Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Tài liệu Một số vấn đề lưu ý với sâu bệnh hại trên lúa và màu vụ xuân doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (127.82 KB, 3 trang )

Một số vấn đề lưu ý với sâu bệnh hại trên lúa và màu vụ xuân

Nguồn: khuyennongvn.gov.vn
Vụ xuân, do đầu vụ là thời kỳ nền nhiệt còn thấp, các đối tượng sâu bệnh
hại lại vừa trải qua giai đoạn "ngủ đông" nên khi thời tiết ấm dần sâu bệnh hại
thường bùng phát rất mạnh. Sâu bệnh hại trên cây trồng vụ xuân cũng rất phức tạp,
bà con nông dân cần lưu ý các loại sâu bệnh hại sau:
1. Trên cây màu vụ xuân:
- Ngay sau gieo, đặc biệt với chân đất chuyên màu cần hết sức chú ý Sâu
xám, sâu xanh hại cây con, cắn đứt cây là mất khoảng. Biện pháp xử lý: Dùng
Vibasu 4H trộn lẫn đất bột rắc quanh gốc, hoặc xử lý đất trước trồng, Nếu mật sâu
độ ít cần phát hiện sớm và bới đất chỗ cây bị cắn vào sáng sớm để bắt và diệt sâu.
- Cây màu vụ xuân cần được chú ý cho ăn dặm bằng cách hoà lân+nước
giải tưới nhẹ 2-3 lần cho cây bắt rễ. Nếu thời tiết mưa ẩm bệnh lở cổ rễ cũng sẽ
gây hại nặng cho tất cả các cây màu vụ này. Biện pháp phòng tránh là xới xáo nhẹ,
thoát nước và tránh tưới quá ẩm, khi có cây con chết rũ nhiều cần phun ngay bằng
Validacin, phun hoặc tưới vào gốc.
- Giai đoạn cây sinh trưởng thân lá cũng cần chú ý một số bệnh hại đặc biệt
là phấn trắng, thối nhũn do ẩm độ cao, mưa phùn. Phát hiện sớm bệnh và phun
ngay bằng thuốc đặc hiệu như Encoleton với phấn trắng.
- Giai đoạn có thân lá tối đa và ra hoa kết trái (khoảng giữa - cuối tháng 4)
thường gặp đợt sâu xanh, sâu tơ, sâu xám là các loại sâu ăn tạp phát sinh thành ổ,
thành đàn và ăn trụi phần xanh của lá, đục vào quả, cắn trụi râu và đục vào bắp với
Ngô xuân, đậu tương, lạc... Cần theo dõi chặt chẽ và khi thấy các ổ sâu non cần
phun thuốc diệt trừ ngay để tránh hiện tượng nhân đàn. Thuốc diệt trừ các loại này
nên dùng nhóm xông hơi và tiếp xúc, hoặc nội hấp như Rêgent, Sutin, Tango,
sumicidin, Alffatin... kết hợp 2 loại thuốc và pha thêm chất bám dính như nước
rửa chén hoặc xà phòng, phun kỹ và đậm vào các ổ sâu non và toàn diện tích. Với
ngô trà trỗ muộn hơn khi ngô xoáy nón cần phải dùng Vibasa trộn lẫn cát bỏ một
nhúm vào nõn ngô giai đoạn xoáy nõn để phòng sâu đục cờ, bắp.
2. Trên lúa vụ xuân:


- Nếu lúa xuân muộn, cấy khi thời tiết ấm, cần hết sức chú ý bọ trĩ; Triệu
chứng: lá lúa non chuyển vàng xám, tóp đầu lá phần non, buổi sáng nhìn rõ nhất
với ánh vàng xám, nếu xấp nước tay rồi khua nhẹ trên bề mặt lá sẽ có bọ trĩ dính
vào tay là những con nhỏ như mát gà màu đen và di chuyển, nếu mật độ cao ruộng
lúa sẽ lụi đi. Dùng regent hoặc Tango, Padan... phun theo chỉ dẫn. ở các xã ven
biển cần chú ý phân biệt hiện tượng bọ trĩ gây hại với những tác hại về sinh lý do
bốc mặn hoặc nồm mặn cũng làm héo lá.
- Vụ xuân ấm cũng cần hết sức chú ý với rầy nâu, Hiện nay dịch rầy nâu
đang phát sinh và gây hại rất nặng ở đồng bằng sông cửu long, khả năng di chuyển
của rấy là rất lớn nên bà con và đặc biệt các khuyến nông viên, cán bộ BVTV các
HTX cần theo dõi chặt chẽ diễn biến mật độ rầy nâu và phòng trừ ngay khi thấy có
ổ rầy với mật độ cao. Rầy có thể phát sinh và gây hại ngay từ giai đoạn lúa con
gái, và đặc biẹt giai đoạn lúa trỗ và sau trổ làm cháy và thất thu
- Bệnh đạo ôn: Thường phát sinh gây hại trên lá vào từ giữa tháng 3 trên
các giống nhiễm như Nếp, lúa hom... nếu thời tiết ấm, ẩm độ cao, mưa phùn... là
điều kiện tối thích cho nấm đạo ôn phát sinh thành dịch khi đã xuất nhiện các ổ
nấm trên các giống cực nhiễm. Cần chú ý phòng trừ sớm, tiêu diệt ổ dịch và lưu ý
với các giống nhiễm như Q5, Khâm dục, nếp không loại trừ một số giống lúa lai
ngay cả D.ưu 527. Phun kỹ ổ dịch và vùng lân cận bằng Fujione, Hynosan, và các
thuốc trừ đạo ôn thế hệ mới khác, phun theo chỉ dẫn trên bao bì.
- Giai đoạn lúa trỗ: Nếu các trà lúa trỗ sớm vào cuối tháng 4, với các giống
mẫn cảm tốt nhất cần phun phòng khi lúa trỗ thấp thoi để phòng đạo ôn cổ bông.
Trên lúa cũng cần chú ý các bệnh như khô vằn phát sinh và hại năng giai
đoạn cuối khi có thân lá tối đa và những ruộng bón phân muộn, nặng đạm.
Bà con nông dân cần áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp để thâm canh
cây lúa cũng như màu, tạo cho quần thể cây trồng khoẻ mạnh bằng cách vệ sinh
tốt đồng ruộng, bón phân cân đối, hợp lý, chú ý bón đầy đủ kali, tưới nước hợp lý,
khoa học, tưới tiết kiệm và với lúa nên tưới, phơi xen kẽ sẽ có một ruộng lúa đẹp,
khoẻ và đỡ tốn kém thuốc BVTV, đỡ làm ô nhiễm môi trường.

×