) liên quan đến xây dựng các
phương án phòng lũ, xây dựng bản đồ ngập lụt cho các tỉnh miền Trung cũng được
thực hiện như : Dự án ‘Định hướng Quy hoạch lũ Miền Trung’ làm từ tháng 8 năm
1996 đến tháng 12 năm 2001, Đề tài cấp nhà nước: ‘Nghiên cứu dự báo chống xãi
lở bờ sông miền Trung’ thực hiện từ đầu năm 2000 đến cuối 2002, Đề tài cấp bộ:
‘Nghiên cứu xác định khẩu độ thoát lũ hợp lý của các cơng trình giao thơng thuỷ lợi
thuộc lưu vực sông Thu Bồn (Quảng Nam)’ vv….
Trong quá trình triển khai, người ta thấy rằng: Mấu chốt để các chương trình,

dự án trên thành cơng là phải xây dựng được mơ hình số độ cao DEM và mơ hình
số bề mặt DSM cho khu vực khảo sát.


-2Sớm nhận thức được vấn đề này Bộ Tài nguyên và Mơi trường đã trình
Chính phủ phê duyệt dự án “Xây dựng cơ sở dữ liệu nền thông tin địa lý ở tỷ lệ
1/10.000 gắn với mơ hình số độ cao phủ trùm cả nước và thành lập cơ sở dữ liệu
nền thông tin địa lý ở tỷ lệ 1/2000, 1/5000 các khu vực đô thị, khu công nghiệp, khu
vực kinh tế trọng điểm” trong đó tập chung ưu tiên cho khu vực miền trung các
phương tiện máy móc và giải pháp kỹ thuật hiên đại nhất nhằm sớm xây dựng được
cho khu vực này mơ hình số độ cao DEM và mơ hình số bề mặt DSM với độ chi tiết
và độ chính xác cao. Điều này khơng những đáp ứng được nhiệm vụ bảo vệ cảnh
quan, thiên nhiên, môi trường và giảm thiểu tác hại thiên tai lũ lụt cho khu vực miền
Trung mà còn phục vụ kịp thời cho chương trình Quốc gia về ứng phó với biến đổi
khí hậu do bộ TN&MT chủ trì cho dải ven biển miền trung.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài.
Trên cơ sở trực tiếp tham gia cùng các chuyên gia nước ngồi và chủ trì thực
hiện một số khâu then chốt trong dự án ứng dụng công nghệ LiDAR bay quét địa
hình và chụp ảnh số thành lập DEM và DSM khu vực DBSCL do bộ TN&MT chủ
trì, đồng thời tham gia lập thiết kế kỹ thuật dự án ứng dụng cơng nghệ LiDAR bay
qt địa hình và chụp ảnh số thành lập DEM và DSM phục vụ giảm thiểu thiên tai
lũ lụt khu vực các tinh miền Trung do Bộ NN&PTNN chủ trì, tơi đã mạnh dạn thực
hiện luận văn này. Nội dung của bản luận văn không đi sâu vào các thao tác thực
hiện trên dữ liệu cụ thể mà dựa trên việc khảo sát thực tế, tìm hiểu kỹ các đặc thù
của khu vực về địa hình, địa mạo, thời tiết, dân cư, kinh tế, mình hội, cộng với kinh
nghiệm đã triển khai các dự án tương tự để đưa ra các giải pháp công nghệ hợp lý,
tiết kiệm, hiệu quả, xây dựng các quy trình công nghệ chi tiết cho từng công đoạn,
xây dựng sơ đồ tổ chức thực hiện, quản lý tiến độ, chất lượng sản phẩm một cách
tối ưu nhất cho khu vực miềm trung, cụ thể như sau:
- Nghiên cứu ý nghĩa của việc xây dựng mơ hình DEM đối với sự phát triển

kinh tế mình hội, phịng chống thiên tai, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, cảnh quan,
môi trường tại khu vực miền trung.


-3- Nghiên cứu đề xuất phương án lựa chọn công nghệ hợp lý.
- Nghiên cứu xây dựng quy trình cơng nghệ cho các hạng mục công việc bay
quét Lidar địa hình và chụp ảnh số thành lập mơ hình số độ cao tại khu vực một số
tỉnh miềm Trung.
- Nghiên cứu phương án tổ chức thực hiện việc bay quét Lidar địa hình và
chụp ảnh số thành lập mơ hình số độ cao tại khu vực một số tỉnh miềm Trung.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Để đạt được mục tiêu trên cần phải giải quyết những nhiệm vụ sau:
- Khảo sát thu thập các thông tin về hiện trạng các điều kiện tự nhiên, kinh
tế, văn hóa, mình hội, thời tiết, khí hậu, địa hình địa mạo, giao thông, thuy văn tại
khu vực thực nghiệm. Thu thập, chuẩn hóa các tài liệu về trắc địa bản đồ trong khu
vực.
- Xây dựng quy trình cơng nghệ bay qt địa hình kết hợp với chụp ảnh số
bằng cơng nghệ Lidar.
- Xây dựng quy trình cơng nghệ xử lý dữ liệu thành lập mơ hình số độ cao
DEM, mơ hình số bề mặt DSM và ảnh trực giao từ các dữ liệu bay quét địa hình kết
hợp với chụp ảnh số bằng công nghệ Lidar.
- Xây dựng giải pháp tổ chức thực hiện phù hợp với các đặc thù tại khu vực
3 tỉnh miền trung là: Thanh Hoá, Quảng Trị và Quảng Nam.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu đã sử dụng các phương pháp chủ yếu sau:
-

Phương pháp thu thập, phân tích, đánh giá, xử lý số liệu

-


Phương pháp tổng hợp phân tích

-

Phương pháp tối ưu hóa

-

Phương pháp lược đồ các quy trình làm việc.

-

Phương pháp đa nhiệm, đa thời gian.

-

Phương pháp chuyên gia


-4Cụ thể như sau:
-

Phân tích, tìm hiểu rõ bản chất các hiện tượng, vấn đề liên quan.

-

Tìm hiểu, tham khảo các giải pháp đã áp dụng thành công tại các nước
phát triển, có kinh nghiệm trên thế giới.


-

Kế thừa những thành quả đã được công nhận của các ngành, các nước có
liên quan đến lĩnh vực chun mơn của đề tài.

-

Nghiên cứu lý thuyết từ tổng quan đến chi tiết sau đó áp dụng vào nội
dung nghiên cứu của đề tài.

5. Phạm vi nghiên cứu
-

Về lĩnh vực chuyên môn:
+ Trắc địa bản đồ
+ Tài nguyên môi trường
+ Công nghệ thông tin.

-

Về thời gian:
+ Được tích lũy trong nhiều năm thực hiện các cơng trình dự án liên quan
+ Trong thời gian đăng ký thực hiện đề tài.
+ Trong thời gian thuận lợi để triển khai thực hiện ngoài thực địa

-

Về khơng gian:
+ Khái qt hóa trong phạm vi khu vực miền trung Việt nam.
+ Cụ thể hóa tại 3 khu vực đặc trưng của miền trung là: Thanh Hoá,

Quảng Trị và Quảng Nam.

6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Ngay từ những giai đoạn đầu của ngành đo đạc bản đồ, việc xây dựng hệ
thống bản đồ địa hình đã được đặt ra và được coi là một trong những nhiệm vụ cấp
thiết, bằng những công nghệ khác nhau cùng với sự nỗ lực lao động của một tập thể
các cán bộ đo đạc bản đồ trong một thời gian dài, đến nay hệ thống bản đồ địa hình
phủ trùm tồn quốc đã cơ bản hồn thành góp phần khơng nhỏ vào công cuộc xây
dựng và phát triển đất nước. Ngày nay với sự phát triển mạnh mẽ của CNTT, công
nghệ số nhu cầu sử dụng các sản phẩm công nghệ dưới dạng số ngày một tăng, bề


-5mặt địa hình cần phải chuyển sang mơ phỏng dưới dạng số để kế thừa các thành quả
đi trước đã đạt được và phục vụ tốt hơn cho việc khai thác vào đa ngành đa mục
đích sử dụng.
Cơng nghệ LiDAR (Light Detecting And Ranging) phục vụ cho cơng tác địa
hình bắt đầu vào những năm thập niên 90 của kỷ ngun XX. Đến nay cơng nghệ
LiDAR ngày càng hồn thiện về kỹ thuật, thiết bị và công nghệ do vậy nó đã trở
thành một một trong những phương pháp nhanh chóng, hiện đại và hiệu quả nhất
trong cơng tác đo đạc, giám sát bề mặt địa hình Trái đất. Với sản phẩm chính là mơ
hình DEM, DSM và bình đồ trực ảnh hoàn toàn là dạng số sẽ phục vụ cho các lĩnh
vực cơ bản như sau:
- Công tác quy hoạch phòng chống bão lụt và các thảm hoạ tự nhiên khác: Với mơ
hình DEM và DSM cho phép chúng ta có được địa hình của mặt đất trần trụi và mơ
hình các đối tượng phía trên mặt đất trong một diện tích rộng lớn từ đó thực hiện
được các phép phân tích dịng chảy, thử nghiệm các mơ hình thuỷ lực và mô phỏng
các thảm hoạ tự nhiên như: Lũ lụt, nước biển dâng, trượt lở đất, bão lốc, sự phun
trào dung nhan của núi lửa vv...Việc thực hiện các mô phỏng theo các cường độ và
theo các diễn biến phức tạp, đa dạng trên cơ sở các dữ liệu thực tế sẽ cho phép
chúng ta dự đoán được xu thế có thể diễn ra của một số thảm hoạ như: Trượt lở đất,

lũ lụt từ đó đưa ra được các phương án quy hoạch phát triển dân sinh tối ưu, đồng
thời cũng chủ động làm chủ được tình hình và có những phương án đối ứng linh
hoạt nhằm giảm thiểu các thiệt hại về con người, của cải vật chất, tài nguyên môi
trường cho nhân dân và xã hội.
- Công tác quy hoạch phát triển đô thị: Việc xây dựng mơ hình 3D CityView
từ dữ liệu DEM và DSM cho phép các nhà quy hoạch kiến trúc đô thị có cái nhìn từ
tổng thể đến chi tiết về thành phố trong khơng gian 3 chiều, từ đó họ có cái nhìn
khách quan về hiện trạng và đưa ra các phương án quy hoặc kiến trúc, phát triển đô
thị hợp lý trong sự hài hoà và tương hỗ lẫn nhau về không gian của các yêu tố: Giao
thông, đê điều, cấp thoát nước, đường dây tải điện, khu dân cư, khu bảo tồn văn


-6hố, khu cơng sở, khu đơ thị, khu nhà cao tầng, khu công nghiệp, thảm thực vật, các
hồ nước vv...
- Công tác quy hoạch trồng và bảo vệ rừng: Cho phép chúng ta khoanh bao
được các khu vực rừng, đo được chiều cao của cây, đánh giá được trữ lượng gỗ, xác
định được mật độ mau thưa của cây ngoài ra với mơ hình DEM và DSM cịn cho
phép xác định được mối liên hệ về không gian giữa rừng và các yếu tố tự nhiên
khác trên một khu vực rộng lớn như: hệ thống giao thông, sông suối, khu dân cư
vv... Từ đó giúp chúng ta đưa ra phương án quy hoạch trồng và bảo vệ rừng hơp lý.
- Công tác quy hoạch và phát triển hệ thống giao thơng, thuỷ hệ: Dựa trên
việc phân tích các u tố khơng gian về địa hình, địa mạo, dân cư, thực phủ cảu
DEM và DSM giúp công tác khảo sát thiết kế xây dựng hệ thống giao thông và thuỷ
hệ một các tối ưu nhất, giảm thiểu các chi phí thi cơng về đào đắp san lấp, giải
phóng đền bù, phá huỷ tài nguyên môi trường mà vẫn đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật
về dòng chảy, dộ dốc vv...
- Thay đổi cơ cấu cây trồng, mùa vụ một cách hợp lý: Trên cơ sở mơ hình
DEM và DSM kết hợp với các dữ liệu và phân tích GIS khác cho phép chúng ta quy
hoạch được các khu vực có địa hình cao thấp, ngập nước, dịng chảy khác nhau thì
trồng những loại cây gì vào những thời vụ nào là phù hợp nhất.

- Công tác khảo sát xây dựng thuỷ điện: Mơ hình DEM và DSM hỗ trợ rất tốt
cho công tác khảo sát, thiết kế xây dựng thuỷ điện. Từ việc lựa chọn xây dựng đập
thuỷ điện tại vị trí hợp lý nhất cho đến việc xác định lưu vực của hồ thuỷ điện, ước
tính trữ lượng và thế năng của hồ, đánh giá lợi và hại của hồ gây ra đối với cảnh
quan, môi trường, dân sinh, kinh tế, xẫ hội trên một khu vực rộng lớn.
- Công tác quy hoạch, phát triển du lịch: Xác định được những nơi có cảnh
quan thiên nhiên ưu đãi có tiềm năng phát triển du lịch cần được khoanh vùng và có
quy hoạch để bảo vệ và phát triển như các khu vực có cảnh quan dạng: Hang động,
đồi núi, cao nguyên, sông hồ, rừng nguyên sinh, thảm thực vật sinh thái, đền chùa
vv...


-7- Phục vụ các mục đích phát triển kinh tế xã hội bền vững khác như: di dân, nuôi
trồng thuỷ sản, khai thác khống sản, bảo vệ mơi trường vv...Với mơ hình DEM và
DSM ở các mức độ chi tiết khác nhau cho phép chúng ta làm nền để xây dựng các
hệ thống GIS chuyên nghành từ đó thực hiện được các phép phân tích trên khơng
gian 3 chiều sẽ hỗ trợ đắc lực cho các nhiệm vụ kể trên.
7. Cấu trúc bố cục của luận văn
Luận văn được trình bày trong 82 trang bao gồm: Mở đầu, 4 chương, kết
luận với 26 hình minh họa.


-8CHƯƠNG 1
KHẢO SÁT VÀ PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG CÁC ĐẶC ĐIỂM ĐẶC TRƯNG
CỦA KHU VỰC
1.1. Đặc điểm dân cư, kinh tế, văn hố, xã hội.
1.1.1. Thanh Hóa
Thanh Hóa có bề dày lịch sử hào hùng và truyền thống văn hoá độc đáo. Vào
sơ kỳ thời đại đá cũ, bằng sự phát hiện và khai quật khảo cổ các di chỉ Núi Đọ, Núi
Quan Yên, Núi Nuông đã khẳng định Thanh Hóa là nơi sinh sống của người nguyên

thuỷ, đặc biệt hang Con Mong là nơi chứng kiến các giai đoạn phát triển liên tục
của con người từ hậu kỳ đá cũ sang thời đại đá mới. Qúa trình chinh phục đồng
bằng trên đất Thanh Hóa của cư dân đồ đá mới đã để lại một nền văn hoá Đa Bút, là
một nền văn hoá khảo cổ tiến bộ cùng thời trong khu vực cách đây 6.000 năm. Sang
đầu thời đại kim khí, thuộc thời đại đồ đồng, qua các bước phát triển với các giai
đoạn trước văn hố Đơng Sơn, Thanh Hóa đã trải qua một tiến trình phát triển với
các giai đoạn văn hố: Cồn Chân Tiên, Đơng Khối - Quỳ Chữ tương đương với các
văn hoá Phùng Nguyên - Đồng Dậu - Gũ Mun ở lưu vực sông Hồng. Đó là q trình
chuẩn bị mọi mặt để đến văn minh Văn Lang cách đây hơn 2.000 năm lịch sử, văn
hố Đơng Sơn ở Thanh Hóa đó toả sáng rực rỡ trong đất nước của các Vua Hùng.
Suốt mấy ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước, Thanh Hóa đó xuất hiện
nhiều anh hùng dân tộc, danh nhân tiêu biểu như: Bà Triệu, Lờ Hồn, Lờ Lợi,
Khương Cơng Phụ, Lê Văn Hưu, Lê Thánh Tông, Đào Duy Từ, ... Cùng với những
trang lịch sử oai hùng, Thanh Hóa có 1.535 di tích, trong đó có 134 di tích được xếp
hạng quốc gia, 412 di tích đó xếp hạng cấp tỉnh với các di tích nổi tiếng như Núi
Đọ, Đơng Sơn, khu di tích Bà Triệu, Lờ Hồn, thành Nhà Hồ, Lam Kinh, Ba Đỡnh,
Hàm Rồng ... càng khẳng định xứ Thanh là một vùng “Địa linh nhân kiệt”.
Thanh Hóa nằm ở cực Bắc Miền Trung, cách Thủ đơ Hà Nội 150 km về phía
Nam, cách Thành phố Hồ Chí Minh 1.560km. Phía Bắc giáp với ba tỉnh Sơn La,
Hồ Bình và Ninh Bình, phía Nam giáp tỉnh Nghệ An, phía Tây giáp tỉnh Hủa Phăn


-9(nước Cộng hồ dân chủ nhân dân Lào), phía Đơng là Vịnh Bắc Bộ.
Thanh Hoá nằm trong vùng ảnh hưởng của những tác động từ vùng kinh tế trọng
điểm Bắc Bộ, các tỉnh Bắc Lào và vùng trọng điểm kinh tế Trung bộ, ở vị trí cửa
ngừ nối liền Bắc Bộ với Trung Bộ, có hệ thống giao thơng thuận lợi như: đường sắt
xuyên Việt, đường Hồ Chí Minh, các quốc lộ 1A, 10, 45, 47, 217; cảng biển nước
sâu Nghi Sơn và hệ thống sơng ngịi thuận tiện cho lưu thông Bắc Nam, với các
vùng trong tỉnh và đi quốc tế. Hiện tại, Thanh Hóa có sân bay Sao Vàng và đang dự
kiến mở thêm sân bay quốc tế sát biển phục vụ cho Khu kinh tế Nghi Sơn và khách

du lịch
Năm 2005 Thanh Hố có 3,67 triệu người; có 7 dân tộc anh em sinh sống,
đó là: Kinh, Mường, Thái, H'mơng, Dao, Thổ, Hoa. Các dân tộc ít người sống chủ
yếu ở các huyện vùng núi cao và biên giới.
Dân số trong độ tuổi lao động có khoảng 2,16 triệu người, chiếm tỷ lệ 58,8%
dân số toàn tỉnh. Nguồn lao động của Thanh Hố tương đối trẻ, có trình độ văn hố
khá. Lực lượng lao động đó qua đào tạo chiếm 27%, trong đó lao động có trình độ
cao đẳng, đại học trở lớn chiếm 5,4%.
Trên địa bàn có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, dân cư đơng,
Thanh Hóa có đầy đủ các yếu tố để phát triển nền kinh tế toàn diện.
Khu kinh tế Nghi Sơn được Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định thành lập
và ban hành quy chế hoạt động số 102/2006/QĐ-TTg ngày 15 tháng 5 năm 2006.
Khu kinh tế này nằm ở phía Nam của tỉnh Thanh Hóa, cách Hà Nội 200 km, có
đường bộ và đường sắt Quốc gia chạy qua, có cảng biển nước sâu cho tầu có tải
trọng đến 30.000 DWT cập bến…Khu kinh tế Nghi Sơn được đánh giá là trọng
điểm phát triển phía Nam của Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, đồng thời là cầu nối
giữa vùng Bắc Bộ với Trung Bộ, với thị trường Nam Lào và Đông Bắc Thái Lan.
1.1.2. Quảng Trị
Quảng Trị là một vùng đất có bề dày lịch sử, văn hố. Những bằng chứng
khảo cổ học đó chứng tỏ người Quảng Trị đã tồn tại với tộc người Việt Nam từ thời


- 10 cổ đại, khi Vua Hùng lập quốc. Quảng Trị thuộc đất Bộ Việt Thường, một trong 15
bộ của nước Văn Lang, Âu Lạc. Dư địa chí Nguyễn Trói đó ghi "Xưa là Bộ Việt
Thường Thị, đây là phên dậu thứ tư về phương Nam" Tên Quảng Trị xuất hiện từ
năm 1801 (thời Gia Long). Dưới thời Minh Mạng dinh Quảng Trị đổi thành tỉnh
Quảng Trị.
Cuối tháng 7/1954, theo Hiệp định Giơnevơ, sông Hiền Lương được chọn
làm giới tuyến qn sự tạm thời. Sau khi giải phóng hồn tồn miền Nam, nước nhà
thống nhất, năm 1976, tỉnh Quảng Trị và khu vực Vĩnh Linh được sáp nhập với tỉnh

Quảng Bình, Thừa Thiên Huế thành tỉnh Bình Trị Thiên. Tháng 7/1989, tỉnh Quảng
Trị trở về với Tên gọi chính mình. Hiện nay, tỉnh Quảng Trị có 10 đơn vị hành
chính cấp huyện. Đông Hà là thị xã trung tâm tỉnh lỵ. Tổng số dân tỉnh Quảng Trị
vào cuối năm 2005 vào khoảng 63 vạn; trong đó, người Kinh chiếm trên 90% dân
số, tiếp đến là người Vân Kiều, Pa Cô và một số dân tộc khác như: Hoa, Mường,
Tày, Thái, Cà Tu, Ba Na, Ê Đê, Nùng, Stiêng, Xêđăng, Dao (8). Dân số Quảng Trị
thuộc lọai trẻ. Quảng Trị có nguồn nhân lực khá dồi dào; trình độ tay nghề, chất
lượng đào tạo được nâng lên một bước.
Quá trình hội nhập, Quảng Trị có lợi thế nằm ở vị trí đầu cầu về phía Việt
Nam trên tuyến Hành lang kinh tế Đông-Tây nối với các nước Lào, Thái Lan,
Myanma... qua cửa khẩu Lao Bảo; là điểm giữa của "Con đường di sản miền
Trung" và "Con đường huyền thoại". Trải qua nhiều giai đoạn lịch sử, con người
trên mảnh đất này với truyền thống lao động, cần cù, chịu khó, truyền thống đấu
tranh anh dũng kiên cường đã làm nên những kỳ tích hào hùng, để lại nhiều di tích
lịch sử vô cùng quý giá như: Địa đạo Vịnh Mốc, chiến khu Ba Lũng, Thành Cổ
Quảng Trị, Sân bay Tà Cơn, nhà đày Lao Bảo... Quảng Trị cũng có nhiều danh lam
thắng cảnh đẹp như: Trằm Trà Lộc, Rú Lịnh, suối nước nóng Klu, thác Ồ Ồ....
Chính các yếu tố này là điều kiện thuận lợi mời gọi du khách trong nước
cũng như ngoài nước đến với những điểm du lịch đặc sắc, hấp dẫn và kỳ bí trên dải
đất miền Trung huyền thoại.


- 11 1.1.3. Quảng Nam.
Quảng Nam là tỉnh ven biển, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.
Diện tích tự nhiên hơn 10.408 km2 với 18 đơn vị hành chính cấp huyện với dân số
gần 1,5 triệu người có 93,6% là dân tộc kinh, gần 6,4% dân số là các dân tộc ít
người (trong đó chủ yếu là dân tộc Cơ-Tu, Xơ đăng, Mnông, Co, Giộ-Triờng,..);
dân số thành thị chiếm 17,51%; dân số 15 tuổi trở lên hơn 1,09 triệu người chiếm
tỷ lệ 72,94% trong tổng dân số.
Là tỉnh có cả miền núi, trung du, đồng bằng, đơ thị, vùng cát ven biển

và hải đảo. Hệ thống sơng ngịi Quảng Nam khá chằng chịt. Đồng bằng Quảng Nam
bị nhiều sơng ngịi chia cắt và nhiều ngọn núi nổi lớn ngay giữa đồng bằng. Đồng
bằng so với các tỉnh Trung bộ tương đối rộng, có nơi khoảng cách từ bờ biển vào
giáp núi rộng hơn 40 km. Đất sản xuất nơng nghiệp 110.704 ha chiếm 10,61% diện
tích đất tự nhiên và chiếm 16,26% diện tích đất nơng lâm nghiệp. Diện tích rừng và
đất lâm nghiệp chiếm hơn 80% tổng diện tích đất nơng lâm nghiệp, được phân bổ
chủ yếu trên địa bàn 8 huyện miền núi của tỉnh, có địa hình phức tạp nhưng tài
nguyên rừng là tiềm năng lớn.
Sau hơn 10 năm tái lập tỉnh nền kinh tế đã có nhiều đổi thay, đạt nhiều thành
tựu nổi bật. Lực lượng sản xuất các thành phần kinh tế phát triển khá nhanh, thu hút
đầu tư và nội lực đó được tăng cường đáng kể; số lượng các cơ sở kinh tế, hành
chính sự nghiệp tăng gấp hàng chục lần; vốn đầu tư phát triển được huy động ngày
càng lớn, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, hạ tầng nông thơn phát triển đáng kể; đã
đầu tư hình thành các vùng trọng điểm kinh tế với các khu, cụm công nghiệp; khu
đô thị mới, khu du lịch; nâng cấp và mở rộng các đô thị; kinh tế nông nghiệp, nông
thôn chuyển dịch tích cực, miền núi được đầu tư hạ tầng và cải thiện đáng kể về
kinh tế và giảm nghèo; nhất là đầu tư công nghiệp, du lịch, xuất khẩu trên địa bàn
tỉnh phát triển nhanh cả về qui mô và tốc độ, đã thúc đẩy tăng trưởng và chuyển
dịch rõ nét cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp Hóa, hiện đại hố. Đặc biệt khu
KTM Chu Lai đã được thành lập từ năm 2003 (QĐ 108 của Thủ tướng Chính phủ)


- 12 và khu kinh tế Cửa khẩu Nam Giang vừa được thành lập năm 2006 (QĐ 211 của
Thủ tướng Chính phủ) tạo động lực để Quảng Nam tăng tốc và cất cánh.
Với những đặc điểm về tự nhiên, vị trí địa lý, nguồn tài nguyên phong phú,
nhân lực dồi dào và những thành tựu kinh tế xã hội quan trọng đã được đạt được
trong 10 năm qua là điều kiện thuận lợi để Quảng Nam tiếp tục phát triển.
1.2. Đặc điểm địa hình, địa mạo, thực phủ, giao thơng, thuỷ hệ
1.2.1. Thanh Hóa
Nghiêng từ tây bắc xuống đơng nam: phía tây bắc, những đồi núi cao trên

1.000 m đến 1.500 m thoải dần, kéo dài và mở rộng về phía đơng nam. Đồi núi
chiếm 3/4 diện tích của cả tỉnh; tạo tiềm năng lớn về kinh tế lâm nghiệp, dồi dào
lâm sản, tài nguyên phong phú.
Vùng miền núi, trung du: Miền núi và đồi trung du chiếm phần lớn diện tích
của Thanh Hóa. Riêng miền đồi trung du chiếm một diện tích hẹp và bị xé lẻ, khơng
liên tục, khơng rõ nét như ở Bắc Bộ. Do đó nhiều nhà nghiên cứu đã không tách
miền đồi trung du của Thanh Hóa thành một bộ phận địa hình riêng biệt mà coi các
đồi núi thấp là một phần không tách rời của miền núi nói chung.
Miền đồi núi Thanh Hóa được chia làm 3 bộ phận khác nhau: bao gồm 11
huyện: Như Xuân, Như Thanh, Thường Xuân, Lang Chánh, Bá Thước, Quan Hóa,
Quan Sơn, Mường Lát, Ngọc Lạc, Cẩm Thủy và Thạch Thành chiếm 2/3 diện tích
của tỉnh. Vùng đồi núi phía tây có khí hậu mát, lượng mưa lớn nên có nguồn lâm
sản dồi dào, lại có tiềm năng thủy điện lớn, trong đó sơng Chu và các phụ lưu có
nhiều điều kiện thuận lợi để xây dựng các nhà máy thủy điện. Miền đồi núi phía
Nam đồi núi thấp, đất màu mỡ thuận lợi trong việc phát triển cây cơng nghiệp, lâm
nghiệp, cây đặc sản và có Vườn quốc gia Bến En (thuộc địa bàn huyện Như Thanh
và huyện Như Xuân), có rừng phát triển tốt, với nhiều gỗ quý, thú quý.
Vùng đồng bằng: Vùng đồng bằng của Thanh Hóa lớn nhất của miền Trung
và thứ ba của cả nước. Đồng bằng Thanh Hóa có đầy đủ tính chất của một đồng


- 13 bằng châu thổ, do phù sa các hệ thống sông Mã, sông Yên, sông Hoạt bồi đắp. Điểm
đồng bằng thấp nhất so với mực nước biển là 1 m.
Vùng ven biển: Các huyện từ Nga Sơn, Hậu Lộc, Hoằng Hóa, Sầm Sơn,
Quảng Xương, Nơng Cống đến Tĩnh Gia, chạy dọc theo bờ biển gồm vùng sình lầy
ở Nga Sơn và các cửa sông Hoạt, sông Mã, sông Yên và sơng Bạng. Bờ biển dài,
tương đối bằng phẳng, có bãi tắm nổi tiếng Sầm Sơn, có những vùng đất đai rộng
lớn thuận lợi cho việc lấn biển, nuôi trồng thủy sản, phân bố các khu dịch vụ, khu
công nghiệp, phát triển kinh tế biển (ở Nga Sơn, Nam Sầm Sơn, Nghi Sơn).
Thanh Hóa là một trong những tỉnh có cả 3 hệ thống giao thông cơ bản là

đường sắt, đường bộ và đường thủy. Trên tồn tỉnh có 8 ga tàu hỏa là Bỉm Sơn, Đò
Lèn, Nghĩa Trang, Hàm Rồng, Thanh Hóa, n Thái, Minh Khơi, Thị Long trong
đó có một ga chính trong tuyến đường sắt Bắc Nam,4 tuyến đường bộ huyết mạch
của Việt Nam (quốc lộ 1A, quốc lộ 45, quốc lộ 47, và đường Hồ Chí Minh), trong
đó quốc lộ 47 dài 61 km, quốc lộ 1A chạy qua Thanh Hóa dài km 323; một cảng
nước sâu. Thanh Hóa có sân bay quân sự Sao Vàng. Các dự án đường sắt cao tốc
Bắc Nam, đường cao tốc Bắc Nam đều đi qua Thanh Hóa
Thanh Hóa có 4 hệ thống sơng chính là sơng Hoạt, sơng Mã, sông Bạng,
sông Yên với tổng chiều dài 881 km, tổng diện tích lưu vực là 39.756 km2; tổng
lượng nước trung bình hàng năm 19,52 tỉ m3. Sơng suối Thanh Hố chảy qua nhiều
vùng địa hình phức tạp, là tiềm năng lớn cho phát triển thủy điện. Nước ngầm ở
Thanh Hoá cũng rất phong phú về trữ lượng và chủng loại bởi vì có đầy đủ các loại
đất đá trầm tích, biến chất, mac ma và phun trào.
1.2.2. Quảng Trị
Quảng Trị là một tỉnh thuộc Bắc Trung Bộ - Việt Nam; kéo dài từ 16018’ 170 10’ vĩ Bắc và 106 độ 32’-107 độ 24’ kinh độ Đông.
Đi từ Bắc vào Nam Quảng Trị nằm ở đoạn thắt, có thể được ví như điểm tỳ
vai của chiếc địn gánh trĩu nặng hai đầu của một giang san hùng vĩ hình chữ S. Phía
Bắc giáp tỉnh Quảng Bình, với địa danh nỗi tiếng Động Phong Nha- Kẽ Bàng, phía


- 14 Nam giáp tỉnh Thừa Thiên- Huế với những lăng tẩm và di tích của một thời cố đơ
nhà Nguyễn. Phía Tây giáp các tỉnh Savannakhet, Saravan của nước Cộng hồ dân
chủ nhân dân Lào và phía Đơng giáp biển Đơng.
Hình thể Quảng Trị tựa lưng vào dãy Trường Sơn hùng vĩ, mặt hướng ra biển
Tổng diện tích tự nhiên Quảng Trị (theo điều tra năm 2005) là 474.414,87
ha; được phân bố đa dạng theo khơng gian và có sự đan xen giữa vùng gò đồi,
thung lũng, miền nội đồng và cồn cát ven biển với 5 vùng đặc trưng, đó là: Vùng
núi, vùng gị đồi và núi thấp, vùng đồng bằng, vùng thung lũng và vùng cát ven
biển. Tài nguyên khoáng sản Quảng Trị tương đối đa dạng; đến cuối năm 2000 đã
đánh giá, thống kê được trên 74 mỏ, đới quặng, điểm khống sản.

Khí hậu Quảng Trị nằm trong khu vực nhiệt đới ẩm gió mùa và là vùng
chuyển tiếp giữa hai miền khí hậu Bắc- Nam, có sự phân hố của địa hình nghiêng
dần từ Tây sang Đơng cùng với vị trí địa lý và quy định đặc thù khí hậu Quảng Trị.
Quảng Trị có 12 con sơng lớn tập trung thành 3 hệ thống chính, đó là: Sơng
Bến Hải, sơng Thạch Hãn và sơng Ơ Lâu với trên 60 phụ lưu khác có chiều dài trên
10 km. Theo tính tốn lý thuyết mạng lưới sơng ngịi Quảng Trị có thể cung cấp
nguồn điện năng khoảng 3 tỷ kw/h. Trong đó có cơng trình thuỷ điện, thuỷ lợi
Quảng Trị nằm trên sông Rào Quán đang xây dựng dự định sẽ phát điện vào cuối
năm 2007.
Quảng Trị có quốc lộ 1A và đường xe lửa xuyên Việt đi qua; có Quốc lộ 9
xuyên Á, có cảng Cửa Việt (Do Linh); bãi tắm Mỹ Thuỷ (Hải Lăng), bãi tắm Cửa
Tùng, trong đó, bãi tắm Cửa Tùng được mệnh danh là "Nữ hồng của những bãi
tắm"; có Cửa khẩu quốc tế Lao Bảo, La Lay. Đặc biệt từ năm 1999, Cửa khẩu quốc
tế Lao Bảo được đầu tư xây dựng thành Trung tâm Kinh tế Thương mại, đặc biệt.
Cách bờ biển Mũi Lay (Vĩnh Linh) khoảng 30 km là Đảo Cồn Cỏ rộng 4
km2, được coi là hòn đảo tiền tiêu của Tổ quốc với những chiến công oai hùng, nay
là Huyện đảo đang chuyển mình để trong tương lai gần trở thành huyện đảo du lịch.


- 15 1.2.3. Quảng Nam.
Quảng Nam có hướng địa hình nghiên dần từ Tây sang Đơng hình thành 3
kiểu cảnh quan sinh thái rõ rệt là kiểu núi cao phía Tây, kiểu trung du ở giữa và dải
đồng bằng ven biển. Vùng đồi núi chiếm 72% diện tích tự nhiên với nhiều ngọn cao
trên 2.000m như núi Lum Heo cao 2.045m, núi Tion cao 2.032m, núi Gole - Lang
cao 1.855m (huyện Phước Sơn). Núi Ngọc Linh cao 2.598m nằm giữa ranh giới
Quảng Nam, Kon Tum là đỉnh núi cao nhất của dãy Trường Sơn Ngồi ra, vùng ven
biển phía đơng sông Trường Giang là dài cồn cát chạy dài từ Điện Nam, Điện Bàn
đến Tam Quan, Núi Thành. Bề mặt địa hình bị chia cắt bởi hệ thống sơng ngồi khá
phát triển gồm sông Thu Bồn, sông Tam Kỳ và sơng Trường Giang.
Tổng diện tích tự nhiên của Quảng Nam là 1.040.683ha được hình thành từ

chín loại đất khác nhau gồm cồn cát và đất cát ven biển, đất phù sa sông, đất phù sa
biển, đất xám bạc màu, đất đỏ vàng, đất thung lũng, đất bạc màu xói mịn trơ sỏi
đá,... Nhóm đất phù sa ven sơng là nhóm đất quan trọng nhất trong phát triển cây
lương thực, thực phẩm và cây cơng nghiệp ngắn ngày. Nhóm đất đỏ vàng vùng đồi
núi thuận lợi cho trồng rừng, cây công nghiệp và cây ăn quả dài ngày. Nhóm đất cát
ven biển đang được khai thác cho mục đích ni trồng thủy sản.
Trong tổng diện tích 1.040.683ha, diện tích đất lâm nghiệp chiếm tỷ lệ lớn
nhất (49,4%), kế tiếp là đất dành cho sản xuất nông nghiệp, đất thổ cư và đất
chuyên dùng. Diện tích đất trống đồi trọc, đất cát ven biển chưa được sử dụng cịn
chiếm diện tích lớn.
Trục đường sắt Bắc Nam đi qua tỉnh Quảng Nam. Ngoài nhà ga chính ở Tam
Kỳ, cịn có ga Nơng Sơn.ga Phú Cang(Bình Quý_ Thăng Bình), ga núi thành (núi
thành ), ga trà kiệu ( duy xuyên)...
Quốc lộ 1 A đi qua địa phận tỉnh Quảng Nam.
Năm 1965, người Mỹ xây dựng sân bay Chu Lai, [nhằm mục đích phụ vụ các
hoạt động quân sự ở miền Trung và Tây Nguyên. 40 năm sau, ngày 02 tháng 3 năm
2005, sân bay Chu Lai đón chuyến bay thương mại đầu tiên từ thành phố Hồ Chí


- 16 Minh, đánh dấu một sự kiện lịch sử của tỉnh. Việc sân bay Chu Lai vào hoạt động
thương mại sẽ thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển không chỉ của Quảng Nam (với khu
công nghiệp Chu Lai) mà cịn của tỉnh Quảng Ngãi (với khu cơng nghiệp Dung
Quất). Hiện nay, mỗi tuần có hai chuyến bay đến từ thành phố Hồ Chí Minh. Trong
tương lai, sẽ mở thêm đường bay đến Hà Nội. Xa hơn nữa, sân bay Chu Lai sẽ được
phát triển thành sân bay quốc tế phục vụ cho việc trung chuyển hành khách và hàng
hóa trong khu vực. Ngoài ra, việc đưa sân bay Chu Lai vào hoạt động sẽ giúp cho
du khách đến với hai di sản văn hóa thế giới Hội An và Mỹ Sơn dễ dàng hơn.
Do nằm trong vùng có lượng mưa lớn, hệ thống sơng ngịi trong tỉnh khá
phát triển. Hệ thống sông Thu Bồn là một trong những hệ thống sơng lớn của Việt
Nam với tổng diện tích lưu vực khoảng 9.000 km2. Sơng Tam Kỳ với diện tích lưu

vực 800 km2 là sơng lớn thứ hai. Ngồi ra cịn có các sơng có diện tích nhỏ hơn như
sơng Cu Đê 400 km2, Tuý Loan 300 km2, LiLi 280 km2 ...,
Các sơng có lưu lượng dịng chảy lớn, đầy nước quanh năm. lưu lượng dịng
chảy sơng Vu Gia 400m3/s, Thu Bồn 200m3/s có giá trị thủy điện, giao thơng và
thủy nông lớn. Hiện tại trên hệ thống sông Thu Bồn, nhiều nhà máy thủy điện công
suất lớn như Sông Tranh I, Sông Tranh II, Sông AVương, Sông Bung... đang được
xây dựng góp phần cung cấp điện cho nhu cầu ngày càng tăng của cả nước.
Quảng Nam có hệ thống sông suối phát triển với tiềm năng thủy điện lớn. Hệ
thống sông Vu Gia-Thu Bồn với phần lớn lưu vực nằm trong địa giới tỉnh được
đánh giá là có tiềm năng thủy điện lớn thứ tư cả nước đang được đầu tư khai thác
Tỉnh Quảng Nam có 425.921 ha rừng, tỷ lệ che phủ đạt 40,9%; trữ lượng gỗ
của tỉnh khoảng 30 triệu m3. Diện tích rừng tự nhiên là 388.803 ha, rừng trồng là
37.118 ha. Rừng giàu ở Quảng Nam hiện có có khoảng 10 nghìn ha, phân bố ở các
đỉnh núi cao, diện tích rừng cịn lại chủ yếu là rừng nghèo, rừng trung bình và rừng
tái sinh, có trữ lượng gỗ khoảng 69 m3/ha. Các khu bảo tồn thiên nhiên trên địa bàn
tỉnh nằm ở sông Thanh thuộc huyện Nam Giang.


×