Tải bản đầy đủ (.doc) (54 trang)

NGHIÊN CỨU NHÂN GIỐNG VÔ TÍNH CÂY NGÃI ĐEN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.09 MB, 54 trang )

BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
VIỆN NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN VÙNG

BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI:

“NGHIÊN CỨU NHÂN GIỐNG VÔ TÍNH

CÂY NGẢI ĐEN (KAEMPFERIA PARVIFLORA WALL. EX
BAKER) BẰNG KỸ THUẬT NUÔI CẤY MÔ”

Cơ quan chủ quản

: Bộ Khoa học và Cơng nghệ

Cơ quan chủ trì đề tài : Viện Nghiên cứu và Phát triển Vùng

Hà Nội – 2020
i


MỤC LỤC
PHẦN 1: MỞ ĐẦU..............................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề......................................................................................................1
1.2. Mục đích của đề tài.......................................................................................2
1.3. Yêu cầu của đề tài.........................................................................................2
1.4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài........................................2
PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU.....................................................................3
2.1. Tổng quan về cây Ngải đen..........................................................................3
2.1.1. Khái quát về chi Kaempferia...................................................................3


2.2. Tổng quan về phương pháp nhân giống in vitro (vi nhân giống)...............9
2.2.1. Các phương pháp nuôi cấy mô................................................................10
2.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến nuôi cấy mô thực vật....................................11
2.2.3. Các giai đoạn trong nhân giống in vitro.................................................15
2.2.3.1. Khử trùng mô nuôi cấy.........................................................................15
2.2.3.2. Tái sinh mẫu..........................................................................................15
2.2.3.3. Nhân nhanh..........................................................................................15
2.2.4. Giai đoạn huấn luyện và đưa cây con ra môi trường thực tiễn sản xuất
............................................................................................................................ 16
PHẦN 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..........................18
3.1. Vật liệu nghiên cứu.....................................................................................18
3.2. Địa điểm nghiên cứu...................................................................................18
3.3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu......................................................18
3.3.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của phương pháp khử trùng mẫu và kích thước
mẫu ni cấy invitro của cây Ngải đen.............................................................18
3.3.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng (tạo chồi) đến
khả năng nhân nhanh chồi...............................................................................19
PHẦN 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.............................................................23
4.1. Nghiên cứu cơ quan sử dụng làm vật liệu vào mẫu Ngải đen..................23
4.2. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của một số chất khử trùng đến khả năng
tạo vật liệu sạch nấm, vi khuẩn của Ngải đen..................................................23
4.3. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian khử trùng bằng HgCl2
0,1% đến khả năng tạo vật liệu sạch nấm, vi khuẩn........................................26
4.2. Ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng (tạo chồi) đến khả năng nhân
nhanh chồi Ngải đen..........................................................................................28
4.2.1. Kết quả ảnh hưởng của môi trường MS, B5, WPM đến khả năng tái
sinh chồi Ngải đen.............................................................................................28
4.2.2. Kết quả ảnh hưởng của nồng độ BA đến khả năng nhân nhanh chồi gải
đen...................................................................................................................... 29
4.2.3. Kết quả ảnh hưởng của nồng độ BA kết hợp với Kinetin đến khả năng

nhân nhanh chồi Ngải đen................................................................................32
PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................................36
5.1. Kết luận....................................................................................................... 36
5.2. Kiến nghị..................................................................................................... 36
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................37
PHỤ LỤC................................................................Error! Bookmark not defined.
ii


iii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ATP

:

Adenosin triphosphat

AND

:

Acid deoxyribonucleic

B1

:

Thiamin


B3

:

Nicotinic acid

B5

:

Gamborg’s

B6

:

Pyridoxine

BA

:

6-Benzylaminopurine

CV

:

Coefficient of Variation


CT

:

Công thức

ĐC

:

Đối chứng

IAA

:

Indol axetic acid

Kinetin

:

6-Furfurylaminopurine

LSD

:

Least Significant Difference Test


MS

:

Murashige and Skoog’s

NAA

:

 - Naphlene axetic acid

PE

:

Polyetylen

TN

:

Thí nghiệm

RNA

:

Axit ribonucleic


WPM

:

Woody Plant Medium

iv


DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 1.1. Phân bố của một số loài thuộc chi Kaempferia ở Việt Nam

4

Bảng 1.2. Bảng tóm tắt thành phần hóa học của chi Kaempferia L

4

Bảng 4.1. Kết quả nghiên cứu nguồn vật liệu khởi đầu

24

Bảng 4.2. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của một số chất khử trùng đến
khả năng tạo vật liệu sạch nấm, vi khuẩn của Ngải đen (Sau 10 ngày
nuôi cấy)

25


Bảng 4.3. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian khử trùng bằng
HgCl2 0,1% đến khả năng tạo vật liệu sạch nấm, vi khuẩn của Ngải đen
(sau 10 ngày nuôi cấy)

27

Bảng 4.4. Kết quả ảnh hưởng của môi trường MS, B5, WPM đến
khả năng tái sinh chồi Ngải đen (sau 20 ngày nuôi cấy)

29

Bảng 4.5. Kết quả ảnh hưởng của nồng độ BA đến khả năng nhân nhanh
chồi Ngải đen (sau 30 ngày nuôi cấy)

31

Bảng 4.6. Kết quả ảnh hưởng của nồng độ BA kết hợp với Kinetin đến
khả năng nhân nhanh chồi Ngải đen (sau 30 ngày nuôi cấy)

33

Bảng 4.7. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của hàm lượng NAA đến khả
năng ra rễ của Ngải đen (sau 4 tuần nuôi cấy)

34

v


DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Trang
Biểu đồ 4.1. Kết quả nghiên cứu nguồn vật liệu khởi đầu

24

Biểu đồ 4.2. Biểu đồ thể hiện kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của một số
chất khử trùng đến khả năng tạo vật liệu sạch nấm, vi khuẩn của Ngải
đen (sau 10 ngày nuôi cấy)

26

Biểu đồ 4.3. Biểu đồ thể hiên kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của thời
gian khử trùng bằng HgCl2 0,1% đến khả năng tạo vật liệu sạch nấm, vi
khuẩn của Ngải đen (sau 10 ngày nuôi cấy)

28

Biểu đồ 4.4. Biểu đồ thể hiện ảnh hưởng của môi trường MS, B5, WPM
đến khả năng tái sinh chồi Ngải đen (sau 20 ngày nuôi cấy)

30

Biểu đồ 4.5. Biểu đồ thể hiện ảnh hưởng của nồng độ BA đến khả năng
nhân nhanh chồi Ngải đen (sau 30 ngày nuôi cấy)

31

Biểu đồ 4.6. Biểu đồ thể hiện ảnh hưởng của nồng độ BA và Kinetin đến
khả năng nhân nhanh chồi Ngải đen (sau 30 ngày nuôi cấy)


33

Biểu đồ 4.7. Biểu đồ thể hiện ảnh hưởng của hàm lượng NAA đến khả
năng ra rễ của Ngải đen

35

vi


DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 1.1. Cây Ngải đen

5

Hình 1.2. Cụm lá cây Ngải đen

6

Hình 1.3. Hình ảnh hoa và cụm hoa cây Ngải đen

7

Hình 4.1. Ảnh Ngải đen sạch bệnh sau khi tái sinh chồi

24

Hình 4.2. Kết quả ảnh hưởng của chất khử trùng ở các công thức đến vật
liệu vào mẫu Ngải đen


25

Hình 4.3. Kết quả ảnh hưởng của một số chất khử trùng đến khả năng
tạo mẫu Ngải đen sạch nấm, vi khuẩn (sau 7 ngày ni cấy)

27

Hình 4.4. Chồi Ngải đen ở các công thức nồng độ BA khác nhau

31

vii


PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Ngải đen (Kaempferia parviflora Wall. Ex Baker) còn được gọi là sâm thái,
địa liền đen thuộc họ Gừng (Zingiberaceae). Ngải đen đã được sử dụng như một
loại thuốc dân gian có tác dụng như: kích thích tiêu hóa, cải thiện lưu lượng máu
và tăng cường sức khỏe. Các chiết xuất hoạt chất sinh học trong củ gừng đen có
tác dụng kháng khuẩn rất mạnh giúp điều trị bệnh dị ứng (Tewtrakul và cs.,
2007), chống loét dạ dày (Rujanawate và cs., 2005), chống viêm (Panthong và
cs., 1989), kháng ký sinh trùng sốt rét và kháng nấm (Yenjai và cs., 2004),...
Ngoài ra, theo Trisomboon (2009), củ ngải đen cịn được xem như là nhân sâm
Thái, có khả năng tăng cường sinh lực, tăng mật độ tinh trùng và tăng cường sức
đề kháng của cơ thể đối với stress, làm giảm triglycerides, ngăn ngừa bệnh tiểu
đường.
Trên thế giới, cây ngải đen vẫn chưa được trồng với quy mơ lớn và chưa có
nhiều nghiên cứu về nhân giống. Một số cơng trình nghiên cứu về canh tác cây

Ngải đen, Iwana (2014), nghiên cứu nhân giống Kaempferia parviflora trồng
trên một số thành phần môi trường và nồng độ Paclobutrazol khác nhau.
Catherine et al. (2014), mơ tả hình thái cây Kaempferia parviflora và thúc đẩy
chồi ngủ bằng xử lý BAP và Ethephon. Muaz et al. (2014), Kaempferia
parviflora có tiềm năng để phát triển cho một cây thuốc mới ở Indonesia. Một
trong những vấn đề trong canh tác của cây Kaempferia parviflora là sự thiếu hụt
cây giống sẵn có do thời gian ngủ đông dài. Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ
khác nhau của BAP và ethephon, và những ảnh hưởng của các điều kiện phát
triển trước khi phá vỡ trạng thái ngủ và tốc độ tăng trưởng thân rễ của
K.parviflora. Một số nghiên cứu về trồng trọt, như Jeff et al. (2005), ảnh hưởng
của cường độ ánh sáng, thời gian chiếu sáng và chất làm chậm sinh trưởng cây
đến sản xuất Kaempferia parviflora (họ Zingiberacea) trồng trong chậu cảnh.
Khumaida (2012), nghiên cứu điều kiện độ cao và che bóng ảnh hưởng đến tăng
trưởng sinh dưỡng của Kaempferia parviflora.
Ở Việt Nam chưa có cơng trình cơng bố kết quả nghiên cứu nhân giống vơ
tính cây Ngải đen. Do đó, nghiên cứu này được thực hiện nhằm bước đầu xây
dựng quy trình nhân giống vơ tính cây Ngải đen và tạo ra số lượng cây giống
lớn, sạch bệnh, đồng đều phục vụ cho công tác bảo tồn và phát triển nguồn gen
quý này.
1


Để tạo nguồn vật liệu sạch bệnh, số lượng cây giống lớn, đồng đều phục vụ
cho công tác bảo tồn và phát triển nguồn gen quý này, chúng tôi tiến hành
nghiên cứu: “Nghiên cứu nhân giống vơ tính cây Ngải đen (Kaempferia
parviflora Wall. ex Baker) bằng kỹ thuật nuôi cấy mơ” để tìm ra quy trình nhân
nhanh đạt hiệu quả kinh tế cao.
1.2. Mục đích của đề tài
- Nghiên cứu, xây dựng được các bước cơ bản của quy trình nhân giống
Ngải đen bằng phương pháp invitro.

1.3. Yêu cầu của đề tài
- Xác định được phương pháp và ảnh hưởng của một số chất khử trùng
đến quá trình tạo mẫu sạch bệnh của cây Ngải đen.
- Xác định được cơ quan vào mẫu phù hợp.
- Xác định mơi trường thích hợp nhân nhanh cụm chồi Ngải đen.
- Xác định môi trường ra rễ tối ưu.
1.4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
1.4.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài
- Quá trình nghiên cứu sẽ đánh giá và xác định được phương pháp và hóa
chất khử trùng, cơ quan vào mẫu để tạo mẫu sạch bệnh; các chất kích thích sinh
trưởng và dưỡng chất chính cần cung cấp để tạo chồi và ra rễ khỏe mạnh, cây
phát triển tốt và đồng đều.
- Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần xây dựng quy trình cơ bản nhân giống
in vitro cây Ngải đen.
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Xây dựng quy trình nhân giống in vitro cây Ngải đen, nâng cao hiệu quả
của quá trình nhân giống, tạo nguồn cây giống đồng đều, chất lượng tốt, đem lại
hiệu quả kinh tế khi áp dụng vào sản xuất đại trà.

2


PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Tổng quan về cây Ngải đen
2.1.1. Khái quát về chi Kaempferia
2.1.1.1. Vị trí phân loại
Theo hệ thống phân loại thực vật của Takhtajan công bố năm 2009, chi
Kaempferia có vị trí phân loại như sau:
Giới: Thực vật – Plantae
Ngành: Ngọc Lan (Magnoliophyta)

Lớp: Thực vật một lá mầm Liliopsida
Phân lớp: Gừng - Zingiberidae
Bộ: Gừng - Zingiberables
Họ: Gừng – Zingibericeae
2.1.1.2. Đặc điểm thực vật
Cây thân thảo nhỏ, đầu rễ thường phình lên thành dạng củ. Thân giả rất
ngắn hoặc khơng có. Lá ít, phiến lá gần tròn đến dạng chỉ; cuống lá ngắn; lưỡi
thường nhỏ hay khơng có. Cụm hoa mọc ở giữa các bẹ lá hay từ thân rễ, hoa
xuất hiện trước hoặc sau khi có lá. Các lá bắc xếp xoắn, mỗi lá bắc chứa một
hoa, lá bắc con nhỏ, đầu xẻ thành hai thùy, đơi khi xẻ sâu đến gốc. Hoa có đài
dạng ống ở phần dưới, phần trên xẻ vát xuống một bên, đầu chia 2-3 thùy. Cánh
môi màu trắng hay hồng, đơi khi có đốm và màu sắc khác ở gần gốc cánh môi,
đầu xẻ nông hay sâu thành 2 thùy. Nhị có chỉ nhị dạng bản rất ngắn hay khơng
có; bao phấn 2 ơ, nỗn nhiều. Qủa nang hình cầu hay bầu dục dài. Hạt gần tròn
hay bầu dục dài, áo hạt xẻ không đều.
2.1.1.3. Đa dạng phân bố
Theo trang The Plant list có 38 lồi thuộc chi Karmpferia. Chi
Kaempferia phân bố chủ yếu vùng nhiệt đới, Nam Á, Đông Nam Á, tập trung ở
một số nước: Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia và Việt Nam.
Trong nước, chi Kaempferia có 9-10 loài. Phân bố của một số loài thuộc
Kaempferia ở Việt Nam được trình bày ở bảng 1.1.

3


Bảng 1.1. Phân bố của một số loài thuộc chi Kaempferia ở Việt Nam

STT

Loài


Phân bố

1

Kaempferia angustifolia

ĐăkLăk, Đồng Nai, thành phố Hồ Chí Minh

2

Kaempferia galanga

3
4

Tây Nguyên, Hà Giang, Yên Bái, Sơn La,
Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh, Quảng
Ninh, Nghệ An, Thanh Hóa
Kaempferia rotunda
Cây được trồng phổ biến đặc biệt là tỉnh đồng
bằng, trung du và miền núi phía Bắc
Kaempferia parviflora Wall. ĐăkLăk, Gia Lai và Thanh Hóa
Ex. Baker

2.1.1.4. Thành phần hóa học
Hiện nay đã có nhiều nghiên cứu về thành phần hóa học của các lồi
thuốc chi Kaempferia L. Kết quả cho thấy chi này chứa các hợp chất chính
thuộc nhóm: tinh dầu, flavonoid, steroid, este.
Bảng 1.2. Bảng tóm tắt thành phần hóa học của chi Kaempferia L.

STT

Lồi

Thành phần hóa học

1

Kaempferia galanga

Tinh dầu, flavonoid

2

Kaempferia rotunda

Tinh dầu, ester

3

Kaempferia angustifolia

Tinh dầu, flavonoid, steroid, ester, diterpenoid

4

Kaempferia pandurata

Flavonoid


5

Kaempferia
parviflora Flavonoid, steroid, glycosid
Wall. Ex. Baker

2.1.2. Tổng quan về loài Keampferia parviflora Wall. Ex. Baker
2.1.2.1. Đặc điểm thực vật
Cây cỏ, sống lâu năm. Thân rễ khỏe, có khi phồng lên như củ. Thân khí
sinh khơng có hay có và mọc rất cao, do các bẹ lá ôm nhau tạo thành. Thân cao
1-3m, đôi khi cao tới 4-5m, không phân nhánh. Cây thường có mùi thơm hay
mùi hắc như một số loài trong chi Zingiber.

4


Hình 1.1. Cây Ngải đen
Lá: Lá đơn, mọc cách, các lá xếp thành 2 hàng, thường hướng lên trên, đôi
khi nằm ngang gần như song song với mặt đất; có khi lá chỉ là bẹ lá dạng vảy. Lá
gồm các phần là: bẹ lá, cuống lá, lưỡi lá và phiến lá. Bẹ lá có thể nguyên tạo
thành một ống xẻ theo một đường dọc đối diện với phiến. Ở nhiều cây, các bẹ lá
xếp khít nhau thành một thân giả khí sinh. Cuống lá khơng có hay có, ngắn hay
dài (có thể dài tới 25cm), hình lịng máng nơng hoặc sâu. Lưỡi lá (thìa lìa): là
phần giữa bẹ lá và cuống lá, từ bẹ lá kéo dài lên. Lưỡi dày hay mỏng dạng màng,
đầu nguyên hay xẻ 2, cụt ngang, dài 1-2mm tới vài cm. Phiến lá hình mác, hình
trứng hẹp, bầu dục, ít khi gần trịn; gốc phiến nhọn, hình nêm hay gần trịn; đầu
phiến thường nhọn, đơi khi thót nhỏ thành dạng đi, hiếm khi trịn. Thơng
thường phiến lá màu xanh, nhưng ở một vài loài trong một số chi, mặt trên lá



đốm trắng loang lổ (Stahlianthus)hay dọc gân chính mặt trên nâu đỏ

(Curcuma)hoặc mặt dưới nâu đỏ (Distichochlamys, Stahlianthus, Zingiber).

5


Hình 1.2. Cụm lá cây Ngải đen
Cụm hoa: gié hay chùm ở chót thân (Globba, Alpinia)hoặc mọc từ gốc

trên một trục phát hoa riêng biệt (Zingiber) với nhiều lá bắc úp vào nhau và có
màu, hình trụ hoặc hình thoi, đơi khi hình cầu, từ thưa đến dày đặc, ít hay nhiều
hoa. Đôi khi cụm lá bắc con mọc ở nách lá bắc và sau đó là một cụm hoa dày
đặc, lộn xộn, có khi chụm hay bơng. Cụm hoa thường khơng phân nhánh, trừ
một số ít lồi trong các chi Globba, Alpinia, Elettaria, Elettariopsis.
Lá bắc: thường có dạng vảy, hình bầu dục, hình mác hay mác thn, bao lấy
lá bắc con và hoa, đôi khi lá bắc bao lấy truyền thể (Bulbil). Các lá bắc dính với
nhau ở

nửa

dưới làm thành dạng túi (Curcuma), hay thành dạng chuông

(Stahlianthus), hoặc xếp lợp lên nhau. Ở một vài chi, những lá bắc ở phía dưới của
cụm hoa là những lá bắc bất thụ (khơng chứa hoa), thường có mầu sắc, hay những
lá bắc này phát triển rất to bao lấy cả cụm hoa khi non gọi là lá bắc tổng bao
(nhưng thường sớm rụng). Đơi khi lá bắc khơng có hoặc sớm rụng.
Lá bắc con: Nằm trong lá bắc và đính gần sát gốc lá bắc, bao lấy hoa. Lá bắc
con dạng vảy hay dạng ống, có gốc dính sát với bầu. Đơi khi lá bắc con khơng có
hoặc sớm rụng.


6


Hình 1.3. Hình ảnh hoa và cụm hoa cây Ngải đen
Hoa: Hoa lưỡng tính, mẫu 3, bầu hạ, đối xứng hai bên, có mầu sắc,
kích thước trung bình hoặc lớn. Các hoa đính trên cụm hoa dày đặc hay thưa
thớt, hoa đơn độc hay vài hoa trong một cụm nhỏ (Cincinnus) đính vào trục cụm
hoa. Hoa gồm các bộ phận:
+ Đài: Có các lá đài dính với nhau ở phần dưới thành hình ống, mỏng,
chia thùy về một phía, đơi khi giống hình mo cau. Phần trên chia 2 -3 thùy ngắn
hay dài giốngdạng răng, hoặc xẻ chữ V.
+ Tràng: Dính với nhau ở phần dưới thành hình ống, phần trên chia 3
thùy, thùy lưng thường to hơn 2 thùy bên, phía đầu lõm ít nhiều dạng mũ.
+ Bộ nhị: Chỉ có một nhị sinh sản duy nhất, ở phía trong thùy lưng
của tràng, gồm có chỉ nhị dạng bản mỏng hay dày, phía trên đính hai bao phấn
hướng trong, mở bằng khe dài dọc theo ô bao phấn. Bao phấn có hay khơng có
phần phụ của trung đới, nếu có thì kéo dài lên phía trên tạo thành mào, khơng
bao lấy vịi nhụy, xẻ thùy hay ngun, hay bao lấy vòi nhụy kéo dài ( Zingiber),
hoặc kéo dài ở 2 phía cạnh ngồi hai bao phấn thành dạng cánh (Globba). Đơi
khi bao phấn khơng có phần phụ nhưng ở gốc mỗi bao phấn kéo dài xuống
phía dưới tạo thành cựa (Curcuma). Bầu dưới, ban đầu 3 ô, khi trưởng thành
1 ơ hoặc 3 ơ; mỗi ơ có nhiều nỗn; đính nỗn trung trụ hay đính nỗn bên.
Cánh mơi đối diện với nhị, do 3 nhị bất thụ dính lại với nhau biến thành, thường
to, có màu sặc sỡ. Hai nhị lép còn lại nằm ở hai bên gốc cánh mơi, dạng
cánh tràng khơng dính với cánh mơi (Hedychium), hay dính với cánh mơi ở

7



phía dưới (Zingiber), hoặc tiêu giảm thành dạng răng, dạng vảy hay tiêu giảm
hoàn toàn.
+ Bộ nhụy: Bộ nhụy hợp nguyên lá noãn (Syncarpous) hay hợp bên lá
noãn (Paracarpous). Một vịi nhụy mảnh, nằm dọc theo rãnh phía trong chỉ nhị,
qua khe giữa 2 bao phấn; núm nhụy nhô lên phía trên đầu 2 bao phấn, trừ ở chi
Zingiber; vịi nhụy kéo dài vượt quá đầu 2 bao phấn và được phần phụ trung
đới của bao phấn kéo dài bao lấy. Ngồi 1 nhụy hữu thụ duy nhất, cịn có các
vịi nhụy lép đính trên đỉnh bầu, hình dùi hay bản ngắn. Bầu hình cầu, bầu dục,
hình trụ hay đơi khi hình phễu. Bầu 3 ơ hay 1 ơ, nỗn đảo, nhiều, đính nỗn trụ
giữa hay đính nỗn bên.
Quả: Quả nang chẻ ô, đôi khi quả mọng, quả nạc, thường hình cầu, bầu
dục, đường kính từ 0,2cm đến 2 – 3 (4)cm, đơi khi quả có ngấn giữa (Alpinia
galangal Willd.), hay có dạng quả giác (quả cải) (Siliquamomum tonkinense
Baill.), hoặc quả có gờ nổi theo chiều dọc (Elettaria, Elettariopsis). Vỏ quả có
lơng hay khơng, có gai mềm, gai phân nhánh hay khơng, hay vỏ quả có cánh
dạng quả khế. Hạt có cả nội nhũ và ngoại nhũ.Trong nhiều trường hợp có áo hạt.
2.1.2.2. Phân bố
Trên thế giới, họ Gừng có 45 chi với khoảng 1300 loài; ở nhiệt đới và cận
nhiệt đới, chủ yếu ở Đơng Nam Á, ít ở châu Mỹ và châu Phi . Ở Việt Nam, họ
Gừng có17



20 chi: Achasma, Alpinia (Languas, Catimbium

auct.),

Amomum, Boesenbergia, Caulokaempferia, Cautleya, Cenolophon, Curcuma,
Elettaria,


Elettariopsis,

Etlingera,

Gagnepainia,

Geostachys,

Globba,

Hedychium, Kaempferia, Phaeomaria, Siliquamomum, Stahlianthus, Zingiber,
với khoảng 136-145 loài.
Ngải đen Kaempferia parviflora là cây mọc trong rừng tự nhiên ở vùng núi
cao của Nghệ An, Thanh Hóa, Sơn La. Gần đây, từ năm 2013, khi phát hiện được
Ngải đen mọc trong rừng tự nhiên vùng núi cao, các tư thương đặt mua, và hiện
đang được người dân khai thác bán cho tư thương, với giá cao (củ càng nhiều
tuổi càng đắt); đây là cây thuốc bản địa quý và đắt tiền.

8


Trong các tài liệu về thực vật học (Phạm Hoàng Hộ, 2000[1]; và các tài liệu
về cây thuốc của Việt Nam (Đỗ Huy Bích và nnk, 2006[2]; Nguyễn Tập, 2007[3];
Nguyễn Thị Ngọc Huệ (2013)[4],...) chưa thấy ghi nhận loài cây Ngải đen này có
mọc tự nhiên ở Việt Nam.
Trên thế giới lồi Kaempferia parviflora có ở Thái Lan, là một trong 8
lồi cây thuốc truyền thống có giá trị nhất của Thái Lan. Ở Thái Lan,
Kaempferia parviflora được gọi là Gừng đen, Sâm Thái, Thái Viagra. Hiện ở
Thái Lan có hơn 50 loại sản phẩm thương mại từ Kaempferia parviflora (ví dụ
như, Compound Kaempferia Parviflora Capsule: Herbal One; Kaempferia

Parviflora Thai Viagra; Kaempferia Parviflora capsules; Kaempferia Parviflora
tea;...); ở Nhật Bản có SIRTMAX (Kaempferia Parviflora Extract;...).
Ở Việt Nam, mới chỉ phát hiện được trong rừng tự nhiên ở độ cao 1000m
của Khu Bảo tồn Sinh quyển Tây Nam Nghệ An, và một số điểm vùng núi cao
Thanh Hóa, Sơn La. Ngải đen thuộc họ Gừng, là cây có khả năng trồng trọt và
phát triển tốt ở vùng đất đồi núi phía Bắc Việt Nam.
2.2. Tổng quan về phương pháp nhân giống in vitro (vi nhân giống)
Nuôi cấy mô tế bào thực vật là khái niệm chung cho tất cả các quá trình nuôi
cấy từ nguyên liệu thực vật trên môi trường nhân tạo trong điều kiện vô trùng.
Nhân giống in vitro hay còn gọi là vi nhân giống thường sử dụng cho việc ứng
dụng các kỹ thuật nuôi cấy mô để nhân giống thực vật, sử dụng các bộ phận
khác nhau của thực vật với kích thước nhỏ [6].
Trong thực tế, các nhà vi nhân giống thường dùng thuật ngữ nuôi cấy mô
và nhân giống in vitro hay nuôi cấy in vitro thay thế cho nhau để chỉ các phương
thức nhân giống thực vật trong điều kiện vô trùng với các mục đích khác nhau.
Ngun lý cơ bản của ni cấy mơ là tính tồn năng của tế bào (Totipotency).
Gottlieb Haberlandt (1902) nhà thực vật học người Đức đã đặt nền móng đầu
tiên cho ni cấy mơ-tế bào thực vật. Ơng đưa ra giả thuyết về tính tồn năng
của tế bào trong cuốn sách “Thực nghiệm về nuôi cấy tế bào tách rời”. Theo
ông, mỗi tế bào bất kỳ của cơ thể sinh vật nào đều mang tồn bộ lượng thơng tin
di truyền của cơ thể đó và có khả năng phát triển thành cơ thể hoàn chỉnh khi
gặp điều kiện thuận lợi [5], [6], [7].
9


a, Ưu điểm của phương pháp nuôi cấy mô tế bào thực vật
Qúa trình ni cấy mơ tế bào thực vật có những ưu điểm sau:
- Nhân nhanh với hệ số nhân giống cao: Trong hầu hết các trường hợp từ
1 cây sau khi được nuôi cấy từ 1 – 2 năm có thể tạo ra hàng triệu cây.
- Sản phẩm cây đồng nhất: Tạo ra quần thể có độ đều cao dù xuất phát từ

cây mẹ có kiểu gen dị hợp hay đồng hợp.
- Tiết kiệm không gian: Không phụ thuộc vào thời tiết bên ngoài và các
vật liệu khởi đầu có kích thước nhỏ. Mật độ cây tạo trên một đơn vị diện tích lớn
hơn rất nhiều so với sản xuất truyền thống trên đồng ruộng.
- Lợi thế về vận chuyển: Cây con có kích thước nhỏ, vì vậy có thể vận
chuyển đi xa dễ dàng và thuận lợi.
- Sản xuất được quanh năm: Qúa trình sản xuất có thể tiến hành vào bất
kỳ thời gian nào, khơng phụ thuộc mùa vụ.
b, Nhược điểm của phương pháp nuôi cấy mơ tế bào thực vật
- Chi phí sản xuất cao: chi phí hóa chất, trang thiết bị hiện đại, tiêu tốn
nhiều năng lượng….nên giá thành sản xuất con giống cao so với các phương
pháp truyền thống như chiết, ghép và nhân giống bằng hạt.
- Chất lượng cây giống có thể bị biến dị: cây con ni cấy có thể sai khác
với cây mẹ ban đầu do hiện tượng biến dị tế bào soma.
2.2.1. Các phương pháp nuôi cấy mô
Các phương pháp thường được áp dụng phổ biến như sau
 Nuôi cấy đỉnh sinh trưởng [8], [9].
Trong nuôi cấy mô, một phương thức đơn giản và thường hay được sử
dụng để tái sinh chồi invitro là nuôi cấy đỉnh sinh trưởng.
Trên thực tế người ta thường nuôi cấy đỉnh chồi non với kích thước
khoảng vài mm. Đó có thể đỉnh chồi ngọn hoặc đỉnh chồi nách, Mỗi đỉnh sinh
trưởng nuôi cấy ở điều kiện thích hợp sẽ tạo ra một hay nhiều chồi và mỗi chồi
sẽ phát triển thành cây hồn chỉnh .
 Ni cấy mơ sẹo [8]
Mơ sẹo là một khối tế bào vơ tổ chức, hình thành từ các mơ hoặc cơ quan
đã phân hóa dưới các điều kiện đặc biệt( vết thương, xử lý bằng các chất điều
10


hòa sinh trưởng thực vật…) Mẫu cấy ban đầu để tạo mơ sẹo có thể lấy từ cây

con vơ trùng trong ống nghiệm, rẽ, thân, lá của cây bên ngoài đã được vô trùng.
Mô sẹo là nguyên liệu khởi đầu cho các nghiên cứu quan trọng như: nuôi cấy tế
bào đơn, nuôi cấy phôi soma………


Nuôi cấy bao phấn và túi phấn [8]

Nuôi cấy bao phấn và túi phấn tạo cây đơn bội là sự cảm ứng phát sinh
phôi từ những lần phân chia lặp lại của các bào tử đơn bội, các tiểu bao tư, các
hạt phấn non.
 Nuôi cấy tế bào đơn [8], [5]
Tế bào đơn có thể ghi nhận bằng con đường nghiền mô, hoặc xử lý bằng
enzyme. Mỗi loại cây, mỗi loại tế bào khác nhau đòi hỏi những kỹ thuật nuôi
cấy khác nhau.
Nuôi cấy tế bào đơn được sử dụng để nghiên cứu cấu trúc tế bào, nghiên
cứu ảnh hưởng của các điều kiện khác nhau lên q trình sinh trưởng, phát triển
và phân hóa của tế bào.
2.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến nuôi cấy mô thực vật
* Vật liệu nuôi cấy [9]
Vật liệu nuôi cấy là nguồn nguyên liệu khởi đầu cho nuôi cấy mô tế bào
thực vật. Vật liệu dùng cho nuôi cấy mơ-tế bào thực vật có thể là hầu hết các cơ
quan hay bộ phận của cây (chồi ngọn, chồi bên, phiến lá,…), các cấu trúc của
phôi (lá mầm, trụ lá mầm…), các cơ quan dự trữ (củ, thân rễ…).
Tuy mang cùng lượng thông tin di truyền nhưng các cấu trúc mơ khác
nhau trên cùng cây có thể phát sinh các hình thái khác nhau trong q trình ni
cấy, vì vậy việc lựa chọn vật liệu nuôi cấy phải căn cứ vào trạng thái sinh lý và
tuổi của mẫu, chất lượng cây lấy mẫu, kích thước và vị trí lấy mẫu, mục đích và
khả năng ni cấy.
Mẫu ni cấy trước khi đưa vào nuôi cấy phải được vô trùng. Phương
pháp phổ biến nhất trong vô trùng mẫu cấy hiện nay là sử dụng hóa chất có khả

năng tiêu diệt vi sinh vật. Hóa chất được lựa chọn để vơ trùng mẫu phải đảm bảo
2 điều kiện: Có khả năng tiêu diệt vi sinh vật tốt và khơng hoặc ít độc đối với
mẫu. Hiệu quả vô trùng tùy thuộc vào thời gian, nồng độ và khả năng xâm nhập
11


để tiêu diệt vi sinh vật của hóa chất. Một số hóa chất thường được sử dụng hiện
nay để vơ trùng mẫu là: Ca(OCl) 2-hypoclorit canxi, NaOCl-hypoclorit natri, oxy
già, HgCl2-thủy ngân clorua, chất kháng sinh (gentamicin, ampixilin…).
* Điều kiện nuôi cấy
- Điều kiện vô trùng: Trong nuôi cấy mô-tế bào thực vật, các thao tác với
mẫu cấy được tiến hành trong buồng cấy vơ trùng. Buồng cấy có hệ thống màng
lọc giúp lọc vi sinh vật đồng thời có hệ thống đèn tử ngoại giúp tiêu diệt vi sinh
vật trong khơng khí và trên bề mặt các dụng cụ thiết bị nuôi cấy. Để khử trùng
dụng cụ và môi trường ni cấy có thể sử dụng các phương pháp: Khử trùng khô
(bằng nhiệt), khử trùng ướt (hấp vô trùng), màng lọc.
- Ánh sáng và nhiệt độ: Mẫu nuôi cấy thường được đặt trong phòng ổn
định về ánh sáng và nhiệt độ.
* Mơi trường dinh dưỡng
Mơi trường dinh dưỡng phải có đầy đủ các chất dinh dưỡng, các chất cần thiết
cho sự phân chia, phân hoá tế bào cũng như sự sinh trưởng bình thường của cây.
Từ những năm 1933, Tukey đã nghiên cứu tạo ra môi trường nuôi cấy thực
vật, cho đến nay đã có rất nhiều loại mơi trường khác nhau được sử dụng cho
mục đích này, trong đó có một số mơi trường cơ bản được sử dụng rất phổ biến
như MS (Murashige&Skoog, 1962) [11] , LS (Linsmainer và Skoog, 1965)…
Môi trường MS (Murashige&Skoog, 1962) là môi trường được sử dụng rộng rãi
nhất trong nuôi cấy mô của tế bào thực vật, mơi trường MS thích hợp cho cả
thực vật 1 lá mầm, 2 lá mầm. Môi trường Gramborg (1965) còn gọi là B 5 dùng
thử nghiệm trên đậu tương, được sử dụng trong tách và nuôi tế bào trần.
Thành phần dinh dưỡng của môi trường nuôi cấy mơ đóng vai trị quyết định

đến sự thành cơng hay thất bại của nuôi cấy tế bào và mô thực vật. Mỗi một loại
vật liệu nuôi cấy hay loại cây khác nhau cần những thành phần mơi trường thích
hợp để phù hợp với mục đích việc ni cấy mơ tế bào thực vật.
Nhìn chung, mơi trường ni cấy mơ tế bào thực vật gồm các thành phần cơ
bản sau :
+ Các khoáng đa lượng
+ Các khoáng vi lượng.

12


+ Nguồn cacbon
+ Các vitamin
+ Amino acid và các nguồn cung cấp nitrogen khác
+ Các chất điều hòa sinh trưởng.
+ Các chất khác: nước dừa; dịch chiết nấm men; than hoạt tính; Agar
Khống đa lượng
Các khống đa lượng bao gồm các nguyên tố khoáng được sử dụng ở nồng
độ trên 30 ppm tức là 30mg/l. Những nguyên tố đó là : N, Fe, P, K, Ca, Mo.
Riêng Na và Cl cũng được sử dụng trong một vài loại môi trường, nhưng chưa
rõ vai trị của chúng
- Nitrogen: Mơ, tế bào thực vật có thể sử dụng nitrogen khống như
ammonium và nitrate. Tỷ lệ ammonium và nitrat thay đổi tùy theo loại cây và
trạng thái phát triển của mô. Nitrogen được cung cấp dưới NO3-, NH4+
- Phospho ( P): Phospho là nguyên tố quan trọng trong đời sống thực vật. Nó
tham gia vào việc vận chuyển năng lượng, sinh tổng hợp protein, acid nucleic và
tham gia vào cấu trúc màng. Ngoài ra khi phosphor ở dạng H 2PO4 - và HPO42còn có tác dụng như một hệ thống đệm (buffer) làm ổn định pH của mơi trường
trong q trình ni cấy.
- Kali ( K): K+ là một cation chủ yếu trong cây,giúp cho cây cân bằng các
anion vô cơ và hữu cơ. Ion K được chuyển qua màng tế bào dễ dàng và có hai

vai trị chính là điều hịa pH và áp suất môi trường nội bào. Sự thiếu hụt K+ trong
môi trường nuôi cấy mô thực vật sẽ dẫn đến tình trạng thừa nước và làm giảm
tốc độ hấp thu photphate. Người ta cung cấp Kali cho mô nuôi cấy dưới dạng
kali nitat (KNO3), kali clorua (KCl) và kalihydrophotphat (KH2PO4)
- Canxi (Ca): Ca có mặt rất nhiều trong vách tế bào và màng tế bào. Sự có mặt
của Ca2+ rất quan trong trong khả năng đối kháng với sự nhiễm nấm. Sự ổn định
12 của màng tế bào chịu ảnh hưởng rất lớn bỡi ion Ca 2+. Sự thiếu hụt Ca2+ sẽ làm
tăng q trình giải phóng các hợp chất ra khỏi màng tế bào. Canxi được cung
cấp dưới dạng canxi nitrat ( Ca(NO3)2.4H2O) canxi clorua (CaCl2.6H2O)
- Magiê (Mg): Là thành phần cấu trúc của diệp lục tố, có tác dụng đến quá
trình quang hợp, phụ trợ cho nhiều enzyme lien quan trong biến dưỡng
13


cacbonhydrat sự tổng hợp acid nucleic… Ion Mg có tính linh động cao, hầu hết
ion Mg2+ đều đc sử dụng cho việc điều hòa pH nội bào và ổn đinh cân bằng
anion và cation. Nếu thiếu hụt Mg sẽ ngăn cản quá trình tổng hợp RNA. Kết quả
là cấu trúc và chức năng của lục lạp sẽ bị ảnh hưởng nhanh chóng khi xảy ra
thiếu hụt Mg, là yếu tố khơng thể thiếu trong q trình trao đổi năng lượng cảu
thực vật bỡi vì nó có vai trị quan trọng trong việc tổng hợp ATP. Mg được cung
cấp dưới dạng magiê sunphat ( MgSO4.7H2O)
- Sắt (Fe): Nhưng môi trường cổ điển thường dùng sắt dưới dạng FeCl 2,
FeCl3.6H2O, FeSO4.7H2O, Fe2(SO4)3, Fe(C4H4O6). Hiện nay hầu hết các phịng
phịng thí nghiệm đều dùng sắt ở dạng chelat kết hợp với Na 2-Ethylene Diamine
Tetra Acetate (EDTA). Ở dạng này sắt không bị kết tủa và giải phóng tư từ ra
mơi trường theo nhu cầu mơ thực vật.
Khống vi lượng
Cu, Zn, Mn, Bo, I, Co là các nguyên tố vi lượng thường được dùng trong
mơi trường ni cấy invitro. Các ngun tố này đóng vai trò quan trọng trong
các hoạt động của enzyme. Chúng được dùng với nồng độ thấp hơn nhiều so với

các nguyên tố đa lượng. Các dung dịch vi lượng thường dùng là : Nistch (1951),
Heller (1953), Murashige – skoog ( 1962)
Nguồn cacbon
Trong nuôi cấy mô TBTV, các mẫu nuôi cấy nói chung khơng thể quang hợp
hoặc quang hợp ở cường độ rất thấp, vì vậy trong mơi trường ni cấy cần bổ
sung các hợp chất hydratcacbon. Nguồn hydratcacbon được sử dụng phổ biến là
đường 13 saccarozơ với hàm lượng từ 2-6% (W/V). Những loại đường khác như
fructose, glucose, maltose, sorbitol,... rất ít dùng.
+ Các chất điều hịa sinh trưởng.
Các chất điều hịa sinh trưởng là thành phần khơng thể thiếu trong mơi trường
ni cấy, có vai trị quan trọng trong quá trình phát sinh hình thái thực vật. Hiệu
quả của chất điều hòa sinh trưởng phụ thuộc vào: Nồng độ, hoạt tính của chất
điều hịa sinh trưởng và yếu tố nội sinh của mẫu cấy.
Dựa vào hoạt tính sinh lý phân chất điều hịa sinh trưởng thành 2 nhóm: Nhóm
chất kích thích sinh trường và nhóm chất ức chế sinh trưởng. Trong nuôi cấy

14


mơ, tế bào thực vật, nhóm chất kích thích sinh trưởng là nhóm thường được sử
dụng [10].
- Ảnh hưởng giá thể trồng tới sinh trưởng phát triển của cây non ngoài
vườn ươm
Trước đây giá thể sử dụng chủ yếu là đất, cát và sỏi. Ngày nay giá thể đã được
thay đổi rất nhiều. Như ta đã biết cây cần cả oxy và dinh dưỡng tiếp xúc với cây.
Giá thể lý tưởng là là loại có khả năng giữ nước, tương đương với độ thống khí.
Khả năng giữ nước và độ giữ nước của giá thể được quyết định bởi những
khoảng trống trong nó.
Giá thể lý tưởng có các đặc điểm:
- Có khả năng giữ ẩm cũng như độ thống khí tốt

- Có pH trung tính và có khả năng ổn định pH
- Thấm nước dễ dàng
- Bền, có khả năng tái sử dụng hoặc phân hủy an tồn cho mơi trường
- Nhẹ, rẻ và thơng dụng
Giá thể có nhiều loại như xơ dừa, trấu hun, mùn cưa, cát, sỏi vụn, rong biển, đất
nung xốp, ……..
2.2.3. Các giai đoạn trong nhân giống in vitro
2.2.3.1. Khử trùng mô nuôi cấy
Là giai đoạn quan trọng, quyết định đến kết quả của quá trình ni cấy.
Mục đích của giai đoạn này là tạo nguồn nguyên liệu vô trùng để đưa vào nuôi
cấy. Kết quả của giai đoạn này phụ thuộc vào cách lấy mẫu, nồng độ và thời
gian khử trùng.
2.2.3.2. Tái sinh mẫu
Mục đích của giai đoạn này là tái sinh có định hướng sự phát triển của mơ
ni cấy. Q trình này được điều khiển chủ yếu dựa vào tỷ lệ các hợp chất điêu
hịa sinh trưởng như auxin/cytokinin đưa vào mơi trường nuôi cấy cũng như tuổi
sinh lý của mẫu.

15


2.2.3.3. Nhân nhanh
Là giai đoạn bao gồm nhiều lần cấy chuyển mơ trên các mơi trường nhân
nhanh nhằm kích thích tạo các cơ quan phụ hoặc các cấu trúc khác mà từ đó cây
con hồn chỉnh có thể tái sinh. Mục đích của giai đoạn này là tạo hệ số nhân cao
nhất. Để đạt được mục đích nhân nhanh, người ta thường đưa vào môi trường
nuôi cấy các chất điều hòa sinh trưởng (auxin, cytokinin, gibberellin…) hoặc các
chất hữu cơ (nước dừa, dịch chiết nấm men, …) kết hợp với các yếu tố môi
trường (nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm…) [9].
 Tạo cây con hồn chỉnh

Khi đạt được kích thước nhất định, các chồi được chuyển qua môi trường
tạo rễ, hình thành cây con hồn chỉnh, giai đoạn này mơi trường nuôi cấy chủ
yếu được bổ sung thêm auxin giúp tạo rễ cho cây con.


Ra cây

Cây con nuôi cấy trong phịng thí nghiệm có đầy đủ các bộ phận (thân, lá,
rễ) khỏa mạnh và không bị nhiễm sẽ đưa ra mơi trường bên ngồi, trong điều
kiện thực tiễn sản xuất, đây là giai đoạn đưa cây từ trạng thái dị dưỡng sang tự
dưỡng hoàn toàn.
2.2.4. Giai đoạn huấn luyện và đưa cây con ra môi trường
thực tiễn sản xuất
Cây con trong ống nghiệm được sản xuất dưới điều kiện lý tưởng (nhân tạo)
về nhiệt độ, ánh sáng và môi trường dinh dưỡng. Để cấy cây ra bầu đất với tỷ lệ sống
cao cần phải huấn luyện cây cho cứng cáp trước khi cho ra khỏi ống nghiệm. Cây
được huấn luyện bằng cách đặt ống nghiệm (bình cây) trong điều kiện ánh sáng và
nhiệt độ tự nhiên với cường độ ánh sáng từ 5000 - 10.000 lux, nếu lớn hơn 10.000
lux cần phải che bớt lượng ánh sáng. Thời gian huấn luyện khoảng 6 - 8 ngày để cây
con quen dần với điều kiện tự nhiên. Khi thân chuyển sang mầu của tự nhiên, lá x
ra đầy đủ thì có thê tiến hành cấy chuyển vào bầu đất.
Chú ý: Không nên kéo dài thời gian huấn luyện vì để lâu rễ bị đen, lá úa
vàng, khi đó tỷ lệ sống khi cấy vào bầu đất hoặc luống đất sẽ không cao.
Ra ngôi:

16


- Tạo dung dịch hồ rễ. Trước khi hồ rễ ít 12 giờ, trộn đất tầng B với dung
dịch thuốc tím 0,1 %. Khi dùng rửa thuốc tím bằng nước sạch từ 3 - 4 lần và tạo

cho đất ở dạng hồ loãng để hồ rễ cây, Tỷ lệ 1 đất 1 nước - Tạo bầu: Bầu được
làm bằng nhựa PE có đường kính và chiều cao tùy theo từng lồi cây, thơng
thường sử dụng các loại bầu có đường kính 5 - 6 cm, cao 11 cm khơng có đáy
hoặc có đáy thì phải đục lỗ ở đáy hoặc xung quanh để thoát nước. Thành phần
ruột bầu: Dùng đất tầng B đập nhỏ, sàng bỏ rễ cây và các tạp chất khác.
- Xử lý bầu, luống đất: Trước khi cấy cây 12 - 24 giờ, đất phải được xử lý
bằng dung dịch thuốc tím 0,1% (hồ thuốc tím vào nước và dùng ô doa tưới đều
lên bề mặt đất cho thấm sâu 1,5 - 2 cm. Vào mùa nguy cơ nấm bệnh cao nồng độ
thuốc tím phải cao hơn 0,2 - 0,3%.
- Thao tác ra ngôi: Lấy cây mầm từ trong lọ ra bằng cách đổ ra lòng bàn
tay, nhặt từng cây một cho ra khỏi nền nuôi cấy sau đó rửa sạch thạch bằng nước
sạch hồ rễ bằng đất đã được khử trùng, các thao tác này phải nhẹ nhàng, cẩn
thận tránh làm tổn thương cho cây. Cấy cây đã hồ rễ vào bầu đất như cấy cây
con từ hạt. Khi cấy chú ý cho rễ thẳng và xoè ra tự nhiên, không bị cuốn lại với
nhau hoặc bị gập lên trên mặt bầu.
Chăm sóc cây mơ sau khi cấy:
- Thời gian quan trọng nhất là tuần cấy đầu tiên, cần phải theo dõi độ ẩm,
ánh sáng và nhiệt độ Nhiệt độ thích hợp từ 25 – 30 oC, độ ẩm từ 85 - 90%, cần
chú ý điều chỉnh ánh sáng cho cây quang hợp, những ngày trời nắng cần chú ý
phải che giâm để giảm bớt ánh sáng trực xạ, tốt nhất là che giâm từ 7 - 10 ngày
sau khi cấy, độ tàn che 50 - 60%.
- Sau 3 tuần thì bón thúc bằng cách tưới phân NPK (5:10:3) nồng độ 0,3%
rồi tiếp tục 5 - 7 ngày tưới một lần. Sau khi tưới song cần tưới rửa lại bằng nước
sạch.
- Phun phòng nấm bệnh bằng dung dịch Bellate nồng độ 5 g/10 lít nước
phun cho 100 m2 thời gian một tuần một lần, nếu phát hiện nấm bệnh cần phun
nồng độ cao hơn và thời gian ngắn hơn có thể 3 - 5 ngày một lần tùy theo tình
trạng bệnh.
Phân loại cây con: Sau khi cây được 45 - 50 ngày cần tiến hành phân loại
cây con để có chế độ chăm sóc phù hợp tạo ra các luống cây đồng đều đảm bảo

tiêu chuẩn xuất vườn
17


- Hãm cây: Ngừng tưới phân trước khi đi trồng hai tuần. Trong trường
hợp phải lưu giữ cây ở vườn ươm lâu hơn thì rất hạn chế tưới phân và nước để
hăm cây.
- Đỉnh sinh trưởng, đoạn thân, hạt giống được thu thập từ người dân, phải
có lý lịch rõ ràng. Các nguồn vật liệu nhân giống sạch bệnh này được trồng bảo
quản trong điều kiện cách ly theo hệ thống nhà lưới cấp 3.

18


×