Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Tài liệu Một số vấn đề kỹ thuật khi gieo cấy lúa trên chân đất phèn mặn ở vụ xuân docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.61 KB, 2 trang )

Một số vấn đề kỹ thuật khi gieo cấy lúa trên chân
đất phèn mặn ở vụ xuân
Nguồn: khuyennongvn.gov.vn
1. Lựa chọn giống lúa: - Chọn các giống chịu được phèn mặn như các
giống lúa lai: Nhị ưu 838, Syn-6 hoặc Fú ưu 968.. Nên gieo mạ đầu lịch, gieo trên
nền cứng và trộn đảo PennacP vào bùn khi gieo, vì trên đất này lúa thường bị kéo
dài thời gian sinh trưởng.
2. Làm đất: - Không làm đất quá kỹ (nên bừa dối), không để ải quá xác -
Bừa xong để lắng qua đêm, gạn bớt nước mới nên cấy - Không để tình trạng hạn
phơi mặt ruộng, ruộng cần có nước liên tục - Có thể đào mương nhỏ xả chua
quanh ruộng hặc trong ruộng.
3. Phân bón: - Đầu tư ưu tiên phân chuồng, tăng lân, giảm đạm và kali.
Trên chân đất này ở vụ xuân cần dùng nhiều lân dạng dẽ tiêu để khử độc sắt và
nhôm di động; Dạng lân dùng bón tốt nhất là supe lân (lân Lâm thao). Trường hợp
dùng NPK vẫn phải bón thêm 5-7kg lân Lâm thao trước bừa cấy. - Đầu tư cho 1
sào ở chân đất này nên theo hàm lượng sau: 18-20kg lâm Lâm thao, 6-7 kg đạm
urea, 3 kg kali. Hoặc 20-22 kg NPK loại 5-10-3 của Lâm thao + 5 kg lân lâm thao,
3kg-4 đạm urea + 3kg kali canada hay 12kg NPK 12-5-10 (chuyên thúc) của Lâm
thao.
4. Phương châm bón, cách bón: Lót sâu, lót sớm trước bừa cấy, để lắng
tháo bớt nước trong rồi cấy. Bón toàn bộ lân hoặc NPK chuyên thúc loại 5-10-3,
mỗi sào đảo thêm 1-2 gói PennacP Bón thúc khi lúa bén rễ và đâm lá nõn: Đạm
urea hoặc phân NPK chuyên thúc Tuyệt đối không cuốc sâu-Nên dùng thuốc trừ
cỏ tiền nảy mầm theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Phun phân qua lá và Pen nac P
khi lúa đẻ nhánh.
5. Cấy: Cấy nông tay, mạ nền là tốt nhất, mật độ cấy như quy trình hướng
dẫn bình thường. cấy 2 dảnh trở lên.
6. Thuỷ lợi: Thay nước rửa phèn khi làm đất trước cấy, sau cấy phải
thường xuyên giữ nước trên mặt ruộng, không tháo cạn phơi ruộng như các chân
ruộng khác.
7. Tình huống ngộ độc sau cấy và xử lý: - Lúa chậm bén rễ hồi xanh -


Lúa cấy xuống bị chuyển màu nâu tía, cắm chân hương, không đẻ nhánh - Lúa bị
chuyển lá huyết dụ vào giai đoạn chuyển bị làm đòng, khi có nắng mới đầu tháng
4 dương lịch, hoặc bị kéo dài thời gian sinh trưởng, khó trỗ, nếu ngộ độc nặng có
thể thất thu vì "trẻ mãi không già" .
Xử lý: - Sục bùn nhẹ rồi tháo sạch nước ruộng, thay nước mới nếu có điều
kiện, không được để ruộng khô - Dùng thân cây chuối tiêu băm thành mảnh rắc ra
ruộng, rắc tập trung ở nơi lúa bị vàng và có biểu hiện ngộ độc. (kinh nghiệm của
các lão nông) - Bón thúc đều mỗi sào 4-5 kg lân Lâm thao, trộn lẫn pennacP hoặc
phun KH, phun phân qua lá. Tuyệt đối không bón đạm đơn khi gặp tình trạng này
- Khi lúa hồi phục và nhổ lên thấy lúa ra rễ trắng thì bón thúc (dùng NPK chuyên
thúc hoặc đạm đơn) - Giai đoạn sau, nếu gặp mưa rào sớm, phèn sẽ bị ém sâu,
dinh dưỡng trong đất được giải phóng Lúa sẽ tốt muộn và nhiều thân lá, sâu bệnh
tập trung gây hại nếu bón quá đạm hoặc bón quá muộn do suốt ruột vì không thấy
lúa lên.

×