Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Tài liệu Bài kiểm tra bảo hiểm xã hội docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (101.21 KB, 4 trang )

Họ và tên: Đỗ Thị Phương Thuý
Lớp: Đ3KT7
BÀI KIỂM TRA
MÔN: BẢO HIỂM XÃ HỘI
Ðề bài:
Phân biệt sự giống và khác nhau giữa chế độ hưu trí theo loại hình bảo hiểm
xã hội bắt buộc và chế độ huu trí theo loại hình bảo hiểm xã hội tự nguyện?
Bài làm:
Chế độ hưu trí theo loại hình bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc và chế độ
hưu trí theo loại hình BHXH tự nguyện có những điểm giống và khác nhau:
Giống nhau:
Thứ nhất: Điều kiện hưởng lương hưu đẩy đủ
- Nam đủ 60 tuổi và nữ đủ 55 tuổi và có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên
- Nam từ đủ 55 tuổi đến đủ 60 tuổi, nữ từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi và có đủ
20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên mà trong đó có đủ 15 năm làm nghề
hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đủ 15 năm làm việc ở
nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên;
Thứ hai: Điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động
Người lao động ( tham gia BHXH tự nguyện mà trước đó đã) đóng
bảo hiểm xã hội bắt buộc đủ 20 năm trở lên, bị suy giảm khả năng lao động
từ 61% trở lên, được hưởng lương hưu với mức thấp hơn so với mức lương
hưu của người đủ điều kiện quy định trên khi thuộc một trong các trường
hợp sau:
1. Nam đủ 50 tuổi trở lên, nữ đủ 45 tuổi trở lên;
2. Có đủ 15 năm trở lên làm nghề hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc,
độc hại, nguy hiểm thì không kể tuổi đời.
Thứ bai: Cách xác định phần trăm được hưởng lương hưu của 2 loại hình
bảo hiểm này giống nhau
Người lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định, mức
lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương, tiền
công tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại điều 31 Nghị định 152 tương


ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo
hiểm xã hội thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ; mức tối đa
bằng 75%.
CT: Mức TC1lần = (T - 25 hoặc 30) .0,5 . Mức BQ TL,TC tháng đóng
BHXH
Trong đó T là số năm đóng BHXH.

Người lao động bị suy giảm khả năng lao động theo quy định tại điều
27 nghị định 152, mức lương hưu hằng tháng được tính như trên, sau đó cứ
mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi thì mức lương hưu giảm đi 1%.
Khi tính mức lương hưu hằng tháng và trợ cấp một lần khi nghỉ hưu
nếu thời gian đóng bảo hiểm xã hội có tháng lẻ dưới 3 tháng thì không tính;
từ đủ 3 tháng đến đủ 6 tháng tính là nửa năm; từ trên 6 tháng đến 12 tháng
tính tròn là một năm.
Thứ tư: Trợ cấp một lần khi về hưu
Người lao động đã đóng BHXH trên 30 năm đối với nam và trên 25 năm đối
với nữ khi nghỉ hưu, ngoài lương hưu còn được hưởng trợ cấp 1 lần:
CT: Đủ 15năm = 45% sau đó + 1năm {nam(+) 2%, nữ(+) 3% } < 75%
Đối với BHXH bắt buộc cứ mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội được tính bằng
0,5 tháng mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội.
Đối với BHXH tự nguyện cứ mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội được tính bằng
0,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội
Thứ năm: Người đang hưởng lương hưu hàng tháng được hưởng BHYT do
quỹ BHXH hoặc quỹ BHXH tự nguyện đảm bảo.
Thứ sáu: Điều chỉnh lương hưu
Lương hưu được điều chỉnh trên cơ sở mức tăng của chỉ số giá sinh hoạt và
tăng trưởng kinh tế. Mức điều chỉnh từng thời kỳ do Bộ Lao động - Thương
binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính nghiên cứu, trình Chính
phủ quy định.
Thứ bảy: Tạm dừng hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng

1. Người lao động đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội
hằng tháng bị tạm dừng hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng
tháng khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Chấp hành hình phạt tù nhưng không được hưởng án treo;
b) Xuất cảnh trái phép;
c) Bị Toà án tuyên bố là mất tích.
2. Lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng được tiếp tục thực
hiện khi người bị phạt tù đã chấp hành xong hình phạt tù hoặc khi người
được toà án tuyên bố là mất tích trở về hoặc người xuất cảnh trở về định cư
hợp pháp.
Thứ tám: Mức hưởng BHXH 1 lần
Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính theo số năm đã đóng bảo
hiểm xã hội, cứ mỗi năm tính bằng 1,5 tháng mức bình quân tiền lương, tiền
công tháng đóng bảo hiểm xã hội.
CT: Mức BHXH 1 lần = T . 1,5 . Mức BQ TL,TC tháng đóng BHXH
Khác nhau:
Thứ nhất: Điều kiện hưởng lương hưu
BHXH bắt buộc:
Người lao động từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi và có đủ 20 năm đóng
bảo hiểm xã hội trở lên mà trong đó có đủ 15 năm làm công việc khai thác
than trong hầm lò;
Người bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp và có đủ 20
năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên.
BHXH tự nguyện:
Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi nhưng thời gian đóng bảo hiểm xã hội
còn thiếu không quá 5 năm so với thời gian quy định, kể cả những người đã
có từ đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trở lên mà chưa nhận bảo
hiểm xã hội một lần có nhu cầu tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thì được
đóng tiếp cho đến khi đủ 20 năm.
Thứ hai:

Mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính
lương hưu, trợ cấp một lần đối với người lao động

×