Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

GIÁO TRÌNH từ VỰNG NGỮ NGHĨA TIẾNG VIỆT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (847.23 KB, 78 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH
KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI

GIÁO TRÌNH
(Lƣu hành nội bộ)

TỪ VỰNG NGỮ NGHĨA TIẾNG VIỆT
(Dành cho sinh viên ngành Sƣ phạm Ngữ văn,
trình độ đại học, hệ chính quy)

Tác giả: Đỗ Thùy Trang

Năm 2017
1


LỜI MỞ ĐẦU
Từ vựng và ngữ nghĩa tiếng Việt một học phần thuộc lĩnh vực từ vựng học
cụ thể, giới thiệu về từ vựng của một ngôn ngữ riêng lẻ cho ngƣời bản ngữ, đó là
vốn từ vựng tiếng Việt cho ngƣời Việt Nam. Học phần nhằm cung cấp cho sinh viên
tri thức tổng thể về vốn từ tiếng Việt, từ các đơn vị cơ bản cho đến phƣơng thức cấu
tạo từ đặc thù của tiếng Việt. Từ vựng không bao giờ có thể tách rời nội dung ngữ
nghĩa nên nghĩa của từ cũng là một vấn đề quan trọng trong học phần, bao gồm các
bình diện nghĩa của từ, các hiện tƣợng trong trƣờng từ vựng ngữ nghĩa nhƣ đa
nghĩa, trái nghĩa, đồng nghĩa; các phƣơng thức chuyển nghĩa của từ tiếng Việt...
Qua học phần ngƣời học sẽ có cái nhìn tồn diện về các lớp từ đƣợc phân chia theo
các góc nhìn khác nhau trong kho từ vựng tiếng Việt, xu hƣớng biến đổi và phát
triển của tiếng Việt hiện nay. Qua đó, học phần giáo dục cho sinh viên lòng yêu quý
tiếng mẹ đẻ, nâng cao kỹ năng sử dụng tiếng Việt và ý thức trách nhiệm của mỗi
ngƣời đối với cơng việc giữ gìn và phát huy sự trong sáng của tiếng Việt.
Bài giảng đƣợc biên soạn nhằm giới thiệu cho ngƣời học những vấn đề căn bản


nhất của từ vựng tiếng Việt, kết hợp cả nội dung lí thuyết lẫn bài tập thực hành, với mong
muốn ngƣời học vừa nắm vững kiến thức nền tảng, vừa có khả năng xử lí những tình
huống tiếng Việt cụ thể hằng ngày và hƣớng đến mục tiêu dạy học sau này cho sinh viên.
Bài giảng đƣợc biên soạn lần đầu nên khơng tránh khỏi sai sót, mong bạn đọc góp ý để
ngƣời biên soạn có thể chỉnh sửa hoàn thiện hơn vào các lần in sau.

Ngƣời biên soạn:

Đỗ Thùy Trang

2


LỜI MỞ ĐẦU .................................................................................................. 2
Chƣơng 1. KHÁI QUÁT VỀ TỪ VỰNG HỌC .............................................. 5
1. Định nghĩa từ vựng học ................................................................................. 5
2. Quan hệ giữa từ vựng học và các chuyên ngành ngôn ngữ học khác ................. 6
3. Một số phƣơng pháp nghiên cứu cơ bản của từ vựng học ............................ 7
3.1 Phƣơng pháp phân bố .............................................................................. 7
3.2 Phƣơng pháp thay thế .............................................................................. 7
3.3 Phƣơng pháp phân tích thành tố trực tiếp ............................................... 7
CÂU HỎI ......................................................................................................... 8
Chƣơng 2. CÁC ĐƠN VỊ TỪ VỰNG TIẾNG VIỆT ...................................... 9
1. Từ tiếng Việt.................................................................................................. 9
1.1 Khái niệm ................................................................................................ 9
1.2 Cấu tạo từ .............................................................................................. 11
2. Ngữ cố định ................................................................................................. 18
2.1 Khái niệm .............................................................................................. 18
2.2 Đặc điểm của ngữ cố định ..................................................................... 18
2.3 Phân loại ngữ cố định ............................................................................ 19

2.4 Giá trị ngữ nghĩa .................................................................................... 24
3. Bài tập .......................................................................................................... 25
Chƣơng 3. NGHĨA CỦA TỪ......................................................................... 27
1. Khái niệm nghĩa của từ ............................................................................... 27
2. Các thành phần ý nghĩa của từ .................................................................... 27
2.1 Nghĩa biểu vật (nghĩa sở chỉ) ................................................................ 28
2.2 Nghĩa biểu niệm (sở biểu) ..................................................................... 29
2.3 Nghĩa biểu thái ...................................................................................... 30
2.4 Nghĩa liên hội ........................................................................................ 31
3. Hiện tƣợng nhiều nghĩa của từ .................................................................... 31
3.1 Khái niệm .............................................................................................. 31
3


3.2. Sự chuyển biến ý nghĩa của từ ............................................................. 35
4. Trƣờng nghĩa và các quan hệ trong trƣờng nghĩa ....................................... 39
4.1 Khái niệm .............................................................................................. 39
4.2 Các hiện tƣợng trong trƣờng nghĩa ....................................................... 44
5. Bài tập .......................................................................................................... 51
CHƢƠNG 4. CÁC LỚP TỪ VỰNG TIẾNG VIỆT ...................................... 54
1. Phân chia theo nguồn gốc ............................................................................ 54
1.1 Từ thuần Việt ......................................................................................... 54
1.2 Từ vay mƣợn ......................................................................................... 55
2. Phân chia theo phạm vi sử dụng .................................................................. 61
2.1 Từ vựng toàn dân................................................................................... 61
2.2 Từ địa phƣơng ....................................................................................... 62
2.3 Tiếng lóng .............................................................................................. 65
2.4 Từ ngữ nghề nghiệp............................................................................... 66
2.5 Thuật ngữ............................................................................................... 67
3. Sự phát triển của từ vựng tiếng Việt ........................................................... 69

3.1 Những nhân tố thúc đẩy sự phát triển của từ vựng tiếng Việt .............. 69
3.2 Sự phát triển của từ vựng tiếng Việt ..................................................... 70
4. Câu hỏi và bài tập ........................................................................................ 76
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 78

4


Chƣơng 1. KHÁI QUÁT VỀ TỪ VỰNG HỌC
1. Định nghĩa từ vựng học
Từ vựng học là một chuyên ngành ngôn ngữ học chuyên nghiên cứu từ vựng của
ngôn ngữ. Từ vựng là đối tƣợng nghiên cứu trực tiếp của từ vựng học. Khác với các
bộ môn ngôn ngữ khác, từ vựng học nghiên cứu từ vựng dƣới góc độ sự hình thành,
phát triển và trạng thái hiện đại của nó.
Từ vựng học đại cƣơng là một bộ phận của ngôn ngữ học đại cƣơng, có nhiệm
vụ xây dựng lí thuyết, những khái niệm cơ bản, các phƣơng pháp nghiên cứu từ
vựng chung cho mọi ngơn ngữ. Nhiệm vụ của nó là nghiên cứu xây dựng lí thuyết,
định ra các phạm trù, khái niệm, các qui luật chung cho mọi ngôn ngữ.
Từ vựng học cụ thể là từ vựng học nghiên cứu từ vựng của từng ngôn ngữ riêng
lẻ, nghiên cứu sự khúc xạ khác nhau của các quy luật chung vào từng ngôn ngữ cá
biệt và những quy luật riêng của ngơn ngữ đó. Từ vựng học tiếng Việt là một
chuyên ngành từ vựng học cụ thể.
Từ vựng học chia thành từ vựng học lịch sử và từ vựng học đồng đại, còn gọi là
từ vựng học miêu tả. Từ vựng học lịch sử Việt ngữ nghiên cứu nguồn gốc và sự
biến đổi các từ tiếng Việt theo thời gian. Từ vựng học miêu tả có nhiệm vụ nghiên
cứu từ vựng của một ngôn ngữ trong một trạng thái, mà chủ yếu là trong trạng thái
hiện đại, tạm thời không tính đến sự biến đổi trong lịch sử.
Nhiệm vụ của chúng ta là nghiên cứu vốn từ vựng của tiếng Việt hiện đại về cả
hai mặt: đặc điểm hình thức và ý nghĩa. Cụ thể là nghiên cứu các đơn vị cơ bản của
từ vựng là từ và ngữ cố định, xác định những đặc điểm của từ về hình thức, cấu tạo

và ý nghĩa, nghiên cứu hệ thống ngữ nghĩa của từ, nghiên cứu các lớp từ vựng tiêu
biểu và ứng dụng một số vấn đề giảng dạy từ vựng trong chƣơng trình THCS.
Khi nghiên cứu từ vựng, phải đề cập đến một số khái niệm ngôn ngữ học tiêu
biểu, mà đơi khi các nhà nghiên cứu nâng nó lên thành đối tƣợng của các bộ môn
ngôn ngữ học độc lập.
Từ ngun học có nhiệm vụ tìm hiểu và giải thích những hình thức và nghĩa gốc
của các từ. Đối tƣợng của từ nguyên học chính là các căn tố từ nguyên và các biểu hiện
của chúng. Từ nguyên học chú ý đến những từ mà ý nghĩa gốc bị lu mờ trong hiện tại.
Ngữ nghĩa học với tƣ cách là một bộ môn ngôn ngữ chuyên nghiên cứu ý nghĩa
5


(mặt nội dung, mặt bên trong) của các đơn vị ngơn ngữ. Ngữ nghĩa học rộng hơn từ
vựng học vì nó khơng chỉ nghiên cứu ý nghĩa của các đơn vị từ vựng mà còn quan
tâm đến ý nghĩa các đơn vị ngơn ngữ khác nhƣ hình vị, câu, hình thái ngữ pháp…
Danh học hay môn tên gọi là khoa học về sự biểu thị, sự gọi tên, có nhiệm vụ
nghiên cứu những nguyên tắc và những quy luật của việc biểu thị các đối tƣợng,
khái niệm bằng những phƣơng tiện từ vựng của các ngôn ngữ.
Từ điển học là khoa học về phƣơng pháp và nghệ thuật biên soạn các từ điển.
Ngƣời ta xếp từ điển học là một bộ phận của từ vựng học bởi vì muốn biên soạn từ
điển cần nắm vững hệ thống từ vựng của một ngôn ngữ.
2. Quan hệ giữa từ vựng học và các chun ngành ngơn ngữ học khác
Từ vựng học có quan hệ chặt chẽ với các chuyên ngành ngôn ngữ học khác nhƣ
ngữ pháp học, ngữ âm học, phong cách học…
Từ vựng học có quan hệ chặt chẽ với ngữ pháp học vì cả hai mơn này đều có đối
tƣợng nghiên cứu chung là từ song phạm vi nghiên cứu lại khác nhau. Từ vựng
nghiên cứu đặc điểm cấu tạo và ý nghĩa của từ trong khi ngữ pháp lại nghiên cứu từ
về mặt từ loại và chức năng của nó trong cấu tạo câu. Mối quan hệ giữa từ vựng học
và ngữ pháp học thể hiện ở những mặt sau:
- Các từ luôn luôn xuất hiện trong ngữ cảnh, trong đó ngữ cảnh đã đƣợc tổ chức

theo quy tắc ngữ pháp.
- Hiện tƣợng chuyển đổi từ loại giữa các từ có thể là một phƣơng tiện để cấu tạo
từ mới.
- Chức năng cú pháp của từ đơi khi có ảnh hƣởng đến ý nghĩa của nó.
- Trật tự cú pháp của tiếng Việt nhiều khi thể hiện ý nghĩa của từ.
Từ vựng học và ngữ âm học không tách rời nhau. Ngữ âm học nghiên cứu cấu
tạo vỏ âm thanh của từ liên quan đến các yếu tố cấu tạo từ (âm tiết), từ vựng học
nghiên cứu đặc điểm cấu tạo và ý nghĩa của từ. Những đặc trƣng ngữ âm đƣợc coi
là tín hiệu phân giới từ, tín hiệu ngữ âm làm phƣơng tiện cấu tạo từ, mối tƣơng quan
giữa ngữ âm và ngữ nghĩa trong những từ sao phỏng, một số ý nghĩa của từ đƣợc
giải thích trên phƣơng diện ngữ âm học lịch sử.
Từ vựng học và phong cách học đều nghiên cứu các hiện tƣợng chuyển nghĩa nhƣ
ẩn dụ, hoán dụ và các hiện tƣợng chuyển nghĩa khác, mặc dù bản chất chuyển nghĩa
trong từ vựng học và phong cách học là hoàn toàn khác nhau. Chuyển nghĩa trong từ
vựng học làm giàu cho ngôn ngữ bằng cách tạo ra cách nghĩa mới còn chuyển nghĩa
6


phong cách học tạo ra những khả năng và cách thức diễn đạt một cách sáng tạo…
Khơng những có quan hệ với những chuyên ngành ngôn ngữ học miêu tả mà từ
vựng học còn liên quan đến những vấn đề thuộc về lịch sử, văn hố dân tộc bởi mỗi
ngơn ngữ ln ln có đời sống hành chức trong một bối cảnh văn hoá lịch sử nhất
định, chịu sự ảnh hƣởng chi phối trực tiếp của bối cảnh đó. Do đó, từ vựng trở thành
một phƣơng tiện quan trọng để lƣu giữ những kí ức văn hố, kinh tế, chính trị, lịch
sử, xã hội…của một cộng đồng, một dân tộc.
3. Một số phƣơng pháp nghiên cứu cơ bản của từ vựng học
3.1 Phƣơng pháp phân bố
Là toàn thể những chu cảnh mà một đơn vị ngơn ngữ có thể xuất hiện, phân biệt
với tất cả những chu cảnh khác mà đơn vị ngơn ngữ ấy khơng thể xuất hiện. Phân
tích phân bố là một phƣơng pháp định ranh giới các đơn vị ý nghĩa trên cơ sở những

sự phân bố của chúng. Nhờ phƣơng pháp phân bố, chúng ta có thể xác lập đƣợc các
mơ hình ngữ nghĩa của các đơn vị từ vựng.
3.2 Phƣơng pháp thay thế
Đƣợc xem là một phƣơng pháp bổ sung cho phƣơng pháp phân bố, bằng cách
thay thế một đơn vị ngôn ngữ này bởi một đơn vị ngôn ngữ khác trong khi vẫn giữ
nguyên cấu trúc cú pháp. Một từ có thể đƣợc thay thế bằng các từ khác nhau trong
những chu cảnh nhƣ nhau, qua đó tìm ra các nét nghĩa tƣơng đồng và khu biệt trong
cấu trúc ngữ nghĩa của từ.
3.3 Phƣơng pháp phân tích thành tố trực tiếp
Là phƣơng pháp nghiên cứu mặt nội dung các đơn vị ngôn ngữ với mục đích
phân chia ý nghĩa thành các thành tố nghĩa nhỏ nhất. Phƣơng pháp phân tích thành
tố trực tiếp đặt cơ sở trên việc giả định rằng ý nghĩa mỗi đơn vị ngôn ngữ sự kết hợp
của các thành tố ngữ nghĩa, các nghĩa vị đó khơng thể chia nhỏ hơn đƣợc nữa, đƣợc
chấp nhận nhƣ những tiên đề sẵn có. Phƣơng pháp này liên quan chặt chẽ với lý
thuyết trƣờng nghĩa.

7


CÂU HỎI
1. Vị trí của từ vựng học trong ngơn ngữ?
2. Định nghĩa từ vựng học. Nhiệm vụ nghiên cứu?
3. Nêu một số chuyên ngành của từ vựng học.
4. Quan hệ giữa từ vựng học và các chuyên ngành ngôn ngữ học miêu tả khác?
4. Nêu một số phƣơng pháp nghiên cứu cơ bản của từ vựng học.

8


Chƣơng 2. CÁC ĐƠN VỊ TỪ VỰNG TIẾNG VIỆT

1. Từ tiếng Việt
1.1 Khái niệm
Trong Giáo trình ngơn ngữ học đại cương, F.de Saussure đã viết: “…từ là một
đơn vị luôn ám ảnh tƣ tƣởng chúng ta nhƣ một cái gì đó trung tâm trong tồn bộ cơ
cấu ngơn ngữ, mặc dù khái niệm này khó định nghĩa.”
Từ là đơn vị cấu trúc - ngữ nghĩa cơ bản của ngôn ngữ dùng để gọi tên các sự
vật và thuộc tính của chúng, các hiện tƣợng, các quan hệ của thực tiễn. Cho đến nay
đã có nhiều cơng trình cố gắng xác định những đặc điểm cơ bản, phổ biến của từ
trong tất cả các ngôn ngữ trên thế giới. Nhƣng những cố gắng đó chỉ đƣa đến kết
luận: cái gọi là từ trong tất cả các ngôn ngữ thuộc những loại hình khác nhau là rất
khác nhau. Ngay đối với tiếng Việt, đã có trên 300 định nghĩa khác nhau về từ. Một
cách chung nhất, trong giới Việt ngữ học tồn tại những khác biệt lớn về từ và kích
thƣớc của từ tiếng Việt. Chẳng hạn, với những cứ liệu sau đây:
- Áo dài, nhà lá, quốc gia, hoa hồng.
- Thằn lằn, bù nhìn, cà lăm.
- Đất đai, chim chóc, xa xơi, lạnh lùng
Các nhà nghiên cứu tiếng Việt đã có những quan điểm xử lí theo những cách
khác nhau, tập trung vào những vấn đề tranh cãi nhất của từ tiếng Việt. Theo quan
điểm thứ nhất, tất cả các đơn vị trên đều là ngữ đoạn, trong đó mỗi âm tiết tƣơng
ứng với một từ, đồng thời cũng là một hình vị. Do đó, trong tiếng Việt khơng có cái
gọi là từ láy, từ ghép mà chỉ có ngữ láy, ngữ ghép. Theo quan điểm thứ hai, tất cả
đều là những từ phức có hai hình vị, trong đó nhóm 1 là ghép nghĩa, nhóm 2 là ghép
ngẫu hợp và nhóm 3 là từ láy. Theo quan điểm thứ ba, nhóm 1 là từ ghép, nhóm 2 là
từ đơn đa tiết, nhóm 3 là từ láy.
Một số định nghĩa phổ biến về từ tiếng Việt:
- Từ là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa của ngơn ngữ đƣợc vận dụng độc lập, tái hiện
tự do trong lời nói để xây dựng nên câu. (Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng
9



Trọng Phiến - Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt ).
Từ là một đơn vị đặc biệt có thể diễn đạt một nội dung tối thiểu đầy đủ và phân
biệt với các đơn vị ngôn ngữ khác. (Nguyễn Văn Tu - Từ vựng học tiếng Việt hiện đại)
- Từ là đơn vị nhỏ nhất có thể vận dụng độc lập trong câu. Nhƣng không phải
một từ nào cũng là một đơn vị tế bào của cú pháp. (Nguyễn Tài Cẩn- Ngữ pháp tiếng Việt)
- Từ tiếng Việt là một hoặc một số âm tiết cố định, bất biến, mang những đặc
điểm ngữ pháp nhất định, nằm trong những kiểu cấu tạo nhất định, tất cả ứng với
một kiểu ý nghĩa nhất định, sẵn có đối với mọi thành viên của xã hội Việt Nam, lớn
nhất trong tiếng Việt và nhỏ nhất để tạo câu. (Đỗ Hữu Châu - Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt)
Định nghĩa trên nêu ra các đặc điểm cơ bản của từ tiếng Việt nhƣ sau:
+ Về hình thức ngữ âm: từ tiếng Việt có hình thức ngữ âm bất biến. Đơn vị ngữ
âm tạo nên hình thức ngữ âm của từ tiếng Việt là âm tiết, những số lƣợng âm tiết
trong một từ có thể là một mà cũng có thể là hơn một. Trong tiếng Việt, ranh giới
của từ trùng với ranh giới âm tiết.
+ Về cấu tạo từ: cấu tạo từ tham gia vào việc xác định từ về ngữ nghĩa và ngữ pháp.
+ Đặc điểm ngữ pháp là một trong những đặc điểm quyết định tƣ cách của một đơn
vị nào đấy. Nó vừa chi phối đặc trƣng ngữ nghĩa vừa chi phối khả năng tạo câu của từ.
+ Đặc điểm về ngữ nghĩa: là đặc trƣng quan trọng bậc nhất để khẳng định tƣ
cách từ của một hình thức ngữ âm nào đấy.
+ Đặc điểm là đơn vị nhỏ nhất để tạo câu là đặc điểm chức năng của từ. Từ là
đơn vị độc lập để tạo câu.
+ Đặc điểm sẵn có của từ. Từ là những đơn vị ngơn ngữ sẵn có đối với xã hội và
các thành viên trong cộng đồng. Đây là đặc điểm để phân biệt từ và các đơn vị
thuộc cấp độ cú pháp. Do đó, từ mang tính xã hội và bắt buộc đối với mọi thành
viên trong cộng đồng.
+ Tập hợp tất cả các thuộc tính trên làm thành một từ. Khơng thể chứng minh tƣ
cách từ của một hình thức nào đấy nếu chỉ căn cứ vào một và duy nhất một đặc
điểm nào đấy của nó.
Sau đây là một định nghĩa thƣờng đƣợc coi là phổ quát về từ trong mọi ngôn
ngữ trên thế giới: từ là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất có khả năng hoạt động độc lập.

Tuy nhiên nhƣ thế nào là hoạt động độc lập thì có nhiều cách hiểu khác nhau, nhƣ
10


khả năng đảm nhiệm một chức năng ngữ pháp, hay khả năng kết hợp với những đơn
vị có khả năng đó…Trong hệ thống ngơn ngữ, ngữ cố định cũng có khả năng hoạt
động độc lập nhƣng có thể phân tách thành nhiều từ.
1.2 Cấu tạo từ
1.2.1 Đơn vị cấu tạo từ
Xét theo khả năng sản sinh ra các từ cho từ vựng tiếng Việt, có thể định nghĩa:
đơn vị cấu tạo từ là những đơn vị mà tiếng Việt sử dụng để cấu tạo ra các từ cho từ
vựng chứ không phải tạo ra các cụm từ, ra các câu cụ thể. Đơn vị cấu tạo từ là
những hình thức ngữ âm có ý nghĩa nhỏ nhất, tức là những yếu tố không thể phân
chia nhỏ hơn đƣợc nữa mà cũng có nghĩa, đƣợc dùng để tạo ra các từ theo các
phƣơng thức cấu tạo của từ tiếng Việt. Đó chính là hình vị. Những đơn vị khơng có
nghĩa thì khơng thể tham gia cấu tạo từ.
Hình vị là đơn vị ngơn ngữ nhỏ nhất có nghĩa, về mặt hình thức ngữ âm hình vị
có thể gồm một hay nhiều âm tiết. Hình vị có nhiều chức năng nhƣng chức năng
quan trọng nhất, quyết định sự tồn tại của chúng là chức năng cấu tạo từ. Hình vị
trong tiếng Việt đƣợc gọi là từ tố (Đỗ Hữu Châu). Hình vị hay từ tố là đơn vị tiếng
Việt có thể đi vào các phƣơng thức tạo từ tiếng Việt để làm nên từ tiếng Việt.
1.2.2 Phƣơng thức cấu tạo từ
Phƣơng thức cấu tạo từ là cách thức mà ngôn ngữ tác động vào hình vị để cho ta
các từ. Tiếng Việt sử dụng ba phƣơng thức sau đây: từ hố hình vị, ghép hình vị và
láy hình vị.
- Phƣơng thức từ hố hình vị
Là phƣơng thức tác động vào bản thân một hình vị, làm cho nó có những đặc
điểm ngữ pháp và ý nghĩa của từ, biến hình vị thành từ mà khơng thêm bớt hay can
thiệp gì vào hình thức của nó. Những từ nhƣ: nhà, xe, ăn, yêu, ghét, học…đều là sản
phẩm của phƣơng thức từ hố hình vị. Nhƣ vậy, trong tiếng Việt, một từ đơn có

hình thức là một hình vị.
Hiện nay, phƣơng thức này chỉ tác động vào các hình thức ngữ âm mơ phỏng âm
thanh và các yếu tố vay mƣợn. Ví dụ cạch vốn mô phỏng tiếng động không vang
khi hai vật rắn va chạm vào nhau, nay thông qua phƣơng thức từ hố, nó mang ý
11


nghĩa “bắn súng cối bằng cách thả đạn vào nòng súng” (Cạch cho chúng mấy quả
81) và mang đặc điểm ngữ pháp của từ bắn. Các từ khác nhƣ đét, đốp, bịch…đều
thuộc trƣờng hợp này. Các từ nhƣ: săm, lốp, phanh, mì chính, xích lơ…đều do từ
hố các yếu tố nƣớc ngoài.
- Phƣơng thức ghép
Là phƣơng thức tác động vào hai hoặc hơn hai hình vị có nghĩa, kết hợp chúng
với nhau để sản sinh ra một từ mới mang đặc điểm ngữ pháp và ý nghĩa nhƣ một từ.
Ví dụ phƣơng thức ghép tác động vào các hình vị rời nhƣ sách, vở cho ta từ ghép
sách vở; hoa, hồng cho từ hoa hồng…
- Phƣơng thức láy
Là phƣơng thức tác động vào một hình vị cơ sở làm xuất hiện một hình vị láy
giống nó tồn bộ hay bộ phận về âm thanh. Cả hình vị cơ sở lẫn hình vị láy tạo
thành một từ mang đặc điểm ngữ pháp và ngữ nghĩa của một từ. Ví dụ phƣơng thức
láy tác động vào hình vị gốc “đỏ” tạo ra hình vị láy là “đo”, chúng kết hợp với nhau
cho ra từ láy “đo đỏ”.
Ngoài ba phƣơng thức tác động vào hình vị tạo thành từ trên đây, cịn có phƣơng
thức cấu tạo từ theo lối chuyển nghĩa một từ đã sẵn có nhƣ từ ốc thành đinh ốc, ruột
thành ruột lốp xe đạp…Tuy nhiên vì phƣơng thức này khơng tạo ta từ mới mà sử
dụng các từ đã có sẵn đã đƣợc tạo ra nhờ ba phƣơng thức trên nên nó khơng đƣợc
tính đến nhƣ một phƣơng thức cấu tạo từ độc lập.
1.2.3 Các kiểu từ xét về mặt cấu tạo
Vì tồn tại nhiều quan niệm về từ khác nhau nhƣ đã nói ở trên nên mỗi nhà
nghiên cứu cũng có cách phân chia từ theo cấu tạo khác nhau.

Phần lớn các tác giả đều căn cứ vào số lƣợng hình vị để chia từ thành từ đơn và
từ kép (từ phức hợp). Từ đơn là từ chỉ có một hình vị, cịn từ phức hợp gồm hai
hình vị trở lên. Từ phức gồm từ láy và từ ghép.
GS Nguyễn Tài Cẩn trong Ngữ pháp tiếng Việt quan niệm tiếng trong tiếng Việt
đơn vị trùng với hình vị nên chủ trƣơng các tổ hợp âm tiết chặt chẽ, cố định đều là
từ ghép. Tiếp đó, từ ghép đƣợc phân chia thành từ ghép âm, từ ghép nghĩa và từ
ghép ngẫu hợp.
GS Đỗ Hữu Châu quan niệm theo phƣơng thức cấu tạo từ, từ tiếng Việt gồm hai
12


loại là từ đơn và từ phức, từ phức lại gồm từ láy và từ ghép. Tuy nhiên, nội hàm của
các khái niệm trên khơng trùng khít hồn tồn với các tác giả khác. Quan niệm của
Đỗ Hữu Châu hiện nay đƣợc sử dụng nhƣ là quan điểm chuẩn mực, ứng dụng trong
giáo dục tiếng Việt ở nhà trƣờng phổ thơng.
1.2.3.1 Từ đơn
Là những từ có một hình vị. Về ngữ nghĩa, chúng khơng lập thành những hệ
thống có một kiểu ngữ nghĩa chung. Căn cứ vào số lƣợng âm tiết, ta có từ đơn đơn
tiết và từ đơn đa tiết. Trong từ vựng tiếng Việt, từ đơn đa tiết có những nguồn gốc
gốc khác nhau. Một bộ phận từ đơn đa tiết đã có sẵn từ trƣớc khi có sự tiếp xúc văn
hố Việt- Phƣơng Tây, ví nhƣ: bồ hóng, tắc kè, kì nhơng, ba ba, thằn lằn...Ngồi ra
cũng có một số lƣợng khá lớn từ đơn đa tiết có nguồn gốc từ các ngơn ngữ phƣơng
Tây, đặc biệt là tiếng Pháp: xà bơng, xà phịng, xích lơ, ơ tô, ti vi, mô tô…
Các từ đơn đơn tiết tiếng Việt cũng có nhiều nguồn gốc: Mƣờng, Khmer, TàyThái, Hán, Hán Việt, gốc Ấn Âu...Các từ đơn đơn tiết chính là các từ đơn mang
những đặc trƣng tiêu biểu về ngữ nghĩa của tiếng Việt, đóng vai trị quan trọng
trong việc cấu tạo từ tiếng Việt. Chúng vừa là từ vừa là hình vị để tạo thành từ láy
và từ ghép cho tiếng Việt.
Về ngữ nghĩa, có các từ đơn đơn âm có nghĩa thực (tức là có ý nghĩa từ vựng) và
các từ đơn đơn âm mang nghĩa hƣ (chỉ có ý nghĩa ngữ pháp). Các từ đơn mang
nghĩa hƣ cũng có thể là từ tố để tạo thành các từ phức.

1.2.3.2 Từ láy
Là những từ đƣợc cấu tạo theo phƣơng thức láy, đó là phƣơng thức lặp lại
tồn bộ hay bộ phận hình thức âm tiết của một hình vị hay đơn vị có nghĩa. Từ láy
đƣợc tạo ra do phƣơng thức láy tác động vào một từ tố cơ sở làm xuất hiện một từ
tố thứ sinh, gọi là từ tố láy. Giữa các yếu tố cấu tạo từ láy có quan hệ ngữ âm và có
sự biểu trƣng về mặt ngữ nghĩa.
Sự hoà phối âm thanh trong từ láy đƣợc thể hiện nhƣ sau:
- Lặp lại toàn bộ hay bộ phận (phụ âm đầu hay phần vần) của từ tố cơ sở.
- Có sự hài hồ nhạc điệu thể hiện bằng sự hoà phối thanh điệu theo hai nhóm:

13


Nhóm

Âm vực thấp

Âm vực cao

Thanh điệu

Huyền, ngã, nặng

Ngang, hỏi, sắc

Ví dụ

Nghĩ ngợi, phũ phàng, đẹp Nghỉ ngơi, mát mẻ, xấu
đẽ, nằng nặng...


xa, san sát, nhỏ nhắn...

Lƣu ý: Không phải tất cả các từ láy trong tiếng Việt đều theo quy luật hoà phối
thanh điệu trên. Những từ láy gồm hai từ tố, trong đó một từ tố cơ sở có nghĩa, từ tố
láy khơng có nghĩa theo đúng quy tắc thanh điệu là những từ láy điển hình, tạo
thành trung tâm của từ láy tiếng Việt, ngồi ra vẫn có một số lƣợng từ láy cá biệt,
không theo quy luật chung nói trên: ủ rũ, bơ phờ, ơm đồm, êm đềm, tanh bành, se sẽ...
- Căn cứ vào số lần tác động của phƣơng thức láy vào từ tố gốc, có các kiểu từ
láy sau:
+ Láy đơi: phƣơng thức láy tác động một lần vào từ tố gốc cho ta từ láy đơi. đây
là kiểu từ láy điển hình của tiếng Việt. Ví dụ: hay ho, lấp lánh, san sát, râm ran...
+ Láy ba: phƣơng thức láy tác động một lần vào từ láy đôi cho ta từ láy ba. Ví
dụ: sạch sành sanh (sạch sanh), tiến liền liện (tiến liện), xốp xồm xộp (xốp xộp),
dửng dừng dưng (dửng dƣng)...
+ Láy tƣ: phƣơng thức láy tác động vào thành tố cơ sở là một từ ghép đẳng lập
gồm hai âm tiết, là những từ láy hoàn toàn với ý nghĩa biểu thị sự lặp đi lặp lại
nhiều lần một sự vật hiện tƣợng, sự kiện nào đấy: tầng tầng lớp lớp. Hoặc láy tƣ
cũng là sự tác động của phƣơng thức láy vào từ láy đôi: khấp kha khấp khểnh, lấp la
lấp lánh, hì hà hì hục, nhốn nha nhốn nháo...
- Căn cứ vào yếu tố đƣợc láy lại trong từ ngƣời ta phân từ láy đôi thành những
kiểu sau:
+ Từ láy tồn bộ: là từ láy có các tiếng lặp lại nhau hồn tồn, hoặc chỉ có sự
biến đổi về thanh điệu hoặc âm cuối để tạo nên sự hài hồ về âm thanh. Ví dụ: xanh
xanh, đo đỏ, đèm đẹp, người người, lớp lớp...Từ láy toàn bộ là bộ phận hình thái
học tiếng Việt, mang ý nghĩa từ vựng và ý nghĩa ngữ pháp khá rõ nét. Khi từ láy
tồn bộ là một danh từ thì có nghĩa là tồn thể tất cả các đơn vị, khơng loại trừ đơn
vị nào: nhà nhà, người người, tầng tầng lớp lớp, ngành ngành...Từ láy tồn bộ là
tính từ thì nó mang ý nghĩa giảm nhẹ cƣờng độ tính chất so với ý nghĩa của từ tố cơ
14



sở: thương thương, tim tím, xinh xinh, xa xa...Trong từ láy toàn bộ, tiếng đứng sau
thƣờng mang nghĩa.
+ Từ láy bộ phận: các tiếng giống nhau về phụ âm đầu hoặc phần vần.
Láy phụ âm đầu: rộn ràng, vui vẻ, dễ dãi, tê tái, xun xoe.. .
Láy vần: lẩm bẩm, lúng túng, cheo veo, chon von, choáng váng...Đối với những
từ láy vần rất khó để xác định đƣợc từ tố cơ sở.
- Ý nghĩa từ láy:
Từ láy là những từ đƣợc sinh ra từ một tiếng gốc cho nên ý nghĩa của nó thƣờng
quan hệ mật thiết với ý nghĩa của tiếng gốc đó. Phƣơng thức láy tạo nên hàng loạt
từ cho ngơn ngữ và những từ này ngồi ý nghĩa riêng của chúng còn mang sắc thái
ý nghĩa chung. Từ láy phần lớn chỉ trạng thái hoặc tính chất nào đó, do đó đứng về
mặt từ loại mà xét, đại đa số là tính từ hoặc động từ chỉ tình thái mặc dù tiếng gốc
của nó đơi khi là danh từ hoặc động từ.
Ví dụ: mỡ  mỡ màng
văn  văn vẻ
nết  nết na
Các từ đƣợc cấu tạo từ phƣơng thức láy đều mang ý nghĩa hoặc đột biến hoặc
sắc thái tiếng gốc. Đột biến có nghĩa là từ đƣợc tạo hoàn toàn khác hẳn với ý nghĩa
của tiếng gốc.
Ví dụ:

túng  lúng túng
lún  lún phún
đẽo  lẽo đẽo

Kiểu từ láy vần thƣờng tiêu biểu cho loại ý nghĩa này, do đó thƣờng khó để tìm
ra nghĩa gốc. Ý nghĩa của từ đƣợc cấu tạo thêm chỉ bổ sung nét nghĩa mới cho tiếng
gốc chứ không làm thay đổi ý nghĩa của tiếng gốc. Có hai dạng sắc thái hoá khác
nhau: mở rộng hoặc thu hẹp ý nghĩa cho tiếng gốc.

Ví dụ:
- Mở rộng ý nghĩa so với tiếng gốc: chim  chim chóc, máy  máy móc, rau 
rau ráng, nước  nước nơi...
- Thu hẹp ý nghĩa so với tiếng gốc: lạnh  lạnh lùng, lạnh lẽo.
15


Lạnh: 1. cảm giác về nhiệt độ.
2. thái độ của ngƣời đối với ngƣời
3. tâm trạng, cảm giác nội tâm.
Lạnh lùng chỉ bao gồm nghĩa 2. và 3.; lạnh lẽo chỉ gồm 1. và 2.
Ngồi ra một số khn láy âm thƣờng có ý nghĩa cho các từ láy cùng khn.
+ Vần ăn: cảm giác dễ chịu, thích thú.
Ví dụ: nhỏ nhắn, xinh xắn, đầy đặn, tƣơi tắn, đỏ đắn, vuông vắn...
Nhƣng nếu vần ăn đi với thanh huyền (ằn) thì thƣờng mang nghĩa xấu: cộc cằn,
cằn nhằn, nhọc nhằn...
+ Vần âp: thƣờng diễn tả sự dao động đều đặn theo chiều lên xuống hoặc theo
tình trạng hiện ra, mất đi.
Ví dụ: bập bùng, tập tễnh, mấp mơ, tấp nập, lấp ló, tấp tểnh, nhấp nháy...
+ Vần uc: thì thƣờng diễn tả sự dao động theo chiều ngang từng quãng ngắn.
Ví dụ: Phục phịch, ngúc ngoắt, nhún nhích, trục trặc...
- Ý nghĩa biểu cảm của từ láy: từ láy âm đem đến sự sơi động, tính đa dạng của
thế giới bên ngoài và sự phong phú, tinh tế của nội tâm con ngƣời.
Ví dụ: Lo so với: băn khoăn, lo lắng, thẫn thờ, bần thần, bồn chồn
Mừng so với: hí hửng, hân hoan, háo hức, hớn hở...
Từ láy âm sinh động, cụ thể và tạo ra sự hài hoà về âm thanh: róc rách, rì rầm,
khanh khách, tí tách...
Do đặc điểm có sắc thái biểu cảm cao, các từ láy âm là những phƣơng tiện rất
đắc lực cho ngôn ngữ nghệ thuật, vì ngơn ngữ nghệ thuật thƣờng địi hỏi tính cụ thể
và tính hình tƣợng. Từ láy âm giúp ngƣời sáng tác tìm đƣợc lối nói ngắn gọn mà có

hình ảnh và có khả năng biểu cảm cao. Nếu khơng có nó, ta phải dùng nhiều từ mới
diễn đạt tồn bộ ý muốn nói.
1.2.3.3 Từ ghép
Là những từ đƣợc tạo nên do sự kết hợp của các hình vị riêng rẽ, độc lập theo
phƣơng thức ghép. Có những từ ghép hai, ba thậm chí là bốn hình vị nhƣng những
từ ghép hai hình vị cơ sở là dạng tiêu biểu đặc trƣng của các từ ghép tiếng Việt. Tuy
nhiên cần lƣu ý là từ ghép hai từ tố cơ sở có thể gồm ba âm tiết: tắc kè hoa, mì
16


chính cánh...nhƣng điển hình là những từ ghép hai âm tiết.
Việc phân loại từ ghép tiếng Việt có thể dựa vào nhiều tiêu chí khác nhau, dẫn
đến nhiều loại từ ghép khác nhau.
- Dựa vào quan hệ chức năng của các yếu tố cấu tạo từ:
+ Từ ghép chính phụ: từ ghép gồm tiếng chính và tiếng phụ, tiếng phụ bổ
sung nghĩa cho tiếng chính. Tiếng chính thƣờng đứng trƣớc, còn từ phụ đứng sau:
Quốc ca, mắt cá, học sinh, bà ngoại, nồi cơm điện, xe đạp, hoa hồng...
+ Từ ghép đẳng lập: là từ ghép có các tiếng bình đẳng về mặt ngữ pháp, khơng phân ra
tiếng chính, tiếng phụ: Quần áo, sách vở, nhà cửa, lo nghĩ, yên lặng, xương máu, mơ mộng...
+ Từ ghép không xác định đƣợc đƣợc quan hệ. Đại bộ phận các từ ghép không
xác định đƣợc quan hệ giữa các từ tố là những từ ghép do các từ tố có nghĩa hƣ tạo
nên. Khó có thể kết luận mối quan hệ giữa các từ tố trong các từ ghép trên đây là
chính phụ hay đẳng lập nên ngƣời ta xếp chúng vào dạng từ ghép không xác định
đƣợc quan hệ: ắt hẳn, ắt là, bởi vậy, cho nên...
- Dựa vào quan hệ ngữ nghĩa giữa các yếu tố cấu tạo từ:
+ Từ ghép hợp nghĩa: là những từ ghép đƣợc cấu tạo nên từ những hình vị độc
lập, bình đẳng với nhau, mỗi hình vị đều có ý nghĩa riêng. Ý nghĩa của từ ghép hợp
nghĩa là sự tổng hợp ý nghĩa của các yếu tố cấu tạo nên từ ghép đó: Ếch nhái, ông
bà, cha mẹ, cam quýt, cày bừa, buôn bán, gặt hái, cày cấy, học hành..


.

+ Từ ghép phân nghĩa: là loại từ ghép đƣợc cấu tạo từ hai hình vị theo quan hệ
chính phụ, trong đó có một hình vị mang nghĩa khái quát, chỉ loại lớn và một hình
vị có tác dụng phân hố loại lớn đó thành những loại nhỏ hơn: mỹ nhân, mỹ từ, dưa
hấu, dưa gang, dưa chuột, nhà trường, máy in, máy chụp ảnh, máy quay phim, máy
chiếu…Trong đó, máy là từ tố chính, cịn in, chụp ảnh, quay phim, chiếu là những
từ tố phụ có vai trị khu biệt nghĩa của từ máy, làm cho phạm vi của từ tố chính hẹp
hơn, tuy nhiên vẫn nằm trong cùng hệ thống đó.
+ Từ ghép ngẫu hợp (biệt lập): là những từ đƣợc ghép từ những yếu tố cấu tạo
có nghĩa, nhƣng nghĩa của từ ghép không giống nhƣ nghĩa của các yếu tố cấu tạo
ghép lại, mà tạo ra nghĩa mới, không liên quan gì đến nghĩa của các yếu tố: Chân
vịt, đầu ruồi, con chuột (bộ phận của máy vi tính), mâu thuẫn, mát tay, con lươn,
cứng họng, tím gan, tím mặt, ấm đầu..

.
17


Đại đa số những từ ghép chính phụ trong tiếng Việt là những từ ghép phân
nghĩa, còn từ ghép đẳng lập từ ghép hợp nghĩa.
2. Ngữ cố định
2.1 Khái niệm
Ngữ là một đơn vị tồn tại có thật và phổ biến trong tiếng Việt, nhƣng cũng nhƣ
từ, có nhiều quan niệm khác nhau về ngữ, cũng nhƣ ranh giới mập mờ giữa từ và
ngữ theo những nhà ngôn ngữ học khác nhau. Ngay số lƣợng các từ trong ngữ cũng
không thống nhất, có ý kiến cho rằng ngữ gồm ít nhất 2 từ trở lên, nhƣng ý kiến
khác lại quan niệm ngữ có khi chỉ cần là một từ (ngữ đơn). Tuy nhiên, một cách phổ
biến, ngƣời ta cho rằng ngữ là kết hợp hai hoặc nhiều thực từ diễn đạt một khái
niệm thống nhất, và là tên gọi phức tạp biểu thị các hiện tƣợng của sự vật khách

quan.
Ngữ cố định là những cụm từ đã cố định hoá, có tính chất chặt chẽ, sẵn có, bắt
buộc và có tính xã hội nhƣ từ. Ví dụ: Giàu nứt đố đổ vách, Đỉa phải vơi, Đẹp như
tiên, Chó chui gầm chạn, Rẻ như bèo, Chuột chạy cùng sào..
2.2 Đặc điểm của ngữ cố định
Ngữ cố định là một sản phẩm của lịch sử và xã hội chứ không phải do một cá
nhân nào đấy tự sáng tạo ra. Những từ trong ngữ cố định với những mức độ khác
nhau đã dần dần mất tính độc lập và tổ hợp thành một kết cấu chặt chẽ hồn chỉnh,
khơng thể chia tách. Thông thƣờng, chúng ta không thể thay đổi trật tự cũng nhƣ
các yếu tố trong kết cấu này.
Ví dụ: Nói toạc móng heo chứ khơng thể thay thành nói toạc móng lợn dù heo và
lợn là những từ đồng nghĩa, ngay cả những vùng phƣơng ngữ khơng nói heo trong
vốn từ vựng, ngƣời ta vẫn sử dụng ngữ cố định là “nói toạc móng heo”.
Về mặt kết cấu các ngữ cố định có rất nhiều kiểu khác nhau trong đó kiểu đối
xứng chiếm một tỷ lệ đáng kể là 70%. Ví dụ: Mẹ trịn con vng, Bụng làm dạ chịu,
Con dại cái mang,Tiên sa cá lặn, Mèo mả gà đồng..
Cho nên, để xác định một ngữ cố định ngƣời ta thƣờng căn cứ vào tính chất
tƣơng đƣơng với từ về chức năng tạo câu. Mặc dù ngữ cố định có thể là cụm từ,
18


nhƣng cũng có khi có cấu trúc một cụm chủ vị nhƣng giá trị ngữ nghĩa và chức
năng tạo câu của nó vẫn chỉ tƣơng đƣơng với một từ.
Ngữ cố định tồn tại theo một hình thức sẵn có, ít thay đổi so với các cụm từ tự
do. Tuy nhiên, trong câu, cũng có khi ngữ cố định đƣợc biến đổi theo hình thức rút
gọn hơn, linh hoạt hơn cho phù hợp với tính uyển chuyển của ngơn ngữ giao tiếp.
Các biến thể này khá linh hoạt. Ví dụ: Châu chấu đá voi/ Châu chấu đá xe; Long
trời lở đất/ Rung trời chuyển đất/ Trời long đất lở..
2.3 Phân loại ngữ cố định
2.3.1 Phân loại ngữ cố định theo kết cấu (hình thức)

Đây là cách phân loại ngữ cố định dựa vào kết cấu cú pháp của các từ trong
ngữ. Căn cứ vào tiêu chí này, ngữ cố định trong tiếng Việt chia làm hai loại lớn là
ngữ cố định có kết cấu là cụm từ và ngữ cố định có kết cấu là câu. Trong ngữ cố
định có kết cấu cụm từ thì chia thành hai loại nhỏ là ngữ có từ trung tâm và ngữ
khơng có từ trung tâm.
- Ngữ cố định có từ trung tâm: Hiền như bụt, Đẹp như tiên, Dai như đỉa đói, bạc
như vơi...
- Ngữ cố định khơng có từ trung tâm: Dãi nắng dầm mưa, Chạy đôn chạy đáo,
Một nắng hai sương, Nay đây mai đó, Đi guốc trong bụng..
- Ngữ cố định có kết cấu là câu: Chuột chạy cùng sào, Ruột bỏ ngoài da, Ăn cơm
nhà vác từ và hàng tổng, Giậu đổ bìm leo...
2.3.2 Phân loại ngữ cố định theo chức năng
Căn cứ vào hoạt động của ngữ cố định trong chức năng tạo câu tƣơng tự nhƣ
chức năng tạo câu của các từ, có thể chia ngữ cố định thành hai loại lớn: ngữ cố
định miêu tả (thành ngữ) và quán ngữ.
2.3.2.1 Ngữ cố định miêu tả
Là những ngữ cố định tƣơng đƣơng với các từ định danh. Chúng vừa có chức
năng gọi tên sự vật hiện tƣợng, hoạt động, trạng thái, tính chất, trạng thái chƣa có
tên đồng thời góp phần thể hiện sắc thái khác nhau của một sự vật, hoạt động, tính
chất, trạng thái nếu chúng đã có tên gọi. Nhƣ vậy, các ngữ cố định miêu tả vừa có
19


chức năng định danh lại vừa có chức năng biểu thị sắc thái tình cảm của ngƣời sử
dụng đối với các hiện tƣợng, sự vật đó. Đây cũng chính là các thành ngữ. Thành
ngữ có hai loại: thành ngữ so sánh và thành ngữ miêu tả ẩn dụ.
Đối với thành ngữ so sánh, loại này bao gồm những thành ngữ có cấu trúc là một
cấu trúc so sánh. Ví dụ: Lạnh nhƣ tiền, Rách nhƣ tổ đỉa, Cƣới không bằng lại mặt,...
Mơ hình tổng qt của thành ngữ so sánh giống nhƣ cấu trúc so sánh thông thƣờng
khác: A ss B: Ở đây A là vế đƣợc so sánh, B là vế đƣa ra để so sánh, còn ss là từ so

sánh: nhƣ, bằng, tựa, hệt,...
Tuy vậy, sự hiện diện của thành ngữ so sánh trong tiếng Việt khá đa dạng, không
phải lúc nào ba thành phần trong cấu trúc cũng đầy đủ. Chúng có thể có các kiểu:
A.ss.B: Đây là dạng đầy đủ của thành ngữ so sánh. Ví dụ: Đắt nhƣ tôm tƣơi, Nhẹ
tựa lông hồng, Lạnh nhƣ tiền, Dai nhƣ đỉa đói, Đủng đỉnh nhƣ chĩnh trơi sông, Lừ
đừ nhƣ ông từ vào đền,...
(A).ss.B: Ở kiểu này, thành phần A của thành ngữ không nhất thiết phải có mặt. Nó
thể xuất hiện hoặc khơng, nhƣng ngƣời ta vẫn lĩnh hội ý nghĩa của thành ngữ ở dạng
toàn vẹn. Ví dụ: (Rẻ) nhƣ bèo, (Chắc) nhƣ đinh đóng cột, (Vui) nhƣ mở cờ trong
bụng, (To) nhƣ bồ tuột cạp, (Khinh) nhƣ rác, (Khinh) nhƣ mẻ, (Chậm) nhƣ rùa,...
ss.B: Trƣờng hợp này, thành phần A không phải của thành ngữ. Khi đi vào hoạt
động trong câu nói, thành ngữ kiểu này sẽ đƣợc nối thêm với A một cách tuỳ nghi,
nhƣng nhất thiết phải có. A là của câu nói và nằm ngồi thành ngữ. Ví dụ:
Ăn ở với nhau
Xử sự với nhau
Giữ ý giữ tứ với nhau
... nhƣ mẹ chồng với nàng dâu
Có thể kể ra một số thành ngữ kiểu này nhƣ: Nhƣ tằm ăn rỗi, Nhƣ vịt nghe sấm,
Nhƣ con chó ba tiền, Nhƣ gà mắc tóc, Nhƣ đỉa phải vơi, Nhƣ ngậm hột thị,...
Đối với thành ngữ so sánh tiếng Việt, có thể nêu một vài nhận xét về cấu trúc của
chúng nhƣ sau:
20


Vế A (vế đƣợc so sánh) không phải bao giờ cũng buộc phải hiện diện trên cấu trúc
hình thức, nhƣng nội dung của nó thì vẫn ln ln là cái đƣợc "nhận ra". A thƣờng
là những từ ngữ biểu thị thuộc tính, đặc trƣng hoặc trạng thái hành động,... nào đó.
Rất ít khi chúng ta gặp những khả năng khác.
Từ so sánh trong thành ngữ so sánh tiếng Việt phổ biến là từ nhƣ; còn những từ so
sánh khác, chẳng hạn nhƣ tựa, tựa nhƣ, nhƣ thể, bằng, tày,... (Gƣơng tày liếp, Tội

tày đình, Cƣới khơng bằng lại mặt,...) chỉ xuất hiện hết sức ít ỏi.
Vế B (vế để so sánh) luôn luôn hiện diện, một mặt để thuyết minh, làm rõ cho A,
mặt khác, nhiều khi nó lại chỉ bộ lộ ý nghĩa của mình trong khi kết hợp với A, thong
qua A. Ví dụ: Ý nghĩa "lạnh" của tiền chỉ bộ lộ trong Lạnh nhƣ tiền mà thôi. Các
thành ngữ Nợ nhƣ chúa Chổm, Rách nhƣ tổ đỉa, Say nhƣ điếu đổ, Say khƣớt cò
bợ,... cũng tƣơng tự nhƣ vậy.
Mặt khác, các sự vật, hiện tƣợng, trạng thái,... đƣợc nêu ở B phản ánh khá rõ nét
những dấu ấn về đời sống văn hoá vật chất và tinh thần của dân tộc Việt. Đối chiếu
với thành ngữ so sánh của các ngôn ngữ khác, ta dễ thấy sắc thái dân tộc của mỗi
ngôn ngữ đƣợc thể hiện một phần ở đó.
Vế B có cấu trúc khơng thuần nhất:
B có thể là một từ. Ví dụ: Lạnh nhƣ tiền, Rách nhƣ tổ đỉa, Nợ nhƣ chúa Chổm,
Đắng nhƣ bồ hịn, Rẻ nhƣ bèo, Khinh nhƣ mẻ,...
B có thể là một kết cấu chủ-vị (một mệnh đề). Ví dụ: Nhƣ đỉa phải vơi, Nhƣ chó
nhai giẻ rách, Lừ đừ nhƣ ông từ vào đền, Nhƣ thầy bói xem voi, Nhƣ xầm sờ vợ,...
Ngồi những điều nói trên, khi đối chiếu các thành ngữ so sánh với cấu trúc so sánh
thông thƣờng của tiếng Việt, ta thấy:
Các cấu trúc so sánh thơng thƣờng có thể có so sánh bậc ngang hoặc so sánh bậc
hơn. Ví dụ: Anh yêu em nhƣ yêu đất nƣớc (so sánh bậc ngang), Dung biết mình đẹp
hơn Mai (so sánh bậc hơn),...
Từ so sánh và các phƣơng tiện so sánh khác (chỗ ngừng, các cặp từ phiếm định hô
ứng,...) đƣợc sử dụng trong các cấu trúc so sánh thông thƣờng, rất đa dạng: nhƣ,
bằng, tựa, hệt, giống, chẳng khác gì, y nhƣ là, hơn, hơn là,...
21


Một vế A trong cấu trúc so sánh thông thƣờng có thể kết hợp với một hoặc hai,
thậm chí một chuỗi nhiều hơn các vế B qua sự nối kết với từ so sánh. Ví dụ:
Kết hợp với một B: Cổ tay em trắng nhƣ ngà /Đôi mắt em liếc nhƣ là dao cau.
Kết hợp với một chuỗi B: Những chị cào cào (...) khuôn mặt trái xoan nhƣ e thẹn,

nhƣ làm dáng, nhƣ ngƣợng ngùng.
Cấu trúc so sánh thông thƣờng rất đa dạng, trong khi đó thành ngữ so sánh ít biến
dạng hơn và nếu có thì cũng biến dạng một cách giản dị nhƣ đã nêu trên. Lí do
chính là ở chỗ thành ngữ so sánh là cụm từ cố định, chúng phải chặt chẽ và bền
vững về mặt cấu trúc và ý nghĩa.
Đối với thành ngữ miêu tả ẩn dụ, chúng đƣợc xây dựng trên cơ sở miêu tả một sự
kiện, một hiện tƣợng bằng cụm từ, nhƣng biểu hiện ý nghĩa một cách ẩn dụ.
Xét về bản chất, ẩn dụ cũng là so sánh, nhƣng đây là so sánh ngầm, từ so sánh
không hề hiện diện. Cấu trúc bề mặt của thành ngữ loại này không phản ánh cái
nghĩa đích thực của chúng. Cấu trúc đó, có chăng chỉ là cơ sở để nhận ra một nghĩa
"sơ khởi", "cấp một" nào đó, rồi trên nền tảng của "nghĩa cấp một" này ngƣời ta mới
rút ra, nhận ra và hiểu lấy ý nghĩa đích thức của thành ngữ.
Ví dụ: Xét thành ngữ "Ngã vào võng đào". Cấu trúc của thành ngữ này cho thấy:
– (Có ngƣời nào đó) bị ngã – tức là gặp nạn, khơng may;
– Ngã, nhƣng rơi vào võng đào (một loại võng đƣợc coi là sang trọng, tốt và quý)
tức là vẫn đƣợc đỡ bằng cái võng, êm, quý, sang, không mấy ai và khơng mấy lúc
đƣợc ngồi, nằm ở đó.
Từ các hiểu cái nghĩa cơ sở của cấu trúc bề mặt này, ngƣời ta rút ra và nhận lấy ý
nghĩa thực của thành ngữ nhƣ sau: Gặp tình huống tƣởng nhƣ khơng may nhƣng
thực ra lại là rất may (và thích gặp tình huống đó hơn là khơng gặp bởi vì có lợi hơn
là không gặp).

Căn cứ vào nội dung của thành ngữ miêu tả ẩn dụ kết hợp cùng với cấu trúc của
chúng, có thể phân loại nhỏ hơn nhƣ sau:
22


Những thành ngữ miêu tả ẩn dụ nêu một sự kiện. Trong các thành ngữ này, chỉ có
một sự kiện, một hiện tƣợng nào đó đƣợc nêu. Chính vì vậy, cũng chỉ một hình ảnh
đƣợc xây dựng và phản ánh. Ví dụ: Ngã vào võng đào, Ni ong tay áo, Nƣớc đổ

đầu vịt, Chó có váy lĩnh, Hàng thịt nguýt hàng cá, Vải thƣa che mắt thánh, Múa rìu
qua mắt thợ,...
Những thành ngữ miêu tả ẩn dụ nêu hai sự kiện tƣơng đồng. Ở đây, trong mỗi thành
ngữ sẽ có hai sự kiện, hai hiện tƣợng đƣợc nêu, đƣợc phản ánh. Chúng tƣơng đồng
hoặc tƣơng hợp với nhau (hiểu một cách tƣơng đối). Ví dụ: Ba đầu sáu tay, Nói có
sách mách có chứng, Ăn trên ngồi trốc, Mẹ trịn con vng, Hịn đất ném đi hịn chì
ném lại,...
Những thành ngữ miêu tả ẩn dụ nêu hai sự kiện tƣơng phản. Ngƣợc lại với loại trên,
mỗi thành ngữ loại này cũng nêu ra hai sự kiện, hai hiện tƣợng tƣơng phản nhau
hoặc chí ít cũng khơng tƣơng hợp nhau. Ví dụ: Các thành ngữ Một vốn bốn lời,
Méo miệng đòi ăn xơi vị, Miệng thơn thớt dạ ớt ngâm, Bán bò tậu ễnh ƣơng, Xấu
máu đòi ăn của độc,...
Bên cạnh việc phân loại thành ngữ tiếng Việt theo cơ chế cấu tạo và cấu trúc, cịn có
thể phân loại chúng theo số tiếng. Một nét nổi bật đáng chú ý ở đây là các thành ngữ
có số tiếng chẵn (bốn tiếng, sáu tiếng, tám tiếng) chiếm ƣu thế áp đảo về số lƣợng
(xấp xỉ 85%). Điều này có cơ sở của nó. Ngƣời Việt rất ƣu lối nói cân đối nhịp
nhàng và hài hoà về âm điệu. Ngay ở bậc từ ta cũng thấy rằng hiện nay các từ song
tiết (hai tiếng) chiếm tỉ lệ hơn hẳn các loại khác.
Và đến lƣợt mình, tỉ lệ 85% thành ngữ đó gây nên một áp lực về số lƣợng, khiến
cho những cụm từ nhƣ: Trăng tủi hoa sầu, Tan cửa nát nhà, Tháng đợi năm chờ, Ăn
gió nằm mƣa, Lót đó luồn đây, Gìn vàng giữ ngọc,... nhanh chóng mang dáng dấp
của các thành ngữ và rất hay đƣợc sử dụng.
2.3.2.2 Quán ngữ
Là các những cố định phần lớn khơng có từ trung tâm, khơng có kết cấu câu.
Chúng là những cơng thức nói lặp đi lặp lại với những từ ngữ tƣơng đối cố định và
khơng có chức năng định danh cũng khơng có chức năng sắc thái hố sự vật. Tác
23


dụng chủ yếu của chúng là để đƣa đẩy, liên kết, chuyển ý hoặc một số chức năng

khác trong quá trình hành chức của ngơn ngữ: tóm lại, mặt khác, lẽ nào, chắc chắn là..
Ngữ cố định là một loại phƣơng tiện, một biện pháp phổ biến trong mọi ngôn
ngữ nhằm khắc phục một phần nào đó tính có hạn của vốn từ vựng, tính khơng hàm
súc, khơng cơ đọng của các phƣơng tiện lời nói trong sự biểu vật và biểu thái. Vì
vậy, để đánh giá đúng giá trị của ngữ cố định, cần phải đối chiếu ngữ cố định với
các từ và cụm từ tự do về ngữ nghĩa. Qua đó, có thể thấy rằng tất cả ngữ cố định
đều có cấu trúc ngữ nghĩa tƣơng đƣơng với ngữ nghĩa của một cụm từ tự do. Đây là
đặc trƣng ngữ nghĩa cơ bản của ngữ cố định. Trong đó, có những ngữ cố định đồng
nghĩa với một từ có sẵn trong từ vựng, và những ngữ cố định khơng đồng nghĩa với
một từ nào đã có trong từ vựng. Các ngữ cố định mà trung tâm nằm ngay trong ngữ
thì đồng nghĩa hiển nhiên với một từ sẵn có: Dai như đỉa, dai như đỉa đói, đồng
nghĩa với từ trung tâm là dai; Thắt lưng buộc bụng, Nhịn ăn nhịn mặc đồng nghĩa
với tiết kiệm, tằn tiện. Các ngữ cố định khơng có từ trung tâm hoặc có kết cấu chủ
vị thì khơng đồng nghĩa với một từ sẵn có nào cả. Chính những ngữ này là phƣơng
tiện để lƣu giữ lại cho xã hội những tình thế của cá nhân hay xã hội lặp đi lặp lại cần
đƣợc nêu bật lên. Đó là những tình thế phức tạp và tinh tế mà chúng ta sẽ không thể
phản ánh đầy đủ nếu chỉ dùng một từ.
Ở đây, để tuân thủ theo nguyên tắc hệ thống, tạm thời chấp nhận những đơn vị
từ vựng nhƣ áo quần, sách vở, xe đạp, hoa hồng, áo dài… là từ ghép, không thuộc
vào phạm vi của ngữ đoạn.
2.4 Giá trị ngữ nghĩa
- Tính thành ngữ: do kết cấu chặt chẽ và tính cố định hố mà ngữ cố định thƣờng
mang nhiều bình diện ý nghĩa xếp chồng lên nhau, cái nọ làm cơ sở cho cái kia,
chúng gắn bó với nhau làm thành một chỉnh thể.
Ngữ cố định thƣờng bao gồm ý nghĩa bề mặt và ý nghĩa bề sâu. Ý nghĩa bề mặt
là lớp ý nghĩa trực tiếp của các từ trong ngữ cố định tạo ra. Còn ý nghĩa bề sâu là
lớp ý nghĩa do sự liên tƣởng ẩn dụ, hốn dụ của cộng đồng ngƣời sử dụng ngơn ngữ
tạo ra. Trong đó, ý nghĩa bề sâu mới là lớp ý nghĩa quan trọng.
24



- Tính biểu trƣng: hầu hết các ngữ cố định đều là những hình ảnh đúc rút từ
những việc thật, riêng lẻ nhƣng đã đƣợc nâng lên ở một mức độ khái quát và trừu
tƣợng nhất định. Chúng thƣờng là các ẩn dụ hoặc hoán dụ. Ngữ cố định lấy những
vật thực, hiện tƣợng cụ thể để biểu trƣng cho những đặc điểm, tính chất, hoạt động,
tình thế phổ biến và khái qt.
- Tính dân tộc: Mọi ngơn ngữ đều thể hiện rõ nét tính dân tộc. Điều đó càng biểu
hiện rõ trong ngữ cố định. Ngữ cố định thể hiện một cách nhìn nhận, biểu thị sắc
thái tình cảm của ngƣời dùng ngơn ngữ. Mặt khác tính dân tộc đƣợc thể hiện rõ nét
qua chất liệu để hình thành ngữ cố định. Ngữ cố định Việt Nam mang rõ những dấu
ấn văn hố, vật dụng trong đời sống nơng nghiệp hằng ngày của con ngƣời Việt
Nam cổ truyền.
- Tính hình tƣợng và tính cụ thể: Tính hình tƣợng của ngữ cố định là sản phẩm
tất yếu của tính biểu trƣng. Nó đã bắt đầu mang sắc thái văn học, là những phác
thảo văn học đã cố định hoá thành phƣơng tiện giao tiếp.
- Tính biểu thái: Các ngữ cố định thƣờng kèm theo thái độ, cảm xúc, sự đánh
giá, có thể kèm theo nhiều sắc thái ý nghĩa khác nhau trong nhiều hoàn cảnh giao
tiếp phong phú đa dạng trong lời ăn tiếng nói hằng ngày.
Cần phân biệt ngữ cố định với tục ngữ, phƣơng ngôn. Tục ngữ, phƣơng ngôn là
những câu đúc rút một mệnh đề, một chân lí, một nhận định, phán đốn. Nếu nhƣ
ngữ cố định tƣơng đƣơng với từ về mặt ý nghĩa và chức năng tạo câu thì tục ngữ,
phƣơng ngơn là những đơn vị tƣơng đƣơng với câu. Tuy nhiên vẫn có những trƣờng
hợp tục ngữ đƣợc dùng nhƣ ngữ cố định trong một số trƣờng hợp nhất định. Thông
thƣờng tục ngữ khi dùng đúng chức năng của nó thì thƣờng độc lập với văn cảnh,
thƣờng đƣợc dùng nhƣ một câu độc lập với các câu khác, hoặc nhƣ một thành phần
biệt lập trong câu. Cịn ngữ cố định thì ít khi dùng tách biệt, mà thƣờng là một thành phần
hoặc bộ phận của thành phần trong câu. Ngữ cố định lệ thuộc vào câu hơn là tục ngữ.
3. Bài tập
1. Phân biệt thành ngữ và tục ngữ. Hãy phân loại các ngữ liệu sau đây:
Chó ngáp phải ruồi, lá rụng về cội, đầu trâu mặt ngựa, đầu voi đi chuột, giậu

đổ bìm leo, tìm kim đáy bể, ăn quả nhớ kẻ trồng cây, chuột chạy cùng sào.
2. Trong giao tiếp, đôi khi một số ngƣời Việt dùng những từ nhƣ: hello, ô kê, mẹc xi,
25


×