Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (119.98 KB, 2 trang )
Cần Thơ: Hiệu quả từ "Mô hình cộng đồng quản lý rầy
nâu bệnh vàng lùn – lùn xoắn lá lúa"
Nguồn: khuyennongvn.gov.vn
Vừa qua (ngày 13/7/2007, tại xã Thạnh An, huyện Vĩnh Thạnh TP. Cần
Thơ, Chi cục Bảo vệ Thực vật thành phố chủ trì tổ chức hội thảo đánh giá hiệu quả
"Mô hình cộng đồng quản lý rầy nâu bệnh vàng lùn – lùn xoắn lá lúa" (Mô hình
cộng đồng).
Hội thảo thu hút gần 200 đại biểu lãnh đạo Chi cục Bảo vệ Thực vật, Trung tâm
Khuyến nông và nông dân các tỉnh Đồng Tháp, Hậu Giang và thành phố Cần Thơ.
Sau buổi tham quan, đánh giá thực tế ngoài đồng, các đại biểu đánh giá rất cao
hiệu quả phòng trừ rầy nâu, bệnh vàng lùn – lùn xoắn lá, bệnh đạo ôn, lem lép
hạt,... từ việc áp dụng mô hình cộng đồng mang lại. Theo anh Nguyễn Văn Thiệt,
nông dân trực tiếp tham gia mô hình cho biết "Nhờ quản lý dịch bệnh có hiệu quả
vụ lúa Hè Thu năm 2007 nên các hộ trồng lúa theo mô hình cộng đồng tiết kiệm
trung bình gần 1.130.000đ từ chi phí sản xuất cho mỗi ha".
Sự thành công của mô hình do nông dân đã áp dụng đồng bộ và liên hoàn
các biện pháp kỹ thuật trong canh tác lúa.
+ Vệ sinh đồng ruộng ngay sau khi thu hoạch lúa vụ trước.
+ Dùng giống kháng ngang.
+ Bẩy đèn: Ít nhất 1 đèn trên điểm (kết hợp thông tin bẩy đèn ở nơi khác và dự báo
của Chi Cục) để xác định cao điểm rầy di trú đến, trên cơ sở đó xác định ngày
xuống giống cũng như để áp dụng biện pháp chắn nước trong thời gian trước 25
ngày gieo sạ khi cần thiết.
+ Gieo sạ đồng loạt trong khoảng thời gian an toàn.
+ Giảm vừa phải mật độ.
+ Bón phân cân đối, giảm đạm hợp lý.
+ Áp dụng biện pháp chắn nước trong khoảng thời gian 25 ngày sau sạ: Khi xác
định có rầy di trú đến, cần đưa nước ngập ruộng lúa vào ban đêm, ban ngày dùng
nước để ở mức bình thường.