Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Tài liệu Sâu bệnh hại ca cao docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (218.7 KB, 15 trang )

Sâu bệnh hại ca cao
Nguồn: khuyennongvn.gov.vn
Cây Ca cao (Theobroma cacao) thích hợp trồng ở Việt Nam. Theo dự án
phát triển ca cao của Bộ Nông Nghiệp & PTNT diện tích trồng ca cao là 20.000 ha
vào năm 2010 và tăng lên 100.000 ha vào năm 2020, gồm 4 khu vực tiềm năng là
duyên hải Trung bộ, Tây Nguyên, Đông Nam bộ và Trung Nam bộ. Cây ca cao
đáp ứng cho 3 chương trình lớn của quốc gia là phủ xanh đồi trọc, xóa đói giảm
nghèo cho vùng sâu, vùng xa và đa dạng hóa hệ thống cây trồng. Ca cao có thể
trồng xen canh với dừa, quế, điều, nhãn, sầu riêng, cà phê ...ở những vườn nhỏ
hoặc chuyên canh ở nông trại. Tuy nhiên, là cây trồng mới, người trồng ca cao cần
phải có những kiến thức về phòng trừ sâu, bệnh, cỏ dại để bảo vệ năng suất, bảo
đảm được thu nhập khi trồng ca cao.
I. CÔN TRÙNG GÂY HẠI CHÍNH
1. Mọt đục cành (Xyleborus morstatti)
a. Hình thái :
- Mọt trưởng thành là bọ cánh cứng nhỏ, dài khoảng 2 mm, màu nâu đen.
Trên lưng và cánh cứng có nhiều lông ngắn thưa thớt và nhiều hàng chấm lõm.
- Sâu non màu trắng sữa, không có chân, mình mập, đầu màu nâu nhạt, đẫy
sức dài 3 mm.
b. Triệu chứng gây hại :
- Mọt đục vào cành ca cao, lỗ đục tròn, miệng lỗ quay xuống dưới, đẻ trứng
trong lổ đục.
- Sâu non đục thành đường ống dọc theo cành làm lá vàng héo, cành kéo
chết khô.
c. Phòng trừ :
- Chặt bỏ các cây dại xung quanh vườn ca cao để giảm bớt ký chủ của mọt
đục cành.
- Cắt bỏ các cành khô và cành có lá héo để diệt sâu non.
- Phun thuốc ướt đều cây khi có nhiều mọt trưởng thành phát sinh :
+ Mospilan 3EC : 10-15 ml/bình 8 lít ; Mospilan 20SP : 2,5 g/bình 16 lít
+ Oncol 20EC ; Sumithion 50EC : 30-40 ml/bình 8 lít


+ Nurelle D 25/2.5EC : 30 ml/bình 8 lít
2. Bọ nâu (Adoretus sp.)
a. Hình thái :
- Bọ trưởng thành là loài cánh cứng, hình bầu dục, màu nâu sẫm, có nhiều
lông nhỏ, chân rất phát triển, có tính giả chết, gặp động buông mình rớt xuống đất.
- Sâu non màu trắng ngà, thân có nhiều lông nhỏ rải rác, uốn cong hình chữ
C, đẫy sức dài 12-13 mm.
b. Triệu chứng gây hại :
- Bọ trưởng thành ban đêm cắn phá lá cây. Bọ ăn lá tạo thành những lỗ
khuyết làm giảm diện tích quang hợp, bị hại nặng lá chỉ còn gân lá.
- Sâu non sống trong đất, ăn xác thực vật và rễ cây.
c. Phòng trừ :
- Dọn sạch cỏ dại trong vườn và quanh bờ.
- Dùng vợt bắt bọ trưởng thành vào chập tối.
- Phun thuốc (các thuốc như mọt đục cành) vào buổi chiếu ướt đều tán lá.
3. Sâu hồng ( Zeuzera coffeae)
a. Hình thái :
- Bướm tương đối lớn, cánh màu trắng xám, có nhiều chấm nhỏ màu xanh
đen óng ánh, thân có nhiều lông trắng.
- Sâu non đẫy sức dài 40 mm màu đỏ vàng hoặc đỏ tươi, đầu màu đen.
b. Triệu chứng gây hại :
- Bướm đẻ trứng ở các kẽ nứt của vỏ cây, thân cành cây.
- Sâu non đục thành một đường vòng dưới vỏ cây, sau đó đục lên phía trên
ngọn thân và các cành tạo thành đường hầm rồi đùn phân và mạt cưa rơi xuống
đất.
- Cành bị sâu đục thường héo và dễ gãy, sâu tiếp tục sống trong cành khô
và hóa nhộng trong cành.
c. Phòng trừ :
- Cắt bỏ đem đốt các cành bị sâu để diệt sâu non, nhộng.
- Phun thuốc vào nơi sâu thích đục lỗ (đầu cành non, chồi non) hoặc bơm

thuốc vào lỗ đục :
+ Fastac 5EC ; Cyper 5EC ; Sumi Alpha 5EC : 10 ml/bình 8 lít
+ Oncol 20EC ; Nurelle D 25/2.5EC ; Hopsan 75ND ; Ofunack 40EC ;
Sumithion 50EC : 25-30 ml/bình 8 lít.
4. Bọ xít muỗi (Helopeltis sp.)
a. Hình thái :
- Bọ trưởng thành giống con muỗi lớn, màu xanh, con cái dài 4-5 mm, con
đực nhỏ hơn.
- Bọ tuổi nhỏ màu vàng nhạt.
b. Triệu chứng gây hại :
- Hoạt động vào sáng sớm và chiều mát, ngày âm u hoạt động cả ngày.
- Đẻ trứng rải rác hoặc từng cụm 2-4 quả trên búp hoặc trên gân lá, trứng đẻ
sâu trong biểu bì để lộ ra 2 sợi lông dài.
- Bọ trưởng thành và bọ non chích hút chồi non, cành non và trái, các vết
chích bị thâm đen. Bị hại nặng búp và lá non xoăn lại, khô héo, trái non kém phát
triển bị héo khô, trái lớn phát triển dị dạng, ít hạt và dễ bị nấm hại xâm nhập.
- Bọ xít muỗi thường gây hại nặng trong mùa mưa, vườn rợp bóng, ẩm thấp
bị hại nặng hơn.
c. Phòng trừ :
- Vệ sinh vườn sạch sẽ, tỉa bỏ các cành nhánh vô hiệu.
- Nuôi kiến đen (loài Dolichoderus thoradicus) trong vườn ca cao có khả
năng làm giảm sự tác hại của bọ xít muỗi.
- Phun thuốc vào sáng sớm khi cây ra lá non, chồi non mới nhú và đậu trái
non :
+ Fastac 5EC ; Cyper 5EC ; Mospilan 3EC : 5-10 ml/bình 8 lít
+ Cori 23EC ; Hopsan 75ND : 20-25 ml/bình 8 lít
+ Nurelle D 25/2.5EC ; Ofunack 40EC : 20 ml/bình 8 lít
+ Oncol 20EC ; Sumithion 50EC : 30 ml/bình 8 lít
+ Mospilan 20SP : 2,5 g/bình 16 lít
+ Sumi Apha 5EC : 5 ml/bình 8 lít

5. Bọ cánh tơ (Thrips sp.)
a.Hình thái :
- Còn gọi là bọ trĩ. Bọ trưởng thành nhỏ, mình thon dài khoảng 1 mm, màu
xám đen, cánh dài và hẹp, có nhiều lông tơ.
- Bọ non giống trưởng thành nhưng chưa có cánh, màu xanh vàng.
b. Triệu chứng gây hại :
- Bọ trưởng thành và bọ non sống tập trung mặt dưới lá hút nhựa, lá vàng
có những vệt biến màu và rụng.
- Sinh trưởng của cây bị ảnh hưởng.
c. Phòng trừ :
- Chăm sóc cây phát triển tốt, không để vườn bị khô hạn.
- Phun thuốc ướt đều lá :
+ Mospilan 3EC : 10 ml/bình 8 lít ; Mospilan 20SP : 2,5 g/bình 16 lít
+ Fastac 5EC ; Cyper 5EC : 5-10 ml/bình 8 lít
+ Hopsan 75ND ; Hoppecin 50EC ; Oncol 20EC ; Elsan 50EC ; Sumithion
50EC : 20-30 ml/bình 8 lít
6. Rệp sáp phấn (Planococcus citri)
a. Hình thái :
- Rệp cái hình bầu dục, không cánh, dài 2,5-5mm, thân có phủ lớp sáp
trắng, quanh thân có các tua sáp. Rệp đực dài khoảng 1mm, màu xám nhạt, có một
đôi cánh.
- Rệp non mới nở màu hồng, hình bầu dục, chưa có sáp, di chuyển tìm nơi
sống thích hợp, sau 2-3 ngày thì cố định nơi sống.
b. Triệu chứng gây hại :
- Xuất hiện nhiều trong mùa nắng là loại sâu hại nguy hiểm nhất đối với
cây tiêu.
- Rệp thường sống tập trung gây hại ở cuống, lá, thân, quả và cổ rễ. Rệp
chích hút nhựa cây làm cây chậm phát triển, quả nhỏ. Chất bài tiết của rệp là môi
trường cho nấm bồ hóng đen phát triển, bám đen cả cành lá và vỏ trái, làm giảm
quang hợp và giảm giá trị sản phẩm.

c. Phòng trừ :
- Cắt tỉa những cành sâu bệnh, cành sát mặt đất, cành vô hiệu để giảm nơi
sinh sống của rệp.
- Dọn sạch cỏ rác, lá cây mục ở xung quanh gốc để phá vỡ nơi trú ngụ của
kiến.
- Mùa nắng dùng vòi bơm nước phun vào chổ có nhiều rệp đeo bám có tác
dụng rửa trôi bớt rệp, đồng thời tạo ẩm độ trên cây làm giảm mật số rệp.
- Thường xuyên kiểm tra 10 ngày/lần để phát hiện sự xuất hiện của rệp sáp.
Nếu thấy có rệp dù ở mật số thấp cũng phải diệt trừ ngay vì rệp sáp sinh sản rất
nhanh.
Trừ rệp sáp trên lá và quả : cần phun thuốc kỹ để thuốc bám và thấm qua
lớp sáp, phải phun thuốc 2 lần cách nhau 7-10 ngày để diệt tiếp lứa rệp non mới nở
từ trứng được che ở dưới bụng rệp mẹ. Có thể dùng nước xà bông rửa chén pha
15-20 ml/bình 8 lít phun ướt đều nơi rệp đeo bám, ngày hôm sau phun thuốc.
+ Oncol 20EC, Nurelle D 25/2.5EC : 25-30ml/ bình 8 lít + Cori 23EC: 20
ml/bình 8 lít
+ Mospilan 3EC: 15 ml/bình 8 lít nước ; Mospilan 20SP : 2,5 g/bình 16 lít
+ Elsan 50EC: 30 ml/bình 8 lít
+ Applaud 10WP : 20-25 g/bình 8 lít nước ; Applaud 25SC : 8-12 ml/bình 8
lít
+ Dầu khoáng Citrole 96.3EC: 40 ml/bình 8 lít
Trừ rệp sáp hại rễ :
+ Oncol 20EC: pha 40 ml/10 lít nước, tưới vào vùng rễ 3-5 lít dung dịch
thuốc cho một gốc tùy theo cây lớn nhỏ. Nếu đất khô, tưới nước một ngày trước
khi tưới thuốc để đất có đủ ẩm độ giúp cho thuốc dễ khuếch tán xuống tới vùng rễ
bị rệp sáp gây hại.

×